Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phương pháp lai hữu tính đối với cây bông ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.68 KB, 6 trang )

Phương pháp lai hữu tính đối với cây bông
3.2.1. Lai trong loài
Các giống bông trồng cùng một loài lai với nhau
trong nhiều trường hợp cho
các dạng biến dị tổ hợp rất tốt.
Khi chọn các giống bố mẹ để lai cần lưu ý đến các
đặc tính kinh tế quan trọng
như số quả/ cây, kích thước quả, tỉ lệ xơ, chất lượng
xơ, tính chống chịu… để có thể
chọn được từ con lai, những biến dị tổ hợp với nhiều
tính trạng quý. Các giống bố
mẹ có thể khác nhau về hình thái, xa nhau về địa lí,
vùng sinh thái…
Tuỳ theo yêu cầu cụ thể có thể lai đơn, lai kép hoặc
lai phức tạp hơn. Muốn
tăng tính trạng có lợi hoặc loại bỏ tính trạng xấu có
thể sử dụng phương pháp lai lại
(backcross).
Vì bông là cây tự thụ phấn cũng có tỉ lệ giao phấn
khá cao (nhờ côn trùng) do
đó vật liệu lai cần được chọn lọc kỹ và phải cho tự
thụ phấn kèm theo cách li chặt
chẽ trước khi lai vài ba thế hệ để bảo đảm độ thuần
của giống dòng.
Chọn lọc đối với con lai bắt đầu từ F2 và tiếp tục ở
các thế hệ tiếp sau. Chọn
lọc có hiệu quả đối với quần thể con lai ở cây bông là
chọn lọc theo phả hệ
(pedigree).
3.2.2. Lai xa
Đối với cây bông lai xa rất có ý nghĩa. Rất nhiều


dạng lai có giá trị thu được từ
lai xa: các dạng lai có xơ bền, sợi mịn, xơ dài, kháng
côn trùng và tuyến trùng,
chống chịu bệnh héo nhũn, bệnh giác ban, bệnh xoăn
lùn do virus…
Lai xa giữa các loài bông có cùng số lượng nhiễm sắc
thể thường dễ thu
được kết quả (bông luồi với bông Hải Đảo, bông cỏ
châu Á với bông cỏ châu
Phi).
Lai xa giữa các loài khác nhau về số lượng nhiễm sắc
thể (2x và 4x) thường rất
khó khăn. Hạt lai thường bị rỗng do phôi chết sớm,
quả lai thường rụng sớm, nếu
thu được kết quả thì con lai F1 cũng thường bất dục.
Để khắc phục hiện tượng không kết hạt khi lai xa đầu
tiên phải tạo điều kiện
tốt cho cây mẹ trong và sau khi lai như chế độ dinh
dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng… để
bảo đảm an toàn cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và
phát triển của phôi, quả. Lựa
chọn giống thích hợp để lai khác loài nhiều khi cho
hiệu quả hoàn toàn khác nhau.
Khắc phục hiện tượng bất dục ở con lai F2 bằng cách
lai lại, hoặc tạo con lai đa
bội khác nguồn. Ở Uzbekistan đã tạo giống lai giữa
các loài có số nhiễm sắc thể
khác nhau như sau: G. arboreum x G.thurberi (cùng
có 2n = 26). Con lai F2 được đa
bội hoá (2n = 52) lai tiếp với G.hirsutum (2n = 52).

Con lai ba này có độ bền xơ cao
nhất trong các giống đang sản xuất tại vùng Trung Á
thuộc Liên Xô (cũ). Ở Bờ Biển
Ngà cũng trồng phổ biến các giống lai ba khác loài là
HAR (hirsutum x arboreum x
raimondci) và ATH (arboreum x thurberi x
hirsutum). Các giống này có năng suất,
lệ xơ và chất lượng xơ đều cao.
Ở Ấn Độ lai xa giữa G. arboreum với G.thurberi và
giữa G.thurberi với
G.raimandii cũng đã cho những giống lai quý chín
sớm, quả to, chất lượng xơ cao.
Lai giữa bông luồi và thứ bông luồi dạng dại
(G.hirsutum x ssp. Mexicanum
var.nervosum) là phép lai thông dụng để tạo dạng
chống bệnh héo nhũn do nấm.
F1 (giống bông luồi x mexicanum) x giống hoặc
giống x F1 (giống bông luồi x
mexicanum).
F1 có thể lai với chính giống làm mẹ hoặc có thể lai
với một giống khác để có
được con lai vừa có nhiều tính quý của giống vừa
chống chịu bệnh tốt.

×