Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca trong chương trình âm nhạc THCS trên địa bàn thị xã phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 111 trang )

1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng ln là nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Cùng với sự phát triển và đổi
mới không ngừng về trí tuệ, quan niệm văn hóa, thẩm mĩ của các tầng lớp
nhân dân trong thời đại phát triển của khoa học cơng nghệ thì nhu cầu thưởng
thức âm nhạc trong đời sống tinh thần cũng ngày một không ngừng đổi mới,
nâng cao.
Cùng với đó âm nhạc là loại hình nghệ thuật phản ánh thế giới quan
bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Hình tượng âm nhạc
được diễn tả đặc biệt thông qua các phương tiện: giai điệu, tiết tấu, hòa âm,
cường độ, nhịp độ, âm sắc…
Âm nhạc có sức mạnh vơ cùng to lớn và phong phú trong việc thể hiện
một cách sâu sắc thế giới nội tâm con người, những mối quan hệ giữa con
người với thiên nhiên cũng như giữa con người với con người.
Âm nhạc nảy sinh trong quá trình lao động của con người và nó hỗ trợ
trở lại để con người sản xuất và sáng tạo. Âm nhạc tồn tại trong mọi thời đại,
mọi dân tộc, mỗi vùng miền… nó gắn liền chúng ta từ khi chào đời đến khi
giã từ cuộc sống. Những khúc hát ru, những bài đồng dao, hát giao duyên,
những điệu múa… trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam là cội nguồn
của nghệ thuật, là cơ sở cho sự sáng tạo của các nhạc sĩ.
Âm nhạc là môn học mọi cấp học từ mẫu giáo đến cấp trung học cơ sở.
Đặc biệt đối với học sinh trung học cơ sở âm nhạc dân gian có ý nghĩa rất lớn,
đó là phương tiện hiệu quả để đưa vào góp phần hình thành nhân cách phát
triển toàn diện đối với các em học sinh lứa tuổi trung học cơ sở, hơn thế âm
nhạc dâm gian sẽ còn là phương tiện giúp các em phát triển khả năng cảm thụ
âm nhạc một cách sâu sắc và tồn diện nhất.
Trong bối cảnh của thời kì hội nhập và tồn cầu hóa, khi mà sự giao thoa
và tiếp biến các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo


nên những trào lưu mới trong xã hội và cũng gây ra khơng ít những ảnh


2

hưởng tới sự hình thành và phát triển tâm lý và tính cách của thế hệ trẻ
ngày nay. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc truyền thống, trong đó có dạy hát
dân ca cho các thế hệ con người Việt Nam đặc biệt là lứa tuổi học sinh những
cảm nhận đúng đắn với âm nhạc nói chung, âm nhạc truyền thống nói riêng
và để từ đó góp phần hình thành nên nhân cách của con người Việt Nam chân
chính trong thời đại mới.
Ví dụ: Đi cắt lúa (dân ca H’rê - Tây Nguyên) thể hiện rõ công việc của
những người dân lao động và cảm nhận về hình ảnh đẹp của núi rừng Tây
Nguyên.
Qua các làn điệu dân ca sâu lắng mượt mà, học sinh có thể cảm nhận
được vẻ đẹp của quê hương, đất nước, tình cảm giữa con người với con
người… từ đó giúp các em sống đẹp hơn, tốt hơn. Bên cạnh đó, việc thấm
nhuần các giai điệu dân ca cịn giúp học sinh khơng chỉ biết thưởng thức cái
đẹp mà cịn biết sáng tạo và có khả năng đem cái đẹp vào đời sống trên mọi
phương diện, học tập, lao động, ứng xử…
Để môn âm nhạc phát huy hết tác dụng của nó, đặc biệt là các bài hát
dân ca, các em học sinh cần phải có khả năng cảm thụ âm nhạc tinh thế và sâu
sắc. Cảm thụ âm nhạc vừa là tiền đề vừa là cái đích để các em có thể hồn
thiện tốt bản thân, hướng các em tới những điều tích cực. Muốn vậy, thì phải
địi hỏi ở các em phải cảm nhận được tiết tấu nhịp độ, cảm thụ được tính
chất… của tác phẩm. Đặc biệt trong dân ca có những nét đặc trưng riêng về
lời ca, giai điệu cũng như tiết tấu… vậy muốn hát đúng hát hay, hát truyền
cảm các em học sinh phải: biết nghe, biết nhận biết giai điệu, tiết tấu, lời ca..
từ đó tiến tới các em không chỉ được nghe nhạc mà là nghe thấy, nghe được
không chỉ là cảm thụ mà là đồng cảm với nội dung, tình cảm của âm nhạc.

Với những lý do trên vì lịng say mê nghiên cứu âm nhạc nói chung và
âm nhạc dân gian nói riêng tơi đã chọn đề tài: “Phát triển khả năng cảm thụ
Âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca trong chương trình Âm nhạc THCS
trên địa bàn thị xã Phú Thọ”


3

Do giới hạn của đề tài nên tôi chỉ tập trung đi vào nghiên cứu tại trường
THCS Sa Đéc làm đối tượng dẫn chứng cho các vấn đề nghiên cứu của đề tài
đặt ra.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Đề tài góp phần giúp học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Phú
Thọ nói chung, đặc biệt là học sinh Trường THCS Sa Đéc nói riêng phát triển
được khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua các bài hát dân ca trong chương
trình âm nhạc của cấp Trung học cơ sở.
- Thông qua đề tài nhằm giúp học sinh Trung học cơ sở có thêm hiểu biết
về các làn điệu dân ca Việt Nam và ý nghĩa của các làn điệu đó trong mỗi tiết
học Âm nhạc.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS trên địa bàn thị Xã Phú
Thọ, từ đó phát huy tốt khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua các bài hát dân
ca.
- Đề tài nghiên cứu nhằm khẳng định giá trị, vị trí và tầm quan trọng của
dân ca đối với khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh Trung học cơ sở.
- Giúp góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân ca. Phát
huy những giá trị truyền thống trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng được phần nào
nhu cầu về kiến thức âm nhạc dân gian.



4

PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Vài nét về dân ca Việt Nam

1.1.1. Khái quát về dân ca
Mỗi người chúng ta chắc hẳn ngay từ khi lọt lòng mẹ đến lúc trưởng
thành đểu được nghe và hát những bài dân ca. Lúc còn được bế trên tay mẹ,
lúc được bà bồng trong lòng, chúng ta đã được nghe những làn điệu êm dịu,
nhẹ nhàng trìu mến của những bài hát ru. Khi còn là trẻ con ta thường chơi
đùa với những bài đồng dao, đến khi trưởng thành ta được nghe những làn
điệu giao duyên, những lời ca tình tứ, dun dáng và dí dóm của những điệu
hát đối đáp nam – nữ. Dân ca cổ vũ ta trong những lúc lao động cực nhọc, hô
hào hợp sức cùng nhau trong những công việc nặng… dân ca là những bài hát
gắn bó với mỗi giai đoạn của đời người, gắn bó với con người, là tiếng nói
của mỗi dân tộc. Vậy dân ca là gì?
“Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác, được nhân dân
lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và được nhân dân ca hát theo phong
tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc. Dân ca là một loại hình nghệ
thuật dân gian do nhân dân sáng tạo, là tài sản chung của xã hội. Dân ca ra đời
từ trước khi có nền âm nhạc chuyên nghiệp. Lúc đó xã hội lồi người chưa có
chữ viết, cũng như chưa có phương pháp, phương tiện ghi âm. Do đó dân ca
tồn tại và phát triển chủ yếu là do sự truyền miệng từ đời này qua đời khác”.
[12, tr.45]
Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền, qua việc truyền
khẩu, truyền ngón các bài dân ca, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự
do, góp phần sáng tạo của mình vào tác phẩm trong quá trình biểu diễn. Do

vậy họ gần như là “đồng tác giả” với những người ban đầu sáng tácnên tác
phẩm đó do vậy, dân ca thường là những tác phẩm của cộng đồng, do nhân
dân sáng tạo. Những bài bản dân ca được lưu truyền trong dân gian thường
không khẳng định tên tuổi cho một người mà nó là sự tơn vinh của cả một tập
thể, vì thế khi nghiên cứu về dân ca nói chung người ta thường không để ý


5

đến người sáng tác ban đầu là ai. Một bài dân ca kể từ lúc được hình thành
thường tồn tại với một bản coi như bản gốc, bản này được gọi là lịng bản,qua
q trình phát triển và sự hào hững đón nhận của nhân dân đã tạo nên sự thay
đổi với nhiều bài bản được ứng tấu thêm hay sửa đổi gọi là dị bản. Những bài
dân ca được nhiều người yêu thích sẽ được truyền bá đi khắp nơi.
Đáp ứng theo nhu cầu của đời sống xã hội cũng như sự phù hợp trong quá
trình sử dụng các bài hát dân ca, người ta đã sáng tác thêm những lời ca mới dựa
trên các làn điệu đã có tạo nên sự đa dạng và phong phú cho dân ca . Các dịp
biểu diễn thường là lễ hội, hát làng nghề ngoài ra thường ngày cũng được hát lên
trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đơi lứa, trong tình cảm
giữa người và người. Tuy nhiên mỗi tỉnh thành, dân ca Việt Nam lại có phát âm,
giọng nói và các từ khác nhau nên cũng có thể phân theo tỉnh cho dễ gọi vì nó
cũng có tính chung của miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Ngày nay, khi khảo sát một bài dân ca được phổ biến ở một vùng nào đó,
muốn biết được xuất xứ của chúng, người ta thường dựa vào một vài đặc
điểm có trong đó ví dụ như tiếng địa phương, những địa danh. Đây là cách dễ
nhận biết nhất để nhận ra xuất xứ của một bài dân ca. Nói chung trong các bài
dân ca miền Bắc thường có những từ đệm như: “rằng, thì, chứ...” và các dấu
giọng như: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được dệt bới những nốt nhạc sao cho
việc phát âm được rõ nét. Một số phụ âm được phát âm một cách đặc thù như:
“r, d, gi” hay “s và x” phát âm giống nhau, không phân biệt nặng nhẹ. Dân ca

miền Trung thì thường có chữ “ ni, nớ, răng, rứa...” dấu sắc được đọc thành
dấu hỏi (so với giọng người Bắc), dấu hỏi và ngã đều được đọc giống nhau và
trầm hơn chữ không dấu. Những bài dân ca miền Nam thì thường có chữ “má
(mẹ), bậu (em), đặng (được)...” chữ “ê” đọc thành chữ “ơ”, dấu ngã đọc thành
dấu hỏi,... Nhưng nhìn chung thì vẫn là thốt thai từ lịng dân với đậm tính
chất mộc mạc giản dị của họ.
1.1.2. Sự đa dạng, phong phú và đặc điểm nghệ thuật của dân ca Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với nền văn hóa lâu đời, do vậy
dân ca Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại vô cùng phong


6

phú: dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát Ví, hát Dặm (Nghệ An), hát Xoan (Phú
Thọ), hát Trống quân ở nhiều làng q Bắc Bộ, hát Dơ (Hà Tây), hị Huế, lý
Huế ở Trung Bộ, Nam Bộ có các điệu Lý, điệu Hò… dân ca của các dân tộc
miền núi phía Bắc, đồng bào Thái, H’mơng, Mường, dân ca các dân tộc Tây
nguyên… đều có những nét riêng, mang bản sắc riêng. Những âm điệu
tiết tấu, đặc trưng của dân ca phần lớn bắt nguồn từ những câu ca dao thâm
thúy khúc chiết, loại thơ vần như lục bát hay những câu đồng dao đơn giản
được bổ sung qua nhiều giai đoạn rồi trở nên những thể loại hát dân gian
khác nhau của từng địa phương, từng vùng đất nước.
1.1.2.1. Sự đa dạng và phong phú của dân ca Việt Nam
Từ bao đời nay dân ca luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng
đồng các dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam. Ngoài những làn điệu thuộc
các loại dân ca khác nhau cịn những loại hát có nhạc đệm theo như: Chầu
văn, ca Trù, ca Huế… nhạc tài tử Miền Nam và những hình thức ca kịch độc
đáo như Tuồng, Chèo, Cải lương… Hát Chầu văn là hình thức hát nhạc thờ
cúng, có tính chất tơn giáo linh thiêng, các thầy cúng chuyên nghiệp đánh đàn
nguyệt, có giọng hát điêu luyện phụ theo, thuộc nhiều điệu hát và pha vào là

tiếng trống vỗ. Ngoài ra Quan họ Bắc Ninh cũng là một lối hát phong phú và
độc đáo về âm nhạc.
Dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đi liền với tiếng hát ru,
đồng dao, trò chơi trẻ em, rồi đến các điệu hò, điệu lý. Các điệu hát trong khi
làm việc, trong những lễ hội tạo điều kiện cho nhiều thế hệ gặp nhau qua các
loại hát giao duyên. Mức sáng tác lời mới nhiều hơn các thể loại nhạc cung
đình, nhạc bác học, nhạc thính phịng và đưa vào trong văn chương bình dân
những đóng góp đáng kể (hát quan họ). Phần nhiều chỉ có tuỳ hứng lời trên
một điệu nhạc (hát Trống qn, Cị lả…). Chỉ có hát Quan họ là vừa sáng tác
lời lẫn nhạc. Riêng Quan họ theo thống kê mới nhất hiện nay có tới trên 700
làn điệu khác nhau trong truyền thống hát Quan họ. Còn theo TS Nghiên cứu
âm nhạc Hà Thị Hoa thì hiện nay có khoảng 250 làn điệu Chèo…


7

Dân ca lại mang màu sắc địa phương rất đặc biệt, tuỳ theo phong tục
ngơn ngữ, giọng nói và âm nhạc của từng vùng mà khác đi đôi chút. Từ
những bài hát ru được nghe khi cịn nằm trong nơi mà các mẹ (bà ,chị) hát ru
trẻ ngủ. Loại này được gọi là hát ru (miền Bắc), ru con (miền Trung), hay gọi
là hát đưa em, ầu ơ ví dầu (miền Nam).
GS. TS Trần Quang Hải nghiên cứu về Dân ca Việt Nam: “Dân ca Việt
Nam được trình bày theo trình tự một đời người, nghĩa là bắt đầu bằng các bài hát
ru khi em bé bắt đầu chào đời, đến khi đứa bé lớn lên, trưởng thành và chết đi sẽ
có những bài hát liên hệ đến từng giai đoạn của một đời người.Ngay từ thuở lọt
lòng, dân ca đã dành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương,
ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang tuổi ấu thơ các em
lại được hát lên những bài dân ca, đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ
quen tiếng nói tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh
trong đời sống hàng ngày. Khi trưởng thành trai gái lại tụ họp nhau thi hát đố,

hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống” [1, tr.01].
Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng
lúa thơm ngát, lũy tre xanh trải dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất
đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương qua những giai điệu
ngọt ngào của dân ca như gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy
hình ảnh. Chính vì vậy, khi hiểu được những giai điệu quê hương chúng ta sẽ
mang lại niềm tự hào cho chính mình. Cũng từ đó mà có sự hãnh diện trong
lịng khi thấy dân tộc mình có một nền âm nhạc dân gian phong phú.
1.1.2.2. Đặc điểm nghệ thuật của dân ca Việt Nam
+ Đặc điểm về nhịp điệu:
Một trong những yếu tố đầu tiên mà con người nhận thức được trong q
trình lao động và đưa nó vào lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, đó là nhịp điệu.
Nhiều cơng trình nghiên cứu về dân ca các dân tộc đều chứng minh rằng:
“Nhịp điệu trong dân ca lao động là những yếu tố kích thích và phối hợp động
tác một cách nhịp nhàng, nhất là đối với con người thời xa xưa”. [11, tr.61].


8

Nhịp điệu giữ một vị trí quan trọng có thể ví như bộ khung của một ngơi
nhà. Nhịp điệu đơn giản hay phức tạp là phụ thuộc chủ yếu vào ngơn ngữ lời
ca và tính chất tình cảm của bài hát. Trong dân ca Việt Nam thường sử dụng
nhịp hai: 2/2, 2/4, 2/8, thường thì nhịp 2/4 được sử dụng nhiều hơn. Cịn giai
điệu, làn điệu, giọng…. nó giữ vai trị trọng yếu trong việc thể hiện các sắc
thái tình cảm của con người. Âm điệu cũng được phát triển từ đơn giản đến
phức tạp, lúc đầu cịn mang tính ngân nga, nhịp tương đối tự do, sau đạt tới
trình độ thẩm mỹ cao, hình tượng âm nhạc phong phú, đa dạng làm cho lời
phải phụ thuộc chặt chẽ vào sự luyến láy của nhạc.
+ Đặc điểm về lời ca:
Phần lời chính trong các bài hát dân ca thường dùng tất cả các thể thơ có

trong dân gian để phổ nhạc và các lời ca phải đảm bảo các yếu tố: có chất
nhạc, chất thơ và phải có hình tượng văn học. Phần lời phụ cũng là những đặc
điểm nổi bật trong dân ca Việt Nam, nếu đứng riêng nó hịa tồn khơng có
nghĩa, nhưng do sự địi hỏi luyến láy, phát triển của âm nhạc nó trở nên có
nghĩa và không thể thiếu được trong dân ca Việt Nam.
Tiếng Việt của chúng ta có thể coi là một biểu hiện của thơ ca và do các
dấu thanh. Mỗi từ trong Tiếng Việt khi được pháp âm đã có âm điệu trầm
bổng riêng, mang tính nhạc. Trong mỗi câu văn, thơ cũng có nhịp điệu riêng.
Trên nền tảng âm điệu, nhạc điệu của thơ dân gian, nhân dân đã xây dựng và
phát triển thành những bài dân ca. Hay nói cách khác khi ta bỏ những tiếng
đệm, tiếng láy, những âm láy, âm đệm đưa hơi… thì những bài dân ca chỉ là
những bài thơ dân gian. Đó là những bài thơ bốn chữ, năm chữ, lục bát, song
thất lục bát, bảy chữ, tám chữ, thơ tự do… được những giọng hát dân gian ở
các địa phương “phổ nhạc” trở thành những bài hát ru, điệu hò, điệu lý.
Nghệ thuật phổ nhạc vào thơ dân gian có thể tóm tắt trên một số phương
pháp như sau:
Đảo lộn hay điệp lại các từ trong thơ gốc
Ví dụ: Câu 6 trong điệu xẩm H tình:
Đêm rằm gió gác trăng sân


9

Khi vào câu hát sẽ là:
Gió gác trăng sân (cái) đêm (hơm) rằm
(Nàng ơi) gió gác (cùng là) trăng sân
Đưa những từ mới, nhiều dạng và nhiều chức năng khác nhau. Ta có thể
phân biệt:
Những âm luyến lay (ơ, a, y…), những tiếng đưa hơi đặc trưng cho lối hát
Ru, Hò (ầu ơ, hò ơ, à ơi, a ơi…)

Những từ đưa đẩy hầu như chỉ có ý nghĩa nhịp điệu (mà thời, mà rằng, ấy
mấy, là rằng….)
Những từ đặc trưng cho lối hị lao động (dơ ta, dơ hị, dơ huậy, dơ khoan,
hị khoan…)
Những tiếng gọi: ơi nàng ơi, ơi chàng ơi, ơi bậu ơi, cơ mình ơi…
Những tiếng tượng thanh nhạc khí phụ họa: tình tính tang, tang tính tình
(Cị lả), ố tang tình tang (lý tình tang)
Dùng ngay từ “lý” trong tiếng đệm: qua lý, qua lới (lới = lý), ta lý, ta lới,
ba lý tang tình (Hị ba lý)
Phát triển điệu thơ gốc, biện pháp này thật đa dạng trong thực tế, có thể
quy ra các hướng như sau:
Minh họa ý trong thơ:
Ví dụ: Bài hát Lý cây đa – dân ca quan họ Bắc Ninh (Âm nhạc 7)
Thơ gốc:

Trèo lên quán dốc ngồi gốc cây đa
Cho đơi mình gặp xem hội đêm rằm

Khi trở thành ca từ trong điệu Lý cây đa:
Trèo lên quán dốc ngồi gốc ới a cây đa
Rằng tôi lý ới a cây đa rằng tôi lới ới a cây đa.
Ai đem a tình tính tang tình rằng
Cho đơi mình gặp xem hội cái đêm hôm rằm
Rằng tôi lý ới a cây đa rằng tôi lới ới a cây đa.
Như vậy ở đây ta thấy, từ 16 từ trong hai câu thơ gốc “Lý cây đa” dân
ca Quan họ Bắc Ninh chuyển sang lời ca số từ trong câu thứ nhất là 24 từ gấp


10


3 lần câu gốc, câu thứ hai là 32 từ gấp 4 lần câu gốc.
+ Đặc điểm về thang âm điệu thức:
Ngoài ra, giá trị nghệ thuật của dân ca còn được thể hiện ở thang âm
điệu thức. Dân ca đã kế thừa các dạng thang âm cổ truyền, phổ biến nhất là
dạng thang 5 âm.
Khúc thức: dân ca Việt Nam rất đơn giản, chủ yếu các bài hát được viết ở
thể một đoạn.
Trong cuốn “Tìm hiểu dân ca Việt Nam, tác giả Phạm Phúc Minh đã ghi
chép: “Trong dân ca Việt Nam có rất nhiều kiểu gam - điệu thức, nhưng phổ
biến nhất vẫn là điệu thức 5 cung (ngũ cung), trong đó điệu thức 5 cung là
phổ biến nhất trong dân ca người Việt. Đặc biệt người Việt ở vùng đồng bằng
sông Hồng, điệu thức 5 âm mà ngày xưa kia các cụ gọi là Hồ, Xừ, Xang, Xê,
Cống, tương ứng với cách ghi âm sang nhạc 5 dòng là: Đồ, Rê, Fa, Son, La.
Nếu lần lượt chuyển đổi vị trí âm gốc trong điệu thức thang 5 âm này, thì
chúng ta sẽ có một hệ thống điệu thức với 5 kiểu:
Kiểu I: Đồ, Rê, Fa, Son, La.
Kiểu II: Rề, Fa, Son, La, Đô.
Kiểu III: Fa, Son, La, Đô, Rê.
Kiểu IV: Son, La, Đô, Rê, Fa.
Kiểu V: La, Đô, Rê, Fa, Son. [11, tr.89,90]
Trong các bài hát dân ca người ta thường phối hợp hai hay nhiều điệu thức
với nhau để làm cho màu sắc của bài hát được phong phú và đa dạng hơn.
Ngày nay, những làn điệu dân ca mà chúng ta được nghe và hát khơng
hồn tồn giống những làn điệu lúc mới được hình thành. Những bài bản dân
ca đầu tiên bao giờ cũng có hình thức thơ sơ, đơn giản. Do thẩm mỹ ngày một
phát triển, do giao lưu, do tiếp xúc vơi các thể loại âm nhạc khác hoặc dân ca
từ nơi khác mang đến và do sức sáng tạo của nhân dân mà do đó dân ca cũng
có nhiều sự thay đổi. Những bài hát dân ca ngày càng phát triển nhịp nhàng
cân đối hơn, lời ca được trau chuốt hơn, nhiều hình ảnh hơn và phù hợp với



11

tình cảm xúc, cách sống ngày càng phát triển của nhân dân. Tính phát triển,
thay đổi khơng ngừng là một trong những bản chất của dân ca.
1.2.

Vai trò của dân ca trong đời sống và vai trò của cảm thụ âm nhạc
thông qua các bài hát dân ca trong giáo dục Trung học cơ sở

1.2.1. Vai trò của dân ca trong đời sống
Hát dân ca là một sinh hoạt có tập quán lâu đời và phổ biến ở các cư
dân trên đất nước ta. Dân ca là những tác phẩm được tập thể nhân dân góp
phần sáng tạo và biểu diễn phục vụ những nhu cầu tinh thần của chính mình
trong đời sống thường ngày cũng như trong các sinh hoạt cộng đồng.
Tác giả của các bài dân ca chủ yếu là những người dân lao động bình dị
- thanh niên nam nữ cũng như những người đứng tuổi và các tri thức bình
dân. Họ thường ứng tác tại chỗ, đặc biệt là phần lời ca, trong những dịp vui
gặp gỡ đông người. Mặc dù không phải là những người hoạt động nghệ thuật
chuyên nghiệp song trong nhân dân lao động có rất nhiều người có tài năng và
mĩ cảm nghệ thuật cao. Những làn điệu dân ca do họ sáng tạo được cộng đồng
tiếp nhận và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ địa phương này sang
địa phương khác. Qua mỗi địa phương, mỗi thế hệ, thậm chí mỗi nghệ nhân
chúng được sửa sang, gọt giũa rồi dần trở thành những sáng tạo mang tính tập
thể, tính dị bản và khơng cịn ai nhớ được tác giả ban đầu của chúng là ai. Vì
vậy ngày nay gần như tuyệt đại bộ phận dân ca của chúng ta đều khơng có tên
tác giả.
Âm nhạc dân gian Việt Nam là một kho tàng vô cùng phong phú và độc
đáo. Nói đến âm nhạc dân gian tức là nói đến các làn điệu như hị “hị giã
gạo, hị mái nhì, hị mái đẩy…”, lý “lý h, lý nam bộ, lý cái mơn…”, các bài

hát như; hát ru, bài chịi, hát xẩm, hát xoan…mà quần chúng nhân dân đã
đóng góp và sáng tạo, được sử dụng trong các sinh hoạt ca ngợi tinh thần lao
động sản xuất của nhân dân, được truyền miệng lại từ đời này qua đời khác
nên được gọi là dân ca.
Dân ca là một loại hình nghệ thuật từ bao đời nay đã đi vào đời sống tinh
thần, sinh hoạt lao động hàng ngày của nhân dân. Dân ca là tiếng nói tâm tình,


12

là những rung động tâm hồn người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Nó trường tồn cùng với con người Việt Nam. Dân ca đã gắn bó với con người
Việt Nam từ thủa ấu thơ và góp phần tạo sự phong phú trong tâm hồn người
Việt.
Trải qua bao đời nay, dân ca vẫn tồn tại và phát triển một cách bền vững
trong đời sống nhân dân lao động, phản ánh đậm nét truyền thống văn hóa của
dân tộc. Vì vậy, dân ca Việt Nam đã được phát triển và sáng tạo một cách
không ngừng.
Dân ca là sản phẩm lao động của nhân dân, là tiếng nói tình cảm, được
truyền miệng từ đời này qua đời khác, tồn tại và phát triển cho tới ngày nay
với một sức sống mãnh liệt. Nó là một minh chứng hùng hồn cho bản sắc văn
hóa Việt Nam đó là: ở đâu có người Việt Nam là ở đó có những làn điệu dân
ca. Thông qua các ngôn từ, vần điệu chúng ta ln tìm thấy một cách rõ nét
những tình cảm lạc quan yêu đời và lòng chung thủy, kiên định, bất khuất của
con người Việt Nam.
Trong xu thế toàn cầu hóa hội nhập và mở cửa hiện nay, với nền kinh tế
vận hành theo cơ chế thị trường. Tất cả các vấn đề giải quyết các nhu cầu của
xã hội đều được giải quyết một cách nhanh chóng. Âm nhạc hiện nay cũng
đang nằm trong vịng xốy của thị trường, là một trong những vấn đề mà xã
hội cần quan tâm. Một thứ âm nhạc tràn lan nó có nguy cơ làm cho giới trẻ

quên đi bản sắc văn hóa dân tộc. Mà bản sắc quý báu đó đã được ông cha ta
hun đúc, chắt chiu và gìn giữ cho đến ngày nay.
Vì vậy, hơn lúc nào hết việc triển khai, tuyên truyền và phát huy vốn âm
nhạc dân gian góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI đã nêu: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc,
đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”.
Khi cịn nằm trong nơi, các em đã được nghe bà, nghe mẹ, nghe chị hát
ru bằng những lời ru ngọt ngào trầm bổng thiết tha. Từ đỉnh núi cao Việt Bắc,


13

Tây Bắc, Tây nguyên cho tới miền đồng bằng mênh mơng, trên những dịng
sơng, kênh, lạch vùng Cần Thơ, Cà Mau đến những hải đảo xa xôi… Tiếng
hát ru dịu dàng vỗ về trìu mến đưa các em vào giấc ngủ ngon, nuôi dưỡng cho
một tâm hồn Việt Nam từ thơ ấu, trau rồi cho các em một tình yêu quê hương
đất nước, yêu dân tộc từ khi sơ sinh.
“Ru hời ru hỡi ru hời
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngồi biển Đơng
Núi cao biển rộng mênh mơng
Cù lao chín chữ ghi lịng con ơi”.
(Trích: Hát ru – dân ca đồng bằng Bắc Bộ)
Dân ca giúp các em trau rồi được niềm tin, đạo đức. Không những thế
dân ca còn chứa đựng lòng nhân ái sâu sắc.
“U…u ….u…u…u
Em ơi em hãy ngủ cho ngoan
Mẹ đi máng nước về nấu cơm

Em ơi em hãy ngủ cho ngoan
Cha đã kiếm biết bao nhiêu măng non
U…u…u…u..u”
(Trích: Ru em- dân ca Gia Lai)
Dân ca là tiếng nói của tình u, nó phản ánh sự thủy chung son sắt của
tình u, nỗi nhớ thương da diết của đôi lứa khi phải xa cách.
“Thương ai đứng bụi nấp bờ
Sáng trông thuyền ngược, tối chờ thuyền xuôi
Thuyền ngược anh bỏ sào xuôi
Khúc sông bỏ vắng để người sầu riêng”.
(Trích: Hị sơng Mã- dân ca Thanh Hóa)
Dân ca Việt Nam cịn phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của con người
Việt Nam với những nét đẹp, đạo đức và lối sống mà con người Việt Nam
luôn trân trọng.


14

“Cịn dun ngồi gốc cây thơng
Hết dun ngồi gốc cây hồng hái hoa
Có yêu nhau sang chơi cửa chơi nhà
Cho thầy mẹ biết để đuốc hoa định ngày…”
(Trích: Cịn dun- dân ca Quan họ Bắc Ninh)
Hay:
“Đôi bên bác mẹ tiên đề
Anh sang làm rể, em về làm dâu”
(Trích: Bác Mẹ tiên tề - Dân ca QHBN)
“Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay…”
(Trích: Qua cầu gió bay – Dân ca QHBN)

Nghe hát dân ca chúng có thể biết được những suy tư, khát vọng một
cuộc sống bình an. Dân ca phản ánh đời sống tinh thần, tâm linh của người
dân lao động với một quan niệm con người và thế giới tự nhiên là một thể
thống nhất đó là các vị thần như: thần đất, thần rừng, thần suối, thần sông…
luôn mang đến cho họ những điều tốt lành, mưa thuận gió hịa, mùa màng
tươi tốt, con người khỏe mạnh…
“Ta khấn vái thần Rừng linh thiêng
Ta đã lỡ phát rẫy trỉa lúa
Khu rừng này chúng tôi thường phát
Suối nước kia tôi thường bắt cá
Ta vô ý chặt phá nhà thần
Ta vô ý đốt cháy bon thần
Nay ta cúng tạ lỗi với thần…”
(Trích Hát khấn- dân ca M’Nông- sưu tầm và dịch- Điểu Câu)
Dân ca gắn bó chặt chẽ với đời sống của nhân dân lao động, qua đó
chúng ta cảm nhận một cách dễ dàng những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc:
tình yêu tổ quốc, yêu thiên nhiên, nghĩa tình chung thủy, tình bạn bè, tình hiếu
thuận với ơng, bà, cha, mẹ.


15

Ơ! Ta cùng nhau lên rừng
Ơ! Ta cùng nhau lên nương
Rừng giàu cịn đang chờ tay ta
Nương xanh đang đón chờ tay ta
Mau bước lên!
Vui bước lên!
Xây dựng tương lai tươi thắm thêm
Cho quê hương sáng tươi….

(Trích: Gọi bạn- dân ca Êđê)
Hay:
Mấy lời mẹ dặn con thơ
Chữ tình chữ nghĩa con lo cho tròn
Mẹ già cầu chúc cho con
Khoan trường đắc cử thành công con về
Con đi cách trở sơn khê
Áo nâu con giữ tình q mặn nồng…
(Trích: Vè Quảng Nam)
Dân ca Việt Nam còn phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người
Việt Nam. Đó là đạo đức, là cách ứng xử tế nhị được thể hiện qua dáng vẻ dịu
dàng, mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam qua bài dân ca “Lý tình tang” –
dân ca Miền Trung.
Một thương tóc xỗ ngang vai
Hai thương đi đứng, vẻ người đoan trang
Ba thương ăn nói có duyên
Bốn thương mở rộng mắt huyền thêm xinh
Năm thương dáng điệu thanh
Sáu thương nón Huế nửa vành nên thơ
Bảy thương những phút mong chờ
Tám thương thơ thẩn bên bờ dịng Hương Giang
Chín thương Bến Ngự song ngang


16

Mười thương tà áo dịu dàng gió bay….
(Trích: Lý tình tang – dân ca Miền Trung)
Vốn âm nhạc dân gian của chúng ta bao gồm nhiều thể loại. Mỗi vùng,
mỗi địa phương, mỗi dân tộc đều có những bài dân ca với nhiều hình thức và

sắc thái riêng biệt, nhưng nó đều xuất phát từ tình hình thực tế của quần
chúng nhân dân lao động. Căn cứ vào nội dung bài bản (rõ nhất là dân ca) tất
cả đều mang đến những hình tượng âm nhạc đẹp đẽ, trong sáng, bình dị, mộc
mạc, khi sâu sắc, khi tế nhị, làm cho người nghe khó lịng qn được.
Có thể nói, dân ca Việt Nam nói riêng, âm nhạc cổ truyền Việt Nam nói
chung là một di sản khổng lồ, một tài sản quý giá, một minh chứng cho lịch
sử sáng tạo âm nhạc của nhân dân ta. Vì vậy chúng hãy làm tất cả những gì có
thể để những tài sản quý báu ấy được trân trọng, giữ gìn và phát triển cho
hơm nay và mãi mai sau.
1.2.2. Vai trị của cảm thụ âm nhạc thông qua các bài hát dân ca trong giáo
dục Trung học cơ sở
Cảm thụ âm nhạc là một trong những vấn đề chủ đạo của giáo dục âm
nhạc, đã từ lâu được quan tâm nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Bất kỳ
một hoạt động biểu diễn hay sáng tạo âm nhạc nào cũng phụ thuộc một phần
lớn vào cảm thụ. Cảm thụ âm nhạc là tiền đề của quá trình tiếp nhận, thưởng
thức hoạt động và cao hơn là sáng tạo âm nhạc.
Xung quanh vấn đề cảm thụ âm nhạc, nhiều nhạc sĩ và các nhà
nghiên cứu của âm nhạc đã đưa ra những ý kiến về vai trò của cảm thụ
cũng như các yêu tố để giúp mọi người nói chung hay trẻ em nói riêng cảm
thụ sâu sắc âm nhạc.
Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ địi hỏi học
sinh phải quan sát chú ý nhạy bén. Học sinh sẽ phải tập trung nghe nhạc, so
sánh các âm thanh tiến hành theo các hướng khác nhau, làm quen với ý nghĩa
biểu cảm của các bài hát đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của các hình
tượng âm nhạc. Đặc biệt trong dân ca có những đặc điểm âm nhạc về nhịp
điệu, tiết tấu, lời ca tính chất âm nhạc lại có những đặc điểm riêng khiến học


17


sinh phải tị mị, suy nghĩ tại sao lại có sự khác biệt đó giữa dân ca và nhạc
mới. Bởi trong dân ca có nhiều tiết tấu âm nhạc phức tạp, giai điệu nhiều
luyến láy, hay lời ca còn kèm theo các hơ từ như: a, i, hị…Từ kích ở học sinh
một khả năng cảm thụ về âm nhạc qua các bài hát dân ca và giúp hoc sinh có
thể hiểu hơn về cuộc sống của những người nông dân Việt Nam ta ngày xưa
diễn ra như thế nào?
Trong “Tâm lý học sáng tạo văn học” M. arnaudop có bàn về giá trị nghệ
thuật âm nhạc, đã nhấn mạnh vai trò cảm thụ với tu cách là một trong những
ngọn nguồn thực sự của bất kỳ một sự nhận thức nào ở chúng ta. Cảm thụ và
cảm xúc, tư tưởng hình tượng và tư tưởng trừu tượng, biểu tượng và các cảm
giác bắp thịt, có thể được tách bạch về mặt lý thuyết là để phân tích, cịn trong
thực tế, chúng luôn xuất hiện cùng với nhau và xoắn quyện vào với nhau.
Trong bối cảnh của thời kì hội nhập và tồn cầu hóa, khi sự giao thoa
và tiếp thu các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo
nên những trào lưu mới trong xã hội và cũng tạo nên những ảnh hưởng khơng
ít tới sự hình thành, phát triển những nét tâm lý, tính cách của thế hệ trẻ.
Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc truyền thống, trong đó có dạy hát dân ca hình
thành cho thế hệ trẻ những tình cảm đúng đắn với âm nhạc nói chung với âm
nhạc truyền thống nói riêng và để hình thanh nhân cách của con người Việt
Nam chân chính.
Trong giáo dục thẩm mĩ thì giáo dục âm nhạc là một trong những
phương tiện hiệu quả nhất nhằm hình thành ở học sinh quan hệ thẩm mĩ đúng
đắn với hiện thực và với nghệ thuật. Giáo dục thẩm mĩ là giáo dục cái đẹp
trong suy nghĩ từ đó có được quan niệm cái đẹp đúng đắn của bản thân để học
sinh phân biệt được cái thiện, cái ác, cái chính nghĩa, cái phi nghĩa để rồi
hướng tới một nếp sống lành mạnh, tích cực, sống theo quy luật của cái đẹp,
biết lắng nghe và hưởng thụ cái đẹp trong cuộc sống từ đó khiếu thẩm mĩ
ngày càng được tăng lên.
Âm nhạc là ngôn ngữ nghệ thuật âm thanh mang đặc trưng của biểu
hiện là ngôn ngữ biểu cảm tình cảm. Do đó, âm nhạc cũng là một trong những



18

mơn học quan trọng giúp cho học sinh hình thành nhân cách, có lối sống lành
mạnh, tư trưởng đạo đức đúng đắn. Các bài hát dân ca có khả năng tác động
mạnh mẽ vào tâm tư tình cảm của học sinh, giúp phát triển các phẩm chất tư
duy, trí tuệ, những tình cảm đạo đức tốt đẹp và quan trọng hơn hết là hình
thành ở học sinh ý thức dân tộc và tình yêu với nền âm nhạc truyền thống. Từ
đó học sinh sẽ có ý thức giữ gìn và trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Dạy hát dân ca cho học sinh là nhằm giáo dục cho học sinh những tình cảm
tốt đẹp với văn hóa truyền thống. Khi được nghe, học các bài hát dân ca đã
dần hình thành trong học sinh tình cảm u thích. Đó cũng là con đường ngắn
nhất nhằm bồi dưỡng thị hiếu và tình cảm đạo đức đúng đắn cho học sinh.
Việc đưa dân ca vào trong nhà trường là thực hiện theo chủ trương Bộ
Giáo dục và Đào tạo, đã có chú ý, hưởng dẫn để các trường học triển khai đưa
dạy và học dân ca vào nhà trường góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị
văn hoá của dân ca. Phát huy những giá trị truyền thống trong bối cảnh hiện
nay, đáp ứng được phần nào nhu cầu về kiến thức âm nhạc dân gian. Bởi dân
ca là tinh hoa văn hoá đặc sắc, là linh hồn của dân tộc, thơng qua những điệu
hị, tiếng ru, những câu ca, ví dặm đã hình thành nhân cách của mối chúng ta.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, cùng với sự gìn giữ của dân tộc,
dân ca vẫn có sức sống bền chặt trong lịng mỗi người dân Việt Nam. Vì thế
dân ca có nhiều ý nghĩa, vai trò giáo dục trong nhà trường.
1.3.

Khả năng cảm thụ âm nhạc

1.3.1. Khái niệm âm nhạc
“Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh để tác động đến thính giác”

(Mỹ học – Hegen).
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, phản ánh hiện thực khách quan
bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Cùng với các phương
tiện diễn tả âm nhạc như: Giai điệu, tiết tấu, cường độ, âm sắc, cách cấu tạo,
hình thức… bản chất thời gian trong âm nhạc làm cho nó có thể truyền đạt và
sự vận động của các tình cảm và ý tưởng tất cả những sắc thái tinh tế nhất.
(Ngô Thị Nam).


19

Âm nhạc là sự vận động của âm thanh được kiểm soát trong thời gian,
âm nhạc là chuỗi liên tục của các âm thanh và những kết hợp âm thanh được
tổ chức sao cho gây ấn tượng dễ chịu đến người nghe và có thể hiểu được ảnh
hưởng mạnh mẽ của nó đến trí khơn… Những ấn tượng đó có khả năng tác
động đến những huyền bí của tâm hồn của chúng ta và các miền tình cảm của
chúng ta. Ảnh hưởng này khiến chúng ta sống trong một xứ sở mộng mơ của
những ước vọng được lấp đầy hay trong một âm cung mơ mộng.
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật kết tinh sự nhạy cảm tinh tế cả
tâm hồn và thính giác, thể hiện sự mẫn cảm và tài hoa trong lao động trí tuệ
của con người.
Âm nhạc là tiếng nói của tình cảm, ở đâu có ngơn ngữ bất lực thì ở đấy
bắt đầu có âm nhạc.
Âm nhạc có những quy luật riêng, bắt nguồn từ những tính chất đặc
biệt của nó. Bản chất thời gian là một trong những tính chất tối quan trọng và
đặc biệt của âm nhạc.
Với rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà sư phạm phát biểu
về âm nhạc, tựu chung lại có thể hiểu “Âm nhạc là một nghệ thuật lấy âm
thanh làm phương tiện biểu hiện để khắc họa cuộc sống và thể hiện tư tưởng,
tình cảm của con người”.

1.3.2. Cảm thụ
Nói đến cảm thụ là nói đến dạng thơng thường nhất của các nội dung
cảm tính, nói đến các ấn tượng, do một sự vật nào đó tác động vào các giác
quan của chúng ta gây nên: là hình ảnh tâm lý được tạo nên bởi các giác quan
bên trong và các rung cảm thông thường, của bất kỳ một cá nhân nào.
Người ta chia cảm thụ ra làm hai loại: cảm thụ bất giác và cảm thụ
mang tính chất ý trí. Cả hai đều quan trọng đối với một nghệ sĩ thiên bẩm.
Cách phân loại này liên quan đến cảm thụ chủ dộng và cảm thụ động.
Theo tâm lý học cổ điển, khi một đối tượng được cảm thụ thì nó có thể
cảm thụ được như một đối tượng bất biến, cho dù có những thay đổi như:
Màu sắc, vị trí, khoảng cách, tùy thuộc vào khả năng liên tục tổng hợp kinh


20

nghiệm quá khứ và những ấn tượng cảm xúc hiện tại. Trẻ em có khả năng tiến
hành sự tổng hợp này để thích nghi với thế giới xung quanh.
Trong tâm lý học Gestal, sự cảm thụ được hiểu không phải do sự phân
tích đối tượng riêng lẻ như những cảm xúc đơn độc mà là bằng một cái nhìn
tồn thể những cấu hình được tạo ra từ những quá trình tri giác.
Ngày nay, trong tâm lý học cũng có những khuynh hướng nhìn nhận
chiều sâu cảm thụ như cái thuộc tính bản năng, cịn những hành vi cảm thụ thì
có thể được giáo dục.
Trong phân loại nếu Geothe đã nói tới khả năng cảm thụ tính sắc bén,
nhanh nhạy và chính xác, có thể giữ lại lâu dài trong trí nhớ cũng như ảnh
hưởng thuận lời đến sự hồi tưởng của mình thì chúng ta cũng có thể đề cập
đến khả năng cảm thụ lý tính, vượt qua mức cảm giác, gắn liền với ý thức.
Cảm thụ khác với phân tích và khảo cứu. Cảm thụ đặc biệt cần sự tinh
tế, nhạy cảm. Bởi vậy, khi nào tâm hồn con người trở nên trai sạn, tư duy đi
theo con đường mịn thì khả năng cảm thụ sẽ kém đi.

Khơng chỉ cần sự nhạy cảm, cảm thụ còn cần cả vốn sống. Khi có vốn
thẩm mĩ về đề tài, lĩnh vực nào đó thì sự cảm thụ sẽ trở nên thuận lợi và sâu
sắc hơn. Như vậy, cảm thụ sâu sắc hay hời hợt là tùy thuộc vào vốn sống, vốn
văn hóa, sự tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn mỗi người.
Việc khảo cứu phân tích tác phẩm cung cấp những căn cứ cần thiết để
cảm thụ đúng. Ví dụ, nhờ sự phân tích của giáo viên, học sinh có thể biết
được bài hát “Lý kéo chài - Âm nhạc 8” là bài hát thuộc thể loại dân ca Nam
Bộ, nội dung thể hiện tinh thần lao động và niềm lạc quan, yêu đời của người
dân đánh cá, đó là cốt lõi để cảm thụ sâu sắc.
Cảm thụ bao giờ cũng là những rung động rất riêng, là sự gạn lọc và soi
sáng cá nhận với vốn sống, vốn hiểu biết, sự nhập tâm và trình độ tưởng
tượng…
Vì thế có thể nói cảm thụ là nhận biết cái tế nhị bằng cảm tính tinh vi
thơng qua việc giác quan tiếp nhận sự khích thích của sự vật bên ngồi.


21

1.3.3. Cảm thụ âm nhạc
Cảm thụ âm nhạc có đối tượng là âm nhạc. Nó là sự rung động bên
trong của con người đối với giai điệu và lời ca, thơng qua hình tượng âm nhạc
mà chúng ta cảm nhận được.
Trong tâm lý học Gestal, cảm thụ âm nhạc không phải là cảm nhận
những nốt nhạc riêng lẻ từ những nhạc cụ hay giọng ca mà là sự nhận thức
một cách tổng hợp.
Các tính chất khác nhau của âm nhạc mang lại cho ta cảm giác tương
ứng. Ví dụ một bài hát có tiết tấu nhanh, giai điệu nhí nhảnh sẽ mang lại cho
ta cảm giác vui tươi phấn khởi và ngược lại một bài hát có nhịp điệu chậm,
giai điệu trầm khiến cho ta cảm giác buồn. Phương thức chiếm lĩnh đối tượng
cảm thụ diễn ra chủ yếu bằng tình cảm, bằng những xúc động mang tính trực

quan và bằng sự tham gia của yếu tố trực quan.
Cảm thụ âm nhạc liên quan đến trí tưởng tượng và cơ chế liên tưởng.
Cảm thụ nhanh nhạy, tinh tế là cơ sở của sự tiếp thu dễ dàng bài hát và nội
dung bài hát. Ngược lại việc tiếp thu tốt bài hát lại làm cho việc cảm thụ trở
nên sâu sắc hơn.
Cảm thụ là cửa mở cho âm nhạc đi vào tâm hồn con người. Cảm thụ
âm nhạc là điều không thể thiếu đối với năng khiếu âm nhạc.
Cảm thụ nghệ thuật âm nhạc cũng là sự sáng tạo và là một q trình đặc
biệt phức tạp. Ở đó âm nhạc khơng chuyển tải ý tưởng, tình cảm bằng ngơn
ngữ mà dịng âm nhạc được cụ thể hóa chỉ trong sự cảm thụ của người nghe.
Khi nghiên cứu phương pháp dạy học âm nhạc cho các trường mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở… Tiến sĩ Ngô Thị Nam đã xếp cảm thị âm
nhạc là một kỹ năng. Theo tác giả “Cảm thụ là một kỹ năng hoạt động âm
nhạc rất quan trọng, cả trong dạy học phổ cập và chuyên nghiệp. Cảm thụ âm
nhạc được phân thành hai kỹ năng bộ phận. Đó là cảm thụ tồn bộ (trọn vẹn)
và cảm thụ bộ phận (chi tiết)”. Cảm thụ toàn bộ là thể hiện phản ứng, cảm xúc
đối với sắc thái chung của tác phẩm âm nhạc (bài hát hay bản nhạc). Trong
cảm thụ toàn bộ các em theo dõi sự phát triển của hình tượng âm nhạc trong


22

một hình thức nhất định, được thể hiện bằng tổng hợp các phương tiên diễn tả
âm nhạc một cách liên tục từ đầu tới cuối tác phẩm. Cảm thụ toàn bộ là các
em có được cảm xúc chung về tác phẩm.
Cảm thụ bộ phận là kỹ năng phân biệt những đặc trưng của ngôn ngữ
âm nhạc, mỗi phương tiện diễn tả âm nhạc: giai điêu, tiết tấu, nhịp độ, cường
độ, âm sắc, âm khu, kết cấu từng phần, từng câu nhạc, thậm chí từng chi tiết
nhạc hay mỗi mơ típ âm nhạc.
Kỹ năng cảm thụ toàn bộ hay bộ phận luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau.

Ngay khi cảm thụ trọn vẹn tác phẩm hoạt động cảm thụ chi tiết đã diễn ra một
cách tự nhiên. Cảm thụ bộ phận sẽ đem lại cho khả năng cảm thụ toàn bộ
được đầy đủ và hiệu quả, tạo tiền đề cho việc thể hiện âm nhạc ở mỗi học sinh
thêm chất lượng, hình thành ở các em khả năng đồng cảm, xúc động với mọi
trạng thái tình cảm trong tác phẩm.
Đúng như vậy, ở trường Trung học cơ sở Sa Đéc, khi giáo viên cho học
sinh học các bài hát dân ca chẳng hạn như bài hát “Lý kéo chài” dân ca Nam
Bộ, trong chương trình Âm nhạc lớp 8. Học sinh sẽ được theo dõi sự phát
triển hình tượng âm nhạc của bài hát một cách liên tục, từ đầu tới cuối bài hát
qua sự biểu diễn của giáo viên hoặc tri giác trọn vẹn bài hát qua băng đĩa có
thể kèm theo một vài hình ảnh về những hình tượng hay những hoạt động có
trong bài hát. Qua đó, học sinh có thể hiểu sâu hơn về nội dung bài hát và có
được cảm nhận chung về bài hát, tuy nhiên trong khi tri giác bài hát có thể
mỗi học sinh lại chú ý đến một vấn đề khác nhau: em thì chú ý đến lời ca, có
em lại chú ý đến giai điệu, tiết tấu….. Hai kỹ năng này đã hỗ trộ cho nhau và
được tái hiện lại một cách cụ thể nhất trong quá trình học sinh tái hiện lại bài
hát, các em có thể vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu của bài hay các em cũng
có thể hoạt động theo nhóm trình bày bài hát kèm theo các động tác phụ họa
theo lời của bài hát khiến cho bài hát trở nên sinh động hơn và giúp các em
học sinh nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo, khiến tất cả các em trở nên năng
động, chủ động trong quá trình học và hơn nữa giúp các em học sinh trung
học cơ sở thêm hứng thú và say mê với bộ môn âm nhạc.


23

1.3.4. Khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng,
Viện ngôn ngữ học,1994: Khả năng là cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để
có thể làm được việc gì.

Kỹ năng là khả năng con người vận dụng những kiến thức thu nhận
được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế. Kỹ xảo là kỹ năng đạt đến mức
thuần thục.
Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người hoàn thành
một hoạt động nào đó với chất lượng cao.
Tài năng là năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và sáng tạo một cơng
việc gì đó.
Như vậy khả năng là điểm xuất phát, là tiền đè cho kỹ năng, kỹ xảo,
năng lực, tài năng…. hình thành.
Theo từ điển triết học giản yếu – Nhà xuất bản Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội 1987: “Khả năng là cái hiện chưa có, nhưng đó là cái
hiện thực sẽ biến thành trong tương lai khi có điều kiện tương ứng”.
Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ em có thể chưa rõ, chưa cao nhưng
nếu có những điều kiện nhất định giúp trẻ em, khả năng cảm thụ âm nhạc của
trẻ em sẽ từng bước được hình thành và phát triển.
Theo tiến sĩ Ngô Thị Nam “Những biểu hiện về khả năng cảm thụ âm
nhạc của học sinh ở những vùng khác nhau về nhiều mặt: văn hóa, kinh tế,
phong tục, miền núi, đồng bằng, thủ đô… chênh lệch nhau không nhiều nên
có thể nói khả năng cảm thụ khơng hồn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh”.
Cơ sở giáo dục khả năng cảm thụ âm nhạc chính là việc tích lũy dần
những ấn tượng, những khái niệm sơ giản, riêng lẻ về âm nhạc, tiến đến ghi
nhớ tác phẩm và các phương tiện biểu hiện, hình thành trí nhớ âm nhạc và khả
năng tái hiện âm nhạc một cách diễn cảm.
Cảm thụ nghệ thuật âm nhạc cũng là sự sáng tạo và một quá trình đặc
biệt phức tạp, đa dạng. Ở đó, âm nhạc khơng chuyển tải ý tưởng, tình cảm
bằng ngơn ngữ mà dịng hình tượng âm nhạc chỉ được cụ thể hóa trong sự


24


cảm thụ của người nghe. Hàng ngàn người cùng ngồi nghe một tác phẩm âm
nhạc nhưng chiều sâu của tư duy, tâm trạng, sự phong phú ở trí tưởng tượng
của mỗi người lại hoàn toàn khác nhau. Ở từng người, mức độ hứng thú, say
mê âm nhạc cũng khác nhau. Có người chỉ thích nghe một thể loại âm nhạc
này, một tác phẩm của một nhạc sĩ nào đó và có những kinh nghiệm nghe của
riêng mình.
Âm nhạc tác động đến thính giác từ những cảm giác nghe âm thanh của
con người. Sự phát triển khả năng âm nhạc, được tiến hành trong q trình
hồn thiện tai nghe và kỹ năng phối hợp các vận động của cơ thể đối với âm
nhạc. Khả năng cảm thụ âm thanh rất khác nhau. Bẩm sinh có người đã có kỹ
năng này và có người giường như lại điếc với âm thanh, mọi âm thanh đều vơ
nghĩa. Có người có khả năng khám phá một nốt nhạc đàn sai ở mức rất khó tri
giác trong một dàn nhạc đó là ơng Arturo Toscanini người Ý.
Đối với các em học sinh cũng vậy, cùng một bài hát có em biểu hiện
tốt, gây được xúc cảm cho người nghe và ngược lại. Khả năng cảm thụ âm
nhạc của các em được bộc lộ, chuyển tải qua tiếng hát đến với người nghe. Do
vậy, khi trình bày một bài hát, một tác phẩm chúng ta có thể thấy được khả
năng cảm thụ âm nhạc của các em sâu sắc hay nơng cạn, hời hợt, có cảm xúc
hay nghèo nàn.
Biểu diễn âm nhạc chuẩn xác, diễn cảm là phương pháp giúp các em
học sinh làm quen với tác phẩm, rèn luyện khả năng cảm thụ âm nhạc, mang
đến cho các em những xúc cảm chân thực mới mẻ, tạo cơ sở để các em nhanh
chóng lĩnh hội bài hát chuẩn xác và trọn vẹn. Các nhà nghiên cứu tâm lý học
của học sinh cho thấy rằng: Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ em đã biết nghe và
theo từng tháng tuổi khả năng nghe đó phát triển thêm, từ những phản ứng
đầu tiên với âm thanh đến những biểu hiện âm nhạc bằng thái độ, bằng
những hành động cụ thể. Khả năng nghe nhạc cũng tăng dần theo độ tuổi.
Những biểu hiện cảm xúc âm nhạc và nhu cầu âm nhạc ở trẻ em cũng lớn
dần, ổn định và rõ rệt hơn. Vì vậy, các em học sinh ở lứa tuổi trung học cơ
sở có khả năng phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc và có những biểu hiện



25

hành động và cảm xúc sâu sắc hơn, khả năng phát triển nhanh hơn, các em
thuộc nhiều bài hát và có thể hát đúng. Các kiến thức hiểu biết về âm nhạc
nhiều hơn khiến các em có thể đọc được nhạc, phê phán, nhận xét các cuộc
biểu diễn âm nhạc.
Nhà tâm lý học A. Kormann đã phát vấn nhiều người thuộc các nhóm
ngành nghề khác nhau và rút ra những đặc điểm của khả năng cảm thụ âm
nhạc như sau: Có cảm xúc nhịp điệu.Nghe và biết những sự khác nhau tinh tế
của độ cao âm thanh. Có trí nhớ giai điệu âm nhạc tốt. Dễ thích nghi trong
biểu diễn nhóm.Có năng lực giải thích rõ các bản nhạc.
Như vậy, khả năng cảm thụ âm nhạc là khả năng cảm xúc nhận thức nội dung,
hình thức tác phẩm âm nhạc thơng qua ngơn ngữ, phương tiện diễn tả và hình
tượng nghệ thuật âm nhạc, trên cơ sở đó có thể ghi nhớ tác phẩm và tái hiện
lại tác phẩm một cách diễn cảm.
Học sinh Trung học cơ sở bao gồm trẻ em từ 11-15 tuổi. Lứa tuổi này
là giai đoạn đặc biệt của phát triển nhân cách. Các em đã trải qua từ lớp một
đến lớp năm ở bậc Tiểu học, bắt đầu cấp học mới có rất nhiều thay đổi khác với
ở cấp Tiểu học. Sự xuất hiện nhiều giáo viên trong một lớp cùng với số lượng
môn học tăng lên và mức độ các nội dung cũng được nâng cao, cùng với sự
thay đổi của thời khoá biểu, thời lượng của mỗi tiết học cũng nhiều hơn.
Mặt khác, kết hợp với những kinh nghiệm trẻ tích luỹ được từ những năm ở
bậc tiểu học, bước sang trung học cơ sở các em bắt đầu xuất hiện ý thức xem
xét mình là một cá nhân, có tính tự lập và có sự tự do hơn trong hành động
và nguyện vọng có được vị trí mới trong quan hệ với người lớn.
Ưu điểm của tuổi thiếu niên là sự sẵn sàng trong mọi hoạt động, các
em rất thích các hoạt động tự lập, hoạt động theo nhóm, ưa khám phá bài học
bằng những hình thức mới mẻ để qua đó phát huy được tính tích cực trong

mọi hoạt động của tư duy. Có thể nói lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn rất hiếu
động, luôn hăng hái trong mọi hoạt động cũng như sự tìm tịi những cái mới.
Tuy nhiên, do kinh nghiệm sống của các em còn rất hạn chế, có nhiều lúc các
em thường đánh giá khả năng của bản thân không đúng: đánh giá quá cao


×