Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

tiểu luận cuối kỳ tiểu luận học dân số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ BÀI:

TIỂU LUẬN
CUỐI KỲ
XÃ HỘI HỌC
DÂN SỐ

Phân tích tác động của cơng
tác tun truyền, phổ biến
chính sách, pháp luật tới việc
đào tạo hướng nghiệp cho trẻ
vị thành niên tự kỉ.

NHÓM 9:
1. Nguyễn Diễm Phụng
2. Nguyễn Tiến Duy
3. Nguyễn Hà Bình

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 2
NỘI DUNG ....................................................................................................................... 3
I. Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 3
1. Khái niệm................................................................................................................ 3
1.1 Hướng nghiệp ..................................................................................................... 3
1.2 Trẻ vị thành niên ................................................................................................. 4
1.3 Trẻ tự kỷ ............................................................................................................. 4


1.4 Trẻ vị thành niên tự kỷ ......................................................................................... 5
2. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật ........................................................................ 6
2.1 Định nghĩa ......................................................................................................... 6
2.2 Vai trò................................................................................................................ 7
II. Thực trạng ................................................................................................................ 7
1. Thực trạng trẻ vị thành niên tự kỷ ............................................................................. 7
1.1 Số liệu thống kê ................................................................................................... 7
1.2 Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên ....................................................... 8
1.3 Dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên ............................................................ 8
2. Thực trạng hướng nghiệp cho trẻ vị thành niên tự kỷ ................................................. 9
3. Thực trạng nghề nghiệp của trẻ vị thành niên tự kỷ ...................................................10
4. Thực trạng chính sách, pháp luật về việc đào tạo hướng nghiệp cho trẻ vị thành niên tự
kỷ. .............................................................................................................................11
5. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về việc đào tạo hướng
nghiệp cho trẻ vị thành niên tự kỷ. ...............................................................................13
III. Tác động của cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách, pháp luật tới việc đào tạo
hướng nghiệp cho trẻ vị thành niên tự kỷ. ......................................................................14
KẾT LUẬN ......................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................17

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT

Họ và tên

Ngày sinh

Mã sinh viên

1


Nguyễn Diễm Phụng

18/09/2001

19032700

2

Nguyễn Tiến Duy

13/07/2001

19032647

3

Nguyễn Hà Bình

130/9/2001

19032639

1


MỞ ĐẦU
Ngày nay, tự kỷ là một bệnh lý phổ biến trong cuộc sống. Tự kỷ có thể xảy ra
ở bất kỳ đối tượng nào và có thể theo họ đến suốt đời. Đặc biệt ở trẻ em, đây là một
trong những rối loạn phát triển hay gặp nhất. Chỉ khoảng 20% trẻ tự kỷ có thể giao

tiếp được và học được nhưng vẫn gặp khó khăn trong quan hệ xã hội. 80% còn lại
tiếp tục trưởng thành và trở thành người lớn mắc tự kỷ. Liên Hợp Quốc đã chọn ngày
2/4 hàng năm là Ngày Trẻ tự kỷ đủ để thấy sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới
về loại bệnh lý này. Số lượng trẻ tự kỷ tăng nhanh theo hàng năm trên thế giới trong
đó có Việt Nam. Với q trình hơn 20 năm phát hiện và nghiên cứu về căn bệnh này,
Việt Nam vẫn đang tiếp tục tìm hiểu để làm tốt sứ mệnh giúp đỡ trẻ tự kỷ cũng như
làm giảm bớt nỗi đau của các bậc làm cha, làm mẹ.
Một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay đối với trẻ tự kỷ đó là
đào tạo và hướng nghiệp cho các em trong độ tuổi vị thành niên. Đây là vấn đề được
Nhà nước hết sức quan tâm, đã và đang đưa ra nhiều chính sách nhằm giúp đỡ các
em có định hướng nghề nghiệp phù hợp, ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của những em không may mắn mắc căn bệnh này. Theo các nghiên cứu cũng
như thực tế cho thấy, trẻ tự kỷ nói riêng và người tự kỷ nói chung có các kỹ năng phù
hợp với một số cơng việc nhất định. Thậm chí, một số nhóm những người mắc bệnh
tự kỷ có những thế mạnh, đặc điểm vượt trội về nhiều lĩnh vực như: âm nhạc, hội
họa, tốn học,... cần được tìm ra và phát huy tối đa những thế mạnh đó. Đặc biệt cần
quan tâm đến đào tạo hướng nghiệp cho trẻ vị thành niên tự kỷ bởi các em là lứa tuổi
cần có bước đệm vững chắc về lựa chọn nghề nghiệp nhằm phát triển năng lực của
các em giúp các em nâng cao chất lượng cuộc sống, tránh xa vào các tệ nạn xã hội.
Để thực hiện đào tạo hướng nghiệp đúng đắn cho trẻ vị thành niên tự kỷ, một
trong những điều đáng lưu ý là công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
về nghề nghiệp. Cơng tác này giúp các em có cái nhìn đúng đắn về pháp luật để lựa
chọn những ngành, nghề hợp pháp. Hơn nữa, đây cũng là cách động viên các em trở
thành những cơng dân có ích để các em sớm có thể hịa nhập cộng đồng, nâng cao vị
thế bản thân trong xã hội. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật có
những tác động đối với nhiều mặt của cuộc sống cần được hiểu rõ để kịp thời sửa đổi,
bổ sung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hướng nghiệp cho trẻ vị thành niên tự kỷ.

2



NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm
1.1 Hướng nghiệp
Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển
chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn
nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ
địa phương và quốc gia. Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa
chọn một nghề nghiệp mà mình u thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình.
Thực tế cho thấy, các bạn thường lựa chọn theo cảm tính, do "nổi hứng" nhất thời, do
chạy theo phong trào hoặc do bị mất phương hướng nên "nhắm mắt đưa chân"...
Tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất
nhiều các hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ hướng nghiệp (career mentoring)
nếu được hiểu chính xác nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề
nghiệp (career assessment), quản lý nghề nghiệp (career management), phát triển
nghề nghiệp (career development)...
Khi mỗi cá nhân đều có được chun mơn nghề nghiệp vững vàng, ổn định,
họ sẽ có nhiều cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Ở một góc độ khác,
hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do
họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát
triển về kinh tế xã hội một cách toàn diện:
- Về giáo dục:
+
+
+
+
+
+
+


Giúp học sinh có hiểu biết về thế giới nghề nghiệp
Hình thành nhân cách nghề nghiệp cho học sinh
Giáo dục thái độ đúng đắn đối với lao động
Tạo ra sự sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp
Về kinh tế:
Góp phần phân luồng học sinh phổ thơng tốt nghiệp các cấp
Góp phần bố trí hợp lý 3 nguồn lao động dự trữ bảo đảm sự phù hợp nghề
Giảm tai nạn lao động

+ Giảm sự thuyên chuyển nghề, đổi nghề
+ Là phương tiện quản lý cơng tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế, xã hội trên
cơ sở khoa học
- Về xã hội:
3


+ Giúp học sinh tự giác đi học nghề
+ Khi có nghề sẽ tự tìm việc làm
+ Giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, giảm tội phạm
+ Ổn định được xã hội
1.2 Trẻ vị thành niên
Vị thành niên là một khái niệm chưa được thống nhất. Tổ chức Y tế Thế giới
quy định lứa tuổi 10 - 17 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 1824 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên
của khối Liên minh châu Âu và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc lấy độ tuổi 10 - 17 tuổi.1
Trên thế giới, các nước có quy định về độ tuổi thanh niên khác nhau: nhiều
nước quy định từ 18 đến 24 tuổi hoặc 15 - 24 tuổi, một số nước quy định từ 15 - 30
tuổi.
Ở nhiều quốc gia, bao gồm Úc, Ấn Độ, Philippines, Brazil, Croatia và
Colombia, trẻ vị thành niên được xác định là một người dưới tuổi 18.Trong khi Nhật

Bản, Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc, trẻ vị thành niên là người dưới 20 tuổi. Pháp
luật New Zealand quy định trẻ vị thành niên là người dưới 18 tuổi là thích hợp, nhưng
hầu hết các quyền của tuổi trưởng thành được giả định ở độ tuổi thấp hơn: ví dụ, giao
kết hợp đồng và có một ý chí là có thể hợp pháp ở tuổi 15.
Tại Việt Nam quy định trẻ em là dưới 16 tuổi, thanh niên là từ 16 - 30 tuổi,
ngoài ra vị thành niên được xem là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Trẻ em được luật pháp
bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18
tuổi.2
Như vậy có thể thấy rằng độ tuổi vị thành niên còn được quy định chưa thống
nhất giữa các nước trên thế giới.
1.3 Trẻ tự kỷ
Tự kỷ là rối loạn phát triển ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao tiếp ngôn ngữ,
giao tiếp phi ngôn ngữ và tương tác xã hội, thông thường khởi phát trước 3 tuổi và
ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực học tập của trẻ. 3
Tự kỷ là một tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ khác nhau từ nhẹ
đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài.

1

Vị thành niên, theo Wikipedia
Luật bảo vệ trẻ em 2016
3
Luật giáo dục người khuyết tật (Individuals with Disabilities Education Act; IDEA,
1997), Mỹ
2

4


Bệnh tự kỷ trẻ em được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần

kinh (như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa
cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) do có những gen bất thường. Tuy
nhiên những vấn đề nêu trên vẫn đang là giả thuyết.
Leo Kanner, một nhà tâm thần học người Mỹ thuộc bệnh viện John Hopkins
ở Baltimore, người đầu tiên nhận dạng tự kỷ vào năm 1943. Ơng đã mơ tả Tự kỷ như
một chứng rối loạn tâm thần hiếm gặp ở trẻ em, thường xuất hiện sau 2 tuổi rưỡi và
coi đó như một đối tượng của điều trị y học. Theo ơng “Rối loạn căn bản chính là sự
khơng đủ khả năng để thiết lập các mối quan hệ bình thường với mọi người và để đáp
ứng một cách bình thường các tình huống, từ lúc đầu đời của trẻ”. Khi đó, ơng cho
rằng “tự kỷ là một dạng bệnh”, tuy nhiên hiện nay, tự kỷ đã được xếp vào danh sách
một trong 13 dạng khuyết tật trong luật của Mỹ và được chính phủ quan tâm hỗ trợ.
Theo thông báo của Hiệp Hội Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Tế: Rối loạn phổ tự
kỷ (Autism Spectrum Disorder-ASD), được hiểu như Rối loạn phát triển lan tỏa
(Pervasive Developmental Disorder-PDDs), nguyên nhân bởi sự suy giảm trầm trọng
và bao phủ sự suy nghĩ, cảm giác, ngôn ngữ và khả năng quan hệ với người khác.
Những rối loạn đó thơng thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu, gọi là rối loạn tự
kỷ, tiếp theo là Rối loạn phát triển lan tỏa khơng đặc hiệu và có nhiều dạng nhẹ hơn
như Hội chứng Asperger và hai rối loạn hiếm gặp khác là Hội chứng Rett và Rối loạn
tan rã thời thơ ấu. 4 Cùng với những quan điểm trên, tác giả Hamilton khái quát: Tính
tự kỷ trên thực tế là một bệnh nằm trong Rối loạn phát triển lan tỏa, rối loạn này bao
gồm Rối loạn Asperger (cũng được hiểu là hội chứng Asperger), Rett, Rối loạn tan
rã thời thơ ấu, và Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (PDD—NOS). Khơng
như những rối loạn khác được chẩn đốn bởi các triệu chứng cơ thể và các test y
khoa, bệnh tự kỷ được xác định khi đối chiếu sự tương thích giữa bệnh của trẻ với
các tiêu chuẩn tâm thần xác định.5
Như vậy tự kỷ là tên gọi một hội chứng khi trẻ bị khiếm khuyết trong giao
tiếp, trong tương tác với mọi người, khó khăn trong việc kiểm sốt ngơn ngữ, hành
vi, cảm xúc, dẫn đến giảm khả năng hòa nhập vào xã hội.
1.4 Trẻ vị thành niên tự kỷ
Từ hai khái niệm nêu trên, cho thấy trẻ vị thành niên tự kỷ là trẻ trong độ tuổi

vị thành niên bị một nhóm các rối loạn não phát triển đặc trưng bởi những khó khăn
trong giao tiếp, tương tác xã hội cũng như nỗi ám ảnh và hành vi lặp đi lặp lại.
4
5

Theo thông báo của Hiệp Hội Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Tế. Tr 1, 107
Theo thông báo của Hiệp Hội Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Tế. Tr 39, 79

5


2. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật
2.1 Định nghĩa
2.1.1 Phổ biến, giáo dục pháp luật
Pháp luật là một hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận có
tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc
chung, thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực của nhà nước và được nhà nước
đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. 6
Phổ biến, giáo dục pháp luật được hiểu là hoạt động có định hướng, có tổ chức,
có chủ định nhằm đạt mục đích hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp
lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành, góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và nâng cao trình
độ văn hố pháp lý của cơng dân.
2.1.2 Tun truyền, phổ biến chính sách
Trước hết cần hiểu các chính sách được tun truyền và phổ biến là các chính
sách cơng của Nhà nước, là kết quả cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng cầm
quyền thành tập hợp các quyết định chính trị có liên quan với nhau nhằm thực hiện
mục tiêu và là công cụ cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước, duy trì sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, phát triển kinh tế – xã
hội và phục vụ người dân. Bản chất của chính sách cơng là ý chí chính trị của Đảng

cầm quyền được cụ thể hóa thành các quyết sách, quyết định chính trị của Nhà nước
để giải quyết các vấn đề xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân. Dưới góc độ quản
lý, quản trị quốc gia, Nhà nước sử dụng chính sách như một công cụ quan trọng tác
động vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội để đạt được mục tiêu định hướng
của Nhà nước.
Tổ chức thực hiện chính sách là tồn bộ q trình chuyển ý chí của chủ thể
chính sách thành hiện thực tới các đối tượng quản lý, nhằm đạt được mục tiêu định
hướng. Sau khi chính sách được ban hành, cần phải tiến hành các hoạt động thiết thực
nhằm tổ chức đưa chính sách vào cuộc sống. Tổ chức thực thi chính sách là tất yếu
khách quan để duy trì sự tồn tại của chính sách theo yêu cầu quản lý của Nhà nước
và để đạt được mục tiêu của chính sách. 7

GS.TSKH. Đào Trí Úc, GS. TS Hồng Thị Kim Quế (2017), Giáo trình Đại cương về Nhà nước và
Pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
7
PGS.TS. Văn Tất Thu (2019), Vai trị của phổ biến, tun truyền chính sách trong tổ chức thực
hiện chính sách cơng, Học viện Hành chính Quốc gia
6

6


2.2 Vai trị
Khi các chính sách, pháp luật được đề ra thì việc quan trọng nhất là tổ chức và
thực thi chúng với mục tiêu duy trì để đạt được những mục đích mà Nhà nước đã đặt
ra. Vì vậy, cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đóng vai trị quan
trọng trong việc thực hiện hóa chính sách, là bước cần thiết để đưa chính sách, pháp
luật vào đời sống thực tiễn. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật nhằm phổ
biến đến người dân để họ nhận ra trách nhiệm của mình trong việc thực thi chính sách
và tuân thủ pháp luật. Hơn nữa, đây cũng là cách để người dân có thể phát huy tính

dân chủ, đưa ra nhận định, ý kiến nhằm sửa đổi và bổ sung kịp thời các chính sách và
luật pháp nhằm phù hợp với thực tiễn. Để chính sách và luật pháp đề ra có sự ủng hộ
và đồng thuận thực hiện thì cơng tác tun truyền, phổ biến đóng vai trị then chốt
trong việc thực thi chính sách.
II. Thực trạng
1. Thực trạng trẻ vị thành niên tự kỷ
1.1 Số liệu thống kê
Theo thống kê của Autism Treatment Network tại Mỹ (Pediatrics, 2016), trong
6.800 trẻ được khảo sát (từ 2 - 17,6 tuổi) chẩn đốn bị tự kỷ, có 42.5% trẻ bị rối loạn
giấc ngủ; 38.7% trẻ bị rối loạn tiêu hóa; 60.4% bị rối loạn ăn uống; 59.1% rối loạn lo
âu; 76.6% rối loạn cảm giác; 81.7% mất tương tác xã hội; 48.3% muốn gây xung
động, tấn công; 32.4% trẻ tự gây tổn thương; suy nghĩ và hành vi lặp lại, định hình:
67.1%; Tăng động: 68,8%; thiếu tập trung chú ý: 82.1%.
Theo thống kê rối loạn tự kỷ gây ảnh hưởng kéo dài suốt đời đến các chức
năng cá nhân như học tập, các mối quan hệ xã hội và khả năng độc lập. Mức độ ảnh
hưởng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ của sự rối loạn tự kỷ và các rối loạn đi
kèm. Ở đây sự thiếu hụt rõ rệt của các chức năng khiến cho người mắc rối loạn tự kỷ
trở thành người khuyết tật trong cộng đồng làm suy giảm trầm trọng chất lượng sống,
đồng thời là gánh nặng của gia đình và xã hội, suy giảm nguồn nhân lực lao động và
kéo theo chi phí kinh tế lâu dài.
Hiện nay, có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (chiếm khoảng
6.5% dân số). Trong đó có khoảng 1 triệu người tự kỷ, tỉ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ
ước tính là 1% số trẻ em sinh ra. 8

8

Tổng cục Thống kê Việt Nam, tháng 1 - 2019

7



Ở nước ta, theo số liệu của ngành y tế, tỷ lệ trẻ vị thành niên mắc các vấn đề
về sức khỏe tâm thần là từ 8% đến 29%. Những bệnh xuất hiện ở trẻ em nước ta
thường là hướng nội, như trầm cảm, lo âu...; còn hướng ngoại là tăng động và giảm
tập trung... Một số chuyên gia tâm lý cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này do rất
nhiều yếu tố, như: Gia đình, nhà trường và bản thân từng con người. Trong đó, tác
động của sự gia tăng về công nghệ điện tử, điện thoại thông minh, máy tính bảng, ti
vi… đang đẩy con trẻ rơi vào tình trạng cơ lập với mọi thứ xung quanh, khiến sức
khỏe về tâm lý xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp
quốc (UNICEF) đưa ra báo cáo nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của
hơn 400 học sinh trong hai độ tuổi từ 11 đến 14 và từ 15 đến 17 tại Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh, tỉnh Điện Biên và tỉnh An Giang, thì tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tinh
thần chung là từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên. Còn kết quả khảo sát
dịch tễ học tại 10 tỉnh, thành phố cho thấy, khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ
em có nhu cầu về dịch vụ sức khỏe tâm thần. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần và tâm
lý xã hội ảnh hưởng tới không chỉ sức khỏe mà cả trí lực của thanh thiếu niên.
1.2 Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên
-

-

-

Di truyền học: Nếu tiểu sử gia đình có người thân mắc bệnh tự kỷ thì nguy
cơ mắc bệnh tự kỷ của bạn cao hơn những trường hợp gia đình khơng có
người mắc bệnh tự kỷ.
Bất thường cấu trúc não: Nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh tự kỷ ở độ
tuổi thanh thiếu niên chính là vấn đề về sinh học và các chất dẫn truyền thần
kinh. Bất kỳ một sự bất thường nào về các chất dẫn truyền thần kinh đều có

thể gây ra rối loạn thần kinh.
Sự kích thích các nội tiết tố cũng được xem xét là nguyên nhân gây ra bệnh.
Có quá khứ đau thương và các suy nghĩ mang tính tiêu cực trong một thời
gian dài cũng ảnh hưởng xấu đến sự khỏe mạnh trong hệ thần kinh của bạn

1.3 Dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở thanh thiếu niên
Một số dấu hiệu giao tiếp xã hội và hành vi chính của bệnh tự kỷ ở tuổi ấu thơ và
thiếu niên được liệt kê dưới đây:
Giao tiếp bằng lời: Một đứa trẻ lớn hoặc thiếu niên có thể có những biểu hiện sau
khi bị tự kỷ:
Gặp khó khăn trong các cuộc trị chuyện – ví dụ, khi tham gia vào cuộc hội thoại
người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi trả lời các câu hỏi của bản thân

8


Nói nhiều về một chủ đề u thích, nhưng cảm thấy khó khăn khi nói về các chủ đề
khác
Bị nhầm lẫn bởi ngôn ngữ và hiểu mọi thứ theo nghĩa đen
Có giọng điệu khác thường hoặc sử dụng lời nói theo cách khác thường
Có vốn từ vựng rất tốt và nói chuyện một cách trang trọng, lỗi thời
Rất khó để làm theo một bộ hướng dẫn với nhiều hơn một hoặc hai bước.
Giao tiếp phi ngơn ngữ: Gặp khó khăn khi đọc các tín hiệu phi ngơn ngữ, như ngơn
ngữ cơ thể hoặc giọng nói, để đốn xem người khác có thể cảm thấy như thế nào –
ví dụ, người bệnh có thể khơng hiểu khi người lớn tức giận dựa trên giọng nói, và
có thể khơng biết khi nào ai đó đang trêu chọc bằng cách mỉa mai.Sử dụng giao tiếp
bằng mắt theo một cách khác thường, sử dụng rất ít cử chỉ để thể hiện bản thân – ví
dụ, có thể giao tiếp bằng mắt ít hơn người khác hoặc khơng sử dụng giao tiếp bằng
mắt khi nói chuyện với người khác. Thể hiện một vài cảm xúc trên khuôn mặt hoặc
không thể đọc được biểu cảm trên khn mặt của người khác.

Ngồi ra, những người tự kỷ ở độ tuổi thanh thiếu niên sẽ có những biểu hiện sau:
Thích dành thời gian cho riêng mình hơn là với bạn bè
Cần những đứa trẻ khác chơi theo luật chơi của họ
Gặp khó khăn trong việc hiểu các quy tắc xã hội của tình bạn
Có ít hoặc khơng có bạn thân
Gặp rắc rối liên quan đến trẻ em bằng tuổi và có thể thích chơi với trẻ nhỏ hơn hoặc
người lớn hơn
Gặp khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi trong các tình huống xã hội khác nhau
Thích ở một mình, chơi một mình
2. Thực trạng hướng nghiệp cho trẻ vị thành niên tự kỷ
Một điều khá là bất cập hiện nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới đó là
trung tâm đào tạo người khiếp thính, khiếm thị hoặc khuyết tật vận động chúng ta có
thể tìm thấy một cách khơng q khó khăn. Tuy nhiên đối với trẻ vị thành niên bị tự
kỷ thì lại khơng hề dễ dàng.
Theo PGS.TS Phạm Minh Mục, nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đặc
biệt Quốc gia cho biết trước đây các trung tâm chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật
Hà Nội hiện mới chỉ tập trung vào công tác can thiệp sớm và hỗ trợ học đường. Rất
ít trung tâm và trường học trên cả nước đào tạo nghề cho thanh niên khuyết tật cụ thể.
là trung tâm của các nhóm khuyết tật phát triển thuộc các nhóm tuổi 14 và 24 khác
nhau - giai đoạn mà ảnh hưởng cần thiết nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển của
nhân cách và các quá trình tâm sinh lý.
TS Đào Thị Thu Thủy - người dành nhiều tâm huyết trong lĩnh vực giáo dục
đặc biệt và thực hiện dự án hướng nghiệp cho thanh thiếu niên Rối loạn phổ tự kỷ và
khuyết tật trí tuệ mang tên SEED CENTER nói rằng đa số trẻ tự kỷ, thiểu năng trí
9


tuệ, hoạt động giao tiếp và kỹ năng sống còn rất hạn chế. Nhiều em đã đến tuổi vị
thành niên nhưng không thể làm được những công việc dù là đơn giản nhất do thiếu
môi trường học tập và rèn luyện.

Cùng với công tác tuyên truyền và sự hiểu biết của gia đình có trẻ bị tự kỷ hiện
nay, hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ cũng không quá mới mẻ hay còn xa lạ với chúng ta
tuy nhiên trẻ bị tự kỷ cần được chăm sóc thích hợp để có cuộc sống bình đẳng, được
can thiệp kịp thời và có các định hướng nghề nghiệp rõ ràng từ gia đình hay các trung
tâm hỗ trợ trẻ để sau này có thể tự lo cho bản thân, phát triển khả năng hịa nhập cộng
đồng và đóng góp cho xã hội. Trẻ vị thành niên cần học các mơ hình giáo dục phù
hợp và định hướng nghề nghiệp tương lai của mình, giúp các em đưa ra lựa chọn cho
cuộc sống tương lai, giúp các em tự chủ và dễ dàng hơn.
Hiện nay với sự quan tâm của nhà nước cũng như xã hội nhiều dự án, các buổi
tọa đàm, các trung tâm dạy nghề cho trẻ được hình thành và phát triển nhằm đáp ứng
nhu cầu hướng nghiệp cho trẻ bị tự kỷ phát triển nghề nghiệp cũng như thế mạnh của
mình. Tuy nhiên hiện nay trẻ bị tự kỷ tỉ lệ khơng có việc làm vẫn cịn cao do nhiều
yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài. Do đó địi hỏi chúng ta phải đưa ra những
giải pháp tối ưu hơn nhằm giúp trẻ tự kỷ phát triển cũng như hòa nhập với cộng đồng
xã hội.
3. Thực trạng nghề nghiệp của trẻ vị thành niên tự kỷ
Theo ước tính thì hiện nay ở Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người mắc tự kỷ
ở nhiều phổ khác nhau. Trong đó có đến 80 - 90% người trong độ tuổi lao động và
khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm. Trên thực tế cho thấy thì vẫn có nhiều
người tự kỷ có những khả năng như quan sát, năng khiếu nghệ thuật hay là khả năng
tập trung cao độ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, họ cho rằng những người tự kỷ ở lứa tuổi
trưởng thành có rất nhiều những công việc phù hợp tùy vào từng thế mạnh của mỗi
người. Với những người tự kỷ có khả năng tư duy phân tích thực tế hồn tồn có thể
làm được các cơng việc như thiết kế (đồ hoạ, web..), thủ cơng, mỹ nghệ, làm bánh,
chăm sóc thú cưng. Với những người có năng khiếu có thể tập trung làm nhiếp ảnh,
hội hoạ, âm nhạc. Có một số trẻ tự kỷ có năng khiếu về nhiếp ảnh và hội họa nên
được gia đình hướng nghiệp rất sớm và đạt được một số thành tựu nhất định. Với các
bạn tự kỷ khơng ngơn ngữ, các bạn vẫn hồn tồn có thể làm các cơng việc trong các
nhà kho, cửa hàng hoặc các xưởng lắp ráp đồ chơi thủ công…

Thế nhưng, trên thực tế thì những người tự kỷ nói chung và người tự kỷ ở tuổi
vị thành niên nói riêng vẫn rất khó khăn trong việc tìm kiếm cơng việc cho bản thân.
10


Bởi lẽ, người tự kỷ thường khó khăn trong việc thể hiện cũng như bộc lộ tài năng và
thế mạnh của bản thân mình. Đơi khi chính họ cũng khơng thể nhận ra tài năng của
bản thân, nghĩ rằng bản thân kém cỏi và khơng có gì nổi bật. Điều này cũng hồn
tồn dễ hiểu, vì hiện nay thài Việt Nam những trung tâm hay là trường học dành riêng
cho trẻ tự kỷ cịn hạn chế, hoặc cũng có thể là chính cha mẹ hoặc người thân cũng
khơng thể nhận ra được vấn đề tâm lý, tinh thần của con em mình. Dù có khả năng
lao động, có tài năng như vậy, thế nhưng nơi nào có thể giúp họ tự tin vào bản thân
cũng như bộc lộ tài năng hoặc đơn giản là cấp cho họ những chứng chỉ nghề nghiệp
để tạo niềm tin với những nhà tuyển dụng cũng là những vấn đề hết sức nan giải hiện
nay. Việc trẻ vị thành niên tự kỷ khó khăn trong việc tìm việc làm một phần lớn cũng
đến từ những người tuyển dụng chưa thực sự thấu hiểu cũng như đặt niềm tin vào họ.
Đâu đó vẫn nhen nhóm sự hoài nghi, chưa tin tưởng cũng như lo sợ về hiệu suất công
việc của người tự kỷ. Điều này đặt ra vấn đề cần phải có một sự quan tâm đúng mức
từ nhà nước, từ xã hội đối với người tự kỷ.
4. Thực trạng chính sách, pháp luật về việc đào tạo hướng nghiệp cho trẻ vị
thành niên tự kỷ.
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, người đã có hơn 15 năm gắn bó
với trẻ tự kỷ cho rằng: “Chúng ta cần có một chính sách quốc gia giúp trẻ tự kỷ biến
giấc mơ hòa nhập trở thành hiện thực”.
Trong bối cảnh của xã hội Việt Nam, khi mà định kiến xã hội đối với người tự
kỷ và trẻ tự kỷ còn khá nặng nề, các nguồn lực dành cho y tế, giáo dục chưa được đầu
tư đúng mức, sự tiếp cận và sử dụng các dịch vụ sức khỏe, giáo dục có xu hướng ngày
càng gia tăng thì việc thực thi chính sách đối với trẻ tự kỷ có ý nghĩa rất quan trọng
đối với gia đình và bản thân trẻ tự kỷ. Đây là một vấn đề xã hội rất đáng phải lưu tâm,
bởi không chỉ riêng trẻ em mà cả những người tự kỷ trưởng thành, cho đến nay vẫn

chưa thể hòa nhập cộng đồng do những rào cản/định kiến xã hội. Nơi thăm khám và
điều trị chứng tự kỷ hiện chỉ có ở các thành phố lớn với lịch khám và điều trị dày đặc,
trong khi ở những khu vực nông thôn, đặc biệt là ở khu vực miền núi tại các vùng
sâu, vùng xa hồn tồn chưa có cơ sở khám chữa bệnh đặc thù này.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng chưa ban hành một văn bản pháp luật nào công
nhận tự kỷ là một dạng khuyết tật riêng biệt.Các chính sách đối với trẻ tự kỷ và gia
đình có trẻ tự kỷ mới chỉ được quy định lồng ghép trong hệ thống văn bản, chương
trình chung về bảo trợ xã hội, hệ thống chương trình chính sách đối với trẻ em; hệ
thống các chương trình, chính sách đối với người khuyết tật và trẻ em khuyết tật nói
chung; hệ thống các chương trình, chính sách chăm sóc đối tượng trong các cơ sở bảo
11


trợ xã hội…Trong đó, Luật Người khuyết tật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
2011 được coi là một bước tiến quan trọng thể chế hóa đầy đủ và tồn diện các quan
điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về người khuyết tật nhằm tạo môi
trường pháp lý, điều kỷện, cơ hội bình đẳng, khơng rào cản đối với người khuyết tật
trên cơ sở tiếp cận và bảo đảm quyền của người khuyết tật, quy định rõ trách nhiệm
của Nhà nước, gia đình và xã hội trong việc xóa bỏ rào cản và đảm bảo các điều kỷện
để người khuyết tật hòa nhập xã hội như người bình thường khác.
Tại Điều 44 chương VIII của Luật Người khuyết tật đã quy định cụ thể về vấn
đề trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng. Tuy nhiên, theo các quy định
này, chỉ những trẻ tự kỷ được xếp vào nhóm khuyết tật đặc biệt nặng thì hộ gia đình
mới thuộc diện được hỗ trợ kinh phí chăm sóc ni dưỡng. Cịn đối với trường hợp
trẻ tự kỷ chưa được xếp loại, hoặc đã được xác định mức độ khuyết tật nhẹ hoặc nặng
thì hộ gia đình khơng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Như vậy, ngay cả trong Luật Người khuyết tật được coi là văn bản pháp luật
tiến bộ nhất hiện nay, thì trẻ tự kỷ cũng chưa được đề cập một cách cụ thể mà chủ
yếu lồng ghép với các đối tượng khuyết tật khác. Mặc dù tự kỷ đã được cơng nhận là
một khuyết tật nhưng đó là dạng khuyết tật nào, thì hiện nay chưa có một văn bản

pháp luật nào nói rõ. Trên thực tế, Luật Người khuyết tật cũng chưa có sự tham chiếu
đến khái niệm tự kỷ. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Người khuyết tật có
phân loại 6 nhóm khuyết tật là: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật
nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác. Như vậy, theo
Luật Người khuyết tật hiện hành, tự kỷ không phải là một dạng khuyết tật riêng biệt,
mà sẽ được quy về một trong 6 dạng khuyết tật trên.
Chính vì điều này, vơ tình làm cản trở cho q trình hịa nhập với cuộc sống
xung quanh cũng như tìm kiếm những cơ hội trong cơng việc dành cho người tự kỷ
nói chung và trẻ tự kỷ tuổi thành niên nói riêng. Chúng ta cần cụ thể hóa những chính
sách cũng như pháp luật để cải thiện quyền lợi cũng như chất lượng cuộc sống dành
cho người tự kỷ, đảm bảo cuộc sống công bằng và văn minh cho tất cả mọi người. Từ
những chính sách cịn chưa rõ ràng trong cuộc sống đã dẫn đến việc định hướng cũng
như hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ nói chung còn nhiều hạn chế và bất cập, khiến cho
tương lai của các em cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tự chủ cuộc sống và trở thành
gánh nặng cho gia đình và xã hội.

12


5. Thực trạng cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về việc đào
tạo hướng nghiệp cho trẻ vị thành niên tự kỷ.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho mọi lĩnh vực ln
được nhà nước chú trọng và việc đào tạo, hướng nghiệp cho trẻ vị thành niên tự kỷ
cũng khơng ngoại lệ.
Các hình thức cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách pháp luật đã và đang
được đổi mới nhằm đa dạng hóa với nhiều hình thức khác nhau:
-

Các hình thức truyền thống:


+ Tuyên truyền miệng
+ Thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, báo in, báo hình
+ Thơng qua việc biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật
+
+
+
+
+
-

Thông qua hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường
Thông qua tủ sách pháp luật
Thông qua sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật
Thông qua các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý
Và một số các hình thức khác
Các hình thức gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet

+
+
+
+

Báo điện tử
Trang thơng tin điện tử
Diễn đàn, blog
Phát thanh có hình
Cơng tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật mặc dù được thực hiện

rộng rãi trên các địa bàn cả nước song vẫn còn nhiều bất cập tồn tại. Tỉ lệ phổ biến
giữa các vùng có sự chênh lệch, ví dụ giữa các vùng đô thị, trẻ tự kỷ được quan tâm

nhiều hơn so với vùng nông thôn, vùng núi, hay vùng sâu vùng xa. Chất lượng tuyên
truyền và phổ biến chưa đạt được hiệu quả cao do một số ngun nhân như: khả năng
tun truyền cịn kém; quy mơ tuyên truyền chưa lớn, ít người được biết; các bậc phụ
huynh còn ngại ngùng trong việc tiếp thu kiến thức; cơ sở vật chất phục vụ tuyên
truyền còn kém; ngân sách phục vụ cơng tác cịn hạn chế;...
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng chưa ban hành một văn bản pháp luật nào công
nhận tự kỷ là một dạng khuyết tật riêng biệt nên một số thắc mắc về trẻ tự kỷ nói
chung và cơng tác đào tạo hướng nghiệp nói riêng vẫn chưa được giải đáp. Ngay cả
trong Luật Người khuyết tật được coi là văn bản pháp luật tiến bộ nhất hiện nay, thì
trẻ tự kỷ cũng chưa được đề cập một cách cụ thể mà chủ yếu lồng ghép với các đối
tượng khuyết tật khác. Vì vậy, cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách pháp luật
cịn nhiều bất cập và đặt ra một số vấn đề như:
13


Thứ nhất, chưa xác định rõ các hình thức trong cơng tác tun truyền, phổ biến nên
khó xác định cơ sở thực hiện chính sách, pháp luật đáp ứng tình hình thực tiến.
Thứ hai, cần thống nhất các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật
nhằm tạo ra sự đồng đều về mặt chất lượng.
Thứ ba, cần xây dựng các chính sách, ban hành Luật cụ thể cho đối tượng tự kỷ đặc
biệt là trẻ tự kỷ nhằm xây dựng cơ sở pháp lý cho công tác tuyên truyền và phổ biến.
Thứ tư, cần xác định rõ đối tượng được tuyên truyền, phổ biến. Bởi lẽ, trẻ tự kỷ hầu
hết vẫn phụ thuộc vào cha mẹ và gia đình bởi các em gặp khó khăn khi hịa nhập xã
hội. Vì vậy cần xác định rõ các đối tượng có ảnh hưởng đến trẻ và có tiếng nói trong
việc định hướng nghề nghiệp cho trẻ.
III. Tác động của công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật tới việc
đào tạo hướng nghiệp cho trẻ vị thành niên tự kỷ.
Cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách, pháp luật nói chung là bước tất
yếu để đưa các chính sách, luật pháp được Nhà nước đề ra đi sâu vào thực tiễn của
người dân. Các chính sách, pháp luật đề ra không chỉ mang nhiệm vụ quản lý xã hội

mà về bản chất, chúng đã và đang thể hiện đúng vai trị dẫn dắt, hỗ trợ và bảo vệ
quyền cơng dân trong xã hội, khuyến khích phát triển. Đặc biệt, đối với các nhóm yếu
thế trong xã hội thì càng cần phải hiểu rõ về các chính sách, pháp luật của Nhà nước
vì đó như thể “đơi cánh bảo trợ” giúp họ hiểu hơn về quyền lợi của mình cũng như
nghĩa vụ của họ. Dù nằm trong nhóm yếu thế, nhưng khi Nhà nước những quyền và
nghĩa vụ cụ thể sẽ giúp họ có được niềm tin vào chế độ quản lý, đồng thời tự nâng
cao trách nhiệm làm chủ của họ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Nhận thức rõ vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác tun truyền, phổ
biến, chính sách, pháp luật tới việc đào tạo hướng nghiệp cho trẻ vị thành niên tự kỷ,
chính quyền cũng như nhà nước và các đơn vị đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc triển khai các chính sách hướng tới trẻ vị
thành niên bị khuyết tật và đặc biệt là đào tạo cũng như hướng nghiệp một cách chính
xác đúng đắn cho trẻ. Từ đó công tác tuyên truyền đến người dân để người dân nhận
thức rõ ràng về tầm quan trọng của hướng nghiệp cho trẻ bị tử kỷ.
Tuy nhiên một số người vẫn còn nhận thức sai về trẻ vị thành niên tự kỷ. Nhiều
người còn quan niệm rằng trẻ tự kỷ sẽ khơng học hành hay làm được bất kỳ việc gì.
Tuy nhiên thực tế cũng đã chứng minh rất nhiều trẻ tự kỷ có thế mạnh riêng của bản
thân. Thậm chí nhiều trẻ bị tự kỷ cịn có những thế mạnh vượt trội hơn cả những
người bình thường về nhiều mặt khác nhau. Hiện nay công tác tuyên truyền cũng đã
thuyết phục công chúng thay đổi nhận thức cũng như hành xử của mình đối với trẻ vị
14


thành niên bị tự kỷ. Nhiều người cũng đã cởi mở hơn khi nhìn nhận về khả năng cũng
như năng lực làm việc để từ đó mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho những người
mắc bệnh tự kỷ.
Nhờ công tác tuyên truyền nhà nước cũng đã nắm được ý kiến dư luận, người
dân, những mong muốn của gia đình giúp họ nói lên tiếng nói, nỗi trăn trở của họ khi
có người nhà bị tự kỷ để từ đó đưa ra những chính sách, pháp luật đào tạo hướng
nghiệp cho trẻ vị thành niên để bảo vệ cũng như giảm bớt gánh nặng cho xã hội và

gia đình có trẻ bị tự kỷ cả về vật chất lẫn tinh thần. Cũng từ đó tuyên truyền đến người
dân các chương trình hướng nghiệp, các buổi tọa đàm… giúp người dân biết đến
nhiều hơn và đưa con em họ đến những nơi có thể giúp trẻ tự kỷ tự tin hơn có những
cơng việc phù hợp với năng lực cả bản thân. Tạo ra nhiều công ăn việc làm giúp kinh
tế phát triển nhiều người tự kỷ sẽ không bị thất nghiệp khơng có việc làm.
Tun truyền cũng có tính 2 mặt của nó nếu thơng tin, hình ảnh truyền đi mang
tính tiêu cực, thì tác động của tun truyền cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho
các đối tượng công chúng trong xã hội nhất là những người thiếu hiểu biết trình độ
nhận thức cịn thấp từ đó làm tác động đến xã hội cũng sẽ tiêu cực đi. Chính vì vậy
vấn đề tun truyền một cách chính xác thông tin đến người dân cũng là một vấn đề
đáng phải lưu ý. Gia đình có trẻ bị tự kỷ một phần nào đó cũng đã cảm thấy tinh thần
bị tổn hại nếu tiếp cận thông tin một cách khơng chính xác sẽ khiến họ trở nên tiêu
cực đi rất nhiều. Vì vậy cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách, pháp luật tới việc
đào tạo hướng nghiệp cho trẻ vị thành niên tự kỷ cần được chú trọng và triển khai
một cách nghiêm túc đúng đắn tránh những thơng tin sai lệch khiến nhiều người hiểu
sai về chính sách pháp luật cũng như nhà nước ảnh hưởng đến xã hội cũng như người
dân và đặc biệt là trẻ bị tự kỷ.
Hơn nữa, việc tuyên truyền phổ biến chính sách có thể gây ra sự khơng đồng
đều về nhận thức đối với trẻ tự kỷ giữa mỗi vùng miền. Do điều kiện xã hội, hồn
cảnh gia đình, các bậc phụ huynh có trẻ tự kỷ ở vùng đơ thị sẽ có cơ hội tiếp xúc các
hoạt động đào tạo hướng nghiệp cao hơn so với các bậc phụ huynh ở vùng nông thôn,
vùng núi hay vùng sâu vùng xa. Điều này có thể dẫn tới chênh lệch về tỉ lệ việc làm,
tiếp cận việc làm và thất nghiệp của nhóm người tự kỷ giữa mỗi vùng. Vì vậy, cơng
tác tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật cần chú trọng sự nhất quán trong
đào tạo hướng nghiệp, cần có những chính sách đặc thù cho từng vùng để đảm bảo
chất lượng đào tạo có sự đồng đều.

15



KẾT LUẬN
Xã hội ngày nay càng ngày càng phát triển hiện đại hơn, quyền con người cũng
được trú trọng đề cao. Thế nhưng đâu đó trong xã hội vẫn có những thành phần đối
tượng yếu thế chưa thực sự được quan tâm, gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống cụ thể
như là trẻ vị thành niên. Tự kỷ ngày nay được ví như một “căn bệnh xã hội” mới của
nhân loại khi mà có tới 1% dân số thế giới mắc phải vấn đề sức khỏe tinh thần này.
Trong Hội thảo “Tự kỷ tại Việt Nam: hiện trạng và thách thức” diễn ra ngày
01/04/2016 tại Hà Nội, bà Hoàng Ngọc Bích, Chủ tịch mạng lưới Người tự kỷ Việt
Nam (VAN), cho rằng: Ở Việt Nam hiện đang có hơn 200.000 người tự kỷ trên tổng
số gần 90 triệu dân và con số này vẫn đang tăng lên hằng ngày với tốc độ rất nhanh.
Hiện cộng đồng người tự kỷ đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, khó khăn
lớn nhất là làm sao để họ được tôn trọng và hòa nhập trong xã hội. Những con số
đáng báo động xoay quanh tự kỷ như nói với chúng ta một sự thật rằng, sự xuất hiện
ngày càng mạnh mẽ cũng như lan rộng của nó rất đáng được quan tâm. Không đau
ốm, hay là thể hiện rõ nét ra bên ngồi cho đến khi thực sự nghiêm trọng, chính vì
vậy, mọi người thường xem nhẹ hoặc không quan tâm đến tự kỷ cho đến khi chúng
“ăn mòn” cơ thể chúng ta dần dần. Điều quan trọng hơn hết là tự kỷ ngày nay còn
nhận được nhiều sự hiểu nhầm, những định kiến còn sai lệch khiến cho người bị tự
kỷ mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ khơng
phải là trách nhiệm riêng của mỗi gia đình có trẻ tự kỷ mà cịn là trách nhiệm của xã
hội.
Có thể nhận thấy rõ những định kiến về người mắc tự kỷ đâu đó vẫn cịn nhiều
trong xã hội, thật đáng quan ngại khi người nhìn nhận những người bị tự kỷ nhưng
những căn bệnh có thể lây lan và hạn chế tiếp xúc với họ. Quan trọng hơn nữa là tài
năng cũng những thế mạnh của người tự kỷ trong xã hội chưa được coi trọng và đề
cao. Nói cách khác là xã hội cịn đang hồi nghi cũng như chưa cơng nhận tài năng
của họ. Điều này vơ hình chung ta tạo nên một khoảng cách cũng như rào cản rất lớn
trong việc giúp người tự kỷ có thể tự chủ trong cuộc sống và tìm kiếm những cơng
việc phù hợp với bản thân.
Công cuộc nhận biết và tập trung đào tạo hướng nghiệp cho trẻ được xem là

một trong những vấn đề quan trọng của xã hội hiện nay. Thấu hiểu vấn đề này, nhóm
đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài với hy vọng có thể cung cấp cái nhìn tồn diện, tổng
quan cho mọi người nhìn nhận đúng hơn về tự kỷ cũng như mong muốn đóng góp
cho vấn đề này. Đối mặt với những định kiến còn sai lệch chúng ta cần nhận thấy rõ
ràng tầm quan trọng của công tác truyền thông, tuyên truyền đến mọi người về tự kỷ.
Để từ đó người mắc tự kỷ nói chung có thể mở rộng hơn trong cơng cuộc tự chủ kinh
16


tế của cuộc sống. Bên cạnh đó xã hội cũng cần quan tâm cũng như hồn thiện nhũng
chính sách, pháp luật cịn nhiều thiếu sót dành cho những đối tượng bị tự kỷ để từ
hoàn đảm bảo chất lượng cuộc sống, bộ mặt xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
cho tất cả mọi người.
__________________________________________________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Xã hội học Dân số
2. PGS. TS Phạm Minh Mục (2020), Nghiên cứu xây dựng mơ hình phát hiện
sớm, can thiệp sớm và giáo dục cho trẻ em rối loạn phổ tự kỉ Việt Nam dựa
vào gia đình và cộng đồng, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
3. Đậu Tuấn Nam, Vũ Hải Vân (2015), Chính sách đối với trẻ tự kỷ ở Việt Nam
hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(96) - 2015.
4. Đào Thị Sâm (2013), Khảo sát thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ,
Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
5. Ngơ Xn Điệp (2009), Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành phố Hồ
Chí Minh, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
6. Lê Thị Uyên (2020), Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ tự kỷ tại trung
tâm Sao Mai, Hà Nội, Trường Đại học Lao động - Xã hội.
7. Kế hoạch 95/KH-UBND thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi
chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào
cộng đồng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

8. Phong Châu, Hướng nghiệp, dạy nghề cho thanh thiếu niên tự kỷ, Hội bảo trợ
người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam.
9. Hải Yến (2022), Quan tâm hướng nghiệp cho người tự kỷ, Báo Đồng Nai. Truy
cập ngày 5/6/2022.
/>10. ThS Lê Minh Cơng (2012), Thử nghiệm mơ hình đánh giá và can thiệp sớm
cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ tại thành phố Biên Hòa - Đồng Nai, Hội Khoa
học Tâm lý - Giáo dục Đồng Nai, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật.
11. Tự kỷ ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị, Truy cập
ngày 4/6/2022
/>
17


12. TS. Nguyễn Thị Thanh Mai (2016), Thực trạng bệnh tự kỷ và một số định
hướng, Tạp chí Lao động - Xã hội. Truy cập ngày 4/6/2022
/>13. Hồng Nguyên (2018), Báo động tình trạng trẻ em bị tự kỷ, trầm cảm, Báo
Quân đội Nhân dân. Truy cập ngày 5/6/2022
/>14. T.Nga (2020), Học sinh rối loạn phổ tự kỷ: Định hướng nghề thế nào để tự
lập?, Báo Dân trí. Truy cập ngày 6/6/2022
/>15. PGS.TS. Văn Tất Thu (2019), Vai trò của phổ biến, tuyên truyền chính sách
trong tổ chức thực hiện chính sách cơng, Học viện Hành chính Quốc gia. Truy
cập ngày 6/6/2022
/>An%20truy%E1%BB%81n%20hay,vi%E1%BB%87c%20ch%E1%BA%A5
p%20h%C3%A0nh%20ch%C3%ADnh%20s%C3%A1ch
16. Võ Khánh Vinh, Đỗ Phú Hải (2012), Những vấn đề cơ bản về chính sách cơng,
Viện Khoa học Xã hội.
17. Nguyễn Thị Kim Quý, Nguyễn Văn Thủy (2009), Tổng quan các vấn đề về tự
kỷ và các biện pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ trên thế giới và trong nước. Chuyên
đề thuộc đề tài “Xây dựng và thử nghiệm mơ hình can thiệp sớm trẻ tự kỷ ở
thành phố Hà Nội”, mã số ĐL/04-2009-2.


18



×