Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề án vị trí việc làm đơn vị trường tiểu học Chà Là năm học 20222023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.98 KB, 10 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐẦM DƠI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÀ LÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 01/ĐA-TH

Trần Phán, ngày 25 tháng 4 năm 2022

ĐỀ ÁN
VỊ TRÍ VIỆC LÀM ĐƠN VỊ TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÀ LÀ
NĂM HỌC 2022 - 2023

Trần Phán là xã đồng bằng ven biển cách trung tâm tỉnh Cà Mau 39 km về
phía nam, diện tích tự nhiên 4.179,5 ha, chia thành 6 ấp với 3.526 hộ và 16.239
khẩu, trong đó dân tộc khơ mer là 128 hộ và 644 khẩu, dân cư sống tập trung khá
đông ở chợ Chà Là, số dân còn lại được phân bố rãi rác trên địa bàn tồn xã, có hệ
thống sơng ngịi chằng chịt, giao thông bộ phát triển, đại đa số người dân ở đây
sống bằng nghề ni trồng thủy sản. Xã có 86 hộ nghèo, 15 hộ cận nghèo, nhìn
chung đời sống nhân dân tương đối ổn định.
Trường Tiểu học Chà Là: gồm điểm chính và 2 điểm lẽ, quản lí trên địa bàn
3 ấp (Chà Là, Tân Hịa, Bào Giá), trong đó có ấp Tân Hịa và ấp Bào Giá là ấp đặc
biệt khó khăn.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể, sự quan tâm
hỗ trợ của các mạnh thường quân, phụ huynh học sinh, đặc biệt là sự quyết tâm nỗ
lực phấn đấu của ngành giáo dục nên sự nghiệp giáo dục có nhiều chuyển biến tích
cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội xã nhà.
Phần 1
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. Sự cần thiết


Xây dựng Đề án vị trí việc làm ở các đơn vị sự nghiệp công lập là nhằm xác
định những công việc, những việc làm của các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ,


2
quyền hạn được giao; Đồng thời làm căn cứ xác định số người làm việc để thực
hiện quy hoạch, tuyển dụng, quản lý viên chức trong thời gian tới.
Xây dựng Đề án vị trí việc làm phải dựa vào chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của các đơn vị, căn cứ vào định mức được quy định tại Thông tư số
16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục Đào tạo hướng dẫn danh
mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở
giáo dục phổ thơng cơng lập
Xây dựng Đề án vị trí việc làm phải đảm bảo chính xác, chặt chẽ, khách
quan, tiết kiệm và hiệu quả.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ Nghị định
về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làm việc đối với giáo
viên phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày
21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 Thông tư Ban hành Điều
lệ trường tiểu học;
- Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục Đào
tạo hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm
việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
- Công văn số 247/PGDĐT ngày 15/4/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo

Đầm Dơi về việc rà soát xây dựng, điều chỉnh lại Đề án vị trí việc làm.
- Hướng dẫn số 113/HD-SNV ngày 22/3/2022 của Sở Nội vụ về việc rà soát


xây dựng, điều chỉnh lại Đề án vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành
chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Phần 2


3
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
I. CHỨC NĂNG
Trường Tiểu học là đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc Phịng Giáo dục và
Đào tạo huyện, thực hiện chức năng tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo
dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thơng cấp Tiểu học do
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
II. NHIỆM VỤ
Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị do Nhà nước thành lập hoạt động
thực hiện cung cấp các dịch vụ công cộng và dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động
bình thường của các ngành kinh tế - xã hội; các đơn vị sự nghiệp công lập được
trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn
vị nhưng không vượt quá mức khung do Nhà nước quy định. Nhiệm vụ cụ thể của
đơn vị như sau:
Trường Tiểu học thực hiện các nhiệm vụ gồm:
1. Công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm
chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; tổ chức
giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu
cần đạt theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành.
2. Thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn.
Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ em có
hồn cảnh đặc biệt đến trường. Nhận bảo trợ và quản lý các hoạt động giáo dục của
cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học theo

sự phân cơng của cấp có thẩm quyền.
3. Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo các quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;
xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo
chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.


4
4. Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành; thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo; triển khai thực hiện sách giáo khoa và nội dung giáo
dục của địa phương theo quyết định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); thực hiện tự
chủ chuyên môn trong tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học.
5. Thực hiện tự kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục theo
quy định.
6. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
7. Quản lý và sử dụng đất, tài chính và tài sản của nhà trường theo quy định
của pháp luật.
8. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, các tổ chức
và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục. Tổ chức cho giáo
viên, người lao động và học sinh tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
9. Xây dựng mơi trường văn hố - giáo dục trong nhà trường, tham gia xây
dựng mơi trường văn hố - giáo dục ở địa phương.
10. Được tiếp nhận các khoản tài trợ, viện trợ của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân đối với nhà trường theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Phần 3
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY
I. TỔ CHỨC BỘ MÁY

1. Ban lãnh đạo
Gồm Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.
- Hiệu Trưởng: Là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và
chất lượng giáo dục của nhà trường. Có nhiệm vụ:


5
+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội
đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
+ Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong
nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
+ Phân cơng, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng,
thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy
định;
+ Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính,
tài sản của nhà trường;
+ Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp
nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỷ luật, phê
duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức
kiểm tra, xác nhận việc hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà
trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
+ Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham
gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các
chính sách ưu đãi theo quy định;
+ Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị
- xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng
xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trị của nhà trường đối với
cộng đồng.

- Phó hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng
phân công; Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền;
Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng
dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách
ưu đãi theo quy định.


6
2. Tổ chun mơn, tổ văn phịng
2.1. Tổ chun mơn: bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện,
thiết bị giáo dục. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
a) Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
b) Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng và giải trình kế
hoạch dạy học các mơn học theo u cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp
tiểu học của tổ theo tuần, tháng, học kỳ và năm học.
c) Thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường, của tổ chủ động
và linh hoạt.
d) Đề xuất hiệu trưởng phân công giáo viên dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp
theo năm học.
đ) Tổ chức cho giáo viên thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đề xuất các xuất bản
phẩm tham khảo để lựa chọn sử dụng trong nhà trường theo quy định.
e) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên phổ thông; tham gia đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn
hiệu trưởng.
2.2. Tổ văn phòng: gồm các viên chức làm cơng tác y tế trường học, văn thư,
kế tốn, thủ quỹ và nhân viên khác. Nhiệm vụ của tổ văn phòng:
a) Căn cứ kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động
của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế
hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường.

b) Giúp hiệu trưởng thực hiện công tác văn thư, nhiệm vụ quản lý tài chính,
tài sản trong nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định.
c) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ và của
nhà trường.


7
d) Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức, người lao động; giới thiệu tổ
trưởng, tổ phó.
đ) Quản lý, lưu trữ hồ sơ của trường.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi hiệu trưởng phân công.
II. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
1. Tổng số viên chức hiện có 40 người, trong đó nam 21 người, nữ 19 người
và 1 hợp đồng theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Trình độ:
2.1. Chun môn:
- Trên chuẩn: 00 người
- Đạt chuẩn: 36 người
- Thiếu chuẩn: 04 người
Trình độ chun mơn tương đối đảm bảo phù hợp với chức năng nhiệm vụ
đảm nhiệm.
2.2. Chính trị:
- Trên chuẩn: 00 người
- Đạt chuẩn: 02 người
- Thiếu chuẩn: 00 người
Trình độ Chính trị đảm bảo phù hợp với yêu cầu cần thiết trong nhiệm vụ quản lý.
2.3. Quản lý nhà nước
- Trên chuẩn: 00 người
- Đạt chuẩn: 02 người
- Thiếu chuẩn: 00 người

Trình độ Quản lý nhà nước đảm bảo phù hợp với yêu cầu cần thiết trong
nhiệm vụ quản lý.


8
2.4. Ngoại ngữ:
- Trên chuẩn: 00 người
- Đạt chuẩn: 36 người
- Thiếu chuẩn: 4 người
Trình độ Ngoại ngữ tương đối đảm bảo phù hợp với chức năng nhiệm vụ
đảm nhiệm.
2.5. Tin học:
- Trên chuẩn: 00 người
- Đạt chuẩn: 40 người
- Thiếu chuẩn: 00 người
Trình độ Tin học đảm bảo phù hợp với chức năng nhiệm vụ đảm nhiệm.
3. Lương:
- Chức danh nghề nghiệp hạng I: 0 người
- Chức danh nghề nghiệp hạng II: 15 người
- Chức danh nghề nghiệp hạng III: 09 người
- Chức danh nghề nghiệp hạng IV: 15 người
- Khác: 01 người.
Cơ bản phù hợp với vị trí việc làm và trình độ chun mơn.
4 . Đơn vị
Được thể hiện kèm theo Mẫu số 01
* Nhận xét chung:
- Về chức năng, nhiệm vụ đảm bảo phù hợp với quy định chung của Nhà
nước.
- Về tổ chức bộ máy của đơn vị khá phù hợp, đảm bảo hoạt động chuyên
môn của đơn vị.



9
- Đánh giá Số lượng biên chế giao 41 viên chức nhưng hiện tại có 40 biên
chế (thiếu 01 biên chế viên chức so với số lượng viên chức được giao).
- Trình độ đội ngũ cơng chức, viên chức ở các đơn vị sự nghiệp phù hợp với
nhu cầu công việc, vị trí việc làm.
- Việc phân cơng, bố trí, sử dụng viên chức trong đơn vị phù hợp với năng
lực, sở trường từng cá nhân. Từ đó, phát huy được tối đa năng suất và hiệu quả
công việc của từng cá nhân phụ trách.
Phần 4
PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ NHÂN SỰ THEO
CHỨC DANH CÔNG VIỆC
I. TỔ CHỨC BỘ MÁY
Tổng biên chế được giao: 42 biên chế, trong đó biên chế viên chức 41 biên
chế và 01 hợp đồng theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Biên chế sau khi xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch viên chức
có 44 người, trong đó biên chế viên chức 42 người và 02 hợp đồng theo Nghị định
số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
So với biên chế được giao tăng 02 người, lý do theo nhu cầu thực tế của vị
trí việc làm.
Từng vị trí và số lượng biên chế cụ thể như sau:
* Trường Tiểu học: 9 vị trí, 38 biên chế.
- Vị trí Hiệu trưởng

: 01 người.

- Vị trí Phó Hiệu trưởng

: 01 người.


- Vị trí Giáo viên

: 36 người.

- Vị trí Giáo viên làm Tổng phụ trách đội

: 01 người.

- Vị trí Thư viện - Thiết bị - CNTT

: 01 người.

- Vị trí Kế tốn – văn thư

: 01 người.


10
- Vị trí Y tế - Thủ quỹ

: 01 người.

- Vị trí Hỗ trợ giáo dục khuyết tật

: 0 người.

* Hợp đồng theo Nghị định số 161: 01 vị trí, 02 biên chế.
+ Vị trí nhân viên bảo vệ, phục vụ


: 02 người.

(Kèm theo phụ lục số 9)
II. BỐ TRÍ NHÂN SỰ THEO CHỨC DANH CỤ THỂ
(Kèm theo Mẫu số 02 và báo cáo nhu cầu mẫu số 3b)
III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Giao thêm chỉ tiêu biên chế cho trường để phù hợp với hướng dẫn định mức
biên chế viên chức ở các có sở giáo dục phổ thơng công lập theo Thông tư số
16/2017/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 12/7/2107 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng
dẫn định khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ
sở giáo dục phổ thông công lập.
Trên đây là Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu Trường Tiểu học Chà Là
kính đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./.

Thủ trưởng cơ quan phê duyệt Đề án
(Ký tên, đánh dấu)

HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên, đánh dấu)



×