Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.07 KB, 17 trang )

NỘI DUNG:
A. Khái quát về vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân.
1. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng:
1.1. Tài sản chung của vợ chồng là gì?
Tài sản chung của vợ chồng được hiểu là vật, lợi ích vật chất khác thuộc
quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, do vợ chồng cùng chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt vì nhu cầu chung của gia đình.
Do tính chất cộng đồng của hôn nhân và với vai trò là hạt nhân của gia đình
đòi hỏi giữa vợ và chồng phải có một lượng tài sản chung nhất định để bảo
đảm các chi phí cho cuộc sống chung và để thực hiện các chức năng xã hội cơ
bản của gia đình, đặc biệt trong việc chăm sóc giáo dục và bảo vệ các con. Dựa
trên cơ sở đó, kế thừa và phát triển điều 14 luật HN-GĐ năm 1986, Điều 27 luật
HN-GĐ năm 2000 quy định:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc
được tặng choc hung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản
chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của
vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được khi kết hôn, được thừa kế
riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải
đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của
cả vợ chồng.
1
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”
Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình đã xác định thời điểm hình thành và
nguồn gốc phát sinh tài sản chung của vợ chồng. Kể từ sau khi kết hôn, những


tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập hợp pháp của vợ chồng, tài sản mà vợ
chồng mua sắm được từ những thu nhập hợp pháp đều thuộc sở hữu chung hợp
nhất của vợ chồng mà không phụ thuộc vào công sức đóng góp của vợ chồng ít
hay nhiều, có lao động trực tiếp hay không. Đồng thời pháp luật còn quy định
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản chung và mục đích của
việc sử dụng tài sản chung là nhằm đáp ứng nhu cầu chung của gia đình, đảm
bảo cho vợ chồng cùng nhau xây dựng gia đình và lao động tạo ra tài sản vì lợi
ích chung của gia đình. Những quy định đó còn là cơ sở cho việc chia tài sản
chung của vợ chồng.
1.2 Chia tài sản chung của vợ chồng:
Chia tài sản chung của vợ chồng là chia tài sản chung thuộc quyền sở hữu
chung của hai vợ chồng.
- Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo luật HN-GĐ:
+) Chia tài sản chung của vợ chồng khi li hôn
Ly hôn- một hiện tượng xã hội. Theo nguyên tắc chung khi phán quyết ly hôn
của toà án có hiệu lực, quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Các quan hệ quyền và
nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh và gắn liền tương ứng trong quan
hệ vợ chồng từ khi kết hôn cũng hoàn toàn chấm dứt khi vợ chồng li hôn. Tài
sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của vợ chồng. Trên nguyên
tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng, khoản 1 điều 95 luật HN-GĐ
năm 2000 quy định: Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu
không thoả thuận được thì được yêu cầu Toà án giải quyết, tài sản riêng của
bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên ấy.
2
+) Chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ, chồng chết trước hoặc bị
toà án tuyên bố là đã chết.
Về nguyên tắc, quan hệ hôn nhân chấm dứt khi vợ hoặc chồng chết hoặc quy
định của toà án về việc tuyên bố vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật. Quan hệ
hôn nhân chấm dứt, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của
người chồng hoặc vợ còn sống hoặc của những người thừa kế của người vợ,

chồng đã chết . Theo nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong đó quan hệ về thừa
kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng, điều 31 luật HN-GĐ năm 2000 đã quy
định : “Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định về pháp luật
thừa kế”
+) Chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân
Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung cũng vẫn còn tồn
tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt về mặt pháp lí (li hôn, 1 bên vợ chồng chết
hoặc tuyên bố là đã chết). Tuy nhiên trên thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn
được chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, xuất phát từ thực tế này luật
HN-GĐ trên cơ sở kế thừa luật HN-GĐ năm 1986 (điều 18) tiếp tục quy định
vánn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân(điều 29, 30).
Như vậy việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được coi là trường hợp
ngoại lệ và cần được quan tâm.
2. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
2.1. Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Theo điều 29 luật HN-GĐ năm 2000 quy định:
“.Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh
riêng,thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lí do chính đáng khác thì có thể
thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản;
nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết.
3
Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ
về tài sản không được pháp luật công nhân.”
Theo quy định trên thì chia tài sản vợ chồng khi hôn nhân tồn tại được tiến
hành theo các trường hợp sau:
Trường hợp1: Vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng:
Xuất phát từ việc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các cá nhân, nếu một
trong hai vợ chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng thì có thể chia tài sản chung
của vợ chồng, tạo điều kiện cho vợ chồng có tài sản riêng làm vốn đầu tư kinh
doanh. Mặt khác qui định này còn nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, đảm bảo

cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình tránh khỏi những ảnh
hưởng tiêu cực của hoạt động đầu tư kinh doanh gây ra
Trường hợp2: Vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng:
Như trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, người vợ hoặc người
chồng đó đã vay nợ(một khoản tiền hay tài sản) sử dụng vào nhu cầu riêng. Nếu
tài sản riêng không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thoả thuận được về
việc lấy tài sản chung để trả nợ riêng cho một bên thì vợ chồng có quyền yêu
cầu chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân để người hoặc chồng lấy phần tài
sản của mình trong số tài sản chung của vợ chồng nhằm thanh toán món nợ mà
mình đã vay.
Trường hợp 3: Có lí do chính đáng khác:
Việc có lí do chính đáng để chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn
tại là xuất phát từ lợi ích gia đình, lợi ích của vợ chồng hoặc người thứ ba. Vì
vậy lí do chính đáng khác để chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn
tại tuỳ từng trường hợp cụ thể.
2.2. Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân.
4
Luật HN-GĐ năm 2000 không quy định cụ thể phương thức chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà chỉ quy định “vợ chồng có thể
thỏa thuận chia tài sản chung”. Nếu vợ chồng thỏa thuận được việc chia tài sản
thì sự thoả thuận đó phải được lập thành văn bản và việc phân chia tài sản được
pháp luật công nhận. Vợ chồng có thể thỏa thuận chia toàn bộ tài sản hoặc chia
một phần tài sản. Trong trường hợp vợ chồng “không thỏa thuận được thì có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”. Như vậy theo luật HN-GĐ 2000 đã tôn trọng
quyền tự thỏa thuận của vợ chồng bằng cách quy định không nhất thiết mọi
trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều do toà
án quyết định mà trước hết sẽ do vợ chồng tự thoả thuận chia bằng văn bản.
2.3. Ý nghĩa của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân:

Quy định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân là rất cần thiết, đáp
ứng nhu cầu của thực tiễn đời sống xã hội và phù hợp với ý chí của người dân
Thứ nhất: Trong cuộc sống gia đình nhiều khi không tránh khỏi bất hoà dẫn
đến tình trạng không muốn chung sống với nhau nhưng nhiều lí do khiến họ
không muốn li hôn, quy định này là một giải pháp nhằm hạn chế tối ưu những
xung đột mâu thuẫn của vợ chồng trước hết trong quan hệ tài sản sau đó là
những quan hệ nhân thân khác, đồng thời giữ hoà khí cũng như tạo ra sự ổn
định giữa các thành viên trong gia đình.
Thứ hai: Trên cơ sở kế thừa và phát huy những quy định tiến bộ của luật
HN-GĐ năm 1986 cũng như xuất phát từ thực tiễn khách quan là thay đổi để
phù hợp với Hiến Pháp 1992, Bộ luật dân sự 1995 và luật doanh nghiệp năm
1999 về việc mở rộng quyền tự do kinh doanh của cá nhân, quy định tại điều 29
HN-GĐ năm 2000 còn nhằm đảm bảo quyền tự chủ của vợ chồng khi tham gia
vào các quan hệ kinh tế, xã hội nhất định với tư cách là công dân, vợ hoặc
chồng đều có quyền thực hiện các chức năng hợp pháp của mình để tránh hậu
quả không tốt xảy ra ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, tạo điều kiện cho vợ
chồng tự do thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình thì pháp luật
5
quy định vợ chồng có quyền yêu cầu toà án cho chia tài sản chung của vợ
chồng ngay trong thời kì hôn nhân còn tồn tại.
Thứ ba: Quy định này đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người thứ ba khi
tham gia giao dịch có liên quan đến tài sản của vợ chồng. Hiện nay, việc duy trì
và phát triển đời sống gia đình thúc đẩy vợ chồng tham gia rộng rãi vào giao
dịch dân sự, hoạt động này mang lại lợi ích hợp pháp của cho vợ chồng cũng
như phát sinh nghĩa vụ của vợ, chồng với người thứ bat ham gia giao dịch đẻe
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thì người thứ ba cần phải biết quyền sở
hữu của vợ chồng đối với tài sản chung của vợ chồng đẻ xác đinh phạm vi giao
dịch,mức độ tài sản của vợ chồng trong việc thực hiện nghĩa vụ quy định này
nhằm tạo sự công bằng, hợp lí, bảo đảm sự an toàn về tài sản không những cho
người thứ ba mà còn cho cả gia đình.

B.Hậu quả pháp lí của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
1. Quan hệ nhân thân:
Quan hệ nhân thân là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên
trong gia đình về lợi ích nhân thân đó là những quan hệ như: quan hệ giữa vợ
và chồng yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau, quan hệ giữa cha mẹ và con
cái về việc xác định chế độ pháp lý nhân thân của con chưa thành niên.
Nhìn chung việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân theo quy định của
pháp luật sẽ không làm thay đổi hay chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và
chồng, giữa cha mẹ và con cái. Hay nói cách khác việc chia tài sản chung trong
thời kì hôn nhân sẽ không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Sau
khi chia tài sản dù chỉ là một phần tài sản chung hay toàn bộ tài sản chung thì
hai người vẫn tồn tại tất cả các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quan hệ vợ
chồng như chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng, thương yêu nhau, tạo điều kiện cho
nhau phát triển về mọi mặt… Việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân
không phải là quy định về li thân vì thế duy trì đời sống chung là nghĩa vụ của
cả hai vợ chồng.Tuy nhiên việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng
6

×