Tải bản đầy đủ (.doc) (226 trang)

Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các đảng bộ, học viện, trường đại học của Bộ Công an hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.29 KB, 226 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Hải Dương


3
MỤC LỤC

Trang
1
2
3
4
5

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.

1.2.


1.3.

Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận
án
Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và những
vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG

2.1.
2.2.

TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
Ở CÁC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA
BỘ CÔNG AN

Các đảng bộ học viện, trường đại học và tổ chức cơ sở đảng ở các
đảng bộ học viện, trường đại học của Bộ Công an
Tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh và những vấn đề cơ
bản xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các
đảng bộ học viện, trường đại học của Bộ Công an

Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG

3.1.
3.2.

TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
Ở CÁC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA

BỘ CÔNG AN

Thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở
các đảng bộ học viện, trường đại học của Bộ Công an
Nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng tổ chức cơ sở
đảng trong sạch, vững mạnh ở các đảng bộ học viện, trường đại
học của Bộ Công an

Chương 4: YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯƠNG XÂY

10
10
17
26

30
30
51

76
76
98

DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG
MẠNH Ở CÁC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CỦA BỘ CÔNG AN HIỆN NAY

117

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

163

4.1.

Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường xây dựng tổ
chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các đảng bộ học
viện, trường đại học của Bộ Công an hiện nay
117
4.2.
Những giải pháp tăng cường xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong
sạch, vững mạnh ở các đảng bộ học viện, trường đại học của
Bộ Công an hiện nay
130
KẾT LUẬN
161


4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

164
184


5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT


Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

01

An ninh quốc gia

ANQG

02

Ban Bí thư

BBT

03

Ban Chấp hành Trung ương

BCHTW

04

Bộ Chính trị

BCT

05


Bộ Cơng an

BCA

06

Cán bộ, đảng viên

CBĐV

07

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

08

Cơng an nhân dân

CAND

09

Công an Trung ương

CATW

10


Công tác đảng, công tác chính trị

CTĐ,CTCT

11

Học viện, trường đại học

HV,TĐH

12

Kiểm tra, giám sát

KTGS

13

Quốc phịng, an ninh

QPAN

14

Tập trung dân chủ

TTDC

15


Tổ chức cơ sở đảng

TCCSĐ

16

Trật tự an toàn xã hội

TTATXH

17

Ủy ban kiểm tra

UBKT


6
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Các HV,TĐH của BCA là những cơ sở giáo dục, đào tạo và nghiên cứu
khoa học của ngành Công an, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân; có
nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; bồi
dưỡng chức danh, nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp của ngành
Công an; tham gia giảng dạy bồi dưỡng kiến thức QPAN cho cán bộ lãnh đạo
các cấp của Bộ Quốc phòng; thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo
theo kế hoạch của Bộ Công an; đào tạo cán bộ trình độ đại học, thạc sỹ, tiến
sỹ, bồi dưỡng cán bộ các cấp cho Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào và Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia. Đồng thời, các HV,TĐH của

BCA còn tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực bảo vệ ANQG và bảo
đảm TTATXH, góp phần phát triển lý luận CAND, xây dựng lực lượng
CAND đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ ANQG.
Các đảng bộ HV,TĐH của BCA là tổ chức đảng cấp trên trực tiếp của
TCCSĐ, có nhiệm vụ lãnh đạo các HV,TĐH thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác do Đảng, Nhà
nước, Đảng ủy CATW giao. TCCSĐ ở các đảng bộ HV,TĐH của BCA là nền
tảng của Đảng, bộ phận hợp thành các đảng bộ HV,TĐH của BCA có vai trị
nhiệm vụ lãnh đạo tồn diện, mọi mặt công tác, nhất là công tác giảng dạy,
nghiên cứu khoa học của các khoa, phòng, trung tâm, viện nghiên cứu tại các
HV,TĐH của BCA. Để làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, TCCSĐ ở các
đảng bộ HV,TĐH của BCA phải thường xuyên xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, lãnh
đạo cơ quan, đơn vị thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, góp phần xây dựng các
HV,TĐH vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trị của TCCSĐ, trong những năm vừa qua,
công tác xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các đảng bộ HV,TĐH


7
của BCA luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đã có
chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả tốt, hầu hết các HV,TĐH của
BCA đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh những kết quả, ưu
điểm đã đạt được, công tác xây dựng TCCSĐ ở các đảng bộ HV,TĐH của
BCA cũng còn những hạn chế, khuyết điểm nhất định: một số cấp ủy, cán bộ
chủ trì chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trị và sự cần thiết phải xây dựng
TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các đảng bộ HV,TĐH; việc xác định nội
dung trọng tâm, trọng điểm, vận dụng các biện pháp trong xây dựng TCCSĐ
trong sạch, vững mạnh trong từng nhiệm kỳ cịn dập khn, máy móc, thiếu
tính sáng tạo, cịn tình trạng trên chỉ đạo sao thì làm vậy, trơng chờ, ỷ lại... Vì

vậy, năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của một số cấp ủy, chi bộ
chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ; việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh
hoạt Đảng, chấp hành chế độ, quy chế, nền nếp sinh hoạt của một số cấp ủy,
chi bộ, CBĐV chưa nghiêm túc, triệt để; công tác quản lý, rèn luyện đội ngũ
CBĐV chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; chất lượng đảng viên mới còn hạn chế;
chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, đấu tranh phê bình và tự phê bình chưa
cao; cá biệt cịn có cấp ủy cơ sở, chi bộ, CBĐV vi phạm kỷ luật với những
mức độ khác nhau..., không đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. Những hạn
chế, thiếu sót trên đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng hoạt động lãnh
đạo và công tác xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh đến kết quả hoàn
thành nhiệm vụ của đơn vị cơ sở và của các HV,TĐH của BCA.
Bước vào thời kỳ mới, trước sự phát triển của nhiệm vụ cách mạng, nhiệm
vụ của lực lượng CAND, nhiệm vụ các HV,TĐH của BCA trong điều kiện tồn
cầu hóa, hội nhập quốc tế, sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và
yêu cầu xây dựng các HV,TĐH thơng minh, chuẩn hóa, hiện đại hóa đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ CAND... đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết
trong xây dựng và hoạt động lãnh đạo của các đảng bộ HV,TĐH của BCA,
trong đó tập trung xây dựng TCCSĐ ở các đảng bộ HV,TĐH của BCA trong


8
sạch, vững mạnh là giải pháp then chốt, nhân tố quyết định xây dựng các khoa,
phòng, trung tâm, viện nghiên cứu vững mạnh tồn diện, hồn thành tốt nhiệm
vụ, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ CAND có thực đức, thực tài, đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc ANQG, TTATXH, giữ vững ổn định chính trị,
bảo đảm cho đất nước hội nhập, phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, việc lựa
chọn vấn đề: “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh ở các đảng
bộ học viện, trường đại học của Bộ Công an hiện nay” làm đề tài luận án có ý
nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp tăng
cường xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các đảng bộ HV,TĐH của
BCA hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về TCCSĐ và xây dựng TCCSĐ
trong sạch, vững mạnh ở các đảng bộ HV,TĐH của BCA.
- Đánh giá đúng thực trạng, rút ra một số kinh nghiệm xây dựng TCCSĐ
trong sạch, vững mạnh ở các đảng bộ HV,TĐH của BCA.
- Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường xây dựng
TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các đảng bộ HV,TĐH của BCA hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các đảng bộ HV,TĐH của BCA.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng TCCSĐ trong
sạch, vững mạnh ở các đảng bộ HV,TĐH của BCA.


9
Phạm vi khảo sát thực tiễn là hoạt động xây dựng, thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của các TCCSĐ ở 07 đảng bộ HV,TĐH của BCA (trừ Học viện
Quốc tế); các số liệu, tư liệu chủ yếu từ năm 2015 đến nay. Phạm vi ứng dụng
của đề tài đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng, xây
dựng TCCSĐ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ.

* Cơ sở thực tiễn
Hiện thực xây dựng và hoạt động của các TCCSĐ ở các đảng bộ
HV,TĐH của BCA. Các báo cáo tổng kết của cấp ủy, cơ quan chức năng về
công tác xây dựng Đảng, xây dựng TCCSĐ ở các đảng bộ HV,TĐH của BCA
và kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế của tác giả luận án.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử
dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành,
trong đó chú trọng các phương pháp lơgíc, lịch sử, phân tích, tổng hợp, hệ
thống - cấu trúc, thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn và
phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Đưa ra quan niệm xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các
đảng bộ HV,TĐH của BCA.
- Tổng kết một số kinh nghiệm mới về xây dựng TCCSĐ trong sạch,
vững mạnh ở các đảng bộ HV,TĐH của BCA là: thường xuyên quán triệt yêu
cầu nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bám sát nhiệm vụ chính trị của các
cơ quan, đơn vị để xác định nội dung, biện pháp phù hợp xây dựng TCCSĐ
trong sạch, vững mạnh ở các đảng bộ HV,TĐH thuộc BCA; kết hợp chặt chẽ


10
giữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cơ quan chức năng cấp trên với sự nỗ lực
phấn đấu của các cấp ủy, chi bộ, phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ
CBĐV, nhất là người đứng đầu cấp ủy; gắn xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững
mạnh với xây dựng các khoa, phòng, trung tâm, viện nghiên cứu của các
HV,TĐH của BCA vững mạnh toàn diện.
- Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể đổi mới phương thức lãnh
đạo của TCCSĐ ở các đảng bộ HV,TĐH của BCA đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận, thực tiễn
xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các đảng bộ HV,TĐH của BCA
hiện nay. Cung cấp những luận cứ khoa học giúp cho cấp uỷ, tổ chức đảng, cán
bộ lãnh đạo, cơ quan chức năng nghiên cứu, vận dụng vào quá trình xây dựng
TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các đảng bộ HV,TĐH của BCA hiện nay.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng
dạy môn Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam ở các trường CAND.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Phần mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục các
công trình của tác giả đã cơng bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.


11
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về xây dựng,
hoạt động của Đảng Cộng sản
Nhiệm Khắc Lễ (1995), “Công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện
nay” [141]. Tác giả cuốn sách khẳng định: Cơng tác xây dựng Đảng có vai trị
đặc biệt quan trọng, quyết định sự sống còn của Đảng và địa vị cầm quyền
của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nội dung cơng tác xây dựng Đảng phải tồn
diện cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ; trong đó, xây dựng Đảng về
chính trị là hàng đầu, xây dựng đội ngũ cán bộ là then chốt. Trong hệ thống
giải pháp xây dựng Đảng, tác giả đã đề xuất giải pháp xây dựng, kiện tồn và
phát huy vai trị của từng tổ chức đảng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao năng

lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng Cộng sản cầm quyền. Bên cạnh đó tác
giả cũng nhấn mạnh vai trò của các TCCSĐ trong hệ thống tổ chức của đảng
cần phải được tổ chức, xây dựng một cách chặt chẽ, vững mạnh trên tất cả các
mặt, chỉ khi các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh thì đảng mới mạnh, mà
đảng có mạnh mới lãnh đạo đất nước phát triển đúng định hướng.
Bộ Tổ chức Thành ủy Thẩm Quyến (1996), Sổ tay công tác tổ chức
đảng của đặc khu Thẩm Quyến (tài liệu tham khảo) [76]. Cuốn sách nêu một
trong những nguyên nhân làm nảy sinh nguy cơ trong cải cách, mở cửa hội
nhập là coi nhẹ công tác xây dựng Đảng, công tác chính trị tư tưởng và vai trị
tiên phong gương mẫu của CBĐV. Để phát huy đúng đắn vai trò hạt nhân
chính trị của TCCSĐ, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch
Đông phát triển, cần phải xây dựng ĐNĐV có trình độ, xây dựng hệ thống
trường đảng, chỉnh đốn phương pháp học tập, bồi dưỡng lý luận, nâng cao


12
chất lượng giảng dạy. Các tổ chức đảng từ cơ sở trở lên, cần xây dựng kiện
toàn chế độ học tập, phát huy tính tự giác học tập trong đảng viên, tiến hành
thi kiểm tra và lưu giữ kết quả học tập của đảng viên, coi đó là một trong
những căn cứ quan trọng để lựa chọn, đề bạt, sử dụng cán bộ.
Chu Húc Đơng (2004),“Kiên trì phương châm quản lý đảng nghiêm
minh, triển khai cuộc xây dựng Đảng liêm chính và đấu tranh chống tham
nhũng” [121]. Tác giả bài viết đã tập trung phân tích nguyên nhân chủ yếu
của tình trạng tham nhũng và nảy sinh tiêu cực, suy thoái của đảng viên ở
Trung Quốc giai đoạn hiện nay. Đó là sự thay đổi về cơ sở kinh tế, sự biến đổi
của đạo đức, văn hóa, cơ chế kiểm sốt quyền lực và khuyết điểm tồn tại
trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đồng thời, đề xuất một số biện
pháp cơ bản triển khai xây dựng Đảng liêm chính và đấu tranh phịng chống
tham nhũng, gồm: Đẩy mạnh xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị, khơng
ngừng tăng cường tính tự giác của CBĐV; điều tra và xử lý các vụ án lớn và

án quan trọng, chỉnh đốn nghiêm túc kỷ luật của Đảng và luật pháp Nhà nước,
xử lý nghiêm theo pháp luật những cán bộ tham nhũng, phê bình, uốn nắn tác
phong khơng lành mạnh; tăng cường xây dựng văn bản pháp quy và quy chế
liêm chính, đảm bảo phịng, chống tham nhũng thực hiện nghiêm theo pháp
luật; tăng cường công tác giám sát, từng bước xóa bỏ nguồn gốc nảy sinh
tham nhũng; tăng cường giám sát dân chủ và ban hành quy chế kiểm sốt
quyền lực, chống tham nhũng, thối hóa, biến chất...
Vũ Dần (2013), Xây dựng văn hóa liêm chính của Đảng Cộng sản
Trung Quốc [81]. Tác giả cuốn sách đã đưa ra các giải pháp thúc đẩy xây
dựng văn hóa liêm chính cho CBĐV của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao
gồm: Thứ nhất, tăng cường giáo dục, dẫn dắt CBĐV xây dựng thế giới quan,
nhân sinh quan và quan niệm quyền lực đúng đắn. Thứ hai, quán triệt thực
hiện quy phạm ngành nghề và quy phạm hành vi làm việc liêm khiết của
CBĐV lãnh đạo, thúc đẩy cán bộ lãnh đạo thực hiện quan niệm liêm chính.


13
Thứ ba, đi sâu công khai công tác đảng, công tác chính quyền, để quyền lực
vận hành dưới ánh mặt trời. Ánh mặt trời có chức năng diệt khuẩn, khử độc,
có khả năng tăng cường sức miễn dịch của cơ thể người, để vạn vật tràn đầy
sức sống, là thuốc chống thối rữa tốt nhất. Thứ tư, không ngừng mở rộng mặt
trận xây dựng văn hóa liêm chính, tăng cường mức độ thẩm thấu của tuyên
truyền xây dựng văn hóa liêm chính cho cán bộ đảng viên. Thứ năm, khuyến
khích tồn xã hội tham gia tích cực vào xây dựng văn hóa liêm chính, cải
thiện sinh thái liêm chính. Sự ủng hộ tích cực và tham gia nhiệt tình của đông
đảo quần chúng là con đường cơ bản để xây dựng văn hóa liêm chính. Thứ
sáu, tập thể lãnh đạo Trung ương đi đầu nêu gương, nghiêm khắc tự răn mình
trong việc thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng, thực hiện đường
lối quần chúng, phát huy vai trị nêu gương liêm chính.
1.1.2. Các cơng trình khoa học nghiên cứu về xây dựng, hoạt động

của các tổ chức cơ sở đảng của Đảng Cộng sản
Ku Dang Sỉ Sôm Pông (2007), Chất lượng các chi bộ cơ sở bản ở tỉnh
Viêng Chăn Cộng Hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [139]. Luận
án tiến sĩ đã góp phần làm rõ vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng của chi bộ
trong hệ thống tổ chức của Đảng, khẳng định cấp cơ sở là cấp gắn bó mật
thiết với nhân dân, gắn liền với cuộc sống an ninh và an sinh của quần chúng
ở từng đơn vị cơ sở. Đề tài đã đánh giá thực trạng chất lượng của TCCSĐ,
nêu bật những ưu điểm và khuyết điểm, đồng thời xác định những nguyên
nhân của những ưu điểm và hạn chế, yếu kém. Trên cơ sở đó đề tài chỉ rõ
muốn đổi mới và nâng cao chất lượng của TCCSĐ phải mở rộng dân chủ,
thực sự lấy dân làm gốc; dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong công
cuộc đổi mới, là một nội dung cùng với nội dung đổi mới về kinh tế làm cho
bộ mặt nông thôn thay đổi một cách căn bản. Từ đó đề tài đã xác định phương
hướng, đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng các chi bộ bản ở
tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.


14
Sắc Sít Phết Đng Sít (2009), Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Tổng cục tham mưu Quân đội nhân dân Lào
trong giai đoạn hiện nay [161]. Đề tài luận án đã nghiên cứu góp phần làm rõ
cơ sở lý luận và thực tiễn năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ
thuộc đảng bộ Tổng cục tham mưu Quân đội nhân dân Lào, phân tích, đánh giá
đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân và yêu cầu đòi hỏi mới về nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục tham
mưu Quân đội nhân dân Lào. Đề tài cũng đã đề xuất những giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ thuộc Đảng bộ
Tổng cục tham mưu Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.
Bun Phêng Sỉ Pa Xợt (2010) Chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các sư
đoàn bộ binh quân đội nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới [77]. Luận án xác

định đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là: TCCSĐ ở các sư đoàn bộ
binh Quân đội nhân dân Lào. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, phần nội dung đề tài tác giả nghiên cứu khá công phu,
phân tích rõ tính đặc thù có nhiều đóng góp mới, làm rõ thêm những vấn đề
cơ bản về chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh quân đội nhân dân Lào,
phân tích, đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân và những yêu
cầu đòi hỏi mới về chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh. Tác giả đề xuất
những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng TCCSĐ ở các sư đồn bộ
binh nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn.
Chu Chí Hịa (2010), Đổi mới cơng tác xây dựng Đảng ở nông thôn
[133]. Cuốn sách được chia thành 11 chương với nội dung là những vấn đề,
công tác đảng ở nông thôn Trung Quốc đang cần phải đổi mới như cơ cấu tổ
chức, công tác giáo dục, quản lý, giám sát đảng viên, cơng tác lựa chọn, bổ
nhiệm bí thư tổ chức đảng nông thôn, phương thức lãnh đạo của TCCSĐ ở
nơng thơn... phát huy tối đa vai trị là hạt nhân lãnh đạo, là thành lũy chiến
đấu của TCCSĐ ở nông thôn, nâng cao tố chất tư tưởng, đạo đức, tố chất văn


15
hóa, khoa học, thể chất, phát huy vai trị gương mẫu tiên phong, cốt cán đi
đầu của đội ngũ đảng viên ở nơng thơn, đồn kết và lãnh đạo đơng đảo quần
chúng nơng dân tích cực triển khai cơng tác nông thôn của Đảng, thúc đẩy sự
phát triển mạnh mẽ và hoàn thành một cách thuận lợi các nhiệm vụ công tác
trong sự nghiệp nông thôn của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Lý Bồi Nguyên (2011), “Thực tiễn và sự tìm tòi về xây dựng tổ chức cơ
sở và xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc” Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, số 9 [153]. Bài tạp chí đã đề cập vấn đề xây dựng
đảng trong doanh nghiệp phi công hữu và kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân
vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cơng trình của các nhà khoa học trong nước
nghiên cứu về kinh nghiệm của nước ngồi.

Tổng cục Chính trị Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (2011),
Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh kết hợp với xây dựng
đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong giai đoạn hiện nay [172], Đề tài xác
định đối tượng, phạm vi nghiên cứu là TCCSĐ và đơn vị cơ sở toàn lực lượng
an ninh. Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được biên soạn thành
hai phần. Phần một bàn những luận cứ khoa học, sự cần thiết xây dựng
TCCSĐ trong sạch, vững mạnh kết hợp với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh
toàn diện. Phần thứ hai bàn về những yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao
chất lượng xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị
cơ sở vững mạnh toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
Trương Thụ Qn (2013)“Khơng ngừng nâng cao trình độ quản lý
đảng viên và xây dựng Đảng theo yêu cầu khoa học hóa công tác xây dựng
Đảng” [160]. Tác giả đã khẳng định vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng của cơng
tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên và nâng cao trình độ quản lý, giáo
dục, rèn luyện đảng viên của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đối với công tác
xây dựng Đảng và nâng cao hiệu lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng
Cộng sản Trung Quốc. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác


16
quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên. Theo tác giả, tăng cường giám
sát nghiêm khắc và kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ
thị, quy định của Đảng và hoàn thiện các chế độ, quy định phòng ngừa, ngăn
chặn vi phạm kỷ luật, kịp thời phát hiện, phê bình, uốn nắn, nhắc nhở sai
phạm, kiên quyết xử lý nghiêm những người vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật
Nhà nước. Nghiêm túc thực hiện quyền dân chủ của đảng viên, như quyền
được biết thông tin, quyền giám sát mà Điều lệ Đảng trao cho đảng viên, phát
huy quyền dân chủ của đảng viên trong sinh hoạt đảng và hoàn thiện các chế
độ giám sát dân chủ; tăng cường giám sát của cấp ủy, UBKT kỷ luật cấp trên
và giám sát trong nội bộ tổ chức đảng; tăng cường giám sát của quần chúng

và giám sát của cơ quan báo chí...kịp thời phát hiện những dấu hiệu vi phạm
manh nha xuất hiện của cán bộ, kịp thời nhắc nhở, quản lý, giáo dục, ngăn
ngừa sai phạm nhỏ trở thành sai phạm lớn, gây hậu quả nghiêm trọng...
Hủm Phăn Phỉu Khêm Phon (2016) Chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc
Đảng bộ An ninh Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [135].
Luận án tiến sĩ xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án là
chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào giai đoạn hiện nay. Luận án tập trung nghiên cứu về chất lượng TCCSĐ
thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào thời gian từ năm
2009 đến năm 2016. Phương hướng và những giải pháp đề xuất trong luận án
có giá trị đến năm 2025. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, phần nội dung đề tài tác giả nghiên cứu khá cơng phu, phân
tích rõ tính đặc thù có nhiều đóng góp mới, làm rõ thêm những vấn đề cơ bản
về chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ An ninh Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
giai đoạn hiện nay. Luận án đã làm rõ đặc điểm, quan niệm về chất lượng, tiêu
chí đánh giá chất lượng của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân
chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay. Điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực
trạng chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ nhân


17
dân Lào từ năm 2009 đến năm 2016; nêu nguyên nhân của thực trạng và rút ra
những kinh nghiệm. Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu
nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Lào như: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng
thuộc đảng bộ về nâng cao chất lượng TCCSĐ trong tình hình mới; tiếp tục đổi
mới nội dung và phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ thuộc Đảng bộ An ninh
Lào; nghiên cứu sắp xếp, kiện tồn mơ hình TCCSĐ thuộc Đảng bộ An ninh
Lào cho phù hợp với điều kiện công tác; thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức,
sinh hoạt đảng, nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình, đổi mới, nâng cao

chất lượng sinh hoạt đảng; tăng cường công tác phát triển đảng, nâng cao chất
lượng đội ngũ đảng viên, nâng cao chất lượng đánh giá TCCSĐ và đảng viên,
đưa người không đủ tư cách ra khỏi Đảng; phát huy vai trị của các đồn thể
chính trị, xã hội trong việc nâng cao chất lượng TCCSĐ; tăng cường sự chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Đảng ủy cấp trên.
Khăm Phủi Chan Tha Va Dy (2018), Chất lượng tổ chức cơ sở đảng nơng
thơn ở các tỉnh phía Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
[136]. Tác giả luận án đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về TCCSĐ
nông thôn ở các tỉnh phía Bắc Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào: quan niệm,
hình thức tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, đặc điểm, vai trò. Đồng
thời, luận án đã trình bày khá thuyết phục quan niệm về chất lượng, những yếu
tố tạo thành và tiêu chí đánh giá chất lượng của TCCSĐ nơng thơn ở các tỉnh
phía Bắc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay. Tác giả đã điều
tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng chất lượng TCCSĐ nơng thơn ở các tỉnh
phía Bắc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; nêu nguyên nhân của thực trạng và
rút ra những kinh nghiệm. Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ
nâng cao chất lượng TCCSĐ nơng thơn ở các tỉnh phía Bắc Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Lào như: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng
thuộc đảng bộ về nâng cao chất lượng TCCSĐ trong tình hình mới; tiếp tục đổi


18
mới nội dung và phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ nơng thơn ở các tỉnh
phía Bắc; nghiên cứu sắp xếp, kiện tồn mơ hình TCCSĐ nơng thơn ở các tỉnh
phía Bắc cho phù hợp với điều kiện từng địa phương; thực hiện tốt các nguyên
tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình, đổi
mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng; tăng cường công tác phát triển đảng,
nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, nâng cao chất lượng đánh giá TCCSĐ
và đảng viên, đưa người không đủ tư cách ra khỏi Đảng; phát huy vai trị của
các đồn thể chính trị, xã hội trong việc nâng cao chất lượng TCCSĐ; tăng

cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của đảng ủy cấp trên.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu về xây dựng, hoạt động, nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngô Kim Ngân (2006), Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng [149]. Theo tác giả, để nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ hiện nay cần tập trung vào một số giải
pháp sau: Xác định đúng nhiệm vụ chính trị, chú trọng nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác tư tưởng; Đổi mới phương thức, phong cách làm việc của tổ
chức đảng; Cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chi ủy, đảng ủy, mở
rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng; Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng; Tăng cường sự
lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên đối với cơ sở.
Nguyễn Ngọc Thịnh (2007), Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên [165]. Trên cơ sở những
nghiên cứu thực tế, nhóm tác giả đề tài khoa học cấp Bộ của Ban Tổ chức
Trung ương đã nêu những ưu điểm, hạn chế về năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên, nguyên nhân thực trạng,
trong đó có nguyên nhân cơ bản là nhận thức về năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ trong thời kỳ mới.


19
Nguyễn Đức Hà (2008) Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở đảng
hiện nay [127]. Nội dung cuốn sách đề cập đến những vấn đề: Nâng cao chất
lượng TCCSĐ và đội ngũ CBĐV; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong
các loại hình TCCSĐ; đánh giá đúng chất lượng TCCSĐ và đảng viên hàng
năm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, phường, thị trấn vững
mạnh; nâng cao vai trò lãnh đạo của TCCSĐ trong Tập đồn kinh tế, Tổng

cơng ty Nhà nước; xây dựng và phát triển TCCSĐ trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi…Những nội dung cuốn sách đề cập đến vừa mang tính
nghiên cứu lý luận, vừa là sự tổng kết thực tiễn về công tác xây dựng củng cố
TCCSĐ trong những năm gần đây, cung cấp nhiều tư liệu có giá trị thực tiễn
về xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ.
Trương Thị Thông (2008), Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng [166]. Theo tác giả, từ thực trạng
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ, để nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của TCCSĐ cần thực hiện các giải pháp cơ bản: Tăng cường
cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng đội ngũ CBĐV vững mạnh về
mọi mặt; Tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc mới nảy
sinh; Nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chất
lượng sinh hoạt của các loại hình TCCSĐ; Tăng cường cơng tác chỉ đạo,
KTGS, quản lý đảng viên, dựa vào dân để xây dựng Đảng.
Đỗ Tuấn Nghĩa (2009), Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong
cơng ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài [151], tác giả luận án tiến sĩ đã
trình bày nhiều nội dung song tác giả cho rằng trong công tác xây dựng Đảng,
cần bổ sung thêm nội dung cấp ủy chủ động phối hợp với Hội đồng quản trị,
hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc trong việc xây dựng và thực
hiện quy chế làm việc, xác định rõ mối quan hệ công tác phù hợp với điều
kiện của cơng ty, bảo đảm vai trị lãnh đạo của tổ chức đảng, chức năng quản
lý của Hội đồng quản trị.


20
Trương Thị Mỹ Trang (2012), Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong
các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh Trung Trung bộ giai
đoạn hiện nay [174]. Luận án tiến sĩ đã phân tích, làm rõ nội dung xây dựng,
củng cố TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh
Trung Trung bộ, thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm. Đồng thời, dự báo

những nhân tố tác động, phương hướng xây dựng, củng cố TCCSĐ và đề ra
những giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng, củng cố TCCSĐ trong các doanh
nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh Trung Trung bộ đến năm 2020.
Trịnh Gia Hiểu (2017), Chất lượng đội ngũ đảng viên của các đảng bộ
xã ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay [132]. Luận án đã nghiên cứu làm rõ
những vấn đề lý luận, thực tiễn, đánh giá thực trạng, khái quát kinh nghiệm
trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên
của các đảng bộ xã ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay. Luận án này đã làm
sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ đảng viên của các
đảng bộ xã ở tỉnh Thanh Hóa góp phần thúc đẩy cơng tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng giai đoạn hiện nay.
Nguyễn Duy Tịnh (2020), “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng
bộ Bộ Tư pháp hiện nay”[170]. Luận án đã chỉ rõ, nâng cao chất lượng sinh
hoạt chi bộ là một nội dung biện pháp quan trọng, cấp bách trong xây dựng,
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ. Để nâng cao chất
lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Bộ Tư pháp hiện nay cần tập trung thực
hiện tốt các giải pháp: Một là, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách
nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ ở Đảng bộ Bộ Tư pháp. Hai là, xác định đúng nội dung, vận dụng linh
hoạt các hình thức, thực hiện tốt quy trình sinh hoạt và đổi mới phương pháp
tổ chức điều hành sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Bộ Tư pháp. Ba là, thường
xuyên kiện toàn chi uỷ, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực, phương
pháp tác phong công tác của đội ngũ chi uỷ viên, bí thư chi bộ và đội ngũ
đảng viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ


21
Bộ Tư pháp. Bốn là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc
quy chế làm việc của chi bộ ở Đảng bộ Bộ Tư pháp. Năm là, tăng cường sự
lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chức năng cấp trên và

phát huy vai trò các tổ chức, lực lượng trong nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ ở Đảng bộ Bộ Tư pháp.
Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2022), “Củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ
sở đảng và đội ngũ đảng viên theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng”[4]. Tác
giả bài báo đã chỉ rõ, quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm Đại hội XIII
của Đảng, củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên hiện nay, cần tập trung thực hiện tốt
các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau: Một là, kiện toàn TCCSĐ phù hợp với việc
đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Hai là, nâng cao chất
lượng hoạt động, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở các loại hình
TCCSĐ, nhất là ở xã, phường, thị trấn; thực hiện nghiêm quy chế làm việc của
cấp ủy cơ sở. Ba là, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, kỹ năng và
nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ cấp ủy viên cơ sở, nhất là bí thư cấp ủy.
Bốn là, thực hiện chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là thủ trưởng của cơ quan,
đơn vị; cơ bản thực hiện mơ hình “bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng
nhân dân”; “bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân” ở những nơi
đủ điều kiện; chủ trương bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, tổ trưởng tổ
dân phố hoặc trưởng ban công tác mặt trận. Năm là, tiếp tục đổi mới, nâng cao
chất lượng sinh hoạt chi bộ. Sáu là, tăng cường KTGS, kịp thời xử lý các chi
bộ, đảng viên vi phạm quy định, nguyên tắc sinh hoạt đảng. Bảy là, tăng cường
công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên; thường xuyên rà soát, sàng lọc,
kiên quyết đưa những đảng viên khơng cịn đủ tư cách ra khỏi Đảng.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu về xây dựng, hoạt động của tổ chức
cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an Trung ương.
Nguyễn Xuân Quang (1998), Xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ
đảng viên ở đồn biên phòng đáp ứng đòi hỏi thời kỳ mới [159]. Đề tài khoa


22
học cấp bộ xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu là TCCSĐ và đội ngũ

đảng viên ở đồn biên phòng, thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng Quân đội
nhân dân Việt Nam. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài đi sâu phân
tích, làm rõ những vẫn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn xây dựng TCCSĐ và
đội ngũ đảng viên ở đồn biên phịng, nội dung cơ bản là đi sâu nghiên cứu
tình hình thực tiễn, đánh giá thực trạng tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên ở
tổ chức đảng tại các đồn biên phòng, nêu ra những mục tiêu, yêu cầu, phương
châm và các giải pháp cơ bản để củng cố, kiện toàn, xây dựng TCCSĐ và đội
ngũ đảng viên ở đồn biên phịng. Trong đó, tập trung vào các giải pháp như:
Chăm lo xây dựng tổ chức đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức
nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ cơng tác biên phịng và xây dựng đơn
vị, quán triệt và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng,
đổi mới phong cách lãnh đạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy, chất lượng
đội ngũ đảng viên tăng cường trách nhiệm và sự chỉ đạo từng cấp để đồn biên
phòng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý, bảo vệ chủ
quyền, an ninh biên giới trong sự nghiệp bảo vệ đất nước hiện nay.
Lê Văn Dương (2000), Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ
chức cơ sở đảng trong Quân đội, bảo đảm xây dựng qn đội vững mạnh về
chính trị hồn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống [84]. Nội dung
chủ yếu của cuốn sách là trình bày có hệ thống những vấn đề cơ bản về năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ trong Quân đội nhân dân Việt
Nam, những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu các tổ chức đảng trong quân đội, nêu rõ thực trạng và những yêu cầu mới
về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đề ra những giải pháp chủ yếu nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng trong quân đội. Đề
tài đã tập trung vào năm giải pháp cơ bản để việc nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của các TCCSĐ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hoàng Văn Đồng (2005), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền Việt Nam



23
trong thời kỳ mới [123]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án tiến sĩ
được xác định là các TCCSĐ đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền Việt
Nam trong thời kỳ mới. Trong luận án tác giả bàn về những vẫn đề lý luận và
thực tiễn của TCCSĐ ở các đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền của Việt
Nam, thực trạng năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ này, đồng
thời tác giả đưa ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ đồn biên phòng tuyến biên giới đất
liền Việt Nam trong thời kỳ mới.
Vũ Trọng Ý (2006), “Xây dựng, kiện toàn cấp ủy cơ sở đảng trong Công
an nhân dân trong sạch, vững mạnh” [191]. Tác giả bài tạp chí đã đề cập đến
việc xây dựng, kiện toàn đội ngũ cấp ủy là một nội dung quan trọng nhằm
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy cơ sở trong CAND.
Tác giả khẳng định các cấp ủy đảng trong CAND cần tiếp tục tập trung chỉ
đạo xây dựng, củng cố và kiện toàn các TCCSĐ theo các hướng dẫn của Ban
Tổ chức Trung ương và sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng ủy CATW để tạo sức
chiến đấu mới, tạo chuyển biến tích cực trong lãnh đạo của các TCCSĐ.
Trương Hịa Bình (2006), “Xây dựng chức cơ sở đảng trong sạch, vững
mạnh trong Đảng bộ Công an Trung ương” [43]. Trong bài viết tác giả đưa ra
sự cần thiết phải xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở Đảng bộ CATW,
xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, từ tình hình thế giới, khu vực và
trong nước, từ sự chống phá của kẻ thù và từ những vẫn đề trong nội bộ Đảng
nói chung và các TCCSĐ trong Đảng bộ Cơng an nói riêng. Xuất phát từ vai
trò nhiệm vụ của các TCCSĐ trong Đảng bộ Công an là tham mưu cho Đảng
bộ CATW trong thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng và nhân dân giao phó,
cũng như lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ mà tổ chức mình đảm nhận. Từ
đánh giá tổng quát, tác giả đưa ra năm giải pháp cơ bản nhằm xây dựng các
TCCSĐ ở Đảng bộ CATW trong sạch, vững mạnh.
Lê Quý Vương (2006), “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
chức cơ sở đảng đảng trong Công an nhân dân” [189]. Qua bài viết tác giả đánh



24
giá chất lượng các TCCSĐ được nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu lãnh đạo
thực hiện thắng lợi mọi mặt công tác của cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, trước yêu
cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong tình hình mới ngày càng cao, địi hỏi đảng bộ
Cơng an các cấp phải tăng cường, tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố TCCSĐ
trong CAND trong sạch, vững mạnh có sự thống nhất cao về tư tưởng, mọi hoạt
động của lực lượng CAND đều phải quán triệt, tuân thủ nguyên tắc, điều lệ
Đảng; tăng cường đoàn kết, tập hợp cho được sức mạnh của mọi CBĐV; nêu cao
tinh thần đầu tàu, gương mẫu của mỗi đảng viên trong CAND.
Hà Xuân Đào (2009), “Một số giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng
chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Công an Trung ương” [120]. Trong bài viết
này ngoài việc đánh giá các TCCSĐ trong Đảng bộ CATW đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao, tuy nhiên tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của các
TCCSĐ trong Đảng bộ CATW trên thực tế, những hạn chế đó đang làm cho
TCCSĐ trong Đảng bộ chưa thể hiện hết vai trò, chức trách của mình. Từ
thực trạng đó tác giả đưa ra bẩy giải pháp để củng cố, nâng cao chất lượng
của TCCSĐ trong Đảng bộ CATW.
Nguyễn Trường Sơn (2013), Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch,
vững mạnh ở các doanh nghiệp Quân đội giai đoạn hiện nay [163]. Luận án
tiếp tục khẳng định vị trí, vai trị của TCCSĐ và nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu, xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp
Quân đội. Tác giả đã đưa ra quan niệm, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn TCCSĐ
trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp Quân đội, tổng kết một số kinh
nghiệm xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh ở các doanh nghiệp Quân
đội. Từ đó tác giả đề xuất nội dung, biện pháp đổi mới phương thức lãnh đạo
của TCCSĐ ở các loại hình doanh nghiệp Quân đội hiện nay.
Nguyễn Quang Đông (2020), “Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát của
tổ chức cơ sở đảng ở các đảng bộ trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt

Nam hiện nay”[122]. Luận án đã phân tích tình hình, nhiệm vụ và khẳng định


25
sự cần thiết, cấp bách phải đổi mới công tác KTGS của TCCSĐ ở các đảng bộ
trường sĩ quan Quân đội. Luận án đã đưa ra quan niệm, chỉ rõ mục đích, chủ
thể, lực lượng, nội dung, hình thức, biện pháp, những vấn đề có tính ngun
tắc và tiêu chí đánh giá đổi mới công tác KTGS của TCCSĐ ở các đảng bộ
trường sĩ quan Quân đội. Luận án đã xác định yêu cầu và đề xuất hệ thống các
giải pháp đổi mới công tác KTGS của TCCSĐ ở các đảng bộ trường sĩ quan
Quân đội hiện nay: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực
lượng, trước hết là cấp ủy, UBKT các cấp, người đứng đầu cấp ủy, chi bộ;
tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, cơ quan chức năng cấp trên; xác định
đúng nội dung, đổi mới hình thức, phương pháp KTGS; xây dựng UBKT
đảng ủy cơ sở vững mạnh; phát huy sức mạnh tổng hợp trong đổi mới công
tác KTGS của TCCSĐ ở các đảng bộ trường sĩ quan Quân đội hiện nay.
Nguyễn Ngọc Thắng (2020), “Chất lượng công tác quản lý đảng viên
của các tổ chức cơ sở đảng ở Đảng bộ Bộ Tổng Tham mưu - cơ quan Bộ
Quốc phòng hiện nay”[164]. Luận án đã phân tích tình hình, nhiệm vụ, đặc
điểm cơ quan, đơn vị và khẳng định sự cần thiết, cấp bách phải đựac biệt quan
tâm công tác quản lý đảng viên của các TCCSĐ ở Đảng bộ Bộ Tổng Tham
mưu - cơ quan Bộ Quốc phòng hiện nay và xác định là một nội dung quan
trọng trong xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh. Luận án đã đưa ra quan
niệm, chỉ rõ các yếu tố cấu thành, quy định chất lượng công tác quản lý đảng
viên của các TCCSĐ ở Đảng bộ Bộ Tổng Tham mưu - cơ quan Bộ quốc
phòng. Luận án đã xác định yêu cầu và đề xuất hệ thống các giải pháp nâng
cao chất lượng công tác quản lý đảng viên của các TCCSĐ ở Đảng bộ Bộ
Tổng Tham mưu - cơ quan Bộ quốc phòng hiện nay: tạo chuyển biến về nhận
thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng, trước hết là cấp ủy, chi bộ; tăng
cường sự lãnh đạo của cấp ủy, cơ quan chức năng cấp trên; xác định đúng nội

dung, vận dụng linh hoạt hình thức, biện pháp quản lý; phát huy sức mạnh
tổng hợp trong nâng cao chất lượng công tác quản lý đảng viên của các
TCCSĐ ở Đảng bộ Bộ Tổng Tham mưu - cơ quan Bộ Quốc phòng hiện nay”.


26
Vũ Thành Huyên (2021), “Đổi mới phong cách lãnh đạo của cấp ủy cơ sở
ở đảng bộ trường sỹ quan quân đội hiện nay”[134]. Tác giả bài viết đã khẳng
định sự cần thiết phải. Đồng thời, trên cơ sở phân tích sự tác động của tình
hình, nhiệm vụ, đối tượng lãnh đạo và quán triệt thực hiện yêu cầu xây dựng
cấp ủy, chi bộ ở các đảng bộ trường sỹ quan trong sạch, vững mạnh thời kỳ
mới, tác giả bài viết đã đề xuất một số biện pháp đổi mới phong cách lãnh đạo
của cấp ủy cơ sở ở đảng bộ trường sỹ quan quân đội hiện nay:nâng cao nhận
thức trách nhiệm của các cấp ủy, đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư cấp ủy; bồi
dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ ấp ủy viên, bí thư cấp ủy;xác
định đúng nội dung và đổi mới quy trình lãnh đạo của cấp ủy cơ sở; tăng cường
sự lãnh đạo, chỉ đạo, KTGS của cấp ủy, cơ quan chức năng cấp trên.
Phạm Tiến Dũng (2021), Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
các tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Quân đội theo quan điểm Đại hội lần thứ
XIII của Đảng, Kỷ yếu hội thảo “ Quán triệt, vận dụng quan điểm Đại hội XIII
của Đảng vào nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học ở nhà
trường quân đội”, Học viện Chính trị [83]. Trên cơ sở phân tích sâu sắc tình
hình, nhiệm vụ, nhất là thực trạng xây dựng TCCSĐ trong Đảng bộ Quân đội,
quán triệt chủ trương, phương hướng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ trong văn kiện Đại hội XIII và các
nghị quyết, chỉ thị liên quan, tác giả bài viết đã đề xuất những giải pháp có tính
khả thi nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ trong Đảng
bộ Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới: Tạo chuyển biến mạnh mẽ
nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, cán bộ chủ trì các cấp, đội ngũ CBĐV trong
Đảng bộ Qn đội về vị trí, vai trị của TCCSĐ và sự cần thiết, cấp bách nâng

cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ hiện nay; Củng cố, kiện toàn,
nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của cấp uỷ cơ sở và chi bộ, trước hết là
năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng cơ quan, đơn vị
vững mạnh toàn diện; Xây dựng đội ngũ CBĐV trong Đảng bộ Quân đội thật sự
tiên phong, gương mẫu, có trách nhiệm cao trong cơng việc, có bản lĩnh chính


×