Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông lâm nghiệp ở huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.91 KB, 9 trang )

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG
BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP
Ở HUYỆN CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ
TRƯƠNG THỊ HỒNG THẮM - TRẦN THỊ TÀU
LÊ THỊ TUYỀN - NGUYỄN VĂN PHÚ
Khoa Địa lý

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất là nhân tố có vai trị rất to lớn, khơng chỉ với tư cách là một loại tài nguyên phục vụ
đắc lực cho cuộc sống con người mà đất còn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng cho cho
việc phát triển kinh tế, góp phần hình thành mơi trường sống và phát triển của nhiều loại
sinh vật. Vì vậy việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên đất hiện nay được xem là một
vấn đề mang tính tồn cầu đòi hỏi mỗi quốc cần quan tâm và thực hiện.
Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị là một huyện miền núi, kinh tế đang cịn gặp nhiều khó
khăn, nhưng đây cũng chính là nơi có tài ngun đất rất phong phú và đa dạng. Tuy
nhiên, với tình trạng sử dụng đất quá mức nhằm đáp ứng nhu cầu sống hiện tại đã làm
suy giảm và thối hóa đất diển ra nghiêm trọng. Do đó, địa phương cần có các giải pháp
sử dụng bền vững tài nguyên đất, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông - lâm
nghiệp.
Bằng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, số
liệu sơ cấp, thứ cấp; phương pháp thống kê; phương pháp bản đồ; phương pháp khảo sát
thực địa... bài báo tập trung phân tích tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng đất và quá
trình biến động diện tích đất đai qua các năm 2000, năm 2005 và năm 2010. Trên cơ sở
đó đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất của địa phương.
2. ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ
Theo kết quả điều tra tài nguyên đất của tỉnh Quảng Trị và kết quả tính toán trên bản đồ
đất huyện Cam Lộ (tỷ lệ 1/50.000) cho thấy, trên địa bàn nghiên cứu có 14 loại đất
chính thuộc 7 nhóm đất khác nhau với diện tích và tỷ lệ như sau:
Bảng 1. Các loại đất của huyện Cam Lộ
STT
Tên nhóm đất, loại đất


1
Đất cồn cát và đất cát biển

2

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

C

122

0,35

- Cồn cát

Cv

79

0,23

- Đất cát biển

C

43

0,12


Nhóm đất phù sa

Ký hiệu

P

1735

5,0

- Phù sa được bồi

Pb

684

1,97

- Phù sa không được bồi

P

240

0,7

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 234-242



NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN...

3

4
5
6
7

235

- Phù sa glây

Pg

350

1,01

- Phù sa có tầng loang lỗ

Pf

461

1,32

AC


609

1,75

- Đất xám

ACh

238

0,68

- Đất xám bạc màu

ACab

284

0,82

- Đất xám glây

ACg

87

0,25

3159


9,11

Fq

27475.39

79,76

Fp

800

2,31

D, Fl

547

1,58

34.447,39

100,00

Nhóm đất xám

Nhóm đất nâu đỏ, nâu vàng phát triển
trên đá Bazan
Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến thạch
Nhóm đất nâu vàng trên đá phù sa cổ

Nhóm đất dốc tụ và đất đồi biến đổi do
trồng lúa
Cộng

Fk, Fu

Nguồn [4]

- Nhóm đất cồn cát (C) và đất cát biển (Cv) có diện tích 122 ha chiếm 0,35% diện tích
đất tự nhiên, được hình thành do hoạt động tổng hợp của biển và sông, bao gồm 2 loại:
đất cồn cát và đất cát biển, phân bố tập trung chủ yếu ở xã Cam An (Kim Đâu, Mỹ Hà)
và xã Cam Thanh (Xóm Rú, An Bình).
- Nhóm đất phù sa (P) có diện tích 1.735 ha, chiếm 5% diện tích tự nhiên cửa toàn
huyện, bao gồm các loại đất phù sa được bồi (Pb), đất phù sa không được bồi (P), đất
phù sa glây (Pg) và đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng (Pf). Hầu hết các loại đất thuộc
nhóm này đang được sử dụng để trồng lúa, màu hoặc các loại cây ngắn ngày khác.
Trong đó, đáng chú ý là loại đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng được phân bố ở tầng
cao của các bậc thềm sông đang được sử dụng để trồng lúa một vụ lúa, một vụ màu
hoặc bỏ hoang.
- Nhóm đất xám (AC) có diện tích 609 ha, trải qua q trình sử dụng lâu dài, đất bị xói
mịn, rửa trơi, tính chất lý - hóa thay đổi theo chiều hướng xấu dần, bất lợi cho sự phát
triển của cây trồng. Nhóm đất này phân bố ở các xã Cam An, Cam Thuỷ, Cam Thành
(bắc sông Hiếu) và Cam Hiếu (nam sông Hiếu). Đất rất nghèo đạm, lân, q trình xói
mịn rửa trơi diễn ra mạnh, hiện đang được sử dụng để trồng lúa, màu, năng suất thấp,
có nơi bỏ hoang.
- Nhóm đất nâu đỏ, nâu vàng phát triển trên đá bazan (Fk, Fu) có diện tích 3.159 ha,
chiếm 9,11% diện tích của tồn huyện, phân bố chủ yếu ở Cam Chính, Cam Nghĩa,
Cam Thành (Tân Lâm). Đây là nhóm đất có hàm lượng mùn cao, tầng đất dày, phù hợp
cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, đặc biệt là cao su, tiêu…
- Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến thạch có diện tích lớn nhất trong các loại đất ở địa bàn

nghiên cứu, khoảng 27.475,39 ha, chiếm 79,76% diện tích của huyện. Nhóm đất này
phân bố phần lớn ở vùng có độ dốc trên 150, địa hình chia cắt mạnh, thảm thực vật bị


236

TRƯƠNG THỊ HỒNG THẮM và cs.

phá huỷ nghiêm trọng nên hầu hết diện tích có tầng dày dưới 30cm. Đất đã được khai
thác, sử dụng cho trồng cây ăn quả, trồng rừng sản xuất và một diện tích khá lớn là
trảng cỏ và cây bụi thứ sinh có khối lượng sinh khối thấp.
- Ngồi ra, trên địa bàn huyện cịn có một diện tích nhỏ là các loại đất thuộc nhóm đất nâu
vàng trên phù sa cổ (2,31%) và đất thung lũng dốc tụ, đất biến đổi do trồng lúa (1,58%).
Đất có thành phần thịt nhẹ, thịt trung bình và thịt nặng, thường xuyên được bổ sung từ đất
ở trên cao xuống, đất thuộc loại chua. Đây là loại đất thích hợp cho việc trồng một số cây
nơng nghiệp ngắn ngày ở các xã như: Cam An, Cam Tuyền, Cam Hiếu...
3. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở
HUYỆN CAM LỘ
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2012,huyện Cam Lộ có tổng quỹ đất là 34.447,39ha,
hiện đã đưa vào sử dụng 94,39%, còn lại 5,61% diện tích đất chưa sử dụng. Tiềm năng
đất chưa sử dụng là 1932.52ha, chiếm 5,61% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó diện
tích đất bằng chưa sử dụng là 424,56 ha, chiếm 1,23%, đất đồi núi chưa sử dụng:
1383.53 ha, chiếm 4.02% và đất núi đá khơng có rừng cây: 124.43 ha, chiếm 0.36%
tổng diện tích đất chưa sử dụng của huyện. [4]
Như vậy tiềm năng đất đai của huyện được đánh giá theo hướng cải tạo đất chưa sử
dụng và khai thác theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
4. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG –LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ,
TỈNH QUẢNG TRỊ
Diện tích đất đang sử dụng vào mục đích nơng nghiệp năm 2012 là 27941.61 ha, chiếm
tỷ lệ 81.11% diện tích đất tự nhiên huyện Cam Lộ. [4]

4.1. Hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp phân theo loại hình sử dụng
4.1.1. Đất trồng cây hằng năm
Diện tích đất sử dụng cho cây trồng hằng năm là 3.898,38 ha,chiếm 11.32% diện tích
đất sản xuất nơng nghiệp. Trong đó, chủ yếu là đất trồng lúa 1.664,45 ha, chiếm tỷ lệ (
4.83%) còn lại là đất trồng các cây hàng năm khác như: đất cỏ dùng vào chăn nuôi và
đất trồng cây hàng năm khác: khoai, sắn, lạc, ngô... Đất trồng cây hàng năm phân bố
chủ yếu ở các xã: Cam An, Cam Thanh, Cam Thuỷ, Cam Hiếu.
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất trồng cây hàng năm
Các loại đất
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng chuyên lúa 2 vụ
Đất trồng lúa nước 1 vụ
Đất trồng lúa nương rẫy
Đất đồng cỏ
Đất trồng cây hằng năm khác


CHN
LUA
LUK
LUN
COC
BHK

Diện tích (ha)
3.898.38
3.053,21
275,69
254,00
5,00

328.93

%
100
78,31
6,61
6,51
0,12
8,43


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN...

237

Qua bảng này cho ta thấy được hiện trạng sử dụng đất trồng cây hàng năm của huyện
Cam Lộ. Trong cơ cấu đất trồng cây hàng năm thì đất trông chuyên lúa 2 vụ là lớn nhất
với diện tích 3.053,21 chiếm 78,31%. Cịn đất trồng lúa nương rẫy và đất trồng cỏ
chiếm tỷ lệ nhỏ nhất.Như vậy chứng tỏ rằng Cam Lộ là huyện chú trọng phát triển đất
trồng chuyên lúa vụ và giảm diện tích đất trồng lúa nương rẫy và đất đồng cỏ.
4.1.2. Đất trồng cây lâu năm
Có diện tích 3.927,12 ha, chiếm tỷ lệ 14,05% diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của
huyện.
Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất trồng cây lâu năm
Các loại đất
Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây công nghiệp lâu năm


CLD

LNC

Đất trồng cây ăn quả
Đất trồng cây lâu năm khác

LNQ
LNK

Diện tích (ha)
3.927,12
3284,55

%
100

5,76
636,81

Cây công nghiệp trên địa bàn chủ yếu là cao su, hồ tiêu, phát triển tập trung ở các xã
Tân Lâm, Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền, Cam Hiếu, Cam An.
4.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện năm 2012 là 19.997,87 ha, chiếm 58,05% tổng
diện tích đất tự nhiên [4].
Bảng 4. Diện tích đất lâm nghiệp phân theo các đơn vị hành chính trong huyện
Tên xã, thị trấn
Thị trấn Cam Lộ
Xã Cam Tuyền
Xã Cam An
Xã Cam Thủy
Xã Cam Thanh

Xã Cam Thành
Xã Cam Hiếu
Xã Cam Chính
Xã Cam Nghĩa
Tổng

Tổng diện tích đất tự nhiên
(ha)
1054.31
10387.01
1484.44
2069.12

Diện tích đất lâm nghiệp
(ha)
283.83
8228.64
364.72
645.23

26.92
79.2
24.56
31.18

1286.06
4365.47
2584.94
5637.99


451.68
2094.76
1447.32
3500.51

35.12
47.98
55.99
62.08

5578.05

2981.18

53.44

34.447,39

19.997,87

%

Nguồn [4]

Qua bảng phân loại diện tích đất nơng nghiệp hiện nay ở huyện ta có thể thấy diện tích
đất trồng lâm nghiệp có sự khác nhau giữa các xã trong đó diện tích đất lâm nghiệp lớn
nhất phân bố ở các xã: Cam Chính (3500.51 ha), Cam Nghĩa (2981.18 ha), Cam Tuyền

Ton Nu Nha Dien 12/1/13 10:58 PM
Formatted: Space Before: 6 pt, After: 6

pt, Widow/Orphan control

Ton Nu Nha Dien 12/1/13 10:58 PM
Formatted: Space Before: 6 pt


238

TRƯƠNG THỊ HỒNG THẮM và cs.

(8228.64 ha) và tập trung ít nhất ở Xã Cam An (364.72 ha), và Thị Trấn Cam Lộ
(283.83 ha) Cam Thanh.
Cơ cấu các loại đất rừng năm 2012 như sau:
Bảng 5. Diện tích các loại đất lâm nghiệp ở huyện Cam Lộ, năm 2012
Các loại đất rừng



1

Đất rừng sản xuất

RSX

16.566,24

82,85

Đất có rừng tự nhiên xản xuất


RSN

642,47

3,21

Đất có rừng trồng

RST

13.302,36

66,5

Đất phục hồi rừng sản xuất

RSK

550,40

2,75

Đất trồng rừng sản xuất

RSM

2071,01

10,35


Đất rừng phịng hộ

RPH

3431,63

17,15

Đất có rừng tự nhiên phịng hộ

RPN

1034,05

5,17

Đất có rừng trồng phịng hộ

RPT

1234,33

6,17

Đất phục hồi rừng phịng hộ

RPK

1019,65


5,09

Đất trồng rừng phịng hộ mới

RPM

143,60

0.7

19.997,87

100

2

Diện tích (ha)

Tổng

%

Nguồn [4]

Trong bảng cơ cấu về các loại đất rừng cho thấy rằng, đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng
khá cao so với tổng diện tích tự nhiên (58,05%) và so với diện tích đất nơng nghiệp
(73,75%), chủ yếu là đất dốc >150 chiếm 89%. Đất lâm nghiệp phân theo loại rừng ở
Cam Lộ chủ yếu là rừng sản xuất có diện tích đất trồng rừng sản xuất lớn nhất so với
diện tích trồng rừng của toàn huyện chiếm tới 82.84% tổng diện tích đất lâm nghiệp,
diện tích đất rừng phịng hộ chỉ chiếm 17,15% diện tích đất lâm nghiệp.

4.3. Hiện trạng sử dụng đất phân theo đối tượng quản lý
Diện tích đất của huyện Cam Lộ đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp là 27.941,61
ha, chiếm tỷ lệ 81,11% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:
- Hộ gia đình cá nhân sử dụng 14.246,97 ha ,chiếm tỷ lệ 50.99%
- UBND Xã, thị trấn sử dụng 317,89 ha, chiếm tỷ lệ 1,14%
- Tổ chức kinh tế sử dụng 5.328,25 ha, chiếm tỷ lệ 19,07%
- Cơ quan đơn vị nhà nước sử dụng 1.274,77 ha, chiếm tỷ lệ 4,56%

Ton Nu Nha Dien 12/1/13 10:59 PM
Formatted: Space Before: 0.4 line, After:
0.4 line
Ton Nu Nha Dien 12/1/13 10:59 PM
Formatted: Space Before: 0.4 line, After:
0.4 line
Ton Nu Nha Dien 12/1/13 10:59 PM
Formatted: Space Before: 0.4 line, After:
0.4 line

Ton Nu Nha Dien 12/1/13 10:59 PM
Formatted: Space Before: 0.4 line, After:
0.4 line
Ton Nu Nha Dien 12/1/13 10:59 PM
Formatted: Space Before: 0.4 line, After:
0.4 line

Ton Nu Nha Dien 12/1/13 10:59 PM
Formatted: Space Before: 0.4 line, After:
0.4 line



NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN...

239

- Cộng đồng dân cư quản lý 40,90 ha, chiếm 0,15%
- UBND Xã, thị trấn quản lý 6.732,83 ha, chiếm tỷ lệ 24.10%.
5. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH ĐẤT NƠNG - LÂM NGHIỆP QUA CÁC
NĂM 2000, 2005 VÀ 2010

Ton Nu Nha Dien 12/1/13 10:59 PM
Deleted:

5.1. Biến động diện tích đất nơng nghiệp
Bảng 6. Tình hình biến động đất nơng nghiệp qua các thời kỳ
Đơn vị tính: ha
TT

LOẠI ĐẤT
ĐẤT NƠNG NGHIỆP

So với năm 2005
Diện tích Tăng (+)
2005
Giảm (-)
27.553,4 18.984,6 8.568,81

Diện tích
năm 2010

So với năm 2000

Diện tích
Tăng (+)
2000
Giảm (-)
13.910,1
13.643,3
Nguồn [4]

Qua bảng biến động diện tích đất nơng nghiệp giữa ba năm 2000, 2005, 2010 ta thấy
diện tích đất nơng nghiệp có xu hướng tăng dần, đây là dấu hiệu tích cực trong việc
quản lý sử dụng đất của huyện. Diện tích đất nơng nghiệp năm 2010 tăng 8.568,81 ha so
với năm 2005 và tăng 13.643,33 ha so với năm 2000. Nguyên nhân chính là do đưa đất
chưa sử dụng vào sử dụng vào mục đích trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm
như cao su, hồ tiêu và ni trồng thủy sản.
5.2. Biến động diện tích đât lâm nghiệp

Ton Nu Nha Dien 12/1/13 10:58 PM

Đây là loại đất chiếm diện tích tương đối lớn (chiếm 58,05% tổng diện tích đất tự nhiên
của huyện) trong đó diện tích lớn nhất là ở xã Cam Tuyền với 8.228,64 ha chiếm
(41,2%) diện tích đất lâm nghiệp tồn huyện, xã Cam Chính 3.500,51 ha và thấp nhất là
xã Cam An với 364,72 chiếm (0.01%) và xã Cam Thanh với 451,68, chiếm (2.25%).
Bảng 6. Tình hình biến động đất lâm nghiệp qua các thời kỳ
Đơn vị tính: ha
TT
3
4
5

LOẠI ĐẤT

Đất rừng phịng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất

So với năm 2005
Diện tích Tăng (+)
2005
Giảm (-)
4.160,34 3.613,30
547,04
16.161,81 9.463,70 6.698,11

Diện tích
năm 2010

Ton Nu Nha Dien 12/1/13 10:58 PM
Deleted: Qua bảng biến động diện tích đất nơng
nghiệp giữa ba năm 2000, 2005, 2010 ta thấy diện
tích đất nơng nghiệp có xu hướng tăng dần, đây là
dấu hiệu tích cực trong việc quản lý sử dụng đất của
huyện. Diện tích đất nơng nghiệp năm 2010 tăng
8.568,81 ha so với năm 2005 và tăng 13.643,33 ha so
với năm 2000. Nguyên nhân chính là do đưa đất
chưa sử dụng vào sử dụng vào mục đích trồng cây
lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ
tiêu và nuôi trồng thủy sản.

So với năm 2000
Diện tích
Tăng (+)

2000
Giảm (-)
372,20
3.788,14
8.295,17
7.866,64
Nguồn [4]

Bảng 6 thể hiện về tình hình biến động đất lam nghiệp qua các thời kỳ cụ thể là năm
2012 so với năm 2000 ta thấy qua các năm thì diện tích đất lâm nghiệp cũng có sự biến
động rất lớn: thứ nhất về rừng phịng hộ diện tích năm 2010 là 4.160,34 ha so với năm
2005 thì diện tích đất rừng phịng hộ có xu hướng biến động tăng lên 547,04 ha, nhưng
so với năm 2000 thì tăng lên 3.788,14 ha. Đối với rừng sản xuất cũng có sự biến động

Deleted:


240

TRƯƠNG THỊ HỒNG THẮM và cs.

qua các năm 2010 rừng sản xuất có diện tích là 16.161,81 ha so với năm 2005 thì đã
tăng lên 6.698,70 ha và so với 2000 thì tăng lên đến 7.866,64 ha.
6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG LÂM
NGHIỆP HUYỆN CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ
6.1. Giải pháp hành chính
- Tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để cho các tổ chức, cá
nhân được biết.
- Thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch sử dụng đất: bao gồm việc lập, thẩm định,
xét duyệt dự án, giao đất phải theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật; giám sát,

đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiến hành xử lý triệt để các
trường hợp người quản lý có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử
dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất đã
được xét duyệt và trường hợp người sử dụng đất không sử dụng hoặc sử dụng đất sai
mục đích.
6.2. Giải pháp khoa học - cơng nghệ
- Khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, cơng nghệ có liên quan đến sử dụng đất
nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.
- Ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ trong sử dụng đất nông nghiệp như
thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí mùa vụ thích hợp né tránh thiên
tai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ môi trường.
- Tăng cường đầu tư trong việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến
trong công tác quản lý đất đai như kỹ thuật công nghệ số trong thống kê, đo đạc lập bản
đồ địa chính, quản lý hồ sơ địa chính.
6.3. Giải pháp về chính sách
- Chính sách nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nơng nghiệp:
+ Chính sách ưu tiên phát triển nơng nghiệp tồn diện (nơng nghiệp theo nghĩa
rộng).
+ Chính sách bảo vệ người nơng dân có đất sản xuất ổn định lâu dài.
+ Chính sách đánh thuế thích đáng khi chuyển đất trồng lúa sang mục đích sử dụng
khác nhằm tiết kiệm cao nhất diện tích đất trồng lúa phải chuyển sang sử dụng
vào mục đích phi nơng nghiệp.
+ Có chính sách tạo điều kiện để người dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu
cầu của thị trường.
- Chính sách tiết kiệm trong sử dụng đất:


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN...


241

+ Tích cực khai thác đất chưa sử dụng.
+ Có kế hoạch khai hoang, phục hố để tăng quỹ đất sản xuất nông nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản và tạo thêm mặt bằng sản xuất.
+ Phát huy tối đa khả năng đất trống đồi núi trọc vào trồng rừng mới, làm tăng độ
che phủ của đất.
+ Kết hợp nuôi trồng thuỷ sản trên diện tích đất có mặt nước chun dùng, tích cực
đưa mặt nước hoang hố vào sử dụng.
- Chính sách sử dụng đất nhằm đảm bảo an ninh lương thực:
+ Tiến hành thâm canh, tăng vụ, giúp nông dân đưa các giống mới năng suất cao,
chống chịu sâu bệnh và biến đổi khí hậu vào sản xuất kết hợp với đầu tư, cải tạo
đất.
+ Xem xét trong tổng thể quỹ đất lúa mà tỉnh và quốc gia đã phân bổ cho huyện khi
chuyển đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng khác và sử dụng tiết kiệm.
+ Nghiêm cấm các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân chuyển đất trồng lúa nước sang các
mục đích khác một cách tùy tiện không theo quy hoạch.
7. KẾT LUẬN
Cam Lộ là một huyện có tài nguyên đất đai khá đa dạng phân bố hầu hết ở tiểu vùng
sinh thái: Tiểu vùng đồi núi, tiểu vùng đồng bằng và cồn cát. Tồn huyện có 7 nhóm
đất, trong đó loại đất đỏ vàng trên đá phiến thạch là chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đây là loại đất
thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã đưa ra
được các nội dung cần quan tâm như tiềm năng đất đai, tình hình sử dụng và sự biến
động đất nông lâm nghiệp qua các năm cụ thể. Tuy nhiên, với tình hình sử dụng nhằm
phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp hiện nay bên cạnh những thành tựu đạt được thì nó
cũng đã làm cho quỹ đất nơng lâm nghiệp có xu hướng biến động tăng giảm rất lớn
,trước tình hình đó địi hỏi chính quyền huyện phải có những giải pháp cụ thể như: Giải
pháp khoa học - cơng nghệ, giải pháp về chính sách, giải pháp về vốn, giải pháp khuyến
nông khuyến lâm… nhằm sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp và lâm nghiệp

ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]

Nguyễn Danh (2009). Nghiên cứu đánh giá đất đai vùng gò đồi thấp phục vụ bố trí
cây trồng hợp lý tại huyện Ayunpa – tỉn Gia Lai, Tạp chí NN&PTNT.
Nguyễn Thị Dung (2011). Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch sản xuất nơng-lâm
nghiệp huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tỉnh, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Địa lý, Trường
ĐHSP Huế.
Đặng Thị Hồng (2013). Nghiên cứu hiện trạng sử dụng tài nguyên đất đai phục vụ
chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, Khóa luận tốt
nghiệp, Khoa Địa lý, Trường ĐHSP Huế.
Phòng Thống kê huyện Cam Lộ (2012). Niên giám thống kê 2013. Quảng Trị.


242

[5]
[6]
[7]

TRƯƠNG THỊ HỒNG THẮM và cs.

Phòng TNMT huyện Cam Lộ (2012). Báo cáo đánh giá hiện trạng sử dụng đất giai
đoạn 2010, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Cam Lộ.
UBND huyện Cam Lộ (2010). Báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội
huyện năm 2012, Cam Lộ.

Trần An Phong, Nguyễn Hữu Tháp (2009). Đánh giá đất phục vụ cho quy hoạch sử
dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp hợp lý ở huyện Đắc Hà, Tỉnh
Kom Tum, Tạp chí Khoa học Đất Việt Nam, số 31.

TRƯƠNG THỊ HỒNG THẮM
TRẦN THỊ TÀU
LÊ THỊ TUYỀN
NGUYỄN VĂN PHÚ
SV lớp Địa 4B, Khoa Địa lý,Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế



×