Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHÂT VÀ Ý THỨC ĐỂ LÀM RÕ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG TÍCH CỰC TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.2 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
MÔN: TRIẾT HỌC
~~~~~~*~~~~~~

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI 2: “VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT
BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT
CHÂT VÀ Ý THỨC ĐỂ LÀM RÕ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC
XÂY DỰNG LỐI SỐNG TÍCH CỰC TRONG BỐI CẢNH DỊCH
BỆNH HIỆN NAY”

Học viên thực hiện
Lớp
Mã học viên
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:

Nông Thị Thu Hương
ThsYTCC K25-7B
MPH 2131051
TS. Ngô Văn Hưởng

Sơn La, năm 2022


2



DANH MỤC
I. MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
II. NỘI DUNG, LÝ LUẬN CHUNG..................................................................2
1. Vật chất........................................................................................................2
1.1. Định nghĩa..............................................................................................2
1.2. Phân tích.................................................................................................2
2. Ý thức...........................................................................................................3
2.1. Định nghĩa..............................................................................................3
2.2. Phân tích.................................................................................................3
2.3. Bản chất của ý thức................................................................................5
2.4. Vai trị của ý thức....................................................................................5
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và ý nghĩa phương pháp luận rút
ra từ mối quan hệ đó.......................................................................................6
3.1. Vai trị quyết định của vật chất đối với ý thức........................................7
3.2. Sự tác động trở lại của vật chất đối với ý thức......................................7
3. 3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức...8
4. Vận dụng vào việc xây dựng lối sống tích cực trong bối cảnh dịch bệnh
hiện nay............................................................................................................9
4.1. Thực tế khách quan................................................................................9
4.2. Phát huy tính năng động chủ quan.........................................................9
III. KẾT LUẬN..................................................................................................11


3

I. MỞ ĐẦU
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát khắp toàn cầu trong vịng hai năm nay và
nó đã gieo rắc rất nhiều bi thương, mất mát cho nhân loại. Thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những xáo trộn, thay đổi và khó khăn

kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Covid-19 không chỉ mang đến những bất
an về sức khỏe, xáo trộn trong cuộc sống, mà cịn là cơ hội để chúng ta nhìn lại,
sống tích cực hơn và nhận ra những giá trị tích cực của cuộc sống.
Từ thực tế bối cảnh dịch bệnh hiện nay tôi chọn đề tài “Vận dụng quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa biện chứng giữa vật
chất và ý thức để làm rõ tầm quan trọng của việc xây dựng lối sống tích cực
trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay” làm đề tài tiểu luận để tìm hiểu sâu hơn và kĩ
hơn về Triết học Mác - Lênin phần chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cụ thể hơn,
đó là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức. Mặt khác, tơi cũng muốn
góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào cơng cuộc xây dựng lối sống tích
cực trong bối cảnh dịch bệnh mà nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin.
Đó là, mọi sách lược, chiến lược của chúng ta phải được xuất phát từ thực tế
khách quan, phát huy được tính năng động chủ quan và đồng thời chống chủ
quan duy ý chí. Trong q trình làm bài và phân tích sẽ khơng tránh được
những sai sót, kính mong thầy cơ góp ý để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
II. NỘI DUNG, LÝ LUẬN CHUNG
1. Vật chất
1.1. Định nghĩa
Vật chất là một phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác củ chúng ta chụp lại, chép
lại, phản ánh và tồn tại khơng lệ thuộc vào cảm giác.
1.2. Phân tích
Cách định nghĩa: Phạm trù vật chất la phạm trù rộng, mà cho đến nay,
thực ra nhận thức luận chưa qua được. Khi định nghĩa phạm trù này khơng thể
quy nó về vật thể hoặc một thuộc tính cụ thể nào đó, cũng không thể quy về
phạm trù rộng hơn phạm trù vật chất. Do vậy chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật
chất trong quan hệ với ý thứcm phạm trù đối lập với nó và trong quan hệ ấy, vật
chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai.
Trong định nghĩa này, Lênin phân biệt hai vấn đề:



4
- Thứ nhất: cần phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các
quan niệm về khoa học tự nhiên về cấu tạo và các thuộc tính cụ thể của các đối
tượng, các dạng vật chất khác nhau. Vật chất với tư cách là phạm trù triết học nó
chỉ vật chất nói chung, vơ hạn, vơ tận, còn các đối tượng, các dạng vật chất khoa
học cụ thể nghiên cứu đều có giới hạn. Vì vậy, khơng thể quy vật chất nói chung
về vật thể, khơng thể đồng nhất vật chất nói chung với các dạng cụ thể của vật
chất như các nhà triết học duy vật trong lịch sử Cổ đại và Cận đại.
-Thứ hai: là trong nhận thức luận, khi vật chất đối lập với ý thức, cái quan
trọng để nhận biết vật chất là thuộc tính khách quan. Khách quan theo Lênin là
“cái đang tồn tại độc lập với loài người và với cảm giác của con người”. Trong
đời sống xã hội, “ vật chất là cái tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức xã
hội của con người”. Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất chính là “ thực
tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người và được con người phản
ánh”.
Như vậy, định nghĩa phạm trù vật chất của Lênin bao gồm những nội
dung cơ bản sau:
+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngồi ý thức và khơng phụ thuộc
vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người nhận thức được hay chưa nhận thức
được.
+ Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi gián tiếp hay trực tiếp
tác động lên giác quan của con người.
+ Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh vật chất.
2. Ý thức
2.1. Định nghĩa
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người
và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất”. Ý
thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ
có ở con người.

2.2. Phân tích
- Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý
cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngơn ngữ những gì con
người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.
- Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song
song với phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất
khách quan vào bộ óc con người và có sự cái biến và sáng tạo. Ý thức có mối
quan hệ hữu cơ với vật chất”.


5
- Nguồn gốc của ý thức:
+ Nguồn gốc tự nhiên của ý thức có hai yếu tố khơng thể tách rời nhau
là bộ óc con người và thế giới bên ngồi tác động lên óc người.
Bộ óc người: Bộ óc người là một dạng vật chất sống đặc biệt, có tổ chức
cao, trải qua q trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật – xã hội. Ý thức là thuộc
tính của riêng dạng vật chất này. Ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ óc
người, nên khi óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức khơng diễn ra bình thường
hoặc rối loạn.
Sự tác động của thế giới bên ngồi lên bộ óc người: Phản ánh là sự tái
tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác
trong quá trình tác động qua lại giữa chúng. Nói một cách dễ hiểu, phản ánh
chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái gì đó. Chép lại lời nói ra giấy là sự
phản ánh. Chụp một bức ảnh cũng là sự phản ánh. Thuộc tính phản ánh của óc
người được gọi riêng bằng phạm trù “ý thức”. Đó là sự phản ánh, sự tác động
của thế giới bên ngoài vào bộ óc con người.
+ Nguồn gốc xã hội: Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan trọng nhất
cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Đó là lao động, tức
là Ý thức xã hội và ngơn ngữ.
Lao động: Thơng qua lao động, hay cịn gọi là hoạt động Ý thức, nhằm

cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được, biết được
nhiều bí mật về thế giới đó, mới có ý thức về thế giới này. Nhưng khơng phải tự
nhiên mà thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người để con người có ý
thức. Ý thức có được chủ yếu là do con người chủ động tác động vào thế giới
khách quan để cải tạo, biến đổi nó nhằm tạo ra những sản phẩm mới. Nhờ chủ
động tác đôgj vào thế giưới khách quan, con người bắt những đối tượng trong
hiện thực (núi, rừng, sống, sắt đồng…) phải bộc lộ những thuộc tính , kết cấu,
quy luật của mình. Những bộc lộ này tác động vào bộ óc để hình thành ý thức .
Ngơn ngữ: Theo C. Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện
thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngơn ngữ, con người khơng thể có ý thức.
Ngơn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời là cơng cụ của tư duy.
Nhờ có ngơn ngữ, con người mới có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, tức là
diễn đạt những khái niệm, phạm trù, để suy nghĩ, tách mình khỏi sự vật cảm
tính.Cũng nhờ ngơn ngữ, kinh nghiệm, hiểu biết của con người được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người. Ý
thức là hình ảnh của sự vật được thực hiện ở trong bộ óc con người. Nhưng đây
là sự phản ánh năng động, sáng tạo; sự phản ánh có chọn lọc, phản ánh cái cơ


6
bản nhất mà con người quan tâm; là sự phản ánh khơng ngun vẹn mà cịn
được cải biến trong bộ óc con người. Phán ánh của ý thức có thể là phản ánh
vượt trước hiện thức, có thể dự báo được xu hướng biến đổi của thực tiễn; ý thức
là ý thức của con người nhưng con người là con người hiện thực của một xã hội
cụ thể. Do vậy, ý thức luôn mang bản chất xã hội.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách
quan vào bộ não con người thông qua ý thức, nên bản chất của ý thức là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.
2.3. Bản chất của ý thức

Trong lịch sử triết học, triết học duy tâm quan niệm ý thức là một thực thể
độc lập, là thực tại duy nhất, từ đó cường điệu tính năng động của ý thức đến
mức coi ý thức sinh ra vật chất chứ không phải là sự phản ánh của vật chất.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách
quan vào bộ não con người thông qua Ý thức, nên bản chất của ý thức là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa
là nội dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình
ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần chứ khơng phải là hình ảnh vật lý, vật chất
như chủ nghĩa duy vật tầm thường quan niệm.
- Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cùng có
nghĩa là ý thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới.
- Quan điểm trên của triết học Mác về nguồn gốc và bản chất của ý thức
hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy tâm coi ý thức, tư duy là cái có trước, sinh
ra vật chất và chủ nghĩa duy vật tầm thường coi ý tức là một dạng vật chất hoặc
coi ý thức là sự phản ánh giản đơn, thụ động về thế giới vật chất.
2.4. Vai trò của ý thức
- Khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý
thức, còn ý thức chỉ là sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan trong nhận
thức và hành động của con người thì phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn
trọng và hành động theo hiện thực khách quan.
- Khẳng định ý thức có vai trị tích cực trong sự tác động trở lại đối với
vật chất, phép biện chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động Ý
thức con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khánh quan một cách
chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động.


7
- Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân
tố con người để tác động, cải tổ thế giới khánh quan, đồng thời phải khắc phục

bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại.
- Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu Ý thức quy
định. Nhu cầu đó địi hỏi chủ thể phản ánh phải hiệu được cái được phản ánh.
Trên cơ sở đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày
càng phản ánh đúng đắn hơn hiện thực khách quan, Song, sự sáng tạo của ý thức
là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh.
- Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dự trên hoạt
động Ý thức và là sản phẩn của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan
hệ xã hội, bản chất của ý thức là có tính xã hội.
- Ý thức là sự phản ánh, là cái phản ánh; còn hiện thực khách quan (vật
chất) là cái được phản ánh. (Mác: “ý thức khơng bao giờ có thể là cái gì khác
hơn là sự tồn tại được ý thức”(T3,37). Ý thức là cái phản ánh hiện thực khách
quan, nhưng lại thuộc phạm vi chủ quan, khơng có tính vật chất. Vì vậy, khơng
được coi ý thức là một hiện tượng vật chất, vì nếu như vậy thì sẽ lẫn lộn giữa vật
chất và ý thức, làm mất ý nghĩa của đối lập giữa vật chất và ý thức, từ đó dẫn
đến làm mất đi sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách năng động: bởi vì
ý thức phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình con người tác động cải tạo
thế giới (chứ không phải là thụ động chờ đợi sự tác động của hiện thực khách
quan), chính trong q trình đó, hiện thực khách quan phải bộc lộ ra những
thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động thành những hiện tượng
nhất định, và các hiện tượng ấy tác động vào bộ óc người, thơng qua hoạt động
của bộ não người mà hình thành nên ý thức.
- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách sáng tạo: bởi vì,
trên cơ sở những cái đã có, yt có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng
tượng ra những cái khơng có trên thực tế, có thể tạo ra những huyền thoại,
những giả thuyết, lý thuyết khoa học, thậm chí có thể tiên tri, tiên đốn, dự báo
tương lai,…(VD. Hồ Chí Minh tiên đoán ngày độc lập; Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Phạm Lãi,…thực ra là xuất phát từ những tri thức nhất định để suy luận - nhất
diệp tri thu).

- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan:
Nghĩa là ý thức là hình ảnh về giới khách quan, hình ảnh ấy bị giới khách
quan quy định cả về nội dung và hình thức biểu hiện, nhưng nó khơng cịn y
ngun như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thơng qua lăng kính chủ quan
(tâm tư, nguyện vọng, trình độ,…) của con người.


8
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và ý nghĩa phương pháp luận
rút ra từ mối quan hệ đó
Vai trị quyết định của vật chất đối với ý thức :Vật chất có trước, ý thức có sau;
vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức.

- Vật chất có trước, ý thức có sau: bởi vì ý thức là sản phẩm, là thuộc tính
của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người nên chỉ khi có con
người thì mới có ý thức. Điều đó cũng có nghĩa là vật chất là cái có trước, ý thức
là cái có sau.
- Vật chất là nguồn gốc của ý thức: ý thức được hình thành từ nguồn gốc
tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan tác động lên bộ óc) và nguồn gốc
xã hội (lao động, ngôn ngữ) đều là vật chất và những dạng tồn tại cụ thể của nó.
Do vậy, vật chất là nguồn gốc của ý thức.
- Vật chất quyết định ý thức:
+ Vật chất quyết định nội dung của ý thức: bởi vì ý thức chỉ là sự phản
ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cho nên nội
dung của nó lệ thuộc vào đối tượng phản ánh, tức thế giới khách quan, do thế
giới khách quan quyết định.
+ Vật chất quyết định các hình thức biểu hiện và mọi sự biến đổi của ý
thức: bởi vì mọi sự vận động và các hình thức biểu hiện của ý thức đều bị các
yếu tố của lĩnh vực vật chất quy định, đó là các quy luật sinh học, quy luật khách
quan của xã hội và môi trường sống (môi trường sống thay đổi thì ý thức sẽ thay

đổi).
3.2. Sự tác động trở lại của vật chất đối với ý thức
- Ý thức có thể tác động trở lại vật chất, nhưng tự bản thân ý thức không
thể tác động trở lại vật chất, sự tác động đó phải thơng qua hoạt động thực tiễn
của con người.
- Sự tác động đó là một q trình biện chứng, thơng qua các khâu:
+ Ý thức trang bị cho con người tri thức về đối tượng cần cải tạo, cần tác
động, tức thế giới khách quan.
+ Trên cơ sở những tri thức đó, con người xác định mục tiêu, đề ra
phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, phương tiện,…để
thực hiện mục tiêu của mình, cải biến hiện thực khách quan.
- Mức độ tác động trở lại của ý thức đối với vật chất tùy thuộc vào năng
lực của con người, do vậy sự tác động đó có thể diễn ra theo 2 hướng:
+ Tích cực:


9
Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có ý chí,… thì hành
động của con người phù hợp với quy luật khách quan, cải biến thế giới khách
quan theo hướng tích cực, có lợi cho con người.
+ Tiêu cực:
Nếu con người nhận thức sai, ý thức không phản ánh đúng hiện thực
khách quan, . thì chắc chắn sẽ hành động ngược quy luật khách quan, có tác
dụng tiêu cực đối với hiện thực khách quan.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có
thể quyết định hành động của con người, quyết định sự đúng sai, thành bại của
hoạt động thực tiễn.
3.3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức
- Phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan:

Nghĩa là, trong nhận thức và hành động, con người phải tôn trọng hiện
thực khách quan, tuân theo các quy luật khách quan, xuất phát từ thực tế khách
quan để đề ra các chủ trương, đường lối; đồng thời phải dựa trên cơ sở thực tế
khách quan để kiểm nghiệm, đánh giá các chủ trương, đường lối đó. Nói cách
khác, chúng ta phải lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của
mình.
- Phát huy tính năng động chủ quan:
Nghĩa là phát huy vai trị tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức, của
nhân tố con người.
Để phát huy tính năng động chủ quan, địi hỏi con người phải tơn trọng và
biết làm chủ tri thức khoa học, truyền bá tri thức đó vào trong quần chúng nhân
dân để nó dẫn dắt quần chúng; đồng thời, đòi hỏi mỗi người phải biết tự giác tu
dưỡng, rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan tiến bộ và nâng cao ý
chí, nghị lực trong hoạt động thực tiễn.
Chỉ khi nào tri thức khoa học gắn với nhân sinh quan tiến bộ thì mới có
thể làm cho ý thức phát huy vai trị tích cực trong q trình cải biến hiện thực.
Nhận thức rõ vai trị tích cực của ý thức, của nhân tố chủ quan, Đáng ta đã
xác định, trong thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay, phải “lấy việc
phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền
vững” (VKĐH8, tr. 85), đồng thời phải “khơi dậy trong nhân dân lịng u
nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam.


10
- Phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, tức là khắc
phục tình trạng khơng tơn trọng quy luật khách quan, lấy ý chí áp đặt cho thực
tế, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược, lấy ý muốn chủ
quan làm chính sách,…
Đây là căn bệnh mà Đảng ta đã mắc phải (“Đảng đã phạm sai lầm chủ
quan duy ý chí vi phạm quy luật khách quan” – Cương lĩnh 91, tr. 4 ). Từ đó

Đảng đã rút ra bài học: mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ
thực tế, phải tôn trọng quy luật khách quan (Cương lĩnh 91, tr. 5).
- Phải phòng, chống và khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thụ động và bệnh
kinh nghiệm chủ nghĩa, coi thường tri thức khoa học, coi thường lý luận trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn.
4. Vận dụng vào việc xây dựng lối sống tích cực trong bối cảnh dịch
bệnh hiện nay
4.1. Thực tế khách quan
- Đại dịch COVID-19 ghi nhận ca bệnh đầu tiên ngày 29/12/2019 tại Vũ
Hán (Trung Quốc). Ngày 31/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố đây là đại
dịch. Đến nay sau gần 02 năm, đại dịch COVID-19 đã lây lan đến 223 quốc gia,
vùng lãnh thổ với trên 240 triệu ca mắc và 4,9 triệu ca tử vong.
- Kể từ cuối tháng 3 năm 2021, thế giới ghi nhận làn sóng dịch bùng phát
mạnh tại nhiều quốc gia do biến chủng Delta, nhất là tại Ấn độ và các quốc gia
khu vực Đông Nam Á. Số ca mắc và tử vong do biến chủng này gây ra khoảng
80% tổng số mắc và tử vong trước đó. Cùng với sự lây lan của biến chủng Delta,
số ca mắc mới mỗi ngày trên toàn cầu tăng 44,5%, từ khoảng 400.000 ca/ngày
vào giữa tháng 10/2021 lên hơn 578.000 ca trong ngày (tháng 11/2021).
- Hiện nay dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Để ứng phó dịch
bệnh, ngày 11/10/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định
tạm thời “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Bộ
Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 4800/QĐ-BYT hướng dẫn thực hiện Nghị
quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.
4.2. Phát huy tính năng động chủ quan
- Phát huy vai trị tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức, của nhân tố
con người, tôn trọng và biết làm chủ tri thức khoa học. Đảng ta đã lãnh đạo chỉ
đạo, luôn lắng nghe tiếng nói và tâm trạng của nhân dân; chỉ đạo sát sao, quyết
liệt, chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để phòng,
chống, ngăn chặn dịch bệnh. Tư tưởng nhất quán, xuyên suốt "chống dịch như
chống giặc", kiên định thực hiện mục tiêu kép phòng, chống dịch hiệu quả đồng

thời phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đã huy động
được sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.


11
- Vận dụng trên cơ sở thực tế, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
128/NQ-CP quy định tạm thời “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả
dịch COVID-19”, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 4800/QĐ-BYT
hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ để đảm bảo thực
hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa pát triển kinh tế, và lấy tính
mạng, sức khoẻ của nhân dân làm gốc, toàn hệ thống chính trị tập trung cao nhất
cho cơng tác phịng, chống dịch Covid-19 với tinh thần "chống dịch như chống
giặc". Chủ động các phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó với mọi tình
huống; tuyệt đối khơng được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, thoả mãn với những
kết quả bước đầu đạt được. Tiếp tục chỉ đạo sát sao, chặt chẽ và triển khai các
giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả, công tác chống dịch. Tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã
hội, bảo đảm triệt để tiết kiệm chi ngân sách, bảo đảm đầy đủ nguồn lực cho
phịng, chống dịch, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế,
chính sách, để hỗ trợ, duy trì, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; không để gián đoạn
sản xuất; tiếp tục phát huy các cơ chế, chính sách, các giải pháp, các việc làm
tình nghĩa để hỗ trợ có hiệu quả, thiết thực hơn đối với công nhân, người lao
động, người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; …
- Thực tiễn đã khẳng định sức mạnh và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng
trong cơng tác phịng, chống dịch Covid-19, cần sự chung tay của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta. Hơn bao giờ hết là sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị
và niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng sẽ góp phần tăng thêm sức
mạnh to lớn giúp vượt qua đại dịch, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu
phát triển kinh tế xã hội của đất nước
- Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, trong lãnh đạo, chỉ

đạo triển khai cơng tác phịng chống dịch, sự đồng thuận, iungr hộ tin tưởng của
người dân, đến nay dịch đã cơ bản được kiểm sốt trên phạm vi tồn quốc, việc
triển khai áp dụng trên cơ sở thực tiễn, linh hoạt phù hợp với thực tế, các hoạt
động xã hội trở lại bình thường, người dân giao lưu đi lại bình thường, kinh tế từng
bước được khơi phục và phát triển.
- Trong cơng cuộc chống dịch đặc biệt trong tình trạng dịch bệnh đang
bùng phát mạnh mẽ trong triển khai thực hiện cũng có những sai lệch về cách
phịng chống dịch như một số địa phương đã áp dụng các biện pháp mạnh, thái
quá để triển khai phòng chống dịch…Tuy nhiên chúng ta khơng bảo thủ, thụ
động mà đã nhìn nhận vào thực tiễn, khắc phục kịp thời những sai lệch. Nhờ đó
cơng tác phịng chống dịch đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của người dân.
Tuy diễn biến của dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, Dịch bệnh tác động nghiêm
trọng đến sức khoẻ, đời sống và ảnh hưởng sâu sắc mọi mặt kinh tế - xã hội, tác
động tiêu cực đến việc làm, kinh tế và tâm lý của người dân. Tuy nhiên với sự
vào cuộc, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình dịch bệnh đến nay vẫn


12
trong tầm kiểm soát. Việc chuyển từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung
an toàn với dịch bệnh, nỗ lực tăng cường bảo phủ vắc xin phấn đấu đạt các mục
tiêu đề ra bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, khơi phục, phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an tồn xã hội; chuyển hướng chiến
lược phịng, chống dịch sang “thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả
dịch COVID-19” đang từng bước đạt được những kết quả tích cực.
III. KẾT LUẬN
Để duy trì thành quả chống dịch, việc vận dụng quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa biện chứng giữa vật chất và ý thức để
làm rõ tầm quan trọng của việc xây dựng lối sống tích cực trong bối cảnh dịch
bệnh hiện nay là vô cùng quan trọng.
Với những biến động trước tình hình kinh tế , dịch bệnh ngày càng phức

tạp đòi hỏi đảng và nhà nước phải kiên trì giữ vững lịng tin , quyết tâm klhắc
phục khó khăn, đồng thời phải ln tỉnh táo nhạy bén, thích ứng kịp thời với
thực tế biến đổi từng ngày từng giờ.
Quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, và tư tưởng Hồ
Chí Minh, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nghiên cứu
và quản lý kinh tế, phát huy mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong cơng
cuộc đổi mới, khôi phục kinh tế sau dịch bệnh, nhất định đảng và nhà nước sẽ
ln có được sự đồng thuận ủng hộ và tin tưởng của người dân. Kinh tế sẽ dần
phục hồi và phát triển như mong đợi, từ đó nâng cao vị trí của Việt Nam trên
chính trường Quốc tế, góp phần củng cố sự ổn định về kinh tế, chính trị của đất
nước.



×