Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.85 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HUỲNH NGỌC HUỆ
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP
CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC)
Nghệ An, năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HUỲNH NGỌC HUỆ
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP
CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC)
Mã số: 60.14.01.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Hường
Nghệ An, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
- Ban giám hiện trường Đại học Vinh và Đại học Sài Gòn,Hội đồng đào
tạo, Hội đồng khoa học trường Đại học Vinh, Khoa Giáo dục tiểu học, cán bộ
phòng tổ chức đại học Gài gòn.
- Tất cả các thầy cô đã trực tiếp tham gia quản lý, hướng dẫn và trực
tiếp giảng dạy trong suốt khóa học.
- Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS
Nguyễn Thị Hường, người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi dưỡng


kiến thức, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp giúp đỡ, động viên tôi hoàn
thành luận văn này.
- Đồng thời, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu khối Tiểu
học, tập thể giáo viên, các bạn tổng phụ trách cùng các em học sinh thuộc 4
trường Tiểu học ở Quận 4, đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp thông tin, số liệu,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận
văn.
Mặc dầu đã có nhiều nỗ lực, cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên
cứu luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học, các bạn đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Tác giả luận văn
HUỲNH NGỌC HUỆ
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Phương pháp nghiên cứu 3
8. Cấu trúc của luận văn 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản 9
1.2.1. Giao tiếp 9
1.2.2. Kỹ năng giao tiếp 12

1.2.3. Biện pháp, biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5
15
1.3. Một số vấn đề về rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5 16
1.3.1. Đặc điểm giao tiếp của học sinh lớp 5 16
1.3.2. Tầm quan trọng của việc rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5 20
1.3.3. Các loại kỹ năng giao tiếp cần rèn luyện cho học sinh lớp 5 21
1.4. Vấn đề rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt
động Đội TNTP Hồ Chí Minh 23
1.4.1. Khái quát về hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh 23
1.4.2. Mục tiêu rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt
động Đội TNTP HCM 24
1.4.3. Nguyên tắc rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt
động Đội TNTP HCM 26
1.4.4. Nội dung rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt
động Đội TNTP HCM 26
1.4.5. Phương pháp và hình thức rèn luyện KNGT cho học sinh lớp 5
thông qua hoạt động Đội TNTP HCM 27
* Kết luận chương 1 28
Chương 2: THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT ĐỘI
THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH 30
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng 30
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng 31
2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và TPT Đội về việc rèn
luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt
động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 31
2.2.2. Thực trạng tổ chức rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh
lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh 38
2.3 Đánh giá chung về thực trạng 46

* Kết luận chương 2 48
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA CÁC
HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ
CHÍ MINH 50
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 50
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp
cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh 51
3.2.1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng
giao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh 51
3.2.2 Xây dựng nội dung, quy trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho
học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh 53
3.2.3. Kế hoạch hóa việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp
5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh 60
3.2.4. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá công tác rèn luyện kỹ năng
giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh 63
3.2.5. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục
khác trong việc rèn luyện KNGT 64
3.2.6. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá công tác rèn luyện KNGT
cho HS lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh 65
3.3. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 67
* Kết luận chương 3 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt Chữ nguyên
CBQL Cán bộ quản lý
GV Giáo viên
TPT Tổng phụ trách
HS Học sinh
HSTT Học sinh tiểu học
KNGT Kỹ năng giao tiếp
GD Giáo dục
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL về việc rèn luyện KNGT cho học sinh
31
Bảng 2.2. Nhận thức của GV về việc rèn luyện KNGT cho hoc sinh 33
Bảng 2.3 Hành vi giao tiếp của HS 34
Bảng 2.4. Nhận thức của tổng phụ trách về việc rèn luyện KNGT cho
học sinh 37
Bảng 2.5: Mức độ tổ chức rèn KNGT cho HS thông qua các hoạt động
Đội TNTP HCM 38
Bảng 2.6: Chất lượng tổ chức rèn KNGT cho HS thông qua các hoạt
động Đội TNTP HCM 40
Bảng 2.7: Những khó khăn khi xây dựng kế hoạch 42
Bảng 2.8: Mức độ tổ chức thực hiện kế hoạch rèn KNGT cho HS thông
qua các hoạt động Đội 44
Bảng 2.9: Các hình thức tổ chức rèn KNGT cho học sinh thông qua
hoạt động Đội có khả năng nhất 44
Bảng 3.1 Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 67

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại ngày nay, giao tiếp là một trong những kỹ năng

quan trọng của kỹ năng sống. Nó góp phần tạo lập những mối quan hệ tốt đẹp
trong cuộc sống, trong học tập, trong kinh doanh, trong mọi lĩnh vực của xã
hội. Giao tiếp giúp con người có thể tự đánh giá, tự điều khiển, điều chỉnh, tự
giáo dục và tự hoàn thiện bản thân cho phù hợp.
Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển tâm lí
con người. Từ khi lọt lòng tới khi trưởng thành và hoạt động, các mối quan hệ
xã hội luôn góp phần tạo dựng nhân cách của con người. Xã hội ngày càng
phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng
cao. Tuy nhiên, vấn đề mà toàn xã hội cùng quan tâm trong thời gian qua đó là
những biếu hiện tâm lý, các ứng xử và giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc
sống một cách thiếu định hướng giáo dục của giới trẻ, trong đó có đối tượng là
học sinh. Đối với học sinh tiểu học hình thành giao tiếp một phần thông qua sự
truyền đạt của giáo viên. Giáo viên thực hiện được vai trò chủ đạo của mình
thông qua giao tiếp với học sinh bằng cách truyền thụ tri thức, đề ra nhiệm vụ
và đánh giá kết quả. Vì thế, nhà trường là nơi tổ chức giáo dục và định hướng
đúng đắn cho học sinh, là nền tảng vững chắc và trang bị cho học sinh kỹ năng
giao tiếp thông qua các hoạt động Đội để trở thành người có ích.
Giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp của mỗi con
người. Không phải dĩ nhiên con người sinh ra là sẽ giao tiếp tốt. Trong suốt
quá trình sống, giao tiếp dần dần được hình thành và rèn luyện để trở thành kỹ
năng.Vì thế, Người xưa có câu: “ Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái trí, sự
bang giao cho ta cái nghiệp”.
Thực tế cho thấy trong nhà trường học sinh học giao tiếp không chỉ
thông qua từ sự truyền đạt của giáo viên mà học sinh học phần lớn từ phong
2
trào Đội. Phong trào Đội trong nhà trường rất chú trọng đến các nội dung sinh
hoạt Đội, kỹ năng của người đội viên. Rèn luyện từng đội viên có được các kỹ
năng cơ bản của người học sinh: kỹ năng sống, kỹ năng chỉ huy, kỹ năng tổ
chức buổi sinh hoạt cách trình bày, thuyết trình trước đám đông một số
kỹ năng trên đều góp một phần không nhỏ cho việc rèn kỹ năng giao tiếp cho

học sinh trong trường tiểu học. Giúp học sinh luôn tự tin, năng động, giao tiếp
ứng xử với mọi người xung quanh có chừng mực hơn.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn về nhu cầu rèn kỹ năng giao tiếp của
học sinh trong trường tiểu học hiện nay, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề
tài: “ Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua
hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh” với hy vọng nâng cao
hiệu quả giáo dục rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học trong thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp để
nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho hoc sinh lớp 5 thông qua
các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh .
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông
qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
4. Giả thuyết khoa học
3
Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp của học sinh lớp 5 sẽ có hiệu quả hơn
nếu đề xuất và thực hiện các biện pháp rèn luyện thông qua hoạt động Đội
Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh một cách khoa học và phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý của học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp
cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh.
5.2. Nghiên cứu thực trạng của vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho
học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí

Minh.
5.3. Đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp
5 thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ tổ chức khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp
cho học sinh lớp 5 thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí
Minh trên địa bàn quận 4 tại thành phố Hồ Chí Minh. Gồm các trường tiểu
học: Xóm Chiếu, Tăng Bạt Hổ, Bạch Đằng, Bến Cảng
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát
hóa những tài liệu lí luận của đề tài
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4
7.2.1. Phương pháp quan sát: Tìm hiểu thực trạng công tác rèn luyện
kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh. Đồng thời đó cũng là cơ sở để khẳng định, kiểm
chứng các biện pháp đề xuất.
7.2.2. Phương pháp điều tra: Nhằm làm sáng tỏ thực trạng rèn luyện
kỹ năng giao tiếp cho hoc sinh lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh.
7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
7.3. Phương pháp thống kê toán học: để xử lí số liệu thu được
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo
thì cấu trúc luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 2: Thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho hoc sinh lớp 5
thông qua hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Chương 3: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho hoc sinh

lớp 5 thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một số chương trình hành động, tài liệu công trình nghiên cứu, tìm
hiểu,phân tích mà có thể kể đến các công trình như sau:
- Công trình nghiên cứu của Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF),
trước tiên là chương trình “giáo dục những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản
cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Phần lớn các công trình nghiên cứu quan niện kỹ
năng sống theo nghĩa hẹp, đồng nhất với các kỹ năng của xã hội. Dự án do
UNICEF tiến hành ở các nước Đông Nam Á là những nghiên cứu có tính hệ
thống.
- Tại diễn đàn giáo dục thế giới Dakar trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện
chiến lược và chương trình giáo dục với UNESCO tại Hà Nội. Kế hoạch hành
động Dakar về giáo dục cho mọi người ( Senegan 2000) yêu cầu mỗi quốc gia
cần đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống
cho phù hợp và kỹ năng sống cần được coi như một nội dung quan trọng cấu
thành chất lượng giáo dục.
- Hội thảo Bali đã xác định mục tiêu giáo dục KNS trong giáo dục không
chính qui của các nước vùng Châu Á – Thái Bình Dương là: nhằm nâng cao
tiềm năng của con người có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu
cầu, sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Trong Tuyên bố về cam kết của Tiểu ban đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về
HIV/AIDS (Nguồn: Unicef life skills )
Ở Việt Nam, một trong những cơ sở nghiên cứu đưa GDKNS vào giáo
dục đào tạo, trước hết là bậc tiểu học là “Trung tâm nghiên cứu giáo dục đạo
đức công dân”, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. Giáo dục Việt Nam những
năm qua đã đổi mới cả mục tiêu, nội dung, phương pháp gắn với bốn trụ cột
6

giáo dục thế kỷ XXI: Học để biết, học để làm, học để khẳng định, học để cùng
chung sống mà thực chất là tiếp cận KNS. Bộ giáo dục và đào tạo đã xác định
KNS là 1 trong 5 nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013.
[18].
Năm 1995, tác giả Lưu Thu Thủy [14], đã nghiên cứu quy trình giáo dục
hành vi giao tiếp có văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho học sinh lớp 4, lớp 5
trường tiểu học. Tác giả đã nghiên cứu hành vi giao tiếp có văn hóa của học
sinh dưới hai góc độ: Các nét tính cách bộc lộ qua giao tiếp và các KNGT của
học sinh; thiết kế quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh
lớp 4, lớp 5 trong phạm vi trường học. Tuy nhiên, những hành vi giao tiếp bên
ngoài trường học của học sinh chưa được quan tâm, nghiên cứu. Cùng chủ đề
nghiên cứu về giao tiếp ở lứa tuổi trẻ em. [16]
Năm 2010, tập thể tác giả do ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-
ĐT Hà Nội [19] đứng đầu đã biên soạn tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch -
văn minh cho HS Hà Nội và đã thí điểm đối với HS lớp 5 qua thực hiện các
KNGT ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là
một tài liệu có tính thực tiễn trong giáo dục KNGT cho HS tiểu học tại Hà
Nội.
KNS được giới thiệu bao gồm những kỹ năng cốt lõi như: kỹ năng tự
nhận thức, kỹ năng tự xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên
định và kỹ năng đạt được mục tiêu, trong đó có kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng
giao tiếp là yếu tố cần thiết cho những kỹ năng khác.
* Một số nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề KNGT cho học sinh tiểu
học.
7
Nhà giáo dục lỗi lạc người Nga J.A Comenxki (1592-1670) [3] là
người sáng lập ra hình thức tổ chức dạy học trường lớp, tạo môi trường giao
tiếp rộng mở cho người học.
Tư tưởng GD của J.A Comenxki là kết hợp giữa GD nhà trường với

hoạt động thực hành bên ngoài cuộc sống, nhằm giải phóng hình thức học tập
"giam hãm trong bốn bức tường" của hệ thống nhà trường giáo hội thời trung
cổ. Ông khẳng định "học tập không phải là lĩnh hội kiến thức trong sách vở
mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ".
C.Mác và F.Anghen [2] đã xác định mục đích nền GD xã hội chủ nghĩa
là tạo ra "con người phát triển toàn diện". Quan điểm GD của hai ông là phát
triển nhân cách con người về mọi mặt theo "phương thức giáo dục kết hợp
với lao động sản xuất". Chính quan điểm này đã được Lênin kế thừa và phát
triển thành hiện thực nền GD xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của C.Mác và
F.Anghen, kết quả của GD là con người có sức khoẻ, biết làm và có khả năng
thích ứng với sự biến đổi của nghề nghiệp. Trong những nghiên cứu về GD,
Lênin đã đánh giá rất cao vai trò của ngôn ngữ trong quá trình hình thành và
phát triển nhân cách con người mà trong đó KNGT chính là phương tiện dẫn
đến việc hình thành, phát triển nhân cách con người trong xã hội.
Một trong bốn trụ cột của nền GD toàn cầu trong thế kỷ XXI đã được
UNESCO đề xuất là “học để cùng chung sống” và được coi là một trong
những trụ cột quan trọng, then chốt của GD hiện đại. Câu hỏi đặt ra 5 là “Kỹ
năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và
cuộc sống?”, một trong những kỹ năng toàn cầu đỏi hỏi ở mỗi con người hoàn
thiện là phải có “kỹ năng giao tiếp”. Chương trình GD các giá trị sống của
Unesco [23] được coi là đối tác của các nhà GD trên toàn cầu.
Từ những năm đầu của thế kỷ 20, có nhiều nhà triết học, tâm lý học, xã
hội học đã tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực giao tiếp. Nhà triết học và tâm lý
học người Mỹ G.Mit, nhà bác học người Đức C.Giaspe, nhà triết học hiện
8
sinh Nhật Bản Mactin Babơ, nhà triết học người Pháp Gien Marơsen, nhà triết
học người Nga B.M. Beccheriev đã có những nghiên cứu trong lĩnh vực
này. Trong đó các nhà nghiên cứu khoa học đã chú ý đến nghiên cứu hiện
tượng tiếp xúc giữa con người với con người. Bắt đầu từ những năm 70 của
thế kỷ trước, hàng loạt các nhà tâm lý học hiện đại, với nhiều công trình

nghiên cứu, họ đã đưa ra được phạm trù giao tiếp như là một phạm trù cơ bản.
Nó được thể hiện trong các công trình “ Giao tiếp là vấn đề của tâm lí học đại
cương” của B.Ph. Lômôv
Các nhà giáo dục, triết học, tâm lý học, xã hội học đã có những quan
điểm cách nhìn về vấn đề giao tiếp và KNGT. Những luận điểm quan trọng
đó là một quá trình phát triển và các nhà nghiên cứu trên thế giới luôn tìm
tòi để hoàn thiện trong quá trình giáo dục và giáo dục kỹ năng giao tiếp.
Trong những năm gần đây, vấn đề kỹ năng giao tiếp có vai trò quan
trọng trong cuộc sống cá nhân, kỹ năng giao tiếp phát triển là một trong
những yếu tố giúp mỗi con người thành đạt và tạo dựng một cuộc sống tốt.
Theo TS Nguyễn Văn Đông đã nghiên cứu và phân loại các KNGT, tập trung
vào phân tích KNGT ngôn ngữ, KNGT phi ngôn ngữ, KNGT liên nhân cách.
Giáo sư Nguyễn Văn Lê, Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh đã đề cập đến:
những cơ sở khoa học của giao tiếp, mô hình giao tiếp, chức năng giao tiếp,
loại hình giao tiếp. Hệ thống các khái niệm, những chỉ dẫn về giao tiếp sư
phạm, bài luận nghiên cứu về giao tiếp. Cụ thể hóa các quy tắc giao tiếp xã
hội, giao tiếp sư phạm, giao tiếp trong cộng đồng và gia đình. [6,10,7]
PGS.TS Trần Tuấn Lộ đã tập trung nghiên cứu tính khoa học và nghệ
thuật giao tiếp.
KNGT là một trong những yếu tố cần thiết cho các kỹ năng khác trong
cuộc sống. KNGT là một yếu tố cốt lõi cho KNS. Vấn đề rèn kỹ năng giao
tiếp cho học sinh tiểu học đã được nhóm tác giả Hoàng Hòa Bình, Lê Minh
Châu, Phan Thanh Hà, Trần Hiền Lương, Bùi Thanh Nga, Trần Thị Tố oanh,
9
Phạm Thị Thu Phương, Lương Việt Thái, Lưu thu Thủy, Đào văn Vĩ biên
soan, trong việc giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học
- Hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh vốn có rất nhiều hoạt động rèn
luyện và có ưu thế thực hiện rèn KNGT theo mục tiêu giáo dục tiểu học.
- Rèn KNGT là việc đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều lực lượng xã hội
bao gồm cả gia đình, nhà trường, và xã hội và bằng nhiều hình thức khác

nhau. Cần thiết phải khai thác nội lực của chính hoạt động Đội TNTP Hồ Chí
Minh nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục KNGT cho học sinh ở
bậc tiểu học.
Việc rèn KNGT là việc đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều lực lượng xã
hội bao gồm cả gia đình, nhà trường, và xã hội và bằng nhiều hình thức khác
nhau. Cần thiết phải khai thác nội lực của chính hoạt động Đội TNTP Hồ Chí
Minh nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục KNGT cho học sinh ở
bậc tiểu học

1. 2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Giao tiếp
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển loài người. Nó
thúc đẩy sự phát triển của tư duy, là cơ sở của nhận thức xã hội và là phương
tiện để giao tiếp
Khổng Tử (551-497 TCN) [1] là một triết gia, một nhà giáo dục lỗi lạc của
Trung Quốc thời cổ đại đã có tư tưởng gắn GD với thực tiễn để tạo ta lớp
người "trị quốc bình thiên hạ". Ông khẳng định " Đọc thuộc ba trăm 4 thước
kinh thư giỏi, giao cho việc đi sứ không có khả năng đối đáp, học kiểu như
vậy chẳng có ích gì". Tư tưởng đó của Khổng Tử cho thấy người học ngoài
việc học kiến thức chuyên môn, kiến thức văn hóa còn phải học cách giao tiếp
để giao tiếp thành công và hiệu quả trong công việc chuyên môn và lao động
nghề nghiệp
10
Ngay từ thời cổ đại, các nhà giáo dục, triết học đã quan tâm đến các
vấn đề giao tiếp. Các hoạt động giáo dục (GD) lao động, GD sức khoẻ, GD
hình thành năng lực thực hành, năng lực hợp tác đã được coi trọng. Khái niệm
giao tiếp được các nhà triết học có tên tuổi như Platon (428 – 347 TCN),
Socrate ( 460 – 399 TCN). Họ coi đối thoại là sự giao lưu trí tuệ của những
người biết suy nghĩ. Nhà triết học duy vật cổ điển Đức Phơ bách ( 1804 –
1872) cho rằng: “ Bản chất con người chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự

thống nhất của con người với con người, trong sự thống nhất dựa trên tính
hiện thực của sự khác biệt giữa tôi và bạn”. C. Mác và Ph. Ăngghen hiểu giao
tiếp như là “một quá trình thống nhất, hợp tác, tác động qua lại giữa người và
người”.[8]
Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Mỗi định nghĩa đều dựa
trên một quan điểm riêng của các nhà nghiên cứu.
Giao tiếp thường tham gia các hoạt động thực tiễn của con người (lao
động, học tập, vui chơi tập thể…) đảm bảo việc địng hướng cho sự tác động
tham gia vào quá trình thực hiện và kiểm tra hoạt động của con người. Giao
tiếp là nhu cầu của con người muốn tiếp xúc với con người.
- Nhà tâm lí học David K. Benlo định nghĩa giao tiếp như sau: “ Giao
tiếp của con người là một quá trình có chủ định hay không chủ định, có ý thức
hay không ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong
các thong điệp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Giao tiếp của con người
được diễn ra ở các mức độ: trong con người (imtrapersonnal), giữa con người
với con người ( interpersonal) và công cộng (public). Giao tiếp của con người
là một quá trình năng động, liên tục, bất thuận nghịch, tác động qua lại và có
tính chất ngữ cảnh. [12]
- Theo Jacobson (1961): nhà ngôn ngữ học, mô hình giao tiếp theo cấu
trúc có 6 yếu tố: người truyền tin, người nhận tin, bản thông điệp, bộ mã, sự
11
tiếp xúc, bối cảnh giao tiếp. Từ đó ông đề xuất các chức năng giao tiếp để đạt
hiệu quả là:
+ Chức năng nhận thức: truyền đạt thông tin phải rõ ràng chính xác.
+ Chức năng duy trì sự tiếp xúc:
+ Chức năng cảm xúc: tạo ấn tượng, tình cảm tốt đẹp
+ Chức năng siêu ngôn ngữ: Chọn lọc cách nói, các từ ngữ, các ý hay
nhất.
+Chức năng quy chiếu: đánh trùng tâm lí người nghe.
+ Chức năng thơ mộng: Sử dụng cách nói mang chất thơ, thú vị…để

tạo ấn tượng khó phai mờ. [20].
- A.N. Leochiep coi: “ Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có
mục đích, có động cơ đảm bảo cho sự tương tác giữa người này với người
khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các
quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặt thù, mà trước hết là ngôn ngữ ”
[20]
- B.Đ.Parưghin – nhà tâm lí học người Nga định nghĩa: “ Giao tiếp là
một quá trình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ
giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau và trao đổi cảm
xúc lẫn nhau.” [20]
-A.Ph.Lomov – nhà tâm lý học người Nga, trong cuốn “ Những vấn đề
giao tiếp trong tâm lý học ” coi giao tiếp là phạm trù cơ bản của tâm lý học
hiện đại” định nghĩa: Giao tiếp là quan hệ tác động qua lại giữa con người với
tư cách là chủ thể. [20]
Tuy nhiên trong tự điển tâm lý học Việt Nam giao tiếp được định
nghĩa:
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa các nhân xuất
phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố
12
như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và
tìm hiểu người khác
Dưới góc độ ngôn ngữ học, Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc cho
rằng; “ Giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong
một cộng đồng xã hội. Loài động vật nào cũng có thể làm thành xã hội vì
chúng sống có giao tiếp với nhau, như xã hội loài ong, xã hội loài kiến”.
Tuy nhiên có nhiều cách hiểu khác nhau về giao tiếp nhưng nhìn chung
ta có thể thống nhất giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người và có
tính đa chiều trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm giữa người này với người
kia. Có yếu tố đặc trưng tâm lý cá nhân, xảy ra trong điều kiện không gian và
thời gian nhất định, văn hóa, xã hội qui định của cá nhân trong giao tiếp.

1.2.2. Kỹ năng giao tiếp
Nghiên cứu về KNGT, các nhà nghiên cứu đã có những quan niệm khác
nhau với cách nhìn và khai thác khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu nhìn nhận,
khai thác nó dưới góc độ nghiên cứu của mình. Kỹ năng giao tiếp là năng lực
tiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng lực thể hiện xúc cảm, thái độ
nhằm giúp chủ thể giao trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượng
giao tiếp. Nói một cách khác, kỹ năng giao tiếp là toàn bộ những thao tác, cử
chỉ, thái độ, ngôn ngữ được phối hợp hài hòa, hợp lý của cá nhân với cá nhân
hay cá nhân với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao
tiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp.
KNGT của con người trong xã hội bao gồm kỹ năng lắng nghe, thấu
hiểu, chia sẻ, kỹ năng nhận và truyền thông tin, kỹ năng biểu đạt, thái độ và
cử chỉ hành vi phi ngôn ngữ, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng từ
chối lời yêu cầu đề nghị của người khác, kỹ năng thương lượng và xử lý tình
huống, kỹ năng hợp tác, kỹ năng chào hỏi, nói lời cảm ơn xin lỗi, kỹ năng
thiết lập mối quan hệ với đối tượng vv
13
KNGT là năng lực vận dụng có hiệu quả những tri thức về quá trình
giao tiếp, về những yếu tố tham gia và tác động tới quá trình này cũng như sử
dụng có hiệu quả và phối hợp hài hòa các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, phi
ngôn ngữ và phương tiện kỹ thuật để đạt được mục đích đã định trong giao
tiếp [4] KNGT có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống cá nhân.
KNGT phát triển là một trong những yếu tố giúp cá nhân thành đạt và tạo
dựng hạnh phúc. Càng ở vị trí cao trong xã hội cá nhân càng cần đến kỹ năng
giao tiếp để điều phối công việc và khích thích lao động sang tạo của nhân
viên dưới quyền. Trong hệ liên nhân cách, kỹ năng giao tiếp tốt giúp cá nhân
tạo dựng hình ảnh tốt về bản thân, xây dựng thiện chí và các mối quan hệ hợp
tác đối tác.
KNGT có thể phân loại thành kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ, kỹ năng giao
tiếp phi ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp liên nhân cách.

a) KNGT ngôn ngữ: chia thành 2 KNGT nói và KNGT văn bản
- KNGT nói phân thành kỹ năng lắng nghe và kỹ năng diễn đạt
+ Kỹ năng lắng nghe: là kỹ năng nghe thấy và nắm bắt được toàn bộ nội
dung thông tin mà người nói phát đi. Kỹ năng này thể hiện ở sự chú ý lắng
nghe, không suy nghĩ việc riêng khi nói chuyện với người khác.
+ Kỹ năng diễn đạt: là kỹ năng phát thông tin sao cho người nghe hiểu
được chính xác nội dung của thông điệp. Biểu hiện bên ngoài của kỹ năng này
là nói trôi chảy (không ngắc ngứ, không nói lắp, nói nhịu), diễn đạt dễ hiểu,
ngắn gọn, chính xác những vấn đề định nói
- KNGT bằng văn bản: được gọi là kỹ năng viết văn bản, được chia
thành 3 kỹ năng cơ bản:
+ KN phân tích tình huống: là kỹ năng cần thiết để viết văn bản phù hợp
với người đọc, tạo tâm thế tích cực cho người đọc và duy trì sự quan tâm của
người đọc đối với văn bản.
14
+ KN tổ chức thông tin của người viết được thể hiện ở việc chọn lựa
thông tin vào văn bản.
+ KN trình bày văn bản của người viết được thể hiện ở cách hành văn,
cách tiếp cận vấn đề.
b) KNGT phi ngôn ngữ ít được cá nhân tự ý thức và rèn luyện hơn so
với KNGT nhôn ngữ. Có rất nhiều thành phần giao tiếp phi ngôn ngữ mà con
người chỉ kiểm soát được phần nào. Những KNGT phi ngôn ngữ có thể kiểm
soát gồm:
+Kĩ năng mặc thể hiện ở việc biết mặc đẹp phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp và có kiến thức về thẩm mĩ.
+Kĩ năng kiểm soát tư thế, cử chỉ gồm kĩ năng kiểm soát có ý thức cơ
thể của mình, không để bản thân có tư thế, cử chỉ vô thức.
+ Kĩ năng kiểm soát biểu hiện nét mặt và cái nhìn bao gồm việc kiểm
soát cách biểu lộ cảm xúc và tình cảm trên mặt cũng như che dấu chúng.
+ Kĩ năng kiểm soát lĩnh vực phi ngôn ngữ của lời nói là kỹ năng kiểm

soát độ to nhỏ, âm hưởng, độ cao thấp của giọng nói.
c) KNGT liên nhân cách: Cũng là loại kỹ năng ít được cá nhân tự ý
thức và rèn luyện. Trong gia đình, con cái thường học hỏi kỹ năng giao tiếp
liên nhân cách từ bố mẹ. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng phát triển
được kỹ năng này. Trong xã hội, kỹ năng này được đánh giá cao; những
người có KNGT liên nhân cách tốt thường nắm giữ những vị thế cao. Để có
được KNGT liên nhân cách phát triển ở mức độ cao cần phải có cả tốc chất
bẩm sinh lẫn sự rèn luyện tích cực.
KNGT liên nhân cách có thể chia thành hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất là những kỹ năng điều chỉnh sự phù hợp, cân bằng
trong giao tiếp; đó là: Sự nhạy cảm trong giao tiếp; Kỹ năng tạo dựng quan
hệ; Kỹ năng cân bằng nhu cầu của bản thân và của đối trượng giao tiếp; Kỹ
năng linh hoạt và mềm dẻo trong giao tiếp; Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi.
15
- Nhóm thứ hai là những kỹ năng đóng vai trò tích cực, chủ động trong
giao tiếp: Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp; Kỹ năng thuyết
phục đối tượng giao tiếp; Kỹ năng kiềm chế, kiểm tra người khác
Nhóm kỹ năng thứ hai là nhóm kỹ năng cao cấp, đòi hỏi cá nhân không
chỉ có tố chất bẩm sinh mà còn phải có cả kiến thức tâm lý kết hợp với sự rèn
luyện công phu
* Một số KNGT cơ bản:
- Kỹ năng làm quen
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng nói trước đám đông
- Kỹ năng giải quyết xung đột
- Kỹ năng khắc phục khó khăn trong giao tiếp
- KNGT trong nhà trường, gia đình và xã hội
1.2.3. Biện pháp, biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5
* Khái niệm biện pháp:
Đó chính là cách làm cách giải quyết một vấn đề nào đó một cách cụ

thể. Trong giáo dục biện pháp thường quan niệm là yếu tố hợp thành của các
phương pháp phụ thuộc vào phương pháp nhưng trong tình huống cụ thể
phương pháp và biện pháp có thể chuyển hóa lẫn nhau. Các biện pháp được
xây dựng trên cơ sở tính kế thừa, tính phù hợp, tính khả thi, tính thực tiễn và
tính hiệu quả công tác Đội được thực hiện thông qua các biện pháp của quản
lý, tổng phụ trách đội và giáo viên đối với học sinh sao cho sự tác động đó tạo
ra sự thay đổi của học sinh giúp học sinh tự tin, năng động trong giao tiếp có
chừng mực hơn với mọi người xung quanh
* Biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 5
Nhiều nhà tâm lí học cho rằng giao tiếp như một dạng đặc biệt của hoạt
động: giao tiếp cũng diễn ra bằng các hành động và có cả thao tác cụ thể, sử

×