Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm vú trên đàn bò sữa jersey nuôi tại danifarm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC H NG VƯ NG
KHOA NÔNG - LÂM - NGƢ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:

CHẨN ĐỐN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
BỆNH VIÊM VÖ TRÊN ĐÀN BÕ SỮA JERSEY NUÔI
TẠI DANIFARM

Chuyên Ngành: Thú Y

g

i h ớng dẫn: Th.S. Phan Thị Ph ơng Thanh

Sinh viên thực hiện: Trần Minh Ngọc
Khoá học: 2016 - 2021

Phú Thọ 2021


i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này, em xin trân thành cảm ơn
Th.s. Phan Thị Phương Thanh người đã trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình
em thực hiện đề tài, em cũng xin trân thành cảm ơn tập thể cán bộ, nhân viên tại
trang trại Danifarm - tỉnh Hà Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để em có
thể hồn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến những người thầy giáo, cô giáo


khoa Nông - Lâm - Ngư trường Đại Học Hùng Vương đã dạy bảo, truyền đạt
cho em nhiều kiến thức quý báu trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Em xin cảm ơn những người thầy giáo, cô giáo, những người cán bộ,
nhân viên của trường Đại Học Hùng Vương, ban quản lý kí túc xá, thư viện
trường đại học hùng vương đã luôn giúp đỡ em trong suốt 5 năm học vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người bạn thân đã ln giúp
đỡ và động viên em trong suốt q trình em cịn ngồi trên ghế nhà trường.
Cuối cùng em xin giành lời chúc đến tồn thể thầy cơ giáo khoa Nơng Lâm - Ngư cũng như tồn thể thầy cơ giáo đang cơng tác tại trường đại học hùng
vương, gia đình, bạn bè luôn luôn mạnh khỏe và công tác tốt.
Em xin trân thành cảm ơn!
Việt Trì ngày 01 tháng 05 năm 2021
Sinh viên

TRẦN MINH NGỌC


ii
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................. 2
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1.Giới thiệu chung về trang trại Danifarm, tỉnh Hà Nam .............................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 3
2.1.1.1. Vị trí địa lý, đất đai ...................................................................... 3
2.1.1.2. Khí hậu ......................................................................................... 3
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 4

2.1.3.Khó khăn .............................................................................................. 4
2.2. Đặc điểm giống bò Jersey .......................................................................... 5
2.2.1. guồn gốc ........................................................................................... 5
2.2.2. Đặc điềm ngoại hình ........................................................................... 5
2.2.3. Khả năng sản xuất ............................................................................. 5
2.3. Đặc điểm cấu tạo tuyến vú ......................................................................... 6
2.3.1. Bầu vú bò sữa ...................................................................................... 6
2.3.2. Tuyến sữa ............................................................................................ 6
2.4. Sinh lý tiết sữa ............................................................................................ 8
2.4.1. Sự xuất hiện sữa trong tuyến sữa ..................................................... 8
2.4.2. Chu kỳ tiết sữa ..................................................................................... 9
2.4.3. Phản xạ tiết sữa ................................................................................... 9
2.5. Thành phần của sữa .................................................................................. 11
2.6. Bệnh viêm vú ........................................................................................... 12


iii
2.6.1. guyên nhân...................................................................................... 12
2.6.2. Cơ chế sinh bệnh ............................................................................... 16
2.6.3. Biểu hiện triệu chứng ....................................................................... 16
2.6.3.1. Viêm vú lâm sàng....................................................................... 16
2.6.3.2. Viêm vú tiềm ẩn ......................................................................... 19
2.6.4. Chẩn đoán bệnh viêm vú ................................................................... 20
2.6.4.1.Chẩn đoán lâm sàng .................................................................... 20
2.6.4.2. Chẩn đốn cận lâm sàng............................................................. 21
2.6.5. Biện pháp phịng bệnh....................................................................... 22
2.6.6. Điều trị bệnh...................................................................................... 23
2.7. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú ở bị sữa .......................................... 23
2.7.1. Tình hình bệnh viêm vú ở bị sữa trong n ớc ................................... 23
2.7.2. Tình hình bệnh viêm vú ở bị sữa ngồi n ớc ................................... 24

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU... 26
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 26
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 26
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
3.4.1. Ph ơng pháp điều tra ....................................................................... 26
3.4.2. Ph ơng pháp xác định tỷ lệ nhiễm .................................................... 27
3.4.3. Ph ơng pháp chẩn đoán lâm sàng bò sữa mắc bệnh viêm vú .......... 27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 32
4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú trên đàn bò sữa tại trang trại Danifarm ............ 32
4.1.2. Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021 ...... 33
4.1.3. Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú theo lứa đẻ ............................................ 34
4.2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm vú trên bị Jersey .............................. 35
4.3.Kết quả chẩn đốn viêm vú thể cận lâm sàng ........................................... 36


iv
4.3.1. Kết quả chẩn đốn bị mắc bệnh viêm vú bằng phương phápthử
cồn ........................................................................................................... 36
4.3.2. Kết quả chẩn đốn bị mắc bệnh viêm vú bằng phương pháp CMT
(Califonia Mastitis Test) ......................................................................... 37
4.3.3. Kết quả chẩn đốn bị mắc bệnh viêm vú bằng phương pháp Blue
Methylen.................................................................................................. 39
4.4. Ảnh hưởng của bệnh viêm vú đến sản lượng sữa .................................... 41
4.5. Hiệu quả biện pháp phòng, trị bệnh viêm vú ........................................... 42
4.5.1. Hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh viêm vú ........................... 42
4.5.2. Hiệu quả điều trị bệnh viêm vú ......................................................... 43
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 47
Tài liệu tham khảo tiếng việt........................................................................... 47
Tài liệu nước ngoài.......................................................................................... 47


v

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cung phản xạ tiết sữa ................................................................ 10
Hình 2.2. Các yếu tố gây bệnh viêm vú ở bò sữa ............................................... 13


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................. 28
Bảng 3.2. Bảng đối chiếu kết quả ....................................................................... 29
Bảng 3.3. Phác đồ điều trị bệnh viêm vú trên bò sữa tại trang trại Danifarm ... 30
Bảng 4.3 Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú theo lứa đẻ ............................................... 34
Bảng 4.4 Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm vú theo triệu chứng lâm sàng ................ 35
Bảng 4.5 Tỷ lệbò mắc bệnh viêm vú thể hiện ở từng vú được xác định bằng
phương pháp thử cồn ........................................................................................... 36
Bảng 4.6 Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú thể hiện ở từng vú được xác định bằng
phương phápCMT ............................................................................................... 38
Bảng 4.7 Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú thể hiện ở từng vú được xác định bằng
phương pháp Blue Methylen ............................................................................... 40
Bảng 4.8 Tỷ lệ sữa giảm khi bò mắc viêm vú..................................................... 41
Bảng 4.9 Hiệu quả của các phác đồ điều trị ........................................................ 43



vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ mẫu sữa được xác định theo theo mức độ viêm ..................... 39
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ vú bò bị mắc viêm vú theo mức độ qua chẩn đoán bằng
phương pháp Blue Methylen ............................................................................... 41


viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CMT

Califonia Mastitis Test

Cs.

Cộng sự

Ctv.

Cộng tác viên

E.acervulina

Eimeria acervulina

E.coli

Escherichia coli


KgP

Kg thể trọng

Nxb

Nhà xuất bản

Soma

Somatic Cells

TCLS

Triệu chứng lâm sàng

TN

Thí nghiệm

TMR

Total Mixed Ration

tr.

Trang


1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta hiện nay, nghề chăn ni bị sữa là một nghề mới được phát
triển và đang tạo ra sức hút vô cùng lớn đối với nhà chăn nuôi cũng như các nhà
đầu tư trong và ngồi nước, nó nhằm cung cấp một lượng lớn sữa cho nhu cầu
của cuộc sống. Sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa là những loại thực
phẩm có thành phần dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe con người. Do có
những ưu điểm nổi bật riêng của sữa nên nhu cầu sử dụng sữa ở nước ta ngày
càng tăng.
Hiện nay số lượng bò sữa ở nước ta ngày càng tăng, theo số liệu của cục
thống kê tính đến tháng 1/2021, cả nước có 331.368 con bị sữa tăng 4,29% so
với cùng thồi điểm năm 2020. Trong đó số bị cái sữa là 222.512 con tăng 6,4%
so với năm 2020. Sản lượng sữa đạt 1,05 triệu tấn, tăng 6,4% so với năm 2020
(cục thống kê, 2021) [2].
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đang tích cực mở rộng quy
mơ đàn bò sữa theo hệ thống trang trại để chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi.
Trong đó có trang trại Danifarm nằm trong dự án phát triển bò sữa bền vững của
tỉnh Hà Nam.
Do ngành chăn ni bị sữa là một ngành mới phát triển nên gặp rất nhiều
khó khăn. Hơn nữa, việc ni bị sữa địi hỏi người chăn ni phải có kiến thức
chun mơn, trong khi đại đa số người chăn nuôi chưa am hiểu nhiều về kỹ
thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, khai thác sữa và phịng trị bệnh cho bị. Trong đó,
viêm vú được xem là một trong những bệnh quan trọng nhất, gây nhiều thiệt hại
cho ngành chăn ni bị sữa, mà trực tiếp là người chăn nuôi. Viêm vú không
những làm giảm sản lượng, chất lượng của sữa mà cịn gây tốn chi phí điều trị.
Hiện nay, trang trại Danifarm là một trong những số ít trang trại ở Việt
Nam có ni giống bị Jersey để lấy sữa phục vụ cho ngành công nghiệp thực
phẩm. Để giúp người chăn nuôi nhận biết sớm đặc điểm triệu chứng của bệnh
viêm vú trên bị sữa, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu phương pháp chẩn đoán



2
bò sữa mắc viêm vú tại trang trại Danifarm, tỉnh Hà Nam từ đó làm cơ sở để đưa
ra biện pháp phòng bệnh, điều trị bệnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát
từ thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chẩn đoán và đánh giá hiệu
quả điều trị bệnh viêm vú trên đàn bò sữa Jersey nuôi tại Danifarm”
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Chẩn đốn được bị sữa mắc bệnh viêm vú bằng biện pháp khác nhau
và triệu chứng cục bộ tại bầu vú của bò mắc bệnh.
- Đánh giá được hiệu quả điều trị bệnh của một số phác đồ
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp thơng tin thực tế về tình trạng bị sữa mắc bệnh viêm vú tại
trang trại Danifarm, tỉnh Hà Nam.
- Đưa ra những luận chứng, chứng minh mức độ nghiêm trọng của bệnh
viêm vú trên bò sữa.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của q trình nghiên cứu góp phần cung cấp thêm những thông
tin về đặc điểm triệu chứng của bệnh viêm vú cũng như đánh giá được tỷ lệ mắc
bệnh trên bò sữa tại trang trại Danifarm tỉnh Hà Nam, từ đó làm căn cứ cho việc
chẩn đốn và điều trị bệnh một cách hiệu quả. Giúp người chăn ni thực hiện
đúng quy trình chăm sóc bị sữa.
- Giúp giảm thiệt hại do bệnh gây ra, mang lại hiệu quả kinh tế cho người
chăn ni bị sữa, góp phần sản xuất sữa sạch, an toàn cho người tiêu dùng.


3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về trang trại Danifarm, tỉnh Hà Nam

2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, đất đai
Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội. Tỉnh Hà Nam có mạng lưới giao
thơng rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1Ahuyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao
lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả
nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài.
Hà Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 86.193 ha, trong đó diện tích đất nơng
nghiệp chiếm 54.301 ha, phi nông nghiệp 29.595 ha, đất chưa sử dụng 2.297 ha.
Trang trại sinh thái Danifarm được xây dựng bên bãi bồi Sơng Hồng, mặt
trước hướng ra phía đơng để có thể đón gió đơng nam và tránh luồng gió khơ
nóng từ phía tây. Khu trại được xây dựng chắc chắn và rộng dãi với diện tích
hơn 6 ha thuộc xã Mộc Bắc huyện Duy Tiên Hà Nam, nằm trong dự án phát
triển bò sữa bền vững của tỉnh Hà Nam. Diện tích đất của vùng chủ yếu là đất
phù sa màu mỡ, rất thích hợp cho nơng nghiệp phát triển. Một loạt những giống
cây, giống cỏ được gieo trồng để tạo nên vùng nguyên liệu đủ lớn, đảm bảo về
nguồn cung cấp thức ăn chính cho đàn bị. Giống cỏ Va06, Mulato 2 và ngô đột
biến là những loại cây luôn được ưu tiên để gieo trồng
2.1.1.2. Khí hậu
Vùng Hà Nam có điều kiện thời tiết, khí hậu mang đặc trưng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23-24oC, số giờ nắng trung
bình khoảng 1300-1500 giờ/năm, lượng mưa trung bình khoảng 1900mm, độ ẩm
trung bình hàng năm là 85%, khơng có tháng nào có độ ẩm trung bình dưới 77%.
Trang trại được thiết kế xây dựng theo công nghệ tiên tiến của Israel.


4
Khu chuồng rộng rãi, thoáng mát, với đầy đủ thiết bị làm mát bằng nước và hệ
thống quạt gió. Cùng với lớp đệm cao su giúp bò bảo thoải mái khi ngủ nghỉ. Có

sân chơi thơng với khu chuồng, giúp bò được phơi nắng và vận động tự do.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Với sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh Hà Nam nên trang trại Danifarm nói
riêng và tồn thể ngành chăn ni bị sữa của vùng phát triển một cách mạnh mẽ
và bền vững.
Danifarm là trang trại đầu tiên của vùng đã tiên phong trong lĩnh vực áp
dụng tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất và chăn nuôi đem lại hiệu
quả kinh tế cao.
Hiện tại Danifarm đang là trang trại có quy mơ lớn nhất vùng với tổng
đàn bị lên tới 123 con trong đó là bê con chiếm 25 con, bị tơ là 13 con, bò hậu
bị là 11 con, bò cạn sữa 5 con và bò đang cho sữa là 69 con, với sản lượng sữa
trung bình đạt 1460kg/ngày.
Đàn bị được chăm sóc, ni dưỡng đăc biệt với khẩu phần ăn riêng cho
từng nhóm bị có chức năng khác nhau. Đặc biệt là nhóm bị đang cho sữa với
khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) đảm bảo tốt nhất cho khả năng sản
xuất, duy trì và phát triển của chúng.
Nền Văn hóa xã hội ở khu vực rất phát, trình độ dân trí ngày càng cao nên
tất cả cơng nhân của trang trại đều tôn trọng và đảm bảo quyền động vật.
Trang trại được quản lí và sở hữu trực tiếp bởi ông Đinh Văn Tuyền, là
một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng cho động vật nhai lại, có nhiều năm
kinh nghiệm trong chăn ni. Trang trại có đội ngũ thú y kinh nghiệm cao túc
trực 24/24 để đảm bảo đàn bị ln ln khỏe mạnh và đạt năng suất sữa cao
nhất.
2.1.3. Khó khăn
- Vùng nguyên liệu của trang trại đang bị thiếu hụt ngày một nghiêm
trọng do tình trạng sạt lở của bãi bồi. Do đó trang trại cần có các biện pháp để
chủ động cho nguồn thức ăn.
- Tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra cũng ảnh hưởng trực tiếp tới



5
khả năng sản xuất của bò Jersey.
2.2. Đặc điểm giống bò Jersey
2.2.1. Nguồn gốc
Bò Jersey là một giống bò sữa của Anh có kích thước nhỏ, có nguồn gốc
ở từ đảo Jersey, Vương quốc Anh và được nuôi ở đảo thuộc vùng Jersey. Đây là
giống bò nổi tiếng trên thế giới về hàm lượng bơ trong sữa cao. Chúng được tạo
ra từ gần ba trăm năm trước trên đảo Jersey là nơi có khí hậu ơn hồ, đồng cỏ
phát triển tốt quanh năm thích hợp cho chăn ni bị chăn thả.
Bò Jersey là kết quả tạp giao giữa giống bò Bretagne (giống bò của Pháp)
với bò địa phương, về sau có bổ sung thêm giống bị Normandie (Pháp)
2.2.2. Đặc điểm ngoại hình
Tầm vóc của bị Jersey tương đối bé, nhỏ con, khối lượng bò đực trưởng
thành từ 600–800 kg/con, bò cái là từ 400–600 kg/con, như vậy nặng trung bình
khoảng 400 kg với chiều cao hơn 125 cm, khối lượng bò đực giống trưởng thành
550 – 650 kg, bò cái 350 – 370 kg. Bị có màu vàng xám hoặc sẫm, màu lơng
của bị Jersey thay đổi từ màu xám nhạt hay màu lông chuột đến màu nâu tối hầu
như là đen. Có những con có đốm trắng ở bụng, chân và đầu, đầu, vai và mơng
có màu lơng tối hơn phần khác.
Bị có kết cấu ngoại hình đẹp, thân hình chữ nhật. Lưng và cổ tạo thành
một đường thẳng, đầu nhẹ, mặt cong, mắt lồi, cổ thành dài và có yếm khá phát
triển. Vai cao và dài, ngực sâu, xương sườn dài. Lưng dài, rộng. Mông dài, rộng
và phẳng. Bụng to, tròn. Bốn chân mảnh, khoảng cách giữa hai chân rộng. Đi
nhỏ. Bầu vú phát triển tốt cả phía trước và phía sau, tĩnh mạch vú to và dài. Nhìn
chung, bị có kết cấu ngoại hình đẹp, đặc thù của bị hướng sữa. Do kích thước
nhỏ và bản tính hiền lành đã làm cho chúng nổi tiếng.
2.2.3. Khả năng sản xuất
Là giống bò sữa chuyên dụng, tỷ lệ mỡ sữa cao. So với các giống bò sữa
khác, năng suất sữa của bị Jersey khơng cao, bình qn 900– 1000 kg sữa trên
100 kg khối lượng, tỷ lệ mơ sữa 5,0-5,1%.



6
Năng suất sữa bình quân đạt 3000–5000 kg/chu kỳ 305 ngày, trung bình
khoảng khoảng 4.680 kg, năng suất sữa đạt tối đa 8000 kg, thời gian giữa 2 kỳ
mang thai của bò Jersey là 402 ngày, thời gian cho sữa là 90 % tương đương
2.434 kg sữa/năm.
Đặc biệt bò Jersey cho sữa có nhiều chất béo và nhiều protein có tỷ mỡ
sữa rất cao (4,5-5,5%), mỡ sữa màu vàng, hạt to thích hợp cho việc chế biến bơ.
Sữa của bị có lượng protein cao so với sữa của các giống bị khác. Tính tỷ lê cơ
thể và sữa thì giống bò Jersey cho sữa, chất béo, protein cao nhất. Sữa bị Jersey
dùng chế phơ mai rất tốt. Sữa bị có chứa khoảng 6 % chất béo và 4,2 % protein.
Chất lượng sữa của bò Jersey cao. Hàm lượng bơ đạt 4,84 % và hàm lượng đạm
đạt 3,95%. Màu sắc bơ và sữa của bò Jersey rất đẹp ()
[1].
2.3. Đặc điểm cấu tạo tuyến vú
2.3.1. Bầu vú bò sữa
Bầu vú của bò sữa gồm 4 vú riêng biệt, 1 vú phải trước, 1 vú phải sau, 1
vú trái trước và 1 vú trái sau. Hai vú phía sau thường lớn hơn 2 vú phía trước và
chưa đến 60% tổng lượng sữa. Giữa các bầu vú có các vách ngăn bằng mơ liên
kết chạy theo chiều ngang và dọc chia bầu vú thành những phần độc lập. Hình
dạng bầu vú ở những con bò khác nhau là khác nhau. Một bầu vú của bị sữa cao
sản thường có đặc điểm như:
Bầu vú lớn vừa phải, phát triển rộng và sâu, các núm vú to vừa phải,có
chiều dài từ 7cm–10cm, thẳng đứng và khoảng cách tương đối rộng và đồng đều.
Dây chằng bầu vú chắc chắn, vú không quá xệ, núm vú không dài quá
khủy chân sau của bò.
Tĩnh mạch vú phát triển và nổi rõ.
2.3.2. Tuyến sữa
Đối với bò sữa cần quan tâm đặc biệt đến tuyến vú, vì nó có quan hệ mật

thiết đến khả năng tiết sữa và chống đỡ bệnh tật. Tuyến vú là tuyến lớn nhất
trong cơ thể con cái, chiếm 2-3% trọng lượng cơ thể.
Ở bò tuyến vú được chia thành bốn thuỳ và có hình cong, gốc của mỗi bầu


7
vú thường hơi cong lên, thành nghiêng xuống phía trên và dưới để thích ứng với
các dây chằng. Tổ chức ngăn cách giữa các thuỳ vú, cũng như với xoang chậu
được liên kết bằng tổ chức đặc biệt. Bốn thuỳ được ngăn cách độc lập với nhau.
Do vậy, bị có thể bị viêm một ngăn trong khi các ngăn khác vẫn tiết sữa bình
thường. Tuyến vú được cấu tạo phức tạp như hình chùm nho và có nguồn gốc từ
da. Ở bị có hai đơi vú ở vùng bẹn.
* Tuyến vú gồm có hai phần: Hệ thống bao tuyến và hệ thống ống dẫn.
- Hệ thống bao tuyến: Bao tuyến do những tế bào biểu mô phân tiết tạo
thành và là nơi sản sinh ra sữa. Bao quanh bên ngoài bao tuyến là các tế bào
biểu mơ, nhờ có sự co bóp nhịp nhàng của các tế bào biểu mơ này mà sữa trong
các xoang bao tuyến được thải ra đều đặn
- Hệ thống ống dẫn: Hệ thống ống dẫn nhỏ ở xoang bao tuyến tập trung
lại thành các ống dẫn trung bình rồi đến các ống dẫn lớn, cuối cùng tập trung lại
đổ vào bể sữa ở đáy tuyến sữa. Bể sữa là một xoang rỗng, có thể tích tương đối
lớn nằm ở đáy vú và thơng ra ngồi ống dẫn ở đầu núm vú. Ống dẫn sữa và bể
sữa có những sợi cơ trơn bao quanh, những sợi cơ này co bóp giúp cho q trình
thải sữa.
Mỗi núm vú có một ống dẫn thơng từ bể sữa ra ngồi. Đầu mỗi núm vú có
các sợi trơn bao bọc xếp thành vịng trịn tạo ra cho núm vú có một cơ vịng rõ
rệt, đóng vai trị thắt chặt bầu vú khi khơng có q trình thải sữa. Tuyến vú được
bao bọc xung quanh bởi các mô liên kết và mô mỡ. Các mô này đi sâu vào bên
trong tạo ra các vách ngăn chia tuyến vú thành nhiều thuỳ nhỏ. Ở những thuỳ
nhỏ này có nhiều sợi liên kết đàn hồi, do vậy khi sữa được tích lại trong tuyến
vú làm cho bầu vú căng ra. Thần kinh của tuyến vú có nguồn gốc từ tuỷ sống và

thần kinh giao cảm.
-Thần kinh tuỷ sống có hai nhánh: Nhánh lưng (sợi truyền vào) chi phối
da và đầu vú, nhánh bụng (sợi truyền ra) chi phối các bao tuyến.
-Thần kinh giao cảm đốt sống hông 2 và 4, thần kinh hai bên cột sống
truyền đến và đi vào tuyến vú cùng với thần kinh tuỷ sống.
Ngồi ra, tuyến vú cịn có thần kinh cảm giác, vận động, vận mạch và


8
phân tiết. Động mạch đến bầu vú bắt đầu từ động mạch hơng khum. Tĩnh mạch
hình thành nên một mạng tròn ở gốc của bầu vú. Hệ tĩnh mạch của tuyến vú phát
triển rất mạnh so với hệ động mạch gồm 3 đôi, nằm dưới da và nổi rất rõ trên bề
mặt da bụng, thành bụng và bầu vú. Tĩnh mạch của bầu vú phát triển là một
trong các chỉ tiêu đánh giá sản lượng của con cái. Tuyến vú có các loại thụ quan
trong và thụ quan ngồi: Da và đầu vú là loại thụ quan ngồi, cịn hệ thống mạch
quản, bạch huyết, bao tuyến và các sợi cơ là loại thụ quan trong. Tất cả các loại
thụ quan trong và ngồi đều có tác dụng điều hồ phản xạ tiết sữa
2.4. Sinh lý tiết sữa
2.4.1. Sự xuất hiện sữa trong tuyến sữa
Sự phát triển của tuyến sữa diễn ra trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy
nhiên sự tạo sữa trong thời gian có thai rất chậm chạp. Khoảng 3 - 4 ngày trước
khi đẻ, sự phân tiết sữa trong tuyến bào diễn ra rất nhanh chóng, bầu vú căng to,
khoang tuyến bào chứa đầy sữa đầu. Hoạt động chế tiết xuất hiện đột ngột ở
tuyến bào gần thời điểm sinh đẻ được điều chỉnh bởi các hormone.
* Quan hệ của prolactin, progesterone và estrogen
Prolactin do thuỳ trước tuyến yên tiết ra có chức năng chủ yếu là xúc tiến
sự tiết sữa của tuyến sữa. Trong thời gian mang thai nồng độ prolactin trong
máu tăng lên song song với progesteron nhưng nồng độ cao của progesteron
trong suốt thời gian mang thai đã ức chế chức năng tạo sữa của prolactin. Trước
khi đẻ 3-4 ngày, thể vàng tiêu biến làm cho progesteron giảm đột ngột, mặt khác

estrogen do nhau thai tiết ra vẫn duy trì ở mức độ cao đã ức chế hypothalamus
phân tiết yếu tố ức chế prolactin (PIF). Như vậy, prolactin một mặt được giải
phóng khỏi sự ức chế của progesteron, mặt khác được thuỳ trước tuyến yên tiết
mạnh hơn, do đó xúc tiến tạo sữa nhanh chóng ở tuyến sữa.
* Vai trò của hormone adrenal corticoid (ACH)
Hormone ACH của vỏ tuyến thượng thận có ảnh hưởng khác nhau đến sự
điều chỉnh các iôn trong máu. Tiêm androsteron vào cơ thể động vật bình
thường thì sự thải Na+; Cl-; HCO3- giảm, còn sự thải K+ tăng. Cortizol làm
tăng lượng glycogen và nồng độ đường huyết, đồng thời thúc đẩy sự phân giải


9
protein, tăng mỡ huyết, axit béo và colesterin. Hai loại hormone prolactin và
adrenal corticoid có tác động tương hỗ cần thiết cho sự khởi đầu phân tiết sữa.
* Vai trò của hormone kích thích dinh tr ởng (GSH)
Nồng độ hormone sinh trưởng không thay đổi trong thời gian mang thai,
nhưng tăng chút ít ở thời gian gần sinh đẻ. Chức năng chủ yếu của GSH là điều
chỉnh quá trình trao đổi chất. Trong sự trao đổi Lipit nó thúc đẩy q trình oxy
hố mỡ, mỡ dự trữ dưới da giảm. GSH gây tác dụng tăng đường huyết.
2.4.2. Chu kỳ tiết sữa
Chu kì tiết sữa được tính từ khi gia súc cái cho sữa sau khi đẻ đến khi cho
bò cạn sữa để chuẩn bị cho lứa đẻ tiếp theo.
Khác với các tuyến khác trong cơ thể chức năng tiết sữa của tuyến vú
khơng liên tục mà mang tính giai đoạn. Sau khi đẻ tuyến sữa bắt đầu tiết và liên
tục cho đến khi cạn sữa. Giai đoạn tiết sữa như vậy gọi là chu kỳ tiết sữa. Tiếp
sau đó, tuyến sữa ngừng hoạt động trong một thời gian ngắn để chuẩn bị cho chu
kỳ tiếp theo. Thời gian ngừng tiết sữa cho đến lứa đẻ sau là giai đoạn cạn sữa.
Những trâu bị cái được ni dưỡng tốt trong giai đoạn vắt sữa thì chu kỳ tiết
sữa kéo dài đến 300 ngày hoặc hơn và giai đoạn cạn sữa là 45-60 ngày.
Trong mỗi một chu kỳ cho sữa, lượng sữa thu được trong một ngày đêm

có khác nhau. Sự biến đổi năng suất sữa hàng ngày trong chu kỳ tiết sữa phụ
thuộc vào cá thể cũng như điều kiện chăm sóc và ni dưỡng. Nhìn chung, sau
khi đẻ lượng sữa trong một ngày đêm tăng lên và đạt cao nhất ở tháng thứ 2
hoặc thứ 3, sau đó dần dần giảm xuống.
2.4.3. Phản xạ tiết sữa
Sữa được bài xuất ra ngoài khi bê nghé bú hay vắt sữa theo cơ chế phản
xạ (hình 2.3). Phản xạ tiết sữa được tiến hành theo 2 pha: Pha thần kinh và pha
thần kinh-thể dịch.


10

Hình 2.1Sơ đồ cung phản xạ tiết sữa
* Pha thần kinh
Cung phản xạ trong pha thứ nhất bắt đầu từ thụ quan của vú theo thần
kinh truyền vào đến rễ lưng và rễ bên tuỷ sống, lên đến hành não, theo đường
truyền vào đến vùng nhân trên thị của vùng dưới đồi và tiếp tục lên trên vỏ đại
não. Sợi truyền ra bắt đầu từ nhân trên thị, sợi này trong thành phần của bó trên
thị tuyến yên đến thuỳ thần kinh của tuyến yên. Đáp ứng của thuỳ này đối với sự
kích thích bú hoặc vắt sữa là thải oxytoxin vào máu. Mặt khác, từ tuỷ sống thần
kinh vùng hông truyền xung động theo đường truyền ra, thuộc thần kinh giao
cảm tuyến vú. Thần kinh truyền ra có ảnh hưởng trực tiếp đối với cơ trơn ống
dẫn, bể sữa và ống đầu vú. Pha thứ nhất có thời kỳ tiềm phục ngắn (1-4 giây).
* Pha thần kinh - thể dịch
Pha này có liên quan đến hoạt động của hormone oxytoxin. Oxytoxin
được hình thành ở hypothalamus và được tích trữ ở thuỳ sau tuyến n.
Oxytoxin được phóng thích ra chỉ khi được kích thích vào thời gian vắt sữa.
Những tín hiệu lặp lại có tính chu kỳ như tiếng động của máy vắt sữa, tác động
xoa bóp bầu vú sẽ được truyền vào hypothalamus. Sự hưng phấn này được lan
toả xuống tuyến yên, gây phân tiết oxytoxin. Oxytoxin có tác dụng làm co bóp



11
cơ biểu mô của tuyến bào đẩy sữa vào bể chứa. Thời kỳ tiềm phục của pha thứ
hai là 30-40 giây. Nhưng oxytoxin phóng thích từ thuỳ sau tuyến n thường
hoạt động kéo dài trong vịng 4-5 phút, sau đó hết hiệu lực.
Phản xạ thần kinh- thể dịch trong sự bài tiết sữa là phản xạ có điều kiện.
Bởi vậy các tác nhân lạ có thể ức chế hoạt động của chúng, gây trở ngại cho sự
bài sữa, làm giảm đáng kể năng suất sữa. Trong quá trình vắt sữa, tác nhân lạ
xuất hiện như tiếng động cơ, người lạ xuất hiện làm cho con vật sợ hãi, sự
phóng thích oxytoxin bị ức chế, tăng giải phóng adrenalin, gây co bóp thành cơ
trơn ống dẫn, tác động đến cơ biểu mô bào tuyến, nên sự cung cấp máu cho
tuyến sữa bị hạn chế. Adrenalin còn làm cho sự mẫn cảm của biểu mô tuyến bào
đối với oxytoxin giảm thấp.
2.5. Thành phần của sữa
Q trình tạo sữa ở bầu vú bị là một q trình sinh học phức tạp, có sự
tham gia của tồn bộ cơ thể trong đó hệ tiêu hố tăng hoạt động 65%, hệ tuần
hồn cũng phải tăng cường. Để tạo 1 lít sữa cần có 400-500 lít máu tuần hồn
qua tuyến vú, trong q trình này một số chất (globulin, khoáng, vitamin,…)
trực tiếp đi vào tuyến sữa bằng con đường thẩm thấu, những chất còn lại được
tuyến sữa tổng hợp từ nguyên liệu do huyết tương đưa vào (protein, lipit,...).
Sữa là một loại thực phẩm tự nhiên có giá trị dinh dưỡng cao, nó được coi
như là một huyễn dịch chất béo, một dung dịch loãng chứa nhiều ngun tố hồ
tan dưới dạng keo. Khi phân tích thành phần của sữa tươi và huyết tương người
ta thấy có những chất mà huyết tương khơng có như casein, mỡ sữa, lactoza,...
Hàm lượng một số chất cũng khác nhau: Đường sữa nhiều hơn đường huyết 6090 lần, mỡ sữa lớn hơn mỡ huyết 19 lần, canxi trong sữa nhiều hơn trong huyết
tương 7 lần, nhưng protein trong sữa lại ít hơn 2 lần trong huyết tương, vitamin
ít hơn 6 lần và natri ít hơn 7 lần.
Trong sữa ln chứa một lượng tế bào có nguồn gốc từ máu và từ tuyến
vú cho phép (khoảng 100.000-200.000 tế bào/ml sữa tươi) và vi sinh vật (chủ

yếu là vi sinh vật khu trú trong lỗ đầu núm vú). Nếu lượng tế bào và vi sinh vật
trong sữa vượt quá số lượng cho phép thì sữa khơng cịn ở trạng thái bình


12
thường nữa. Theo Nguyễn Thị Minh Tâm (2004) [9] thì các thành phần của sữa
được tổng hợp trong lưới nội chất với sự tham gia của các riboxom, những thành
phần này được chuyển dọc theo thể golgy qua nguyên sinh chất và màng đỉnh tế
bào biểu mơ sau đó đổ vào xoang tiết dưới dạng “bọng túi”. Sữa gồm hai thành
phần chính là nước và vật chất khơ:
- Nước là thành phần chính, chiếm 80%-90%
- Vật chất khơ như protein, mỡ sữa, enzim, vitamin.
Protit sữa: Chủ yếu là cazein (chiếm 76-86% tổng số protit trong sữa).
Cazein là loại protit chỉ có ở ttrong sữa và khơng có ở trong máu, được tổng hợp
từ axit amin của huyết tương chuyển vào.
Mỡ sữa: Được tổng hợp từ axit béo mạch ngắn (4-12 cacbon) và glixerin.
Glixerin được tạo thành từ glucoza máu, còn nguồn axit béo lấy từ axit béo của
huyết tương và của thức ăn.
Đường sữa: Trong sữa có đường lactoza. Nguyên liệu quan trọng để tổng
hợp nên đường lactoza là glucoza của máu, còn một phần được tổng hợp từ
axetat và propionat, là những sản phẩm axit béo bay hơi từ dạ cỏ. Ngồi ra trong
sữa cịn có các chất khí: O2, N2, các vitamin: A, C, D, B1, B12, B6, E, các
enzym: Peroxydaza, Catalaza, Lipaza, Photphataza,...
2.6. Bệnh viêm vú
2.6.1. Nguyên nhân
Viêm vú ở bò sữa là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do nhóm
nguyên nhân vật lí, hố học nhưng ngun nhân chủ yếu là do vi sinh vật gây
bệnh. Đó là kết quả cuối cùng của sự tác động qua lại của 4 yếu tố: Vật chủ - Vi
sinh vật - Con người - Môi trường:



13
Vật chủ
Vi sinh vật
Con ngƣời

Mơi trƣờng

Hình 2.2. Các yếu tố gây bệnh viêm vú ở bò sữa
* Vật chủ (bò sữa): Thường coi là yếu tố bị động, tuy nhiên nhiều nghiên
cứu đã chứng minh các giống bò sữa khác nhau mẫn cảm với bệnh viêm vú là
khác nhau. Ngoài ra, yếu tố nhiễm bệnh còn phụ thuộc vào lứa tuổi, giai đoạn
vắt sữa, hình thái bầu vú, núm vú,... Schroeder J.W. (1997) [22] cũng cho rằng
trong 3 yếu tố: Vật chủ - mơi trường - vi sinh vật thì vật chủ là nhân tố chiếm ưu
thế hơn cả, còn mơi trường là nhân tố có thể ảnh hưởng đến cả hai yếu tố kia.
Cũng theo tác giả thì có trên 100 lồi vi sinh vật khác nhau có thể là nguyên
nhân gây ra bệnh viêm vú, chúng biến đổi theo nhiều cách khác nhau, tìm ra
những con đường xâm nhập cũng khác nhau. Riêng bị sữa q trình gây nhiễm
bầu vú của các vi sinh vật cũng khác nhau, nó tuỳ thuộc vào lứa tuổi, giai đoạn
của q trình tiết sữa.
- Lứa tuổi: Bệnh viêm vú gặp ở mọi lứa tuổi của bò cho sữa nhưng ở bò
đẻ lần đầu thì khả năng chống nhiễm khuẩn rất cao. Ngược lại, ở lứa tuổi bị sữa
cho sữa chu kì 4 và 5 trở đi thì khả năng chống nhiễm khuẩn kém, nên nguy cơ
mắc viêm vú là lớn hơn. Werven, T. Van và cộng sự (1997) [24] lại cho rằng
yếu tố về lứa tuổi như bò non, bò già cũng dẫn tới tỉ lệ nhiễm khuẩn khác nhau
với Escherichicoli khác nhau.
- Thời kì tiết sữa: Viêm vú có thể gặp cả ở bò đang cho sữa và bò cạn
sữa. Trong một giai đoạn vắt sữa thì sau khi đẻ cho đến 2 tháng khả năng nhiễm



14
khuẩn cao hơn do sự thay đổi về sinh lí đặc biệt là nội tiết ở bò sau đẻ. Bò có sản
lượng sữa cao và dễ vắt thì tỉ lệ viêm vú cao hơn do những bị này có cơ thắt ống
dẫn sữa rộng và chùng, khi vắt sữa ra nhanh sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm
nhập. Hình dạng của bầu vú, núm vú cũng ảnh hưởng đến bệnh viêm vú. Bị có
bầu vú sệ, núm vú dài dễ bị tổn thương do sự cọ sát hai chân sau và do khoảng
cách từ núm vú đến mặt đất quá gần cũng ảnh hưởng đến sự xâm nhập của vi khuẩn.
* Vi sinh vật: Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây viêm vú ở bò sữa nhưng vai trò
của vi khuẩn được coi là nguyên nhân quan trọng nhất.
- Nhóm vi khuẩn gây bệnh viêm vú truyền lây
Đây là nhóm mầm bệnh sống kí sinh và nhân lên trong cơ thể vật chủ, đặc
biệt là trong tuyến vú, xung quanh núm vú và bầu vú bị tổn thương. Chúng
thường gây viêm vú dạng tiềm ẩn, làm tăng số lượng tế bào bản thể trong sữa, số
ít biểu hiện dấu hiệu lâm sàng. Nhóm này phổ biến nhất là Staphylococcus
aureus và Streptococcus agalactiae, ngồi ra cịn có Mycoplasma spp. và
Corynebacteriumbovis. Chúng lây lan từ bò này sang bò khác trong q trình vắt
sữa thơng qua máy vắt sữa, tay người vắt sữa, khăn lau vú.
- Nhóm vi khuẩn có nguồn gốc từ mơi trường
Bao gồm những lồi Staphylococcus khác, Streptococcus uberis, S.
dysgalactiae, coliforms, Pseudomonas spp.. Những vi khuẩn này sống ở lơng,
da bị và ngồi mơi trường.
+ Staphylococcus spp.: Hiện nay được xác định là nguyên nhân gây bệnh
viêm vú quan trọng nhất trên bò sữa. Sau khi xâm nhập vào trong bể sữa,
Staphylococcus lan rất nhanh trong bầu vú. Viêm vú do Staphylococcus có thể ở
dạng quá cấp, cấp, bán cấp hoặc mãn tính.
+ Streptococcus: Trong bệnh viêm vú bò sữa, Streptococcus spp. Chỉ
định vị trên bề mặt màng nhầy. Chúng rất nhạy cảm với penicillin và bị giới hạn
bởi các yếu tố môi trường khi sống bên ngoài bầu vú. Streptococcus gây viêm
vú lâm sàng thể quá cấp, thể bán cấp, thể mãn tính và viêm vú tiềm ẩn
+ NhómColiforms: là những trực khuẩn Gram âm như E.coli,

Enterobacter, Klebsiella có nguồn gốc từ phân. Coliforms chỉ gây bệnh khi cơ


15
thể giảm sức đề kháng. Do điều kiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh vắt sữa kém,
vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú thông qua kênh đầu vú. Kết quả là nhiễm trùng
do Coliforms sẽ dẫn đến viêm vú lâm sàng thể cấp tính. Nhiệt độ cơ thể bị có
thể tăng lên hơn 40oC. Thùy vú viêm sưng lớn, nhạy cảm với những kích thích
từ bên ngồi.
+ Pseudomonas spp.: Có khắp nơi trong mơi trường. Tình trạng chuồng
trại và chất lót chuồng khơng vệ sinh có thể liên quan đến sự bùng phát dịch
viêm vú do P. aeruginosa.Chúng gây viêm vú khi bị yếu hoặc những mơ vú
hoặc bầu vú bị tổn thương. Những dụng cụ vắt sữa không hợp chức năng có thể
làm tăng nguy cơ nhiễm P. aeruginosa mới và những vi khuẩn khác. Viêm vú
lâm sàng do Pseudomonas thường liên quan đến những bị có sản lượng sữa cao
và thường vào giai đoạn đầu kỳ cho sữa. Sự nhiễm trùng có thể xảy ra đột ngột ở
thể quá cấp.
Corynebacterium spp.: Phần lớn các loài Corynebacterium sống hoại
sinh, một số ít gây bệnh. Chúng có khoảng 30 loài khác nhau. C. bovis là loài
gây bệnh viêm vú phổ biến nhất. Bệnh lây lan từ bò này sang bị khác trong q
trình vắt sữa.
Mycoplasma spp.: Gonzalez và Wilson (2003) [26] cho rằng Mycoplasma
bovis là nguyên nhân quan trọng nhất trong dịch bệnh viêm vú nổ ra do
Mycoplasma. Mycoplasma thường gây viêm vú lâm sàng thể cấp tính.
Bệnh có đặc điểm là xuất hiện bất ngờ. Tuyến vú sưng, cứng, đau. Có khi
kết hợp viêm khớp. Mẫu sữa phân lập vi khuẩn cho kết quả âm tính và điều trị
cho kết quả kém, tốc độ lây lan giữa các thùy vú của một cá thể và trong đàn cao.
- Nấm: Nấm men và nấm mốc là những vi sinh vật mơi trường. Chúng có
ở khắp nơi trong mơi trường và có cả trên cơ thể bị khỏe mạnh, bên trong và
ngồi chuồng bị. Bào tử nấm tồn tại trong khơng khí, chất lót chuồng, thức

ăn.Cryptococcus neoformans là ngun nhân gây viêm vú chủ yếu của nhóm
nấm mốc. Ngồi ra bệnh do nấm men Candida, Geotrichum, Trichosporum
thường kế phát sau khi điều trị viêm vú bằng kháng sinh, đặc biệt nếu những
loại kháng sinh đó thích hợp cho sự phát triển của chúng.


16
- Virus: Tình trạng nhiễm bệnh do virus hướng thượng bì trên bị làm tổn
thương da của núm vú cũng như bầu vú. Chúng không phải là nguyên nhân trực
tiếp gây viêm vú, nhưng bệnh làm da vú bị lở loét (tổn thương) và làm cho cơ
thể vật chủ giảm sức đề kháng với bệnh.
* Yếu tố con người: Chủ yếu do thao tác vắt sữa không đúng, Không đảm
bảo yêu cầu về vệ sinh trước và sau khi vắt sữa cũng là nguyên nhân cơ bản gây
lây nhiễm núm vú. Menzies và ctv. (2001) [18] cho biết thời gian vắt sữa và kỹ
thuật vắt sữa ảnh hưởng đến tình trạng của bầu vú và bệnh viêm vú. Thời gian
vắt sữa nhanh buộc người vắt sữa phải tăng tốc độ hoạt động của máy, nghĩa là
phải tăng áp lực hút của máy. Kết quả lượng sữa thải xuống bể sữa không kịp và
bị tồn đọng sữa trong ống dẫn sữa, hoặc lực hút quá mạnh gây tổn thương mô vú.
* Yếu tố môi trường: Môi trường không chỉ ảnh hưởng đến bị sữa mà nó
cịn liên quan đến các loại vi sinh vật gây bệnh. Thực hiện quá trình vệ sinh
chuồng trại không tốt, bãi thả kém và nuôi nhốt bò lâu ngày sẽ dẫn đến sự xuất
hiện nhiều mầm bệnh trong mơi trường gần bị sữa, làm tăng nguy cơ nhiễm
bệnh. Theo Fitzerald J.A. và cộng sự (1997) [13] thì ơ nhiễm mơi trường, tổn
thương bầu vú, vệ sinh dụng cụ, máy vắt sữa kém là những nguyên nhân làm
tăng tỉ lệ viêm vú ở bò sữa. Một số vi khuẩn tồn tại ngồi mơi trường, khi có
điều kiện thuận lợi sẽ xâm nhập và gây bệnh cho bò sữa. Theo Burvenich C. và
cộng sự (1997) [12] cho rằng viêm vú mùa hè có khoảng 60% ca bệnh xảy ra ở
nửa bầu vú phía trước vì ruồi đậu dễ dàng hơn ở vị trí này.
2.6.2. Cơ chế sinh bệnh
Viêm vú là một quá trình viêm tấy của các tuyến ở bầu vú do các loại vi

sinh vật gây ra mà chủ yếu là vi khuẩn. Qua quá trình vệ sinh, thao tác vắt sữa
không đúng kỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập vào bầu vú,
chúng tăng nhanh về số lượng, sản sinh độc tố và có hại cho các tuyến bầu vú
nơi chúng xâm nhập gây nên bệnh viêm vú.
2.6.3. Biểu hiện triệu chứng
2.6.3.1. Viêm vú lâm sàng
Triệu chứng chung là bầu vú sưng, bị sốt, bỏ ăn, sờ có phản ứng đau, khó


×