Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khả năng vận vụng bản đồ tư duy vào dạy học từ loại tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.55 KB, 5 trang )

KHẢ NĂNG VẬN VỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
PHAN THỊ THÙY NGA
Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Huế
Tóm tắt: Nội dung dạy học từ loại (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, lượng
từ, chỉ từ, phó từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ, quan hệ từ… ) chiếm một dung lượng
khá lớn trong chương trình Ngữ văn ở trung học cơ sở (THCS). Tuy nhiên, việc
dạy học nội dung này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi không chỉ bởi tình
chất trừu tượng, phức tạp của tri thức mà còn do năng lực tư duy trừu tượng của
học sinh THCS vẫn cịn hạn chế. Trong khi đó, bản đồ tư duy (BĐTD) đã và đang
được sử dụng một cách có hiệu quả vào dạy học ở các trường học, là phương tiện
hỗ trợ cho việc lĩnh hội kiến thức thông qua việc tái hiện lại mối liên hệ giữa các
đơn vị kiến thức theo mức độ khác nhau. Vì thế sử dụng BĐTD trong dạy học từ
loại cho học sinh ở THCS là một giải pháp hợp lí, phù hợp với nội dung và đối
tượng dạy học, đồng thời có thể rèn luyện được tư duy, phát huy tính tích cực sáng
tạo của học sinh.
Từ khóa: từ loại; bản đồ tư duy; trường trung học cơ sở, thiết kế bài dạy, phương
tiện dạy học

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tịi
đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,… bằng
cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích
cực. Trong giáo dục, BĐTD là một cơng cụ hữu ích cho giảng dạy và học tập. BĐTD giúp
cho giáo viên và học sinh lập kế hoạch, trình bày ý tưởng, soạn ghi chú, tóm tắt nội dung, hệ
thống lại kiến thức, trình bày ý tưởng mới [1]… Chính vì vậy, BĐTD hồn tồn có khả năng
ứng dụng vào dạy học các bài học về từ loại Tiếng Việt ở các hoạt động kiểm tra bài cũ; dạy
bài mới, thực hành, ôn tập, củng cố kiến thức; hệ thống hóa kiến thức…
2. SỬ DỤNG BĐTD TRONG VIỆC KIỂM TRA BÀI CŨ
Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên u cầu của giáo viên
thường khơng q khó, khơng địi hỏi nhiều sự phân tích so sánh… để trả lời câu hỏi. Giáo
viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung của bài học bằng cách gọi học


sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm dựa vào mức độ thuộc bài của học sinh.
Cách làm này vơ tình để nhiều học sinh rơi vào trạng thái “học vẹt”, đọc thuộc lòng mà khơng
hiểu bài. Do đó cần có sự thay đổi trong việc kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh, yêu
cầu đặt ra không chỉ kiểm tra “phần nhớ” mà cần chú ý đến “phần hiểu”. Cách làm này vừa
tránh được học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng học tập.
Sử dụng BĐTD vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với
bài cũ. Giáo viên có thể tiến hành kiểm tra bài cũ bằng các cách sau:
- Cách 1: Giáo viên sử dụng BĐTD “khuyết” để yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu
và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thơng tin với từ khố trung tâm.
- Cách 2: Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề của kiến
thức cũ cần kiểm tra, yêu cầu học sinh vẽ BĐTD thông qua câu hỏi gợi ý. Trên cơ sở từ khóa
(hoặc hình ảnh trung tâm) ấy kết hợp với câu hỏi định hướng của giáo viên, học sinh sẽ nhớ
lại kiến thức và định hình được cách vẽ BĐTD theo yêu cầu.
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai
Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 379-383


380

PHAN THỊ THÙY NGA

- Cách 3: Trước khi học bài mới, giáo viên nhắc học sinh về nhà học kiến thức bài cũ bằng
cách lập BĐTD theo ý hiểu của các em. Phần kiểm tra bài cũ, giáo viên gọi một hoặc hai học
sinh thuyết minhBĐTD đã chuẩn bị ở nhà.
Ví dụ: Trước khi bước vào học bài “Cụm danh từ” (lớp 6), giáo viên yêu cầu học sinh lên
bảng điền các thơng tin cịn thiếu để hồn thiện BĐTD.

Hình1. Bản đồ tư duy “Danh từ”

3. SỬ DỤNG BĐTD TRONG DẠY BÀI MỚI

BĐTD có thể hỗ trợ cho cách trình bày các kiến thức, tăng tính trực quan trong dạy học. Giáo
viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng
cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các từ liên quan đến từ khố đó và hồn
thiện BĐTD. Qua BĐTD đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng.
Giáo viên sử dụng BĐTD như là một đồ dùng trực quan phục vụ cho việc giảng bài mới. Đặc
biệt khi dạy bằng giáo án điện tử. Đối với việc dạy bài mới, để sử dụng BĐTD có hiệu quả,
giáo viên phải chuẩn bị bài kĩ ở nhà. Từ nội dung bài học, giáo viên đúc kết thành một BĐTD
rồi vẽ trên máy (nếu dạy bằng giáo án điện tử) hoặc trên giấy roki (nếu dạy giáo án thường).
Khi lên lớp, giáo viên sẽ sử dụng BĐTD đó để hướng dẫn học sinh khai thác từng nội dung
của bài học. Mỗi nội dung ứng với một nhánh con của BĐTD.
Với việc sử dụng BĐTD trong giảng dạy từng bước giáo viên sẽ giúp học sinh tự mình phát
hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học. Bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng
tâm bài học - trung tâm bản đồ. Giáo viên giúp học sinh tái hiện những kiến thức lớn xoay
quanh trọng tâm bài học, những ý nhỏ trong từng ý lớn. Cứ như vậy đến khi giờ học kết thúc
cũng là lúc kiến thức tổng quát của bài học được trình bày một cách sáng tạo, sinh động trên
bản đồ. Không những cung cấp kiến thức tổng thể, BĐTD còn giúp cho học sinh nhìn nhận đa
chiều mọi mặt của vấn đề, từ đó đưa ra các ý tưởng mới, phát hiện mới, tìm ra sự liên kết,
ràng buộc các ý tưởng trong bài tức tìm ra mạch lơgic của bài học. Sau khi hồn thiện, dựa
vào BĐTD, học sinh có thể tái hiện, thuyết trình lại được tồn bộ nội dung kiến thức bài học.
Đồng thời học sinh cũng có thể nắm được toàn bộ dung lượng kiến thức của bài, xác định ý
chính, ý phụ và lên kế hoạch học tập hiệu quả. Có thể tóm tắt bằng các hoạt động như sau:
- Hoạt động 1: Giáo viên đưa ra tên chủ đề hoặc 1 hình ảnh, hình vẽ của chủ đề chính vào vị
trí trung tâm của BĐTD.
- Hoạt động 2: Trong quá trình triển khai bài học, yêu cầu học sinh hoàn thiện BĐTD.
- Hoạt động 3: Kết thúc một phần hay cả bài học, giáo viên sử dụng chính BĐTD đã được
thiết lập trong q trình lên lớp để củng cố.


KHẢ NĂNG VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT


381

Ví dụ: Để dạy bài “Cấu tạo từ”, giáo viên có thể yêu cầu học sinh vẽ được BĐTD như hình 2
để thấy được mối liên hệ giữa các loại từ xét về đặc điểm cấu tạo.

Hình 2. BĐTD “Từ” (Xét về đặc điểm cấu tạo)

4. SỬ DỤNG BĐTD LẬP ĐỀ CƯƠNG (BĐTD TỔNG QUÁT)
Loại BĐTD này dùng để ghi chép một cách tổng quát kiến thức của tồn bộ phân mơn, mơn
học, hoặc kiến thức của một lớp nào đó. Nó giúp học sinh nắm được cấu trúc nội dung kiến
thức của một phân môn hay mơn học nhất định.
Ví dụ: Trong chương trình tiếng Việt lớp 6, đầu năm học giáo viên có thể căn cứ vào phân
phối chương trình và căn cứ vào mục lục sách giáo khoa để lập BĐTD như sau:

Hình 3. Hệ thống chương trình tiếng Việt lớp 6

Hoặc khi dạy bài “Tổng kết từ vựng lớp 9”, để hệ thống toàn bộ kiến thức về từ vựng chúng ta
cũng có thể dùng sơ đồ tư duy.
5. SỬ DỤNG BĐTD TỔNG KẾT ÔN TẬP KIẾN THỨC
Sau mỗi phần, mỗi chương, giáo viên cần phải tổng kết, ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cho
học sinh trước khi các em làm bài tập, bài kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ và kiểm tra cuối
năm.Với thế mạnh BĐTD là kiến thức được hệ thống hóa dưới dạng sơ đồ, các đường nối
diễn tả mạch logic kiến thức hoặc các mối quan hệ nhân quả hay quan hệ tương đương, cộng
thêm màu sắc của các đường nối, màu sắc của các đơn vị kiến thức, sẽ giúp học sinh nhìn thấy
“Bức tranh tổng thể” của cả một phần kiến thức đã học.


382

PHAN THỊ THÙY NGA


Hình 4. Ơn tập tiếng Việt lớp 9 tiết

Như vậy, trong phân môn Tiếng Việt, BĐTD được ứng dụng rất nhiều cơng đoạn và có những
ưu điểm vượt trội, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích
cực, chủ động, sáng tạo. Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy học sẽ giúp học
sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy và thấy được liên kết chặt chẽ
của tri thức; giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng. Việc
vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn
đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học.
6. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
Tự học là hoạt động tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hành động của cá
nhân hướng tới những mục tiêu nhất định. Tự học không chỉ có ý nghĩa lớn trong thời gian
học tập ở nhà trường, mà cịn có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của mỗi con người. Học sinh có
thể sử dụng BĐTD để tự học trên lớp hoặc học ở nhà.
Tự học ở lớp là hình thức học sinh phát huy tính độc lập, sáng tạo của mình để thu nhận kiến
thức mới, luyện tập, củng cố hoặc hệ thống kiến thức thông qua nội dung hướng dẫn ở SGK
hoặc xem các đồ dùng trực quan.
Tự học ở nhà, học sinh có thể dùng BĐTD để lập dàn bài các kiến thức đã được học hoặc tiếp
thu tri thức mới. Từ đó, học sinh ghi nhớ kiến thức có hệ thống và logic. Rèn luyện tự học ở
nhà bằng BĐTD sẽ giúp cho học sinh có thói quen học tập một cách khoa học.
Tóm lại, Thiết kế và sử dụng BĐTD trong dạy học giúp học sinh học tập một cách chủ động,
tích cực và huy động được tất cả các em tham gia xây dựng bài học một cách hào hứng. Là
sản phẩm độc đáo giữa “kiến thức + hội họa” BĐTD có thể phát triển được năng lực riêng của
từng học sinh khơng chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động
những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi) mà cịn cả khả năng hội họa (hình thức
trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở
vào cuộc sống. [2]
Với những lợi thế đó, BĐTD trở thành một cơng cụ gợi mở, kích thích q trình tìm tịi kiến
thức của học sinh. Bước quan trọng nhất là giáo viên phải giúp học sinh phát hiện, tìm kiếm

được trung tâm bản đồ - trọng tâm bài học. Sau đó theo nguyên lí BĐTD là ý nọ gợi ý kia dần
dần giúp học sinh khám phá kiến thức bài học. Bằng trí tưởng tượng cùng sự tập hợp kiến
thức từ các nguồn, học sinh phải biết cách phân tích tìm ra những từ khóa, hình ảnh chính xác
nhất. Khi các nhánh lớn được xây dựng, giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh sắp xếp theo
thứ tự quan trọng bằng cách đánh số ở đầu mỗi nhánh. Điều đó giúp các em có thể dễ dàng để


KHẢ NĂNG VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO DẠY HỌC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT

383

ôn tập sau này. Cứ làm việc theo cách đó học sinh sẽ biết cách tự mình vận động, tìm tịi
khám phá, lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả.
7. KẾT LUẬN
Sử dụng BĐTD trong dạy học nói chung và dạy từ loại nói riêng có rất nhiều vai trị đối với
cả giáo viên và học sinh. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, chúng tơi có thể rút ra một
số vai trị của việc sử dụng BĐTD vào dạy học từ loại như sau:
- BĐTD cho phép kiểm tra dễ dàng tính chính xác của nội dung từ loại.
- Giáo viên có thể đi sâu vào nội dung bài dạy, học sinh nắm được bản chất của bài học và các
đơn vị kiến thức cơ bản mà mục tiêu của của bài học đã đề ra.
- Với hình ảnh, màu sắc, đường nét làm cho các bài từ loại vốn khô khan trở nên sinh động,
hấp dẫn, gây hứng thú cho cả người dạy lẫn người học.
- Khi sử dụng BĐTD vào dạy các bài từ loại giúp học sinh không phải ghi chép một cách dài
dịng mà vẫn nắm chắc và có hệ thống nội dung bài học.
- Khi sử dụng BĐTD để học tập, học sinh hình thành được một số kĩ năng cơ bản sau: Kĩ
năng đọc, thiết kế bản đồ; kĩ năng tư duy độc lập, tư duy logic; kĩ năng khái quát, hệ thống…
Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy học sẽ mang lại hiệu quả tốt cho việc học
tập của học sinh và hoạt động giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp
học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời
gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến

thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. [3]
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]

Tony Buzan (2009). Lập bản đồ tư duy, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
Bộ GD& ĐT, Dự án phát triển giáo dục THCS (2011). Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ
quản lý và giáo viên THCS, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam.
Đỗ Thị Thúy (2011). Dạy học các bài ôn tập Tiếng Việt ở trường THPT với sự hỗ trợ của
BĐTD, Luận văn Thạc sĩ giáo dục, Trường ĐHSP Huế.

Title: ABILITY TO APPLY MINDMAP TO TEACHING VIETNAMESE'S PART OF SPEECH
Abstract: The lesson of “part of speech” (nouns, verbs, adjectives, pronouns, numeral, quantity,
demonstrative, adverbs, partcle, interjection, relative words ...) are taught in literature program at
secondary school accounts for a large volume. However, teaching activities of this segment do not
achieve expected results because of the complexity of knowledge and the limitaion in abstract thinking
of students.. Meanwhile, Mindmap has been using effectively in teaching in schools and it is a means to
support for students to perceive knowledge by reappearing the relationships among knowledge units
according to various degrees. Therefore, using Mindmap in teaching the lesson of “part of speech” for
the students at secondary schools is a logical solution, suitable with the content and learning objects, and
can help students practice thinking and promote their positiveness, creativity in learning.
Keywords: part of speech, mindmap, secondary schools, lesson design, teaching facilities
PHAN THỊ THÙY NGA
Đơn vị công tác: Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng – TP Huế
Học viên Cao học, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Văn & tiếng Việt, khóa 21
(2012-2014), Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
T: 0916 921 234, Email:




×