Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận: Thuyết nhân chính của Mạnh Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.65 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài:
THUYẾT NHÂN CHÍNH CỦA MẠNH TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI
VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN CỦA DÂN,
DO DÂN, VÌ DÂN Ở VIỆT NAM

GVHD
Họ và tên
STT
MSHV
LỚP

1
1

: TS. BÙI XUÂN THANH
:
:
: – NHÓM:
: MTESOL


TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
MỤC LỤC

2
2



PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo được ra đời ở thời Xuân Thu do Khổng Tử (551 – 479 TCN) sáng lập. Sau

khi ông mất, tư tưởng của ơng đã được các thế hệ học trị kế thừa. Đến thế kỷ II TCN, Nho
giáo mới được giai cấp phong kiến sử dụng vào việc trị quốc. Ở Trung Quốc, Nho giáo đã
tồn tại trong suốt thời phong kiến và là công cụ giúp các triều vua cai trị đất nước. Nho giáo
được du nhập vào nước ta và đã tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến. Trong khoảng thời
gian khơng ngắn đó, lịch sử tư tưởng Việt Nam đã tiếp thu nhiều tư tưởng khác như Phật
giáo, Đạo giáo…. Đã có thời kỳ Phật giáo giữ vai trị chính yếu, nhưng nhìn chung càng về
sau Nho giáo càng chiếm ưu thế và trở thành công cụ tư tưởng cho các triều đại phong kiến
Việt Nam. Do có thời gian tồn tại lâu dài, do được các triều đại phong kiến tiếp thu và sử
dụng có mục đích, cho nên Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, tư
tưởng đạo đức Nho giáo đã trở thành cơ sở cho đạo đức thời phong kiến Việt Nam và ngày
nay ảnh hưởng của nó vẫn còn.
Nét đặc sắc của Nho giáo là chú trọng đến vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân, đặc biệt
là chú ý đến đạo đức người cầm quyền (những người có chức, quyền). G.S. Vũ Khiêu đã
nhận xét: Ở đây Nho giáo đã nhận thức được một thực tế là những người trong bộ máy nhà
nước mà mất đạo đức thì khơng thể cai trị được nhân dân. Cho nên đạo đức là một phương
tiện để tranh thủ được lòng dân. Theo Nho giáo, đạo đức người cầm quyền có ảnh hưởng
lớn đến sự hưng vong của một triều đại. Những tiền đề này đã giúp cho các thế hệ sau đã kế
thừa và phát triển thành những tư tưởng mới. Trong đó, học thuyết Nhân chính của Mạnh
Tử nêu rõ về việc một đất nước muốn giàu mạnh thì người cầm quyền phải xem trọng dân,
lấy dân làm gốc.
Những mặt tích cực của Nho giáo nói chung và học thuyết Nhân chính nói riêng vẫn
được Đảng và Nhà nước ta chắt lọc kế thừa, bởi nó là sự biểu hiện tư tưởng “nhân nghĩa”
trên lĩnh vực chính trị, thiên về đường lối chính trị - đức trị, giáo dục. Đó chính là lí do vì

sao chúng ta cần nghiên cứu về nội dung học thuyết Nhân chính của Mạnh Tử và sự đóng
góp của nó trong xây dựng đất nước Việt Nam XHCN của dân, do dân và vì dân.

3


2.

Mục tiêu đề tài
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra nhận thức đúng đắn về nội dung cơ bản

của thuyết Nhân chính và ý nghĩa của nó đối với Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Từ đó có
thể nêu lên được cơ sở lý luận để nêu lên ý nghĩa của Học thuyết Nhân chính của Mạnh Tử
đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở một số nước
nói chung và Việt Nam nói riêng. Tư tưởng này rất có giá trị cho việc xây dựng một Nhà
nước cầm quyền, và xây dựng một chiến lược chính trị để cai trị Nhà nước đó, đặc biệt là
xây dựng một xã hội của dân, do dân và vì dân. Thêm vào đó, để sự nghiệp xây dựng và
hồn thiện Nhà nước pháp quyền đạt nhiều thành tựu mới, một trong những vấn đề tiên
quyết cần tiếp tục là phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là nội dung và ý nghĩa của thuyết Nhân chính đối

với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam.
-


Phạm vi nghiên cứu: Trong khn khổ của tiểu luận, để có thể nghiên cứu sâu và chi

tiết hơn, tiểu luận chỉ tập trung vào nghiên cứu nội dung học thuyết từ những nguồn đáng tin
cậy và xem xét ý nghĩa của nó.
-

Phương pháp luận: Tiểu luận sử dụng khung lý thuyết là những lý luận triết học về

quan điểm toàn diện trong nhận thức và thực tiễn để làm cơ sở nền tảng để phân tích ý nghĩa
của thuyết Nhân chính đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Về phương
pháp thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu và hồn thành tiểu luận đã sử dụng nhóm phương
pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc và tra cứu các tài liệu, sách báo, văn bản, trang web đáng
tin cậy…có liên quan đến Mạnh Tử mà tác giả có thể tiếp cận được.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài do có nhiều lý do khách quan, tác giả cịn
có những hạn chế nhất định trong nội dung của luận văn. Tác giả rất mong nhận được sự
góp ý chân thành của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm về vấn đề này,
để việc nghiên cứu của tác giả ngày càng tốt hơn.

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HỌC THUYẾT NHÂN CHÍNH CỦA MẠNH TỬ
1.1. Từ phạm trù “Nhân” của Khổng Tử, đến phạm trù “Nhân Nghĩa” của Mạnh Tử
1.1.1. Phạm trù “Nhân” của Khổng Tử
Khổng Tử sinh năm 551 và mất năm 479 trước công nguyên, ông là một trong những
nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu của Trung Quốc thời kỳ cổ đại cũng được coi là người sáng
lập ra nho giáo. Ông đã dành nhiều công sức thu thập tài liệu lịch sử và tư tưởng của người
xưa, chép lại và soạn lại thành ngũ kinh bao gồm: kinh dịch, kinh Thi, kinh thư, kinh lễ và
kinh Xuân Thu. Dựa vào những tư liệu ấy, ơng đã bình luận phân tích và mở rộng thêm tạo

nên học thuyết hoàn chỉnh và bền vững của mình. Học thuyết của Khổng Tử chủ yếu để cập
đến những vấn đề chính trị xã hội, vì vậy nó là học thuyết chính trị. Tuy nhiên, dưới góc độ
tiếp cận và hướng giải quyết những vấn đề chính trị xã hội, tư tưởng của Khổng Tử lại là tư
tưởng về con người về đạo đức. Nói một cách chính xác, học thuyết của Khổng Tử về cơ
bản là học thuyết chính trị đạo đức. Do vậy nghiên cứu tư tưởng của khổng tử cần lấy chụp
chính trị là cái xuyên suốt để từ đó khai thác những nét đặc thù khác trong tư tưởng của ông.

Tư tưởng chính trị của Khổng Tử được thể hiện tập trung nhất trong quan niệm của
ông về ba vấn đề đó là Nhân - Lễ - Chính Danh. Căn cứ vào chữ hán với nghĩa chìa khóa để
giải mật mã lịch sử và văn hóa Trung Quốc, rõ ràng chữ Nhân ở Khổng Tử để chỉ mối quan
hệ mang tính người của con người, đó cũng chính là lịng người, lòng thương người. “Nhân”
là thương người, “Nhân” là ái nhân yêu người. Điều này được thể hiện rõ ba điều căn bản
sau: Mình muốn lập thân thì cũng giúp cho người khác lập thân, mình muốn thơng đạt thì
cũng giúp cho người khác thơng đạt và điều gì mình khơng muốn thì đừng đem cho người
khác. Với tính cách là phẩm chất thuộc về bản tính người như vậy. “Nhân khơng ở đâu xa
bên ngồi con người” Khổng Tử nói: “Nhân đâu có xa, ta muốn điều nhân là điều nhân tốt”.
Tero Khổng Tử thì điều đầu tiên con người mang trong mình bản chất nhân chính của con
người, vứt bỏ điều “Nhân” đâu còn là quân tử “. Nhân” là cái mang tính phổ biến trong mọi
người, trong mỗi người. Nó chính là cầu nối để thực hiện sự tổng hợp và liên kết mọi người
5


trong xã hội. Chữ “Nhân” ở đây được Khổng Tử đề cập một cách tồn diện cả góc độ bản
thể bên trong và hình thức thể hiện ra bên ngồi, nó khơng bị giới hạn ở một cá nhân nhất
định mà từ trong mỗi cá nhân đi ra để nhân hố xã hội. Sự hình thành nhân ở mỗi cá nhân
con người gần với sự nhân hoá xã hội một cách biện chứng chặt chẽ. Một người chỉ thực sự
là nhân khi đồng thời với việc tu dưỡng nhân cho bản thân anh ta và anh ta từ đó làm cho
người khác cũng trở thành Nhân.
Theo Khổng Tử, quân tử mẫu mực trong các quan hệ với người thân thì chúng sẽ
hứng khởi lòng nhân hoặc quân tử làm cho cái đẹp cái thiện trong mỗi người nảy nở chứ

không khơi dậy cái ác trong họ. Như vậy, quân tử là kẻ cai trị dân phải từ chữ Nhân. Ông
vua kẻ sĩ lớn nhất và cũng trước hết là từ chữ nhân mà trở thành ngôi sao Bắc Đẩu để cai trị
sao khác thường theo tự chung lại. Theo Khổng Tử, Nhân là nền móng, là gốc từ đó nảy
sinh ra các phẩm chất đạo đức khác, đó là sự thể hiện của Nhân trong các mối quan hệ cụ
thể giữa con người với con người trong xã hội, chẳng hạn người Nhân tất có chí, dũng, hiếu,
lễ hay người có Nhân khơng thể khơng giữ Lễ. Tuy đạo Nhân của Khổng Tử là một tinh
thần toàn thiện toàn mỹ, là cái mà trờ cảm ơn trời phú cho con người. Nhưng cái mà trời
phú cho con người đó chỉ có ở người qn tử, kẻ tiểu nhân thì khơng có được.
1.1.2. Phạm trù “Nhân nghĩa” của Mạnh Tử
Mạnh Tử tên thật là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu,
quê gốc ở Đức Châu nay là thành phố Châu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Mạnh Tử
vốn là hậu duệ của Mạnh Tôn thuộc dịng dõi Lỗ Cơng. Mạnh Tử suốt đời ơm chí nguyện kế
nghiệp Khổng Tử để phát huy Nho giáo. Thời đại của Mạnh Tử là thời đại chiến quốc, tức là
khoảng năm 453-221 TCN. Ở thời đại này các nước chư hầu gây hấn đánh nhau, chiến tranh
loạn lạc và Khổng giáo suy vi. Lúc này chỉ cịn có Mạnh Tử và Tuân Tử vẫn còn tiếp tục
nghiên cứu Nho giáo để nối chí Khổng Tử, được người đương thời hâm mộ. Do đó sau này
học thuyết Nho gia do Khổng Tử sáng lập đã được phát triển nâng lên một tầm mức mới, trở
thành Nho giáo Khổng - Mạnh với đường lối Nhân chính của Mạnh Tử. Đường lối Nhân
chính đề cao sức mạnh Nhân nghĩa. Trong cùng thời đại này chỉ có Mạnh Tử chủ trương
6


tính Thiện, đề xuất chính sách Nhân nghĩa. Trong khi đó, Tn Tử chủ trương tính ác, cịn
mặc định chủ trương kim ái và tính vị kỉ trong con người.
Mạnh Tử đã kế thừa và phát triển tư tưởng của Khổng Tử về Nhân, Tính, Chi, Thiện,
Giả tức là bản tính của con người vốn thiện tự nhiên. Ơng khẳng định sức mạnh vô định của
Nhân nghĩa. Đối với người Nhân, dẫu kẻ địch có đơng cũng chẳng làm gì được mình. Nếu
một vị quốc qn thích làm Nhân chính trong thiện hạ chẳng ai địch nổi. Ví dụ, một số
người thấy một đứa bé sắp ngã xuống giếng, họ đều động lịng trắc ẩn. Mạnh Tử nói: “Kẻ
nào khơng có lịng trắc ẩn, chẳng phải là người, kẻ nào khơng có lịng hổ thẹn, chẳng phải

là người, kẻ nào khơng có lịng tự nhượng, chẳng phải là người, kẻ nào khơng có lịng phải
trái, chẳng phải là người”. Bởi vì lịng trắc ẩn là đầu mối của Nhân, lịng hổ thẹn là đầu mối
của Nghĩa, lòng tự nhượng là đầu mối của Lễ, lòng phải trái là đầu mối của Trí. Con người
có đầy đủ bốn đầu Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí chẳng khác nào thân thể có tứ chi. Nếu có người tự
bỏ phế cái khả năng tính hướng thiện của mình thì tất cả đều hỏng. Kẻ tự làm hư hại mình
thì khơng thể ngồi nói chuyện với họ, kẻ tự bỏ phế mình thì khơng thể cộng tác với họ. Lời
lẽ mà không hợp với lễ nghĩa gọi là tự làm hư hại, bản thân của mình không thể ở theo điều
nhân nghĩa gọi là tự bỏ phế.
Dựa trên phạm trù "Nhân" của Khổng Tử, Mạnh Tử chủ trương thực hiện "Nhân
Nghĩa" trong xã hội, xây dựng tư tưởng "nhân nghĩa", áp dụng nó vào thực tế xã hội. Theo
quan điểm của Mạnh Tử, "Nhân Nghĩa" là phẩm chất cơ bản của tất cả mọi người, và khi nó
được sử dụng để điều hành một đất nước, nó sẽ trở thành "chính nghĩa". Có thể nói, khi
Mạnh Tử chuyển từ tư tưởng "Nhân Nghĩa" sang tư tưởng “chính nghĩa”, ơng đã chuyển
hóa đạo đức thành chính trị, làm cho đạo đức trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn xã hội Trung
Quốc đương đại.

7


1.2. Từ tư tưởng Nhân nghĩa đến đường lối Nhân chính học thuyết chính trị - xã hội
của Mạnh Tử
Là một đại biểu xuất sắc của trường phái Nho gia, thuyết Nhân chính của Mạnh Tử là
một điểm sáng, đây chính là kết quả của sự kế thừa và phát triển về mặt lý luận của các nhà
tư tưởng trước đó, đặc biệt là cụ tổ sư Khổng Tử. Khi đề cập đến những đổi thay của con
người, cả Khổng Tử và Mạnh Tử đều tin ở mệnh trời chính Khổng Tử nói về ơng: “Ta 50
tuổi biết mệnh trời”, cịn Mạnh Tử thì cho rằng bản tính Thiện của con người đều do trời
phú, ơng nói: “Phàm những vật đồng loại đều có tính giống nhau, bậc thánh nhân với ta
đều là một loại, tức đều có tâm tính hết thảy giống nhau”. Để bảo tồn, phát huy tâm tính chí
khí của con người, Mạnh Tử chủ trương cần phải có sự tu dưỡng, rèn luyện, giáo dục cho
mọi người nhất là với các bậc vua chúa, bậc quân tử.

Khổng Tử quan niệm rằng nếu thiếu lòng tin của nhân dân thì sớm muộn chính
quyền cũng sẽ sụp đổ. Tương tự Mạnh Tử cho rằng, trong một nước có ba của báu là đất
đai, nhân dân và chính sự. Trong ba của báu ấy, nhân dân có vai trị hết sức quan trọng đối
với sự tồn vong thịnh suy của một đất nước. “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.
Đây chính là tư tưởng lấy dân làm gốc. Bên cạnh việc kế thừa tư tưởng nhân chính của
Mạnh Tử, cũng có khá nhiều điểm dị biệt với tổ sư Khổng Tử. Trong luận ngữ, Khổng Tử
nói đến nhiều loại Nhân khác nhau, từ những hoàn cành khác nhau. Còn trong khi Nhân của
Mạnh Tử chú trọng đến tâm, tính, chí, khí con người với câu nói nổi tiếng: “Nhân chi sơ,
tính bổn thiện”, từ đó đề ra tính Thiện. Học thuyết này vừa là nền tảng để xây thuyết Nhân
chính, vùa là luận điểm để bác bỏ học thuyết lúc bấy giờ. Khổng Tử đề cao Lễ, đề xướng
phục hồi Lễ để thi hành Nhân. Ngược lại, Mạnh tử không chú trọng Lễ mà đề cao đức
Nhân. Người có đức đi đến đâu thì cảm hố đến đó, nghĩ gì thì cảm ứng rất thân diệu, đạo
đức cùng với đất trời cùng vận chuyển lưu hành, cho nên các vua đời trước có lịng Nhân
đem ra ứng dụng mà thành Nhân chính. Đem lịng Nhân mà thi hành Nhân chính thì dễ như
trở bàn tay. Đối với nhân cách con người, Khổng Tử cho rằng, nhân cách con người không
phải là bẩm sinh trong khi Mạnh Tử tin điều đó. Ơng cũng cho rằng mỗi con người đều có
mầm mống đầy đủ về đạo đức, khơng có thiện nhân khơng phải là do Nhân tính sai lạc mà
8


vì khơng lo bồi đắp việc tốt lành, vì vậy mà đánh mất bản tính. Sự manh nha của đạo đức và
tri thức đều có sẵn trong nội tâm con người, vì vậy học tập chủ yếu phải từ nội tâm.
Về con người trong xã hội, Khổng Tử cho rằng có người quân tử có kẻ tiểu nhân, có
bậc nhân, có bậc thánh. Cịn Mạnh Tử cho rằng trong con người có phần cao quý, có phần ti
tiện, có phần lớn, có phần nhỏ, ni phần nhỏ là tiểu nhân, có phần lớn là đại nhân. Về bậc
thánh và bậc nhân, ông cho rằng: “Bậc thánh nhân đối với ta đều là một loại” tức đều có tâm
tính hết thảy là giống nhau. Có thể nói điểm nổi bật trong học thuyết nhân chính của Mạnh
Tử nằm ở việc ơng đã luận giải khá sâu sắc rằng sự ổn định và phát triển của xã hội phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng quy định và ràng buộc lẫn nhau. Nếu thuyết Nhân chính là tư
tưởng đặc sắc trong triết học Mạnh Tử thì tư tưởng dân bản là điểm chói sáng, là nội dung

xuyên suốt trong thuyết Nhân chính. Với tư tưởng dân bản, Mạnh Tử đã kế thừa truyền
thống tôn dân trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại nhưng ông đã bổ sung, phát triển và
nâng lên thành đường lối chính trị thực tiễn của Nhà nước nhằm mục tiêu trị quốc an dân
bình thiên hạ. Tư tưởng dân bản tóm lại là hệ tư tưởng trọng dân, bảo vệ dân, đề cao dân,
dưỡng dân, là tư tưởng mà các chính sách xã hội phải vươn đến với mục đích vì dân. Đây là
quan điểm cốt lõi trong chiến lược chính sự của Mạnh Tử.

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT NHÂN CHÍNH CỦA MẠNH TỬ ĐỐI
VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ
DÂN Ở VIỆT NAM.
2.1. Ý nghĩa của Học thuyết Nhân chính của Mạnh Tử đối với việc xây dựng một
đất nước
. Người ưa điều thiện thì dư sức cai trị thiên hạ, nếu nhà cầm quyền yêu thích điều
thiện thì người trong bốn biển sẽ khơng ngại đường xa mn dặm mà đến với mình để mách
bảo điều thiện với mình. Hễ được dân chúng tự nhiên sẽ được thiên hạ, hễ được lòng dân tự
nhiên sẽ được dân chúng. Theo học thuyết, trong nước nhân dân là quan trọng nhất kế đến
mới là quốc gia xã tắc và vua là thức bậc xem nhẹ nhất, bởi dân vốn là gốc của một đất
nước. Có dân mới có nước, có nước mới có vua, ý dân là ý trời. “Nếu người bậc trên mà vui
9


với sự vui của dân thì dân cũng vui với sự vui của mình, nếu mình buồn với sự buồn của
dân thì dân cũng buồn với sự buồn của mình” theo Mạnh Tử. Bậc quốc trưởng mà chia vui
với thiên hạ, chia buồn với thiên hạ thì thế nào nền cai trị của họ cũng trở nên hưng vượng.
Nếu dân thường có của cải bền vững thì có lịng dạ vững bền, nếu họ khơng có của cải bền
vững thì họ sẽ trở nên buông lung, tà phải, xa xỉ, chẳng có việc ác nào mà chẳng dám làm.
Đến khi họ vướng vào vòng tù tội, nhà cầm quyền cứ chiếu luật pháp mà hành hình họ thì
đó là một nhà cầm quyền đang bủa lưới dân.
Theo học thuyết Nhân chính, chỉ có một phương pháp chính trị là dân muốn việc chi
thì nhà cầm quyền nên cung cấp cho họ, cịn dân ghét việc chi, thì nhà cầm quyền đừng nên

làm cho họ. Ngoài việc dưỡng dân quan trọng hơn việc bảo vệ xã tắc, thì Nhà nước cũng
cần quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp kinh tế cụ thể nhằm tạo ra cho dân một số sản
nghiệp no đủ, phải phân chia ruộng đất hợp lí và khuyến khích làm giàu cho dân. Các bậc
minh quân phải chế định điền sản mà chia cho dân cày cấy, cốt yếu làm cho họ đủ phụng
dưỡng cha mẹ, đủ nuôi sống vợ con. Trong những năm làm ăn đúng mùa thì phài nên lo giữ
gìn cho những năm thất thu để tránh khỏi nạn chết đói. Khi thánh nhân cai trị thiên hạ, phải
làm cho dân có đậu thóc nhiều như nước lửa vì khi đậu thóc nhiều như nước lửa thì chẳng
cịn dân bất nghĩa, bất nhân nữa. Nếu bậc quốc trưởng làm cho việc ruộng nương được dễ
dàng và bớt thuế má cho dân thì dân trở nên phú túc. Bậc thánh nhân cai trị thiên hạ, khiến
ai nấy đều có đủ ruộng lúa cũng như có đủ nước và lửa vậy. Nếu dân chúng có bề phú túc về
đậu và lúa cũng như họ có đủ về nước và lửa thì họ cịn ăn ở bất nhân làm chi. Mạnh Tử cho
rằng việc giảm bớt tô thuế khơng chỉ là việc làm có ý nghĩa với dân chúng mà còn là một
trong những tiêu chuẩn của người trị dân theo đường lối Nhân – Chính.
Trong đường lối Nhân chính, ngồi việc lấy dân làm gốc, coi dân làm quý, thi hành
chế độ điền địa và thuế hố cơng bằng, Mạnh Tử cịn chủ trương phải giảm nhẹ hình phạt và
tăng cường giáo hố dân. Ơng tơn sùng vương đạo, phản đối bá đạo. Mạnh Tử coi việc giảm
hình phạt là một chính sách đức trị như Khổng Tử đã đề ra. Ơng nói: “Vua cần phải thi hành
phép cai trị nhân đứa đối với dân, giảm hình phạt, bớt thuế liễu, khiến dân siêng lo việc cày
sâu cuốc bẫm, làm vườn, làm tược. Nếu dân khờ khạo mà phạm luật nước, đó khơng phải là
10


tội của họ mà chính là tội của nhà cầm quyền, chẳng biết giữ gìn, giáo hố họ”. Cả hai ông
Khổng Tử và Mạnh Tử đều chủ trương nhẹ hình và thưởng phạt khéo, có thể giúp cho việc
giáo hố dân chúng nhưng Mạnh Tử rất quan tâm đến việc quản bá giáo dục thông qua việc
xây dựng hệ thống trường học khắp nơi. Ơng chủ trương hình thành một mạng lưới giáo dục
đa dạng từ làng xã đến kinh đô, từ trường hưng học đến trường quốc học. Bên cạnh đó,
Mạnh Tử cịn đề cao trách nhiệm của người trị dân là phải dạy cho dân cấy gặt, chăn nuôi,
trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải để tạo ra nhiều của cải vật chất hơn cho mọi người.
Đường lối chính trị của Nho giáo nói chung, từ Khổng Tử tới Mạnh Tử đều lấy đích

trị Nhân nghĩa làm gốc, ln coi trọng vai trị của dân trong chính sách trị nước. Đường lối
đó mang tính nặng đức, nhẹ hình, khuyến khích mọi người từ thường dân đến bậc vua chúa
đều phải tu thân, rèn đức theo mẫu người quân tử. Học thuyết Nhân chính của Mạnh Tử đã
chứa đựng hầu hết những giá trị tinh hoa của Nho giáo và ngày nay vẫn là bài học bổ ích
cho những người cầm quyền đất nước.
2.2. Ảnh hưởng của học thuyết “Nhân chính” đối với việc xây dựng và hồn
thiện Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam
Có thể nói học thuyết Nhân chính của Mạnh Tử là một điểm sáng, góp phần to lớn
trong việc xâu dựng tư tưởng chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Học thuyết Nhân chính giúp ta tin rằng người Nhân đức là người không ai địch nổi,
lấy điều Nhân nghĩa chiến thắng điều bất nhân cũng như lấy nước để chế ngự lửa. Dựa vào
học thuyết này, Nhà nước ta đã lấy nhân đức làm nguyên tắc xây dựng đường lối nhà nước
của dân, do dân và vì dân và dồn hết tâm huyết để hiện thực hố Nhà nước đó trong cuộc
sống xã hội, xây dựng nên nhà nước do nhân dân bầu ra, do nhân dân xây dựng, tất cả quyền
lực đều thuộc về nhân dân. Cho đến hôm nay, những nguyên tắc và cách thức thực hành của
một Nhà nước vì dân của học thuyết Nhân chính vẫn cịn ngun giá trị. Chúng ta phải hiểu
rằng các cơ quan của Chính phủ tồn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa
là để gánh việc chung cho dân chứ không phải đề đè đầu dân. Ngay trong thời kì dưới quyền
thống trị của Pháp - Nhật việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân, ta
11


phải hết sức tránh, chúng ta phải yêu dân, vì dân, kính dân thì dân mới u ta, kính ta. Bao
nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Trên những quan điểm chung đó, theo tiến trình phát triển của đất nước, nhận thức về
Nhà nước pháp quyền tiếp tục được làm rõ hơn ở nhiều khía cạnh, như: quan hệ giữa Nhà
nước và cơng dân là quan hệ bình đẳng qua lại về quyền và nghĩa vụ pháp lý; tính dân chủ,
nhân quyền bên cạnh tính hợp hiến và pháp trị; từng bước làm rõ khía cạnh quyền lực trong
hoạt động của Nhà nước pháp quyền. Đặc điểm quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhân dân ln

ở vị trí người làm chủ và thật sự là chủ, được làm bất cứ việc gì mà pháp luật khơng cấm.
Trong xã hội đó, quyền lợi, nghĩa vụ của công dân luôn kết hợp chặt chẽ. Nghĩa là nhân dân
có quyền làm chủ, đồng thời phải có nghĩa vụ làm trịn bổn phận cơng dân, giữ đạo đức
cơng dân. Và khơng thể có hiện tượng nhà nước của dân, do dân, vì dân mà người làm chủ
nhà nước lại khơng thực hiện bổn phận của mình đối với nhà nước. Nhà nước bảo đảm
quyền dân chủ của nhân dân, quyền lực nhà nước được tổ chức thống nhất, nhưng có sự
phân cơng phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, dựa trên nguyên tắc tập trung dân
chủ trong tổ chức và hoạt động của cả bộ máy nhà nước.
Thông qua nguyên tắc này, quyền lực nhà nước thật sự thuộc về nhân dân, bảo đảm
sự thống nhất tổ chức và hành động, phát huy tối đa sức mạnh của bộ máy nhà nước. Lo cho
đất nước được hồn tồn giải phóng, lo cho dân được tự do, được sống trong hồ bình, lo để
mọi người dân ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, ai cũng được chữa bệnh
khi ốm đau. Nhà nước đã ra sức quan tâm đến phát triển văn hóa - xã hội, cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của Nhân dân. Đẩy mạnh phong trào xây dựng phường Văn minh đơ
thị, trong đó chú trọng cơng tác tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh mơi trường,
nhân rộng các mơ hình hay. Bên cạnh đó, cịn thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội,
sớm giải quyết vấn đề bức xúc mà nhân dân quan tâm. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính. Giữ vững đoàn kết, thống nhất, phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm của
mỗi cán bộ, đảng viên, bảo đảm và giữ vững được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
12


của Đảng bộ phường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân là sứ mệnh của
Đảng; là mục tiêu và bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Thực tế là, thành viên trong bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở đều do Nhân
dân trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua đại diện) bầu ra và bãi miễn khi họ khơng cịn xứng
đáng. Mọi hoạt động của nhà nước đều hướng tới: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng
bằng, văn minh; chính sách và chất lượng các lĩnh vực: y tế, giáo dục, an sinh xã hội,... ngày
càng hồn thiện, nâng lên. Hiếm có quốc gia nào, mà Nhà nước phát động phong trào thi
đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - khơng để ai bị bỏ lại phía sau”, tỉ lệ xóa đói, giảm

nghèo, các mục tiêu thiên niên kỷ đều đạt và vượt chỉ tiêu được thế giới ca ngợi. Để hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid -19 và thảm họa thiên tai ở các tỉnh miền Trung năm
2020, Nhà nước chi hàng trăm nghìn tỷ đồng hỗ trợ nhân dân, lao động mất việc, khắc phục
hậu quả thiên tai, v.v. Việc cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử “liêm chính,
kiến tạo”, chuyển đổi số,... đã và đang giúp người dân trực tiếp tương tác với Chính phủ
ngày càng nhiều hơn, Chính phủ quản lý, điều hành, phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn.
Mọi người được tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản hoạch định đường lối lãnh đạo
trình Đại hội của Đảng, cũng như quá trình xây dựng, sửa đổi bổ sung Hiến pháp, pháp luật.
Nhân dân ta ngày càng phát huy vai trò, trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của
hệ thống chính trị, phát hiện, tố giác những hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân, góp phần
giữ vững kỷ cương, tăng cường pháp chế. Công tác điều tra, xét xử bảo đảm đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật, cơng khai, bình đẳng “khơng có vùng cấm”, góp phần giữ vững
niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của
Đảng là quá trình vận động, phát triển hợp quy luật, phù hợp tiến bộ xã hội đã được thực
tiễn Việt Nam kiểm nghiệm, mọi luận điệu trái với đường lối này đều cần nhận diện, đấu
tranh bác bỏ.

13


KẾT LUẬN
Mặc dù cịn nhiều hạn chế bởi hồn cảnh lịch sử cũng như lập trường giai cấp nhưng
những tư tưởng của Mạnh Tử đã phản ánh một cách khách quan về nguyện vọng của người
dân trong xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc và đồng thời nó đã đóng góp vào
kho tàng lí luận chung của Nhân loại. Tư tưởng này rất có giá trị cho việc xây dựng một
Nhà nước cầm quyền, và xây dựng một chiến lược chính trị để cai trị Nhà nước đó, đặc biệt
là xây dựng một xã hội của dân, do dân và vì dân. Thêm vào đó, để sự nghiệp xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền đạt nhiều thành tựu mới, một trong những vấn đề tiên
quyết cần tiếp tục là phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà

nước phải thường xuyên phát huy quyền làm chủ của nhân dân đi đôi với việc tăng cường
kỷ cương, phép nước, giải quyết hài hịa các mối quan hệ lợi ích, tiếp tục tạo ra hành lang
pháp lý đa dạng hơn để người dân phát huy tối đa quyền làm chủ của mình.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Xuân Thanh (2021). Tư tưởng Chính trị - xã hội của Mạnh Tử: Giá trị và hạn chế (Sách
chuyên khảo). NXB Chính Trị Quốc gia sự thật.
/>Nguyễn Hiếu Lê (2020). Mạnh Tử (Tuyển Tập Bách Gia Tranh Minh). NXB Hồng Đức
Phạm Đình Đạt. Học thuyết tính thiện của Mạnh Tử đối với việc giáo dục đạo đức ở nước ta
hiện nay. NXB Chính trị Quốc gia.
Tâm Bình (2011). Tư tưởng Nhân của Khổng Tử và Mạnh Tử.
< Tu-tuong-Nhan-cua-Khong-Tuva-Manh-Tu-796/ >
Văn Thảnh (2021). Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân là phù hợp quy luật và thực
tiễn Việt Nam. Tạp chí Quốc phịng tồn dân.

15



×