Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tính khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.65 KB, 19 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MƠN TRIẾT HỌC

Tên đề bài:

“TÍNH KHOA HỌC VÀ CÁCH MẠNG CỦA HỌC THUYẾT
HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI”

HÀ NỘI, 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................2
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI.....................................................................................................................2
1.1. Hình thái kinh tế xã hội..................................................................................2
1.2. Các loại hình thái kinh tế- xã hội....................................................................4
Chương 2: TÍNH KHOA HỌC VÀ CÁCH MẠNG CỦA HỌC THUYẾT HÌNH
THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI........................................................................................5
2.1. Sự thể hiện bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế
- xã hội...................................................................................................................5
2.2. Nội dung tư tưởng bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái
kinh tế - xã hội Mác-Lênin....................................................................................6
Chương 3: BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT MÁC-XÍT VỀ HÌNH
THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI..............................................9
3.1. Tiếp tục khẳng định tính khoa học, tính cách mạng của lý luận về hình thái
kinh tế - xã hội.......................................................................................................9
3.2. Một số khía cạnh cần bổ sung, phát triển của lý luận về hình thái kinh tế - xã
hội........................................................................................................................11
KẾT LUẬN.............................................................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................15



MỞ ĐẦU
Hội nghị 81 đảng cộng sản và công nhân quốc tế họp tại Mátxcơva (tháng
11-1960) đã đưa ra quan điểm chung về thời đại ngày nay - đó là thời đại quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, được mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười
Nga vĩ đại. Quan điểm đó thể hiện sự trung thành và vận dụng sáng tạo học thuyết
của C. Mác về hình thái kinh tế - xã hội, một học thuyết mang tính khoa học và
cách mạng sâu sắc trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội, làm cơ sở phương
pháp luận trong phân tích khoa học về quá trình vận động và phát triển xã hội theo
lịch sử - tự nhiên.
Bản chất khoa học, cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế-xã hội của
Chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện ở tính tất yếu khách quan của sự ra đời học thuyết,
ở việc khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển lịch
sử xã hội loài người, ở quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, ở mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng, ở việc khẳng định sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã
hội là quá trình lịch sử-tự nhiên.
Trong Chủ nghĩa Mác-Lênin, lý luận về hình thái kinh tế-xã hội là một nội
dung then chốt, nền tảng, nhờ nó mà quan niệm duy vật biện chứng về lịch sử
khơng cịn là một giả thuyết, mà được chứng minh bằng khoa học; trở thành kim
chỉ nam chỉ đạo nhận thức và hành động của các đảng cộng sản và phong trào công
nhân quốc tế. Mác và Ăng-ghen đã xác nhận rằng, học thuyết hình thái kinh tế-xã
hội chính là kết quả lớn nhất mà hai ông đã đạt được, nó trở thành kim chỉ nam cho
mọi sự nghiên cứu sau này. Từ những vấn đề trên do vậy em đã lựa chọn đề tài:
“Tính khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội” làm bài
thu hoạch môn Triết học với mong muốn hiểu rõ
1


2



NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Hình thái kinh tế xã hội
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (hay
còn gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội) dùng để chỉ xã hội ở từng giai
đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù
hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng
tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó. Nó chính là các xã
hội cụ thể được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống
xã hội và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp,
trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng. Mỗi mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua
lại lẫn nhau, thống nhất với nhau.
Học thuyết hình thái KT-XH là học thuyết xem xét sự phát triển xã hội một
cách toàn diện trên tất cả các yếu tố quy định, cấu thành “cơ sở cho lịch sử chính
trị của thời đại” trong chỉnh thể thống nhất quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau.
Đó là cách tiếp cận khoa học và cách mạng, phản ánh đúng bản chất, động lực và
các yếu tố cấu thành của lịch sử xã hội. Nó hàm chứa cả sự phát triển lực lượng sản
xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX); cả phương thức sản xuất và cơ cấu xã
hội; cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, chứ khơng thốt ly, bỏ qua một yếu
tố nào. Có nghĩa là xã hội lồi người như thế nào thì nó “bóc ra” như thế ấy, chỉ rõ

3


bản chất của lịch sử và đó khơng phải là cách tiếp cận phiến diện, một chiều như

họ cố tình xun tạc, bóp méo.
Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội bao gồm:
Lực lượng sản xuất: là nền tảng vật chất-kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế xã hội. Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Sự
phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế
lẫn nhau của các hình thái kinh tế-xã hội.
Quan hệ sản xuất: Tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả
mọi quan hệ xã hội khác. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản
xuất đặc trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các
chế độ xã hội.
Tổng hợp lại những quan hệ sản xuất cấu thành cái mà người ta gọi là những
quan hệ xã hội, cái gọi là xã hội mà lại là một xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch
sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo, riêng biệt. Xã hội cổ đại, xã hội
phong kiến, xã hội tư bản đều là những tổng hợp các quan hệ sản xuất theo loại đó
mà mỗi tổng thể ấy đồng thời lại tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển đặc thù
trong lịch sử nhân loại
Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ
tầng, nhưng nó lại là cơng cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh
ra nó.
Các yếu tố khác: Ngồi ra, hình thái kinh tế-xã hội các hình thái kinh tế - xã
hội cịn có quan hệ về gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Nó cịn bao
gồm các lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực xã hội. Mỗi lĩnh vực của
hình thái kinh tế-xã hội vừa tồn tại độc lập với nhau, vừa tác động qua lại, thống
4


nhất với nhau gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của
quan hệ sản xuất.
1.2. Các loại hình thái kinh tế- xã hội
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì trong lịch sử lồi người đã sẽ tuần tự xuất
hiện 05 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao:

- Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản ngun thủy (cơng xã ngun thủy)
- Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô mang sứ mệnh
lịch sử chuyển từ HTKTXH cộng sản nguyên thuỷ lên HTKTXH chiếm hữu nô lệ)
gồm chủ nô và nơng nơ
- Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến) gồm địa chủ và
nơng dân
- Hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản) gồm tri thức,
tiểu tư sản
- Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân)
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra
đời và có q trình phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao
hơn. Đó là: "Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản" hay "giai đoạn đầu của xã hội
cộng sản". Sau gọi giai đoạn này là "chủ nghĩa xã hội" hay "xã hội xã hội chủ
nghĩa".
"Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản". Sau này gọi là "chủ nghĩa cộng sản" hay
xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Và "giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời
kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia... một thời kỳ quá độ chính
5


trị..., chun chính cách mạng của giai cấp vơ sản", và đó là "những cơn đau đẻ
kéo dài".
Chương 2
TÍNH KHOA HỌC VÀ CÁCH MẠNG CỦA
HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Sự thể hiện bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết hình
thái kinh tế - xã hội
Bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái KT-XH mác-xít
thể hiện ở chỗ, chỉ có bằng cách tiếp cận này, lịch sử xã hội loài người mới được

nhìn nhận một cách đúng đắn và tồn diện, mới thấy rõ vai trò của các quy luật,
của tất cả các quan hệ kinh tế, chính trị, giai cấp,… trong sự phát triển của lịch sử;
mới có thể thấy rõ và phân tích đúng đắn các động lực và bức tranh chung của sự
phát triển xã hội loài người, cũng như những đặc điểm, đặc thù cụ thể trong lịch sử
phát triển của các quốc gia, dân tộc.
Cách tiếp cận nền văn minh mà nhiều người đã lớn tiếng tun bố có thể
thay thế cách tiếp cận hình thái của C. Mác, với đại biểu tiêu biểu là Avin Tôphlơ,
thể hiện trong tác phẩm bộ ba: “Cú sốc tương lai”, “Làn sóng thứ ba” và “Thăng
trầm quyền lực” hay không? Không phủ nhận rằng, cách tiếp cận này có những yếu
tố giá trị nhất định. Nhưng nếu chỉ coi lịch sử loài người là “sự kế tiếp của các nền
văn minh” (cũng đồng thời với việc nhấn mạnh yếu tố LLSX, yếu tố văn minh kỹ
thuật), thì người ta đã không chú ý đến, bỏ qua bản chất, nguồn gốc động lực của
sự vận động phát triển xã hội; bỏ qua vai trò của QHSX, mối quan hệ biện chứng
giữa LLSX và QHSX; khơng tính đến các quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp,
những quan hệ vốn có và quyết định sự phát triển của xã hội trong xã hội có giai
6


cấp. Vì thế, cách tiếp cận nền văn minh về sự phát triển xã hội là cách tiếp cận
phiến diện, phản khoa học và phản động về chính trị; bởi, thực chất nó xóa nhịa
vấn đề giai cấp, thủ tiêu đấu tranh giai cấp trong thế giới hiện đại, nhằm tạo cơ sở
lý luận biện hộ cho sự tồn tại “vĩnh hằng” của CNTB. Điều nguy hại của cách tiếp
cận này chính là ở đó.
Cách tiếp cận hình thái KT-XH “xem xét thế giới theo cách lưỡng phân chỉ
dẫn đến xung đột đối kháng”, thiên về giai cấp và đấu tranh giai cấp, thì đó là sự
xun tạc trắng trợn. Thế giới có lưỡng phân, xung đột hay khơng thì đó là tồn tại
khách quan, chứ khơng phải do cách xem xét hình thái KT-XH mà dẫn đến xung
đột đối kháng. Sự tồn tại các giai cấp và đấu tranh giai cấp từ khi xã hội phân chia
giai cấp đến nay cũng là thực tế khách quan; có điều là cách tiếp cận hình thái KTXH cho thấy rõ bản chất và động lực phát triển thực sự của sự tồn tại khách quan
ấy, nó vũ trang cơ sở nhận thức và vũ khí lý luận cho các giai cấp cần lao để thúc

đẩy sự phát triển của lịch sử theo đúng quy luật khách quan vốn có. Thế giới
đương đại vẫn cịn đó những mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tư sản và vô
sản; giữa CNTB và CNXH; giữa các nước phát triển và các nước chậm phát triển,
đang phát triển. Trong tình hình mới, các mâu thuẫn khơng mất đi mà có mặt trở
nên sâu sắc hơn với những hình thức biểu hiện mới; đấu tranh giai cấp vẫn cịn đó
và trở nên sâu sắc, quyết liệt hơn với những nội dung, hình thức đấu tranh mới và
sắc thái biểu hiện mới. Cách tiếp cận hình thái KT-XH không hề giới hạn trong một
nền văn minh cụ thể nào. Đó là cách nhìn nhận, xem xét xuyên suốt lịch sử xã hội
loài người; đánh giá cao vai trị cách mạng của LLSX, của trình độ văn minh vật
chất, nhưng khơng coi đó là “duy nhất quyết định”.

7


2.2. Nội dung tư tưởng bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết
hình thái kinh tế - xã hội Mác-Lênin
Một là, xã hội bao giờ cũng vận động theo những quy luật khách quan nhất
định, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người; khơng những thế nó cịn
quyết định cả ý chí, ý thức của con người. Những quy luật về sự phù hợp giữa
QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX; giữa kiến trúc thượng tầng và
cơ sở hạ tầng; những quy luật về đấu tranh giai cấp, về cách mạng xã hội trong xã
hội có giai cấp,… là những quy luật cơ bản chi phối, quyết định sự phát triển của
lịch sử. Những quy luật chung, tổng quát quyết định chiều hướng chung của sự
phát triển xã hội loài người, biểu hiện cụ thể trong những điều kiện khác nhau,
trong các chế độ xã hội khác nhau, trong các nước khác nhau thì có sự khác nhau,
đó cũng là khách quan, là quy luật. Hoạt động của con người phải tuân theo những
quy luật ấy. Không nhận thức đúng quy luật, hành động xem thường, bất chấp và
trái quy luật thì chính con người sẽ nhận hậu quả khó lường.
Hai là, xã hội lồi người phải trải qua các hình thái KT-XH từ thấp đến cao:
cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, TBCN và CSCN. Xét một

cách tổng qt, khơng thể bỏ qua một hình thái KT-XH nào; sự ra đời, tồn tại, phát
triển và cả diệt vong của hình thái KT-XH cụ thể nào đó cũng là tất yếu khách
quan. Điều đó được quy định bởi những quy luật phát triển chung của xã hội loài
người và đặc biệt bởi chính ngay những quy luật đặc thù của mỗi hình thái KT-XH
cụ thể. Từ phân tích trên, có thể thấy, CNTB chỉ là một nấc thang trong lịch sử phát
triển xã hội, không phải là nấc thang cuối cùng và cao nhất, như các học giả tư sản
cố tình biện hộ và níu kéo. Sự ra đời, tồn tại, phát triển và diệt vong của CNTB do
chính quy luật cơ bản vốn có của nó quy định, chứ không phải do ý muốn chủ quan
của giai cấp tư sản, cũng không phải do mong ước của giai cấp công nhân. CNTB
hiện nay đang chiếm ưu thế, vẫn “cịn tiềm năng phát triển”, nhưng nó đã lạc hậu,
8


lỗi thời về mặt lịch sử. Đi từ kinh tế thị trường tự do đến chủ nghĩa tự do mới,
CNTB vẫn khơng thể tìm ra lối thốt bởi tính chất ăn bám, bóc lột của nó. Cuộc
khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế tồn cầu năm 2008, tình hình suy thối,
khủng hoảng, nợ cơng ở các quốc gia tư bản, phong trào chiếm phố Uôn ở Mỹ, các
cuộc biểu tình ở các nước châu Âu tư bản diễn ra gần đây đã chứng minh cho nhận
định trên.
Những chính quyền và cơ chế “của 1%, do 1% và vì 1%” là thể hiện sự tập
trung cao độ quyền lực và lợi ích kinh tế, chính trị vào thiểu số rất ít người, dẫn
đến sự bất bình đẳng, mâu thuẫn xã hội sâu sắc khơng thể điều hịa của CNTB.
“Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân
dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của CNTB”. Mọi sự biện hộ cho sự tồn tại
“vĩnh hằng” của CNTB đều khơng có cơ sở lý luận, xét từ góc độ kinh tế, lẫn xã
hội. Những luận thuyết rằng, CNTB có thể “hội tụ” với CNXH; rằng, “CNXH đã
cáo chung” là vô căn cứ, trái với sự vận động khách quan của lịch sử. CNXH tuy
đang thối trào, song, đó chỉ là sự thối trào nhất thời của những sai lầm, khuyết
điểm tạm thời, không thuộc về bản chất của CNXH. CNXH hiện thực vẫn đang tồn
tại, đang tự khắc phục khuyết điểm để phát triển lên một trình độ mới. Đó là hiện

thực XHCN ở Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, hiện thực của lý tưởng về CNXH
vẫn đang sống trong lòng của hàng tỷ người trên hành tinh và những người sống
ngay trong TBCN.
Ba là, phát triển tuần tự hay bỏ qua một hình thái KT-XH cụ thể cũng là quá
trình lịch sử - tự nhiên, do những điều kiện lịch sử cụ thể khách quan quy định.
Điều cần chú ý là dù có bỏ qua một hình thái nào đó để tiến lên hình thái khác cao
hơn cũng khơng thể đốt cháy các giai đoạn phát triển của LLSX, không thể bỏ qua
các nấc thang của sự phát triển, mà chỉ có thể rút ngắn các giai đoạn, nấc thang
phát triển đó mà thôi. Bản chất khoa học và cách mạng của luận điểm mác-xít về
9


sự phát triển của các hình thái KT-XH là quá trình lịch sử - tự nhiên thể hiện rất rõ
ở đây. Đúng như C.Mác chỉ rõ: “Một xã hội, ngay cả khi đã phát hiện được quy
luật tự nhiên của sự vận động của nó,… cũng khơng thể nào nhảy qua các giai
đoạn phát triển tự nhiên hay dùng sắc lệnh để xố bỏ những giai đoạn đó. Nhưng
nó có thể rút ngắn và làm dịu bớt được những cơn đau đẻ”.

10


Chương 3
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT MÁC-XÍT VỀ
HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Tiếp tục khẳng định tính khoa học, tính cách mạng của lý luận về
hình thái kinh tế - xã hội
Chúng ta khơng thể phủ nhận một hiện thực là sự sụp đổ của CNXH hiện
thực ở Liên Xô và Đông Âu là một bước lùi lịch sử của của phong trào cộng sản và
cơng nhân tồn thế giới. Đó cũng là một tổn thất to lớn cho phong trào đấu tranh
cho những mục tiêu cao cả và tốt đẹp của nhân loại: hịa bình, độc lập dân tộc, dân

chủ, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của con người. Tuy nhiên, sự sụp đổ đó khơng
phải là sự “cáo chung” của chủ nghĩa Mác nói chung và học thuyết hình thái kinh
tế - xã hội nói riêng. Nó cũng khơng phải là do chủ nghĩa Mác - Lênin đã lạc hậu,
lỗi thời mà đó thực sự là do đã hiểu sai, vận dụng sai những quan điểm của các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác trong quá trình xây dựng CNXH. Bản chất chủ nghĩa Mác
- Lênin là cách mạng và khoa học. Do đó, nó địi hỏi việc nhận thức, vận dụng và
phát triển vừa phải đứng vững trên lập trường cách mạng, lập trường của giai cấp
công nhân, vừa phải thực hiện với một tinh thần và phương pháp khoa học nghiêm
túc, đúng đắn.
Những người mácxít thấm thía sâu sắc những tổn thất to lớn từ sự sụp đổ
CNXH ở Liên Xô và Đông Âu, nhưng cũng nhận ra rằng, điều đó đã khách quan
tạo cho chúng ta có thêm dữ liệu để nhận thức đúng, trở về đúng với những quan
điểm của C.Mác, Ph.Ănghen và V.I.Lênin và vận dụng, phát triển đúng đắn, sáng
tạo phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Nó cho thấy rõ hơn những sai lầm của các
Đảng Cộng sản ở các nước XHCN trong việc nắm bắt bản chất cách mạng, khoa
11


học của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng vào thực tiễn; thấy rõ hơn tính chất
nguy hiểm của các địn tấn cơng, xun tạc của các thế lực thù địch trong việc phủ
nhận chủ nghĩa Mác trên phạm vi tồn thế giới.
Trong tình hình hiện nay, chính từ các quốc gia tư bản phương Tây, người ta
lại thấy có những tiếng nói về những giá trị của chủ nghĩa Mác, của học thuyết
kinh tế Mác, về phong trào “trở về với Mác”, tìm đọc Mác. Đặc biệt, ở những thời
điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu 2008 - 2009,
trong khủng khoảng nợ cơng và suy thối kinh tế ở nhiều quốc gia tư bản phát
triển, phong trào “trở về với C.Mác”, tìm đọc C.Mác lại trở nên sơi nổi hơn bao giờ
hết. Những tác phẩm kinh điển của C.Mác và V.I.Lênin vẫn được tìm đọc nhiều
nhất, đặc biệt là bộ “Tư bản” của C.Mác vẫn xếp số một trên thế giới và được dịch
ra 134 ngôn ngữ ở 63 nước. Khơng thể cố nói bừa rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin là

học thuyết “ảo tưởng”, đã “lạc hậu, lỗi thời” khi chính học thuyết này đã tạo nên
những hiện thực làm biến đổi thế giới, thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của lịch sử
lồi người và có sức lơi cuốn cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng toàn nhân loại.
Trong bối cảnh mới có nhiều thay đổi hiện nay, để bảo vệ tính khoa học và
tính cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, chúng ta không chỉ cần
khẳng định những chân giá trị trong quan điểm của triết học Mác - Lênin mà còn
phải bổ sung, phát triển để những quan điểm đó thêm sức sống mới của thời đại.
Thí dụ, quan điểm của học thuyết kỹ trị hiện đại khi đề cao vai trị quyết định của
khoa học - cơng nghệ đối với sản xuất vật chất hiện nay, bản thân C.Mác chưa bao
giờ phủ nhận vai trị của khoa học bởi chính Ph.Ăngghen đã từng khẳng định: “Đối
với Mác, khoa học là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng”.
Không thể phủ nhận được ngày nay những thành tựu của khoa học - công
nghệ hiện đại với sự ra đời của người máy đã thay thế không chỉ những công việc
nặng nhọc, những hoạt động cơ bắp mà cịn có thể thay thế cho cả những hoạt
12


động tinh vi, phức tạp của con người. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là khoa
học - cơng nghệ hiện đại trở thành yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng
sản xuất, từ đó người lao động trở thành yếu tố thứ yếu, đứng bên ngoài quá trình
sản xuất. Về thực chất, khoa học - cơng nghệ trước hết là sản phẩm của quá trình
nhận thức, sản phẩm của sự phát triển trí tuệ của con người. Có thể nói, do yêu cầu
của sản xuất mà con người đã sáng tạo và quyết định khuynh hướng, tốc độ phát
triển của khoa học - công nghệ, đồng thời quyết định việc sử dụng khoa học - công
nghệ vào sản xuất theo mục đích của mình.
Thực tế cho thấy, kỹ thuật, công nghệ hiện đại với tư cách là phần vật chất
trong các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất dù năng động và cách mạng đến
mấy cũng chỉ là sản phẩm do bàn tay và khối óc của con người làm ra và chịu sự
điều khiển, giám sát của con người. Do đó, trí tuệ nhân tạo dù được mệnh danh là
tiên tiến đến đâu cũng chỉ là sản phẩm của con người, hoạt động của nó phụ thuộc

vào những chương trình mà con người đã lập ra, đã cài đặt vào máy tính điện tử và
người máy cơng nghiệp. Vì vậy, khoa học - cơng nghệ là của con người, gắn liền
với con người, phụ thuộc vào con người và phải thông qua hoạt động của con
người mới có thể được vật hóa vào quá trình sản xuất. Nếu khơng xuất phát từ con
người, được tiến hành bởi con người và không hướng về mục đích phục vụ con
người, khơng có q trình sản xuất nào có đủ lý do để tồn tại và phát triển. Do vậy,
trong bất cứ thời đại nào, kể cả thời đại của khoa học - công nghệ hiện đại, người
lao động vẫn là nhân tố đóng vai trị quyết định sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Vì thế, quan điểm của C.Mác về vai trò quyết định của người lao động đối
với sự phát triển của lực lượng sản xuất vẫn còn đúng đắn.

13


3.2. Một số khía cạnh cần bổ sung, phát triển của lý luận về hình thái
kinh tế - xã hội
Từ sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại trong giai đoạn hiện nay,
chúng tôi đề xuất bổ sung, phát triển học thuyết hình thái kinh tế - xã hội trên một
số điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, C.Mác sống ở thời kỳ phát triển của CNTB nên ông cũng bàn
nhiều đến xã hội tư bản. Khi bàn đến sự phát triển của lực lượng sản xuất ở thời kỳ
TBCN, theo C.Mác, người lao động chủ yếu là người cơng nhân, là giai cấp vơ
sản. Đó là “một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động
của mình”, là “giai cấp những người hồn tồn khơng có của”, là “giai cấp những
cơng nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc
phải bán sức lao động của mình để sống”; hầu như ơng ít nói đến tầng lớp các bác
sỹ, kỹ sư, nhà khoa học. Ngày nay, giai cấp cơng nhân khơng chỉ có những người
lao động chân tay thuần túy mà còn bao gồm cả tầng lớp những người trí thức của
mình nữa. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, bản thân người lao động là cơng
nhân cũng có sự thay đổi đáng kể. Ở thời đại của C.Mác, chủ yếu là cơng nhân cơ

khí, đa số là lao động thủ công nhưng ngày nay, những thành tựu của cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 đã làm cho công cụ lao động ngày càng được cải tiến; sức
lao động của con người được giải phóng; trình độ, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của
người lao động không ngừng được nâng cao. Do đó, trong rất nhiều nhà máy, xí
nghiệp, số lượng nhân lực khoa học tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chiếm
tỷ lệ ngày càng cao, vượt trội hơn hẳn so với số lượng lao động làm việc cơ bắp
thông thường. Đội ngũ công nhân trí thức xuất hiện và có xu hướng ngày càng gia
tăng cả về số lượng và chất lượng đang làm thay đổi dần tỷ trọng của lao động phổ
thông và lao động có trình độ cao.

14


Thứ hai, trước đây, khi nói đến lực lượng sản xuất, C.Mác nhấn mạnh nhiều
đến khả năng của con người trong việc chinh phục giới tự nhiên. C.Mác viết: “Lực
lượng sản xuất chẳng qua là năng lực thực tiễn của con người trong việc chinh
phục giới tự nhiên”. Vì lẽ đó, để thể hiện khả năng của mình, con người đã sử dụng
những phương tiện, kỹ thuật hiện đại để chinh phục giới tự nhiên ngày càng nhiều
hơn. Thực tế cho thấy, trong quá trình sản xuất vật chất, con người khơng chỉ chinh
phục tự nhiên mà cịn phải thích nghi với giới tự nhiên nên khi đề cập đến phạm trù
lực lượng sản xuất mà chỉ nhấn mạnh đến hoạt động chinh phục, xem nhẹ hoạt
động thích nghi là chưa đầy đủ: “Quan niệm như vậy không chỉ hạn chế nội hàm
của khái niệm lực lượng sản xuất mà cịn khó dung nạp với sự phát triển bền vững,
phát triển liên tục”. Hệ quả của quan điểm này là “con người tìm mọi cách chinh
phục, khai thác sao cho được nhiều nhất của cải từ thiên nhiên, bất chấp mọi hậu
quả”. Trong bối cảnh hiện nay, với mục tiêu phát triển bền vững, quan niệm về lực
lượng sản xuất cần bổ sung thêm khía cạnh sống hài hịa với tự nhiên.
Thứ ba, nhờ sự phát triển mạnh của công nghệ thơng tin, nhất là mạng
internet, khoa học nói riêng và tri thức nói chung được phổ biến nhanh chóng, hầu
như tức thời (online) với nhiều sự kiện khoa học trên tồn thế giới. Dịng tri thức,

dịng cơng nghệ cùng với dịng vốn được lưu thơng với tốc độ chưa từng có trên
tồn thế giới. Người ta có thể sản xuất từng bộ phận cấu thành của một sản phẩm ở
nhiều nơi trên thế giới, sau đó lắp ráp và lưu thông ở các nước khác nhau nhằm đạt
hiệu quả cao nhất. Vì vậy, đầu ra của lực lượng sản xuất hiện đại khơng cịn là sản
phẩm riêng của lao động ở một quốc gia nữa mà mang tính tồn cầu. Do đó, lực
lượng sản xuất hiện đại trở thành một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đẩy
mạnh q trình tồn cầu hóa. Đây là đặc điểm mới chỉ riêng có ở lực lượng sản
xuất hiện đại mà lực lượng sản xuất ở các giai đoạn trước kia chưa có hoặc mới ở
trong một phạm vi hẹp. Ở thời của C.Mác, ông đã đề cập đến xu hướng phát triển
15


tất yếu của nền sản xuất là “thiết lập mối quan hệ ở khắp mọi nơi trên thế giới”
nhưng chưa thực sự đặt ra vấn đề tồn cầu hóa của lực lượng sản xuất.
KẾT LUẬN
Trước sự thoái trào tạm thời của CNXH, hiện nay, các thế lực thù địch và
những kẻ cơ hội chính trị cho rằng, lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, trong đó
có học thuyết hình thái kinh tế - xã hội khơng cịn phù hợp với sự phát triển của xã
hội. Điều đó liệu có đúng khơng? Lịch sử xã hội lồi người cho đến nay đã trải qua
bốn hình thái kinh tế - xã hội (KT-XH) và đang quá độ tiến vào hình thái KT-XH
CSCN theo đúng quy luật vốn có của nó mà học thuyết hình thái KT-XH của chủ
nghĩa Mác – Lê-nin đã chỉ ra. Nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của học
thuyết hình thái KT-XH, chúng ta càng vững tin về con đường đi lên CNXH của
dân tộc mình, càng thêm bình tĩnh và tỉnh táo đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất
nước theo định hướng XHCN. Hình thái KT-XH XHCN ra đời và phát triển;
CNTB thế giới đã lạc hậu, lỗi thời; loài người ngày nay đang quá độ lên CNXH, đó
là những cơ sở khách quan cơ bản trực tiếp cho các dân tộc trên hành tinh lựa chọn
con đường đi lên CNXH. Những luận điệu cho rằng, con đường XHCN mà nước ta
đã lựa chọn là “trái với quá trình lịch sử - tự nhiên”7; rằng, con đường đó là “một
khúc cong của lịch sử, là đoạn vòng vèo đầy đau khổ đi lên CNTB”8, rồi “khuyên”

chúng ta hãy đi theo con đường TBCN đều là những luận điệu và “lời khun”
khơng có giá trị. Sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng xã hội mới của nhân dân ta
đan xen cả thuận lợi và khó khăn sẽ cịn lâu dài, nhưng con đường đi lên CNXH ở
nước ta là phù hợp với xu thế vận động khách quan của lịch sử mà học thuyết hình
thái KT-XH của chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã chỉ ra. Hiện nay, thế giới vẫn đang
trong bước quá độ vĩ đại để đến với CNXH và chủ nghĩa cộng sản. Những yếu tố
quan trọng đầu tiên của một hình thái kinh tế - xã hội mới đã bắt đầu xuất hiện, đó
là nền kinh tế tri thức và xu hướng tồn cầu hóa. Đây là những bảo đảm quan trọng
16


cho một xã hội mới ra đời với những kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn, trong
đó tư liệu sản xuất chính là khoa học, tri thức, tin học - tài sản thuộc sở hữu của đại
đa số người lao động.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác – Lê-nin trong thời đại hiện nay, Nxb
CTQG, H. 1996, tr. 23.
2. C. Mác và Ph. Ăng-ghen - Toàn tập, Tập 21, Nxb CTQG, H. 1995, tr. 523.
3. C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG, H. 1993, tr. 21.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 68.
5. C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb CTQG, H. 1993, tr. 21.
6. Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác – Lê-nin trong thời đại hiện nay, Nxb
CTQG, H. 1996, tr. 12.
7. Việt Nam tiến bước cùng thời đại, Nxb Giáo dục Việt Nam, H. 2009, tr. 29.

17




×