Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giảng dạy môn Nguyên lý kế toán theo hướng tiếp cận người sử dụng thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.23 KB, 10 trang )

Giảng dạy mơn Ngun lý kế tốn
theo hướng tiếp cận người sử dụng thông tin
Trần Tuyết Thanh
Thạc sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Mở TP.HCM

Tóm tắt
Một trong những đổi mới quan trọng trong xu hướng giảng dạy môn Nguyên
lý kế toán hiện nay là tiếp cận theo người sử dụng thơng tin thay vì người làm ra
thơng tin. Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Mở TPHCM đã triển khai
theo hướng này từ năm 2011. Bài viết này xem xét các lập luận, kinh nghiệm
trên thế giới về vấn đề này, cách thức tiếp cận tại một số trường đại học tại Việt
Nam và khảo sát việc áp dụng tại trường Đại học Mở TPHCM.
Từ khóa: Giảng dạy Kế toán; Nguyên lý kế toán; Tiếp cận theo người sử dụng
thông tin.

1. Giới thiệu
Theo quan điểm truyền thống, Nguyên lý kế tốn được xem là mơn học nhập
mơn về kế tốn và mục tiêu của mơn học là cung cấp các kiến thức và kỹ năng
thực hành kế toán để tiếp tục học các mơn khác về kế tốn. Ngày nay, kế tốn
trong một tổ chức kinh tế khơng thể tách rời khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh
ngày càng đa dạng và phức tạp, cũng như không thể tách rời khỏi nhu cầu thu
hút vốn của tổ chức. Vì vậy, người kế tốn phải dần rũ bỏ hình ảnh cổ xưa là
cặm cụi ghi chép nghiệp vụ kinh tế mà thay vào đó là hình ảnh của nhà tư vấn
hay chuyên gia kinh tế, tài chính. Để đạt được hình ảnh người kế tốn hiện đại
đó, nhận thức của người làm kế toán phải được thay đổi và việc thay đổi phải
được bắt đầu từ môn học Nguyên lý kế tốn. Mơn học khơng nên tập trung q
nhiều vào việc thực hành kế toán mà phải giúp người học hiểu được thơng tin kế
tốn sẽ tác động đến các đối tượng sử dụng thông tin cũng như tác động trở lại
với hoạt động kinh doanh của tổ chức như thế nào. Điều này càng có ý nghĩa
hơn khi Ngun lý kế tốn là mơn học cơ sở cho tất cả các sinh viên thuộc khối


27


ngành kinh tế và quản trị. Việc đổi mới theo xu hướng trên giúp các sinh viên
không thuộc ngành kế toán dễ tiếp cận hơn với kế toán.
Trên thế giới và đặc biệt từ Hoa Kỳ, quá trình đổi mới giảng dạy Nguyên lý
kế toán theo hướng tiếp cận người sử dụng thông tin đã được kêu gọi trong Báo
cáo thực trạng số 2: Mơn học nhập mơn kế tốn của Ủy ban Đổi mới Đào tạo Kế
toán Hoa Kỳ năm 1992.
Với yêu cầu kế toán hướng đến người sử dụng thơng tin, Khoa Kế tốnKiểm tốn trường Đại học Mở TP.HCM (sau đây sẽ được gọi tắt là Khoa) đã đưa
vào giảng dạy mơn Ngun lý kế tốn theo cách thức đổi mới từ năm 2011.
Chương trình giảng dạy môn học này được áp dụng chung cho sinh viên chun
ngành (kế tốn, kiểm tốn) và khơng chun ngành (kinh tế luật, công nghệ
thông tin, xây dựng, quản trị kinh doanh…) với mục tiêu cơ bản của môn học là
giúp sinh viên học về kế toán như một chức năng phát triển và truyền đạt thông
tin nhằm hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định kinh tế và các kiến thức và kỹ năng
được cung cấp trong môn học này phải có lợi cho việc học sau này ngay cả khi
sinh viên không tiếp tục học trong lĩnh vực kế tốn, đặc biệt chú trọng đến kỹ
năng phân tích và giải quyết các vấn đề khơng có khn mẫu sẵn.
Để thực hiện chương trình đổi mới thì quan điểm dạy và học cũng sẽ phải
thay đổi. Người học sẽ phải chủ động hơn trong việc tương tác với giảng viên
trong q trình học tập và giảng viên phải tạo mơi trường học tập tích cực, lấy
sinh viên làm trung tâm, trên nền tảng kết hợp với phương pháp giảng dạy phù
hợp. Chỉ khi có sự cộng hưởng giữa người dạy và người học một cách tích cực
thì mới đảm bảo đạt được mục tiêu môn học trên.
Bài viết này được thực hiện với mong muốn trao đổi thông tin và chia sẻ
những thuận lợi và khó khăn trong q trình thực hiện chương trình đổi mới
giảng dạy mơn Ngun lý kế toán tại Khoa. Trong phần thứ nhất, bài viết hệ
thống lại nghiên cứu tại Hoa Kỳ về nhận thức đối với việc đổi mới giảng dạy
môn Nguyên lý kế tốn theo hướng tiếp cận người sử dụng thơng tin, tác động

của sự thay đổi mục tiêu đến chất lượng các mơn học sau trong ngành kế tốn và
sự chuyển đổi trong thực tế đã diễn ra như thế nào. Tiếp theo, bài viết tìm hiểu
cách thức giảng dạy hiện nay tại các trường đại học Việt Nam thông qua so sánh
đề cương giảng dạy môn học của một vài trường Đại học phía Nam. Phần cuối,
tác giả thực hiện một khảo sát về kết quả áp dụng đổi mới tại Trường Đại học
Mở TPHCM và nêu một số thuận lợi, khó khăn trong q trình đổi mới.

28


2. Các nghiên cứu về giảng dạy tiếp cận theo người sử dụng thông tin
Sau khi Ủy ban Đổi mới Đào tạo Kế toán Hoa Kỳ đưa ra các khuyến cáo về
đổi mới giảng dạy mơn Ngun lý kế tốn theo hướng tiếp cận người sử dụng
thông tin, nhiều trường đại học đã tiến hành thay đổi cách thức giảng dạy môn
học này. Nhiều tác giả cũng xây dựng các giáo trình mới theo hướng này.
Để có một cái nhìn đầy đủ hơn, trong phần này, tác giả hệ thống lại một số
nghiên cứu khảo sát quan điểm của các Khoa đào tạo khơng phải là chun
ngành kế tốn, quan điểm của các GV giảng các mơn kế tốn chun ngành, tác
động của sự thay đổi mục tiêu đến chất lượng các mơn học sau trong ngành kế
tốn và sự chuyển đổi trong thực tế (Bảng 1)
Khảo sát của Cherry et al (1983) cho thấy các giảng viên giảng chuyên ngành
kế tốn nhìn chung ủng hộ cách tiếp cận theo người sử dụng khi cho rằng báo
cáo tài chính (đầu ra của kế tốn) giữ vai trị quan trọng nhất trong mơn Ngun
lý kế tốn trong khi những vấn đề kỹ thuật ghi chép (ghi sổ kép, các khoản mục
báo cáo tài chính) chỉ ở mức trung bình.
Đối với các Khoa đào tạo không phải chuyên ngành, sự ủng hộ rõ rệt đối với
cách tiếp cận về phía người sử dụng. Họ cho rằng báo cáo tài chính là quan trọng
nhất và các vấn đề xử lý kỹ thuật được xếp hạng thấp nhất (Cherry et al, 1996).
Điều này có thể giải thích bởi các đối tượng khơng phải chun ngành không cần
thiết các kiến thức và kỹ năng xử lý số liệu kế toán.

Về ảnh hưởng của hai cách giảng dạy khác nhau – theo người sử dụng hoặc
theo người thực hiện – lại hầu như không ảnh hưởng đến kết quả của mơn học kế
tốn tài chính, là mơn chun ngành của kế tốn (Bernadi et al., 1999). Vấn đề
quan trọng trong kết quả học tập kế toán tài chính là đầu vào của sinh viên và nỗ
lực học tập của họ.
Khảo sát của Diller-Haas (2004) cho thấy 12 năm sau khi báo cáo của Ủy
ban Đổi mới đào tạo kế toán ra đời, cách giảng dạy truyền thống (tiếp cận theo
người thực hiện) vẫn giữ vai trò thống trị với tỷ lệ 71% số khoa đào tạo kế toán
được phỏng vấn. Mặc dù các khoa đã thay đổi phương pháp tiếp cận đều hài
lòng về kết quả chuyển đổi đối với cả sinh viên chuyên ngành và ngồi ngành,
các khoa duy trì cách tiếp cận truyền thống vẫn lo ngại về việc thay đổi sẽ không
cung cấp đủ kiến thức cho sinh viên chuyên ngành khi học các mơn kế tốn tiếp
theo. Để giải quyết sự khó khăn của sinh viên ngoài chuyên ngành, các trường
này thường tổ chức giảng dạy riêng cho sinh viên ngoài chuyên ngành. Khảo sát
trên cho thấy sự khó khăn trong thay đổi cách thức giảng dạy mơn Ngun lý kế
tốn tại các trường đại học, phần lớn liên quan đến nhận thức của giảng viên.
29


Bảng 1: Tổng hợp một số khảo sát về giảng dạy theo hướng tiếp cận người
sử dụng thơng tin
Chủ đề

Tóm tắt

Kết quả

Quan điểm của
các giảng viên
giảng các mơn

kế tốn chun
ngành

Cherry et al (1983):
phỏng vấn 42 giáo
sư từ 9 trường đại
học giảng các mơn
chun ngành kế
tốn nhằm xác định
các nội dung quan
trọng trong chương
trình ngun lý kế
tốn, cũng như mức
độ thỏa mãn đối với
môn học.

-

Các nội dung quan trọng nhất là
Bảng cân đối kế toán, kết quả
hoạt động kinh doanh và nguyên
tắc ghi nhận doanh thu – chi phí.
Hệ thống ghi sổ kép và các khoản
mục trên BCTC đứng ở mức
trung bình. Các vấn đề như thuế
thu nhập, lý thuyết kế toán, đạo
đức… xếp hàng thứ yếu.

-


Mức độ thoả mãn đối với việc
chuẩn bị của sinh viên khi bước
vào các môn chun ngành ở mức
độ khơng cao (điểm trung bình
2,43 trên thang điểm 5 với 1 là
mức thỏa mãn cao nhất)

Cherry et al. (1996):
tìm hiểu ý kiến của
các Khoa đào tạo
khơng phải chuyên
ngành kế toán với
525 trường đào tạo
kinh doanh (tỷ lệ
phản hồi là 37,52%)

-

62,6% ủng hộ tiếp cận theo người
sử dụng, 21,5% nhấn mạnh việc
lập báo cáo tài chính và 15,9%
hướng về các quy trình.

-

Trong nội dung mơn học, Bảng
cân đối kế toán và Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh là nội
dung được coi là quan trọng nhất.
Hệ thống ghi sổ kép, phân tích

nghiệp vụ và các chuẩn mực được
xếp hạng kém nhất.

-

Kỹ năng giải quyết vấn đề và lập
luận logic là hai kỹ năng được
cho là quan trọng nhất. Các kỹ
năng về viết và trình bày được
cho là ít quan trọng hơn

Quan điểm của
các Khoa đào
tạo không phải
là chuyên
ngành kế toán

30


Tác động của
sự thay đổi
mục tiêu đến
chất lượng các
môn học sau
trong ngành kế
toán

Nghiên cứu của
Bernadi et al.

(1999): khảo sát các
nhân tố ảnh hưởng
đến điểm số mơn
học Kế tốn tài
chính (Intermediate
Accounting I) trên
cơ sở tìm hiểu 150
chun ngành kế
tốn trong đó tỷ lệ
mơn ngun lý kế
tốn tiếp cận theo
người sử dụng là 53
và theo người lập là
97

-

Hai cách tiếp cận khác nhau về
mơn NLKT khơng có ảnh hưởng
đáng kể đến kết quả mơn Kế tốn
tài chính.

-

Các nhân tố có ảnh hưởng đáng
kể là đầu vào của sinh viên và nỗ
lực của sinh viên qua bài tập về
nhà.

Sự chuyển đổi

trong thực tế

Diller-Haas (2004):
khảo sát 33 khoa kế
toán ở thành phố
New York về việc
áp dụng phương
pháp tiếp cận nào
trong mơn ngun
lý kế tốn.

-

29% chuyển sang tiếp cận theo
người sử dụng hoặc dung hòa,
71% vẫn áp dụng theo truyền
thống.

-

Các trường chuyển sang tiếp cận
theo người sử dụng hoặc dung
hòa đánh giá cao kết quả chuyển
đổi đến sự quan tâm của sinh
viên, cả chuyên ngành kế tốn cả
ngồi chun ngành.

-

Các trường giữ quan điểm truyền

thống cảm thấy hài lịng với cách
của mình và lo lắng rằng nếu
chuyển đổi sẽ cung cấp nền tảng
không đủ cho chuyên ngành kế
toán sau này.

31


3. Tìm hiểu chương trình giảng dạy một số trường đại học phía Nam
Để tìm hiểu cách thức tiếp cận trong giảng dạy mơn Ngun lý kế tốn hiện
nay tại Việt Nam, tác giả khảo sát đề cương môn học này của một trường đại học
ở phía Nam (bao gồm cả trường Đại học Mở TPHCM). Các đề cương được thu
thập qua website chính thức của các trường. Kết quả tóm tắt được trình bày ở
bảng 2.
Bảng 2: Khảo sát cách thức tiếp cận trong giảng dạy môn Nguyên lý kế toán
Đại học Kinh Đại học Luật
tế TP.HCM
TP.HCM

Đại học
Hoa Sen

Chỉ tiêu

Đại học Mở
TPHCM

Tiếp cận theo
người sử

dụng/ người
lập

Cân bằng hai Tiếp cận theo Tiếp cận theo Tiếp cận theo
người lập
người lập
người lập
cách tiếp cận

Vai trị của các Trung bình
nội dung kỹ
thuật (định
khoản)

Chủ yếu

Chủ yếu

Chủ yếu

Vai trò của nội Quan trọng
dung báo cáo
tài chính

Trung bình

Quan trọng

Rất ít


Vị trí trình bày Xen kẽ
về báo cáo tài
chính

Ban đầu

Ban đầu

Ban đầu

Vị trí các
ngun tắc kế
tốn

Ban đầu

Ban đầu

Ban đầu

Xen kẽ

Kết quả so sánh cho thấy ngoài Trường Đại học Mở TPHCM, các trường đại
học được khảo sát còn lại đều theo cách tiếp cận truyền thống với đặc trưng là
nhấn mạnh đến cácnội dung kỹ thuật xử lý số liệu kế toán. Tuy nhiên, mức độ
quan tâm đến báo cáo tài chính thì có sự khác biệt.
Trường Đại học Mở TPHCM mặc dù chọn định hướng tiếp cận theo người sử
dụng nhưng bên cạnh việc coi trọng báo cáo tài chính, vẫn duy trì một nội dung
nhất định về xử lý kỹ thuật.


32


4. Khảo sát tại Trường Đại học Mở TPHCM
4.1 Kết quả học tập
Trong mục này, tác giả so sánh điểm số của sinh viên học theo phương pháp
truyền thống (tiếp cận theo người thực hiện) với sinh viên học theo phương pháp
đổi mới (tiếp cận theo người sử dụng).
Dữ liệu là điểm thi của mơn học Ngun lý kế tốn của các khóa học từ
2009- 2011 (học theo chương trình cũ) và điểm thi của các khóa học theo
chương trình mới từ năm 2012- 2014. Kết quả được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Điểm thi môn học Nguyên lý kế tốn theo hai chương trình
Điểm thi

Theo chương trình cũ

Theo chương trình mới

Số lượng

Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng

10

149


1,7%

25

0,5%

9

702

8,0%

200

3,6%

8

1.363

15,6%

582

10,6%

7

1.797


20,5%

1.138

20,7%

6

1.789

20,4%

1.498

27,2%

5

1.723

19,7%

1.198

21,8%

4

698


8,0%

600

10,9%

3

355

4,1%

202

3,7%

2

130

1,5%

55

1,0%

1

56


0,6%

10

0,2%

Tổng cộng

8.762

5.508

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu điểm thi môn học các năm học từ 2009- 2014)

Như vậy, chương trình học tập mới sẽ giúp sinh viên dễ đạt được kết quả
học tập trung bình và khá nhưng để đạt được kết quả giỏi thì sinh viên phải cố
gắng cao hơn, lý do là những u cầu địi hỏi sự xét đốn trong cách tiếp cận
mới đòi hỏi sinh viên phải hiểu bài hơn là học thuộc lòng. Tỷ lệ sinh viên đạt các
điểm rất thấp (từ 1 đến 3 điểm) cũng giảm khi chuyển sang cách tiếp cận mới vì
những vấn đề kỹ thuật tính tốn thường dẫn đến một số sinh viên (đặc biệt là
sinh viên ngồi ngành) khơng đáp ứng được yêu cầu.

33


4.2 Thuận lợi và khó khăn
Qua trao đổi giữa các giảng viên của bộ môn, chúng tôi nhận thấy việc áp
dụng chương trình mới trong giảng dạy mơn học đã phần nào giải quyết được
một trong các mục tiêu là yêu cầu sinh viên phải năng động, tích cực trong học
tập. Tuy nhiên, để kết quả có thể tốt hơn cần giải quyết được những khó khăn

sau:
-

Chất lượng đầu vào của sinh viên.

-

Sự nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập: việc nỗ lực thể hiện
quan việc tương tác với giảng viên trong quá trình học tập và thực
hiện các bài tập cá nhân, bài tập nhóm.

-

Nhận thức học tập của sinh viên: sinh viên chưa quen với u cầu của
chương trình là địi hỏi xem xét và đánh giá các vấn đề được nêu ra
trong quá trình học tập.

-

Sỉ số lớp đông: sĩ số lớp thường trên 100 sinh viên/ lớp nên gây khó
khăn trong việc giảng viên không thể đi sâu sát từng sinh viên một.

-

Giảng viên giảng dạy: việc giảng dạy chương trình mới địi hỏi giảng
viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy trong khi tuổi nghề trung
bình của giảng viên giảng mơn này ở Khoa là 3,2 năm.

-


Thực hiện mục tiêu giảng dạy: giảng viên giảng dạy chưa bao quát
được mục tiêu của chương trình.

-

Đề thi: trong quá trình thực hiện thì đề thi có thể chưa phản ánh đúng
mục tiêu của mơn học nên kết quả đánh giá chưa hợp lý.

5. Kết luận
Trong quá trình thực hiện chương trình đổi mới giảng dạy mơn học Ngun
lý kế tốn ở Khoa ban đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, trong đó nổi bật
là việc áp dụng chương trình mới đã có tác dụng sàng lọc sinh viên giỏi rất sắc
nét. Tuy nhiên, để kết quả giảng dạy phản ánh được tính hiệu quả khi thực hiện
chương trình đổi mới giảng dạy mơn học thì cần chú ý đến một số vấn đề chủ
chốt sau:
-

Thúc đẩy sự nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập: trong quá
trình học tập nên tiếp cận các vấn đề từ mức độ dễ đến khó, trong mỗi
mức độ nên đưa vào các tình huống để sinh viên tập làm quen với việc
tự đưa ra các đánh giá về vấn đề trao đổi và nên có hình thức khen
thưởng hợp lý.

34


-

Bồi dưỡng giảng viên: trước mỗi học kỳ giảng dạy, tổ bộ môn nên tổ
chức buổi đánh giá về những gì đã đạt được và những vướng mắc tồn

tại trong q trình giảng dạy, cũng như để giảng viên có nhiều kinh
nghiệm chia sẻ “bí quyết” cho giảng viên ít kinh nghiệm hơn về cách
thức tiếp cận vấn đề trong mơn học, nhằm thống nhất trong q trình
giảng dạy và để tạo công bằng trong đánh giá sinh viên. Việc chia sẻ
kinh nghiệm cũng là cách thức hiện thực hóa mục tiêu giảng dạy.

-

Đánh giá môn học: đề thi nên phản ánh đúng mục tiêu của mơn học để
có thể tạo ra một kết quả đánh giá phù hợp hơn.

Bài viết này dựa trên một số tìm hiểu và khảo sát theo phương pháp thuận tiện
nên kết quả còn nhiều hạn chế. Những kết luận rút ra là những nhận xét ban đầu,
cần tiếp tục mở rộng các đối tượng khảo sát để có thể cung cấp kết quả đáng tin
cậy hơn.
Cảm ơn
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng các ý tưởng trong bài báo cáo của
PGS.TS Vũ Hữu Đức trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Giảng viên do Khoa Kế
toán- Kiểm toán, trường Đại học Mở TP.HCM tổ chức vào tháng 5/2011. Tác
giả cũng sử dụng số liệu thống kê điểm thi do Văn phòng Khoa Kế toán- Kiểm
toán, trường Đại học Mở TP.HCM cung cấp. Xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu tham khảo
Accounting Education Change Commission (AECC) (1992) The first course in
accounting: position statement number two, Issues in Accounting Education,
7(2), pp. 249–251.
Diller-Haas, A. (2004). Time to change introductory accounting. The CPA
Journal, 74(4), 60-62.
Bernardi, R. A., & Bean, D. F. (1999). Preparer versus user introductory
sequence: The impact on performance in Intermediate Accounting I. Journal

of Accounting Education, 17(2), 141-156.
Cherry, A. A., & Reckers, P. M. (1983). The introductory financial accounting
course: Its role in the curriculum for accounting majors. Journal of
Accounting Education, 1(1), 71-82.
Cherry, A. A., & Mintz, S. M. (1996). The objectives and design of the first
course in accounting from the perspective of nonaccounting faculty.
Accounting Education—A Journal of Theory, Practice & Research, 1(2), 99111.
35


Các website
- />w=article&id=5774:-cng-mon-hc-nguyen-ly-k-toan&catid=339:s-qtldcbgiang&Itemid=23
- />_ly_ke_toan.pdf

36



×