Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và xét nghiệm của 71 trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu do E.Coli tại Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.24 KB, 6 trang )

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LẦN THỨ XV HỘI TIẾT NỆU-THẬN HỌC VN; LẦN THỨ VII VUNA-NORTH,2021

3.

4.

5.

6.

7.

1257–1263.
Miernik A., Wilhelm K., Ardelt P.U., et al.
(2012). Standardized flexible ureteroscopic
technique to improve stone-free rates.
Urology, 80(6), 1198–1202.
Shigemura K., Yasufuku T., Yamanaka K.,
et al. (2012). How long should double J stent
be kept in after ureteroscopic lithotripsy?.
Urol Res, 40(4), 373–376.
Zhang J., Xu C., He D., et al. (2016).
Flexible ureteroscopy for renal stone without
preoperative ureteral stenting shows good
prognosis. PeerJ, 4, e2728.
Ambani S.N., Faerber G.J., Roberts W.W.,
et al. (2013). Ureteral stents for impassable
ureteroscopy. J Endourol, 27(5), 549–553.
Ito H., Sakamaki K., Kawahara T., et al.

(2015). Development and internal validation


of a nomogram for predicting stone‐free
status after flexible ureteroscopy for renal
stones. BJU Int, 115(3), 446–451.
8. Skolarikos A., Gross A.J., Krebs A., et al.
(2015).
Outcomes
of
flexible
ureterorenoscopy for solitary renal stones in
the CROES URS global study. J Urol, 194(1),
137–143.
9. Lumma P.P., Schneider P., Strauss A., et
al. (2013). Impact of ureteral stenting prior to
ureterorenoscopy on stone-free rates and
complications. World J Urol, 31(4), 855–859.
10. Chu L., Sternberg K.M., and Averch T.D.
(2011). Preoperative stenting decreases
operative time and reoperative rates of
ureteroscopy. J Endourol, 25(5), 751–754.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM CỦA
71 TRƯỜNG HỢP NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU DO E.COLI
TẠI BỆNH VIỆN SẢN - NHI NGHỆ AN
Lê Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Ngọc Sáng2, Hồ Hữu Thọ3
TĨM TẮT

17

Mục tiêu: Mơ tả một số đặc điểm dịch tễ học
lâm sàng và xét nghiệm của nhiễm khuẩn tiết

niệu (NKTN) do E.coli ở trẻ em.
Đối tượng: 71 bệnh nhi từ 2 tháng đến 15
tuổi bị NKTN do E.coli vào điều trị tại bệnh viện
Sản - Nhi Nghệ An từ tháng 6/2018 đến tháng
Trường Đại học Y khoa Vinh
Đại học Y Dược Hải Phòng
3
Học viện Quân y
Liên hệ tác giả: Nguyễn Ngọc Sáng
Email:
Ngày nhận bài: 6/8/2021
Ngày phản biện: 23/8/2021
Ngày duyệt bài: 25/8/2021
1
2

124

12/2020. Phương pháp: Mô tả tiến cứu một loạt
ca bệnh.
Kết quả: NKTN do E.coli ở trẻ từ 2 tháng
đến dưới 5 tuổi chiếm 81,7%, từ 5 tuổi đến 10
tuổi chiếm 9,8% và trên 10 tuổi là 8,5%. Tỷ lệ nữ
59,2%, nam 40,8%. Triệu chứng lâm sàng: sốt >
39,50C (3,8%), sốt 38,50C - 39,40C (23,9%). Rối
loạn tiểu tiện (91,5%) bao gồm đái đục (53,5%),
đái buốt (30,9%), đái máu (23,9%), đái rắt
(33,8%). Xét nghiệm máu: Bạch cầu 15,1 ± 6,3 x
109/l, CRP 50,58 ± 10,8 mg/l. Bạch cầu niệu
dương tính 100%. E.coli sinh ESBL 63,2 %,

E.coli đề kháng lại các kháng sinh: Ampicillin
(97,1%), cefotaxim (66,7%), ceftazidim (65,2%),
cefepim (59,7%). Kháng sinh còn nhạy cảm cao


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 509 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2021

SUMMARY
CHARACTERISTICS OF CLINICAL
EPIDEMIOLOGY AND LABORATORY
OF 71 CHILDREN WITH URINARY
TRACT INFECTIONS CAUSED BY
E.COLI AT NGHE AN OBSTETRIC PEDIATRIC HOSPITAL

(23.9%). Blood test: WBC 15.1 ± 6.3 x 109/l,
serum CRP 50.58 ± 10.8 mg/l. Urinary
leukocytes were 100% positive. E.coli that
produced ESBL presented in 63.2% of cases.
E.coli resisted Ampicillin (97.1%), cefotaxime
(66.7%), ceftazidime (65.2%), cefepime (59.7%).
Antibiotics that were highly effective against
E.coli were ciprofloxacin (65.7%), amikacin
(95.5%),
piperacillin/tazobactam
(85.3%),
imipenem (92.9%) and meropenem (91.4%).
Conclusion: Urinary tract infection caused by
E.coli was common in children aged under 5
years. Common clinical symptoms were fever
and urinary disorders. Urinary leukocytes were

found in all cases. E.coli resisted ampicillin,
ceftazidime, cefepime but was highly sensitive to
ciprofloxacin, amikacin, piperacillin/tazobactam,
imipenem, and meropenem.
Keywords: urinary tract infection, E.coli,
children.

Objective: To describe some characteristics
of clinical epidemiology and laboratory of
children with urinary tract infection caused by
E.coli.
Subject: 71 patients aged from 2 months to
15 years with urinary tract infection caused by
E.coli in Nghe An Obstetric and Pediatric
Hospital from 06/2018 to 12/2020. Method: Case
series study.
Results: Children with urinary tract infection
caused by E.coli aged from 2 months to under 5
years accounted for 81.7%, those aged from 5
years to 10 years accounted for 9.8%, and those
aged over 10 years accounted for 8.5%. 59.2% of
cases were girls, and 40.8% were boys. The
clinical symptoms: high fevers with a
temperature above 39.50C (3.8%) and mild fever
with a temperature from 38.50C to 39.40C
(23.9%). Urinary disorders accounted for 91.5%,
including cloudy urine (53.5%), painful urination
(30.9%), leaky urination (33.8%), and hematuria

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là bệnh
thường gặp ở trẻ em, đứng thứ 3 sau nhiễm
trùng hô hấp và tiêu hóa, nếu khơng được
phát hiện và điều trị sớm có thể để lại nhiều
biến chứng và di chứng khi trưởng thành.
Các nghiên cứu trong nước [1], [3], [4], [5]
và ngoài nước [7], [8], [9], [10] đều chỉ ra
rằng vi khuẩn gây NKTN chủ yếu ở trẻ em là
E.coli. Tuy nhiên, các nghiên cứu [7], [8],
[10] cho thấy E.Coli đã kháng lại nhiều
kháng sinh. NKTN do E.coli tại bệnh viện
Sản - Nhi Nghệ An có đặc điểm dịch tễ học
lâm sàng, xét nghiệm như thế nào? Tình
trạng kháng kháng sinh của E.coli ra sao? là
những câu hỏi rất cần lời giải đáp. Vì vậy,
chúng tơi tiến hành đề tài này nhằm mục
tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học lâm
sàng và xét nghiệm của NKTN do E.coli ở
trẻ 2 tháng đến 15 tuổi vào điều trị tại bệnh

với E.coli là ciprofloxacin (65,7%), amikacin
(95,5%),
piperacillin/tazobactam
(85,3%),
imipenem (92,9%) và meropenem (91,4%).
Kết luận: NKTN do E.coli thường gặp ở trẻ
dưới 5 tuổi. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt,
rối loạn tiểu tiện. Xét nghiệm nước tiểu thấy
bạch cầu niệu dương tính 100%. E.coli đã kháng
lại ampicillin, cefotaxim, ceftazidim nhưng còn

nhạy cảm cao với ciprofloxacin, amikacin,
piperacillin, imipenem, meropenem.
Từ khóa: Nhiễm khuẩn tiết niệu, E.coli, trẻ
em.

125


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LẦN THỨ XV HỘI TIẾT NỆU-THẬN HỌC VN; LẦN THỨ VII VUNA-NORTH,2021

viện Sản Nhi tỉnh Nghệ An từ 06/2018 đến
12/2020.
Chúng tôi hy vọng với kết quả thu được
sẽ góp phần vào việc chẩn đốn và điều trị
bệnh NKTN do E.coli, một bệnh thường gặp
ở trẻ em nước ta.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 71 bệnh nhi từ 2 tháng đến 15 tuổi
được chẩn đoán NKTN do E.coli vào điều trị
tại bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An từ 06/2018
đến 12/2020. Tiêu chuẩn chẩn đoán NKTN
do E.coli: chủ yếu dựa vào xét nghiệm nước
tiểu có bạch cầu niệu (+) và vi khuẩn E.coli
≥ 105 khuẩn lạc/ ml khi cấy nước tiểu giữa
dòng. Tiêu chuẩn loại trừ: NKTN do E.coli ở
trẻ < 2 tháng tuổi, NKTN không phải do
E.coli hay NKTN do E.coli phối hợp thêm vi
khuẩn khác.


2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả tiến cứu một
loạt ca bệnh.
Cách chọn mẫu thuận tiện: Lấy toàn bộ
bệnh nhi bị NKTN do E.coli từ 06/2018 đến
12/2020. Phương pháp xét nghiệm nước tiểu
và làm kháng sinh đồ (KSĐ): Xét nghiệm
nước tiểu bằng que nhúng Multistix và đọc
kết quả trên máy phân tích nước tiểu 10
thơng số Model cliniteck-50 của hãng Bayer.
Khi có bạch cầu và/hoặc nitrit (+), mẫu nước
tiểu đó sẽ được đem soi tươi và soi cặn sau
ly tâm. Những bệnh nhân có bạch cầu niệu
(+) thì được lấy nước tiểu giữa dòng vào ống
nghiệm đã hấp tiệt trùng để nuôi cấy, phân
lập vi khuẩn gây bệnh và làm KSĐ tại khoa
vi sinh bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An, theo
qui trình của tổ chức Y tế thế giới.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng
Một số đặc điểm dịch tễ học
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của đối tượng nghiên cứu:
Thông số
Số bệnh nhi
Tỉ lệ %
Tuổi (năm)
<5
58

81,7
5 – 10
7
9,8
11 – 15
6
8,5
Giới
Nam
29
40,8
Nữ
42
59,2
Địa dư
Nông thôn
45
63,4
Thành thị
26
36,6
Bảng 1 cho thấy NKTN do E.coli gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Số trẻ nữ mắc chiếm tỉ
lệ cao hơn so với nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỉ lệ trẻ mắc bệnh sống ở
nông thông nhiều hơn thành thị (p<0,05)
126


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 509 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2021

Biểu hiện lâm sàng:

Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu:
Thông số
Số bệnh nhi
Tỉ lệ %
0
Nhiệt độ ( C)
< 37,5
25
35,2
37,5-38,4
27
38,0
38,5 - 39,5
17
23,9
> 39,5
2
3,8
Rối loạn tiểu tiện
Đái đục
38
53,5
Đái rắt
24
33,8
Đái buốt
22
30,9
Đái máu
17

23,9
Không
6
8,5
Bảng 2 cho thấy phần lớn bệnh nhi có sốt.
+ Bạch cầu trung tính: Có 42 trẻ (73,7 %)
Rối loạn tiểu tiện cũng là một triệu chứng tăng.
thường gặp, trong đó thường gặp nhất là đái
- CRP huyết thanh: Có 56 bệnh nhi
đục, đái rắt, đái buốt.
(78,9%) tăng > 10 mg/l, CRP huyết thanh
3.2. Biểu hiện xét nghiệm
trung bình là 50,58 ± 10,8 mg/l.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu của bệnh nhi cho thấy xu
+ Số lượng bạch cầu: 43 trẻ (60,6%) biểu hướng tăng số lượng bạch cầu và bạch cầu
hiện tăng, số lượng bạch cầu trung bình trong đa nhân trung tính. Định lượng CRP huyết
nghiên cứu là 15,1 ± 6,3 x 109/l với số bạch thanh tăng ở phần lớn trẻ.
cầu thấp nhất là 4,4 x 109/l và cao nhất là
Xét nghiệm nước tiểu
9
37,7 x 10 /l.
Bảng 3: Bạch cầu, hồng cầu và nitrit niệu của các đối tượng nghiên cứu
Thông số
Số bệnh nhân (n=71)
+
11
++
13
Bạch cầu niệu

+++
31
Rất nhiều
16
(-)
21
(+)
26
Hồng cầu niệu
(++)
12
(+++)
12
(-)
29
Nitrit niệu
(+)
41
> (+)
1

Tỷ lệ (%)
15,5
18,3
43,7
22,5
29,6
36,6
16,9
16,9

40,8
57,8
1,4

127


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LẦN THỨ XV HỘI TIẾT NỆU-THẬN HỌC VN; LẦN THỨ VII VUNA-NORTH,2021

Bảng 3 cho thấy đa số bệnh nhân có bạch cầu niệu nhiều. Ngồi ra cịn gặp nitrit niệu và
hồng cầu niệu dương tính ở một số trường hợp.
Vi khuẩn niệu: Trong số 71 bệnh nhi có E.coli dương tính, 68 trường hợp được thử
enzym Beta lactamase phổ rộng (ESBL). Kết quả có 43 (63,2%) trường hợp ESBL dương
tính và 25 (36,8%) trường hợp âm tính.
Bảng 4: Sự nhạy cảm của E.coli với kháng sinh trên kháng sinh đồ
Nhạy cảm
Trung gian
Kháng
Số bệnh nhân
Kháng sinh
làm KSĐ
n (%)
n (%)
n (%)
Ampicillin
70
2(2,9)
68(97,1)
Piperacillin
68

58(85,3)
4(5,9)
6(8,8)
Cefotaxim
66
21(31,8)
1(1,5)
44(66,7)
Ceftazidim
66
23(31,8)
43(65,2)
Cefepim
62
25(40,3)
37(59,7)
Imipenem
70
65(92,9)
5(7,1)
Meropenem
70
64(91,4)
1(1,4)
5(7,1)
Amikacin
67
64(95,5)
3(4,5)
Gentamicin

70
47(67,1)
23(32,9)
Ciprofloxacin
70
46(65,7)
3(4,3)
21(30)
Bảng 4 cho thấy E.coli đề kháng cao với ampicillin, cefotaxim, ceftazidim nhưng còn nhạy
cảm với amikacin, piperacillin/tazobactam, imipenem và meropenem.
IV. BÀN LUẬN
4.1. Về đặc điểm dịch tễ lâm sàng
Tuổi: Nghiên cứu của chúng tôi thấy lứa
tuổi hay mắc bệnh nhất là dưới 5 tuổi với tỷ
lệ 81,7%. Các tác giả nghiên cứu về NKTN ở
trẻ em đều cho thấy bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
nhất là dưới 2 tuổi, tỷ lệ này trong nghiên
cứu của Tơ Văn Hải [2] là 64,44%, Trần
Đình Long và Nguyễn Thị Ánh Tuyết [4] là
56,25%, theo K. Ismaili và CS (2011) là
75%. Trẻ nhỏ hay bị mắc NKTN do có bất
thường về giải phẫu và chức năng đường tiết
niệu sinh dục, hệ thống miễn dịch biểu mô
tiết niệu và hệ miễn dịch bẩm sinh chưa phát
triển hồn thiện, cịn non yếu.
Giới: có 42 trẻ gái chiếm 59,2% và 29 trẻ
nam chiếm 40,8%, sự khác biệt có ý nghĩa
128

thống kê (p<0,05). Các tác giả Đỗ Bích Vân

[5], Vachvanichsanong và CS [10] đều thấy
trẻ trai dưới 1 tuổi mắc bệnh cao hơn trẻ gái.
Lý do là vì dưới 1 tuổi trẻ trai hay mắc di
dạng tiết niệu. Ở trẻ trên 1 tuổi, Tơ Văn Hải
[2], Trần Đình Long và Nguyễn Thị Ánh
Tuyết [4], Ganesh và CS [6], Gonzalez và
CS [8] đều có nhận xét tương tự, vì trẻ gái có
nhiều yếu tố thuận lợi gây NKTN như lỗ đái
gần hậu môn trực tràng, niệu đạo ngắn, môi
trường vùng tầng sinh môn luôn có độ ẩm
cao…
Về lâm sàng: nghiên cứu của chúng tơi
cho thấy sốt là triệu chứng thường gặp trong
đó sốt cao gặp nhiều nhất (61,9%). Tơ Văn
Hải [2], Trần Đình Long và Nguyễn Thị Ánh
Tuyết [4], đều thấy sốt là triệu chứng gặp ở


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 509 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2021

đa số bệnh nhân NKTN. Rối loạn tiểu tiện
gặp ở 91,5% bệnh trong đó có 38 trẻ (53,5%)
đái đục, 22 trẻ (30,9%) đái buốt, 17 trẻ
(23,9%) đái máu, 24 trẻ (33,8%) đái rắt.
Nghiên cứu của Tô Văn Hải [2] cho thấy tỷ
lệ đái rắt là 45,57%, đái buốt 24,44%, đái
đục 17,78%. Như vậy rối loạn tiểu tiện là
biểu hiện thường gặp và có giá trị định
hướng chẩn đoán.
4.2. Về xét nghiệm

+ Xét nghiệm máu: Kết quả của chúng tôi
cho thấy đa số bệnh nhân có tăng số lượng
bạch cầu, bạch cầu trung tính tăng, tăng nồng
độ CRP huyết thanh. Kết quả này phù hợp
với Tơ Văn Hải [2], Trần Đình Long và
Nguyễn Thị Ánh Tuyết [4].
+ Xét nghiệm nước tiểu: Tất cả các bệnh
nhân có bạch cầu niệu, trong đó phần lớn là
bạch cầu niệu nhiều. Nghiên cứu của các tác
giả [2], [4] cũng có nhận định tương tự,
ngồi ra có thể gặp hồng cầu niệu (70,4%),
nitrit niệu dương tính (59,2%).
+ Kháng sinh đồ: E.coli đề kháng cao với
ampicillin (97,1%), nhóm cefalosporin cũng
bị kháng cao: cefotaxim (66,7%), cefotaxim
(66,7%), ceftazidim (65,2%) và cefepim
(59,7%). Các kháng sinh còn nhạy cảm cao
với E.coli là ciprofloxacin (65,7%), amikacin
(95,5%), piperacillin/tazobactam (85,3%),
imipenem (92,9%) và meropenem (91,4%).
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Thị Quỳnh Hương và CS [3], Giri và
CS [7], Guzman và CS [9].
V. KẾT LUẬN
Về đặc điểm dịch tễ học lâm sàng
NKTN do E.coli gặp ở mọi lứa tuổi nhưng
hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi (81,7%), thường
gặp ở trẻ nữ và các trẻ sống ở vùng nông

thôn nhiều hơn.

Sốt là triệu chứng rất thường gặp trong đó
phần lớn là sốt cao. Hầu hết bệnh nhân
(91,5%) có rối loạn tiểu tiện, trong đó đái
đục (53,5%) sau đó đến đái rắt (33,8%), đái
buốt (30,9%), đái máu (23,9%).
Về xét nghiệm
Đa số bệnh nhân có bạch cầu máu ngoại
vi tăng, bạch cầu trung tính tăng và tăng
CRP huyết thanh.
Xét nghiệm nước tiểu chủ yếu thấy bạch
cầu niệu nhiều. Kháng sinh đồ: E.coli sinh
ESBL chiếm 63,2%, E.coli đã kháng lại các
kháng sinh: Ampicillin (97,1%), cefotaxim
(66,7%), ceftazidim (65,2%), cefepim
(59,7%). Kháng sinh còn nhạy cảm cao với
E.coli là ciprofloxacin (65,7%), amikacin
(95,5%), piperacillin/tazobactam (85,3%),
imipenem (92,9%) và meropenem (91,4%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Văn Chức, Nguyễn Ngọc Sáng (2005):
” Nguyên nhân và kết quả điều trị 148 bệnh
nhân nhiễm khuẩn tiết niệu tại bệnh viện trẻ
em Hải Phòng từ 1/2002 đến 12/2004”, Y học
Việt Nam. Tập 313 số đặc biệt, tr. 471-478
2. Tô Văn Hải (2003): “Nghiên cứu về triệu
chứng và các yếu tố liên quan tới nhiễm
khuẩn tiết niệu ở trẻ em từ 1 đến 60 tháng
tuổi”, Nhi Khoa, Tập 11. số 1, Tr. 64-69.
3. Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Nguyễn Thị
Yến (2012): “ Căn nguyên gây nhiễm khuẩn

tiết niệu ở trẻ em nhập viện tại khoa thận - tiết
niệu bệnh viện Nhi Trung Ương”. Y học Việt
Nam, tháng 1, số 2, tr 62 - 65
4. Trần Đình Long, Nguyễn Thị Ánh Tuyết
(2005), “ Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố
liên quan đến NKTN ở trẻ em”, Tạp chí
nghiên cứu Y học quyển số 35 số 2, 210-214
5. Đỗ Bích Vân (2013): “ Một số yếu tố liên
quan và sự phân bố vi khuẩn gây nhiễm

129



×