Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.49 KB, 9 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
----------

BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN
MÔN: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆN KIỂM SÁT VÀ CÔNG
TÁC KIỂM SÁT
ĐỀ BÀI SỐ 9:
“Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống
nhất.” Anh/chị hãy phân tích làm rõ quy định trên? Có quan điểm cho rằng. Khi thực hiện quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến
nghị; trường hợp đặc biệt, Kiểm sát viên có thể ban hành kháng nghị với vụ việc mà mình được
phân cơng giải quyết. Theo anh/chị quan điểm trên đúng hay sai, giải thích tại sao?

Họ và tên: Chu Đức Anh
Lớp: K6B
MSSV: 183801010207
Số báo danh: TKS000006

1

Hà Nội, 2021


Họ và tên: CHU ĐỨC ANH – K6B.
Mã SV: 183801010207

ĐỀ BÀI SỐ 09


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ.
Từ trước đến nay việc thực thi pháp luật và thực hiện Hiến pháp và pháp luật
theo một đường nối thật đúng đắn, minh bạch cần có rất nhiều thời gian và đó là
cả một q trình nỗ lực khơng ngừng. Cải cách tư pháp là một chủ trương lớn của
Đảng và Nhà nước. Để tạo bước chuyển mới trong nhận thức và hành động của
các cơ quan tư pháp. Một trong những nội dung trọng tâm của công cuộc cải cách
tư pháp ở nước ta là cải cách hệ thống cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân. Do vậy,
vấn đề cải cách hay bàn về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thời
gian qua đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu và trao đổi của nhiều nhà khoa
học và chỉ đạo thực tiễn trong và ngoài ngành Kiểm sát.
Để nghiên cứu thêm về vấn đề này, em đã chọn đề tài số 10: “Viện Kiểm sát
nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất.” Anh/chị hãy phân tích làm rõ quy định trên?
Có quan điểm cho rằng. Khi thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp,
Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị; trường hợp
đặc biệt, Kiểm sát viên có thể ban hành kháng nghị với vụ việc mà mình được
phân công giải quyết. Theo anh/chị quan điểm trên đúng hay sai, giải thích tại
sao?” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần.
2


Họ và tên: CHU ĐỨC ANH – K6B.
Mã SV: 183801010207

ĐỀ BÀI SỐ 09


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Phân tích nhiệm vụ của Viện Kiểm sát thông qua quy định tại Khoản 2
Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014.
“Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần đảm
bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” qua đó cũng thấy
được sự cần thiết cấm bách của Viện kiểm sát trong nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp
và pháp luật…và đây là một số nhiệm vụ của Viện kiểm sát như sau:
1.Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật.
- Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật là bảo đảm sự tôn trọng và thi hành Hiến
pháp và pháp luật, phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm Hiến pháp và
pháp luật.
- Để bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, trong q trình thực hiện quyền cơng tố
và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát phải kịp thời phát hiện những hạn
chế, bất cập trong các quy định của các văn bản pháp luật, kiến nghị sửa đổi, bổ
sung hoặc hủy bỏ văn bản luật trái với Hiến pháp; văn bản dưới luật trái với luật,
nghị quyết của Quốc hội; phát hiện và xử lý kịp thời mọi tội phạm và người
phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo
quy định, hủy bỏ, phê chuẩn các quyết định , pháp luật của các cơ quan có thẩm
quyền trong hoạt động tư pháp; trực tiếp thực hiện các hành vi, quyết định theo
3


Họ và tên: CHU ĐỨC ANH – K6B.
Mã SV: 183801010207

ĐỀ BÀI SỐ 09

luật định để bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, kiến nghị, kháng nghị yêu cầu các cơ

quan, tổ chức, cá nhân hủy bỏ, khắc phục, sửa chữa những hành vi, quyết định
vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân.
- Khi thực hiện chức năng được giao, Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ
quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được Hiến pháp và
pháp luật quy định.
- Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp,
Viện kiểm sát phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bất
khả xâm phạm về thân thể của cá nhân; bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, tài sản của cá nhân; bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an tồn và bí mật thư tín, điện
thoại, điện tín của cá nhân; bảo đảm quyền bào chữa của người buộc tội, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; bảo đảm quyền được bồi thường
của người bị thiệt hại trong các hoạt động tố tụng; bảo đảm quyền khiếu nại, tố
cáo của cá nhân,,; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của
những biện pháp đã áp dụng. Kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó
nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc khơng cịn cần thiết.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Mục tiêu xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, là con đường mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa chọn.
Do vậy, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc gắn liền với
bảo vệ chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền quốc phịng, an ninh của đất nước.
Trong q trình thực hiện chức năng được giao, Viện kiểm sát nhân dân ln
có nhiệm vụ bảo vệ Đảng bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ, kịp thời phát hiện,
đưa ra xử lý trước pháp luật các loạt tội phạm và người phạm tội, trong đó có
các tội có mục đích chống chính quyền nhân dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại đến sự an toàn, vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa.
4



Họ và tên: CHU ĐỨC ANH – K6B.
Mã SV: 183801010207

ĐỀ BÀI SỐ 09

4. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của Nhà nuowvs,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trong xã hội ta, cùng với sự pháp triển của đất nước, thì các hành vi phạm
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
xảy ra ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, các tranh chấp, xung đột lợi ích cần thiết
được xem xét, giải quyết bằng thủ tục xét xử của Tòa án cũng ngày càng gia
tăng. Là cơ quan được Nhà nước giao cho thực hiện chức năng thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, kịp thời phát
hiện và xử lý nghiêm minh mọi tội phạm và người phạm tội, pháp nhân thương
mại phạm tội xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân; tôn trọng và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân khi tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hành chính, vụ
việc dân sự, hơn nhân, gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành
án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và trong các hoạt
động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
5. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo đảm pháp luật được
chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ thực hành quyền cơng tố đúng theo
quy định của pháp luật. Viện kiểm sát phải căn cứ vào các quy định của pháp
luật để giải quyết thông tin về tội phạm và thực hiện các hoạt động tố tụng được
giao trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, xét xử các vụ án hình sự.
Trong hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát có nhiệm vụ

kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong hoạt động giải quyết thông tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử các vụ án hình sự, trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự,
hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp
khác; bảo đảm các hoạt động đó được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất;
kịp thời kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục, xử lý đối với hành vi, bản án,
5


Họ và tên: CHU ĐỨC ANH – K6B.
Mã SV: 183801010207

ĐỀ BÀI SỐ 09

quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi
phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
II. Có quan điểm cho rằng. Khi thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến
nghị; trường hợp đặc biệt, Kiểm sát viên có thể ban hành kháng nghị với vụ
việc mà mình được phân công giải quyết. Theo anh/chị quan điểm trên
đúng hay sai, giải thích tại sao?
Khi thực hành quyền cơng tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên
phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để thực hành quyền cơng tố và kiểm
sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong hoạt động tư pháp, bảo đảm cho pháp luật được hành nghiêm chỉnh. Kiểm
sát viên có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện các hành vi, quyết định theo quy định
của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của
mình. Kiểm sát viên không chỉ tuân thủ theo quy định của pháp luật và phải chịu

sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Theo các quy định của pháp luật, Viện trưởng viện kiểm sát trực tiếp tổ
chức và chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
của Viện kiểm sát cấp mình; quyết định phân công, thay đổi Kiểm sát viên; kiểm
tra các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Kiểm sát viên. Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý đối với vi phạm pháp luật
của Kiểm sát viên khi thực hirnj nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ
hoặc hủy bỏ các quyết định trái luật của Kiểm sát viên.
Khi thực hành quyền công tố vào kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên
phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát. Khi có căn cứ cho
rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ
được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng Viện kiểm sát
cấp mình; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì Kiểm sát
viên phải chấp hành nhưng khơng chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi
hành. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết
định của mình.
6


Họ và tên: CHU ĐỨC ANH – K6B.
Mã SV: 183801010207

ĐỀ BÀI SỐ 09

KẾT LUẬN
Qua Khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân: “Viện Kiểm sát
nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh và thống nhất.” Mỗi chúng ta là công dân của Nhà nước xã hội

chủ nghĩa Việt Nam, đã thấy được phần nào đó về cơng cuộc cải cách tư pháp của Đảng
và Nhà nước ta. Cho thấy được trách nhiệm cao cả của Viện kiểm sát nhân dân trong
thực tiễn cũng như đời sống hằng ngày của nhân dân, có thể nhận ra được về pháp luật
trong xã hội ngày càng phát triển hiện đại hóa-cơng nghiệp hóa đất nước.
Do đó, cũng thấy được phần nào về chức năng, quyền hạn, nhiệm của của Viện
kiểm sát nhân dân, Đảng và Nhà nước đã đặt cao vai trò của Viện kiểm sát trong sự lãnh
đạo và thể chế của xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Luôn luôn đặt cao Hiến pháp và pháp
luật, quyền con người quyền công dân lên trên hết, luôn minh bạch, trong sáng của bộ
máy Viện kiểm sát để có thể cơng bằng trước mọi lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
để có thể dùy trì pháp luật nghiêm chỉnh.

7


Họ và tên: CHU ĐỨC ANH – K6B.
Mã SV: 183801010207

ĐỀ BÀI SỐ 09

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình mơn Lý luận chung về Viện kiểm sát

2.
3.
4.
5.

và công tác Kiểm sát. Nxb, Tư pháp. 2019

Trích dẫn từ thư viện pháp luật.vn
Trích dẫn trong thư viện của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội.
Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014
Các QĐ/NQ của VKSNDTC về Viện Kiểm sát.

8



×