Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, năng suất, chất lượng của một số dòng chè tạo ra từ lai hữu tính và đột biến phục vụ phục vụ cho sản xuất chè xanh chất lượng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH PHÚ THỌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

LÊ ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC,
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ DÒNG
CHÈ TẠO RA TỪ LAI HỮU TÍNH VÀ ĐỘT BIẾN
PHỤC VỤ PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT CHÈ XANH
CHẤT LƯỢNG CAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Phú Thọ, năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH PHÚ THỌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

LÊ ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC,
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ DÒNG
CHÈ TẠO RA TỪ LAI HỮU TÍNH VÀ ĐỘT BIẾN
PHỤC VỤ PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT CHÈ XANH


CHẤT LƯỢNG CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số: 8620110
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thanh Đoàn

Phú Thọ, năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực và chƣa sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn tốt
nghiệp này đã đƣợc cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Phú Thọ, ngày

tháng 01 năm 2021

Tác giả luận văn

Lê Anh Tuấn


ii


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Thị Thanh
Đoàn - Trƣờng Đại Học Hùng Vƣơng là ngƣời đã định hƣớng đề tài và trực
tiếp chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực tập tốt nghiệp, hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể Phịng Đào tạo và
các thầy cơ giáo Khoa Nông - Lâm - Ngƣ - Trƣờng Đại Học Hùng Vƣơng.
Luận văn này sẽ không thể thực hiện đƣợc nếu khơng có sự giúp đỡ
nhiệt tình của tập thể anh chị em Bộ môn chọn tạo giống - Trung tâm nghiên
cứu và Phát triển Chè - Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln ở bên
tơi, khích lệ để tơi có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày

tháng 01 năm 2021

Học viên

Lê Anh Tuấn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................4
1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè tại Việt Nam .....................................................4
1.2. Cơ sở sinh vật học và yêu cầu sinh thái của cây chè ...........................................6
1.2.1. Nguồn gốc, phân loại ........................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm nơng sinh học ....................................................................................7
1.1.3. Đặc tính sinh hóa ...............................................................................................9
1.1.4. Yêu cầu sinh thái .............................................................................................14
1.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống chè trên thế giới và Việt Nam ...............15
1.2.1. Trên thế giới ....................................................................................................15
1.2.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................19
1.3. Yêu cầu của công tác chọn tạo giống chè ..........................................................23
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......25
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................25
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................25
2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .........................................................................26
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................26
2.4.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu ............................................................26
2.4.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm........................................................................26
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................27
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................30


iv

3.1. Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

của các dòng chè nghiên cứu ....................................................................................30
3.1.1. Đặc điểm hình thái của các dịng chè nghiên cứu ...........................................30
3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng chè tham gia thí
nghiệm .......................................................................................................................44
3.3. Đánh giá chất lƣợng của các dịng chè tham gia thí nghiệm .............................47
3.3.1. Thành phần cơ giới búp, tỷ lệ búp có tơm ......................................................49
3.3.2. Thành phần sinh hóa búp chè ..........................................................................50
3.3.3. Chất lƣợng cảm quan chè xanh .......................................................................52
3.4. Tình hình sâu hại trên các dịng chè tham gia thí nghiệm vụ xuân 2012 ...........56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................59
1. Kết luận .................................................................................................................59
2. Đề nghị ..................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................60


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè Việt Nam 2010 – 2018 ......................4
Bảng 1.2. Tỷ trọng, giá bán chè đen, chè xanh Việt Nam xuất khẩu 2018 - 2019 ....5
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái thân cành của các dòng chè nghiên cứu ....................31
Bảng 3.2. Sinh trƣởng thân, cành của các dịng chè tham gia thí nghiệm ................33
Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái lá, màu sắc lá của các dịng chè tham gia thí nghiệm
...................................................................................................................................34
Bảng 3.4. Đặc điểm kích thƣớc lá của các dịng chè tham gia thí nghiệm ...............36
Bảng 3.5. Đặc điểm hình thái búp của các dịng chè tham gia thí nghiệm ...............37
Bảng 3.6. Đặc điểm kích thƣớc búp của các dịng chè tham gia thí nghiệm ............39
Bảng 3.7: Đợt sinh trƣởng và thời gian sinh trƣởng của các dịng chè tham gia thí
nghiệm .......................................................................................................................41
Bảng 3.8 : Động thái tăng trƣởng chiều dài búp của các dịng chè thí nghiệmTrong

vụ xn năm 2020 ....................................................................................................42
Bảng 3.9.Thời gian hình thành lá của các dịng chè tham gia thí nghiệm trong vụ
xuân năm 2020 ..........................................................................................................44
Bảng 3.10. Tổng số lƣợng búp/cây ở các vụ của các dòng chè tham gia thí nghiệm
...................................................................................................................................45
Bảng 3.11. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng chè tham gia
thí nghiệm..................................................................................................................46
Bảng 3.12: Tỷ lệ mù xịe của các dịng chè tham gia thí nghiệm .............................49
Bảng 3.13.Thành phần cơ giới búp chè tơm 3 lá của các dịng chè tham gia thí
nghiệm .......................................................................................................................50
Bảng 3.14. Thành phần sinh hóa các dịng chè tham gia thí nghiệm ........................51
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá chất lƣợng chè xanh....................................................54
Bảng 3.16. Một số loài sâu bệnh gây hại chính trên các dịng chè nghiên cứu .......57


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây cơng nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, cây chè trồng
một lần cho thu hoạch 20 - 30 năm, ở các điều kiện sinh thái và khả năng
thâm canh chăm sóc chè có thể cho thu hoạch 60 - 70 năm, cây chè có nguồn
gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, sinh trƣởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu
nóng ẩm, tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên hiện nay nhờ sự
tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cây chè đã đƣợc trồng ở nhiều nƣớc trên thế
giới, từ 33o vĩ Bắc đến 49o vĩ Nam (Hà Thị Thanh Đoàn, 2017).
Cây chè đƣợc phát hiện và sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc. Đến nay
chè đã trở thành thứ nƣớc uống thông dụng, phổ biến trên tồn thế giới. Mọi
ngƣời ƣa thích nƣớc chè khơng những vì hƣơng thơm độc đáo của nó, mà cịn
do nƣớc chè rất có lợi cho sức khỏe. Uống chè khơng chỉ là nét văn hóa lâu

đời của ngƣời dân Việt Nam mà còn do uống chè chống đƣợc lạnh, kích thích
vỏ đại não, khắc phục đƣợc sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung
ƣơng, làm tinh thần minh mẫn sảng khoái, hƣng phấn trong những thời gian
lao động căng thẳng cả về trí óc và chân tay.
Sản phẩm chè có giá trị hàng hoá và xuất khẩu cao, thị trƣờng tiêu thụ
ổn định và ngày càng đƣợc mở rộng. Hiện nay, chè đƣợc sản xuất ở rất nhiều
nƣớc trên thế giới với khối lƣợng lớn, tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á.
Việt Nam là một nƣớc có ngành sản xuất chè phát triển nhanh với nhiều
vùng chè đặc sản, xuất khẩu sang 107 nƣớc. Tuy nhiên năng suất, chất lƣợng
và giá trị chè Việt Nam cịn thấp so với trung bình chung của chè thế giới.
Thực tế cho thấy chất lƣợng chè Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị
trƣờng chè thế giới.
Trong những năm gần đây Việt Nam đã chọn tạo và đa dạng hóa đƣợc
các sản phẩm chè với chất lƣợng cao, điển hình trong năm 2019 đã công nhận


2

đƣợc hai giống chè mới TRI5.0 và Hƣơng Bắc Sơn đều là những giống cho
chất lƣợng chè xanh, chè olong tốt góp phần đa dạng hóa các sản phẩm chè
hiện có trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật và gắn
các giống chè với từng loại hình sản phẩm nhƣ: Giống VN15 cho chế biến chè
xanh đặc sản, chè xanh dạng Mao Tiêm và chè Bích Loa Xuân, giống Hƣơng
Bắc Sơn cho chế biến chè xanh, chè olong và chè dẹt...
Để chọn tạo ra giống chè mới có nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ: Lai
hữu tính, nhập nội giống, xử lý đột biến... tạo ra nguồn vật liệu khởi đầu với số
lƣợng lớn, nguồn biến dị rất phong phú từ đó chọn ra các dịng/giống chè mới
thích hợp với từng loại sản phẩm chè cho chất lƣợng tốt. Xuất phát từ thực tế
đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học,
năng suất, chất lượng của một số dịng chè tạo ra từ lai hữu tính và đột biến

phục vụ phục vụ cho sản xuất chè xanh chất lượng cao”
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá đặc điểm hình thái thực vật học, năng suất, chất lƣợng của
các dịng chè mới, từ đó lựa chọn đƣợc các dịng chè thích hợp phục vụ sản
xuất chè xanh chất lƣợng cao.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học, tổng
quan nghiên cứu về chọn tạo các giống chè có chất lƣợng tốt phục vụ cho chế
biến các sản phẩm chè.
- Đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ kỹ thuật, các hộ
sản xuất chè, giảng viên, sinh viên, học viên cao học trong học tập, nghiên
cứu về cây chè nói chung và chọn tạo giống chè nói riêng.


3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định các giống chè thích hợp phục vụ cho sản xuất chè xanh chất lƣợng
cao phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng hiện nay.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè tại Việt Nam
Nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, với hai phần ba diện tích đất đồi
núi, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh trƣởng, phát
triển. Tuy nhiên, sản xuất chè ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu sau những năm

1925.
Thời kỳ đầu Việt Nam có khoảng 300 ha trồng chè, đến năm 1939
chúng ta có khoảng 13.408 ha với sản lƣợng 10.900 tấn búp khô, đứng thứ 6
trên thế giới.
Trong thời gian chiến tranh 1945 – 1954, do chiến tranh nên diện tích
chè suy giảm nghiêm trọng. Sau khi hịa bình đƣợc lập lại cây chè đƣợc chú
trọng phát triển. Nhiều nông trƣờng chè mới đƣợc thành lập và lúc này thị
trƣờng chè đƣợc mở rộng. Năm 1977, cả nƣớc có 44.330 ha, sản lƣợng
17.890 tấn chè búp khơ. Đến năm 1985 cả nƣớc có 52.047 ha, sản lƣợng đạt
25.392 tấn chè búp khô [7].
Trong những năm gần đây, ngành chè Việt Nam đã có những bƣớc tiến
lớn trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu, sản phẩm chè Việt Nam đã có những
vị trí nhất định trên thị trƣờng thế giới.
Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018
đƣợc thể hiện qua bảng 1.1:
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè Việt Nam 2010 – 2018
Năm

Diện tích
trồng chè
(nghìn ha)

Diện tích cho
thu hoạch
(nghìn ha)

Sản lƣợng
búp tƣơi
(nghìn tấn)


2010

129,9

113,2

834,6

Tỷ lệ diện
tích thu
hoạch
(%)*
87,14

2011

127,8

114,2

878,9

89,36

7,69

2012

128,3


114,5

909,8

89,24

7,94

2013

129,8

114,8

936,3

88,44

8,15

2014

132,6

115,4

981,9

87,03


8,51

Năng suất
bình qn
(tấn/ha)**
7,37


5

2015

133,6

117,8

1.012,9

88,17

8,59

2016

133,4

118,7

1.033,6


88,98

8,71

2017

123,0

109,3

972,0

88,86

8,89

2018

123,7

109,1

987,3
88,19
9,4
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2019

Số liệu cho thấy trong giai đoạn 2010 – 2016 diện tích, năng suất và
sản lƣợng chè tăng mạnh. Năm 2016 diện tích chè cả nƣớc vào khoảng 133,4
nghìn ha, tăng 3500 ha so với năm 2010 (129,9 nghìn ha). Sản lƣợng chè búp

tƣơi cũng tăng mạnh từ 834,6 nghìn tấn năm 2010 lên 1.033,6 nghìn tấn năm
2016. Năng suất búp tƣơi bình quân cũng tăng từ 7,37 tấn/ha lên 8,71 tấn/ ha.
Giai đoạn năm 2017 – 2018 diện tích, sản lƣợng có giảm hơn so với
2016, diện tích xoay quanh khoảng 123 nghìn ha và sản lƣợng từ 972 – 987,3
nghìn tấn búp tƣơi. Năng suất bình qn có tăng nhẹ từ 8,89 tấn/ha năm 2017
lên 9,04 tấn/ha năm 2018.
Kết quả đánh giá tỷ trọng xuất khẩu chè đen và chè xanh trong năm 2018 –
2019 cho thấy có sự thay đổi về nhu cầu sử dụng chè trên thế giới, sản xuất
chè xanh nhiều hơn năm 2019 là 52%, giá xuất khẩu chè xanh cũng có xu
hƣớng tăng cao, kết quả đƣợc tổng hợp ở bảng 1.2
Bảng 1.2. Tỷ trọng, giá bán chè đen, chè xanh Việt Nam xuất khẩu
2018 - 2019
Chè đen

Chè xanh

Năm

Tỷ lệ
(%)

Giá bán
(USD/tấn)

Tỷ lệ
(%)

Giá bán
(USD/tấn)


2018

48

1.408

51

1.913

2019

47

1.430

52

2.013

Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam
Nhƣ vậy hƣớng sản phẩm của chè Việt Nam trong những năm tới ngồi
chè đen thì chè xanh, chè xanh chất lƣợng caosẽ là những sản phẩm đƣợc ƣu


6

tiên phát triển, trong đó khâu chọn tạo các dịng chè chất lƣợng phục vụ sản
xuất chè xanh chất lƣợng cao có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
1.2. Cơ sở sinh vật học và yêu cầu sinh thái của cây chè

1.2.1. Nguồn gốc, phân loại
1.2.1.1. Nguồn gốc các giống chè
Đến nay, vẫn có rất nhiều quan điểm đƣa ra nguồn gốc của cây chè, tuy
nhiên hiện có ba quan điểm đƣợc nhiều ngƣời cơng nhận bao gồm:
* Cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc
Theo Daraselia, Gruzia (1989) thì các nhà khoa học Trung Quốc nhƣ
Schenpen, Jaiding… đã giải thích sự phân bố cây chè mẹ ở Trung Quốc nhƣ
sau: Tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu của hàng loạt con sông lớn đổ về những
con sông ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Đầu tiên cây chè mọc ở Vân
Nam, sau đó hạt chè di chuyển theo nguồn nƣớc đến các vùng nói trên và lan
dần sang các khu vực khác. Cũng theo Daraselia dựa trên cơ sở học thuyết
“Trung tâm khởi nguyên cây trồng” của Vavilop thì cây chè có nguồn gốc ở
Trung Quốc, nó phân bố ở các khu vực Đông Nam, men theo cao ngun Tây
Tạng (Hà Thị Thanh Đồn, 2017).
* Chè có nguồn gốc ở vùng Atxam (Ấn Độ)
Năm 1823, R. Bruce phát hiện đƣợc những cây chè dại, lá to ở vùng
Atxam (Ấn Độ). Từ đó các nhà bác học ngƣời Anh cho rằng nguyên sản của
cây chè là vung Atxam - Ấn Độ chứ không phải là vùng Vân Nam Trung
Quốc (Hà Thị Thanh Đồn, 2017).
* Chè có nguồn gốc ở Việt Nam
Những nghiên cứu của Djemukhate (1961 - 1976) về phức Catechin giữa
các loại chè đƣợc trồng và mọc hoang dại đã đƣa ra luận điểm về sự tiến hóa,
sinh hóa của chè và từ đó ơng đã đi đến kết luận: “ Nguồn gốc của cây chè
chính là ở Việt Nam” (Hà Thị Thanh Đoàn, 2017).


7

Các quan điểm nêu trên tuy có khác nhau về địa điểm nhƣng đều có điểm
chung: Nguyên sản của cây chè là ở Châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng

ẩm.
1.1.1.2. Phân loại
Cây chè có tên khoa học là Camellia(Thea) Sinensisthuộc ngành hạt kín
(Angiospermae), thuộc lớp song tử diệp (Theales), bộ chè (Theaceae)
Cơ sở của việc phân loại chè thƣờng dựa vào:
- Cơ quan dinh dƣỡng: Loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán,
hình dạng và kích thƣớc của các loại lá, số đôi gân lá...
- Cơ quan sinh thực: Độ lớn của cánh hoa, số lƣợng đài hoa, vị trí phân
nhánh của đầu nhị cái.
- Đặc tính sinh hóa: Chủ yếu dựa vào hàm lƣợng tanin. Mỗi giống chè
đều có hàm lƣợng tanin biến động trong phạm vi nhất định.
1.1.2. Đặc điểm nông sinh học
Thân và cành
Cây chè sinh trƣởng trong điều kiện tự nhiên là đơn trục, chỉ có một
thân chính, trên đó phân ra các cấp cành. Do đặc điểm sinh trƣởng và hình
dạng phân cành khác nhau, ngƣời ta chia thân chè ra làm ba loại: Thân gỗ,
thân nhỡ (thân bán gỗ) và thân bụi.
Thân gỗ là loại hình cây cao, to, có thân chính rõ rệt, vị trí phân cành cao.
Thân nhỡ hay thân bán gỗ là loại hình trung gian, có thân chính tƣơng
đối rõ rệt, vị trí phân cành thƣờng cao khoảng 20 - 30 cm ở phía trên cổ rễ.
Đặc điểm của thân bụi là cây khơng có thân chính rõ rệt, tán cây rộng
thấp, phân cành nhiều, vị trí phân cành cấp 1 thấp ngay gần cổ rễ. Trong sản
xuất thƣờng gặp loại chè thân bụi. Vì sự phân cành của thân bụi khác nhau
nên tạo cho cây chè có các dạng tán: tán đứng thẳng, tán trung gian và tán
ngang.
Mầm chè


8


Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dƣỡng và mầm sinh thực.
Mầm dinh dƣỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa
và quả.
Mầm dinh dƣỡng gồm có: Mầm đỉnh; mầm nách; mầm ngủ; mầm bất
định
Búp chè
Búp chè là đoạn non của một cành chè. Búp đƣợc hình thành từ các
mầm dinh dƣỡng, gồm có tơm (phần lá non ở trên đỉnh của cành chƣa xòe ra)
và hai hoặc ba lá non. Búp chè trong quá trình sinh trƣởng chịu sự chi phối của
nhiều yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong của nó. Kích thƣớc của búp thay đổi
tùy theo giống, loại và liều lƣợng phân bón, các khâu kỹ thuật canh tác khác
nhƣ đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt.
Búp chè là nguyên liệu để chế biến ra các loại chè, vì vậy nó quan hệ
trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của chè. Nghiên cứu của Bakhơtatje
(1947) cho thấy tƣơng quan giữa số lƣợng búp trên một đơn vị diện tích và
năng suất là một tƣơng quan rất chặt chẽ r = 0,956.
Lá chè
Lá chè không chỉ là bộ phận cho thu hoạch mà còn là bộ phận quang
hợp của cây, lá chè thƣờng có nhiều hình dạng khác nhau tùy thuộc vào các
giống chè khác nhau và trong điều kiện sinh thái khác nhau. Lá chè có gân rõ
hay mờ tùy thuộc vào từng giống chè, mép lá có răng cƣa, nơng sâu phụ thuộc
vào giống
Rễ chè
Hệ rễ chè gồm có: Rễ trụ (rễ cọc), rễ bên và rễ hấp thu.
Hoa và quả chè
Hoa bắt đầu nở trên cây chè 2 - 3 tuổi, từ chồi sinh thực ở nách lá. Hoa
lƣỡng tính, tràng có 5 - 9 cánh màu trắng hay phớt hồng.


9


Quả chè là loại quả nang có 1 - 4 hạt, thƣờng là 3 có khi là 1. Hình
trịn, tam giác hay vuồng tùy số hạt bên trong. Vỏ quả màu xanh, khi chín
chuyển màu nâu và nứt ra.
1.1.3. Đặc tính sinh hóa
Nước
Nƣớc là thành phần hóa học quan trọng, là mơi trƣờng ở đó xảy ra các
q trình của tế bào sống cũng nhƣ biến đổi sinh hóa trong quá trình chế biến.
Hàm lƣợng nƣớc chiếm phần lớn khối lƣợng búp chè nguyên liêu nên ảnh
hƣởng lớn đến quy trình cơng nghệ và kỹ thuật sản xuất chè. Búp chè tôm 2 3 lá non lƣợng nƣớc thƣờng chiếm từ 76 – 78%. Hàm lƣợng nƣớc phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: Tốc độ sinh trƣởng, thời vụ thu hoạch, điều
kiện khí hậu và biện pháp kỹ thuật canh tác.
Trong điều kiện khí hậu miền Bắc nƣớc ta, vào vụ xuân, đầu vụ hàm
lƣợng nƣớc trong búp chè chiếm cao nhất (78 - 80%), vào cuối vụ (tháng 10 11), hàm lƣợng nƣớc trong búp chè thấp, đạt 75 - 77%. Hàm lƣợng nƣớc
trong nguyên liệu chè còn phụ thuộc vào phẩm cấp nguyên liệu tức là mức độ
hái búp chè non hay búp chè già. Loại nguyên liệu chè tốt (chè A) có hàm
lƣợng nƣớc cao hơn chè loại B, C. Lƣợng nƣớc trong thành phần búp chè
cũng không giống nhƣ: Ở tôm đạt 76 - 78%, lá 1 - 2 đạt 75 - 76% và ở lá 3 đạt
73 - 74%, cuộng non 80 - 84%. Ngoài ra, tùy theo các biện pháp đốn, hái, bón
phân… mà hàm lƣợng nƣớc trong lá chè chênh lệch nhau từ 1 - 2%.
Tanin
Trong búp chè có nhiều chất ảnh hƣởng đến chất lƣợng, nhƣng chủ
yếu là hợp chất tanin (chất chát). Hợp chất tanin đóng vai trị quan trọng trong
quá trình sinh lý cây trồng. Trong chè, tanin chứa đến 90% của tất cả các hợp
chất khử. Tanin có khả năng dịch chuyển trong thực vật khi cây thiếu dinh
dƣỡng. Một trong những chức năng quan trọng của tanin là tạo nên sự bền
vững trong tế bào thực vật và tính chống chịu của cây. Trong các giống chè


10


khác nhau thì tanin cũng khác nhau, hàm lƣợng nhiều hay ít lại phụ thuộc vào
một số yếu tố nhƣ giống, điều kiện sinh thái, chế độ dinh dƣỡng và thời vụ
cho thu hoạch, trong đó hàm lƣợng tanin càng cao khi búp chè càng
non.Trong búp chè tôm 2 - 3 lá non, hàm lƣợng tanin khoảng từ 25 - 35%
khối lƣợng chất khô.
Theo Zaprometov (1964), hợp chất tanin – catechin trong búp chè gồm
có 4 nhóm chính là catechin, antoxantin, antoxianin và axit phenolcarboxylic.
Trong hợp chất tanin, phần lớn là catechin với hàm lƣợng chiếm tới 90%. Sự
tạo thành hợp chất poliphenol trong búp chè rất phức tạp. Nhờ phƣơng pháp
phân tử đánh dấu đã xác định rằng, sự tổng hợp hợp chất poliphenol trong
thực vật thông qua bằng hai con đƣờng: Thứ nhất là từ axit siquimic và thứ
hai là axetat hoạt động. Poliphenol đƣợc tạo thành từ axit siquimic ở vị trí
ortho và para của nhóm hydroxyl (-OH), cịn từ axetat hoạt động – poliphenol
ở vị trí meta của nhóm (-OH) (dẫn theo Trịnh Văn Loan, 2008).
Catechin đƣợc tạo thành ở lá non, từ sản phẩm đồng hóa quang hợp
của axit cacbonic mà trƣớc hết là ở lá thứ nhất và tôm.
Các hợp chất Ankaloid
Đối với cây chè, nhóm chất này quan trọng nhất là caffein, teobromin
và teophilin. Chè có giá trị nhƣ một dƣợc liệu quý khi uống chè làm cho con
ngƣời sảng khoái, chống mệt mỏi, tăng cƣờng hoạt động cơ bắp cũng là do
cafein có trong chè gây nên. Alcaloit tham gia tích cực trong quá trình trao
đổi chất của cây trồng. Hàm lƣợng cafein trong chè và sản phẩm chè chiếm
khoảng 2,5 - 5% khối lƣợng chất khô. Cafein không gây ngộ độc cơ thể khi sử
dụng chè ở mức cao, tuy nhiên xu hƣớng hiện nay của ngƣời uống chè trên
thế giới thích dùng loại chè có hàm lƣợng cafein thấp để giảm bớt sự kích
thích thần kinh trung ƣơng.
Nghiên cứu vấn đề tổng hợp cafein cho thấy cafein đƣợc tạo thành từ
acginin, gictizin và ure. Thực nghiệm bằng phƣơng pháp thẩm thấu ure vào lá



11

chè tƣơi, hàm lƣợng cafein trong lá chè đƣợc tăng lên 17% so với cafein tổng
số.
Cũng nhƣ các thành phần khác của lá chè, caffein cũng chịu ảnh hƣởng
của nhiều yếu tố sinh học và địa lý nhƣ giống chè, nơi trồng trọt và điều kiện
canh tác mà hàm lƣợng của nó thay đổi trong một giới hạn nhất định.
Protein và acid amin
Hợp chất protein là những cấu tử quan trọng trong thành phần hóa học
của chè, nó ảnh hƣởng đến hình thành chất lƣợng chè sản phẩm. Hàm lƣợng
protein trong chè thƣờng đạt khoảng 30 - 32% khối lƣợng chất khơ. Nhƣng
chỉ có 12 - 13% hàm lƣợng của protein hòa tan trong nƣớc và chuyển vào chất
chiết khi pha chè. Số lƣợng cịn lại là phần protein khơng hịa tan trong nƣớc,
có ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng chè.
Trong quá trình chế biến, protein kết hợp với tanin để tạo thành tanin
liên kết không tan trong nƣớc, làm giảm chất lƣợng nguyên liệu và chè thành
phẩm.
Trong thành phần búp chè, hàm lƣợng protein khác nhau. Lá chè non có
hàm lƣợng protein cao hơn lá bánh tẻ và lá già.
Ngoài ra, hàm lƣợng protein thay đổi tùy thuộc vào giống chè, chế độ
phân bón và thời gian bón phân.
Hàm lƣợng axit amin tổng số trong búp chè đạt khoảng 2% khối lƣợng
chất khô và thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Enzyme
Các enzym trong búp chè là những chất xúc tác sinh học để tăng nhanh
phản ứng của các quá trình trong tế bào sống. Trong lá chè có rất nhiều loại
men, nhƣng ngƣời ta mới biết có 450 loại đƣợc chia thành 5 nhóm trong đó có
2 nhóm quan trọng là nhóm enzyme oxi hóa khử và nhóm enzyme thủy phân.
Trong q trình chế biến chè, sự biến đổi nguyên liệu chè tƣơi thành

những sản phẩm khác nhau dựa trên cơ sở tác dụng của men trong nguyên


12

liệu ban đầu. Khi điều chỉnh quá trình lên men tức là tùy thuộc vào mức độ
lên men khác nhau ta sẽ nhận đƣợc các dạng chè khác nhau nhƣ: chè xanh,
chè đen, chè vàng, chè đỏ (chè oolong)... Điều đó chủ yếu do sự oxy hóa hợp
chất tanin trong búp chè khi có mặt poliphenoloxydaza và peroxydaza.
Gluxit
Gluxit là nhóm hợp chất hữu cơ có vai trị lớn trong q trình sinh
trƣởng của cây chè. Nó là sản phẩm đầu tiên của q trình quang hợp từ đó
tạo ra nhiều hợp chất hữu cơ khác. Ngồi ra, nó cịn là nguyên liệu cấu trúc
vững chắc thành tế bào của cây.
Gluxit trong chè rất đa dạng bao gồm các đƣờng đơn giản (chiếm
khoảng 1 - 2%) và các polisaccharit chứa từ 10 - 12%. Ở chè các dạng đƣờng
tan trong nƣớc có hàm lƣợng khơng nhiều nhƣng rất cần thiết. Các nghiên cứu
cho thấy ở điều kiện nhiệt độ cao do tác dụng của các đƣờng glucose, fructose
với amino acid và các chất chát trong chè mà chè có cả một dãy hƣơng thơm
mùi hoa hồng, quả chín, mật ong và mạch nha. Cùng với độ tăng trƣởng của
lá chè thì hàm lƣợng đƣờng và tinh bột trong chúng cũng đƣợc tăng cao.
Đƣờng hòa tan cũng là một trong những chỉ số chất lƣợng của chè sản phẩm.
Dầu thơm trong chè
Hƣơng thơm của chè là một trong những chỉ số chất lƣợng có giá trị
lớn trong việc đánh giá chất lƣợng chè.
Hƣơng thơm trong chè bao gồm nhiều hợp chất thơm khác nhau mà
trƣớc hết là tinh dầu và aldehyd.
Hƣơng thơm trong chè đƣợc gây nên bởi tinh dầu trong lá chè và sản
phẩm chè. Hiện nay ở chè ngƣời ta đã tìm thấy 130 cấu tử chất thơm với
hàm lƣợng khoảng 0,007 - 0,02% khối lƣợng chất khô. Tinh dầu chè là

những cấu tử dầu thơm dễ bị biến đổi khi tiếp xúc với khơng khí hoặc tác
dụng của nhiệt độ cao.


13

Hƣơng thơm của chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là
giống chè và độ cao nƣơng chè so với mặt biển.
Aldehyd trong chè là những chất mang hƣơng thơm và những cấu tử
riêng biệt của chúng tham gia vào sự tổng hợp dầu thơm. Trong cuộng non
của chè chứa hàm lƣợng lớn các aldehyd thơm tạo cho chè có mùi thơm.
Vitamin và khống chất
Vitamin là nhóm hợp chất hữu cơ phân tử thấp, có bản chất hóa học đa
dạng gồm 2 loại: Nhóm hịa tan trong chất béo và nhóm hịa tan trong nƣớc.
Trong chè, phần lớn các vitamin hịa tan trong nƣớc. Tính đến nay, con ngƣời
đã phát hiện trong chè có đầy đủ các loại vitamin và hàm lƣợng trung bình
trong 1kg chè khơ có 0,3 - 10 mg vitamin B1; 6 - 11mg vitamin B2; 54 - 152
mg vitamin PP, 7 - 10mg vitamin C.
Chè là loại sản phẩm bổ sung dinh dƣỡng khoáng cho con ngƣời, trong
búp chè non hàm lƣợng chất khống chiếm từ 4 - 5% khối lƣợng chất khơ trong
đó các chất khống hịa tan chiếm 50 - 60%. Hàm lƣợng các chất khoáng này
thay đổi phụ thuộc vào thành phần của búp. Ở tôm và lá thứ nhất, các chất
khống hịa tan lớn hơn ở lá thứ 2 và lá thứ 3. Những nguyên tố tro quan trọng
của lá chè là phôt pho, kali, sắt, đồng, lƣu huỳnh, magie. Đặc biệt chất lƣợng
chè càng cao thì hàm lƣợng kali và phôt pho cũng cao.
Sắc tố
Cùng với hƣơng và vị chè, màu sắc của nƣớc pha chè một chỉ tiêu chất
lƣợng đƣợc các nhà chế biến trà quan tâm. Màu sắc của chè do 2 nguồn tạo
nên: Nguồn tự nhiên là các sắc tố có trong nguyên liệu và nguồn các sắc tố
mới đƣợc tạo ra trong quá trình chế biến. Cây chè có chứa nhiều sắc tố thuộc

nhóm chlorophil và carotenoid. Các lá non chứa ít chlorophil hơn các lá già;
về mùa hè hàm lƣợng các sắc tố này cao hơn mùa xuân.
1.1.4. Yêu cầu sinh thái
1.1.4.1. Lượng mưa và độ ẩm khơng khí


14

Lƣợng mƣa trung bình năm thích hợp cho sinh trƣởng cây chè trên thế
giới là 1500 - 2000mm. Số ngày mƣa ảnh hƣởng rất lớn đến công hái chè,
cũng nhƣ chế biến chè. Phân bố mƣa trong năm cũng ảnh hƣởng rất lớn đến
công hái chè, chế biến chè. Mƣa cịn ảnh hƣởng đến chất lƣợng chè, chè đơng
xn có chất lƣợng cao, chè vụ thu có chất lƣợng thấp.
Ẩm độ khơng khí cần thiết cho cây chè là 70 - 90% thích hợp nhất là 80 85%. Ẩm độ khơng khí thấp, chè cằn cỗi, búp chóng già, tỷ lệ mù xòe cao, sức
chống chịu sâu bệnh giảm.
1.1.4.2. Nhiệt độ khơng khí
Kết quả nghiên cứu của Kvaraxkhelia (1950) và Trang Vãn Phƣơng
(1956) cây chè bắt đầu sinh trƣởng khi độ nhiệt trên 10 0C. Độ nhiệt bình quân
hàng năm để cây chè sinh trƣởng phát triển bình thƣờng là 12,5 0C và sinh
trƣởng tốt trong phạm vi 15 - 230C. Giới hạn độ nhiệt thấp đối với sinh trƣởng
của chè biểu hiện rõ rệt qua thời kỳ ngừng sinh trƣởng trong mùa đơng và
sinh trƣởng trở lại khi có độ nhiệt ấm áp của mùa xuân trong những vùng khí
hậu á nhiệt đới. Đối với sinh trƣởng của cây trong thời kỳ này thì độ nhiệt
khơng khí trở thành nhân tố sinh thái chủ yếu. Cây chè yêu cầu lƣợng tích
nhiệt hàng năm 3.500 - 4.0000C. Độ nhiệt tối thấp tuyệt đối mà cây có thể
chịu đựng đƣợc thay đổi tùy theo giống, có thể từ -50C đến -250C hoặc thấp
hơn.
Nhiệt độ khơng khí có lợi cho sinh trƣởng chè là 22 - 280C, búp chè sinh
trƣởng chậm ở 15 - 180C, ở nhiệt độ 100C búp chè mọc rất chậm.
Biên độ nhiệt độ ngày và đêm lớn có lợi cho chất lƣợng chè, ở vùng thấp

biên độ nhiệt độ ngày và đêm nhỏ chất lƣợng chè kém hơn.
1.1.4.3. Ánh sáng
Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi cây
và giống. Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vƣờn
ƣơm, ngƣời ta thƣờng che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trƣởng
nhanh. Giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè nhỏ.
Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hƣởng đến cấu tạo của lá và
thành phần hóa học của chúng. Ánh sáng tán xạ ở vùng núi cao có tác dụng
tốt đến phẩm chất chè hơn ánh sáng trực xạ. Sƣơng mù nhiều, ẩm ƣớt và nhiệt


15

độ thấp ở vùng núi cao là nơi sản xuất chè chất lƣợng cao trên thế giới.
1.1.4.4. Điều kiện đất đai
So với một số cây công nghiệp dài ngày khác thì chè khơng u cầu khắt
khe nhiều về đất đai. Tuy nhiên để cây sinh trƣởng tốt, nƣơng chè có nhiệm kỳ
kinh tế dài, có khả năng cho năng suất cao, ổn định thì đất trồng chè phải đạt
những yêu cầu sau: Tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nƣớc. Độ pH thích hợp
cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực
nƣớc ngầm phải dƣới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thƣờng.
Đất trồng chè phải đạt các tiêu chuẩn: Đất phải sâu, có phản ứng chua,
giàu mùn và chất dinh dƣỡng, nhất là đạm, kết cấu tơi xốp, giữ nƣớc nhƣng
thoát nƣớc, thuộc loại đất thịt pha cát đến đất thịt nặng, độ dôc thoải, liền
khoảng.
1.1.4.5. Độ cao và địa hình
Địa hình và địa thế có ảnh hƣởng rất rõ đến sinh trƣởng và chất lƣợng
chè. Nhiều tác giả ở Liên Xô Kharabava, Đjemukhatze đã xác định chè trồng
ở nơi có địa thế càng cao hơn mặt biển (trong một chừng mực nhất định) thì
khuynh hƣớng tạo thành và tích lũy tanin càng lớn.

Ở độ vĩ càng cao phẩm chất và sản lƣợng chè càng có xu hƣớng giảm.
Nhiệt độ và độ ẩm thấp, ngày dài đã ảnh hƣởng khơng tốt đến sinh trƣởng và
tích lũy vật chất trong cây chè.
1.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống chè trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Công tác chọn tạo giống chè là nhiệm vụ quan trọng nhằmtạo ra các
sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm chè. Trải qua hơn 100 năm
hình thành và phát triển, ngành chè thế giới đã có nhiều nghiên cứu nổi bật và
tìm ra các bộ giống mời. Có nhiều phƣơng pháp chọn lọc khác nhau đƣợc áp
dụng nhƣ: Chọn lọc cá thể, chọn lọc cây đầu dịng, lai hữu tính, nhập nội
giống, gây đột biến, trong đó chủ yếu hiện nay vẫn là phƣơng pháp lai hữu
tính.


16

Mục tiêu của công tác chọn tạo giống chè hiện nay khơng chỉ đơn
thuần là tạo ra các giống có năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt với các
điều kiện bất thuận của môi trƣờng mà các giống chè chọn tạo mới phải có
chất lƣợng tốt đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn sản phẩm chè chất lƣợng cao, an
toàn thoả mãn yêu cầu ngƣời tiêu dùng.
Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia sản xuất chè đƣợc đánh giá đầu thế giới. Việc
nghiên cứu, chọn tạo,sử dụng giống chè tốt trong sản xuất đƣợc các nhà khoa
học Trung Quốc quan tâm từ rất sớm. Ngay từ đời nhà Tống, Trung Quốc đã
có 7 giống chè tốt ở Vũ Di Sơn. Các giống chè Thuỷ Tiên (1821 - 1850), Đại
Bạch Trà (1850), Thiết Quan Âm đã có từ hơn 200 năm về trƣớc đều là
những giống chè triết cành (Nguyễn Văn Toàn,1994).
Sở Nghiên cứu chè Tứ Xuyên Trung Quốc trong năm 1960 bắt đầu
nghiên cứu lai hoa thụ phấn nhân tạo, đã bồi dục thành hai giống chè Thuộc

Vĩnh số 1 và số 2 đã đƣợc công nhận là giống chè quốc gia. Sở Nghiên cứu
chè Hồ Nam, Trung Quốc từ năm 1975 trở lại đây, đã tiến hành 525 tổ hợp lai
tạo thụ phấn nhân tạo và thu đƣợc một số giống chè mới có triển vọng (Trịnh
Khởi Khơn, Trang Tuyết Phong, 1997), (Nguyễn Thị Minh Phƣơng, Đỗ
Văn Ngọc, Nguyễn Văn Tồn, 2006, 2007,2008).
Hiện nay cơng tác giống chè ở Trung Quốc đƣợc đặc biệt quan tâm,
chủ yếu chọn giống chè theo hƣớng chất lƣợng cao để tạo ra những sản phẩm
chè đặc biệt, nổi tiếng trong nƣớc và thế giới, (Chen Rong Bing, 1995).
Ấn Độ
Cơng tác chọn dịng trên thứ chè Asamica đƣợc Ấn Độ đẩy mạnh, trong
đó đã trú trọng chọn ra những giống chè thích nghi cho những vùng có độ cao,
độ ẩm khác nhau.
Theo Đỗ Ngọc Quỹ (2000): Từ những năm 50 của thế kỉ 20 Ấn Độ đã
thành công trong việc chọn ra 110 giống chè tốt, trong đó có 102 giống chè


17

đƣợc nhân bằng phƣơng pháp vơ tính. Đến năm 2003 Ấn Độ đã có trên 80%
diện tích đƣợc trồng bằng giống tốt chủ yếu là giống chè Assam đƣợc chọn
lọc bằng phƣơng pháp chọn lọc cá thể. Trong đó có trên 20% giống trồng
bằng cây con đƣợc nhân giống bằng phƣơng pháp giâm cành.
Đánh giá triển vọng của việc chọn dòng chè ở Ấn Độ Eden (1958), cho
rằng: Những giống chè ở Trung Quốc, Ấn Độ có nhiều dạng hình thái khác
nhau, có khả năng sinh trƣởng và cho năng suất khác nhau, quan sát 200 cây
chè trên nƣơng chè, có những cây cho sản lƣợng cao gấp 3 lần so với năng
suất trung bình và gấp tới 20 lần so với cây cho sản lƣợng thấp nhất. Do vậy
chọn dịng từ những cây chè tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao
năng suất vƣờn chè.
Bằng phƣơng pháp công nghệ sinh học năm 1990 Ấn Độ đã chọn ra

dịng tam bội TV29 có tiền năng năng suất cao.
Phƣơng pháp chọn lọc các thể tại Tocklai đã chọn ra các giống TV1,
TV23 có sản lƣợng và chất lƣợng khá.
Theo Đỗ Ngọc Quỹ (2000) thì Ấn Độ, Nhật Bản, Srilanca, Trung
Quốc, Liên Xô cũ… đã sử dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống chè
tốt, dùng phôi non, Phôi hom bồi dƣỡng thành cây chè hoàn chỉnh. Sử dụng
phƣơng pháp ƣu thế lai để tạo ra giống chè chất lƣợng cao phục vụ cho sản
xuất.
Phƣơng pháp lai hữu tính đƣợc Ấn Độ rất quan tâm đã chọn ra giống
VTA54 có năng suất và chất lƣợng khá. Từ cặp lai TV1/19.31.14 tại Tocklai
đã chọn ra giống TS449 có năng suất cao, chất lƣợng khá có khả năng chống
chịu tốt. Cũng bằng phƣơng pháp lai hữu tính đã chọn ra các giống TS450,
TS462, TS463, TS464, TS491 và TS520 đều là các giống sinh trƣởng khỏe có
khả năng chịu hạn tốt.
Tại Nhật Bản


18

Nhật Bản nhập giống chè từ Trung Quốc, vào thế kỷ 19, trồng ở giữa
35 - 38 vĩ độ Bắc, trồng trên đất bằng, độ cao không quá 60 – 100m so với
mực nƣớc biển [11].
Từ những năm 1952 Nhật Bản đã xây dựng chế độ đăng ký giống chè tốt,
qua đó các sở Nơng Lâm các tỉnh đã đăng ký 33 giống tốt, trong đó chủ lực là
giống Yabukita. Năm 1968, giống mới chiếm 22,4% và ngày nay, giống mới
chiếm trên 65,2% diện tích chè [3].
Theo Lê Tất Khƣơng (1990) năng suất chè bình quân của cả nƣớc đã
đạt 1.725kg chè khô/ ha. Năng suất chè cao là do nhà nƣớc coi trọng đầu tƣ
vào nông nghiệp ở khâu giống tốt và biện pháp quản lý, chăm sóc vƣờn cây.
Theo Satoshi Yamagushi, Jitanaka giống chè chủ yếu ở Nhật Bản là giống chè

lá nhỏ, phù hợp cho chế biến chè xanh.
Cơng tác chọn dịng cũng đƣợc đặc biệt chú ý, nhiều giống chè mới đã
đƣợc đƣa vào sản xuất nhƣ: Merioku, Saemidori, Asanoka, Asathuy,
Yutakamidori và đặc biệt đã chọn đƣợc giống Yabukita có chất lƣợng chè
xanh rất tốt hiện nay đã chiếm 70% diện tích chè ở Nhật bản.
Theo Katsuyki Yoshida (2018): Chỉ tiêu quan trọng nhất khi chọn ra
giống chè tốt là có hàm lƣợng axit amin càng cao càng tốt, các giống chè Nhật
Bản phổ biến có hàm lƣợng axit amin từ 2,5 - 3%.
Tại Đài Loan
Giống chè trong sản xuất của Đài Loan đƣợc lấy từ Trung Quốc lục địa
đƣa về 200 năm trƣớc. Sách chép lại rằng các giống chè trồng sớm nhất ở Đài
Loan lấy từ chè Vũ Di Sơn về và nhân ra, sau đều gọi là giống Ơlong Thanh
Tâm. Ngồi ra cịn có giống Thiết Quan Âm đƣa về trồng ở khu Mộc Sách.
Năm 1910 Trạm thí nghiệm Bình Châu đƣa hạt chè từ Đại lục về gieo
và chọn tạo, đến năm 1918 chọn ra Thanh Tâm Đại Não, Ôlong lá to, Hồng
Tâm cánh cứng... cùng với Ơlong Thanh Tâm cịn có 4 giống tốt đƣợc trồng ở


×