Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

ngành dược TRƯỜNG đại học đại NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.13 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LIÊN TỤC NGÀNH DƯỢC

BÁO CÁO

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Sinh viên : VŨ THỊ KIM CHI
Lớp : LTCĐ Dược 10-04
Mã sinh viên : 1027201157
Giáo viên hướng dẫn : Ths. DS Lê Thị Minh Chính

Thanh Hóa, năm 2020

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LIÊN TỤC NGÀNH DƯỢC

BÁO CÁO

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Sinh viên : VŨ THỊ KIM CHI
Lớp : LTCĐ Dược 10-04
Mã sinh viên : 1027201157
Đơn vị thực tập: Nhà Thuốc Phúc Lâm
Địa chỉ: Số Nhà 905, Đường Trần Phú,
Phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Thanh Hóa, năm 2020

2


BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT:
GPP
CCHND
DSĐH
ADR
KSĐB
SOP
ĐKKDD
DSCĐ
DSTC
CTCP
TNHH
XNQC

Thực hành tốt nhà thuốc / thực hành tốt cơ sở bán lẻ
Chứng chỉ hành nghề dược
Dược sĩ đại học
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc

Kiểm sốt đặc biệt
Quy trình thao tác chuẩn
Đủ điều kiện kinh doanh dược
Dược sỹ cao đẳng
Dược sỹ trung cấp
Công ty cổ phần
Trách nhiệm hữu hạn
Xác nhận quảng cáo

3


MỤC LỤC
Trang
Thông tư số 52/2017/TT-BYTngày 29/12/2017của Bộ Y tế về việc Quy định về kê đơn thuốc và
việc kê đơn hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú...............................................................9

VIII.2.3. Danh mục một số thuốc không kê đơn sử dụng tại Nhà thuốc.......................34
* Nhóm giảm đau, hạ nhiệt.....................................................................................34

4


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong
suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của q thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Trung Tâm
Đào Tạo LT Ngành Dược Trường Đại Học Đại Nam đã cùng với tri thức và tâm

huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt
thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, nhà trường đã tổ chức
cho chúng em được thực tế tại Nhà Thuốc mà theo em là rất hữu ích đối với sinh
viên ngành dược chúng em.
Cô giáo Ths. LÊ THỊ MINH CHÍNH đã tận tâm hướng dẫn chúng em.
Nếu khơng có những lời hướng dẫn, dạy bảo của Cơ thì em nghĩ bài thu hoạch
này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm
ơn Cô.
Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tuần. Bước
đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về các hoạt động buôn bán của Nhà Thuốc kiến thức
của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, khơng tránh khỏi những thiếu
sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu
của q thầy cơ và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này
được hoàn thiện hơn.
Trong khoảng thời gian thực tập ở Nhà thuốc PHÚC LÂM, em thấy mình
là người thực sự may mắn vì có đươc ANH NGÀ (DS ĐH Phụ Trách Nhà
Thuốc) đã tận tình giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm bán thuốc trong Nhà thuốc.
Và cũng nhờ chị mà em có được những kiến thức cần thiết cho riêng mình.
Sau cùng, em xin kính chúc q thầy cô trong Trung Tâm Đào Tạo LT
Ngành Dược, Cô giáo Ths LÊ THỊ MINH CHÍNH thật dồi dào sức khỏe, để tiếp
tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai
sau. Và em cũng xin gửi lời cảm ơn tới anh Ngà (DS phụ trách nhà thuốc PHÚC
LÂM ) chúc chị sức khỏe thành đạt và Nhà Thuốc ngày càng được sự tin tưởng
của nhiều bệnh nhân hơn nữa.
Em xin trân thành cảm ơn!

5


A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong đời sống hiện nay ngành dược Việt Nam ln giữ một vai trị
quan trọng trong đời sống xã hội, được sự quan tâm của nhà nước và sự ủng hộ
từ cộng đồng vì vậy mà ngành dược ln cố gắng phát triển đi lên để ln
có một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội. chính vì vậy việc đào
tạo đội ngũ cán bộ trong ngành dược luôn được quan tâm, bản thân em ý
thức được ngành nghề mình theo học và tìm hiểu với mong muốn được học hỏi
tìm tịi khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn để thực hiện tốt chun mơn
nghiệp vụ học đi đơi với hành lí thuyết gắn liền với thực tế.
Mặc dù nhận thức về sử dụng thuốc của cộng động hiện nay đã được nâng
cao, xong thói quen mua thuốc tự điều trị vẫn cịn phổ biến. Vì vậy vai trị của các
cơ sở sở bán lẻ, của dược sĩ phụ trách là hết sức quan trọng. Thực tập chính là
khoảng thời gian quan trọng để sinh viên đối chiếu, vận dụng những kiến thức đã
học vào thực tế . Sau khi kết thúc đợt thực tập, sinh viên có thể đảm đương được
vai trị của một người dược sĩ Đại học. Đó là lý do vì sao em chọn Nhà Thuốc là
nơi thực tập tốt nghiệp với mong muốn áp dụng những kiến thức đã học trên ghế
nhà trường vào thực tiễn, đồng thời từ thực tế bổ sung, làm rõ và sâu thêm kiến
thức đã học, để sau khi ra trường em có đầy đủ kiến thức để hồn thành tốt hơn
trong cơng việc của mình.
Mục tiêu đạt được sau đợt thực tập tốt nghiệp này là:
- Tìm hiểu được mơ hình tổ chức, quản lý, hoạt động của Nhà Thuốc.
- Tìm hiểu được nội dung hoạt động của cơ sở Dược: Nhà Thuốc.
- Thực hành kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện được các chức
trách nhiệm vụ của Dược sĩ Đại học tại các vị trí được phân cơng.
Với mong muốn ấy. Trung tâm đào tạo liên tục ngành dược trường Đại học
Đại Nam đã tạo điều kiện cho em đi thực tế tại Nhà thuốc Phúc Lâm. Được sự giúp
đỡ tận tụy hết lòng của Nhà thuốc Phúc Lâm trong thời gian ấy em đã có thêm hiểu
biết hơn về nhiệm vụ ý thức đối với công việc của người dược sĩ trong tương lai để
thêm phần nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ quyền hạn của người dược sĩ đại học.
Qua đó giúp em nắm chắc các kiến thức cung ứng và sử dụng thuốc an
toàn hiệu quả. Sau thời gian thực tập em xin trình bày bản báo cáo thu hoạch tại

Nhà Thuốc Phúc Lâm như sau:

B. NỘI DUNG BÁO CÁO
I. HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA NHÀ THUỐC VÀ HÌNH ẢNH BIỂN

1


HIỆU CỦA NHÀ THUỐC
- Thực tập tại Nhà Thuốc Phúc Lâm
- Địa chỉ: Số Nhà 905, Đường Trần Phú, Phường Lam Sơn, TX. Bỉm Sơn,
Thanh hóa.
- Dược sĩ phụ trách: MAI VĂN NGÀ
- Số điện thoại: 0832 198 198
I.1. Hồ sơ pháp lý
I.1.1. Giấy đăng ký kinh doanh

2


I.1.2. Giấy chứng nhận hành nghề dược của dược sỹ phụ
trách chuyên môn

I.1.3. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ
thuốc (GPP)”

3


I.1.4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc


4


I.2. Hình ảnh biển hiệu của nhà thuốc

II. NHÂN SỰ , CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NHÀ
THUỐC GPP
II.1. Nhân sự
Nhân sự nhà thuốc gồm 2 người, trong đó:
II.1.1. Dược sĩ phụ trách:
- Dược sĩ Đại Học Mai Văn Ngà
- Ngày tháng năm sinh: 05/03/1960
- Địa chỉ: Số nhà 126, thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Trình độ chun mơn: Dược sỹ đại học.
- Tình trạng sức khỏe: Tốt
- Chứng nhận số: 2362/TH-CCHND, cấp ngày 18/01/2016, do Sở y tế
Thanh hóa cấp.
II.1.2. Người giúp việc:
- Họ và tên: Mai Thị Hương
- Ngày, tháng, năm sinh: 1979
- Địa chỉ: Xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Trình độ chun mơn: Dược sỹ trung học
- Tình trạng sức khỏe: Tốt
- Giấy chứng nhận hành nghề: Số 682/TH- CCHND, cấp ngày
14/11/2013, do Sở y tế Thanh Hóa cấp.
II.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
II.2.1. Địa điểm diện tích:
- Nhà thuốc có diện tích đạt tiêu chuẩn GPP (20 m2 ) được bố trí thành
5



hai khu vực chính là kho lưu trữ và khu vực trưng bày bán thuốc.
II.2.2. Trang thiết bị:
- Thiết bị bảo quản thuốc: tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ
sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ.
- Nhiệt độ ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc ( Định
kỳ kiểm tra)
- Hệ thống chiếu sáng, quạt thơng gió, thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với
yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc (bảo quản ở nhiệt độ phịng duy trì ở nhiệt
độ dưới 30 0C, độ ẩm khơng vượt q 75% ) có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ
phù hợp với điều kiện bảo quản thuốc….
II.2.3. Sơ đồ nhà thuốc
SƠ ĐỒ NHÀ THUỐC
Bồn rửa tay

Cửa ra vào

Thuốc kê đơn

Bàn tư vấn

Khu vực ra
lẻ thuốc

Giảm đau hạ
sốt

Thực phẩm
chức năng


Tim mạch

Dụng cụ y tế

Siro viên
II.2.4.
Hình ảnh trong nhà thuốc:
ngậm

Thuốc kiểm
sốt đặc biệt

Nhỏ mắt

Dạ dày đường
tiêu hóa

Tiền đình

6

Vitamin

Tủ lạnh


7



III. TÊN CÁC VĂN BẢN TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN, VĂN BẢN, SỔ
SÁCH, QUY TRÌNH THAO TÁC CHUẨN HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI
NHÀ THUỐC
III.1. Các tài liệu chuyên môn, văn bản pháp luật có tại nhà thuốc
- Nhà thuốc có các tài liệu:
+ Thuốc biệt dược và cách sử dụng.
- Sổ sách gồm có tại nhà thuốc:
+ Sổ kiểm kê và kiểm sốt chất lượng thuốc, theo dõi số lơ, hạn dùng của thuốc.
+ Sổ bán hàng hàng ngày.
+ Sổ dự trù thuốc.
+ Sổ theo dõi bệnh nhân ghi các thông tin các bệnh nhân mua thuốc theo đơn.
+ Sổ theo dõi tác động phụ ADR của thuốc.
+ Sổ theo dõi khiếu nại của bệnh nhân.
+ Sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của nhà thuốc.
+ Sổ theo dõi thuốc bị đình chỉ lưu hành.
Hồ sơ sổ sách lưu giữ ít nhất 01 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.
- Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016.
- Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật dược.
- Thông tư số 01/2018/TT-BYT ngày 18/02/2018 Quy định phải ghi nhãn
thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Thông tư 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 Quy định về Thực hành tốt
cơ sở bán lẻ thuốc.
- Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng
Bộ Y tế Quy định về chất lượng thuốc và nguyên liệu làm thuốc.
- Thông tư 06/2017/TT-BYTngày 3 tháng 5 năm 2017 của Bộ Y tế về ban
hành Danh mục thuốc độc nguyên liệu độc làm thuốc;
- Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12
năm 2017 quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong


8


điều trị ngoại trú.
- Thông tư số 07/2017/TT-BYT ngày 03/05/2017 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế
về việc Ban hành danh mục thuốc không kê đơn.
- Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10/05/2017 quy định chi tiết một số
điều Luật dược và nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2017 của
Chính Phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm sốt đặc biệt.
- Thơng tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng
Bộ Y tế quy định về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc - GSP.
- Thông tư số 52/2017/TT-BYTngày 29/12/2017của Bộ Y tế về việc Quy định
về kê đơn thuốc và việc kê đơn hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.
III.2. Các quy trình thao tác chuẩn tại nhà thuốc đã xây dựng được
và đang áp dụng
STT

TÊN S.O.P

Mã số

1

Qui trình mua thuốc và kiểm sốt chất lượng thuốc

SOP 01. GPP

2


Qui trình bán và tư vấn bán theo đơn

SOP 02. GPP

3

Qui trình bán và tư vấn thuốc khơng kê đơn

SOP 03. GPP

4

Qui trình kiểm kê và kiểm sốt chất lượng thuốc

SOP 04. GPP

5

Qui trình giải quyết đối vơi thuốc bị khiếu nại thu
hồi

SOP 05. GPP

6

Qui trình bảo quản – sắp xếp hàng hóa

SOP 06. GPP

7


Qui trình đào tạo nhân viên

SOP 07. GPP

8

Qui trình vệ sinh nhà thuốc

SOP 08. GPP

9

Qui trình ghi chép nhiệt độ, độ ẩm

SOP 09. GPP

* Lưu ý:
* Bán thuốc theo đơn
- Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp của người bán
lẻ có trình độ chun mơn phù hợp và tn thủ theo các quy định, quy chế hiện
hành của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn.
- Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn

9


thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng hoặc có sai
phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, người
bán lẻ phải thông báo lại cho người kê đơn biết.

- Người bán lẻ giải thích giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối
bán thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có
sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê khơng nhằm mục đích chữa bệnh.
- Người bán lẻ là người Dược sĩ đại học có quyền thay thế thuốc bằng mơt
thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý
của người mua.
- Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở
thực hiện đúng đơn thuốc.
- Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lưu đơn
thuốc bản chính lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
* Bán thuốc không theo đơn
- Trường hợp khách hàng hỏi mua một loại thuốc cụ thể chúng ta cần tt́m
hiểu các thông tin về việc sử dụng thuốc của khách hàng:
+ Thuốc được dùng để chữa bệnh / triệu chứng gì ?
+ Đối tượng dùng thuốc? (Giới tính, tuổi, tình trạng sức khỏe, có đang
mắc các bệnh mãn tính nào khơng? Hiệu quả?Tác dụng không mong muốn ?...)
+ Đã dung thuốc này lần nào chưa? Hiệu Quả?
- Nếu việc sử dụng thuốc của bệnh nhân chưa đúng hoặc chưa phù hợp:
+ Giải thích tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuyển sang loại thuốc khác
đúng và phù hợp hơn.
+ Trao đổi, đưa ra lời khuyên về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng phù hợp với
từng đối tượng, từng chứng bệnh cụ thể.
+ Cung cấp các thông tin cụ thể về thuốc (Nhà sản xuất, dạng bào chế, giá
bán với khách hàng để khách hàng lưa chọn.)

10


III.3. Sổ sách tại nhà thuốc


IV. CÁC HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC
IV.1. Nguồn thuốc
IV.1.1. Một số nhà cung cấp thuốc cho nhà thuốc
Nguồn gốc
- Qua kinh nghiệm của Nhà thuốc nhiều năm hành nghề . Nhà thuốc đã
lựa chọn các nhà cung cấp hợp pháp có uy tín đảm bảo chất lượng thuốc trong
quá trình kinh doanh.
- Cụ thể nhà thuốc thường nhập của các công ty dược phẩm như: Công ty
dược Hậu Giang, Zuellig Pharma, traphaco, CTCP Nhất Nhất, CTCP Á Âu,…
IV.1.2. Dự trù thuốc
- Nguồn gốc dựa vào doanh số bán hàng và lượng thuốc còn tồn của mỗi
loại mà lập dự trù thuốc. Dự trù không theo định kỳ hàng tháng mà theo nhu cầu
thực tế, lên dự trù và liên hệ với nhà cung cấp để nhập thuốc.
- Dựa trên dự trù thuốc, các nhà cung cấp đã được nhà thuốc liên hệ sẽ cử
nhân viên giao thuốc tới tận nhà thuốc theo đúng số lượng đã yêu cầu.

11


- Khi nhập thuốc, nhân viên bán hàng kiểm tra tên thuốc, số lượng, hàm lượng,
nồng độ, số lô, hạn sử dụng, quy cách đóng gói giữa phiếu xuất và thực tế, kiểm tra
chất lượng bằng cảm quan (nhất là với các thuốc dễ có biến đổi chất lượng).
- Chỉ mua các loại thuốc được cấp phép lưu hành. Thuốc mua cịn ngun
vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế
hiện hành. Có đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ của thuốc mua về.
IV.1.3. Lựa chọn nhà phân phối
1. Không mâu thuẫn quyền lợi: Lý tưởng nhất là tuyển chọn được nhà
phân phối độc quyền, chỉ tập trung kinh doanh sản phẩm cho riêng một nhà sản
xuất. Nếu không thiết lập được nhà phân phối độc quyền, có thể chấp nhận để
nhà phân phối kinh doanh những sản phẩm khác, miễn không phải là của đối thủ

cạnh tranh trực tiếp.
2. Khả năng về tài chính: Nhà phân phối phải có khả năng tài chính đủ để
đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho hang hố, cơng nợ trên thị trường và các trang
thiết bị phục vụ cho việc phân phối như kho bãi, phương tiện vận tải, máy móc
quản lý…
3. Kinh nghiệm phân phối: Tốt nhất là nhà phân phối đã có kinh nghiệm
kinh doanh hoặc phân phối hang hố trong cùng lĩnh vực với công ty muốn
tuyển chọn. Kiến thức và các mối quan hệ với hệ thống phân phối hang, với hệ
thống quản lý của địa phương là thế mạnh của nhà phân phối mà nhà sản xuất
phải dựa vào.
4. Bộ phận phân phối độc lập: Khi nhà sản xuất hỗ trợ lương và tiền
thưởng cho nhân viên bán hang, bắt buộc nhà phân phối phải có bộ phận bán
hang riêng biệt, chỉ phục vụ cho lợi ích của nhà sản xuất. Việc quản lý và sử
dụng kho bãi có thể chung với các mặt hang của các cơng ty khác, nhưng công
việc phân phối phải riêng biệt. Bộ phận phân phối này phải được theo dõi bằng
hệ thống quản lý và báo cáo riêng.
5. Khả năng hậu cần: Nhà phân phối phải thiết lập được hệ thống giao
nhận từ các kho của mình đến tất cả những cừa hang trong khu vực được chỉ
định. Hàng hoá phải được giao theo đúng thời hạn quy định. Một số nhà sản xuất
cịn có thể u cầu nhà phân phối phải có khả năng chun chở hang hố từ kho
của nhà sản xuất.
6. Kho chứa hàng: Nhà phân phối phải có đủ chỗ để chứa hang, bảo đảm
12


không để hụt hang trong bất kỳ trường hợp nào. Độ lớn của kho hang phụ thuộc
vào tốc độ luôn chuyển của hang hoá, tần suất đặt hang của nhà phân phối với
công ty sản xuất và thời gian giao hang.
7. Khả năng quả lý: Nhà phân phối phải điều hành, quản lý được các bộ
phận hỗ trợ cho phân phối như: kế toán, hậu cần, tin học… một cách nhịp nhàng

và đồng bộ. Nhà phân phối cũng cần phải có hệ thống thơng tin và tin học quản
lý đủ mạnh để đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất về phương thức đặt hàng,
các loại số liệu báo cáo bán hang và tồn kho.
8. Tư cách pháp nhân: Nhà phân phối phải là một pháp nhân theo luật
pháp Viêt Nam, có chức năng phân phối hang hố. Đối với các mặt hang kinh
doanh đặc biệt, có quy định riêng của nhà nước, nhà phân phối còn phải đáp ứng
đủ các yêu cầu hoặc quy định này.
9. Sự nhiệt tình, tinh thần hợp tác trong việc triển khai mọi chính sách
phân phối của nhà sản xuất cũng là một tiêu chí chon lưa quan trọng mà các nhà
sản xuất đều quan tâm trong quá trình xây dựng hệ thống phân phối.
IV.1.4. Lập đơn hàng và mua hàng
Gom hàng hóa lại và đặt một lần để tối ưu hóa và tiết kiệm thời gian. Việc
lập đơn hàng gọi sẽ chính thức chốt mặt hàng và số lượng hàng sẽ đặt hàng từ
nhà cung cấp. Thực tế, danh mục hàng cần đặt sẽ được thành 2 loại là hàng được
đặt ở chợ sỉ và hàng được nhập từ các nhà phân phối (không phải quầy ở chợ sỉ).
Đây là bước quan trọng nhất trong cả quá trình nhập hàng.
Mặt hàng lấy ở chợ sỉ: hàng hóa ở chợ sỉ rất phong phú chiếm tới 80% số
lượng mặt hàng trên thị trường. Tuy nhiên, khơng phải mặt hàng nào bạn cần đều
có ở chợ. Đặc điểm hàng ở chợ sỉ thường là phải rẻ, bán với số lượng nào cũng
được và không có ưu đãi gì.
Mặt hàng lấy ở nhà cung cấp: khi bạn đặt hàng, bạn phải tuân theo một số
yêu cầu của nhà phân phối để nhận được ưu đãi như thời gian hưởng ưu đãi, giá
trị tối thiểu của đơn hàng.
IV.2. Kiểm tra chất lượng
IV.2.1. Kiểm nhập thuốc

13


IV.2.2. Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan

- Kiểm tra tính hợp pháp, nguồn gốc xuất xứ, bao bì thuốc.
- Kiểm tra hóa đơn, chứng từ đầy đủ hợp pháp, số lượng thực tế với hóa đơn.
- Kiểm tra đối với thuốc nhập khẩu xem có số đăng ký hoặc số giấy phép
nhập khẩu hay không.
- Kiểm tra số lô sản xuất, hạn dùng.
* Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan:
- Đối với thuốc viên nén: kiểm tra màu sắc, kiểm tra độ ẩm của viên trong lọ
hay vì bằng cách lắc nhẹ và ghe tiếng kêu, kiểm tra toàn bộ vỉ thuốc bằng mắt thường.
- Đối với viên bao: bề mặt nhẵn không nứt, không bong mặt, bảo quản trong
lọ hoặc vỉ kín, lắc khơng dính. Đối với viên bao đường không được chảy nước.
- Đối với viên nang mềm: kiểm tra tính tồn vẹn của viên, của vỉ, (vỉ
khơng bị hở, bị rách, khơng có bột thuốc trong khoảng trống chứa viên).
- Đối với viên đạn, thuốc trứng: khơng chảy nước, bao bì trực tiếp ngun vẹn.
- Đối với siro thuốc: thuốc phải trong, không biến chất trong q trình bảo
quản, khơng lắng cặn, lên men, khơng có đường kết tinh lại.
- Đối với thuốc mỡ: tuýp mỡ đồng đều, bao bì nguyên vẹn.
- Đối với thuốc cốm: kiểm tra độ ẩm bằng cách lắc nhẹ và nghe tiếng kêu.
- Đối với thuốc tiêm: kiểm tra thuốc bột pha tiêm xem có bị vón cục

14


không, lắc nhẹ quan sát: nếu hàng không đạt yêu cầu phải để ở “khu vực chờ xử
lý”. Liên hệ với nhà cung ứng để trả hoặc đổi hàng.
- Đối với miếng dán hạ sốt hoặc băng dính: phải đồng nhất
IV.2.3. Thủ tục nhập hàng

IV.3. Ghi chép, sổ sách, chứng từ
- Sau khi kiểm nhập và kiểm tra chất lượng thuốc, nhân viên Nhà thuốc
ghi vào “Sổ nhập và kiểm sốt chất lượng thuốc” đầy đủ các thơng tin về thuốc

vào các cột, các mục có trong sổ.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC
V.1. Tiếp đón, giao tiếp
- Nhân viên Nhà thuốc chào hỏi khách hàng lịch sự, thân thiện.
- Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc
mà người mua yêu cầu: Nhân viên Nhà Thuốc hỏi khách hàng rất chi tiết, cặn kẽ.
- Người bán lẻ cung cấp thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra
về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc: Nhân viên
nhà thuốc kiểm tra và trao thuốc cho khách hàng kiểm tra kỹ rồi mới thanh toán.
15


V.2. Tư vấn
- Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều
trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng. Nhân viên Nhà thuốc có trình độ chun
mơn và kinh nghiệm hành nghề lâu năm, có thể đáp ứng được những yêu cầu này.
- Nhân viên Nhà thuốc xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của
người có chun mơn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua
thông tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.
- Dược sĩ phụ trách chun mơn Mai Văn Ngà có mặt ở Nhà thuốc trong
toàn bộ thời gian hoạt động để hướng dẫn nhân viên Nhà thuốc bán thuốc và tư
vấn cho người bệnh.
- Đối với người bệnh địi hỏi phải có chẩn đốn của thầy thuốc mới có thể
dùng thuốc, nhân viên nhà thuốc tư vấn để người bệnh tới khám thầy thuốc
chuyên khoa thích hợp hoặc bác sĩ điều trị. Với bệnh cần sử dụng kháng sinh,
nhân viên nhà thuốc tư vấn đi khám để lấy đơn thuốc.
- Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên nhà
thuốc giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh.
- Đối với người bệnh có hồn cảnh khó khăn, nhân viên nhà thuốc đều lấy
thuốc hàng nội hoặc Ấn Độ để giảm chi phí cho người bệnh.

- Khơng tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán
thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, không khuyến khích người
16


mua coi thuốc là hàng hóa thơng thường và khơng khuyến khích người mua mua
thuốc nhiều hơn cần thiết.
V.3. Hướng dẫn dùng thuốc
- Dù có đơn thuốc hay khơng có đơn thuốc thì nhân viên nhà thuốc Thanh
Bình đều hướng dẫn sử dụng thuốc bằng lời nói và viết lại đầy đủ thơng tin gắn
lên bao bì đựng thuốc. Sau đó hỏi lại người bệnh xem họ hiểu chưa.
- Nhân viên lưu đơn hoặc ghi chép lại lịch sử bán hàng. Đồng thời trao đổi
số điện thoại với người mua thuốc phòng trường hợp cần giúp đỡ.

V.4. Bán thuốc kê đơn
- Thuốc kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc,
nếu sử dụng khơng theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới
tính mạng, sức khỏe.
- Thuốc kê đơn chỉ được bán khi có đơn thuốc hợp lệ.
- Khi bán các thuốc theo đơn có sự tham gia trực tiếp của DS Mai Văn
Ngà có trình độ chun môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế
hiện hành của Bộ Y Tế và bán thuốc theo đơn.
- Nhân viên Nhà Thuốc kiểm tra tính hợp lệ của đơn thuốc, bán theo đúng
đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ,
hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng
đến sức khỏe người bệnh thì thơng báo lại cho người kê đơn biết.
- Nhân viên bán hàng giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán

17



thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai
sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê khơng nhằm mục đích chữa bệnh.
- Nhân viên Nhà thuốc là dược sĩ Đại học có quyền thay thế thuốc bằng
một thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng
ý của người mua.
- Nhân viên hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người
mua thực hiện đúng đơn thuốc.
- Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc vào sổ, lưu đơn
thuốc bản chính.
V.5. Bán thuốc khơng kê đơn
- Thuốc không kê đơn (OTC) là thuốc được bán trực tiếp cho người tiêu
dùng mà khơng có đơn thuốc của chuyên gia chăm sóc sức khỏe, trái ngược với
thuốc theo toa, chỉ có thể được bán cho người tiêu dùng có đơn thuốc hợp lệ.
- Thuốc khơng kê đơn thực hiện theo quy định tại Thông tư 07/2017/TTBYT ngày 03/05/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục thuốc
không kê đơn.
- Dù bán thuốc không cần kê đơn nhưng nhân viên nhà thuốc vẫn hỏi
người bệnh cụ thể về bệnh và thuốc để bán thuốc hợp lý và an tồn. Kèm theo đó
là hướng dẫn sử dụng thuốc cẩn thận và ghi chép lại thuốc đã bán.
- Với một số trường hợp như người cao tuổi, người có nhu cầu mua lẻ thì
nhân viên nhà thuốc Thanh Bình sẽ chia liều ngay tại thời điểm bán thuốc cho
khách (Có ghi cẩn thận cách dùng, liều dùng, hạn sử dụng của thuốc).
V.6. Niêm yết giá
- Nhà thuốc dán giá lên từng sản phẩm – bao bì chứa đựng thuốc, bao bì
ngồi của thuốc để cho người tiêu dùng lựa chọn và không được bán cao hơn giá
niêm yết (không thực hiện treo bảng giá do số lượng thuốc khá nhiều, giá thay
đổi tùy theo nhà cung cấp).
* Hình ảnh niêm yết giá tại nhà thuốc:

18



19


VI. BẢO QUẢN THUỐC
VI.1. Sắp xếp và bảo quản.
- Nguyên tác bảo quản, sắp xếp thuốc.
Yêu cầu của nhà sản xuất, ghi trên bao bì của sản phẩm.
Sắp xếp theo nguyên tắc FFO (thuốc nhập trước cấp phát trước) và FEFO
(Thuốc sản xuất trước cấp phát trước).

20


×