Tải bản đầy đủ (.docx) (176 trang)

Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển bền vững Ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

PHẠM HIỀN LƯƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ
KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

PHẠM HIỀN LƯƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ
KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:


1.
2.

PGS.TS. Đào Văn Hùng
TS. Đặng Anh Tuấn

HÀ NỘI – 2020


-4-

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Học viên

Phạm Hiền Lương


-5-


LỜI CẢM ƠN

Luận án tiến sĩ này được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trong quá trình thực hiện luận án, ngoài sự cố gắng của bản thân, tơi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngồi trường.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cơ đã hết lịng giảng dạy, truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong q trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt tơi xin bày tỏ
lòng cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Đào Văn Hùng và TS. Đặng Anh Tuấn đã
hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tơi về mọi mặt để hồn thành luận án này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã động viên,
chăm sóc và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Do điều kiện thời gian thực hiện có hạn, luận án khơng tránh khỏi những thiếu
sót và hạn chế, vì vậy, tơi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cơ cùng tồn
thể bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Phạm Hiền Lương

năm 2020


-6-

MỤC LỤC



-7-

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ST
T

Từ viết tắt

1

ADB

Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển châu Á

2

AMC

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thương mại

3

ARDL

Autoregressive Distributed Lag – mơ hình tự hồi quy phân phối trễ

4


ASEAN

Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á

5

ATM

6

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7

CAMELS

Hệ thống chỉ tiêu CAMELS: Capital (vốn), Assets (tài sản)
Management (quản lý), Earnings (lợi nhuận), Liquidity (thanh
khoản) và Sensitivity (độ nhạy cảm với các rủi ro thị trường).

8

CAR

Hệ số an toàn vốn tối thiểu

9


CEO

Chief Executive Officer – Tổng giám đốc điều hành

10

CIC

Credit Information Center - Trung Tâm Thơng Tin Tín Dụng

11

CKH

Chứng khốn hóa

12

CP

13

CPEIR

14

CPI

15


CPTTP

16

DATCCT

17

DATC

18

DJSI

19

DNNVV

20

E&S

21

EC

Council of the EU – Hội đồng châu Âu

22


EM

Ecological modernization – hiện đại hóa sinh thái

23

EPI

Environmental Performance Index – chỉ số thành tích mơi trường

24

EPs

Equator principles – Ngun tắc xích đạo

25

ESMS

Ý nghĩa

Automated Teller Machine – Máy rút tiền tự động

Chính phủ
Climate Public Expenditure and institutional Review – Chỉ tiêu
khí hậu và đánh giá thể chế
Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương

Chỉ thị
Cơng ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam
Dow Jones Sustainability Index – Chỉ số bền vững DJSI
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Environment and Society – Môi trường và xã hội

Environmental and Social Management System - Hệ thống Quản


-8-

lý Môi trường và Xã hội
26

EVFTA

Hiệp định EVFTA

27

FDI

Foreign Direct Investment – đầu tư trực tiếp nước ngoài

28

FED

Federal Reserve System – Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ


29

FEM

Fixed Effects Model – mơ hình tác động cố định

30

FSIs

Financial Soundness Indicators – Bộ chỉ số lành mạnh tài chính

31

FTA

Hiệp định thương mại tự do

32

GABV

33

GCC

Hội đồng Hợp tác các nước Ả Rập Vùng Vịnh

34


GCF

Green Climate Fund – Quỹ Khí hậu Xanh

35

GDP

Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

36

GMM

Generalized Method of Moments – phương pháp hồi quy ước
lượng GMM

37

GRI

Global Reporting Initiative - Tổ chức Sáng kiến Báo cáo toàn cầu

38

GS

Giáo sư

39


GIZ

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit GmbH Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức

40

HNX

Sở Giao dịch chứng khốn Hà Nội

41

IFC

International Finance Corporation – Cơng ty Tài chính Quốc tế

42

IMF

International Monetary Fund – Quỹ Tiền tệ Quốc tế

43

ING

Tập đoàn ING, Hà Lan

44


ISO

Organization for Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế

45

IUCN

International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources - Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên

46

KPIs

Key Performance Indicator – chỉ số đánh giá thực hiện cơng việc

47

LLR

Tỷ lệ dự phịng rủi ro bao nợ xấu

48

M&A


Mergers and Acquisitions – Mua bán và sáp nhập

49

NCIF

Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia

50



Nghị định

51

NPL

Non- performing loan – Nợ xấu

52

NPLC

Global Alliance for Banking on Values - Liên minh toàn c ầu v ề
ngân hàng

Nonperforming loans net of provisions to capital – Chỉ tiêu nợ xấu



-9-

trên vốn
53

NQ

Nghị quyết

54

NSNN

Ngân sách Nhà nước

55

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

56

NHTM

Ngân hàng Thương mại

57

ODA


Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức

58

ODI

Outward Direct Investment – Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

59

POLS

60

POS

Point of Sale – Thiết bị bán hàng

61

PPI

Producer Price Index – Chỉ số giá sản xuất

62



Quyết định


63

REER

Real Effective Exchange Rate – Tỷ giá hối đoái hiệu quả thực

64

REM

Random Effects Model – mơ hình tác động ngẫu nhiên

65

ROA

Return On Asset - Tỷ số lợi nhuận trên tài sản

66

ROE

Return On Equity – Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

67

SME

Small and Medium Enterprise – Doanh nghiệp vừa và nhỏ


68

TCTD

Tổ chức tín dụng

69

TMCP

Thương mại cổ phần

70

TS

Tiến sĩ

71

TT

Thông tư

72

TTg

Thủ tướng


73

TW

Trung ương

74

UBS

Ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS Group AG

75

UNCED

The United Nations Conference on Environment and Development
- Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển

76

UNEP

United Nations Environment Programme – Chương trình Mơi
trường Liên Hiệp Quốc

77

UNEP-FI


The United Nations Environment Programme Finance Initiative –
Sáng kiến tài chính của Chương trình Mơi trường Liên Hiệp Quốc

78

VAMC

Vietnam Asset Management Company – Công ty Quản lý Tài sản
VAMC

79

VCSH

Vốn chủ sở hữu

80

VGSF

Vienna Graduate School of Finance – Đại học Tài chính Vienna

Pooled OLS – Phương pháp POLS


- 10 -

81


WB

82

WCED

83

WTO

World Bank – Ngân hàng Thế giới
The World Commission on Environment and Development - Ủy
ban Môi trường và Phát triển Thế giới
World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới


- 11 -

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mơ hình ngân hàng bền vững (ngân hàng xanh) .........................................22
Bảng 1.2: Bộ chỉ tiêu cốt lõi FSIs áp dụng cho khu vực ngân hàng.............................38
Bảng 1.3. Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững được sử dụng trong nghiên cứu...40
Bảng 1.4. Các quốc gia thiết lập được khung hoạt động Ngân hàng bền vững............44
Bảng 1.5: Tác động của các biến vĩ mô lên khả năng sinh lợi của NHTM .................41
Bảng 1.6. Các hiệp ước Basel về tỷ lệ an toàn vốn......................................................56
Bảng 1.7. Tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến thanh khoản của NHTM..............60
Bảng 1.8. Các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu........................................................68
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2010-2019.........................................76
Bảng 2.2: Hệ thống các TCTD của Việt Nam (đến 31/12/2019)..................................86
Bảng 2.3: Hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam năm 2019...........................86

Bảng 2.4: Quy mô tài sản và vốn của NHTM năm 2019.............................................88
Bảng 2.5: Hệ số CAR của NHTM giai đoạn 2012-2019..............................................91
Bảng 2.6: Hệ số CAR của một số NHTM năm 2009...................................................93
Bảng 2.7: Khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2019....................94
Bảng 2.8: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) của các NHTM giai
đoạn 2015-2019 (%)...................................................................................96
Bảng 2.9: Chỉ số LDR của các NHTM giai đoạn 2015-2019 (%)................................97
Bảng 2.10: Tỷ lệ NPL của một số NHTM giai đoạn 2015-2019 (%).........................100
Bảng 2.11. Báo cáo tình hình cấp tín dụng đối với các lĩnh vực xanh Quý IV/2019 của BIDV 107
Bảng 2.12. Tổng hợp tình hình cấp tín dụng đối với các lĩnh vực xanh năm 2019
của BIDV.................................................................................................108
Bảng 3.1. Kết quả mô tả thống kê các biến phụ thuộc trong mơ hình........................115
Bảng 3.2. Kết quả hệ số tương quan giữa các biến....................................................116
Bảng 3.3. Kiểm định Hausman và mơ hình REM đối với biến phụ thuộc ROA........116
Bảng 3.4. Kiểm định Hausman và mơ hình REM đối với biến phụ thuộc ROE.........117
Bảng 3.5. Kiểm định Hausman và mô hình REM đối với biến phụ thuộc CAR........118
Bảng 3.6. Kiểm định Hausman và mơ hình REM đối với biến phụ thuộc LIQA.......118
Bảng 3.7. Kiểm định Hausman và mơ hình FEM đối với biến phụ thuộc NPLC.......119
Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu....................................................................122
Bảng 4.2. Quy trình tiếp cận vốn trực tiếp.................................................................134


- 12 -

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Khung lý thuyết về phát triển bền vững ......................................................11
Hình 1.2: Sơ đồ phát triển bền vững của ngân hàng ...................................................14
Hình 1.3. Mơ hình các yếu tố tác động lên tính thanh khoản của NHTM................... 45
Hình 1.4. Mơ hình nghiên cứu.....................................................................................67
Hình 2.1. Tăng trưởng GDP tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2019............................... 61

Hình 2.2. Chỉ số CPI tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2019 (%)................................... 63
Hình 2.3. Lãi suất và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018 ..............................65
Hình 2.4: Hệ thống các Tổ chức Tín dụng tại Việt Nam..............................................85
Hình 2.5: Quy mơ Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2015-2019.........90
Hình 4.1. Mơ hình tiếp cận vốn trực tiếp...................................................................133
Hình 4.2. Mơ hình tiếp cận vốn đa phương................................................................133
Hình 4.3. Mơ hình tiếp cận vốn trực tiếp dạng tăng cường........................................133

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các ngân hàng thương mại đóng một vai trị quan trọng trong việc phân bổ
nguồn lực kinh tế của các quốc gia (Ongore, 2013). Trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế ngày một sâu rộng, hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) luôn được đặt
yêu cầu phải đạt được sự phát triển bền vững để thực hiện chức năng dẫn vốn cho nền
kinh tế cũng như chức năng thực thi chính sách tiền tệ của Chính phủ. Tính bền vững
trong hoạt động ngân hàng được bàn luận ngày càng nhiều tại các quốc gia phát triển
kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Các nhà quản lý ngân hàng tin rằng phát
triển bền vững có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với thành công của ngân hàng trong
tương lai.
Các quan điểm về “ngân hàng bền vững” cho đến nay thường được tiếp cận
dưới cách nhìn truyền thống, thơng qua đánh giá các chỉ tiêu tài chính, và như vậy,
“ngân hàng bền vững” thường được hiểu là “ngân hàng bền vững về tài chính”. Phát


- 13 triển bền vững tạo ra nhiều giá trị trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, giúp ngân
hàng thu được lợi nhuận nhờ tăng cường uy tín, nâng giá trị thương hiệu, tăng khả
năng gắn kết giữa các bên liên quan. Mặt khác, phát triển bền vững giúp ngân hàng có
khả năng tự phục hồi, duy trì hoạt động khi có tổn thất xảy ra do các tác động từ bên
ngoài. Đây cũng là kết quả nghiên cứu của United Nations Global (2010) khi cho rằng
750 CEO (chiếm 98% đối tượng khảo sát) đến từ 100 quốc gia khác nhau khẳng định

tầm quan trọng của phát triển bền vững tới sự thành công trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng và với nền kinh tế vĩ mô.
Phát triển bền vững NHTM bao gồm ba trụ cột chính đó là năng lực tài chính
lành mạnh, hiệu quả; có trách nhiệm với mơi trường và cân bằng lợi ích của các bên
liên quan bao gồm của cổ đông, khách hàng, cơ quan quản lý, nhân viên và rộng hơn
là mang lại ích cho cả cộng đồng (Hu & Scholtens, 2014). Tăng trưởng xanh đang trở
thành xu hướng phát triển chung của các quốc gia trên thế giới bởi tăng trưởng xanh
có thể giải quyết đồng thời những vấn đề giữa tăng trưởng và môi trường - xã hội,
đảm bảo tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và xã hội. Thơng qua vai trị cung
ứng vốn cho nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong việc thực
hiện tăng trưởng xanh với cơ chế khuyến khích đầu tư vào các dự án thân thiện mơi
trường, các ngân hàng trở thành ngân hàng xanh. Trong nghiên cứu Millat et al.
(2013), ngân hàng xanh có thể tiếp cận theo hai hướng, bao gồm: (1) tập trung xanh
hóa các hoạt động nội bộ của ngân hàng và (2) tài trợ cho các dự án thân thiện với
môi trường. Hệ thống tài chính ngân hàng, sẽ tạo ra những tác động gián tiếp
đến mơi trường thơng qua vai trị cung ứng vốn đối với nền kinh tế. Như vậy, hoạt
động ngân hàng xanh sẽ góp phần nâng cao nhận thực của các chủ thể trong nền kinh
tế về các vấn đề môi trường, xã hội, thúc đẩy họ thực hiện các hoạt động kinh doanh
thân thiện môi trường, hỗ trợ cộng đồng.
Tại Việt Nam, phát triển bền vững tại các NHTM đang ở những giai đoạn đầu
tiên. Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang phát triển dưới ngưỡng bền vững ở cả hai
khía cạnh lành mạnh tài chính và hiệu quả hoạt động, cụ thể là (i) chất lượng vốn thấp
(ii) chất lượng tài sản thấp và nợ xấu cao (iii) thu nhập trên tổng tài sản và vốn chủ sở
hữu chưa cao (iv) thanh khoản thấp đặc biệt ở các ngân hàng nhỏ (v) thiếu minh bạch
(Trần Thị Thanh Tú et al., 2012). Hiện nay, nhiều rào cản trong q trình thực hiện
mơ hình bền vững như: nhiều ngân hàng chưa có hệ thống quản lý rủi ro môi trường
và xã hội, các giải pháp thực hiện đang cịn thiếu, khung pháp lý chưa hồn thiện. Ở
khía cạnh môi trường và xã hội, theo xếp hạng chỉ số EPI (Environment Performance
Index) năm 2014, Việt Nam đứng thứ 136/178 quốc gia về hiệu quả môi trường.



- 14 Trước tình hình nghiêm trọng liên quan đến đầu tư kinh tế và bảo vệ môi trường, vào
tháng 4/2012, “Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” về
việc “định hướng phát triển bền vững giai đoạn này là duy trì tăng trưởng kinh tế,
từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo,
đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng các bon thấp, sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả”. Ngày 20/3/2014, “Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai
đoạn 2014 – 2020” được ban hành với nội dung xoay quanh chủ đề chính liên quan
tới kế hoạch tăng trưởng xanh tại địa phương, giảm khí thải nhà kính, phát triển lối
sống bền vững và năng lượng sạch. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện ngân hàng
xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã ban hành
một số văn bản hướng dẫn nhưng các quy định vẫn còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ
thể. Hoạt động ngân hàng xanh cịn ít ngân hàng triển khai và chưa có ngân hàng nào
định hướng theo mơ hình ngân hàng xanh. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh tại
Việt Nam còn chưa cụ thể và chưa được thực hiện thường xuyên. Những sản phẩm đã
được triển khai mới chỉ dừng lại ở mức độ là các chương trình ngắn hạn trong khi hầu
hết các hoạt động liên quan tới mơi trường là dài hạn và khả năng hồn vốn thấp. Như
vậy, phát triển ngân hàng xanh vẫn còn khó khăn trong việc cân bằng giữa mục tiêu
mơi trường và mục tiêu kinh tế. Nghiên cứu liên quan tới phát triển bền vững ngân
hàng là một trong những yêu cầu cần thiết trong việc đồng bộ nghiên cứu và phát
triển ngân hàng xanh.
Hệ thống ngân hàng thương mại đang phát triển liên tục và tương tác với môi
trường bên ngoài, và gắn liền với hoạt động kinh tế ở quốc gia. Sự bền vững của
NHTM được quyết định và chịu tác động của cả các yếu tố bên trong là đặc điểm
riêng của ngân hàng (quy mô ngân hàng, cơ cấu tài sản, vốn, trình độ quản lý…) cũng
như các yếu tố bên ngồi, trong đó các yếu tố kinh tế vĩ mô. Theo Wesley (2006), các
yếu tố vĩ mơ có ảnh hưởng đáng kể tới định hướng và phát triển bền vững của hệ
thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Ở nước ta, phát triển bền vững đã
trở thành đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và
được thể hiện rõ nét trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã

hội quốc gia cũng như của các ngành và địa phương của Việt Nam. Quan điểm phát
triển bền vững của Việt Nam đã được khẳng định, đặc biệt rõ nét trong Chiến lược
Phát triển kinh tế - xã hội 1991- 2000; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ
Chính trị về tăng cường cơng tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX , X và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chiến lược Phát triển
kinh tế - xã hội 2011-2020 cũng nhấn mạnh việc “Phát triển nhanh gắn liền với phát


- 15 triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”. Chiến
lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng đã được ban hành theo
quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ; ngay sau đó,
Thủ tướng Chính phủ đã phê kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững
Việt Nam giai đoạn 2013-2015 (Quyết định 160/QĐ-TTg ngày 15/1/2013). Định
hướng phát triển bền vững của ngành ngân hàng hướng tới mục tiêu bảo đảm sự ổn
định bền vững môi trường kinh tế vĩ mô thông qua việc ổn định giá trị đồng tiền, góp
phần kiểm sốt lạm phát, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ
chức tín dụng, duy trì ổn định tài chính tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
một cách bền vững. Nghiên cứu tác động các yếu tố vĩ mô đến phát triển bền vững
của ngân hàng giúp các nhà kinh tế học có thể nhận định được mối quan hệ giữa việc
phát triển bền vững ngân hàng và các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế, từ đó hoạch
định, xây dựng những chính sách phát triển phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn. Các
chương trình kích thích phát triển, kiểm sốt lạm phát và lãi suất gắn liền với các mục
tiêu không chỉ đối với kinh tế mà còn đối với con người và môi trường. Tuy phát triển
bền vững tại các NHTM là một đề tại nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu,
nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra được một khung lý thuyết hoàn chỉnh về
tác động của các yếu tố vĩ mô tới sự phát triển bền vững này, tạo ra khó khăn cho các
NHTM trong việc áp dụng vào thực tiễn.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hệ thống ngân hàng thương mại phải hội nhập sâu
và rộng, vì vậy phát triển bền vững nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo uy tín và

vị thế của ngân hàng là một xu hướng tất yếu phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, hoạt động của Ngân hàng thương mại cũng gắn liền với hoạt động kinh
tế của quốc gia, và chịu sự tác động của các chính sách vĩ mơ đến phát triển bền vững
ngân hàng (Svetlana & Irina, 2011). Tuy nhiên ở Việt Nam rất ít các nghiên cứu chỉ ra
xu hướng và sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến sự phát triển bền vững của các
Ngân hàng thương mại. Do vậy, xây dựng hướng nghiên cứu về tác động của các yếu
tố vĩ mô tới phát triển bền vững tại Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, tại
Việt Nam, một số tiêu chuẩn quốc tế về tính bền vững NHTM vẫn chưa được áp dụng
phổ biến, cụ thể: Tiêu chuẩn hiệu suất bền vững của IFC, ngun tắc xích đạo (EPs),
Sáng kiến tài chính tồn cầu của Liên Hiệp Quốc (UNEP-FI), Tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế (International Organization for Standardization - ISO14001, ISO26000), Chỉ
số bền vững Dow Jones (DJSI)... Theo Bùi Khắc Hoài Phương (2020), 64% cán bộ
các ngân hàng cho rằng các NHTM khơng áp dụng bất kì tiêu chuẩn quốc tế nào để
đánh giá phát triển bền vững NHTM. Điều này có thể khiến cho các ngân hàng đánh
giá thiếu sót các rủi ro về môi trường và xã hội và không có các phương án kịp thời để


- 16 giảm thiểu các rủi ro này. Ngoài ra, việc thiếu hụt các tiêu chuẩn quốc tế trong đánh
giá phát triển bền vững khiến các NHTM tại Việt Nam gặp khó khăn để bắt kịp với
tốc độ phát triển của hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới.
Nhận thấy tính cấp thiết và khả năng ứng dụng vào thực tế về tính bền vững của
hoạt động ngân hàng trong tương lai, tác giả chọn đề tài “Tác động của các yếu tố kinh
tế vĩ mô đến sự phát triển bền vững Ngân hàng thương mại Việt Nam”, nhằm đánh
giá sự tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến sự phát triển bền vững của Ngân hàng
thương mại Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện mức độ phát triển bền
vững của khu vực NHTM dưới sự tác động của các chính sách vĩ mô.
2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu này trả lời cho những câu hỏi sau:
-


Hiện trạng phát triển bền vững của các NHTM tại Việt Nam?

-

Khung đo lường sự phát triển bền vững của các NHTM nên được hiệu chỉnh như thế
nào để phù hợp với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện tại?

-

Các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động tới sự phát triển bền vững của các NHTM tại Việt
Nam như thế nào?

-

Từ những kết quả thu được trong nghiên cứu, có thể đưa ra những khuyến nghị và giải
pháp gì?
Mục tiêu nghiên cứu
Để trả lời cho các câu hỏi trên, nghiên cứu của tác giả sẽ tập trung vào các mục
tiêu chính sau:

-

Hiệu chỉnh và xây dựng thang đo đo lường sự phát triển bền vững của các NHTM tại
Việt Nam.

-

Đánh giá hiện trạng tình hình kinh tế vĩ mơ tại Việt Nam.


-

Phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự phát triển bền vững của các
NHTM tại Việt Nam.

-

Đưa ra những hàm ý chính sách cho các NHTM và Nhà nước để đẩy mạnh phát triển
bền vững của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả chọn những đối tượng và phạm vi


- 17 nghiên cứu như sau:
Đối tượng nghiên cứu
-

Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

-

Các chỉ tiêu đánh giá tình hình kinh tế vĩ mơ tại Việt Nam.

-

Tác động của các yếu tố vĩ mô tới sự phát triển bền vững của NHTM tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu

-


Không gian nghiên cứu: 24 Ngân hàng Thương mại Cổ phần của Việt Nam (không
bao gồm các NHTM mua lại với giá 0 đồng, NHTM liên doanh và các NHTM 100%
vốn nước ngoài).

-

Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2006-2016
4. Cách tiếp cận
Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở tiếp cận sự phát triển bền vững từ
khía cạnh tài chính, môi trường, xã hội và sự phát triển bền vững tổng thể của các
NHTM tại Việt Nam. Từ thực tiễn, tác giả tổng hợp và phát triển bổ sung lý thuyết,
đưa ra thang đo và mơ hình phù hợp dựa trên câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu để có
thể đưa ra những giải pháp và một số hàm ý chính sách thúc đẩy việc phát triển bền
vững của các NHTM.
Đề tài về phát triển bền vững của NHTM đã xuất hiện nhiều tại Việt Nam,
nhưng đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô lên sự phát triển bền vững này vẫn là
một đề tài còn mới lạ và chưa có nhiều nghiên cứu chính thức. Các nghiên cứu trước
đây được thực hiện tại các quốc gia phát triển và các ngành công nghiệp khác. Do
khác nhau về đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm riêng biệt của nền kinh
tế Việt Nam, những nghiên cứu trước đây vẫn chưa phù hợp để áp dụng vào bối cảnh
của nền kinh tế nước ta hiện tại. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sẽ đưa
ra cách đo lường phát triển bền vững tại các NHTM tại Việt Nam, phân tích và đo
lường tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới sự phát triển bền vững này dựa trên sự
kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã tổng hợp khái quát được về mặt tổng quan và lý luận quan điểm và
các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững ngân hàng thương mại. Có hai xu hướng
tiếp cận đánh giá “ngân hàng bền vững” hay “phát triển bền vững ngân hàng” thường
được nghiên cứu: (i). Xu hướng tiếp cận “truyền thống” tập trung vào khía cạnh tài



- 18 chính và hướng tới phát triển ngân hàng bền vững về tài chính và (ii). Xu hướng tiếp
cận “hiện đại” coi trọng các yếu tố môi trường – xã hội và hướng tới hoạt động “ngân
hàng xanh”. Bộ chỉ tiêu đánh giá phổ biến được sử dụng là bộ chỉ tiêu lành mạnh tài
chính FSIs do IMF ban hành.
Luận án đã xây dựng được mơ hình nghiên cứu định lượng với 3 biến độc lập,
5 biến phụ thuộc, đặt ra 15 giả thuyết (từ H1 đến H15) để thực hiện kiểm định. Với
những kết quả thu được từ mơ hình, nghiên cứu đã đưa ra được bằng chứng thực
nghiệm từ việc xác định đến đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô đến sự phát triển
bền vững ngân hàng thương mại tại Việt Nam để khẳng định thêm cho các kết quả
nghiên cứu đã được thực hiện ở các quốc gia, các nền kinh tế, các vùng lãnh thổ khác
trên thế giới trước đó.
Luận án cũng đồng thời tổng hợp kinh nghiệm của thế giới trong về phát triển
bền vững ngân hàng thương mại, rút ra một số bài học kinh nghiệm và hàm ý chính
sách cho Việt Nam.
Tổng hợp kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng tác động của các yếu tố trong
mơ hình nghiên cứu như sau:
ROA

ROE

GDP

+

+

+

Khơng


Khơng

IFL

+

+

Khơng

Khơng

Khơng

INTERST

+

+

+

-

Khơng

Trong đó:

CAR


LIQA

NPLC

(+) có mối quan hệ tác động tích cực (thuận chiều)
(-) có mối quan hệ tác động tiêu cực (ngược chiều)

ROA và ROE (kết quả hoạt động kinh doanh): ba biến vĩ mơ đều có tác động
tích cực đến ROA/ROE ở mức ý nghĩa thống kê 5% tức là tăng trưởng GDP, lạm phát
ổn định dưới 1 con số, và lãi suất sẽ giúp suất sinh lời tốt hơn tốt hơn đối với NH.
Điều này tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước như Christine N. S.và Lessah
N. (2015), Damena (2011), Davydenko (2011), Gul, S., Irshad, F., & Zaman, K.
(2011). Tăng trưởng kinh tế tốt, lạm phát ổn định, và mặt bằng lãi suất ổn định sẽ góp
phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, khuyến nghị Chính Phủ ổn định vĩ
mơ giúp cho hoạt động ngân hàng ổn định hơn.
 Chấp nhận các Giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6
CAR (mức độ đủ vốn): hai biến GDP và INTERST đếu tác động tích cực đến
CAR ở mức ý nghĩa thống kê 5% tức là tăng trưởng GDP, và lãi suất sẽ giúp NH có


- 19 mức độ an toàn vốn tốt hơn. Điều này tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước
Asarkaya và Özcan (2007), Muhammad Farhan Malik, Amir Rafique (2013) và
Tseganesh Tesfaye (2013). Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ đồng biến của tăng
trưởng kinh tế tốt và mặt bằng lãi suất ổn định lên mức độ an toàn vốn của ngân hàng
và có ý nghĩa thống kê. Do đó, Chính Phủ ổn định vĩ mơ và NHNN cần có những biện
pháp ổn định lãi suất danh nghĩa để giúp cho mức độ an toàn vốn của từng ngân hàng
riêng lẻ tốt hơn, tăng cường an toàn cho cả hệ thống ngân hàng.
 Chấp nhận Giả thuyết H7, H8; Bác bỏ giả thuyết H9
LIQA (khả năng thanh khoản): các biến vĩ mơ ít có tác động đến LIQA, biến

INTEREST có tác động tiêu cực đến LIQA ở mức ý nghĩa thống kê 5%, sẽ khiến các
ngân hàng có hành vi cho vay ngược chu kỳ, duy trì ít dự trữ hơn khi lãi suất tăng lên.
Điều này tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước của Dinger (2009), Vodova
(2011), Aspachs et al. (2005), và Bbhati et al. (2015). Nếu ngân quản lý không tốt rủi
ro sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản của chính ngân hàng. Vì vậy, các Ngân hàng cần có
biện pháp cân đối lại các khoản thu nhập, chú trọng công tác quản trị rủi ro, nâng cấp
và hồn thiện hệ thống thơng tin quản trị điều hành nói chung, trong đó đặc biệt là
thơng tin quản trị rủi ro còn nhiều bất cập; và cuối cùng cần cải tiến quy trình quản trị
rủi ro của ngân hàng.
 Bác bỏ Giả thuyết H10, H11, H12
NPLC (chất lượng tài sản): kết quả phân tích cho thấy ba biễn vĩ mơ có ảnh
hưởng khơng nhất qn đến NPLC giữa các phương pháp phân tích. Điều này có thể
là do trong giai đoạn 2006-2018, các ngân hàng đã thực hiện bán nợ xấu cho VAMC
làm số liệu nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng giảm nhưng thực tế là
nợ xấu vẫn còn, do vậy kết quả phân tích của mơ hình chưa ổn định. Điều đó cũng có
thể gợi ý cho việc nghiên cứu các biến kinh tế khác như các biến vi mô là các yếu tố
nội tại trong ngân hàng hoặc các biến vĩ mô khác.
 Bác bỏ Giả thuyết H13, H14, H15
Các kết quả phân tích ban đầu tư mơ hình nghiên cứu cho thấy các yếu tố vĩ
mơ cơ bản có ảnh hưởng rõ nhất đến hoạt động của ngân hàng thương mại thông qua
lợi nhuận và mức độ đủ vốn của ngân hàng. Kết quả phân tích cũng khẳng định tác
động ngược chiều của lãi suất tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Các kết quả
nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của tăng
trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất tới hoạt động ngân hàng. Các biến số về lạm phát,
lãi suất có ảnh hưởng thuận chiều/ tích cực tới hoạt động ngân hàng nhưng cần được


- 20 hiểu theo khía cạnh thận trọng với việc duy trì tỷ lệ lạm phát thấp, ổn định và lãi suất
danh nghĩa thị trường thấp. Với các điều kiện như vậy, một sự gia tăng vừa phải về
lạm phát và lãi suất sẽ có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động và tính bền vững

của ngân hàng.
Kết quả phân tích số liệu cũng cho thấy một số hạn chế về tính ổn định trong
mối quan hệ giữa các biến số nghiên cứu, đòi hỏi phải thận trọng hơn khi xem xét
chất lượng số liệu đầu vào, tính nhất quán của dữ liệu phân tích sẽ ảnh hưởng đến kết
quả nghiên cứu.


- 21 -

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN
CHƯƠNG 2. Nhóm nghiên cứu về phát triển bền vững ngân
hàng
Trong giai đoạn cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, bốn chủ đề được các nhà chức
trách cũng như các dân tộc trên toàn thế giới quan tâm đó là hịa bình, tự do, phát
triển bền vững và môi trường. Với sự thành công trong công cuộc đứng lên bảo vệ
nền độc lập, tự do, dân chủ, các dân tộc trên thế giới ngày càng quan tâm đến việc
phát triển nền kinh tế nhằm cung cấp những nhu cầu cơ bản của con người, đặc biệt là
nhóm người nghèo. Brundtland (2006) nhận định rằng môi trường không tồn tại như
một trạng thể hình cầu, tách biệt với hành động, tham vọng và nhu cầu của con người
và việc cố gắng tách biệt việc bảo vệ môi trường khỏi những mối quan tâm còn lại
của con người tạo ra một sự thiếu đồng bộ làm ảnh hưởng tới kết quả mà chính phủ và
các nhà chức trách nỗ lực cải thiện. Thuật ngữ “phát triển” bị thu hẹp về ý nghĩa ám
chỉ những quốc gia nghèo đang cố gắng để giàu hơn mà không đề cập tới môi trường
vào mục tiêu phát triển. Hiệp hội Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển
(UNCED) tại Rio de Janeiro năm 1992 (được gọi là Hội nghị thượng đỉnh Trái đất
Hồi giáo) đã ban hành một quyết định về nguyên tắc Agen-da 21 đề cập đến các hoạt
động, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu và tính đa dạng
sinh học, và một tuyên bố về các nguyên tắc của rừng. Mười năm sau, vào năm 2002,
tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững ở Johannesburg, Nam Phi,

cam kết phát triển bền vững đã được khẳng định lại, phát triển bền vững như một khái
niệm, như một mục tiêu, và như một phong trào lan rộng nhanh chóng và hiện là
trung tâm trong sứ mệnh của các tổ chức quốc tế, tổ chức quốc gia, doanh nghiệp,
thành phố, rộng hơn là một quốc gia. Như vậy, nghiên cứu phát triển bền vững là một
trong những yêu cầu quan trọng trong việc định hướng phát triển của các chủ thể
trong nền kinh tế.

CHƯƠNG 3. Các khái niệm về phát triển bền vững ngân hàng
CHƯƠNG 4. Khái niệm về phát triển bền vững
Từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi và tăng trưởng
đáng kể, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, dựa trên sở hữu nhà nước sang
một nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên thị trường, dân chủ hóa đời sống xã hội (Lê
Minh, 2015). “Bền vững” được xem là một đặc trưng của một quá trình hoặc trạng
thái sự phát triển được duy trì vơ thời hạn. Tuy nhiên, sự phát triển đòi hỏi sự can


- 22 thiệp sâu vào thiên nhiên và nguồn nhân lực, vì thế ngày càng làm cạn kiệt các nguồn
tài nguyên này. Sự tăng trưởng đó cũng kéo theo sự gia tăng của các tình trạng tiêu
cực như chênh lệch giàu – nghèo trong xã hội, an sinh xã hội, ô nhiễm và suy thoái
môi trường. Để giải quyết các vấn đề trên, phát triển bền vững đã và đang là một
trong những chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước, do phát triển bền vững
đảm bảo tăng trưởng kinh tế, cơng bằng xã hội, giảm đói nghèo và đảm bảo cân bằng
được môi trường sinh thái (Bùi Khắc Hồi Phương, 2019). Vì vậy, phát triển bền
vững hiện nay đã trở thành mục tiêu hoạt động hàng đầu của Nhà nước và các doanh
nghiệp, tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Những năm gần đây, phát triển bền vững là một chủ đề được quan tâm trong
lĩnh vực kinh tế bởi nó là sự kết hợp giữa các lợi ích sinh thái (bền vững) và mục tiêu
kinh tế (phát triển). Phát triển bền vững giúp giải quyết các vấn đề về khủng hoảng
sinh thái (nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người) mà không làm ảnh hưởng tới các
mối quan hệ kinh tế hiện tại. Vì vậy, phát triển bền vững giúp làm mờ đi sự mâu thuẫn

của phát triển kinh tế và duy trì lợi ích sinh thái (Baeten, 2000). Ngoài ra, phát triển
bền vững giúp các tổ chức tìm ra, quản lý và vượt qua “giới hạn phát triển”, hướng tới
sự hoàn thiện hơn trong hoạt động.
UNEP (1980) là tổ chức đầu tiên nghiên cứu về “phát triển bền vững” như một
khái niệm khoa học và tạo ra cái nhìn mới về cách hoạch định các chiến lược phát
triển của các quốc gia, với quan điểm: “Phát triển bền vững đề cập tới việc sử dụng
trữ lượng vốn và hệ sinh thái tự nhiên mà không làm mất đi các đặc trưng cơ bản và
duy trì tài nguyên cho các thế hệ tương lai”. Đồng tình với quan điểm trên, IUCN
(1980) cũng định nghĩa “Phát triển bền vững là sự phát triển của nhân loại không chỉ
chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yếu của xã
hội và sự tác động đến môi trường sinh thái”. Quan điểm định nghĩa phát triển bền
vững trên đây là một trong những định hướng quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển
trong các giai đoạn tiếp theo. Phát triển từ cách định nghĩa trên, WCED (1987) cho
rằng “phát triển bền vững là sự phát triển để đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà
khơng làm biến đổi đi những đặc tính của nguồn lực để các thế hệ tương lai có thể tự
đáp ứng được các nhu cầu trong cuộc sống”. Cách định nghĩa trên đây chứa đựng hai
nhân tố chính: các khái niệm về nhu cầu của người dùng, đặc biệt là các nhu cầu thiết
yếu của người nghèo thế giới, trong đó cần ưu tiên cao hơn; và ý tưởng về những hạn
chế do nhà nước công nghệ và tổ chức xã hội áp đặt về khả năng đáp ứng nhu cầu
hiện tại và tương lai; do đó, sự phát triển bền vững phải được nghiên cứu trong mối
tương quan với sự chuyển đổi tiến bộ của nền kinh tế và xã hội. Định nghĩa này cũng


- 23 cho thấy rằng phát triển bền vững được xem là trọng tâm, với chủ thể nhận ảnh hưởng
bao gồm tự nhiên, hệ thống hỗ trợ cuộc sống, cộng đồng; chủ thể được phát triển bao
gồm con người, kinh tế, xã hội. Các nghiên cứu sau này như Dernbach (2003), Cerin
(2006), Stoddart (2011) đều trực tiếp sử dụng định nghĩa này.
Tuy khái niệm “phát triển bền vững” vẫn chưa được định nghĩa một cách thống
nhất, nhưng hầu hết các định nghĩa đều được đồng tình với quan điểm cho rằng: “Phát
triển bền vững là khái niệm kết hợp giữa mục tiêu phát triển kinh tế và việc tăng

cường phúc lợi xã hội, bảo vệ lợi ích sinh thái, với ưu tiên cho các mục tiêu kinh tế”
(Geisinger, 1999). Phát triển từ quan điểm trên, Elkington (2004) lập luận rằng các
doanh nghiệp, công ty tham gia vào nền kinh tế không chỉ tập trung vào việc nâng cao
giá trị của mình thơng qua tối đa hóa lợi nhuận và kết quả mà cịn tập trung vào các vấn
đề mơi trường và xã hội như nhau. Do đó phát triển bền vững được tiếp tục nghiên cứu
và đã xây dựng theo mơ hình “The triple bottom line concept”. Ba điểm mấu chốt được
đề cập vào nghiên cứu này là “giá trị nền kinh tế”; “môi trường”; “xã hội” mà các khoản
đầu tư tác động tới. Nghiên cứu khẳng định mục tiêu chung của phát triển bền vững là
sự ổn định lâu dài của nền kinh tế, xã hội và môi trường; điều này chỉ có thể đạt được
thơng qua việc tích hợp và thừa nhận các mối quan tâm về kinh tế, mơi trường và xã hội
trong suốt q trình ra quyết định. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến vấn đề bảo
tồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai là một trong những đặc điểm chính giúp phân
biệt chính sách phát triển bền vững với chính sách mơi trường truyền thống, cũng tìm
cách nội hóa các tác động bên ngồi của suy thối mơi trường.
Phát triển dựa trên các quan điểm trên, Jabareen (2006) cho rằng nghiên cứu về
vấn đề “phát triển bền vững” cần dựa trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và mơi
trường. Vì vậy, tác giả đã tiếp cận khung lý thuyết về sự phát triển bền vững như sau:

Hình 1.1: Khung lý thuyết về phát triển bền vững


- 24 Nguồn: Jabaree (2006)

Mơ hình trên bao gồm 7 khái niệm cấu thành nên mơ hình lý thuyết về sự phát
triển bền vững như sau:
-

-

-


-

-

-

Nghịch lý đạo đức học - Ethical Paradox: Nền tảng lý luận của khung lý thuyết phát
triển bền vững được Jabareen (2006) là nghịch lý giữa “bền vững” và “phát triển”, do
sự phát triển về kinh tế có thể dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực tới mơi trường, được
coi là khơng bền vững. Vì vậy, khi nghiên cứu về khái niệm này cần chấp nhận các
cách hiểu khác nhau và áp dụng vào thực tiễn của ngành để có thể cân bằng nghịch lý
trên.
Trữ lượng vốn tự nhiên - Natural Capital Stock: thể hiện khía cạnh vật chất mơi trường
của học thuyết phát triển bền vững. Trữ lượng vốn tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên
nhiên cần phải bảo tồn và phát triển để phục vụ cho lợi ích của các thế hệ tương lai.
Sự cơng bằng – Equity: thể hiện khía cạnh xã hội của học thuyết phát triển bền vững.
Nó bao gồm nhiều khái niệm khác nhau như: công bằng môi trường ngành, công bằng
kinh tế xã hội, công bằng nguồn nhân lực dựa trên nguyên tắc tự do, dân chủ. Một
cách tổng quát hơn, phát triển bền vững được xem xét và phân tích như một vấn đề về
phân phối sự công bằng, phân phối nguồn lực con người và xã hội để phục vụ cho lợi
ích kinh tế của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Hình thái tổ chức - Eco-form: thể hiện khía cạnh mơi trường của phát học thuyết phát
triển bền vững, vì hình thái tổ chức cần được xây dựng khi xem xét tới các yếu tố như:
khơng gian sống, vị trí địa lý, ... Những hình thái được đánh giá “bền vững” được thiết
kế để tạo ra hình thái tiết kiệm năng lượng, thân thiện với mơi trường và có thể sử
dụng trong dài hạn. Nguyên tắc của khái niệm này có thể được giải thích thơng qua
mối quan hệ “thời gian – khơng gian – năng lượng”, hay sự giảm sút trong thời gian và
khơng gian có thể khiến cho lượng năng lượng tiêu thụ giảm bớt. Từ đó, các vấn đề về
mơi trường và thiếu hụt năng lượng trong tương lai được giải quyết.

Quản lý tích hợp - Integrative Manaement: thể hiện cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và
mơi trường của học thuyết phát triển bền vững. Theo học thuyết này, sự quản lý tích
hợp cả ba khía cạnh này là cần thiết để đạt được tính tồn vẹn sinh thái, bảo toàn được
trữ lượng vốn tự nhiên mà vẫn đạt được những mục tiêu phát triển về môi trường và
kinh tế.
Chủ nghĩa tâm lý học khơng tưởng (hồn hảo) – Utopianism: thể hiện khía cạnh xã hội
của học thuyết phát triển bền vững. Chủ nghĩa tâm lý học không tưởng tồn tại một xã
hội hồn hảo, trong đó cơng lý chiếm ưu thế, con người hài lòng tuyệt đối, con người
sống hịa hợp với thiên nhiên, khơng gặp phải tình trạng thiếu hụt hoặc lạm dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngồi ra, chủ nghĩa tâm lý học khơng tưởng cịn thể hiện sự


- 25 -

-

kết hợp và phân bổ nguồn lực đồng đều giữa các lĩnh vực trong xã hội. Đây là một trong
những khái niệm nền tảng cho phát triển bền vững do chủ nghĩa tâm lý học khơng tưởng
có thể cân bằng giữa các vấn đề liên quan đến nghịch lý giữa mục tiêu phát triển kinh tế,
xã hội và việc duy trì, bảo tồn mơi trường và nguồn lực tự nhiên.
Khung pháp lý toàn cầu - Political Global Agenda: thể hiện khía cạnh xã hội được thể
hiện thơng qua môi trường pháp lý liên quan đến môi trường ngành. Khung pháp lý có
ảnh hưởng tới các vấn đề quốc tế như: an ninh, hịa bình, thương mại, bảo tồn di sản và
một số dịch vụ cơ bản khác. Vì vậy, khi phân tích về phát triển bền vững của tổ chức,
cần xem xét tới yếu tố về khung pháp lý, đặc biệt là pháp lý được xây dựng riêng cho
ngành hoặc loại hình tổ chức đó.
Trong phạm vi nghiên cứu này sử dụng định nghĩa “Phát triển bền vững là sự
phát triển đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp
ứng nhu cầu của thế hệ tương lai về ba yếu tố xã hội, mơi trường và tài chính ”.
Theo đó, phát triển bền vững được nghiên cứu dựa trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã

hội, môi trường để đảm bảo được tính tổng quát của học thuyết về phát triển bền vững.

CHƯƠNG 5. Khái niệm về phát triển bền vững ngân hàng
Kinh tế học hiện đại khi phân tích về tính bền vững của một tổ chức thường
đánh giá dựa trên quan điểm về hiện đại hóa sinh thái (ecological modernization –
EM). Theo quan điểm này, tăng trưởng kinh tế có thể tách rời khỏi suy thối mơi
trường nhờ vào các chính sách mơi trường và các đổi mới về cơng nghệ (Baker, 2007).
Khi áp dụng quan điểm phân tích phát triển này vào cấp độ tổ chức kinh tế, Stubbs &
Cocklin (2008) cho rằng tính bền vững là “việc tạo ra lợi nhuận đồng thời cải thiện
phúc lợi của khách hàng, các bên liên quan và giảm thiểu các tác động tới mơi
trường”. Các tổ chức có thể xây dựng các sản phẩm với chiết khấu và lợi nhuận thấp
để giảm thiểu các tác động tới sinh thái, từ đó đảm bảo được sự cân bằng giữa mục
tiêu kinh tế, xã hội đồng thời làm chậm đi việc sử dụng cạn kiệt các nguồn trữ lượng
vốn, đảm bảo phân phối đều cho các thế hệ tương lai. Quan điểm này được phát triển
dựa trên nghiên cứu của tác giả Gouldson & Murphy (1997), Hart (1997), Jacobs
(1997). Ngoài ra, các tổ chức có thể sử dụng biện pháp cạnh tranh hoặc hợp tác trên thị
trường để hướng tới sự phát triển bền vững (Brandenburger & Nalebuff, 1996).
Ngân hàng là một trong những chủ thể đóng vai trị quan trọng trong nền kinh
tế. Do những ảnh hưởng của ngân hàng trong nền kinh tế cũng như trong hệ thống tài
chính khơng chỉ trong mỗi quốc gia mà còn cả trong khu vực và toàn thế giới, các hoạt
động của ngân hàng đều được xây dựng những quy định cao không chỉ trong hoạt
động ngắn hạn mà còn trong định hướng dài hạn. Sự ổn định, bền vững và phát triển


×