Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Thức ăn đường phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.73 KB, 2 trang )

Thức ăn đường phố
Hiện nay, cùng với các loại thực phẩm chế biến sẵn, dịch vụ thức ăn đường phố ngày càng
phát triển. Các dịch vụ này thuận tiện cho người tiêu dùng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy
cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Giết mổ gà, vịt trong điều kiện không đủ tiêu chuẩn vệ sinh.
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, các loại
thực phẩm chế biến sẵn ngày càng nhiều, đặc biệt là dịch vụ thức ăn đường phố ngày càng
phát triển.
Thức ăn đường phố thuận tiện cho người tiêu dùng, nhưng cũng chứa đựng nhiều nguy cơ
gây ngộ độc thực phẩm. Năm 2002 đội kiểm tra Vệ sinh An toàn thực phẩm (VSATTP) đã
kiểm tra 371 bếp ăn tập thể, cơ sở đạt yêu cầu vệ sinh là 85%. Trong 53 mẫu bánh phở
được xét nghiệm vẫn còn 48,2% số mẫu chưa đạt tiêu chuẩn về lý - hóa; 79 mẫu tương ớt
tại các quầy phở có 85% số mẫu không đạt yêu cầu. Xét nghiệm phẩm mầu trong bánh
kẹo, bỏng, kem, nước giải khát vẫn còn 5/94 mẫu không đạt yêu cầu. Trong 50 mẫu chè
thập cẩm các loại phát hiện 6 mẫu sử dụng cy-clam-ma-ty (chất tạo ngọt) không được phép
sử dụng.
Hiện tại, tình hình VSATTP ở một số nơi đang ở mức báo động. Nhiều phẩm mầu không
được phép dùng trong chế biến thức ăn cũng đang bị lạm dụng để pha chế nước giải khát,
sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn, nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm
tra thú y. Tình hình sản xuất thực phẩm giả, không bảo đảm chất lượng, không theo đúng
thành phần nguyên liệu đã đăng ký, nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn luôn
xảy ra... Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm hàng nghìn lượt người phải cấp cứu tại các bệnh
viện vì ngộ độc thực phẩm. Điển hình là vụ ngộ độc do sử dụng nước đá tại huyện Thống
Nhất tỉnh Đồng Nai năm 2001 với 1.825 người ngộ độc. Trong hai tuần từ 27-2 đến 12-3-
2003 đã có 16 vụ ngộ độc cấp tính xảy ra làm hơn 800 người phải đến bệnh viện cấp cứu.
Mới đây nhất, ngày 19-3-2003 một số người dân ở hai xã Bắc An và Hoàng Hoa Thám,
huyện Chí Linh (Hải Dương) đi ăn cưới, có 56 người bị ngộ độc, nguyên nhân là do ăn
bánh dày giò trong cỗ cưới... Điều đáng chú ý là các vụ ngộ độc cũng xảy ra nhiều ở học
sinh các trường phổ thông, mẫu giáo và bếp ăn tập thể.
Còn những món ăn rất "bắt mắt" được bày bán ở ngoài đường cũng là điều rất đáng quan
tâm. Nếu bạn đi ngang phố Thợ Nhuộm, sẽ thấy những chiếc bánh ga tô được trang trí đủ


mầu, xanh, đỏ, tím, vàng; qua phố Hàng Than có bánh su-sê đỏ thẫm, bánh cốm xanh
ngắt, bánh đậu xanh vàng ngậy... Ngày rằm, mồng một, các bà nội trợ tân tiến ngại thổi
xôi có thể đi chợ Hàng Bè, Hàng Da hay chợ Hôm - Đức Viên để mua xôi thổi sẵn. Bên
cạnh xôi vò, xôi vừng, xôi đậu xanh, xôi trắng, nhiều chị em thích mua đĩa xôi gấc đỏ tươi
để có nhiều "lộc". Khi mua ít có ai nghĩ: đĩa xôi đỏ tươi, bên trên điểm xuyết những sợi
dừa nạo mầu trắng trông thật hấp dẫn không phải làm toàn bằng gấc mà người bán hàng vì
tham lãi cao đã thay gấc bằng một loại phẩm mầu.
Những món ăn trên thật đẹp, nhưng khi ăn vào thì hãy cẩn thận! Bởi các món ăn đều được
nhuộm loại phẩm mầu không rõ tung tích, thậm chí là phẩm nhuộm vải hay mầu để vẽ.
Ngay cả vàng sắt (là chất làm véc-ni đánh bóng gỗ) cũng được dùng để nhuộm vàng những
chú gà làm sẵn hoặc cho vào nồi nước dùng phở tạo nên lớp "mỡ gà" béo ngậy. Việc sử
dụng phẩm mầu tùy tiện không được phép, gây ra không ít trường hợp ngộ độc.
Trong những năm qua, được sự quan tâm và chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục Quản lý Chất lượng
vệ sinh An toàn thực phẩm, Viện Dinh dưỡng, UBND TP Hà Nội tăng cường công tác
quản lý VSATTP, từng bước có hiệu quả rõ rệt. Các đoàn kiểm tra đã phối hợp với cảnh
sát kinh tế, công an thành phố Hà Nội phát hiện xử lý nhiều trường hợp... Tuy nhiên vấn
đề VSATTP vẫn là điều đáng lo, nhất là vào những ngày hè, chưa kể vi phạm trật tự đường
phố và an toàn giao thông.
ĐỖ HOÀI THU

×