Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Khảo sát mức độ hiểu và tiêm ngừa vaccin viêm gan b của sinh viên năm thứ năm khoa dược trường đại học nguyễn tất thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
--------------------------------

HUỲNH TÚ MẪN

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VÀ TIÊM
NGỪA VACCIN VIÊM GAN B CỦA
SINH VIÊN NĂM THỨ NĂM KHOA DƯỢC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

TP.HCM – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
----------------------------------

HUỲNH TÚ MẪN

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VÀ TIÊM NGỪA VACCIN VIÊM GAN B
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NĂM KHOA DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH

Chuyên ngành: Quản lý và cung ứng thuốc

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

Hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Xuân Liễu



TP.HCM – NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ từ phía nhà trường, thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám Hiệu trường đại học
Nguyễn Tất Thành cùng toàn thể Quý Thầy Cô trong khoa Dược đã tạo điều kiện
thuận lợi nhất để em có cơ hội được học tập, rèn luyện bản thân trong suốt năm năm
học vừa qua. Quý Thầy Cô không chỉ dạy bảo cho em về kiến thức mà còn dạy cho
em biết được những kỹ năng của một người dược sĩ tương lai cần có.
Tiếp theo, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong bộ
môn Quản Lý Dược đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, hỗ trợ, giúp đỡ và góp ý để em có
thể hồn thành bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô ThS. Nguyễn Thị
Xuân Liễu – Người đã luôn quan tâm, động viên và dành nhiều thời gian, cơng sức
để hướng dẫn, góp ý và nhận xét cho bài báo cáo khóa luận của em được hoàn thiện
hơn.
Em cũng gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên khóa 14DDS đã bỏ thời gian
giúp em hoàn thành phiếu khảo sát cho đề tài khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến với những người thân trong gia đình đã ln
động viên để em có thể vượt qua những thử thách và hồn thành tốt các môn học
trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, khơng biết nói gì hơn, em xin phép được gửi lời chúc sức khỏe và
cơng tác tốt đến tồn thể gia đình, q thầy cơ trong khoa Dược cùng với Ban Giám
Hiệu trường đại học Nguyễn Tất Thành.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng


Sinh viên thực hiện

HUỲNH TÚ MẪN

năm


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

SINH VIÊN

SV. HUỲNH TÚ MẪN


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ...................................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vi
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Tổng quan về bệnh viêm gan siêu vi B ...........................................................3
1.1.1.


Định nghĩa ...............................................................................................3

1.1.2.

Cấu trúc và hình thái ...............................................................................3

1.1.3.

Phân loại ..................................................................................................5

1.1.4.

Nguyên nhân gây bệnh.............................................................................7

1.1.5.

Các loại kháng nguyên - kháng thể của virus viêm gan B .....................7

1.1.6.

Tiến trình tự nhiên của nhiễm virus viêm gan B ......................................9

1.1.7.

Con đường lây truyền ............................................................................11

1.1.8.

Yếu tố nguy cơ của viêm gan B ..............................................................11


1.1.9.

Hậu quả khi nhiễm viêm gan B ..............................................................14

1.2. Tổng quan về vaccin ngăn ngừa viêm gan B ...............................................14
1.2.1.

Định nghĩa .............................................................................................15

1.2.2.

Nguồn gốc ..............................................................................................15

1.2.3.

Cách bào chế vaccin ngừa viêm gan B theo công nghệ tái tổ hợp DNA...
...............................................................................................................16

1.2.4.

Cơ chế hoạt động của vaccin .................................................................17

1.2.5.

Mức độ an toàn của vaccin ....................................................................17

1.2.6.

Cách thức tiêm và liều lượng .................................................................17


1.2.7.

Lợi ích của việc tiêm vaccin ngừa viêm gan B ......................................18

i


1.3. Mức độ hiểu biết và tiêm ngừa vaccin viêm gan B của sinh viên thuộc khối
ngành sức khỏe.........................................................................................................21
1.3.1.

Trên thế giới ...........................................................................................21

1.3.2.

Tại Việt Nam ..........................................................................................23

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................25
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................25
2.2.1.

Nghiên cứu định tính..............................................................................25

2.2.2.

Nghiên cứu định lượng ..........................................................................26

2.2.3.


Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................28

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................32
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ....................................................................32
3.2. Đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên về bệnh viêm gan B ...................32
3.2.1.

Đánh giá mức độ quan tâm của sinh viên đối với bệnh viêm gan B .....32

3.2.2.

Đánh giá mức độ hiểu biết kiến thức cơ bản về bệnh viêm gan B ........35

3.2.3.

Đánh giá kiến thức chuyên môn về viêm gan B của sinh viên...............39

3.3. Đánh giá mức độ hiểu biết và tham gia tiêm ngừa viêm gan B .................50
3.3.1.

Đánh giá mức độ hiểu biết về vaccin ngừa viêm gan B ........................50

3.3.2.

Đánh giá mức độ tham gia tiêm ngừa viêm gan B ................................57

3.4. Kiểm định giá trị thang đo bằng mơ hình EFA ..........................................61
3.4.1.

Các biến độc lập ....................................................................................61


3.4.2.

Biến phụ thuộc .......................................................................................63

3.5. Tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính giữa các biến định lượng .....64
3.6. Mơ hình nghiên cứu sau khi đã được hiệu chỉnh ........................................65
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................67
4.1. Kết luận ...........................................................................................................67
4.2. Kiến nghị .........................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... PL1
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... PL2
ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ALT

Alanine Aminotransferase

Emzym được chứa chủ yếu ở gan


Anti – HBc

Hepatitis B core Antibody

Kháng thể kháng kháng nguyên
lõi của viêm gan B

Anti – HBe

Hepatitis B e Antibody

Kháng thể kháng kháng nguyên e
của viêm gan B

Anti – HBs

Hepatitis B surface Antibody Kháng thể kháng kháng nguyên
bề mặt của viêm gan B
Covalently closed circular

DNA sợi kép khép kín đồng hóa

DNA

trị

CHB

Chronic Hepatitis B


Viêm gan B mạn tính

DNA

Deoxyribonucleic Acid

Acid Deoxyribonucleic

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phương pháp phân tích nhân tố

ccc DNA

khám phá
GAVI

HBcAg

The Global Alliance for

Tổ chức Liên minh toàn cầu về

Vaccines and Immunisation

Vaccin và Tiêm chủng

Hepatitis B core Antigen


Kháng nguyên lõi của virus viêm
gan B

HBeAg

Hepatitis B e Antigen

Kháng nguyên e của virus viêm
gan B

HBsAg

Hepatitis B surface Antigen

Kháng nguyên bề mặt của siêu vi
B

HBV

Hepatitis B virus

Virus viêm gan B

HCC

Hepatitis carcinoma cancer

Ung thư biểu mô tế bào gan


HIV

Human Immunodeficiency

Hội chứng suy giảm miễn dịch

Virus infection

mắc phải ở người

iii


IM

Intramuscular Injection

Tiêm bắp

KMO

Kaiser – Meyer - Olkin

Hệ số KMO

MEAN

MEAN

Trung bình thang đo


NE

Non – Sampling Error

Sai số không do chọn mẫu

PCA

Principle Component

Phép trích nhân tố PCA

Analysis
SE

Sampling Error

Sai số do chọn mẫu

SPSS

Statistical Package for the

Phần mềm thống kê phân tích dữ

Social Sciences

liệu


VIF

Variance Inflation Factor

Hệ số phóng đại phương sai

VNVC

Vietnam Vaccine Company

Cơng ty cổ phần vaccin Việt Nam

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế Giới

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Virus viêm gan B quan sát dưới kính hiển vi điện tử ......................................3
Hình 1.2. Cấu trúc Virion hồn chỉnh của virus viêm gan B ..........................................4
Hình 1.3. Phân bố khu vực địa lý các kiểu gen của virus HBV ......................................5
Hình 1.4. Sơ đồ các giai đoạn của viêm gan B mạn tính ................................................9
Hình 1.5. Vaccin viêm gan B liều dùng cho người lớn .................................................15
Hình 1.6. Quy trình sản xuất vaccin HBV.....................................................................16
Hình 2.1. Sơ đồ mơ hình nghiên cứu của đề tài khảo sát…...........................................29
Hình 3.1. Tỷ lệ (%) giới tính sinh viên tham gia khảo sát…..........................................32

Hình 3.2. Tỷ lệ (%) sinh viên quan tâm đến bệnh viêm gan B .....................................34
Hình 3.3. Tỷ lệ (%) sinh viên hiểu biết về kiến thức tổng quan bệnh viêm gan B .......38
Hình 3.4. Tỷ lệ (%) sinh viên hiểu biết về tác nhân gây bệnh viêm gan B ...................41
Hình 3.5. Tỷ lệ (%) sinh viên hiểu biết về con đường lây truyền bệnh viêm gan B .....44
Hình 3.6. Tỷ lệ (%) sinh viên hiểu biết về biến chứng bệnh viêm gan B .....................46
Hình 3.7. Tỷ lệ (%) sinh viên hiểu biết về cách phịng ngừa bệnh HBV ......................49
Hình 3.8. Tỷ lệ (%) các nguồn thông tin về vaccin ngừa viêm gan B ..........................50
Hình 3.9. Tỷ lệ (%) sinh viên hiểu biết về vaccin ngừa viêm gan B.............................52
Hình 3.10. Tỷ lệ (%) hiểu biết về số liều tiêm ngừa viêm gan B ..................................53
Hình 3.11. Tỷ lệ (%) mức độ hiểu biết về độ tuổi tiêm ngừa vaccin viêm gan B .........54
Hình 3.12. Lựa chọn nơi tiêm ngừa vaccin viêm gan B của sinh viên .........................55
Hình 3.13. Tỷ lệ (%) mức độ hiểu biết về giá vaccin ngừa viêm gan B .......................57
Hình 3.14. Tỷ lệ (%) sinh viên đã tiêm vaccin ngừa viêm gan B .................................58
Hình 3.15. Tỷ lệ (%) lý do sinh viên tiêm ngừa vaccin viêm gan B .............................59
Hình 3.16. Tỷ lệ (%) lý do sinh viên chưa tiêm ngừa vaccin viêm gan B ....................60
Hình 3.17. Sơ đồ mơ hình nghiên cứu sau khi được hiệu chỉnh ...................................66

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân bố khu vực địa lý của virus HBV ...........................................................6
Bảng 2.1. Đặc điểm của phương pháp chọn mẫu theo xác suất….................................26
Bảng 3.1. Giới tính đối tượng nghiên cứu .....................................................................32
Bảng 3.2. Hệ số tương quan biến tổng và độ tin cậy của thang đo về mức độ quan tâm
của bản thân ...................................................................................................................33
Bảng 3.3. Tỷ lệ (%) sinh viên quan tâm của bản thân sinh viên đến bệnh viêm gan B 33
Bảng 3.4. Tỷ lệ (%) mức độ hiểu biết về bệnh viêm gan B ở sinh viên nam và nữ ......35
Bảng 3.5. Hệ số tương quan biến tổng về kiến thức cơ bản viêm gan B ......................36
Bảng 3.6. Mức độ hiểu biết của sinh viên về kiến thức cơ bản bệnh viêm gan B ........37

Bảng 3.7. Hệ số tương quan biến tổng và độ tin cậy của thang đo về tác nhân gây bệnh
viêm gan B .....................................................................................................................40
Bảng 3.8. Mức độ hiểu biết về tác nhân gây ra viêm gan B..........................................40
Bảng 3.9. Hệ số tương quan biến tổng và độ tin cậy thang đo về con đường lây truyền
viêm gan B .....................................................................................................................42
Bảng 3.10. Mức độ hiểu biết về con đường lây truyền viêm gan B ..............................43
Bảng 3.11. Hệ số tương quan biến tổng và độ tin cậy của thang đo về biến chứng viêm
gan B ..............................................................................................................................45
Bảng 3.12. Mức độ hiểu biết về biến chứng viêm gan B ..............................................46
Bảng 3.13. Hệ số tương quan biến tổng và độ tin cậy thang đo về phòng ngừa viêm gan
B.....................................................................................................................................47
Bảng 3.14. Mức độ hiểu biết về cách phòng ngừa viêm gan B.....................................48
Bảng 3.15. Hệ số tương quan biến tổng và độ tin cậy thang đo về kiến thức vaccin ngừa
viêm gan B .....................................................................................................................51
Bảng 3.16. Mức độ hiểu biết về vaccin ngừa viêm gan B.............................................51
Bảng 3.17. Mức độ hiểu biết về số liều tiêm căn bản để hồn thành một lịch trình tiêm
vaccin ngừa viêm gan B ................................................................................................53
Bảng 3.18. Độ tuổi lý tưởng để tiêm ngừa vaccin viêm gan B .....................................54
Bảng 3.19. Mức độ hiểu biết về nơi tiêm ngừa vaccin viêm gan B ..............................55
Bảng 3.20. Mức độ hiểu biết về giá một liều tiêm vaccin ngừa viêm gan B ................56
vi


Bảng 3.21. Số lượng sinh viên đã tiêm và chưa tiêm ngừa ...........................................57
Bảng 3.22. Nguyên nhân sinh viên tham gia tiêm ngừa viêm gan B ............................58
Bảng 3.23. Nguyên nhân sinh viên chưa tiêm ngừa viêm gan B ..................................59
Bảng 3.24. Kiểm định KMO và Bartlett’s của các biến độc lập ...................................61
Bảng 3.25. Ma trận xoay nhân tố ..................................................................................61
Bảng 3.26. Kiểm định KMO và Bartlett’s của biến phụ thuộc .....................................63
Bảng 3.27. Ma trận xoay nhân tố phụ thuộc .................................................................63

Bảng 3.28. Giá trị R2 và hệ số Durbin - Watson ...........................................................64
Bảng 3.29. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .............................................................65

vii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC – NĂM HỌC 2018 – 2019
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT VÀ TIÊM NGỪA VACCIN VIÊM GAN B
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NĂM KHOA DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH
Huỳnh Tú Mẫn
Hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Xuân Liễu
Mở đầu: Bệnh viêm gan B là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm trên toàn thế giới.
Theo thống kê của WHO, Việt Nam là một nước có tỷ lệ mắc viêm gan B cao. Đồng
thời, nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao. Từ đó nhằm mục đích xác định mức độ
hiểu biết về bệnh viêm gan B và vaccin ngừa viêm gan B của sinh viên đang ở mức độ
nào, vì vậy đề tài nghiên cứu được tiến hành thực hiện.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại khoa
Dược trường đại học Nguyễn Tất Thành vào tháng 6 năm 2019. Phương pháp chọn mẫu
theo xác suất với hình thức lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản được sử dụng để tiến hành thu
thập số liệu của 384 đối tượng khảo sát là các sinh viên khoa Dược năm thứ năm thông
qua phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn. Số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý và phân
tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả thu được sẽ được đánh giá dưới dạng thống kê
mô tả.
Kết quả: Qua khảo sát cho thấy, sinh viên có hiểu biết tương đối không đầy đủ về các
kiến thức cơ bản bệnh viêm gan B và vaccin ngừa viêm gan B. Chỉ 36.5% biết chính
xác tác nhân gây bệnh viêm gan B. Thế nhưng sinh viên lại có hiểu biết tương đối tốt về
con đường lây truyền (67%) và các biến chứng do viêm gan B gây ra (80.8%). Đồng
thời trên 70% sinh viên tham gia khảo sát đều biết cách phòng ngừa bệnh, 66.9% sinh

viên đã tiêm ngừa vaccin.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt kiến thức của sinh viên khóa 14DDS
về bệnh viêm gan B và vaccin ngừa viêm gan B. Vì vậy cần phải có sự phối hợp của
Chính Phủ, nhà trường, cá nhân để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tăng cường công
tác giáo dục cũng như đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về bệnh viêm gan B.
Từ khóa: Viêm gan B, mức độ hiểu biết, vaccin, giáo dục, tuyên truyền.
viii


FINAL ESSAY FOR THE DEGREE OF B.Sc.PHARM.-ACADEMIC YEAR: 2018 -2019

SURVEY OF KNOWLEGDE LEVEL AND VACCINATION AGAINST
HEPATITIS B VACCINE OF THE FIFTH YEAR STUDENT OF FACULTY
OF PHARMACY NGUYEN TAT THANH UNIVERSITY
Huynh Tu Man
Supervisor: Master Nguyen Thi Xuan Lieu
Introduction: Hepatitis is a health problem of concern worldwide. According to WHO
statistics, Vietnam is a country with a high incidence of hepatitis B. At the same time,
health care workers are at high risk of exposure. Since it aims to determine the level of
knowledge about hepatitis B and hepatitis B vaccines, so the research project was
conducted.
Materials and methods: A cross – sectional study was conducted by the Faculty of
Pharmacy at Nguyen Tat Thanh University in June 2019. Probability sampling method
with simple random sampling was used to conduct data collection of 384 subjects of the
survey are students of Pharmacy in the fifth year through pre – designed questionnaires.
The collected data will be processed and analyzed by SPSS 20.0 software. The results
obtained will be evaluated as descriptive statistics.
Results: The survey showed that students have a relatively incomplete understanding
of the basic knowledge of hepatitis B and hepatitis B vaccination. Only 36.5% know the
exact causative agent of hepatitis B. But students are knowledgeable relatively good for

the transmission route (67%) and complications caused by hepatitis B (80.8%). At the
same time, over 70% of students participating in the survey knew about disease
prevention, 66.9% of students have already been vaccinated.
Conclusion: The research results show the lack of knowledge of 14DDS students on
hepatitis B and hepatitis B vaccination. Therefore, it is necessary to have the cooperation
of the Government, schools, and individuals to create favorable conditions most
beneficial for strengthening education as well as promoting propaganda about hepatitis
B.
Keywords: Hepatitis B, level of knowledge, vaccines, education, propaganda.

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm virus viêm gan B vẫn đang tiếp tục trở thành một vấn đề sức khỏe đáng
quan tâm trên tồn thế giới, mặc dù hiện nay đã có vaccin phòng ngừa cũng như các
phương pháp điều trị. Virus viêm gan B lây truyền chủ yếu thông qua tiếp xúc với
máu và các chất dịch từ cơ thể người bị nhiễm bệnh. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới
(WHO) ước tính có khoảng 257 triệu người đang sống chung với virus viêm gan B.
Những người bị nhiễm HBV có nguy cơ cao dẫn đến xơ gan và ung thư biểu mô tế
bào gan. Trong năm 2015, viêm gan B đã gây ra 887 000 ca tử vong chủ yếu do các
biến chứng bao gồm xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan [33].
Đồng thời, theo thống kê từ Liên Hiệp Quốc mới đây cho thấy, Việt Nam là
một trong các nước thuộc khu vực có tỉ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế
giới (10 – 20%). Đặc biệt, phần lớn tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B là do lây truyền dọc
từ mẹ sang con. Trên thực tế, tỉ lệ mẹ lây nhiễm viêm gan B cho con là từ 5 – 10%,
trong đó có tới 90% trẻ chuyển sang viêm gan B mạn tính. Theo kết quả mơ hình ước
tính gánh nặng bệnh tật do virus viêm gan B gây ra được thực hiện bởi sự phối hợp
của Bộ Y tế và Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thực hiện vào năm 2015, ước tính có
khoảng 8.7 triệu người nhiễm virus viêm gan B. Số trường hợp tử vong do virus viêm

gan B gây ra tính tại thời điểm năm 2015 là khoảng hơn 23 000 người [2].
Nhận thấy được mức ảnh hưởng của virus viêm gan B lên sức khỏe con người,
từ năm 1997 vaccin viêm gan B được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng lần
đầu tại hai thành phố lớn: Hà Nội và Hồ Chí Minh. Năm 2014, Tổ chức Y Tế Thế
Giới (WHO) đã tái khẳng định nghị quyết về việc phịng ngừa và kiểm sốt virus
viêm gan B thơng qua đó nhằm nhấn mạnh sự cần thiết trong việc theo dõi các tiến
trình phịng ngừa, chẩn đốn và điều trị viêm gan siêu vi B.
Thơng qua những ảnh hưởng to lớn của viêm gan B đối với toàn thế giới, đặc
biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Nhiều nghiên cứu trên thế
giới đã chỉ ra rằng những người thuộc khối ngành chăm sóc sức khỏe có nguy cơ
nhiễm virus viêm gan B cao hơn các nhóm đối tượng khác gấp 3 – 5 lần. Với nguy

1


cơ phơi nhiễm viêm gan B cao như vậy thì liệu rằng sinh viên khoa Dược năm thứ
năm với đầy đủ lượng kiến thức cũng như kỹ năng thực hành của một người Dược sĩ
tương lai sẽ hiểu biết như thế nào về virus viêm gan B cũng như tầm quan trọng của
việc tiêm vaccin ngăn ngừa viêm gan B. Nhằm làm rõ vấn đề trên đề tài: “Khảo sát
mức độ hiểu biết và tiêm ngừa vaccin viêm gan B của sinh viên năm thứ năm khoa
Dược trường Đại học Nguyễn Tất Thành” được thực hiện với 03 mục tiêu sau:
1. Khảo sát mức độ hiểu biết về bệnh viêm gan B và vaccin ngừa viêm gan B của
sinh viên khóa 14DDS.
2. Khảo sát tỉ lệ tham gia tiêm ngừa vaccin viêm gan B của sinh viên khoa Dược
năm thứ năm trường đại học Nguyễn Tất Thành.
3. Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao mức độ hiểu biết và gia tăng
tỉ lệ tiêm ngừa cho sinh viên khoa Dược tại trường đại học Nguyễn Tất Thành.

2



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh viêm gan siêu vi B
1.1.1. Định nghĩa
Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (Hepatitis B Virus)
gây ra và có khả năng đe dọa tính mạng con người. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới
(WHO), virus viêm gan B khi tấn cơng vào gan có thể gây nên tình trạng viêm gan B
cấp và mạn tính [33].
1.1.2. Cấu trúc và hình thái
HBV là một virus DNA, thuộc chi Orthohepadnavirus, thuộc họ Hepadnaviridae
(Hepatotronic DNA virus), được phát hiện năm 1883 [3], [7], [27].

Hình 1.1. Virus viêm gan B quan sát dưới kính hiển vi điện tử [32]
Dưới kính hiển vi điện tử, người ta quan sát được huyết thanh của bệnh nhân phản
ứng với HBsAg thông qua đó phát hiện được ba dạng cấu trúc: hình cầu, hình ống và
hình sợi [7], [15].
Các tiểu thể hình cầu có đường kính 22nm (chiếm đại đa số).
Các tiểu thể hình ống và hình sợi cũng có đường kính 22nm nhưng chiều dài có thể
thay đổi có khi dài đến 200nm, do các tiểu thể hình cầu chồng lên nhau tạo thành.
Hai loại tiểu thể này chính là kháng nguyên bề mặt của HBV được sản xuất dư thừa
ở bào tương tế bào gan và cũng mang những đặc điểm tương tự như HBsAg [7].

3


Các virion hồn chỉnh (cịn gọi là tiểu phần Dane) có hình cầu đường kính 42nm [7],
[8], [27]. Virion bao gồm hai phần có cấu trúc đồng tâm là vỏ bọc và lõi [8]. Màng
bọc bên ngoài chứa HBsAg và bao quanh lõi nuclecapsid, đường kính 27nm. Tiểu
phần Dane có thể bị chất tẩy khơng ion phá hủy để phóng thích lõi 27nm chứa bộ gen
DNA và kháng nguyên lõi HBcAg của virus. Lõi còn chứa DNA và các men như

DNA polymerase, proteinkinase. Khi xử lý lõi với chất tẩy mạnh cũng phóng ra một
kháng ngun hịa tan, gọi là HBeAg [7].

Hình 1.2. Cấu trúc Virion hồn chỉnh của virus viêm gan B
Bộ gen của virus viêm gan B có dạng DNA sợi kép khơng khép kín, có vỏ bọc, hình
khối, chiều dài 3200 nucleotide [27], [15]. Có trọng lượng phân tử 2 × 106 dalton.
Các HBV được phân lập có khoảng 90 – 98% giống nhau về trình tự nucleotide [7].
DNA của virus HBV bao gồm hai sợi có chiều dài khác nhau:
 Sợi dài (sợi L) nằm ngoài, có cực tính âm, tạo thành một vịng trịn liên tục, chiều
dài cố định là 3,2kb và mã hóa cho các thông tin di truyền [7], [15].
 Sợi ngắn (sợi S) nằm trong, có cực tính dương, chiều dài thay đổi từ 50 – 100%
chiều dài bộ gen. Trên sợi dương có 4 khung đọc mở mã hóa cho 7 polypeptide.
Các polypeptide này là những protein cấu trúc bề mặt, protein của capsid, protein
X (yếu tố chuyển hoạt hóa), các gen polymerase (P) lớn. Bốn khung đọc mở mã
hóa bao gồm [7]:
 Đoạn gen P mã hóa polymerase.
 Đoạn gen S có ba vùng S, pre – S1 và pre – S2 mã hóa để tổng hợp các protein
bề mặt hay HBsAg.

4


 Đoạn gen C có hai codon khởi đầu cho q trình đọc mã và mã hóa HBcAg,
HBeAg.
 Đoạn gen X mã hóa cho một protein có chức năng hoạt hóa chéo (transactivation).
1.1.3. Phân loại
Có hai cách để phân loại HBV dựa trên [18]:
 Kiểu huyết thanh (Serotype):
Dựa trên các phản ứng huyết thanh học khác nhau của HBsAg, người ta có thể phân
HBV thành 4 kiểu huyết thanh: adw, adr, ayw và ayr, đặc trưng cho từng khu vực

phân bố cụ thể [18].
 Kiểu gen (Genotype):
Bộ gen của virus HBV đã được phân loại thành 10 kiểu và được ký hiệu từ A – J [18].
Từ 10 kiểu gen này còn được chia nhỏ thành 40 kiểu gen phụ. Các kiểu gen khác
nhau sẽ được phân bố tại các khu vực địa lý đặc trưng cho từng kiểu gen đó [20].

Hình 1.3. Phân bố khu vực địa lý các kiểu gen của virus HBV [20]
Các kiểu gen từ A đến J của virus sẽ được phân bố như sau [18], [20]:
 Kiểu gen A phổ biến ở Châu Phi, Châu Âu, Ấn Độ và Châu Mỹ.
 Kiểu gen B và C phổ biến ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
 Kiểu gen D phổ biến ở Châu Phi, Châu Âu, khu vực Địa Trung Hải và Ấn Độ.
 Kiểu gen E bị giới hạn ở Tây Phi.
 Kiểu gen F được tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ.
5


 Kiểu gen G được báo cáo ở Pháp, Đức và Châu Mỹ.
 Kiểu gen H được tìm thấy ở Trung Mỹ và Mexico.
 Kiểu gen I được tìm thấy ở Việt Nam và Lào.
 Kiểu gen J được xác định phân bố ở Nhật Bản.
Mối quan hệ về các kiểu gen và kiểu huyết thanh của virus HBV được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 1.1. Phân bố khu vực địa lý của virus HBV [18]
Kiểu gen

A

B

Kiểu


Kiểu

huyết thanh

gen phụ

adw

adw, ayw

Phân bố địa lý

A1

Cận Sahara – Châu Phi và Ấn Độ

A2

Bắc Âu và Ấn Độ

A3

Phía tây Châu Phi

B1

Nhật Bản
Đơng Á, Đài Loan, Trung Quốc,


B2-5

Indonesia, Việt Nam, Philippine

B6

Alaska, Bắc Canada, Greenland
Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc,

C1 – 3
C

adw, ayr,
adr

Đông Nam Á

C4

Úc

C5

Philippines, Việt Nam

C6 – 11

Indonesia
Châu Phi, Châu Âu, các nước


D1 – 6

D

ayw

E

ayw

F

adw

G

adw

Pháp, Đức, Mỹ

H

adw

Trung Mỹ

I
J

adw


Việt Nam, Lào
Nhật Bản

Địa Trung Hải, Ấn Độ, Indonesia
Tây Phi

F1 – 4

Trung và Nam Mỹ

6


1.1.4. Nguyên nhân gây bệnh
Hepadnavirus tập trung chủ yếu ở các tế bào gan nhưng một số lượng nhỏ virus có
thể được tìm thấy ở thận, tuyến tụy và các tế bào đơn nhân [15]. Các virion hoàn
chỉnh của virus sau khi đi vào cơ thể, sẽ xâm nhập vào tế bào gan và cởi bỏ lớp vỏ
bọc bên ngoài. Trong nhân tế bào, bộ gen DNA sợi kép không khép kín của virus
HBV sẽ biến đổi thành DNA sợi kép khép kín đồng hóa trị (ccc DNA). ccc DNA sẽ
làm khn mẫu cho q trình phiên mã RNA thơng tin (mARN) của virus. HBcAg
mới tổng hợp bao quanh RNA tiền bộ gen. Bên trong lõi, polymerase của virus được
tổng hợp do quá trình sao chép một bản sao DNA sợi âm. Sau đó polymerase bắt đầu
tổng hợp sợi DNA dương. Lõi sẽ nảy chồi từ màng lưới nội chất golgi, màng bọc sẽ
được hình thành trong lúc nảy chồi, virus phóng thích ra khỏi tế bào. Mặt khác, lõi
có thể xâm nhập vào nhân và khởi động một chu trình nhân lên khác trong cùng một
tế bào ký chủ [7], [15].
1.1.5. Các loại kháng nguyên - kháng thể của virus viêm gan B
1.1.5.1. HBsAg và anti – HBs
Bao gồm: HBsAg, anti – HBs, pre – S1, pre – S2 antigen và anti pre S1, S2.

 HBsAg (Hepatitis B surface Antigen)
Là một kháng nguyên bề mặt, xuất hiện sớm nhất trong huyết thanh khoảng từ 1 – 2
tuần (muộn đến 11 – 12 tuần) sau khi bị nhiễm. Đôi khi kéo dài đến 1 – 6 tuần (có
khi đến 5 tháng) trong viêm gan siêu vi B cấp tính. Trong viêm gan B mạn tính hoặc
người lành mang mầm bệnh, HBsAg tồn tại nhiều năm, có tính kháng ngun nhưng
khơng có tính lây nhiễm.
Là marker trong q trình lây nhiễm.
Có trong dịch tiết: nước bọt, nước tiểu, tinh dịch, nước mắt, mồ hôi và sữa mẹ.
 Anti – HBs (Hepatitis B surface Antibody)
Là kháng thể của kháng nguyên bề mặt HBV. Xuất hiện trong huyết thanh sau khi
HBsAg biến mất vài tuần hay vài tháng. Có thể tồn tại kéo dài nhiều năm nên anti –
HBs còn được gọi là kháng thể che chở. Có tác dụng chống tái nhiễm HBV và là
kháng thể duy nhất phát hiện được trong máu sau khi tiêm vaccin.

7


 Antigen pre – S1 và pre – S2
Xuất hiện sau HBsAg, là marker trong quá trình lây nhiễm.
Anti – pre S2 có tác dụng trong việc lọc sạch virus.
1.1.5.2. HBeAg và Anti – HBe
 HBeAg (Hepatitis B e Antigen)
Là kháng nguyên xuất hiện sớm thứ hai tiếp sau hoặc đồng thời với HBsAg [4].
Là marker tin cậy của hoạt động sao chép của HBV.
 Anti – HBe (Hepatitis B e Antibody)
Là kháng thể xuất hiện thứ hai trong huyết thanh, thường thấy vào giai đoạn cấp tính
của bệnh và kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Là marker cho biết sự nhân lên của virus
đã bị khống chế, người bệnh bắt đầu hình thành đáp ứng miễn dịch (bước vào giai
đoạn chuyển đảo huyết thanh – Seroconversion).
1.1.5.3. HBcAg và Anti – HBc

 HBcAg (Hepatitis B core Antigen)
Có trong nhân của tế bào gan, khơng có trong huyết thanh. Chỉ tìm thấy trong tế bào
gan khi sinh thiết gan để chẩn đốn mơ bệnh học. Là marker của sự sao chép HBV.
 Anti – HBc (Hepatitis B core Antibody)
Ở giai đoạn cửa sổ (Window phase): khi HBsAg (-) mà Anti – HBs chưa (+), chỉ có
IgM anti – HBc (+) là dấu ấn cho thấy đang nhiễm viêm gan B cấp tính. Trong đó:
-

IgM Anti – HBc là marker của nhiễm HBV cấp và cơn tấn cơng của nhiễm HBV
mạn tính.

-

IgG Anti – HBc là marker cho biết nhiễm khuẩn trong quá khứ, hiệu giá cao có
nghĩa là sự sao chép HBV thấp.

1.1.5.4. HBxAg
Là một protein nhỏ, khơng có hình dạng nhất định, có thể sao chép cả trong genome
và cả trong tế bào. Nhờ có HBxAg, HBV có thể là một nhân tố kích thích sự sao chép
của các virus khác như HIV. HBxAg luôn thay đổi và cũng được coi là dấu hiệu đặc
hiệu và sớm của sự nhân lên của HBV [4].
Liên quan đến mãn tính, hoạt động của HBV hoặc ung thư gan.

8


Đề kháng: Kháng nhiệt và các chất sát khuẩn thường dùng.
1.1.6. Tiến trình tự nhiên của nhiễm virus viêm gan B
Virus viêm gan B có thể tồn tại bên ngồi cơ thể ít nhất 7 ngày. Trong thời gian này,
virus vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể người khơng được phòng ngừa bằng vaccin.

Thời gian ủ bệnh của virus viêm gan B trung bình là 75 ngày, nhưng có thể thay đổi
từ 30 đến 180 ngày [33]. Khi virus viêm gan B tấn cơng vào tế bào gan có thể gây ra:
viêm gan B cấp và mạn tính (như CHB, xơ gan, ung thư gan (HCC)) [20].
1.1.6.1. Viêm gan B cấp tính
Thời kỳ ủ bệnh là từ 1 – 6 tháng trong giai đoạn viêm gan B cấp tính. Đa số các bệnh
nhân đều khơng có triệu chứng nhưng những bệnh nhân bị viêm gan ở giai đoạn tiền
vàng da có xu hướng phát triển thành viêm gan mạn tính. Bệnh nhân sẽ có các triệu
chứng giống như bệnh nhân bị viêm gan siêu vi. Các triệu chứng lâm sàng thường
gặp nhưng không đặc hiệu như: Sốt nhẹ, buồn nơn, ói mửa, đau nhức mình mẩy,
xương khớp, mệt mỏi, đau âm ỉ vùng thượng vị, hạ sườn phải,...
1.1.6.2. Viêm gan B mạn tính
HBV mạn tính được chia thành ít nhất 5 giai đoạn chính. Ở mỗi giai đoạn sẽ đặc trưng
cho các giá trị alanine aminotransferase (ALT), nồng độ HBV DNA, sự hiện diện của
HBeAg, cấu trúc tế bào gan và khả năng đáp ứng với điều trị bằng thuốc kháng virus
khác nhau [16].
Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Dung nạp miễn dịch

Miễn dịch hoạt động

Giai đoạn 3
Bất hoạt mầm bệnh
HBeAg

Giai đoạn 5

Giai đoạn 4


Giảm bệnh

HBeAg âm tính

Hình 1.4. Sơ đồ các giai đoạn của viêm gan B mạn tính

9


Tiến trình nhiễm virus viêm gan B mạn tính [3], [16], [19], [28]:
 Giai đoạn 1: Giai đoạn dung nạp miễn dịch
Đặc trưng bởi sự hiện diện của:
- Nồng độ HBV DNA tăng cao (> 20 000 IU/ml).
- Giá trị ALT bình thường hoặc thấp.
- HBeAg dương tính.
- Nồng độ HBeAg và HBsAg trong huyết thanh cao.
- Ở gan, viêm nhẹ hoặc khơng hoại tử tế bào gan. Khơng có hoặc tiến trình xơ hóa
chậm.
- Giảm sản xuất IL-10 và các cytokine tiền viêm (IL-6, IL-8, TNF-𝛼).
- Khơng có đột biến HBV DNA.
 Giai đoạn 2: Giai đoạn miễn dịch hoạt động
Đặc trưng bởi sự hiện diện của:
- Có sự dao động từ cao xuống thấp hoặc không phát hiện được nồng độ HBV DNA.
- Giá trị ALT từ cao giảm xuống bình thường (< 30 IU/ml đối với nam và < 19 IU/ml
đối với nữ).
- Ở gan, có các đợt viêm cấp tính và khơng liên tục. Đồng thời có tình trạng hoại tử
gan vừa hoặc nặng. Từ đó thúc đẩy quá trình xơ gan.
- Nồng độ HBeAg và HBsAg giảm. Cuối cùng HBeAg biến mất.
- Bắt đầu xuất hiện đột biến nhân và tiền nhân.

 Giai đoạn 3: Giai đoạn bất hoạt mầm bệnh HBeAg
Đặc trưng bởi sự hiện diện:
- Nồng độ huyết thanh HBV DNA thấp hoặc khơng phát hiện được.
- HBeAg âm tính.
- Nồng độ HBsAg rất thấp.
- Giá trị ALT bình thường.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân trong giai đoạn này sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ
tổn thương gan trước khi bước vào giai đoạn chuyển đảo huyết thanh từ HBeAg thành
anti – HBe. Những bệnh nhân này có nguy cơ tái phát bệnh gan do những đợt virus

10


tái hoạt động. Cần phải theo dõi bệnh nhân ít nhất 6 tháng/lần bằng các xét nghiệm
huyết thanh học.
 Giai đoạn 4: Giai đoạn HBeAg âm tính
Đặc trưng bởi sự hiện diện:
- Nồng độ HBV DNA từ trung bình đến cao.
- Giá trị ALT cao nhưng dao động, có thể tăng gấp 5 lần so với giá trị bình thường.
- Nồng độ HBsAg thấp.
- Ở gan, tình trạng viêm liên tục và hoại tử tế bào gan.
 Giai đoạn 5: Giai đoạn giảm bệnh
Đặc trưng bởi sự hiện diện:
- Nồng độ HBV DNA rất thấp không phát hiện được trong huyết thanh nhưng có thể
phát hiện được ở gan.
- Bộ gen HBV có khả năng sao chép bên trong tế bào gan như HBV cccDNA.
- HBsAg âm tính. Có hoặc khơng có kháng thể HBsAg (anti – HBs)
- Kháng thể dương tính với HBcAg (anti - HBc).
1.1.7. Con đường lây truyền
Virus viêm gan B lây truyền chủ yếu thông qua tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch

từ cơ thể của người bị nhiễm bệnh [31], [33].
Phương thức lây truyền bao gồm [3], [20]:
 Lây truyền ngang:
 Đường tiêm hoặc qua da (Ví dụ: sử dụng chung kim tiêm, tiêm chích ma túy,
chạy thận nhân tạo, truyền máu, xăm, châm cứu,...).
 Quan hệ tình dục (Ví dụ: Quan hệ tình dục đồng giới, quan hệ tình dục khơng an
tồn, hoặc quan hệ với các đối tượng đã nhiễm HBV).
 Lây truyền dọc:
 Từ mẹ sang trẻ sơ sinh.
1.1.8. Yếu tố nguy cơ của viêm gan B
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao [27], [20]:
 Trẻ được sinh ra từ những người mẹ dương tính với HBeAg

11


Trong q trình sinh sản, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị nhiễm virus HBV từ những
người mẹ bị nhiễm bệnh. Đây là một trong những cách lây nhiễm phổ biến nhất trên
toàn thế giới. Nguy cơ nhiễm ở thời kỳ chu sinh khoảng 5 – 20% các trẻ được sinh ra
từ những người mẹ có HBsAg dương tính và khoảng 70 – 90% các trẻ sinh ra nếu
người mẹ mang HBeAg dương tính.
 Những người có vết thương trên bề mặt niêm mạc
Việc lây truyền HBV có thể xảy ra thông qua việc tiếp xúc thường xuyên hoặc kéo
dài với những người bị nhiễm bệnh. Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy ước
tính có khoảng 16 000 trẻ em dưới 10 tuổi bị phơi nhiễm hằng năm thông qua tiếp
xúc với các thành viên trong gia đình dương tính với HBsAg hoặc thơng qua tiếp xúc
với cộng đồng. Phương thức lây truyền chủ yếu đối với tình trạng này là do phơi
nhiễm với máu, chất dịch từ cơ thể của cha mẹ, anh chị em hoặc bạn bè vào nơi có
vết thương hở hoặc da, niêm mạc bị xây xác.
 Những người quan hệ tình dục khơng an tồn, quan hệ tình dục đồng giới,

quan hệ tình dục với các đối tượng đã nhiễm HBV
Viêm gan B lây truyền hiệu quả thông qua con đường quan hệ tình dục. Theo nghiên
cứu cho thấy, quan hệ tình dục với những người bị mắc bệnh viêm gan B mạn tính đã
được chứng minh là có tỷ lệ nhiễm HBV cao hơn so với nhóm đối chứng. Mặc khác,
quan hệ tình dục đồng giới nam có tỷ lệ mắc bệnh cao và tỷ lệ mắc bệnh của họ cao
hơn so với các nhóm quan hệ tình dục khác.
 Người tiêm chích ma túy
Người tiêm chích ma túy có nguy cơ nhiễm HBV cao bởi các hành vi như sử dụng
chung kim tiêm, ống tiêm và các dụng cụ dùng thuốc cá nhân khác. Dựa trên các cơ
sở dữ liệu được thu thập hơn 10 năm trước, phần lớn những người tiêm chích ma túy
ở Mỹ và những nơi khác có bằng chứng về huyết thanh học nhiễm HBV trong quá
khứ và hiện tại. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh của những người tiêm chích ma túy
cịn phụ thuộc vào tỷ lệ lưu hành HBV mạn tính trong cộng đồng thơng qua các hành
vi sử dụng chung ống tiêm chích ma túy. Tại Mỹ vào giữa những năm 1990, xấp xỉ
có khoảng 70% người tiêm chích ma túy đã bị phơi nhiễm sau 5 năm tiêm.

12


×