Tải bản đầy đủ (.docx) (196 trang)

Tác động của di cư đến nghèo đa chiều tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 196 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ ĐẾN NGHÈO ĐA CHIỀU
TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ ĐẾN NGHÈO ĐA CHIỀU
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: THỐNG KÊ KINH TẾ
Mã số: 9310101_TK

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TRẦN THỊ BÍCH


2. TS. HỒNG TRIỆU HUY

HÀ NỘI - NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tất cả số liệu và những trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng và chính xác.
Những phân tích của luận án chưa được cơng bố ở bất kì cơng trình nào.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những lời cam đoan này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Phương Thảo


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................iv
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................vi

DANH MỤC HÌNH...................................................................................................vii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DI CƯ, NGHÈO ĐÓI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
DI CƯ ĐẾN NGHÈO ĐÓI..........................................................................................9
1.1. Tổng quan nghiên cứu về di cư........................................................................9
1.1.1. Định nghĩa về di cư.......................................................................................9
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố tác động đến di cư.............................12
1.2. Tổng quan nghiên cứu về nghèo đói..............................................................15
1.2.1. Định nghĩa về nghèo đói..............................................................................16
1.2.2. Cách thức đo lường nghèo đói.....................................................................18
1.3. Tác động của di cư đến nghèo đói.................................................................28
1.4. Khoảng trống nghiên cứu..............................................................................38
TĨM TẮT CHƯƠNG 1.............................................................................................40
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................41
2.1. Phương pháp xác định hộ nghèo đa chiều....................................................41
2.2. Phương pháp đánh giá tác động....................................................................46
2.2.1. Phương pháp hồi quy kết nối điểm số tương đồng......................................47
2.2.2. Phương pháp ước lượng sai biệt kép kết hợp so sánh điểm xu hướng.........53
TÓM TẮT CHƯƠNG 2.............................................................................................56
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG DI CƯ VÀ NGHÈO ĐA CHIỀU TẠI VIỆT NAM......57
3.1. Thực trạng di cư tại Việt Nam.......................................................................57
3.2. Thực trạng nghèo đa chiều tại Việt Nam......................................................62
3.3. Mối liên hệ giữa di cư và nghèo đa chiều tại Việt Nam................................67


3.3.1. Dữ liệu phân tích.........................................................................................67
3.3.2. Mối liên hệ giữa di cư và nghèo đa chiều....................................................72
TÓM TẮT CHƯƠNG 3.............................................................................................87
CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ ĐẾN NGHÈO ĐA CHIỀU TẠI VIỆT NAM.....89
4.1. Đánh giá tác động của di cư đến nghèo đa chiều tại Việt Nam...................89

4.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng di cư và nghèo đói của hộ................89
4.1.2. Tác động của di cư đến nghèo đa chiều.......................................................97
4.2. Thảo luận kết quả và hàm ý chính sách......................................................115
4.2.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu....................................................................115
4.2.2. Các hàm ý chính sách................................................................................117
TĨM TẮT CHƯƠNG 4...........................................................................................124
KẾT LUẬN............................................................................................................... 125
DANH MỤC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

AF

Phương pháp Alkire-Foster

BHYT

Bảo hiểm y tế

BLĐTBXH

Bộ lao động thương binh xã hội (MOLISA - Ministry of Labour
- Invalids and Social Affairs)


CB

Chỉ báo

CĐ – ĐH

Cao đẳng - Đại học

CMKT

Chun mơn kỹ thuật

CP

Chính phủ

DC

Di cư

DID – PSM

Sai biệt kép kết hợp điểm xu hướng (Difference in difference –
Propensity score matching)

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

KDC

Không di cư

KM

Ghép cặp hạt nhân (Kernel matching)

MDGs

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs - Millennium
Development Goals)

KSMSDC

Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (Vietnam household living
standards of survey)

NĐC

Nghèo đa chiều (Multidimensional poverty)

NHTG

Ngân hàng thế giới


NLTS

Nông - lâm - thủy sản

NNM

Ghép cặp cận gần nhất (Nearest neighbor matching)

NQ

Nghị quyết

OPHI

Tổ chức Sáng kiến phát triển con người và nghèo đói thuộc Đại
học Oxford (Oxford Poverty and Human Development
Initiative)


PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI – Provincial
Competiveness Index)

PSM

Hồi quy kết nối điểm số tương đồng (Propensity score
matching)




Quyết định

RM

Ghép cặp bán kính (Radius matching)

SGDs

Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs - Subtainable Development
Goals)

TCTK

Tổng cục thống kê

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TNBQĐN

Thu nhập bình qn đầu người (Income per capita)

TV


Thành viên

UNDP

Chương trình phát triển Liên hợp quốc (United Nations
Development Programme)

UNFPA

Quỹ dân số liên hợp quốc (United Nations Fund for Population
Activities)

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations International)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Ngưỡng nghèo phân theo nền kinh tế/ thu nhập theo PPP năm 2011
(USD/người/ngày)......................................................................................20
Bảng 1.2: Chiều và chỉ báo của các chiều nghèo đa chiều theo đề xuất của AF..........24
Bảng 1.3: Các chiều nghèo đa chiều của một số quốc gia/tổ chức trên thế giới...........26
Bảng 2.1: Các chiều và chỉ báo sử dụng đo lường các chiều NĐC cho hộ gia đình
Việt Nam áp dụng trong giai đoạn 2016 - 2020..........................................43
Bảng 3.1: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo thu nhập giai đoạn 2011-2015 ..............62
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu của nghèo đa chiều của một số quốc gia trong khu vực...........63
Bảng 3.3: Mức đóng góp của từng chỉ báo vào chỉ số nghèo đa chiều chung (%).......64
Bảng 3.4: Quy mô mẫu nghiên cứu.............................................................................69
Bảng 3.5: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (dữ liệu gộp)............................................70
Bảng 3.6: Các giá trị nghèo đa chiều theo khu vực địa lý............................................73

Bảng 3.7: Các chỉ tiêu phản ánh Nghèo đa chiều theo mức sống.................................78
Bảng 3.8: Nghèo đa chiều theo từng chỉ báo thiếu hụt.................................................79
Bảng 3.9: Phân nhóm NĐC theo điểm số thiếu hụt.....................................................83
Bảng 3.10: Thông tin di chuyển của hộ qua hai cuộc khảo sát.....................................84
Bảng 4.1: Mơ hình hồi quy logit về xác suất di cư của hộ...........................................94
Bảng 4.2: Các chỉ báo phản ánh chất lượng ghép cặp (Matching quality indicators).......100
Bảng 4.3: Tác động của di cư đến nghèo đa chiều của hộ..........................................102
Bảng 4.4: Số tiền trung bình mỗi hộ di cư nhận được từ NDC trong nước (1000đ/năm)....103
Bảng 4.5. Tác động của di cư tới các chỉ tiêu phản ánh nghèo đơn chiều và các chỉ
tiêu phúc lợi của hộ...................................................................................113

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các bước ước lượng hiệu quả tác động bằng PSM ............................................52
Hình 3.1: Tỷ lệ di cư theo mức độ di cư giai đoạn 1989 - 2019 (%)....................................60
Hình 3.2: Tỷ lệ nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2019......................................................65


Hình 3.3: Tỷ lệ hộ di cư theo nhóm phân vị TNBQĐN (%)...............................................75
Hình 3.4: Mức đóng góp của từng vùng vào chỉ số NĐC chung (%)..................................74
Hình 3.5: Tỷ lệ nghèo đa chiều đếm đầu theo vùng năm 2016...........................................77
Hình 3.6: Mức đóng góp vào chỉ số NĐC chung theo nhóm mức sống ngũ phân vị........79
Hình 3.7: Mức đóng góp của từng chỉ báo thiếu hụt vào chỉ số NĐC chung........................81
Hình 3.8: Mức đóng góp vào chỉ số NĐC chung theo từng chiều NĐC..............................82
Hình 3.9: Tỷ lệ hộ nghèo theo nhóm nghèo......................................................................83
Hình 3.10: Tỷ lệ hộ NĐC phân nhóm theo ngưỡng điểm số thiếu hụt.................................84
Hình 3.11: Sự dịch chuyển tình trạng nghèo của hộ qua các cuộc khảo sát..........................85
Hình 4.1: Phân phối điểm xu hướng của hộ theo phương pháp PSM..................................99
Hình 4.2: Phân phối điểm xu hướng trước khi ghép cặp (PSM).......................................100
Hình 4.3: Phân phối điểm xu hướng sau khi ghép cặp (PSM).........................................100
Hình 4.4: Tỷ lệ TĐHV và CMKT theo từng nhóm hộ (%)..............................................106

Hình 4.5: Tỷ lệ hộ khơng tiếp cận các dịch vụ y tế theo nhóm thập phân vị.......................108


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Di cư là một hiện tượng xã hội, xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới đặc biệt
là ở các nước đang phát triển gồm cả di cư trong nước (di cư nội địa) và di cư quốc tế
(di cư ra nước ngoài). Theo số liệu từ Ủy ban kinh tế và các vấn đề xã hội của Liên
hợp quốc (United Nations Department of Economic and Social Affairs – UN DESA),
thế giới có khoảng 244 triệu người di cư quốc tế (theo số liệu năm 2016) và khoảng
763 triệu người di cư nội địa (số liệu năm 2013). Di cư đóng vai trị rất lớn vào sự
phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia và trên thế giới. Đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế
giới (World Economic Forum, 2017) cho thấy người di cư đã đóng góp cho nền kinh
tế thế giới từ 6,4 nghìn tỷ USD đến 6,9 nghìn tỷ USD (chiếm 9,4%) tổng sản phẩm
của thế giới năm 2015. Số liệu này cho thấy, vai trò quan trọng của người di cư trong
phát triển và tăng trưởng kinh tế tồn cầu.
Tại Việt Nam đã có những cuộc di cư lớn xảy ra trong lịch sử do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, từ sau “Đổi Mới”, di cư chủ yếu là di cư trong
nước được đánh giá là do phân bố lại lao động, tìm kiếm việc làm và giảm nghèo.
Di cư có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối trong giai đoạn 1989-2009
và chủ yếu theo chiều “từ nông thôn ra thành thị đặc biệt tại hai thành phố lớn là Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh” (TCTK và UNFPA, 2011). Tuy nhiên, xu hướng di
cư trong giai đoạn 2009-2019 đang có xu hướng suy giảm với chỉ 6,4 triệu người di
cư trong năm 2019 so với 6,7 triệu người di cư trong giai đoạn 10 năm trước đó
(TCTK 2019b). Với tỷ lệ di cư tương ứng giảm từ 8,5% năm 2009 xuống còn 7,3%
năm 2019. Đồng thời, xu hướng di cư thành thị - thành thị đang giữ vai trò chủ đạo
(với 36,5% năm 2019) (TCTK 2019b).
Di cư mang lại cho chính người di cư, gia đình người di cư và xã hội những

tác động tích cực. Một mặt, di cư là một nhân tố quan trọng đối với nền kinh tế của
mỗi quốc gia giúp thúc đẩy trăng trưởng kinh tế, giảm nghèo chủ yếu theo chiều
tiền tệ (gia tăng thu nhập hoặc chi tiêu) (Ngân hàng thế giới, 2011). Mặt khác, di
cư làm gia tăng tốc đô thị hoá và là một động lực tăng trưởng quan trọng cho các
đô thị (UNDP, 2010; TCTK, 2011). Ở cấp độ hộ gia đình, nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra rằng di cư mang lại cho các hộ gia đình những lợi ích trực tiếp và gián tiếp: trực


2

tiếp bằng cách tăng thu nhập và tiêu dùng gia đình của họ tại nơi đi nhờ tiền gửi
và từ đó có thể giảm nghèo ở các khu vực này (Dilop Ratha và cộng sự 2011,
Siddiqui 2012); và gián tiếp bằng cách cải thiện vốn xã hội (y tế và giáo dục) và
điều kiện sống ở những khu vực mà người di cư đã rời đi (Adams, 2007; Acosta và
cộng sự, 2007). Tại Việt Nam, đại đa số những người di cư được hưởng lợi về mặt
kinh tế từ di chuyển bằng việc tăng thu nhập cho bản thân họ cũng như gia
đình/người thân của họ (thơng qua tiền gửi) (Guest, 1998; Nguyễn và các cộng sự
2008; Nguyen Viet Cuong 2009; Nguyễn và cộng sự 2009; TCTK 2016a).
Mặc dù di cư được đánh giá có ảnh hưởng tích cực, nhưng di cư cũng mang lại
khơng ít những tác động tiêu cực cho nền kinh tế ở mỗi quốc gia và cho chính người
di cư và gia đình họ. Đơ thị hóa và di cư đến các thành phố đã làm gia tăng bất bình
đẳng giữa dân số đơ thị và nông thôn, giữa người di cư và người dân địa phương
(Alan and Tomoko, 2004), cũng như gia tăng áp lực đến cơ sở hạ tầng (hệ thống giáo
dục, y tế và các điều kiện sống khác) tại các đô thị nơi có đơng người di cư đến. Di cư
cịn bị chỉ trích bởi sự gia tăng lao động nhập cư khiến cho cơ hội việc làm và tiền
công của người địa phương kỹ năng thấp ngày càng xấu đi do sự gia tăng cạnh tranh
việc làm, và kết quả là làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tại nơi đến (UNDP, 2009). Ngồi ra,
nền kinh tế nơi có người di cư đến cịn phải đối mặt với gánh nặng tài chính gia tăng
với chi phí sinh hoạt đắt đỏ và dịch vụ công bị quá tải (y tế, giáo dục và các dịch vụ
xã hội khác) do sự gia tăng dân số di cư (UNDP, 2009) cũng như ảnh hưởng đến anh

ninh, an tồn tại các thành phố có người di (Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm,
2011). Hơn nữa, có bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tiêu cực giữa di cư với
các vấn đề sức khoẻ, như các bệnh truyền nhiễm và chất lượng cuộc sống tồi tệ hơn ở
cả nơi đến và nơi đi (Mark và cộng sự, 2003; TCTK, 2005; TCTK 2016c). Nói cách
khác người di cư trở thành một phần của một cộng đồng dễ bị tổn thương, những
người gặp khó khăn từ đó góp phần mở rộng các khu đô thị nghèo (UNDP, 2010;
Oxfam and ActionAid, 2011). Đối với người di cư, việc xa rời “mạng lưới hỗ trợ”
cũng tạo ra những chi phí xã hội và kinh tế đáng kể cho chính họ. Những chi phí này
làm giảm khả năng hịa nhập của người di cư vào các hoạt động xã hội và cũng như
khó khăn trong tiếp cận cũng như chi trả cao hơn cho các dịch vụ xã hội tại nơi đến
chẳng hạn như y tế và giáo dục và các chi phí sinh hoạt khác (điện, nước,…) “bình
đẳng như dân địa phương” (Đặng Nguyên Anh, 1998 và 2011). Ở nơi đi, di cư tạo ra
khoảng trống mà các nhà nghiên cứu gọi là “khuyết thế hệ” do người di cư để lại khi


3

mà tại những nơi có tỷ lệ người di cư cao chủ yếu chỉ còn người già và trẻ em ở lại tại
quê nhà. Điều này tạo ra áp lực cho những người ở lại (bố mẹ và con cái của người di
cư) cũng như cộng đồng dân cư tại nơi đi do sự thiếu hụt lao động có chuyên môn kĩ
thuật (Nguyễn và cộng sự 2008; Dương và Liêm 2011; Dilop Ratha và cộng sự
2011). Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng không phải là đại diện cho một sinh kế
thay thế hấp dẫn, “di cư là một phương sách cuối cùng và do đó có thể làm trầm trọng
thêm tình trạng nghèo, tính dễ bị tổn thương của các hộ gia đình” và “di cư là một
phản ứng hạn chế sinh kế nghiêm trọng hơn” (Waddington và Rachel Sabates Wheeler, 2003).
Trong khi có rất nhiều nghiên cứu về tác động của di cư đến nghèo trên cách
tiếp cận đơn chiều, rất ít nghiên cứu đánh giá tác động của di cư đến nghèo theo cách
tiếp cận đa chiều đặc biệt ở khía cạnh xã hội. Các nghiên cứu về tác động của di cư
tới nghèo đa chiều mới chỉ tiếp cận ở một số các khía cạnh cơ bản như giáo dục
(TCTK 2006; Liang và Chen 2007; Kong & Meng, 2010; McKenzie & Rapoport,

2010; Muller & Shariff, 2011; Morgan & Long, 2018,…), y tế (TCTK, 2006; Kong &
Meng, 2010; Andersson & cộng sự (2015), nhà ở (Lin & cộng sự, 2018; TCTK,
2016c), điều kiện sống (TCTK 2016c). Chưa có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá
tác động của di cư đến nghèo đa chiều tổng hợp bằng cách kết hợp các chiều nghèo
thiếu hụt.
Các nghiên cứu này chỉ rằng, di cư vừa có tác động tích cực vừa có tác động
tới các khía cạnh này. Theo đó, tiền gửi về giúp hộ trang trải các khoản chi phí liên
quan đến giáo dục, y tế cũng như cải thiện điều kiện sinh hoạt (nhà ở, vệ sinh) (Adam
& Cuecuecha, 2013). Di cư giúp trẻ em của hộ tăng số giờ trẻ ở trường cũng như gia
tăng khả năng tiếp cận được trình độ giáo dục cao hơn (Muller & Shariff, 2011;
Resosudarmo & Suryadarma, 2014). Tuy vậy, di cư cũng làm gia tăng tình trạng bỏ
học ở trẻ em khi thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ (Muller & Shariff, 2011), chất
lượng giáo dục của trẻ bị giảm sút (Kong & Meng, 2010) cũng như tiếp cận hạn chế
các dịch vụ giáo dục và sự phân biệt đối xử trong tiếp cận giáo dục bởi các rào cản
di cư Liang và Chen (2007). Tương tự như giáo dục, di cư cho phép người thân
(con cái/cha mẹ) tại quê nhà có đủ khả năng chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng tốt
hơn nhờ tiền gửi từ di cư việc làm của con cái trưởng thành (Xiang và cộng sự,
2015). Tuy vậy, sự thiếu vắng do người thân di cư khiến cho sức khỏe của con cái/bố mẹ
ở quê nhà có phần kém đi, con cái người di cư có khả năng thấp hơn ở tất cả các độ tuổi


4

(Kong & Meng, 2010). Với chiều điều kiện sống, Andersson & cộng sự (2015) cho
thấy, hộ di cư điều kiện sống tốt hơn so với hộ không di cư tuy vậy, di cư cũng làm
tăng giá nhà khiến người di cư càng khó khăn hơn trong tiếp cận nhà ở. Vì vậy, người
di cư phải ở trong những ngơi nhà thuê/mượn với điều kiện sống thiếu thốn, và không
đảm bảo (Lin & cộng sự, 2018)
Từ những luận giải trên cho thấy, nghiên cứu về mối quan hệ giữa di cư và
nghèo đói ở Việt Nam và trên thế giới là khơng mới. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào

đánh giá tác động của di cư tới nghèo đa chiều (NĐC) trong khi NĐC lại là một thước
đo nghèo đói. Thực tế chứng minh, đo lường nghèo trên khía cạnh đơn chiều khơng
phản ánh được hết khía cạnh của nghèo đói. Một số nhu cầu cơ bản không thể đo lường
được bằng tiền (an ninh, nhu cầu tham gia xã hội) hoặc không thể mua được bằng tiền
(giáo dục, y tế, môi trường, …). Nhận thấy sự hạn chế của cách thức đo lường
nghèo đơn chiều, các nhà nghiên cứu chuyển sang đo lường nghèo trên khía
cạnh đa chiều và ngày càng nhiều quốc gia tiếp cận tính tốn.
Các nghiên cứu đã đề cập ở trên chỉ tập trung phản ánh thực trạng di cư, nghèo
đói tại Việt Nam và giải quyết mối quan hệ này theo chiều thu nhập, chi tiêu hoặc một
số chỉ báo thuộc các chiều nghèo đa chiều mà chưa có sự kết nối các chiều này với
nhau thông qua chỉ số nghèo đa chiều. Điều này cho thấy, cần thiết phải có một nghiên
cứu kết nối các chiều của nghèo đa chiều lại với nhau từ đó đánh giá tác động của di cư
đến nghèo đa chiều tổng hợp cũng như từng khía cạnh nghèo đa chiều. Việc nghiên
cứu đầy đủ tác động của di cư tới NĐC là một việc làm rất cần thiết để bổ sung sự thiếu
hụt đó. Vì vậy, nghiên cứu “Tác động của di cư đến nghèo đa chiều tại Việt Nam” là
thiết thực, có ý nghĩa và đây cũng chính là mục tiêu nghiên cứu của luận án.
2. Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá tác động của di cư đến
nghèo đa chiều tại nơi đi (nơi xuất cư) của hộ gia đình có người di cư.

 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng di cư và nghèo đa chiều tại Việt Nam trong thời gian qua.
- Đánh giá tác động của di cư đến các khía cạnh đo lường nghèo đa chiều tại nơi đi.
- Đề xuất một số một số chính sách giúp giảm nghèo dựa trên cách tiếp cận


5


đa chiều cho hộ di cư.


6

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để bổ sung cho khoảng trống nghiên cứu, luận án tập trung trả lời các câu
hỏi nghiên cứu tổng qt “Di cư vì mục đích việc làm có cải thiện được tình trạng
nghèo đa chiều hay không?”
Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu tổng quát này, luận án tìm câu trả lời cho
các câu hỏi cụ thể sau:
(1) Có sự khác biệt nào về tình trạng nghèo đa chiều giữa hộ di cư và
không di cư?
(2) Di cư có tác động như thế nào đến tình trạng nghèo đa chiều (xác suất
nghèo, điểm số thiếu hụt đa chiều và xác suất thiếu hụt theo từng chỉ báo trong từng
chiều nghèo đa chiều) của hộ?
(3) Những chính sách nào có thể áp dụng để cải thiện tình trạng nghèo đa
chiều của hộ di cư vì mục đích việc làm?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của di cư đến nghèo đa chiều tại Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu thực hiện đánh giá tác động của di cư đến
nghèo đa chiều trong giai đoạn 2014 - 2016 trên cơ sở sử dụng bộ dữ liệu Khảo sát
mức sống dân cư (VHLSS) 2014 và 2016 (gọi tắt là Khảo sát mức sống – KSMS)
do Tổng cục Thống kê tiến hành. Đồng thời, nghiên cứu cũng sử dụng số liệu được
công bố từ các cơ quan của Chính phủ, các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước nhằm luận giải cũng như làm bằng chứng ủng hộ cho các
giả thuyết nghiên cứu của luận án. Vì vậy, đối với dữ liệu thứ cấp luận án sử dụng
trong phạm vi thời gian từ 1999 đến 2019.

- Phạm vi nội dung: nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của di cư vì lý do
việc làm tập trung vào di cư nội địa (di cư trong nước) và thực hiện cho nơi đi của
hộ gia đình có người di cư.


7

5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải đáp được các câu hỏi nghiên cứu, luận án kết hợp các phương pháp sau:

 Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận án sử dụng các bộ dữ liệu điều tra chính thức từ Tổng cục thống kê và
các dữ liệu từ các báo cáo đã được công bố. Số liệu sử dụng trong luận án có thể
được tính tốn từ dữ liệu điều tra hoặc sử dụng trực tiếp từ các bộ dữ liệu này.

 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm xác định các giá trị của chỉ
tiêu nghèo đa chiều của hộ gia đình (di cư và không di cư) theo vùng miền, theo khu
vực sinh sống và theo các chỉ báo thiếu hụt. Cuối cùng phương pháp thống kê mô tả
được sử dụng phân tích thực trạng tác động của di cư việc làm tới nghèo đa chiều
tại Việt Nam cũng như giải thích các kết quả từ các mơ hình ước lượng.

 Mơ hình kinh tế lượng
Để nghiên cứu tác động của di cư đến nghèo đa chiều của hộ, luận án áp
dụng phương pháp hồi quy kết nối điểm số tương đồng (PSM - Propensity Score
Matching) thực hiện đánh giá tác động của di cư đến các biến kết quả quan tâm
(tập trung vào các biến kết quả phản ánh nghèo đa chiều của hộ) với dữ liệu gộp
(pool data). Ngoài ra, để kiểm tra tính vững của các kết quả ước lượng từ phương
pháp PSM, luận án còn sử dụng phương pháp khác biệt kép (DID - Difference in
Difference) kết hợp điểm xu hướng (còn được gọi tắt là phương pháp DID PSM) với dữ liệu bảng (panel data).

6. Đóng góp của luận án
Thứ nhất, sự đóng góp về mặt lý luận của nghiên cứu là đã tổng hợp được
các nhân tố tác động đến di cư. Mơ hình thúc đẩy/kìm hãm di cư đã được nhiều nhà
nghiên cứu xây dựng. Mỗi một mơ hình dựa trên đặc điểm của đối tượng nghiên
cứu cũng như sự sẵn có của dữ liệu đã lựa chọn các biến đặc trưng để đo lường cho
mối quan hệ này. Luận án trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đồng thời bổ
sung thêm yếu tố mới vào mơ hình di cư làm phong phú thêm các yếu tố của di cư
việc làm.
Thứ hai, luận án là nghiên cứu đầu tiên tiếp cận bộ chỉ báo đo lường nghèo
đa chiều do Bộ lao động thương binh xã hội xây dựng và sử dụng phương pháp của


8

Alkire & Foster (2011) tính tốn các khía cạnh phản ánh nghèo đa chiều ở cấp độ hộ
gia đình và cấp vùng. Đồng thời so sánh các khía cạnh này giữa hộ di cư và không
di cư nhằm thấy rõ bức tranh về nghèo đa chiều giữa hai nhóm hộ.
Thứ ba, đóng góp cốt lõi của luận án là đã đánh giá được tác động của di cư
đến nghèo đa chiều nhằm cung cấp một cách toàn diện về nghèo đói bao gồm cả
nghèo đói về kinh vế và các khía cạnh xã hội của nghèo như giáo dục, y tế và điều
kiện sống. Tác động của di cư đến nghèo đa chiều khơng chỉ bó hẹp trong sự thiếu
hụt từng chỉ báo đa chiều mà còn ở chỉ tiêu tổng hợp nghèo đa chiều (thông qua các
cchỉ tiêu như xác suất nghèo đa chiều và điểm số thiếu hụt đa chiều). Đây cũng là
mục tiêu chính của luận án và là một đóng góp của luận án cho nghiên cứu học
thuật. Thêm vào đó, nghiên cứu tiến hành so sánh tình trạng nghèo đa chiều với
nghèo đơn chiều nhằm cung cấp bằng chứng về tác động của di cư đến nghèo đói
tại Việt Nam.
7. Bố cục của luận án
Khơng tính phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận án được kết cấu
thành bốn chương với nội dung của từng chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về di cư, nghèo đói và tác động của di cư đến
nghèo đói. Chương này tập trung làm rõ các khái niệm liên quan đến di cư, nghèo
đói cũng như những nhân tố của di cư và nghèo đói. Đồng thời, chương này còn
tổng quan lý thuyết các nghiên cứu liên quan đến đánh giá tác động của di cư đến
nghèo đói đặc biệt là nghèo đa chiều nhằm tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương này tập trung trình bày
các phương pháp mà luận án sử dụng trong phân tích tác động của di cư đến
nghèo đa chiều. Hai phương pháp được đề cập trong nội dung của chương này
bao gồm phương pháp hồi quy kết nối điểm số tương đồng (PSM - Propensity
score of matching) và phương pháp khác biệt kép kết hợp điểm xu hướng
((Difference in Difference with propensity score, hay gọi tắt là phương pháp
DID - PSM). Ngồi ra, nghiên cứu cịn trình bày cách xác định hộ nghèo đa
chiều theo cách tiếp cận của Alkire và Foster (còn gọi tắt là phương pháp AF).
Chương 3: Thực trạng di cư và nghèo đói tại Việt Nam. Chương 3 tập
trung phân tích thực trạng di cư cũng như nghèo đói tại Việt Nam. Phần lớn nội
dung chương này, luận án tập trung thực hiện tính tốn các giá trị phản ánh


9

nghèo đa chiều dựa vào bộ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (gọi tắt
là Khảo sát mức sống) năm 2014 và 2016 do Tổng cục thống kê tiến hành thu
thập cho hộ di cư cũng như hộ không di cư và so sánh các chỉ tiêu này giữa hai
nhóm theo các đặc trưng của hộ.
Chương 4: Tác động của di cư đến nghèo đa chiều tại Việt Nam. Trong
chương này, luận án tập trung thực hiện ước lượng tác động của di cư đến các chỉ
tiêu nghèo đa chiều (bao gồm các biến như tình trạng nghèo đa chiều, điểm số thiếu
hụt đa chiều, từng chỉ báo thiếu hụt). Bên cạnh đó, luận án cịn ước lượng tác động
của di cư đến các chỉ tiêu nghèo đơn chiều để có cái nhìn tổng qt hơn cũng như so
sánh với nghèo đa chiều. từ các kết quả ước lượng, luận án đề xuất gợi ý một số

chính sách giúp cải thiện tình trạng nghèo đa chiều của hộ di cư tại Việt Nam.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DI CƯ, NGHÈO ĐÓI VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ ĐẾN NGHÈO ĐÓI
Chương 1 luận án tập trung trình bày các nội dung liên quan đến di cư, nghèo
đói và những tác động của di cư đến nghèo đói. Một mặt, nghiên cứu trình bày các
định nghĩa liên quan đến di cư và nghèo. Mặt khác, nghiên cứu cũng sẽ chỉ ra các
yếu tố tác động tới di cư và những nguyên nhân gây ra nghèo đói thông qua tổng
quan tài liệu nghiên cứu. Đồng thời, nghiên cứu sẽ tổng quan những tác động tích
cực và tiêu cực của di cư đến nghèo dựa trên cả khía cạnh đơn chiều và đa chiều.

1.1. Tổng quan nghiên cứu về di cư
1.1.1. Định nghĩa về di cư
Trong khi có nhiều tài liệu có sẵn về các yếu tố quyết định, mơ hình, hậu quả
và các khía cạnh khác của di cư, khơng có định nghĩa được chấp nhận phổ biến về
di cư cũng như di cư nội địa. Lý do thứ nhất đó là vì di cư rất khó xác định bởi nó liên
quan đến cả chiều thời gian và không gian nên cần xác định một cách thận trọng. Thứ hai,
các nghiên cứu di cư thường sử dụng các định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào đặc trưng
kinh tế và nguồn dữ liệu tiếp cận.
Có một số định nghĩa về di cư bắt nguồn từ thuật ngữ “migration” được các từ
diển bách khoa về ngôn ngữ đề cập. Từ “migration”, có nguồn gốc từ tiếng Latin
“migrate”, có nghĩa là thay đổi một nơi cư trú. Encyclopaedia Americana định nghĩa
thuật ngữ này là một sự di chuyển tự nguyện của một số lượng đáng kể những người từ
một môi trường quen thuộc đến một môi trường mới. Bách khoa toàn thư về khoa học
xã hội đã định nghĩa di cư là sự di chuyển tương đối lâu dài của những người ở một
khoảng cách đáng kể. Trong bách khoa toàn thư về dân số quốc tế, di cư được định

nghĩa là sự di chuyển theo địa lý liên quan đến sự thay đổi nơi cư trú giữa các khu
vực chính trị hoặc giữa các khu vực cư trú khác nhau.
Một số các định nghĩa về di cư được một số tổ chức quốc tế đưa ra nhằm xác
định người di cư được chấp nhận phổ biến. Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM, 2018) xác
định người di cư quốc tế là bất kỳ người nào đang di chuyển hoặc đã di chuyển qua
biên giới quốc tế hoặc trong một quốc gia cách xa nơi cư trú thường xuyên của họ,
bất kể (1) người có tư cách pháp nhân hay không; (2) di cư là tự nguyện hay không


11

tự nguyện; (3) nguyên nhân của di cư là gì; hoặc (4) thời gian lưu trú là bao nhiêu.
Như vậy, việc phân chia di cư trong nước (hay còn gọi là di cư nội địa) và di cư ra
nước ngoài (hay còn gọi là di cư quốc tế) thường dựa vào ranh giới di chuyển.
Đối với di cư trong nước, Ngân hàng thế giới (2016) đưa ra định nghĩa về
người di cư “đó là những người đã di chuyển qua các ranh giới hành chính trong
phạm vi biên giới một quốc gia”. Theo định nghĩa này mới chỉ chú ý tới không gian
di chuyển (tập trung vào di chuyển trong nước) mà chưa chú ý đến thời gian di
chuyển khác nhau giữa những người người di cư. Liên Hợp Quốc cung cấp một
hướng dẫn bổ sung đầy đủ hơn cho việc đo lường di cư trong nước trong đó xác
định di cư trong nước là sự dịch chuyển từ một khu vực xác định sang khu vực khác
được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định và liên quan đến việc thay đổi
nơi cư trú (UN, 1970, trang 2).
Từ những định nghĩa nêu trên cho thấy, di cư là sự thay đổi nơi cư trú của
con người, từ đơn vị hành chính này tới một đơn vị hành chính khác (trong cùng
một quốc gia hoặc từ quốc gia này sang các quốc gia khác) trong một khoảng thời
gian nhất định. Hay nói cách khác di cư là sự thay đổi nơi cư trú của con người
trong một khoảng thời gian nào đó
Trong nghiên cứu về di cư, điều cần thiết là cần xác định được người di cư.
Để xác định được người di cư cần làm rõ ba khía cạnh: (1) không gian di chuyển;

(2) khoảng thời gian di chuyển và (3) lý do di chuyển.
Về không gian di chuyển
Khơng gian di chuyển của di cư có thể được xác định trong phạm vi cùng
một quốc gia (còn gọi là di cư nội địa hay di cư trong nước) và từ quốc gia này sang
quốc gia khác (hay còn gọi là di cư quốc tế/di cư ra nước ngoài).
Đối với di cư trong nước, hầu hết trong các nghiên cứu thực hiện trong và
ngoài nước đều thống nhất về không gian di chuyển để xác định một hộ là di cư nội
địa nếu có sự dịch chuyển từ đơn vị hành chính này sang đơn vị hành chính khác
trong cùng biên giới một quốc gia. Sự di chuyển này có thể là từ thơn/xóm này sang
thơn/xóm khác trong cùng một xã (di cư cấp xã), hay từ phường/xã này sang
phường/xã khác trong cùng một đơn vị hành chính cấp quận/huyện (di cư cấp
huyện), hay từ huyện này sang huyện khác trong cùng một tỉnh (di cư cấp tỉnh) và


12

từ tỉnh này sang tỉnh khác (di cư liên tỉnh). Tuy vậy, đơn vị hành chính được đa số
các nghiên cứu lựa chọn để làm căn cứ về không gian di chuyển thường là di cư cấp
huyện trở lên (không tính những người di cư trong cùng một đơn vị hành chính cấp
xã). Minh chứng cho điều này có thể được tìm thấy trong các cuộc Khảo sát do
Tổng cục thống kê thực hiện như Tổng điều tra dân số và nhà ở, Điều tra di cư nội
địa quốc gia. Riêng đối với Điều tra di cư nội địa, Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh, khơng tính những người di chuyển giữa các quận thuộc cùng một thành phố. Đối
với dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư (VHLSS - Vietnam Household Living
Standard of Survey) là cuộc khảo sát không xác định rõ ràng thông tin liên quan đến
không gian di chuyển của người di cư. Đây là một hạn chế khi tiếp cận dữ liệu này.
Như vậy, người di cư được xác định là cá nhân di chuyển từ đơn vị hành
chính này sang đơn vị hành chính khác trong cùng một quốc gia. Đơn vị hành chính
có thể là cấp huyện (từ xã này sang xã khác trong cùng một huyện), cấp tỉnh (từ
huyện này sang huyện khác trong cùng một tỉnh), cấp liên tỉnh (từ tỉnh này sang tỉnh

khác).
Về khoảng thời gian di chuyển
Không phải bất kì người nào di chuyển ra khỏi một đơn vị hành chính quy
định đều được xác định là người di cư. Vì vậy cần xác định cụ thể khoảng thời gian
cần thiết để một cá nhân di chuyển ra khỏi nơi cư trú quen thuộc được xác định là
người di cư.
Có rất nhiều nghiên cứu xác định người di cư thông qua thời gian di chuyển. Tại
Việt Nam, khoảng thời gian di chuyển được xác định trong mỗi nghiên cứu là rất khác
nhau. Khoảng thời gian di chuyển tối thiểu là 1 tháng (Rasadhica Sharma và Ulrike
Grote 2019; Nguyễn Thu Phương và cộng sự 2008). Khoảng thời gian di chuyển cũng
có thể dài hơn như trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường và cộng sự (2009) dựa
vào dữ liệu VHLSS 2002 và 2004 xác định khoảng thời gian di chuyển ít nhất là 7
tháng.
Có những cuộc điều tra xác định người di cư có khoảng thời gian di chuyển
rất dài. Điển hình như dữ liệu VHLSS 2012 với module dành riêng cho người di cư
xác định là người “đi khỏi hộ để sống và làm việc trong 10 năm qua (2002-2012)
hoặc hơn 10 năm nhưng vẫn được coi là quan trọng đối với hộ xét về trách nhiệm
đối với bố mẹ già đang sống trong hộ hoặc vẫn hỗ trợ tài chính cho hộ”. Định nghĩa


13

này đã được Coxhead và cộng sự (2015) tiếp cận trong một nghiên cứu của họ
nhưng giới hạn không gian di chuyển. Theo đó, một hộ được coi là di cư nếu có bất
kì thành viên nào trong độ tuổi 15-59 rời khỏi hộ đi tới tỉnh khác vì lý do việc làm
trong suốt 10 năm qua. Ngoài ra, Tổng điều tra dân số và nhà ở xác định “Người di
cư là người từ 5 tuổi trở lên di chuyển khỏi nơi cư trú (thường là nơi đăng kí hộ khẩu)
trong khoảng thời gian 5 năm trước thời điểm điều tra” hay như Điều tra di cư nội địa
quốc gia (2015) xác định người di cư: bao gồm những người 15 - 59 tuổi di chuyển từ
huyện/quận này sang huyện/quận khác trong vòng 5 năm trước cuộc điều tra, và đã cư

trú tại hộ từ 1 tháng trở lên hoặc cư có thể cư trú dưới 1 tháng ở nơi ở mới nhưng có ý
định ở từ 1 tháng trở lên hoặc cư trú ở nơi điều tra mới dưới 1 tháng nhưng trong
vòng 1 năm qua đã rời khỏi nơi thường trú đến ở một quận/huyện khác với thời gian
tích lũy từ 1 tháng trở lên để lao động kiếm tiền..
Tóm lại, di cư thường được xác định là sự dịch chuyển của cá nhân ra khỏi
vùng sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định. Hay nói cách khác, các nghiên
cứu khi xác định người di cư thường dựa vào thời gian và không gian di chuyển cũng
như mức độ sẵn có của dữ liệu. Khoảng thời gian di chuyển được các nghiên cứu sử
dụng tối thiếu 1 tháng. Các lý do di chuyển thường được xác định là để tìm kiếm việc
làm/học tập/lý do khác (kết hơn, tách hộ, đồn tụ gia đình …).

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố tác động đến di cư
Có rất nhiều yếu tố tác động đến di cư được các nghiên cứu trong và ngoài
nước nghiên cứu thực hiện. Các yếu tố này được chia làm hai nhóm bao gồm nhóm
yếu tố đẩy (pull factors) và nhóm yếu tố kéo (push fators). Nghiên cứu đầu tiên đặt
nền móng cho các lý thuyết về di cư được E.G. Ravenstein (1885) đề cập trong
cuốn “Laws of migration” khi sử dụng dữ liệu điều tra tại Anh và xứ Wales. Ông
cho rằng di cư được kết nối chặt chẽ với các yếu tố "đẩy - kéo" (push - pull). Yếu tố
đẩy gồm có tiền lương thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, thiếu các yếu tố chăm sóc sức
khỏe và yếu tố kéo bao gồm: tiền lương cao, thất nghiệp thấp khiến mọi người phải
rời bỏ nơi cư trú. Nói cách khác, nguyên nhân chính để di cư là cơ hội kinh tế bên
ngoài tốt hơn. Đây là lý thuyết nền tảng cho các lý thuyết sau này như: Lý thuyết
kinh tế tân cổ điển, Lý thuyết kinh tế mới của người di cư, Lý thuyết thị trư ờng
lao động kép, Lý thuyết lịch sử - cấu trúc và Lý thuyết hệ thống thế giới…... Theo
đó, các điều kiện và đặc điểm của nơi đi và nơi đến cũng được coi là những yếu tố
quan trọng tác động lực lượng 'đẩy' và 'kéo' đối với người di cư (trích trong Ian
Coxhead và cộng sự 2015).


14


Các nghiên cứu sau này kế thừa những nội dung của E.G. Ravenstein xác
định các nhân tố thúc đẩy di cư. Theo đó, nhân tố đẩy liên quan tới nơi đi (nơi xuất
cư) của người di cư. Các yếu tố đẩy của di cư bao gồm tiền lương thấp, tỷ lệ thất
nghiệp cao, thiếu các yếu tố chăm sóc sức khỏe tại nơi đi, yếu tố chính trị (xung đột
chính trị, sắc tộc, quốc gia), kinh tế, văn hóa (Lee, 1966), năng suất lao động thấp
và tình trạng dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp (Lee 1966, Lewis 1954).
Ngồi ra, do áp lực nợ nần của gia đình, hệ thống giáo dục và y tế nghèo nàn hay
nói cách khác điều kiện sống tại nơi đi kém phát triển cũng như mong muốn đồn tụ
gia đình cũng là một trong những nhân tố “đẩy” người dân di cư (Lê Bạch Dương
và Nguyễn Thanh Liêm 2011, Lưu Bích Ngọc và cộng sự 2017). Lưu Bích Ngọc và
cộng sự (2017) khi nghiên cứu về các nhân tố của di cư ở Việt Nam cho rằng, mong
muốn rời khỏi khu vực nông nghiệp và rời bỏ quê hương cùng với những thách thức
của điều kiện sống và sản xuất dưới tác động của thảm họa thiên nhiên cũng là một
lực đẩy của di cư. Theo Tổ chức di cư quốc tế (IMO 2020, trang 24) khi nghiên cứu
về di cư tại Việt Nam đã khẳng định rằng “Các cơ hội việc làm luôn là lý do hàng
đầu dẫn đến quyết định di cư kể cả di cư trong nước và di cư qua biên giới. Vì đa số
người di cư đều đến từ những địa phương có điều kiện kém phát triển, họ mong
muốn có thu nhập tốt hơn ở nơi đến…. Chênh lệch mức sống giữa khu vực nông
thôn và thành thị đã tạo nên lực đẩy cho dòng di cư từ nông thôn ra thành thị. Đối
với di cư trong nước, sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp cần một lượng lớn
người lao động, và trong q trình đơ thị hóa, một bộ phận lớn nơng dân mất đất
canh tác trở nên khơng có cơng ăn việc làm, cần di cư kiếm sống; đó là hai yếu tố
hàng đầu thúc đẩy người lao động di cư hiện nay”. Như vậy, cũng như các nước
đang phát triển khác, tại Việt Nam, động lực chủ yếu khiến người dân lựa chọn di
cư chính là vì việc làm với mưu cầu cải thiện thu nhập cho chính bản thân cũng như
gia đình của họ. Hay nói cách khác, lực đẩy chính của di cư chính là vì kinh tế.
Trong khi đó các nhân tố kéo thường liên quan tới nơi đến của người di cư bao
gồm sự chênh lệch mức lương kì vọng giữa khu vực nơng thơn và thành thị (Harris và
Todaro, 1970). Theo đó, người di cư cân nhắc tất cả các cơ hội việc làm ở nơng thơn,

thành thị sau đó mới chọn cơ hội di cư nào có thể tối ưu hóa các mức tiền cơng kỳ
vọng của họ. Thêm vào đó, nhân tố kéo liên quan đến cơ hội việc làm, chênh lệch
mức sống và điều kiện sống, lối sống đô thị (mong ước được trở thành công dân đô thị,
và thành phố hấp dẫn người di cư đặc biệt là người di cư trẻ tuổi) (Lee 1966, Lưu Bích


15

Ngọc và cộng sự 2017), q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa (Lewis 1954) hay sự dễ
dàng đăng ký hộ khẩu (Ngọc và cộng sự 2017). Mặt khác, lý thuyết về mạng lưới di cư
(Migrant Networks) của Taylor (1986) (trích từ de Haas 2009) chú trọng các nhân tố
hút ở các mạng lưới cá nhân của người di cư gồm những người có quan hệ dịng họ,
bạn bè và cùng chung nguồn gốc ở nơi đến. Các mạng lưới di cư này thu hút những
người di cư bằng nhiều cách khác nhau như: giảm chi phí, giảm rủi ro và tạo các
điều kiện, cơ hội cần thiết trong cuộc sống. Điều này cũng đã được Đặng Nguyên
Anh (1998) khẳng định trong một nghiên cứu của mình tại Việt Nam. Một trong
những lý thuyết về yếu tố kéo của di cư được Piore (1979) khởi xướng đó là Lý
thuyết thị trường lao động kép (Dual labor market) (trích tài liệu của Alonso, 1981).
Lý thuyết này cho rằng, hoạt động di cư chủ yếu do yếu tố "kéo" ở các nước phát
triển hơn là yếu tố “đẩy” từ các nước đang phát triển. Lý thuyết này không chỉ đúng
cho di cư quốc tế mà còn cho di cư nội địa. Lý thuyết này giả định rằng không phải
thị trường lao động nói chung hấp dẫn người di cư mà thị trường bị phân đơi trong
đó mỗi thị trường thu hút một loại hình người di cư. Thị trường lao động hạng hai
đặc trưng bởi các loại việc làm không ổn định, điều kiện lao động kém với thu nhập
thấp chủ yếu thu hút người di cư thiếu trình độ chun mơn kỹ thuật từ nơng thơn.
Trong khi đó, thị trường lao động hạng nhất đặc trưng bởi việc làm chất lượng cao,
thu nhập nhiều, cơ hội thăng tiến lớn ln có sức thu hút đối với người di cư có
trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao. Lao động nhập cư là cần thiết để
điền vào bậc thấp nhất của thị trường lao động bởi vì người lao động bản địa không
muốn làm những công việc trong thị trường hạng hai.

Ngoài những lý do liên quan đến yếu tố kéo và yếu tố đẩy của di cư, một số lý
thuyết nghiên cứu còn đề cập đến các lý do thuộc về đặc điểm cá nhân và gia đình
người di cư. Lý thuyết kinh tế mới về di cư lao động (NELM - New Economics of
Labor Migration) cho rằng quyết định di cư phụ thuộc vào đặc điểm của cả người di cư
và gia đình của họ (Stark và Bloom, 1985; Stark và Taylor, 1991 trích trong Ian
Coxhead và cộng sự 2015). Trong khi đó, Lý thuyết về các cơ hội can thiệp
(Intervening Opportunities) của Stouffer (1940), nhấn mạnh, di cư tỷ lệ thuận với các
cơ hội (như thu nhập, việc làm) ở nơi đến và tỷ lệ nghịch với các rào cản có thể xảy
ra trong q trình di cư ở nơi đi và nơi đến. Hay nói cách khác, lý thuyết này coi di cư
là hành vi lựa chọn của cá nhân nhằm tối đa hóa các cơ hội, các lợi ích và tránh hoặc
giảm thiểu các khó khăn, trở ngại có thể có của di cư.


16

Lý thuyết về hệ thống thế giới (World Systems theory) của Wallestein (1974)
cho rằng, thế giới là hệ thống bao gồm các quốc gia nghèo có chức năng cung cấp
lao động cho các hệ thống trung tâm với các quốc gia giàu có. Lý thuyết này gợi ý
cho việc phải chú ý đến tính hệ thống của di cư. Di cư không giản đơn là hành vi
của cá nhân, gia đình và mạng lưới của người di cư. Di cư còn là một bộ phận của
mối tương tác, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các hệ thống của thế giới, cụ
thể là các hệ thống kinh tế - xã hội ở cả nơi đến, nơi đi và toàn xã hội với tính cách
là một hệ thống xã hội thống nhất.
Tuy nhiên, Lee (1966), Hugh Waddington & Rachel Sabates-Wheeler
(2003), cũng chỉ ra yếu tố trung gian chính là các rào cản khiến người dân muốn
di cư nhưng không thể di cư bao gồm chi phí di chuyển (di cư không thực sự
dành cho người nghèo đặc biệt là người nghèo kinh niên và nghèo trầm trọng),
sự chia cắt về tình cảm người thân/bạn bè/láng giềng và “các yếu tố cá nhân”
như tuổi tác, giới tính, tình trạng hơn nhân, số con cái. Mỗi người đều có những
hồn cảnh sống và nhận thức khác nhau, dẫn đến thái độ khác nhau đối với

những quyết định chuyển cư. Khả năng chấp nhận di cư như một chiến lược sinh
kế bị ảnh hưởng bởi mức độ hòa nhập/loại trừ xã hội, được phản ánh trong việc
tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực. Điều này cũng góp phần giải thích tại sao
trong cùng một hoàn cảnh và điều kiện sống như nhau, có người di cư nhưng có
người lựa chọn ở lại.
Như vậy các lý thuyết về di cư tập trung lý giải lý do vì sao người dân di
cư (trong nước hoặc quốc tế) cũng như chỉ ra đặc điểm của người di cư. Cho dù
là nhân tố đẩy hay kéo thì kinh tế vẫn là lý do chính của di cư (tìm kiếm cơ hội
việc làm và cải thiện thu nhập). Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di
cư phụ thuộc vào đặc điểm của người di cư và gia đình họ cũng như đặc điểm tại
nơi sinh sống của người di cư. Những nhân tố này thuộc nhân tố đẩy và liên quan
đến nơi đi của người di cư. Trong khi những nhân tố chính tạo thành lực hút đối
với người di cư bao gồm sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị với nông
thôn, cơ hội việc làm, điều kiện sống cũng như sự hấp dẫn của lối sống đô thị đã
kéo một bộ phận không nhỏ người dân rời bỏ nông thôn tới các vùng khác. Thêm
vào đó, nhờ sự trợ giúp của mạng lưới di cư cũng như chi phí di cư ngày càng rẻ
làm cho người di cư dễ dàng di chuyển đến nơi khác hơn.

1.2. Tổng quan nghiên cứu về nghèo đói


×