Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.21 KB, 9 trang )

Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô

Số 14 - 2022

VẤN ĐỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
Trương Kim Phụng*
Trường Đại học Tây Đô
(Email: )
Ngày nhận: 01/11/2021
Ngày phản biện: 25/01/2022
Ngày duyệt đăng: 01/3/2022
TÓM TẮT
Quan hệ vợ chồng gồm quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản. Khi ly hôn dẫn đến
chấm dứt quan hệ về nhân thân còn quan hệ về tài sản của vợ chồng tùy thuộc vào việc vợ
chồng có yêu cầu chia tài sản chung hay không. Trên thực tế việc chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hơn cịn nhiều vấn đề bất cập, do luật quy định chưa rõ ràng về tỷ lệ phần
trăm khi xác định công sức đóng góp của vợ chồng, các vấn đề về thời hiệu yêu cầu chia tài
sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn, về quyền của chủ thể thứ ba có thể u cầu chia tài
sản chung hay khơng? Những vấn đề này pháp luật về hôn nhân và gia đình cịn bỏ ngỏ,
dẫn đến việc áp dụng luật trong những trường hợp này gặp nhiều khó khăn, thậm chí bị lợi
dụng để gây hại về tài sản cho chủ thể khác (trước hết là 2 bên trong quan hệ). Chính vì
vậy cần phải nghiên cứu và làm rõ vấn đề này để góp phần hồn thiện pháp luật về Luật
Hơn nhân và gia đình nói chung và chế định chia tài sản khi ly hơn nói riêng.
Từ khóa: Chia tài sản chung, cơng sức đóng góp, tỷ lệ phân chia

Trích dẫn: Trương Kim Phụng, 2022. Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn.
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đơ. 14:
131-139.
*

Ths. Trương Kim Phụng – Phó Trưởng Bộ môn Luật, Trường Đại học Tây Đô



131


Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô

1. KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN
CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
Trong q trình vợ chồng chung sống,
ngồi quan hệ nhân thân thì giữa vợ
chồng cịn có quan hệ về tài sản. Tài sản
chung giữa vợ và chồng có vai trị quan
trọng, là một điều kiện góp phần đảm
bảo cho đời sống chung của vợ chồng, là
khối tài sản được hình thành trong thời
kỳ hơn nhân giữa họ. “Tài sản chung
gồm có các tài sản do vợ hoặc chồng tạo
ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản riêng và những thu nhập
hợp pháp khác của vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân; Tài sản mà vợ chồng được
thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung và những tài sản khác mà vợ
chồng thoả thuận là tài sản chung”1.
Tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời
kỳ hôn nhân là tài sản do vợ hoặc chồng
tạo ra để phục vụ cho mọi nhu cầu của
gia đình và đáp ứng về mặt tinh thần lẫn
vật chất trong cuộc sống hôn nhân. Các

thu nhập phát sinh từ lao động, hoạt
động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ tài sản riêng và các thu
nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hơn
nhân cũng được tính vào tài sản chung
của vợ chồng. Theo Điều 9 Nghị định số
126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 quy định rõ
“thu nhập hợp pháp khác” của vợ chồng
trong thời kỳ hơn nhân có thể là tiền
thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ
cấp; Trừ trường hợp khoản trợ cấp, ưu
Khoản 1 Điều 33 Luật Hơn nhân và gia đình năm
2014

Số 14 - 2022

đãi mà vợ chồng được nhận theo quy
định của pháp luật về ưu đãi người có
cơng với cách mạng, quyền tài sản khác
gắn liền với nhân thân của vợ chồng,
hoặc tài sản mà vợ, chồng được xác lập
quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật
Dân sự.
Thu nhập là hoa lợi, lợi tức phát sinh
từ tài sản, bất kể tài sản gốc là tài sản
riêng hay tài sản chung, hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ những tài sản đó đều là tài
sản chung. Tài sản do vợ chồng tạo ra

trong thời kỳ hơn nhân gồm có: Vật,
tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản2.
Những tài sản này có thể phải đăng ký
quyền sở hữu nếu thuộc đối tượng phải
đăng ký quyền sở hữu theo quy định của
pháp luật. “Tài sản thuộc sở hữu chung
của vợ chồng mà pháp luật quy định phải
đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy
chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của
cả vợ và chồng, trừ trường hợp vợ chồng
có thỏa thuận khác”. Trong trường hợp
giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy
chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ
ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao
dịch liên quan đến tài sản này được thực
hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật
này, nếu có tranh chấp về tài sản đó thì
được giải quyết theo quy định tại khoản
3 Điều 33 của Luật này.
Ví dụ Chị L và anh Q đăng ký kết hôn
ngày 10/01/2012. Tháng 02/2013, anh Q
mua một căn nhà ở quận BT bằng tiền
tiết kiệm của hai vợ chồng, giấy chứng
nhận quyền sở hữu căn nhà do anh Q
đứng tên. Sau đó, anh Q cho anh V thuê
căn nhà trong thời hạn 12 tháng, tiền

1

2


132

Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015


Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô

thuê là 5 triệu đồng/tháng. Ngày
01/3/2015 ba mẹ chị L cho vợ chồng L
và Q một chiếc xe ơtơ trị giá 700 triệu
đồng. Trong tình huống này, căn nhà,
chiếc xe ô tô và tiền thuê nhà đều là tài
sản chung của vợ chồng Chị L và anh Q,
Trong đó, căn nhà và xe ơ tơ là tài sản
mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền
sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền
sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng L
và Q. Tuy nhiên, căn nhà chỉ ghi tên anh
Q thì giao dịch liên quan đến tài sản này
được thực hiện theo quy định tại Điều 26
của Luật Hơn nhân và gia đình 2014.
Tài sản chung của vợ chồng là tài sản
chung hợp nhất. Vợ chồng đều có quyền
bình đẳng như nhau trong việc bảo quản,
sử dụng và định đoạt đối với tài sản
chung của họ. Trong cuộc sống hơn
nhân, khi mục đích hôn nhân không đạt
được, đời sống vợ chồng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, khiến cho việc chung

sống không thể tiếp tục, vợ chồng có thể
chấm dứt quan hệ hơn nhân thơng qua
chế định ly hôn. “Ly hôn là việc chấm
dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết
định có hiệu lực pháp luật của Tịa án”3.
Theo đó, việc chấm dứt quan hệ vợ
chồng có thể thực hiện khi một bên vợ
hoặc chồng yêu cầu hoặc hai bên vợ
chồng thuận tình, được Tịa án cơng
nhận bằng bản án ly hơn hay bằng quyết
định cơng nhận thuận tình ly hơn. Khi
Quyết định hoặc bản án của Tịa án có
hiệu lực thì quan hệ hơn nhân của họ sẽ
chấm dứt, họ khơng cịn là vợ, chồng
của nhau nữa và chấm dứt trách nhiệm
pháp lý cũng như quyền và nghĩa vụ của
3

Khoản 14 Điều 3 Luật Hơn nhân và gia đình 2014

Số 14 - 2022

họ đối với nhau. Tuy nhiên, quan hệ về
tài sản có thể chấm dứt hoặc chưa, tùy
thuộc vào ý chí của họ có muốn chia tài
sản chung khi ly hơn hay không. Chia tài
sản chung của vợ chồng khi ly hôn cần
tuân thủ theo những nguyên tắc của luật
hôn nhân và gia đình, theo hướng tơn
trọng sự thỏa thuận của hai vợ chồng,

đồng thời phải đảm bảo cơng bằng, bình
đẳng cũng như bảo vệ quyền lợi cho các
thành viên trong gia đình nhất là phụ nữ
và trẻ em.
2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA
VỢ CHỒNG KHI LY HƠN
Pháp luật về Luật Hơn nhân và Gia
đình đã có những quy định tạo cơ sở
pháp lý cho việc giải quyết những tranh
chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn,
nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho
các đương sự. Việc phân chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn cần phải
thực hiện dựa trên các nguyên tắc theo
quy định tại Điều 59 Luật Hơn nhân và
gia đình năm 2014. Cụ thể như sau:
Khi ly hôn, vợ chồng tranh chấp liên
quan đến tài sản chung trường hợp có
áp dụng chế độ tài sản vợ chồng theo
thỏa thuận
Chế độ tài sản theo thỏa thuận là các
quy tắc do chính vợ, chồng xây dựng
nên nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của
vợ chồng. Chế độ tài sản này tồn tại
song song cùng với chế độ tài sản theo
luật định. Vợ chồng có quyền lựa chọn
áp dụng chế độ tài sản theo luật định
hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Tuy

nhiên, thỏa thuận chế độ tài sản vợ

133


Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô

chồng phải được lập trước khi kết hơn,
bằng hình thức văn bản có cơng chứng
hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ
chồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng
ký kết hơn. Vì vậy, khi ly hơn mà có u
cầu chia tài sản chung thì Tịa án sẽ xem
xét, nếu có văn bản thỏa thuận về chế độ
tài sản của vợ chồng và văn bản này
khơng bị Tịa án tun bố vơ hiệu tồn
bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản
thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng
khi ly hôn. Đối với những vấn đề không
được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa
thuận khơng rõ ràng hoặc bị vơ hiệu thì
áp dụng các quy định áp dụng theo luật
định.

Số 14 - 2022

Bên cạnh chế độ tài sản theo thỏa
thuận, Luật hôn nhân và gia đình cũng
quy định chế độ tài sản theo luật định để
làm cơ sở giải quyết tranh chấp tài sản

chung của vợ chồng khi ly hôn. Các
nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản
vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp
chế độ tài sản vợ chồng theo luật định cụ
thể như sau:

theo luật định. “Trong trường hợp chế
độ tài sản của vợ chồng theo luật định
thì việc giải quyết tài sản do các bên
thỏa thuận; Nếu không thỏa thuận được
thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của
hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy
định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này
và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của
Luật này. Trong trường hợp chế độ tài
sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì
việc giải quyết tài sản khi ly hơn được
áp dụng theo thỏa thuận đó; Nếu thỏa
thuận khơng đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng
quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4
và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62,
63 và 64 của Luật này để giải quyết.”4.
Như vậy, nếu như trước khi kết hôn giữa
vợ, chồng có thỏa thuận về chế độ tài
sản (thỏa thuận này hợp lệ) thì khi ly
hơn tài sản sẽ được chia theo thỏa thuận
đó; Ngược lại nếu vợ chồng khơng có
thỏa thuận chọn chế độ tài sản theo thỏa
thuận thì sẽ áp dụng chế độ theo luật
định. Theo quy định của pháp luật, khi

ly hơn vợ chồng cũng có quyền thỏa
thuận về việc phân chia tài sản chung
giữa họ. Trong một số trường hợp vợ
chồng không thể thỏa thuận được với
nhau và phát sinh mâu thuẫn trong việc
phân chia tài sản, khi đó tài sản sẽ được
giải quyết như sau “Nếu khơng thỏa
thuận được thì theo u cầu của vợ,
chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án
giải quyết theo quy định tại các khoản 2,
3, 4, 5 Điều 59 và tại các Điều 60, 61,
62, 63, 64 của Luật Hôn nhân và gia
đình 2014.

- Tơn trọng sự thỏa thuận của vợ
chồng. Nguyên tắc này được áp dụng cả
hai chế độ tài sản theo thoản thuận và

4

Vợ chồng tranh chấp liên quan đến
tài sản chung trường hợp áp dụng chế
độ tài sản vợ chồng theo luật định khi
ly hôn
Khi ly hôn vợ chồng tranh chấp liên
quan đến tài sản chung mà vợ chồng
khơng có áp dụng chế độ tài sản vợ
chồng theo thỏa thuận hoặc có thỏa
thuận về chế độ tài sản chung nhưng
thỏa thuận này vơ hiệu thì sẽ áp dụng

chế độ tài sản vợ chồng theo luật định.

134

Khoản 1 Điều 59 Luật Hơn nhân và gia đình 2014.


Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô

- Tài sản chung của vợ chồng về
ngun tắc được chia đơi nhưng có tính
đến các yếu tố làm ảnh hưởng đến việc
duy trì và phát triển khối tài sản chung
của vợ chồng. Đó là các yếu tố: Hồn
cảnh của gia đình và của vợ, chồng.
Cơng sức đóng góp của vợ, chồng vào
việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài
sản chung. Lao động của vợ, chồng
trong gia đình được coi như lao động có
thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của
mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và
nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp
tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi
bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của
vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng.5
Theo đó, khi tiến hành chia tài sản
chung vợ chồng phải tính đến cơng sức
đóng góp của các bên, đây là phần cơng
sức mà họ được nhận để đảm bảo sự
công bằng, cân bằng lợi ích và việc phân

chia không làm ảnh hưởng lớn đến cuộc
sống của các bên sau khi ly hôn.
- Tài sản chung của vợ chồng được
chia bằng hiện vật, nếu không chia được
bằng hiện vật thì chia theo giá trị, bên
nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có
giá trị lớn hơn phần mình được hưởng
thì phải thanh tốn cho bên kia phần
chênh lệch.
- Bảo đảm quyền sở hữu tài sản riêng
của vợ, chồng. Tài sản riêng của vợ,
chồng thuộc quyền sở hữu của người đó,
trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào
tài sản chung theo quy định của Luật
này. Trong trường hợp có sự sáp nhập,
trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản
Theo Khoản 2 Điều 59 Luật Hơn nhân và gia đình
năm 2014
5

Số 14 - 2022

chung mà vợ, chồng có u cầu về chia
tài sản thì được thanh tốn phần giá trị
tài sản của mình đóng góp vào khối tài
sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa
thuận khác. - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của vợ, con chưa thành niên, con
đã thành niên mất năng lực hành vi dân
sự hoặc khơng có khả năng lao động và

khơng có tài sản để tự ni mình.
3. NHỮNG BẤT CẬP VÀ KIẾN
NGHỊ VỀ VIỆC CHIA TÀI SẢN
CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY
HÔN
Chia tài sản chung của vợ chồng căn
cứ vào cơng sức đóng góp của mỗi người
Về ngun tắc chia tài sản chung vợ
chồng khi ly hôn là chia đơi nhưng có
tính đến cơng sức đóng góp của vợ,
chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát
triển khối tài sản chung. Cơng sức đóng
góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy
trì và phát triển khối tài sản chung là sự
đóng góp về tài sản riêng, thu nhập,
cơng việc gia đình và lao động của vợ,
chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát
triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc
chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà
khơng đi làm được tính là lao động có
thu nhập tương đương với thu nhập của
chồng hoặc vợ đi làm. Bên có cơng sức
đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều
hơn6. Tuy nhiên, vấn đề xác định cơng
sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo
lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung của vợ chồng hiện nay còn chưa
được quy định cụ thể, rõ ràng như: Tỷ lệ
phân chia như thế nào? Quy định về việc
6 Điểm b khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 012016-TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP


135


Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô

xác định thu nhập của người vợ hoặc
chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà
khơng đi làm được tính là lao động có
thu nhập tương đương với thu nhập của
chồng hoặc vợ đi làm chưa được hướng
dẫn cụ thể. Thực tế việc xác định cơng
sức đóng góp mới chỉ mang tính chất
định tính chứ khơng có một định lượng
rõ ràng dẫn đến cách hiểu, cách áp dụng
khơng thống nhất. Pháp luật khơng có
bất kỳ một hướng dẫn nào về tỷ lệ phân
chia, việc xác định thu nhập của người
vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia
đình mà khơng đi làm, do đó, dẫn đến
việc áp dụng luật không nhất quán giữa
các thẩm phán trong q trình xét xử và
điều này hồn tồn phụ thuộc vào quan
điểm xét xử. Do đó, cơ quan có thẩm
quyền cần có văn bản hướng dẫn thống
nhất, tỷ lệ phần trăm khi chia tài sản
chung trong trường hợp này nên là 50 %
- 50%.
Như vậy, tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân, cần phải xem xét

thật khách quan, tồn diện từ nguồn gốc
hình thành tài sản, giá trị của tài sản,
cơng sức quản lý, giữ gìn tài sản, sự cần
thiết và hiệu quả của công sức đã bỏ ra
để bảo quản, quản lý và giữ gìn tài sản.
Do đó, để quy định trên được áp dụng
thống nhất trong việc phân chia tài sản
chung giữa các Tòa án, cần xây dựng bộ
tiêu chuẩn định lượng rõ, dự liệu các
trường hợp xảy ra để xác định phần trăm
cụ thể góp phần thống nhất áp dụng
pháp luật. Chẳng hạn như bên có cơng
nhiều hơn trong việc hình thành tài sản,
quản lý và giữ gìn tài sản thì chia tài sản
nhiều hơn (60%), bên có cơng sức đóng
góp ít hơn thì nhận phần ít hơn (40%);

Số 14 - 2022

Trường hợp bên có hành vi phá tán tài
sản chung, làm thiệt hại đến tài sản
chung thì có chỉ nhận tối đa 30%….
Quyền yêu cầu chia tài sản chung
giữa vợ và chồng của chủ thể thứ ba
Khi ly hơn, dù thuận tình ly hơn hay
đơn phương ly hơn thì tịa án đều yêu
cầu đương sự thể hiện ý kiến của mình
về hai vấn đề quan trọng đó là: Vấn đề
con chung và tài sản chung giữa vợ và
chồng. Trên thực tế có nhiều trường hợp,

vì nhiều nguyên nhân khác nhau, vợ
chồng chỉ yêu cầu tòa án giải quyết về
việc chấm dứt quan hệ vợ chồng (quan
hệ nhân thân), còn quan hệ tài sản thì
khơng u cầu tịa án giải quyết. Quyền
u cầu chia tài sản chung khi ly hôn là
quyền với riêng của vợ, chồng. Pháp luật
hiện hành hiện chỉ quy định quyền yêu
cầu chia tài sản chung vợ chồng khi lỳ
hôn là quyền của vợ, chồng mà chưa quy
định cho người thứ ba (người có quyền
đối với vợ, chồng) được quyền này. Quy
định này dẫn đến có trường hợp vợ
chồng thỏa thuận khơng u cầu chia tài
sản chung nhằm mục đích trốn tránh
nghĩa vụ của vợ, chồng với người thứ
ba. Thực tế cho thấy, có trường hợp vợ
chồng khi ly hơn nhưng tài sản chung
vẫn không phân chia, về quan hệ nhân
thân đã chấm dứt, nhưng tài sản chung
trong thời kỳ hơn nhân vẫn cịn thuộc sở
hữu chung giữa họ. Họ thống nhất giao
tài sản chung cho một bên quản lý, sử
dụng. Trong khi bên có nghĩa vụ với
người thứ ba thì khơng trực tiếp quản lý
tài sản này, điều này làm ảnh hưởng đến
việc thực hiện nghĩa vụ bên thứ ba
nhưng bên thứ ba lại khơng có quyền
u cầu tịa án phân chia tài sản chung


136


Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô

giữa vợ chồng họ. Như vậy, nếu không
cho người thứ ba được quyền yêu cầu
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn không đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của người thứ ba.

Số 14 - 2022

yêu cầu ly hôn mà chưa yêu cầu giải
quyết về tài sản chung hoặc chỉ yêu cầu
giải quyết về một phần của tài sản
chung; Điều này dẫn đến thực tế là họ
khơng cịn là vợ chồng nhưng vẫn là
Pháp luật về hơn nhân và gia đình cần đồng chủ sở hữu đối với tài sản chung
bổ sung quy điṇh về quyền yêu cầu chia chưa được phân chia. Khi các đồng chủ
tài sản chung khi ly hôn nhân cho bên sở hữu muốn chia tài sản chung thì có
thứ ba. Theo đó, nếu có căn cứ cho rằng, thể yêu cầu tòa án giải quyết bằng vụ án
vợ chồng khơng u cầu Tịa án chia tài dân sự khác và pháp luật không hạn chế
sản chung khi ly hơn để nhằm mục đích về thời hiệu khởi kiện trong trường hợp
trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản, này. Quy định này dưới gốc độ quan hệ
thì người thứ ba có thể u cầu Tồ án dân sự là phù hợp vì tách biệt hai nhóm
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly quyền là quyền về nhân thân và quyền
hôn. Đồng thời, pháp luật cũng cần quy về tài sản giữa vợ và chồng. Khi ly hơn
định rõ các trường hợp hạn chế quyền thì quan hệ nhân thân của họ sẽ chấm
yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng dứt, nhưng quan hệ tài sản thì được tơn

khi ly hơn như u cầu của người thứ ba trọng sự thỏa thuận giữa các đồng chủ sở
không được công nhận trong trường hợp ̣ hữu. Tuy nhiên, theo tác giả việc pháp
việc chia tài sản chung ảnh hưởng luật không quy định về thời hiệu khởi
nghiêm trọng đến gia đình hoặc bản thân kiện chia tài sản chung của vợ chồng sau
vợ, chồng có nghĩa vụ có đủ tài sản khi ly hơn có điều chưa hợp lý, có khi
ảnh hưởng đến cuộc sống của một bên
riêng để thanh toán các khoản nợ.
vợ hoặc chồng sau khi đã ly hôn, nhất là
Mặt khác, nếu một trong hai bên trường hợp một trong hai bên xác lập
muốn trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba, quan hệ hôn nhân mới. Lúc bấy giờ tài
tự thỏa thuận giao tài sản cho bên còn lại sản chung của quan hệ hơn nhân cũ có
và tịa án cơng nhận thỏa thuận này rồi khi bị ảnh hưởng. Hơn nữa, bên đồng
thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên chủ sở hữu cịn lại có khi ảnh hưởng đến
cịn lại. Do đó, pháp luật cần có quy quan hệ hơn nhân mới (do yếu tố tình
định về việc thỏa thuận sẽ vô hiệu nếu cảm). Luật hôn nhân gia đình quy định
để trốn tránh nghĩa vụ…Quy định như tài sản chung của vợ chồng là tài sản
vậy sẽ tránh được sự can thiệp của bên chung hợp nhất, có nghĩa là vợ, chồng
thứ ba vào ý chí của 2 bên trong quan hệ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau khi
hôn nhân về vấn đề tài sản của họ.
thực hiện quyền của chủ sở hữu. Điều
Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia này là khó thực hiện khi các bên khơng
cịn là vợ chồng. Tác giả cho rằng, khi
tài sản chung giữa vợ và chồng
các bên khơng cịn là vợ chồng mà tài
Như đã trình bày ở trên, việc ly hôn sản chung chưa phân chia, về nguyên tắc
không nhất thiết phải chia tài sản chung tài sản chung này vẫn còn là tài sản chung
của vợ chồng. Đương sự có quyền chỉ hợp nhất thì không phù hợp.
137



Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đơ

Bên cạnh đó, quan hệ tài sản là quan hệ
dân sự, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định
về thời hiệu khởi kiện để yêu cầu tòa án
giải quyết đối với các tranh chấp liên quan
đến tài sản: Thừa kế, hợp đồng, bồi
thường thiệt hại, giao dịch vô hiệu…
Đồng thời, Bộ luật Dân sự 2015 cũng có
những quy định về thời hiệu khởi kiện liên
quan đến tài sản chung của vợ chồng như:
Có người thứ ba xâm phạm tài sản chung
thì các đồng sở hữu có quyền khởi kiện
trong thời hạn 2 năm kể từ ngày quyền sở
hữu bị xâm phạm;Một trong hai đồng sở
hữu tự ý giao dịch đối với tài sản chung
thì đồng sở hữu kia có quyền tun bố
giao dịch vơ hiệu trong thời hạn cụ thể mà
pháp luật quy định. Tuy nhiên, quy định
về thời hiệu khởi kiện để chia tài sản
chung của vợ chồng sau khi ly hơn thì
pháp luật còn bỏ ngõ.
4. KẾT LUẬN
Tranh chấp tài sản chung của vợ chồng
khi ly hôn là một hiện tượng phổ biến. Bởi
lẽ khi quan hệ hơn nhân chấm dứt thì vợ,
chồng muốn giải quyết các vấn đề liên
quan đến hôn nhân của họ như: Con
chung, tài sản chung, nợ chung… Trong
các mối quan hệ đó, tranh chấp về tài sản

chung là dạng tranh chấp phổ biến nhất.
Qua phân tích, tác giả đã thấy được thực
tiễn giải quyết các vụ việc liên quan đên
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn còn nhiều vướng mắc, bất cập. Chẳng
hạn như: Xác định cơng sức đóng góp của
vợ, chồng, các vấn đề về thời hiệu yêu cầu
chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly
hôn, về quyền của chủ thể thứ ba có thể
yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng
khi ly hơn. Chính vì vậy pháp luật cũng
cần có những quy định hướng dẫn cụ thể,

Số 14 - 2022

rõ ràng về các truờng hợp này để góp
phần hồn thiện pháp luật về Luật Hơn
nhân và gia đình nói chung và chế định
chia tài sản khi ly hơn nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thị Anh Vân, Đặng Lê
Phương Uyên, 2019. Thỏa thuận chia tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hơn
nhân. Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam
số 06.
2. Nguyễn Ngọc Điện, 2002. Bình
luận khoa học Luật hơn nhân và gia đình
Việt Nam, Tập 1. NXB Trẻ. Thành phố
Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Ngọc Điện, Đồn Thị

Phương Diệp, 2018. Pháp luật về quan hệ
tài sản giữa vợ chồng. NXB Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Thu Hà, 2017. Thực
tiễn giải quyết tranh chấp chia tài sản của
vợ chồng khi ly hơn tại Tịa án nhân dân
thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ. Đại
học Luật Hà Nội.
5. Quốc Hội, 2015. Số
91/2015/QH13, ngày 24/11/2015. Bộ luật
Dân sự.
6. Quốc Hội, 2014. Số
52/2014/QH13, ngày 19/6/2014. Luật Hôn
nhân và gia đình.
7. Tịa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp,
2016. Thông tư liên tịch số
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBTP, ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Hơn nhân và gia
đình.

138


Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô

Số 14 - 2022

PROBLEMS ABOUT PROPERTY DIVISION DURING A DIVORCE
Truong Kim Phung

Tay Do University
(Email: )
ABSTRACT
A marriage relationship includes the marital relationship and the property relationship. A
divorce that leads to the termination of the marital relationship, and the property
relationship between spouses, depends on whether the husband and wife request to divide
the common properties or not. In fact, regarding the division of common properties of
spouses after divorce, there still remains a lot of inadequacy, because the law has not
clearly outlined details regarding the method of determining the percentage contribution of
the spouses during their marriage; issues about the prescriptive period for requesting the
division of spouses’ common properties after divorce; and the right of a third party, such as
a judge, to determine whether they can request to divide the common properties. These
issues are still omitted in "marriage and family law", leading to many difficulties in
applying the law in these cases, and are even being used to cause property damage to other
people (first of all, the two parties in the relationship). Therefore, it is necessary to study
and clarify this issue in order to perfect the "marriage and family law" in general and the
institution of property division after divorce in particular.
Keywords: Common properties division, contribution effort, division ratio

139



×