Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên lớp Tâm lý giáo dục 3 trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.47 KB, 7 trang )

BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO SINH VIÊN LỚP TÂM LÝ GIÁO DỤC 3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
HOÀNG THỊ HẰNG NGA
Khoa Tâm lý - Giáo dục

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu thế hội nhập và phát triển, giáo dục cần hướng tới các mục tiêu: “Học để biết,
học để làm và học để chung sống và để khẳng định mình”. Câu hỏi đặt ra là “kỹ năng
nào cần thiết cho mỗi người để thành công trong công việc và cuộc sống?”. Một trong
ba kỹ năng tồn cầu địi hỏi ở mỗi con người hồn thiện phải có đó là “kỹ năng giao
tiếp”.
Giao tiếp là một trong những điều kiện tồn tại, phát triển của cá nhân. Thơng qua giao
tiếp, mỗi cá nhân hịa nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa, xã hội –
lịch sử, biến nó thành cái của riêng mình, góp phần vào sự phát triển văn hóa chung.
Giao tiếp là phương tiện để con người hợp tác, trao đổi, cùng nhau hướng tới mục đích
chung. Nhu cầu giao tiếp trở nên quan trọng. Để thoả mãn nhu cầu đó và tiến hành giao
tiếp có kết quả, đạt được những mong muốn trong q trình thực hiện cơng việc, mỗi
người cần rèn luyện những kỹ năng giao tiếp (KNGT) cần thiết. I.C.Vapilic đã khẳng
định: “Giao tiếp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng nắm được. Bất
kỳ ai cũng phải học điều đó”.
Đối với sinh viên chuyên ngành TLGD, KNGT là một kỹ năng nghề nghiệp quan trọng.
Trước yêu cầu của người giáo viên tương lai, của cán bộ tư vấn, tham vấn tâm lý… địi
hỏi sinh viên phải có KNGT tốt. Song qua theo dõi, quan sát quá trình học tập và rèn
luyện của sinh viên lớp TLGD 3 trường ĐHSP, ĐH Huế, chúng tôi nhận thấy khả năng
giao tiếp của sinh viên vẫn chưa tốt; trong hành vi, trong ứng xử, cử chỉ, điệu bộ... và cả
rèn luyện khả năng giao tiếp sư phạm còn nhiều biểu hiện lúng túng. Đây là một thực
trạng đáng lo ngại khi khơng cịn bao lâu nữa, họ sẽ tốt nghiệp ra trường. Để chuẩn bị
tốt cho nghề nghiệp tương lai mỗi sinh viên cần phải trang bị thật tốt khả năng giao tiếp
cho mình.
Từ những lí do trên chúng tơi chọn đề tài: “Biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho


sinh viên lớp Tâm lý - Giáo dục 3 - trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế” để
nghiên cứu.
Để nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác
nhau: Điều tra bằng anket, trao đổi, quan sát, nghiên cứu lý luận... Khách thể nghiên
cứu là 40 sinh viên lớp TLGD 3 – trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế (TLGD 3),
khóa 2010 - 2014. Kết quả điều tra được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5.

Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 321-327


322

HOÀNG THỊ HẰNG NGA

2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Nhận thức về vai trò kỹ năng giao tiếp của sinh viên lớp Tâm lý Giáo dục 3,
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Nhận thức là một trong ba mặt quan trọng của đời sống tâm lý con người (nhận thức,
tình cảm và hành động). Việc nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc rèn luyện
KNGT sẽ là yếu tố thúc đẩy quá trình rèn luyện của sinh viên.
Giao tiếp của con người diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, trong hoạt động. Hiệu quả của quá
trình giao tiếp phụ thuộc nhiều vào cung cách ứng xử, giao tiếp của mỗi cá nhân cũng
như sự hiểu biết của mỗi cá nhân. Với sinh viên sư phạm đặc biệt là sinh viên khoa
TLGD, KNGT có vai trị quan trọng trong quá trình học tập, giao lưu, hoạt động trường,
lớp, xã hội và nghề nghiệp tương lai.
Bảng 1. Nhận thức về vai trò của kỹ năng giao tiếp của sinh viên lớp Tâm lý Giáo dục 3,
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Stt
1

2
3

4
5
6

Các yếu tố
Giao tiếp là động lực thúc
đẩy sự hình thành và phát
triển nhân cách
Giao tiếp giúp con người
hiểu biết lẫn nhau
Giao tiếp giúp con người
truyền đạt kinh nghiệm và
giải quyết các vấn đề trong
học tập
Giao tiếp giúp con người gia
nhập vào các mối quan hệ xã
hội
Giao tiếp là điều kiện tồn tại
của cá nhân và xã hội
Giao tiếp giúp con người
hình thành năng lực tự ý
thức
Điểm trung bình chung

Khơng
quan trọng
SL

%

Ít quan
trọng
SL %

Quan
trọng
SL
%

Rất quan
trọng
SL
%

X

SD

3,9

0,27

0

0

0


0

3

7.5

37

92.5

0

0

0

0

19

47.5

21

52.5

3,5

0,51


0

0

0

0

3

7.5

37

92.5

3,9

0,27

0

0

0

0

7


17.5

33

82.5

3,8

0,39

0

0

0

0

13

32.5

27

67.5

3,7

0,46


0

0

0

0

5

12.5

35

87.5

3,9

0,33

3.8

Kết quả bảng 1 cho thấy, điểm trung bình chung về nhận thức vai trò KNGT của sinh
viên lớp TLGD3 là 3,8, điều này cho thấy nhận thức về sự cần thiết vai trò KNGT của
sinh viên là rất cao. So với các sinh viên ngành khác, sinh viên chuyên ngành Tâm lý –
Giáo dục được rèn luyện nhiều hơn về KNGT. Đây chính là lợi thế lớn cho sinh viên
trong q trình giao tiếp.
Trong các vai trị của KNGT thì các vai trị “Giao tiếp là động lực thúc đẩy sự hình
thành và phát triển nhân cách”, “Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm và
giải quyết các vấn đề trong học tập”, “Giao tiếp giúp con người hình thành năng lực tự ý



BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN...

323

thức”, đã được sinh viên đánh giá cao nhất ( X = 3,9). Đây là những kỹ năng rất quan
trọng trong quá trình học tập, giao lưu cũng như trong cuộc sống của mỗi con người.
“Giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau”, “Giao tiếp giúp con người gia nhập vào
các mối quan hệ xã hội” và “Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội” cũng
là những kỹ năng quan trọng, được sinh viên nhận thức khá tốt, với các giá trị X lần
lượt là 3,8; 3,5; 3,7. Có thể nói, phần lớn sinh viên lớp TLGD3 đã nhận thức đúng đắn
về vai trò của kỹ năng giao tiếp đối với cuộc sống cũng như trong q trình phát triển
nhân cách. Điều này có ý nghĩa rất to lớn trong quá trình rèn luyện và hình thành kỹ
năng giao tiếp của sinh viên. Cần tiếp tục năng cao nhận thức về vai trò của rèn luyện
kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.
2.2. Nhận thức của sinh viên lớp Tâm lý Giáo dục 3, Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Huế về sự cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp
Không chỉ nhận thức đúng đắn về vai trò của giao tiếp, sinh viên cũng đã có nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn luyện KNGT, họ đều cho rằng việc rèn luyện
KNGT là “quan trọng” và “rất quan trọng” đối với sinh viên sư phạm.
Bảng 2. Nhận thức của sinh viên về vai trò của việc rèn luyện KNGT
TT
1
2
3
4
5

Nhận thức

Khơng quan trọng
Ít quan trọng
Quan trọng
Rất quan trọng
Tổng

Số ý kiến

Tỷ lệ %
0
0
5
35
40

0
0
12.5
87.5
100

Trong công tác đào tạo, sinh viên lớp TLGD 3 được học khá nhiều về giao tiếp và
KNGT, vì thế nên các sinh viên đều nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
rèn luyện. Đây là điều kiện thuận lợi giúp sinh viên tích cực trong việc rèn luyện
KNGT.
Bảng 3. Nhận thức về việc cần nâng cao kỹ năng giao tiếp của sinh viên
Stt
1
2
3

4
5
6

Vai trị
Xóa bỏ sự nhút nhát và
tập phong cách tự tin
Không ngại gặp gỡ
Giúp bạn đáng giá được
kĩ năng giao tiếp của
mình
Sử dụng ngơn ngữ có
hiệu quả
Tăng cường sự hiểu biết
Nâng cao năng lực tự
nhận thức

Khơng
cần thiết
SL %

Ít cần thiết

Cần thiết

SL

SL

%


%

Rất cần
thiết
SL
%

X

SD

0

0

5

12,5

10

25

25

62,5

3,5


0,75

0

0

2

5

22

55

18

40

3,4

0,59

0

0

6

15


14

35

20

50

3,4

0,74

0

0

0

0

9

22,5

31

77,5

3,8


0,42

0

0

7

17,5

8

20

25

62,5

3,4

1,00

3

7,5

6

15


14

35

17

42,5

3,1

0,94


324

7

Rút ngắn khoảng cách
trong các mối quan hệ
8
Tạo thiện cảm tốt đẹp
đối với người đang giao
tiếp
9
Giúp bạn hiểu được các
thông tin trong giao tiếp
Điểm trung bình chung

HỒNG THỊ HẰNG NGA


1

2,5

9

22,5

10

25

20

50

3,2

0,89

1

2,5

5

12,5

12


30

22

55

3,4

0,81

0

0

8

20

12

30

20

50

3,3

0,79


3,4

Kết quả bảng 3 cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhận thức này của sinh viên.
Đầu tiên hiệu quả của rèn luyện thể hiện ở vai trò “Sử dụng ngơn ngữ có hiệu quả” với
X =3,8. Nhờ rèn luyện, sinh viên trau dồi ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ, cơng cụ
chính được sử dụng trong q trình giao tiếp.
Ở vai trị “Xóa bỏ sự nhút nhát và tập phong cách tự tin” với X =3,5. Nhờ rèn luyện,
sinh viên đã xóa bỏ được sự nhút nhát và tạo cho mình phong cách tự tin trong quá trình
giao tiếp, từ đó sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Thứ hai, “Không ngại gặp
gỡ”với X =3,4 khi được rèn luyện về KNGT sinh viên sẽ làm quen được với nhiều
người, năng động hơn trong quá trình giao lưu, gặp gỡ. Thứ ba,“Giúp bạn đánh giá
được kỹ năng giao tiếp của mình”với X =3,4 đây cũng là vai trò rất cần thiết đối với
sinh viên hiện nay, giúp sinh viên đánh giá được những mặt đạt được và chưa đạt được,
từ đó có những biện pháp rèn luyện KNGT có hiệu quả hơn. Thứ tư, “Tăng cường sự
hiểu biết”với X =3,4. Việc tiếp xúc với người khác không chỉ giúp sinh viên rèn luyện
ngơn ngữ mà cịn tăng cường sự hiểu biết xung quanh cuộc sống của bản thân. Sinh viên
đã nhận thức khá tốt về việc cần nâng cao kỹ năng giao tiếp cho họ, đó là điều rất cần
thiết đối với sinh viên sư phạm hiên nay. Tuy nhiên trong thực tế, vẫn còn khá nhiều
sinh viên chưa nhận thức được việc nâng cao kỹ năng phải giao tiếp cho bản thân, đây
là một điều hạn chế nhất.
Trong các vai trị trên thì vai trị mà sinh viên đánh giá thấp nhất đó là: “Nâng cao năng
lực tự nhận thức” với X =3,1. Việc nâng cao năng lực tự nhận thức đối với mỗi sinh
viên là rất cần thiết, giúp sinh viên đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu của họ từ
đó có thể đưa ra yêu cầu cụ thể giúp họ đánh giá tốt hơn. Tuy nhiên ở đây sinh viên
chưa nhận thức được vai trò này.
2.3. Mức độ rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên lớp Tâm lý Giáo dục 3,
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Nhận thức đúng đắn của sinh viên về sự cần thiết rèn luyện KNGT có tác dụng to lớn
trong việc thúc đẩy sinh viên tích cực rèn luyện. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại cho
thấy, việc trau dồi kỹ năng giao tiếp của sinh viên vẫn cịn chưa tích cực, đa số sinh viên

lớp TLGD 3 đều khẳng định mức độ rèn luyện KNGT của mình chỉ “thỉnh thoảng”
(57.5%), số lượng sinh viên “thường xuyên rèn luyện” (25%), số lượng sinh viên “rất
thường xuyên” (17.5%).


BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN...

325

Nguyên nhân nào khiến cho sinh viên mặc dù có nhận thức đúng đắn về vấn đề, nhưng
sinh viên lại chưa tích cực trong rèn luyện? Chúng tơi đã tìm hiểu những khó khăn mà
các sinh viên TLGD 3 đã gặp trong quá trình rèn luyện KNGT.
Về nguyên nhân khách quan:
- Ít được tham gia các lớp tập huấn về việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Mặc dù nhà
trường và Khoa đã tổ chức, nhưng thái độ tham gia của các bạn chưa tích cực, thờ ơ, ít
quan tâm đến các hoạt động mà nhà trường tổ chức.
- Hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên của nhà trường và Khoa chưa
được quan tâm đúng mức, nội dung hoạt động chưa phong phú. Các hoạt động tổ chức
chưa nhiều, chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn sinh viên tham gia nên sinh viên ít quan tâm
đến hoạt động do nhà trường hay khoa tổ chức.
Về nguyên nhân chủ quan:
- Khơng tự tin về ngoại hình của bản thân mình, rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp.
- Sinh viên chưa mạnh dạn, thiếu tự tin, khả năng ứng phó hạn chế. Sinh viên chưa biết
phát huy hết khả năng của mình, đồng thời do chưa có sân chơi phù hợp để sinh viên tự
thể hiện khả năng của bản thân, nhằm tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu. Vì vậy việc biết mình
có những khả năng gì thông qua các hoạt động sẽ giúp bản thân thấy được những khả
năng chưa được phát huy.
- Một số thầy cơ giáo ít gần gũi, cởi mở với sinh viên nên các bạn ngại khi giao tiếp, khi
giao tiếp với giáo viên này, họ luôn trong trạng thái hồi hộp, lo sợ, không thoải mái.
- Bản thân sinh viên chưa ý thức rõ việc tự mình tích cực, chủ động tham gia các hoạt

động, giao lưu trong các hoạt động trong và ngồi nhà trường, vì vậy kỹ năng giao tiếp
chưa hiệu quả.
Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy để thực hiên tốt việc rèn KNGT có hiệu quả,
trước hết bản thân mỗi sinh viên cần ý thức được trách nhiệm của mình trong quá trình
rèn luyện bản thân, tự giác, tích cực trong rèn luyện. Bên cạnh đó nhà trường, giáo viên
cần tạo điều kiện để sinh viên tổ chức tốt việc rèn luyện.
Tóm lại, mặc dù sinh viên đã nhận thức rất đúng đắn về vai trò của giao tiếp nhưng trên
thực tế nhiều sinh viên vẫn chưa biến nhận thức của mình thành những hành động cụ
thể, thiết thực để tự rèn luyện mình.
2.4. Biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên lớp Tâm lý Giáo dục 3,
trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù sinh viên đã nhận thức được sự cần thiết của việc
rèn luyện KNGT, song trên thực tế KNGT của phần lớn sinh viên lớp TLGD 3 chưa
cao, các sinh viên chưa thực sự tích cực trong việc rèn luyện.
Chúng tơi xin đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của việc rèn
luyện KNGT cho sinh viên:


326

HOÀNG THỊ HẰNG NGA

1. Bản thân mỗi sinh viên phải tích cực, tự giác, có ý thức trong việc rèn luyện KNGT.
2. Sinh viên cần ý thức được việc học tập ở đại học chủ yếu bằng phương pháp tự học,
tự giáo dục là chính, tăng cường tính tích cực trong học tập cũng như trong việc rèn
luyện KNGT cho bản thân.
3. Trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức lý luận về giao tiếp và KNGT. Tạo điều kiện
cho sinh viên dụng những tri thức lý luận để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá
trình học tập và trong thực tiễn.
4. Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đoàn, Hội… nhằm

xây dựng mơi trường lành mạnh, tích cực giúp sinh viên rèn luyện, mở rộng mối quan
hệ, giao lưu, gặp gỡ với nhiều đối tượng khác nhau, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả
giao tiếp cho sinh viên.
5. Tổ chức cho sinh viên vận dụng những tri thức Tâm lý học để xử lý các tình huống sư
phạm cũng như các tình huống giao tiếp nghề nghiệp của mình. Để hình thành được kỹ
năng này, cần tổ chức quá trình học tập của sinh viên một cách khoa học, biết sắp xếp,
thiết kế hệ thống các bài tập đa dạng, thiết kế cách xử lý tình huống sư phạm theo một
quy định chặt chẽ, giáo viên cần phân loại các tình huống sư phạm nhằm hướng đến rèn
luyện KNGT nào chủ yếu để rèn luyện KNGT cho sinh viên một cách khoa học, có hiệu
quả.
6. Cần tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm một cách có hệ thống, thường
xuyên và liên tục trong suốt quá trình học tập của sinh viên. Đây là những tiền đề cần
thiết để sinh viên thực tập sư phạm đạt được kết quả cao, tự tin, vững vàng về chuyên
môn nghiệp vụ và có phẩm chất, cốt cách của một nhà giáo tương lai, đạt được mục
đích dạy học và giáo dục đặt ra. Hơn nữa việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm được tiến
hành thường xuyên là điều kiện thuận lợi để sinh viên rèn luyện KNGT cho bản thân.
7. Cung cấp cho sinh viên hệ thống các bài tập rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua
nội dung học tập và ngoài giờ lên lớp. Để nâng cao hiệu quả KNGT cho sinh viên, bản
thân mỗi sinh viên phải tích cực, tự giác, chủ động rèn luyện những phương pháp phù
hợp. Song song với việc trang bị hệ thống tri thức lý thuyết về giao tiếp, giáo viên cần
cung cấp cho sinh viên những bài thực hành để nâng cao hiệu quả rèn luyện KNGT.
8. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy – trò, tạo dựng bầu khơng khí gần gũi, thân
thiện, lành mạnh giúp sinh viên có thể thoải mái trong việc bày tỏ những tâm tư, nguyện
vọng, mong muốn chính đáng của mình trong quá trình học tập và lao động.
9. Cần tăng cường hơn nữa các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập. Đây cũng là tạo điều kiện để sinh
viên tích cực rèn luyện, nâng cao năng lực giao tiếp cho bản thân
10. Bồi dưỡng khả năng tự đánh giá của sinh viên về KNGT của mình. Để đánh giá
được KNGT của mình là điều rất quan trọng và cần thiết, từ đó có thể đề ra những cái
mình đạt được và khắc phục được những hạn chế trong quá trình giao tiếp.



BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN...

327

11. Thường xuyên tổ chức nhiều loại hình hoạt động, cuộc thi nhằm tạo ra sân chơi
khơng chỉ bổ ích cho sinh viên mà còn là nơi ươm mầm phát triển tài năng sinh viên.
Chỉ có thơng qua các hoạt động như thế mới thúc đẩy nhu cầu giao tiếp và KNGT của
sinh viên ngày thêm cao hơn.
3. KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của xã hội, giao tiếp đang ngày càng đóng vai trị quan trọng
hơn, khơng chỉ trong quan hệ người – người mà còn cả trong quan hệ nghề nghiệp, tồn
bộ đời sống xã hội. Q trình giáo dục đang chứng minh rằng sự thành công của người
giáo viên khơng chỉ phụ thuộc vào trình độ chun mơn, mà cịn phụ thuộc vào KNGT
của họ. Vì vậy việc quan tâm bồi dưỡng nâng cao KNGT cho sinh viên sư phạm khi còn
đang ngồi trên ghế nhà trường là một việc làm rất quan trọng và hết sức ý nghĩa.
Để nâng cao KNGT cho sinh viên, các biện pháp phải được tiến hành đồng bộ, nhất
quán. Mỗi sinh viên cần ý thức được tầm quan trọng của KNGT trong quá trình học tập
và rèn luyện và tìm ra các biện pháp rèn luyện có hiệu quả. Nhà trường và khoa Tâm lý
- Giáo dục cần phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện để việc rèn luyện KNGT cho sinh viên
có hệ thống, khoa học và có kế hoạch cụ thể; cần có sự định hướng, dẫn dắt của các nhà
sư phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]

[7]
[8]
[9]

Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1988). Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
Trần Trọng Thủy (1992). Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB ĐHQG Hà Nội.
Ngơ Cơng Hồn (1997). Những trắc nghiệm tâm lý, NXB ĐHQG Hà Nội.
Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thủy (1996). Nhập môn khoa học giao tiếp, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1998). Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
Trần Tuấn Lộ (1994). Tâm lý học giao tiếp, NXB Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thạc, Hồng Anh (1991). Luyện giao tiếp sư phạm, NXB ĐHSP Hà Nội.
B.Lomov (1978). Phạm trù giao tiếp và hoạt động tâm lý học, Bản dịch của Viện
KHGD Hà Nội.
A.A.Leonchiev (1979). Giao tiếp sư phạm, NXB Trí thức Matxcova, Nguyễn Ngọc
Bảo dịch.

HOÀNG THỊ HẰNG NGA
SV lớp TLGD 4, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
ĐT: 0166 886 1604, Email:



×