Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Quan hệ anh – pháp về vấn đề thuộc địa ở đông nam á thế kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.3 KB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ VÂN ANH

QUAN HỆ ANH – PHÁP VỀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA
Ở ĐƠNG NAM Á THẾ KỈ XIX

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Lịch Sử - GDCD

Phú Thọ, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ VÂN ANH

QUAN HỆ ANH – PHÁP VỀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA
Ở ĐƠNG NAM Á THẾ KỈ XIX

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Sư phạm Lịch Sử - GDCD

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Phương Mai

Phú Thọ, 2018


1



MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi các cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở Hà Lan, Anh, Pháp và
nhiều nước châu Âu khác, chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế xã hội mới đã xác lập và có những tác động to lớn đến đời sống chính trị và kinh
tế thế giới. Nhờ có nền sản xuất phát triển và việc không ngừng ứng dụng thành
tựu kĩ thuật tiên tiến, điển hình là cuộc cách mạng cơng nghiệp nửa cuối thế kỉ
XVIII, các nước tư bản chủ nghĩa bước vào thời kì phát triển phồn thịnh.
Nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần từ tự do cạnh tranh lên
thời kì chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc).Nhưng cũng chính vì
thế, nó đã làm nảy sinh ở các quốc gia này yêu cầu ngày càng lớn về vốn, nhân
công, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.Điều đó thúc đẩy các cường quốc
phương Tây tăng cường tìm kiếm thị trường, xâm chiếm, tranh giành thuộc
địa.Châu Á với lãnh thổ rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên là mảnh đất lí
tưởng để thực dân châu Âu hiện thực hóa những tham vọng của mình.
Ở châu Á, Đơng Nam Á là nạn nhân đầu tiên của các cuộc xâm lược của
chủ nghĩa thực dân phương Tây vì khu vực này được coi là viên kim cương có
giá trị nhất, gây thèm khát nhất cho các nước đế quốc. Anh và Pháp – hai nước
tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc sớm nhất, đã ráo riết chạy đua trong công
cuộc xâm lược để giành lấy miếng mồi béo bở này. Thế kỉ XIX, với những biến
đổi sâu sắc trong thế giới tư bản, đã mở đầu cho mối quan hệ lợi ích đầy phức
tạp giữa Anh và Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đơng Nam Á.
Nhìn lại thời kì lịch sử đã qua, có thể nói quan hệ Anh – Pháp ở Đông
Nam Á trong thế kỉ XIX là một mối quan hệ đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó
khơng chỉ thể hiện ở những mâu thuẫn, xung đột về mặt lợi ích trong cuộc tranh
giành thị trường thuộc địa mà nó cịn được thể hiện ở tính quyết định cũng như
tác động của mối quan hệ này đối với lịch sử các quốc gia khu vực Đông Nam Á
và quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, một số vấn đề được đặt ra đó là: mâu thuẫn trong quan hệ Anh
– Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đơng Nam Áthế kỉ XIX được hình thành bởi



2

những nhân tố gì? Trong suốt quá trình giải quyết mâu thuẫn, quan hệ Anh Pháp có chịu sự tác động của nhân tố nào không? Diễn biến mối quan hệ Anh –
Pháp ở Đơng Nam Á ra sao? Nó có những đặc điểm và tác động như thế nào đến
bản thân mỗi nước và khu vực Đông Nam Á? Giải quyết vấn đề trêncó ý nghĩa
khoa học sâu sắc trong việc tìm hiểuvề chính sách xâm lược thuộc địa của Anh,
Pháp thế kỉ XIX cũng như về lịch sử một số quốc gia Đông Nam Ávà quan hệ
quốc tế quốc tế ở khu vực trong khoảng thời gian đầy biến động của nhân loại.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở
Đơng Nam Á cịn có ý nghĩa sâu sắc về mặt thực tiễn. Đề tài hoàn thành sẽ là
nguồn tham khảogiá trịtrong việc tiếp cận nội dung về quá trình xâm lược của
chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Đông Nam Á. Đồng thời là tài liệu có ích
trong việc tìm hiểu lịch sử quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á thế kỉ XIX
cho sinh viên chuyên ngành sử cũng như một số ngành học khác.
Chính bởi ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tơi chọn vấn đề “Quan hệ
Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á thế kỉ XIX” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về tiến trình xâm lược của thực dân phương Tây ở Đơng Nam
Á, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu của các học giả trong và ngồi nước.
Trong đó, nội dung quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á
được các tác giả nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau. Dưới đây là một số
cơng trình tiêu biểu mà tác giả tiếp cận được:
Trước tiên là cuốn Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á: Từ thế kỉ XIX
đến thập niên 90 của Huỳnh Văn Tòng, do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí
Minh ấn hành năm 1994.Tác phẩm đã trình bày những nét căn bản về tình hình
Đơng Nam Á trước họa xâm lăng của chủ nghĩa tư bản phương Tây và quá trình
xâm lược của thực dân Anh, Pháp từ thế kỉ XIX đến thập niên 90 của thế kỉ này.

Tuy nhiên,nội dung quan hệ Anh – Pháp trong q trình tranh giành ảnh hưởng
và thơn tính thuộc địa ở Đông Nam Á thời gian này diễn biến cụ thể ra sao chưa
được tác giả đề cập.


3

Tiếp theo là cuốn Lịch sử Đông Nam Á của tác giả D.G.E.Hall do Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1997. Đây là một cơng trình tổng hợp
về lịch sử Đơng Nam Á, trình bày tồn bộ lịch sử Đông Nam Á với tư cách là
một khu vực địa lí – lịch sử - văn hóa qua từng thời kì phát triển, quá trình diễn
biến lịch sử các nước Đông Nam Á trong mối bang giao khu vực và tiếp xúc
quốc tế. Đặc biệt, ở phần III của cuốn sách – thời kì bành trướng của thực dân
Âu – Mĩ vào Đông Nam Á, tác giả đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa các
nước Đông Nam Á với thực dân phương Tây thế kỉ XIX, đồng thời đề cập đến
quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa. Theo đó, từ chương 35 đến chương 37
của tác phẩm, D.G.Hall thuật lại q trình thơn tính Miến Điện của Anh và mâu
thuẫn Anh – Pháp tại đây; chương 40, chương 41 trình bày quá trình giải quyết
mâu thuẫn Anh – Pháp về vấn đề Xiêm. Tuy nhiên, do bố cục của cuốn sách và
mục đích nghiên cứu nên nội dung quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở
Đông Nam Á chưa được trình bày thành một vấn đề riêng, có hệ thống.
Nhóm tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nghiêm Đình Vỳ, Đinh Ngọc
Bảo, Trần Thị Vinh trong cuốn Lược sử Đông Nam Ácủa Nhà xuất bản Giáo
dục năm 1998, đã trình bày nội dung chủ yếu về lịch sử Đông Nam Á từ thời
tiền sử đến thập niên 90 của thế kỉ XX. Song, vì là một cơng trình thơng sử nên
quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đơng Nam Á thế kỉ XIX chưa được
tìm hiểu chi tiết.
CuốnLịch sử thế giới cận đại của Vũ Dương Ninh (chủ biên) và Nguyễn
Văn Hồng, do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành 2006, đã trình bày những nội
dung cơ bản về sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh

tranh sang giai đoạn đế quốc và hoàn cảnh lịch sử quyết định tác động đến chính
sách bành trướng xâm lược của hai cường quốc thực dân Anh, Pháp thế kỉ XIX
và kết quả của quá trình này. Tuy nhiên, những nội dung liên quan đến mâu
thuẫn Anh – Pháp có tác động trực tiếp đến kết quả phân chia phạm vi ảnh
hưởng và thuộc địa giữa hai cường quốc chưa được quan tâm nghiên cứu.
Tiếp theo là một cơng trình của nhà nghiên cứu người Anh Marry Somers
Heidhue (người dịch: Huỳnh Kim Oanh, Phạm Viêm Phương): Lịch sử phát


4

triển Đơng Nam Á,do Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin ấn hành năm 2007.
Cuốn sách gồm có 7 chương với hơn 250 trang. Nội dung cơ bản của tác phẩm
này là khái quát lịch sử phát triển Đông Nam Á từ hình thành đến hiện đại.
Trong chương 4 của cuốn sách này với tựa đề: Đông Nam Á như một ngã tư
quốc tế, tác giả đã tái hiện quá trình xâm chiếm của thực dân phương Tây ở
Đơng Nam Á, đồng thời đưa raquan điểm cuộc chiến tranh Anh – Miến cuối thế
kỉ XIX xảy ra chủ yếu để ngăn cản sự bành trướng của Pháp từ Đông Dương.
Tác phẩmLịch sử Đông Nam Á của GS Sử học Lương Ninh (chủ biên),
do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2008 là cơng trình nghiên cứu, biên soạn
cơng phu và tâm huyết về Đông Nam Á. Tác phẩm làbức tranh tổng thể về văn
hóa, lịch sử hình thành và phát triển của Đông Nam Á từ tiền sử đến năm 2005.
Bước vào thời cận đại,trọng tâm tác phẩm đi vào thể hiện góc nhìn tồn cảnh về
q trình thực dân hóa ở khu vực, trong đó có nội dung đề cập đến quan hệ Anh
– Pháp về vấn đề Xiêm. Tuy nhiên, vì phạm vi kiến thức mà cuốn sách đề cập
khá rộng nên nội dung liên quan đến quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở
Đông Nam Á chỉ dừng ở mức độ hết sức sơ lược.
Tiếp theo là cuốn Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ 1500 đến 2000của GS
người Pháp Michel Beaud (người dịch: Huyền Giang),do Nhà xuất bản Thế giới
ấn hành năm 2009,đã trình bày những nét căn bản về quá trình hình thành, phát

triển và vận hành của chủ nghĩa tư bản trong suốt 500 năm. Đặc biệt, tác giả đã
chỉ ra và lý giải một cách khoa học và có hệ thống về nhu cầu bành trướng thuộc
địa cùng những mâu thuẫn tất yếunảy sinh trong lịch sửphát triển của chủ nghĩa
tư bản thời điểm thế kỉ XIX, bao gồm quan hệ Anh – Pháp. Tuy nhiên, mâu
thuẫn Anh – Pháp biểu hiện cụ thể như thế nào, tác động đến bản thân mỗi nước
ra sao vẫn chưa được tác giả làm rõ.
Tác giả Nguyễn Văn Tận với cơng trình nghiên cứu Nhìn lại chính sách
ngoại giao “đổi đất lấy hịa bình” của Xiêm trong quan hệ với Anh, Pháp từ
sau những năm 50 của thế kỉ XIX đến những năm đầu thế kỉ XX, đăng trên
Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 60, năm 2010; đã đưa ra một cách tiếp cận
mang tính đặc trưng của triều đình phong kiến Xiêm thời cận đại, đó là việc thực


5

hiện chính sách ngoại giao đổi đất lấy hịa bình, một nội dung có liên quan mật
thiết đến quan hệ Anh – Pháp ở khu vực này.Theo đó, nửa sau những năm 50
của thế kỉ XIX, lợi dụng mâu thuẫn giữa hai nước đế quốc Anh và Pháp, chính
quyền Xiêm đã tạo ra một tam giác ngoại giao quan trọng Anh – Xiêm – Pháp.
Với mục đích tìm kiếm lợi ích lớn nhất với sự hy sinh nhỏ nhất, Xiêm đã triển
khai phương thức cân bằng lực lượng Anh – Pháp thơng qua việc đổi đất để bảo
tồn chủ quyền dân tộc. Nhờ chính sách ngoại giao thực dụng và mềm dẻo, kết
hợp thủ tiêu các điều khoản bất bình đẳng, Xiêm trở thành nước duy nhất trong
số các quốc gia Đơng Nam Á duy trì đuy trì nền độc lập dân tộc.
Tiếp đến là cuốnLịch sử Đông Nam Á (tập IV): Đơng Nam Á trong thời
kì thuộc địa và phong trào đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ XVI đến năm
1945),của Trần Khánh chủ biên, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm
2012. Tác phẩm đã trình bày khá đầy đủ về quá trình xâm nhập, bành trướng,
thiết lập chế độ cai trị và khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây
ở Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến năm 1945. Trong đó cónhững nội dung liên

quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Song, do mục đích của cuốn
sách nên mâu thuẫn Anh – Pháp được phản ánh trong tác phẩm vẫn cịn tản mạn,
chưa được trình bày thành một vấn đề riêng. Đồng thời, đặc điểm của quan hệ
Anh – Pháp ra sao, tác động đến bản thân mỗi nước và các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á như thế nào vẫn chưa được tác giả đề cập.
Năm 2013,Nhà xuất bản Văn hóa – Thơng tin đã cho xuất bản cuốn
sáchLịch sử văn hóa Đơng Nam ÁcủaGS. TS Phạm Đức Dương (chủ biên).
Đây là một cơng trình dài 1538 trang, nghiên cứu về hai lĩnh vực lịch sử và văn
hóa của các nước Đơng Nam Á từ thời sơ sử cho đến hiện tại. Một trong những
nội dung đượctác phẩm khắc họa là: sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân cũ ở
Đông Nam Á thế kỉ XIX, mà Anh và Pháp đóng vai trị là những diễn viên chính
trong q trình bành trướng này.Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu và phạm vi
kiến thức mà cuốn sách đề cập khá rộng nên mâu thuẫn Anh – Pháp về vấn đề
thuộc địa ở Đông Nam Á chưa được phản ánh cụ thể.


6

Tiếp đến là cuốn Một số chuyên đề lịch sử thế giới (tập 3) của tác giả Vũ
Dương Ninh, Nguyễn Văn Kim do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn
hành năm 2015. Khác với các cơng trình xuất bản trước đây có nội dung trình
bày theo phổ rộng, bao quát nhiều vấn đề của lịch sử thế giới, tập 3 được biên
soạn tập trung vào không gian lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội Đơng Nam Á
tuân theo tiến trình lịch sử. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng, nên những
vấn đề trong quan hệ Anh – Pháp về thuộc địa Đông Nam Á thế kỉ XIX vẫn
chưa được nghiên cứu cụ thể.
Cuốn sáchĐông Nam Á lịch sử từ nguyên thủy đến ngày naycủa GS
Lương Ninh chủ biên, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật ấn hành
năm 2016 là một ấn phẩm giá trị về lịch sử Đông Nam Á. Thông qua tác phẩm
này, lịch sử Đông Nam Á được tái hiện một cách hệ thống, toàn diện, đầy đủ,

song song với việc cập nhật những nghiên cứu mới, phát hiện mới khách quan,
chính xác. Nhưng vì là một cơng trình thơng sử nên nội dung về q trình xâm
chiếm Đơng Nam Á của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng như mâu
thuẫntrong quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đơng Nam Á chưa được
tìm hiểu chi tiết.
Cũng trong năm 2016, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm cho phát hành
cuốnLịch sử quan hệ quốc tếcủa Vũ Dương Ninh chủ biên. Tác phẩm đã trình
bày khá rõ nét về quá trình phát triển mối quan hệ giữa các quốc gia, những biến
động lớn trong quan hệ quốc tế từ đầu thời cận đại đến năm 1945. Nội dung,
quan hệ quốc tế trong quá trình xâm lược và tranh giành thuộc địa của các nước
phương Tây được đề cập ở chương VI ở tác phẩm, trong đó có nhắc đến tranh
chấp giữa hai đế quốc Anh và Pháp ở Xiêm. Tuy nhiên, do phạm trù nghiên cứu
rộng, nên quan hệ Anh – Pháp được nói đến chỉ dừng ở mức độ khái quát, chứ
không đi sâu vào nghiên cứu cụ thể.
Gần đây, năm 2017, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cho
phát hành cuốn sáchChính sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở một số quốc gia
Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX của tác giả Đặng Văn
Chương. Nội dung chủ đạo của tác phẩm bàn về khuynh hướng, các kiểu ứng xử


7

của các chủ thể chính trị Đơng Nam Á trong quan hệ đối ngoại với các nước
thực dân phương Tây từ cuối thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX. Nhưng cũng
chính từ ấy, tác phẩm này cũng đã phần nào phản ánh được thái độ chính trị và
hành động của các nước đế quốc ở khu vực này, cụ thể là mối quan hệ giữa Anh
và Pháp trong quá trình tranh giành thuộc địa ở Đơng Nam Á, cũng như tác
động của mâu thuẫn Anh – Pháp đến lịch sử các quốc gia trong khu vực.
Ngồi ra cịn có rất nhiều tác phẩm, bài viết, luận văn hay công trình
nghiên cứu về quá trình bành trướng xâm lược của thực dân Anh, Pháp ở Đông

Nam Á,đã chỉ ra được mâu thuẫntrong quan hệ giữa hai nước đế quốc về vấn đề
thuộc địa và phản ánh quá trình giải quyết tranh chấp này ở nhiều khía cạnh,
mức độ khác nhau.
Thơng qua những tư liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng: nhìn chung, các
tác giả khi đề cập đến quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á
đều chỉ tập trung khai thác diễn biến quá trình thơn tính thuộc địa của hai cường
quốc này một cách lẻ tẻ, rời rạc. Vì thế việc nghiên cứu vấn đề nàyvẫn còn
những khoảng trống chưa được đề cập, đó là: Quan hệ Anh – Pháp về vấn đề
thuộc địa ở Đơng Nam Á thế kỉ XIX được hình thành bởi những nhân tố nào?
Mối quan hệ này đã từng bước được giải quyết ra sao? Đặc điểm và tác động
của mối quan hệ này đối với bản thân mỗi nước, với lịch sử khu vực và quan hệ
quốc tế như thế nào?Cho đến nay, vẫn chưa có một tác phẩm nào phản ánh được
một cách đầy đủ và toàn diện quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông
Nam Á thế kỉ XIX.
Tuy nhiên, tất cả các cơng trình nghiên cứu trên sẽ là nguồn tư liệu hữu
dụng để chúng tôi hệ thống, tổng kết, chắt lọc; đồng thời cố gắng tìm hiểu thêm
một số khía cạnh trong phạm vi năng lực, nhằm làm sáng tỏ nhất có thể những
mặt nội dung trong quan hệ Anh - Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á
cũng nhưđặc điểm, tác động của mối quan hệ này đối vớibản thân mỗi nước và
với khu vực Đông Nam Á.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu


8

Mục tiêu của đề tài là qua việc hệ thống một cách khoa học và toàn diện
mối quan hệ Anh – Pháp trong quá trình bành trướng thuộc địa ở Đơng Nam Á
thế kỉ XIX, để trên cơ sở đó làm rõnhững đặc điểm và tác độngcủa mối quan hệ
này đối với bản thân mỗi nước và khu vực Đông Nam Á.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, nhiệm vụ của đề tài cần thực hiện là:
- Phân tích những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến sự hình
thành quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á, để từ đó rút ra
những đánh giá làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu mối quan hệ giữa hai
quốc gia này trong quá trình tranh giành ảnh hưởng và thơn tính thuộc địa ở
Đơng Nam Á thế kỉ XIX.
- Hệ thốngquá trình giải quyết mâu thuẫn quan hệ Anh – Pháp từ lúc hình
thành cho đến kết thúc và kết quả của q trình này.
- Trên cơ sở đó, nghiên cứu tính chất mâu thuẫn trong quan hệ Anh –
Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á để rút ra những đặc điểm trong quan
hệ hai nước, phân tích sâu sắc những tác động của mối quan hệ này tới bản thân
hai nước Anh , Pháp và tới lịch sử các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: mâu thuẫn Anh - Pháp về Miến Điện, Xiêm, Lào, Campuchia.
+ Miến Điện là tên gọi cũ của Liên bang Myanmar trước năm 1989.
+ Xiêm (Siam), hay còn gọi là Xiêm La, là quốc hiệu chính thức của Thái
Lan
từ thời nhà Chakri được thành lập năm 1782 đến năm 1939. Trong khóa luận,
lãnh thổ vương quốc Xiêm bao gồm hai tỉnh Battambang, Siam Riep của
Campuchia và các tiểu vương quốc Chiang Mai, Vientiane và Luang Prabang
của Lào.


9

- Thời gian: thế kỉ XIX, tập trung trong giai đoạn từ thập niên 50 đến năm

1896 – Anh và Pháp kí Hiệp định Ln Đơn, thống nhất phân chia khu vực ảnh
hưởng ở Đông Nam Á.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp chuyên ngành: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic là
hai phương pháp chủ yếu. Trong đó:
Phương pháp lịch sử: Qua việc vận dụng phương pháp này, đề tài muốn
làm phục dựnghoàn cảnh lịch sử cụ thểđưa đến sự hình thành quan hệ Anh –
Pháp, tiến trình giải quyết mâu thuẫn giữa hai nước về vấn đề thuộc địa ở khu
vực Đông Nam Á trong thế kỉ XIX và kết quả của nó.
Phương pháp logic: được sử dụng để lí giải chính sách xâm lược của Anh
và Pháp ở Đông Nam Á, những thủ đoạn quân sự, ngoại giao tinh vi mà hai
nước
đế quốc sử dụng với đối phương, với các nước Đông Nam Á nhằm đạt được
mục tiêu của mình. Trên cơ sở đó, rút ra những biện giải và đánh giá khách
quan, chính xác về đặc điểm, tác động của mối quan hệ Anh - Pháp đến bản thân
mỗi nước và lịch sử khu vực Đơng Nam Á.
Ngồi ra, đề tài cịn sử dụng các phương pháp liên ngành khác: phân
tích,đánh giá, so sánh, tổng hợp, khái quát.
Phương pháp phân tích, đánh giá: được sử dụng để làm rõ quá trình giải
quyết mâu thuẫn Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á tại mỗi địa
phận cụ thể, từ đó rút ra nhận xét về bản chất của vấn đề.
Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh chính sách xâm lược mà
Anh và Pháp đã thực hiện ở Đông Nam Á.
Phương pháp tổng hợp, khái quát: được dùng trong việc tổng hợp, khái
quát
các luận điểm mà đề tài đưa ra.
6. Bố cục của khóa luận



10

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luậnđược
triển khai thành 3 chương:
Chương 1. Nhân tố tác động đến sự xuất hiện của quan hệ Anh – Pháp về
vấn đề thuộc địa ở Đông Nam Á thế kỉ XIX
Chương 2. Diễn biến quan hệ Anh – Pháp về vấn đề thuộc địa ở Đông
Nam Á thế kỉ XIX
Chương 3. Đặc điểm và tác động của quan hệ Anh – Pháp về vấn đề
thuộc địa ở Đông Nam Á thế kỉ XIX


11

NỘI DUNG
Chương 1. NHÂN TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN CỦA QUAN HỆ
ANH – PHÁP VỀ VẤN ĐỀ THUỘC ĐỊA Ở ĐÔNG NAM Á THẾ KỈ XIX
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, thành công của cách mạng công
nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa
tư bản thống trị toàn diện và trở thành hệ thống thế giới. Cùng với đó là sự phát
triển nhanh chóng của nền sản xuất đã khiến cho nhu cầu mở rộng thị trường,
tước đoạt tài nguyên thiên nhiên ở những vùng đất giàu có của phương Đơng và
Tây bán cầu cũng ngày càng trở nên bức thiết đối với các cường quốc châu Âu.
Đến nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển dần lên giai đoạn
phát triển cao hơn – giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.Bước ngoặt to lớn trong thế
giới tư bản đã khiến cho chính quyền tư sản châu Âu từ thế kỉ XIX trở đi chẳng
những cạnh tranh khốc liệt về thương mại mà còn ráo riết đua tranh trong cơng

cuộc tìm kiếm và giành giật thị trường mới ở bên ngoài. Đối với chủ nghĩa đế
quốc, thuộc địa là thị trường tiêu thụ hàng hóa, nguồn ngun liệu phục vụ nền
cơng nghiệp chính quốc, nguồn nhân lực rẻ mạt trong các cơ sở đầu tư tại chỗ và
nguồn của cải vơ vét qua thuế khóa, cướp bóc. Hơn nữa, thuộc địa cịn là nơi
cung cấp binh lính cho chính quốc khi xảy ra chiến tranh, là cơ sở nâng cao vị
thế đế quốc trên trường quốc tế. Do đó, cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa
giữa các nước đế quốc là điều không tránh khỏi. Nói cách khác, tham vọng của
giới tư sản cầm quyền lúc này không dừng lại ở mục tiêu lợi nhuận nữa mà sâu
xa hơn, là chúng còn muốn khuyếch trương ảnh hưởng, muốn có nhiều quyền
lực để thống trị châu Âu và thế giới.
Bởi vì thế, khi xem xét về giai đoạn này, nhà kinh tế học người Đức Werner Sombart đã từng đánh giá rằng: “Chủ nghĩa tư bản thống trị thế giới và


12

xui khiến các hoạt động nhà nước nhảy múa như những con rối trên sợi dây [2;
201]”.
Sự bành trướng của châu Âu trên thế giới được thực hiện dưới hai hình
thức thống trị thuộc địa và phát triển những trao đổi thương mại, sẽ cho phép
các cường quốc tư bản chiếm được những của cải trên phạm vi rộng lớn của các
nước bị trị. Chính điều đó là căn ngun khiến nhu cầu thuộc địa đẩy lên tột bậc,
dẫn đến mâu thuẫn, phân chia và sâu xé trong nội bộ các nước thực dân tư bản.
Kể từ đây, thế giới đã từng bước tận mắt chứng kiến một sự phát triển mới và
ghê gớm của chủ nghĩa đế quốc. Thống trị và bóc lột thuộc địa trở thành một
nguồn làm giàu cơ bản đối với các nước đế quốc thực dân, là mối quan tâm chủ
đạo và nguồn cơn của những bất đồng thường xuyên giữa các nước đế quốc.
Trên thực tế, sự bành trướng của các chủ nghĩa tư bản quốc gia trên quy
mô thế giới đã phát triển những cơn kịch phát thực dân hóa khác nhau của các
quốc gia trong thời kì này. P. Leroy – Beaulieu, thành viên Viện Pháp quốc, giáo
sư trường Đại học Pháp trong tác phẩm “Về sự thực dân hóa các dân tộc hiện

đại” đã nêu bật câu nói này của Stuart Mill: “Có thể khẳng định rằng, trong tình
trạng hiện thời, việc lập các thuộc địa là công việc tốt nhất có thể đưa tư bản
của một nước già nua và giàu có tới đó”. Và ơng viết:“Thực dân hóa là sức
mạnh bành trướng của một dân tộc, đó là sức mạnh tái sinh sản của nó; đó là sự
giãn nở và nhân lên của nó qua các khơng gian: đó là đặt vũ trụ hay một phần
rộng lớn của vũ trụ vào sự tuân phục tiếng nói của nó, tư tưởng và luật pháp
của nó. Một đế quốc làm cơng việc thực dân hóa là một dân tộc đặt những nền
tảng vinh quang của nó vào tương lai và vào sự ưu thắng của nó trong tương lai
(...). Khơng thể khơng coi (thực dân hóa) như một trong các nhiệm vụ được áp
đặt cho những quốc gia văn minh”[2; 242].
Cho đến thời điểm cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX,thực dân châu Âu
căn bản thơn tính hầu hết khu vực Mĩ Latinh; ở châu Phi, Pháp làm chủ các
vùng Bắc Phi,


13

còn Anh đã chiếm được phần cực nam châu Phi và tiến hành mở rộng thuộc địa
Cap của mình lên phía Bắc; cơng cuộc bành trướng của chủ nghĩa thực dân lan
nhanh như bão táp, châu Á cũng không tránh khỏi tất yếu lịch sử đó.
Ở châu Á, Đơng Nam Á trở thành nạn nhân đầu tiên của các cuộc xâm
lược của chủ nghĩa thực dân. Trước hết là các quốc gia hải đảo Malacca (1511),
Philippin (1565), các tiểu quốc thuộc Indonesia ngày nay (1594), vì vùng hải
đảo là một khu vực hấp dẫn và thuận lợi cho cuộc chinh phục của thực dân
phương Tây. Ở Nam Á, thực dân Anh hoàn thành chinh phục Ấn Độ vào năm
1763. Các quốc gia ở Tây Nam Á (Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư (Iran)...) trở thành nước
phụ thuộc.
Đến đầu thế kỉ XIX, đặc biệt là từ thập niên 50 của thế kỉ này, thực dân
phương Tây đẩy mạnh hơn việc xâm chiếm các vùng đất còn lại ở châu Á. Anh
và Pháp chính là hai nước đi đầu trong lĩnh vực xâm chiếm thuộc địa, với mục

tiêu“tới bất cứ nơi đâu lợi nhuận dẫn chúng ta đến, khắp mọi biển rộng, mọi
bến bờ, vì tình yêu lợi nhuận, mọi cảng trên thế giới rộng lớn này chúng ta đều
thăm dò [12; 144]”.
Như vậy, sự thăng tiến mạnh mẽ trong nền kinh tế ở thế kỉ XIX, những
toan tính về quyền lợi và khát vọng bá quyền đã thúc đẩy các cường quốc tư
bản, điển hình là Anh, Pháp – hai cường quốc đang chiếm vị thế hàng đầu trong
thế giới tư bản lúc bấy giờ, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược vơ cùng
tàn bạo nhằm thơn tính thuộc địa trên quy mơ tồn cầu, tơ bản đồ chính trị thế
giới bằng những màu sắc riêng của mình.
1.1.2. Bối cảnh khu vực
* Vị trí và tiềm năng của khu vực Đơng Nam Á
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng nằm ở phía Đơng Nam lục địa Á Âu, bao gồm hai phần lục địa và hải đảovới diện tích khoảng 4,5 triệu km2. Nằm
trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa,hầu hết các quốc gia giáp biển cùng
với mạng lưới sơng ngịi rộng khắp, Đơng Nam Á khởi nguyên đã có điều kiện
tự nhiên thuận lợi cho sự sinh tụ, quần cư đông đúc của con người. Tuy


14

nhiên,điều ở Đông Nam Á được ca ngợi nhiều hơn cả chính là sự giàu có về tài
ngun thiên nhiên.
Từ xa xưa, khu vực Đông Nam Á vẫn được người Ấn Độ xưa mệnh danh
là Suvarnabhumi(đất vàng) hay Suvarnadvipa(đảo vàng), nổi tiếng là vùng sở
hữu rất nhiều mỏ kim loại, khống vật q như vàng, bạc, đồng, thiếc, chì, sắt,
than. Bên cạnh đó, Đơng Nam Á là nơi có mạng lưới sơng ngịi dày đặc, trữ
lượng nước lớn, điều này giúp cho các vùng đồng bằng châu thổ ngày càng màu
mỡ, phì nhiêu và mang lại giá trị kinh tế cao.
Đồng thời, cũng chính bởi chịu ảnh hưởng của mơi trường khí hậu nóng
ẩm, mưa nhiều, mà hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực đã sản sinh ra trầm, quế,
các loại cây cho dầu, gỗ quý và nhiều loài động vật hiếm như voi, tê giác, gấu,

hổ, hươu, cá sấu. Trong lịch sử, các loại sản vật này hay các chế phẩm từ chúng
đều là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Đông Nam Á. Đây là một
trong những yếu tố thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nước phương Tây.
Ngay từ thế kỉ XV, nhu cầu các mặt hàng xa xỉ của phương Đông khiến cho tất
cả các cuộc phát kiến địa lý của người châu Âu đều mục đích hướng về châu Á,
trong đó có Đơng Nam Á, để tìm vàng bạc, châu báu và hương liệu quý. Do đó,
khu vực này nhanh chóng lọt vào tầm mắt và mưu đồ thơn tính của thực dân
phương Tây.
Cùng với sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên, Đơng Nam Á cịn là
khu vực có vị trí chiến lược quan trọng. Từ lâu, đâyđã được coi nhưlà ngã tư
đường, là hành lang, cầu nối và đầu mối giao thông thuận lợi từ Đông sang Tây,
là nơi giao lưu của các con đường hàng hải quốc tế nối liền châu Á với các châu
lục khác trên thế giới.Vì thế, khơng chỉ là điểm đến, khu vực Đơng Nam Á cịn
đóng vai trị chủ thể trên các lộ trình thương mại và là nguồn cung cấp các mặt
hàng trao đổi cho các khu vực lân cận. Thế kỉ XVII, ở châu Á – Thái Bình
Dương có hai trục giao thương chính mà Đơng Nam Á là cầu nối quan trọng:
- Trục tuyến Bắc – Nam nối liền Nhật Bản qua các vùng bờ biển Trung
Quốc, Đài Loan xuống Đại Việt và các nước Đông Nam Á khác.


15

- Trục tuyến Đông – Tây với trạm dừng chân là Ấn Độ. Từ đây, các tàu
phương Tây qua eo Malacca, tới Indonesia, Xiêm, Đại Việt, Trung Quốc,
Philippines và Nhật Bản.
Hai trục giao thương Bắc – Nam và Đông – Tây đó đã tạo nên nhiều con
đường trên biển, như: con đường tơ lụa, con đường gốm sứ, con đường truyền
giáo [4; 24].
Thời điểm thế kỉ XIX, vị trí đó của Đông Nam Á càng trở nên quan
trọngvới các nước phương Tây. Đường biển Đông Nam Á trở thành tuyến

đường chủ yếu để giao thương với các nước trên thế giới, đồng thời cũng cung
cấp nguồn tài nguyên dồi dào về hải sản, khống sản. Đặc biệt, Đơng Nam Á có
eo biển Malacca, được xem là điểm điều tiết giao thơng quan trọng nhất ở châu
Á, dưới góc độ kinh tế và chiến lược, ý nghĩa của eo biển Malacca sánh ngang
với kênh đào Suez.
Vì thế, Đơng Nam Á trở thành mục tiêu chiến lược đặc biệt trong chính
sách bành trướng của các nước đế quốc.
* Tình hình chế độ phong kiến ở Đông Nam Á
Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ đã
căn bản hoàn thành cách mạng tư sản, đua nhau bành trướng thế lực, xâm chiếm
thuộc địa thì ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, chế độ phong kiến vẫn giữ
địa vị thống trị và đều lâm vào tình trạng khủng hoảng triền miên về chính trị,
kinh tế, xã hội.
Về mặt chính trị:
Có thể nói, bối cảnh chính trị và kết cấu quyền lực ở Đơng Nam Á trước
ngưỡng cửa thơn tính thuộc địa của phương Tây là khá đa dạng, nhiều biến
động. Sự suy thoái ở các quốc gia diễn ra không đồng đều về mặt thời gian.
Song, nhìn chung đây là thời kì các nhà nước phong kiến Đông Nam Á bước
vào giai đoạn khủng hoảng, suy tàn. Mặc dù các quốc gia Đông Nam Á khơng
ngừng củng cố tình hình nội trị nhưng đến lúc này chế độ phong kiến đã trở nên
lỗi thời, khơng cịn đủ sức đáp ứng những u cầu đổi thay của nền kinh tế - xã
hội. Trong khi chủ nghĩa tư bản đã thắng thế và được xác lập trên nhiều lục địa


16

thì ở đây, chính quyền phong kiến chun chế chẳng những không chăm lo tới
sự phát triển kinh tế của đất nước, mà chỉ tiêu hao sức người sức của vào những
cuộc chiến tranh nhằm xác định lãnh thổ và củng cố vương quyền.
Ví dụ như ở Miến Điện, từ giữa thế kỉ XVIII, đất nước này đã khơng cịn

giữ được thế ổn định như trước. Dưới sự trị vì của vương triều Konbaungset
(1850 – 1885), Miến Điện ngày càng lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm
trọng. Ngun nhân chính của thực trạng này bắt nguồn từ những cuộc chiến
tranh xung đột kịch liệt giữa Miến Điện với các nước láng giềng, có thể kể đến
như: cuộc chiến với Trung Quốc (1776 – 1770), Xiêm (1768 – 1776), và Ấn Độ
(1794 – 1795) để tranh giành đất đai và quyền lực. Những cuộc chiến tranh này
đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội Miến Điện ngày càng trở nên sâu sắc, đẩy
vương quốc Miến Điện tới chỗ suy thoái nhanh chóng hơn và bất lực trước cuộc
chiến tranh xâm lược của thực dân Anh.
Ở Lào, từ thế kỉ XVIII, nhà nước Lan Xang cũng đang trên đà suy yếu
không chỉ bởi sự chia rẽ nội bộ giữa các Mường Lào mà cịn bởi sự xâm chiếm
lãnh thổ từ phía người Thái. Đến nửa sau thế kỉ XVIII, nước Lào không chỉ nhỏ
hẹp lại về diện tích, tiếp tục chia rẽ giữa các bộ tộc, trở thành nước phụ thuộc
vào Xiêm, mà cịn có nguy cơ biến mất trên bản đồ chính trị thế giới bởi sự đồng
hóa một cách có hệ thống của chính quyền Xiêm, nhất là từ triều đại Thonburi
(1767 – 1782) và sau đó là vương triều dòng Chakri hay Rama (từ 1782). Những
biến động lịch sử trên góp phần đưa đến sự xâm nhập và thơn tính nước Lào của
người Pháp diễn ra một cách nhanh chóng ở những thập niên cuối của thế kỉ
XIX.
Đất nước Campuchia đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng kéo
dài suốt từ năm 1434 đến năm 1863 – thời kì Hậu Ăngco. Trong những thế kỉ
này, khi người Thái ngày càng tăng cường tấn cơng vào Campuchia, thì chính
quyền phong kiến ở đây lại sa vào những vụ mưu sát, tranh giành địa vị lẫn
nhau. Do đó, họ ngày càng tỏ ra bất lực trước sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản
phương Tây.


17

Ở Việt Nam, từ cuối thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến nhà Nguyễn lâm vào

khủng hoảng nghiêm trọng. Trong nước, bộ máy chính quyền phong kiến
Nguyễn từ trung ương mang nặng tính chất quan liêu, độc đốn và sâu mọt; đời
sống nhân dân ta vơ cùng khổ cực, lịng người ly tán vì bị đàn áp, bóc lột bần
cùng. Bên ngồi, chính quyền này ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược đối với
các nước láng giềng như Lào, Campuchia, khiến cho tiềm lực quốc gia ngày
càng khánh kiệt; thần phục nhà Thanh nhưng lại khước từ quan hệ với tư bản
phương Tây. Việc một chính quyền được quân sự hóa ở mức cao nhất để bảo vệ
thể chế nhà nước đang thối hóa nhưng khơng chịu bng bỏ quyền lực, càng
khiến cho mâu thuẫn trong lòng xã hội Việt Nam ngày càng chồng chất. Trong
bối cảnh đó, sự xâm lược của Pháp vào Việt Nam là nhân tố cuối cùng, quyết
định tới sự sụp đổ của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.
Chỉ có Xiêm, tuy trong thế kỉ XVIII có phần suy yếu bởi sự xâm lược của
Miến Điện và nội bộ triều đình lục đục, nhưng Xiêm vẫn là một quốc gia hùng
mạnh về kinh tế và quân sự ở Đông Nam Á. Thế kỉ XIX, nhất là từ thời Rama
III (1824 – 1851), nhà nước trung ương tập quyền theo đuổi chính sách bành
trướng lãnh thổ và đường lối Âu hóathúc đẩy quan hệ thương mại, ngoại giao
với nước ngoài. Điều này là một trong những yếu tố chính làm cản trở sự xâm
lược của thực dân phương Tây đối với Xiêm, thúc đẩy nước này tiến hành cải
cách, mở cửa để tăng sức đề kháng dân tộc trước vịng xốy của chủ nghĩa đế
quốc.
Về kinh tế:
Có thể nói, Đơng Nam Á trước ngưỡng cửa xâm nhập và thơn tính thuộc
địa của phương Tây có bức tranh kinh tế - xã hội nhiều gam màu khác nhau, với
đặc trưng bao trùm là xã hội nông nghiệp với nền sản xuất tiểu nông lạc hậu,
khép kín. Mặc dù ở Đơng Nam Á thế kỉ XV – XVI đã có những bước chuyển
lớn trong sự hình thành các trung tâm kinh tế, đô thị thương nghiệp, thương mại
quốc tế cũng đã trở thành ngành kinh tế mạnh của nhiều quốc gia song chưa đủ
sức để lấn át hoạt động nông nghiệp vốn đã ăn sâu bén rễ vào trong tâm căn kinh
tế của những xã hội trọng nông.



18

Đến thế kỉ XIX, kinh tế Đông Nam Á bộc lộ sự sa sút và suy thối rõ rệt.
Trong nơng nghiệp, ruộng đất tập trung hết vào tay giới điền chủ, thiên tai, mất
mùa đói kém xảy ra liên miên. Thêm vào đó, một số nhà nước Đơng Nam Á,
trong đó có Việt Nam thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, khiến cho nền kinh
tế càng trở nên trì trệ.
Ở Miến Điện, trước khi thực dân Anh xâm lược, nước này xuất hiện
những mầm mống sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, bởi quan hệ sản xuất
phong kiến kìm hãm nên những mầm mống này phát triển một cách chậm chạp.
Đến thế kỉ XIX, Miến Điện vẫn là một xã hội nông nghiệp lạc hậu, ruộng đất
chủ yếu tập trung vào tay tầng lớp quan lại, địa chủ, được duy trì bằng hình thức
phát canh thu tơ. Các cuộc chiến tranh liên miên (Miến – Môn, Miến – Xiêm)
làm cho nền kinh tế vốn đã kém phát triển càng trở nên tiêu điều, kiệt quệ.
Đầu thế kỉ XIX, nền kinh tế Việt Nam cũng ở trong tình trạng suy đốn
trầm trọng về mọi mặt. Do chính sách phản động của triều Nguyễn, các yếu tố tư
bản chủ nghĩa mới nảy sinh trong các khu vực kinh tế, đang trên đà phát triển tự
nhiên và tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội hồi đó đều bị bóp nghẹt.
Nếu giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, được xem là thời điểm
sa sút của nhiều nền kinh tế Đơng Nam Á, thì trái lại, ở vương quốc Xiêm, đây
lại là thời gian kinh tế nước này có nhiều chuyển biến tích cực. Giai đoạn Rama
I, Rama II, Rama III trị vì, Xiêm từng bước đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp,
nhất là sản xuất lúa và đường, không chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước
mà còn xuất khẩu và số lượng xuất khẩu ngày càng tăng. Đây là một thành tựu
vượt bậc so với các nước khác trong vùng. Trong công nghiệp, nhiều công
trường thủ công được xây dựng như luyện gang, làm đường, khai mỏ thiếc, đóng
tàu; họ đã đóng được những chiếc thuyền có trọng tải 800 tấn. Trong lĩnh vực
thương mại, các vua Rama tăng cường đẩy mạnh hoạt động buôn bán, nhất là
với Trung Quốc, kế đến là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như: các

tiểu quốc ở bán đảo Malaya, quần đảo Indonesia, Singapore, Việt Nam. Nhờ
vậy, trong khoảng 20 năm cuối của thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, ngoại
thương Xiêm phát triển hết sức mạnh mẽ, mang lại nguồn thu nhập lớn: “Theo


19

các con số thống kê, vào nửa đầu thế kỉ XIX, tổng giá trị buôn bán hằng năm
trong xuất khẩu của Xiêm có năm lên tới 5.500.000 bạt, cịn nhập khẩu là
4.300.000 bạt. Giá trị xuất khẩu năm 1850 là 5.585.000 bạt, vượt xa giá trị nhập
khẩu 1.200.000 bạt [4; 37]”.
Về xã hội:
Các cuộc xung đột, tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn phong kiến,
giữa các tộc người dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước. Mâu thuẫn giai cấp - xã
hội căng thẳng do các tầng lớp nhân dân bị bóc lột nặng nề, khơng cịn con
đường sống. Nhân dân, trước hết là nông dân đã nổi dậy khởi nghĩa. Những
cuộc khởi nghĩa nông dân vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân góp phần đẩy chế
độ phong kiến, nhà nước phong kiến vào tình trạng suy yếu nhanh hơn.
Ở Miến Điện, ách áp bức phong kiến và sự chuyên quyền của bọn quan
lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân. Các cuộc
đấu tranh này kéo dài suốt từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX. Đặc biệt
các cuộc khởi nghĩa của người Môn và người Aracan ở Hạ Miến có quy mơ lớn
vì ở đây ách bóc lột phong kiến chồng chéo với ách áp bức dân tộc, vua Miến
phải nhiều lần phái quân đi đàn áp mới dập tắt được. Những cuộc đấu tranh của
nơng dân nói chung đều thất bại nhưng đã góp phần làm cho chế độ phong kiến
lung lay và suy yếu.
Ở Lào, cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX là thời gian diễn ra cuộc đấu
tranh của nhân dân Lào chống ách nô dịch của Xiêm. Sau khi cuộc khởi nghĩa
Chậu Anu – nổ ra đầu thế kỉ XIX, bị đàn áp và thất bại vào năm 1828, Xiêm đã
sáp nhập Luang Prabang và Viêng Chăn của Lào thành một tỉnh của vương quốc

Xiêm.
Ở Việt Nam, trong nửa đầu thế kỉ XIX đã có hàng trăm cuộc nổi dậy của
nhân dân diễn ra chống lại vương triều Nguyễn với quy mô lớn, rộng khắp từ
Bắc vào Nam. Điều đó cho thấy mâu thuẫn giai cấp sâu sắc và sự thối nát đến
cực độ của triều đình phong kiến Nguyễn. Các cuộc khởi nghĩa này tuy cuối
cùng đều thất bại nhưng đã báo hiệu cho sự sụp đổ không thể tránh khỏi của chế
độ phong kiến.


20

Trong số các quốc gia Đông Nam Á, thế kỉ XIX, duy chỉ có Xiêm vẫn giữ
được vị thế ổn định. Do sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa làm cho giai cấp
nơng dân và tầng lớp thợ thủ cơng bị bóc lột nặng nề. Nhưng, các nhà cầm
quyền Xiêm với chính sách mềm dẻo đã xoa dịu mâu thuẫn, ổn định tình hình xã
hội, đồn kết các tầng lớp nhân dân cùng bảo vệ và phát triển đất nước.Bên cạnh
đó, xã hội Xiêm là một xã hội có tính chất mở. Ví dụ, như dưới triều đại Chakri,
nhà vua là chủ sở hữu, mọi người đều được quyền canh tác, khơng hình thành
quan hệ sở hữu ruộng đất kiểu phong kiến. Do đó, người Thái dễ dàng thích ứng
với các thay đổi, là cơ sở quan trọng tạo nên sự nhạy bén, linh hoạt ứng phó của
người Thái trong quan hệ đối ngoại với phương Tây.
Những sự suy thoái trong xã hội Miến Điện, Việt Nam, Lào thời điểm đó
cũng là thực trạng diễn ra ở rất nhiều các quốc gia Đơng Nam Á khác, từ đó đã
tạo cơ hội thuận lợi cho các cuộc xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân
phương Tây. Hơn nữa, các quốc gia Đơng Nam Á này có trình độ phát triển thấp
hơn, lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên, khó có thể thốt khỏi hay ở ngồi
vịng cuộc trường chinh tới tư bản của các nước Tây Âu.
Sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào Đông Nam Á thế kỉ XVIII, XIX,
tạo ra một giai đoạn mới về ảnh hưởng của châu Âu ở khu vực, là mối đe dọa
lớn đối với nền độc lập của các quốc gia trong khu vực này. Đây là thời kì

phương Tây chiếm lĩnh nhanh chóng cả về chính trị lẫn lãnh thổ, khi Anh, Pháp
và các nước tư bản khác đua nhau xây dựng đế chế thuộc địa ở Đơng Nam Á.
1.2. Chính sách xâm lược thuộc địa của Anh và Pháp
1.2.1. Về phía Anh
Kể từ sau cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, ở nước Anh đã có
nhiều biến đổi to lớn, quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội, làm thay đổi bộ
mặt đất nước, tác động sâu sắc đến vị thế, sức mạnh của Anh trên trường quốc
tế.
Về mặt chính trị:
Sau cuộc cách mạng chính trị - xã hội thế kỉ XVII, một thể chế Nhà nước
mới được thiết lập ở Anh – thể chế quân chủ lập hiến. Với thể chế này, tuy vua


21

vẫn là người đứng đầu bộ máy nhà nước nhưng trên thực tế, tính chun chế của
nhà vua đã khơng còn mà mọi quyền hành đều tập trung trong tay Nghị viện. Từ
đây, một chính quyền do giai cấp tư sản và quý tộc mới nắm quyền ở Anh.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, tầng lớp tư sản thương nghiệp có vai trị
hết sức quan trọng trong bộ máy chính quyền của Anh. Do vậy, nhiều chính sách
đầu tư cho các hoạt động thương mại đã được xúc tiến một cách mạnh mẽ. Công
ty Đông Ấn Anh (EIC –được thành lập từ năm 1600) là lực lượng tiên phong
thay mặt Chính phủ và nữ hồng Anh xâm lược và cai trị tại các thuộc địa của
Anh trên thế giới.
Về mặt kinh tế:
Sau thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản Anh, tình hình kinh tế của nước
Anh có nhiều biến chuyển với những đột phá lớn. Đến nửa cuối thế kỉ XVIII,
trên cơ sở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nguồn nhân công ngày
càng lớn, số vốn tích lũy được ngày càng nhiều, bên cạnh đó, quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa đã phát triển ở nông thôn (do tác động của cuộc cách mạng

trong nông nghiệp) và sự phát triển mạnh mẽ về kĩ thuật dệt và sợi, nước Anh đã
trở thành nước đầu tiên bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp.
Những thành quả mà cuộc cách mạng này đem lại đã làm thay đổi một
cách căn bản bộ mặt kinh tế, công nghiệp của nước Anh. Việc áp dụng các cải
tiến kĩ thuật và những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp vào sản xuất
đã tạo nên bước đột phá lớn trong các ngành kinh tế. Khối lượng hàng hóa do
máy móc tạo ra tăng lên rõ rệt. Tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp
nặng cũng tăng lên nhanh chóng. Một thời kì chiếm ưu thế thế giới mở ra đối
với Anh.Diện mạo nước Anh từng bước được thay đổi, như F.Engels miêu tả:
“Cách đây 60 – 80 năm, Anh cũng giống các nước khác với những thành
phố nhỏ bé, cơng nghiệp ít ỏi và rất thơ sơ, dân số thưa thớt và chủ yếu là dân
nơng nghiệp thì ngày nay là nơi có một khơng hai với thủ đô gần 2,5 triệu dân,
nhiều thành phố công nghiệp khổng lồ, với nền cơng nghiệp cung cấp hàng hóa
cho tồn thế giới bằng những thứ máy móc phức tạp nhất [4; 86]”.


22

Nhờ có cách mạng cơng nghiệp mà nước Anh nhanh chóng trở nên giàu
mạnh. Nếu như vào thế kỉ XVII Anh cịn thua kém Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,
thì đến những năm đầu thế kỉ XIX, Anh không chỉ trở thành cường quốc công
nghiệp hàng đầu, được mệnh danh là cơng xưởng của thế giới, mà cịn làm bá
chủ về hàng hải, tạo cơ hội để Anh mở rộng ảnh hưởng của mình ra các khu vực
khác trên thế giới.
Thực tế nước Anh thế kỉ XIX đúng như Jules Ferry – một chính khách
người Pháp, đã từng nói: “Chính sách thuộc địa là con đẻ của chính sách cơng
nghiệp [2; 242]”. Bản thân Joseph Chamberlain, Bộ trưởng thuộc địa Anh,
trong một bài diễn văn tại Phòng thương mại Birmingham năm 1896 cũng
không giấu diếm mà thừa nhận rằng: “Bằng chính sách thuộc địa của chúng ta,
ngay sau khi chúng ta chiếm lĩnh và phát triển một lãnh thổ mới, chúng ta sẽ

phát triển chúng như những chỗ dựa quyền lực của văn minh nhằm gia tăng
thương mại thế giới [2; 242]”.
Nhìn chung, những biến động chính trị, kinh tế diễn ra ở nước Anh từ nửa
cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII đã tạo nên những sắc thái mới trong diện
mạo của nước Anh. Thể chế chính trị mới được thiết lập và tạo ra được những
kết nối tích cực với sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của
nền công nghiệp đại cơ khí ở Anh vừa đặt ra những yêu cầu cấp thiết về việc tìm
kiếm thị trường, nguyên liệu và nhân công phục vụ cho các hoạt động sản xuất
trong nước, vừa tạo điều kiện cho nước Anh có thể xúc tiến nhanh hơn nữa quá
trình tìm kiếm này.
Quá trình mở rộng của chủ nghĩa thực dân Anh:
Đế quốc Anh bắt đầu hình thành vào đầu thế kỉ XVII, khi nước Anh tiến
hành thuộc địa hóa Bắc Mĩ và các đảo nhỏ trong vùng Caribe, cùng với đó là
việc thành lập những công ty tư nhân, đáng chú ý nhất là Cơng ty Đơng Ấn Anh,
để quản lí các thuộc địa và mậu dịch hải ngoại.
Thế kỉ XVIII, Anh nổi lên trở thành cường quốc thực dân chi phối toàn
thế giới, đế quốc Anh đã xâm chiếm và sáp nhập được nhiều lãnh thổ như:
Newfoundland và Acadia từ tay người Pháp; Gibraltar và Minorca từ Tây Ban


23

Nha. Gibraltar đã trở thành một căn cứ hải quân trọng yếu và cho phép Anh
kiểm soát điểm ra vào Địa Trung Hải.
Đến các thập niên giữa của thế kỷ XVIII, Anh đẩy mạnh xâm lược Ấn
Độ. Trong cuộc chiến tranh với thực dân Pháp để giành quyền bá chủ quốc gia
này (1746 – 1763), người Anh đã giành phần thắng. Trên thực tế, cuộc chiến
tranh giữa Anh và Pháp tại Ấn Độ chỉ là một mặt trận trong cuộc chiến tranh
Bảy năm (1756–1763) có quy mơ tồn cầu, liên quan đến Pháp, Anh và các
cường quốc châu Âu khác.

Sự kiện ký kết Hiệp định Paris (1763) đã đem lại những hệ quả quan
trọng cho triển vọng của đế quốc Anh. Tại Bắc Mỹ, tương lai cường quốc thực
dân của Pháp tại đây đã kết thúc bằng việc công nhận yêu sách của Anh đối với
Vùng đất Rupert, và nhượng lại Tân pháp cho Anh (để lại một cộng đồng Pháp
ngữ đáng kể dưới quyền kiểm soát của Anh), đồng thời chuyển nhượng vùng đất
Louisiana cho Tây Ban Nha. Còn Tây Ban Nha nhượng lại vùng đất Florida cho
Anh. Cùng với chiến thắng trước người Pháp tại Ấn Độ, nước Anh đã trở thành
cường quốc hàng hải hùng mạnh nhất thế giới.
Cũng trong nửa sau thế kỉ XVIII, sau khi trở thành thế lực thống trị
thương mại của châu Âu tại tiểu lục địa Ấn Độ, đã xuất hiện nhiều yếu tố khiến
Anh chú ý đến vùng Đông Nam Á hải đảo, trong đó có bán đảo Malaya, bởi vì:
Thứ nhất, nhu cầu có một hải cảng mà thương nhân người Anh và Ấn Độ
có thể sử dụng để mở rộng buôn bán tại bán đảo Malaya và quan trọng hơn là
thu được thiếc – một mặt hàng vô cùng dồi dào ở Malaya – cho Công ty Đông
Ấn Anh để bán sang Trung Quốc.
Thứ hai, nhu cầu có một căn cứ hải qn ở phía đơng vịnh Bengal cũng
như có một hải cảng dọc theo tuyến đường thương mại với Trung Quốc có thể
sử dụng để sửa chữa, cung ứng hậu cần và bảo vệ cho các thương thuyền.
Nói cách khác, nếu như những lợi ích về thương mại hàng hải ở bán đảo
Malaya là yếu tố chủ đạo chi phối sự quan tâm của Anh, thì nhu cầu đảm bảo an
ninh phịng ngự trên biển ở sườn phía đơng của thuộc địa Ấn Độ chính là yếu tố
đẩy mạnh sự quan tâm của Anh ở bán đảo Malaya ở nửa sau thế kỉ XVIII. Đến


×