Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.76 KB, 72 trang )

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
Lời mở đầu. 3
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu. 4
I. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu. 4
1. Nguồn gốc của TMQT. 4
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi
quốc gia. 5
3. Chức năng và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu. 7
4. Các loại hình xuất khẩu. 8
II. Nội dung của hoạt động xuất khẩu. 11
1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu. 11
2. Lập phương án kinh doanh hàng xuất khẩu. 15
3. Kí kết hợp đồng xuất khẩu. 16
4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 17
5. Đánh giá hiệu qủa xuất khẩu. 21
III. Khái quát về lịch sử tơ tằm thế giới và đặc điểm
của ngành sản xuất tơ tằm xuất khẩu. 22
1. Lịch sử tơ tằm thế giới. 22
2. Các yếu tố đặc trưng của hàng tơ tằm xuất khẩu. 26
3. Đặc điểm của ngành sản xuất tơ tẵm xuất khẩu. 27
4. Sự cần thiết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm,
ươm tơ dệt lụa cho xuất khẩu tơ lụa của Việt Nam. 30
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I
Hà Nội. 31
I. Tổng quan về công ty dâu tằm tơ I. 31
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 31
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 32
3. Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty. 33
3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 33
3.2: Quy trình công nghệ của các bộ phận sản xuất của công ty. 36


II. Thực trạng xuất khẩu hàng tơ lụa ở công ty dâu tằm tơ I. 40
1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. 40
2. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả đạt được. 40
3. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu tơ lụa
của công ty dâu tằm tơ I. 45
3.1: Doanh thu xuất khẩu của công ty dâu tằm tơ I. 45
3.2: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty. 46
3.3: Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng. 47
3.4: Phương thức xuất khẩu của công ty. 48
1
3.5: Phương thức thanh toán áp dụng trong xuất khẩu. 48
3.6: Nỗ lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty. 49
3.7: Quy trình nghiệp vụ xuất khẩu của công ty. 49
4. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty dâu tằm tơ I. 52
4.1: Những mặt đã làm được. 52
4.2: Những tồn tại chủ yếu và nguyên nhân kìm hãm
sự phát triển hoạt động xuất khẩu ở công ty. 53
Chương III: Định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
ở công ty dâu tằm tơ I - Hà Nội trong thời gian tới. 56
I. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian
tới. 56
1. Định hướng phát triển ngành tơ tằm Việt Nam trong thời gian tới. 56
2. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu
của công ty trong thời gian tới. 58
II. Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I - Hà
Nội.
59
1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
mở rộng thị trường xuất khẩu.
59

2. Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại. 60
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công
ty.
60
4. Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. 61
5. Hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và tổ chức xây dựng
chiến lược kinh doanh phát triển thị trường. 64
6. Hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu. 65
III. Một số kiến nghị với nhà nước. 66
Kết luận. 68
Tài liệu tham khảo. 69
2
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang là xu thế chung của nhân loại, không một
quốc gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn vinh được.
Trong bối cảnh đó TMQT là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền
kinh tế trong nước hội nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế so sánh của đất
nước, tận dụng tiềm năng về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tiên tiến
từ bên ngoài, duy trì và phát triển văn hoá dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của
nhân loại. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chiến lược phát triển kinh tế mà Đảng và
Nhà nước ta đã lựa chọn là hướng mạnh về xuất khẩu, từng bước thay thế nhập khẩu.Với
chiến lược đó các nhà doanh nghiệp đã có nhiều cơ hội để tăng trưởng và phát triển mạnh,
tham gia vào TMQT.
Công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội là một điển hình, trong những năm vừa qua nhờ hoạt
động xuất khẩu tơ lụa công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, lợi nhuận liên tục gia
tăng, uy tín được tăng cường, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày một cải thiện. Tuy
vậy, trong quá trình xuất khẩu công ty không tránh khỏi những khó khăn hạn chế. Trong
thời gian thực tập tại công ty, thấy được thực trạng như vậy, đồng thời nhận thức được tầm
quan trọng của của công tác xuất khẩu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, Thạc Sĩ Nguyễn Trọng Hà cùng các cô

chú, các anh chị trong công ty, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội”.
Báp cáo được chia làm 3 phần:
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu.
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội.
Chương III: Định hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
3
ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội trong thời gian tới.
Do những hạn chế về thời gian, tài liệu nghiên cứu và khả năng của người viết, bài
viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý chân thành
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và quý báu của thầy giáo Th.s Nguyễn
Trọng Hà và các cô chú, các anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài
viết này.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
I.Tổng quan về hoạt động xuất khẩu.
Nằm trên những vùng khác nhau của quả đất, mỗi một quốc gia có điều kiện tự nhiên
đất đai khí hậu khác nhau. Cho đến nay trên thế giới chưa có một quốc gia nào có đủ tất cả
các nguồn lực để tự sản xuất tất cả các hàng hoá cho tiêu dùng trong nước một cách có hiệu
quả. Chính vì thế từ xưa tới nay, thương mại quốc tế (TMQT) dù dưới hình thức nào thì
cũng luôn có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Vậy TMQT là
gì?
TMQT là sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ (hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình)
giữa các quốc gia, thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới tuân theo nguyên tắc trao
đổi ngang giá. Sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội phản ánh sự phụ
thuộc lấn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia
trên thế giới. TMQT cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều
hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước khi thực hiện chế
độ tự cung tự cấp không buôn bán. TMQT là một lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện

cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho
đất nước.TMQT bao gồm nhiều hoạt động khác nhau trên giác độ một quốc gia đó chính là
hoạt động ngoại thương. Nội dung của TMQT bao gồm:
h Xuất và nhập khẩu hàng hoá, hữu hình và vô hình.
Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công
Tái xuất khẩu và chuyển khẩu.
T Xuất khẩu tại chỗ.
Thương mại hàng hoá và dịch vụ với nước ngoài không thể là quan hệ ban phát cho
không, không phải chỉ có nhập mà phải có xuất, phải cân đối được xuất nhập và tiến tới
4
xuất siêu ngày càng lớn. Vậy xuất khẩu là gì? Xuất khẩu là việc bán sản phẩm hàng hoá sản
xuất ra nước ngoài nhằm mục đích thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nườc, phát
triển sản xuất kinh doanh khai thác ưu thế tiềm năng đất nước và nâng cao đời sống nhân
dân. Khác với hoạt động mua bán sản phẩm diễn ra trên thị trường nội địa, hoạt động xuất
khẩu phức tạp hơn nhiều, bởi đây là hoạt động buôn bán trao đổi qua biên giới quốc gia, thị
trường vô cùng rộng lớn khó kiểm soát, thanh toán bằng ngoại tệ đồng thời phải tuân thủ
theo những tập quán thông lệ quốc gia cũng như luật pháp của từng địa phương.
Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực trong mọi điều kiện từ xuất nhập
khẩu hàng hoá tiêu dùng, máy móc thiết bị và cả công nghệ cao. Tất cả các hoạt động buôn
bán trao đổi này đều nhằm mục đích là đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia.
1. Nguồn gốc của TMQT.
TMQT có từ hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vị trí trung
tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
TMQT trước hết là sự trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các quốc gia. Tiền đề xuất hiện
sự trao đổi là phân công lao động xã hội. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyên
môn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu con người ngày một
dồi dào, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn. Thương mại bắt nguồn từ
sự đa dạng và điều kiện tự nhiên của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hoá sản xuất
một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất
trong nước kém lợi thế thì chắc chắn đem lại lợi nhuận lớn hơn.

Sự khác nhau về điều kiện sản xuất ít nhất cũng giải thích được sự hình thành TMQT
giữa các nước trong kinh doanh các mặt hàng như dầu lửa, lương thực, dịch vụ du lịch...
Song như chúng ta đã biết phần lớn số lượng thương mại trong các mặt hàng không xuất
phát từ điều kiện tự nhiên vốn có của sản xuất. Một nước có thể sản xuất được mặt hàng
này tại sao lại nhập khẩu chính mặt hàng đó từ một nước khác? Làm sao nước ta với xuất
phát điểm thấp, chi phí sản xuất hầu như lớn hơn tất cả các mặt hàng của các cường quốc
kinh tế lại có thể vẫn duy trì quan hệ thương mại với các nước đó? Để giải thích những câu
hỏi trên chúng ta hãy xem xét quy luật lợi thế tương đối (hay lý thuyết về lợi thế so sánh)
của nhà kinh tế học David Ricardo (1772- 1823).
Quy luật lợi thế tương đối nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất coi đó là chía
khoá của các phương thức thương mại. Lý thuyết này khẳng định nếu mỗi quốc gia
chuuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối hay có hiệu quả
sản xuất cao nhất thì thương mại có hiệu quả cho cả hai nước. Nếu một quốc gia có hiệu
quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc
gia đó vẫn có thể tham gia vào TMQT để tạo ra lợi ích. Khi tham gia vào TMQT quốc gia
đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng ít
bất lợi nhất (đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối). Còn nhiều lý do khác nhau khiến
TMQT ra đời và ngày càng trở lên quan trọng, đặc biệt trong một thế giới hiện đại. Một
trong những lý do đó có thể là TMQT tối cần thiết cho việc chuyên môn hoá để có hiệu
quả kinh tế cao trong các ngành công nghiệp hiện đại. Chuyên môn hoá quy mô lớn làm
chi phí sản xuất giảm và hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ được thực hiện trong hàng hoá
5
các nước sản xuất. Sự khác nhau về sở thích và mức cầu cũng là một nghuyên nhân khác
để có TMQT. Ngay cả trong trường hợp hiệu quả tuyệt đối ở hai nơi giống hệt nhau,
TMQT vẫn có thể diễn ra do sự khác nhau về sở thích.
Trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế, con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
theo kiểu cô lập với bên ngoài, tự cấp, tự túc hay thay thế nhập khẩu đã hoàn toàn không
có sức thuyết phục. Thực tế cho thấy con đường dẫn đến phát triển nhanh, bền vững không
phải qua chuyên môn hoá ngày càng sâu rộng để sản xuất ra những sản phẩm sơ chế, mà
thông qua việc mở rộng và phát triển các ngành sản xuất chế biến sâu, có giá trị thặng dư

cao, hướng về xuất khẩu là chính, đồng thời thay thế những sản phẩm trong nước sản xuất
có hiệu quả hơn để khai thác tốt nhất lợi thế so sánh về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên
nhiên, vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường cho sự phát triển. Để thấy rõ điều này chúng ta
hãy xem xét những vai trò sau đây của TMQT nói chung và của xuất khẩu nói riêng.
2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ mà có được đầy đủ mọi
thứ hàng hoá. Buôn bán quốc tế có ý nghĩa sống còn, mở rộng khả năng tiêu dùng của một
nước. Xuất khẩu là một hoạt động TMQT có vai trò quan trọng thể hiện trên các mặt sau:
2.1: Xuất khẩu nhằm khai thác lợi thế, phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước.
Trong thế giới hiện đại không một quốc gia nào bằng chính sách đóng cửa của mình
lại phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước. Muốn phát triển nhanh mỗi nước không thể
đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải biết tận dụng các thành tựu kinh tế khoa học
kỹ thuật của loài người để phát triển. Nền kinh tế “mở cửa”, trong đó xuất khẩu đóng vai
trò then chốt sẽ mở hướng phát triển mới tạo điều kiện khai thác lợi thế tiềm năng sẵn có
trong nước nhằm sử dụng phân công lao động quốc tế một cách có lợi nhất.
Đối với những nước mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân
tố tiềm năng là: tài nguyên thiên nhiên và lao động. Còn những yếu tố thiếu hụt là vốn, kỹ
thuật, thị trường và kĩ năng quản lý. Xuất khẩu là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranh
thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động
và tài nguyên thiên nhiên để tạo sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn
khoảng cách chênh lệch với các nước giàu.
2.2: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, tạo nguồn vốn và kỹ thuật bên
ngoài cho quá trình sản xuất trong nước.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh trở thành nhân tố quyết định cho
sự phát triển của sản xuất. Xuất khẩu để tăng khả năng tiếp thu kỹ thuật mới, làm cho nền
kinh tế nông nghịêp lạc hậu sản xuất nhỏ là phổ biến có nguồn bổ sung kỹ thuật tiên tiến
nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Quá trình phát triển của nền kinh tế đỏi hỏi phải nhập khẩu một lượng ngày càng
nhiều máy móc thiết bị và nguyên liệu công nghiệp ... Trong các nguồn như đầu tư nước
ngoài, vay nợ, viện trợ... thì bằng cách này hay cách khác đểu phải trả. Chỉ có xuất khẩu

mới là hoạt động có hiệu quả nhất taọ ra nguồn vốn nhập khẩu bởi chúng không phải trả
6
bất cứ một khoản chi phí nào khác như nguồn vốn vay ngoài hơn nữa còn thể hiện tính tự
chủ của nguồn vốn. Trong thực tiễn, xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết với
nhau, vừa là kết quả, vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu là để tăng cường nhập
khẩu, tăng nhập khẩu để mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu.
Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ
của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay
thấy được khả năng xuất khẩu- nguồn vốn duy nhất để trả nợ- trở thành hiện thực.
2.3: Xuất khẩu góp phần mở rộng tiêu thụ hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống nhân dân.
Thị trường trong nước nhỏ hẹp, không đủ bảo đảm cho sự phát triển công nghiệp với
quy mô hiện đại, sản xuất hàng loạt do đó không tạo thêm công ăn việc làm, một vấn đề
mà các nước nghèo luôn luôn phải giải quyết.
Với phạm vi vượt ra ngoài biên giới quốc gia, hoạt động xuất khẩu mở ra một thị
trường tiêu thu rộng lớn với nhu cầu vô cùng đa dạng của mọi tầng lớp, mọi dân tộc trên
toàn thế giới. Sản xuất phải gắn với thị trường, có thị trường là điều kiện tiên quyết để thúc
đẩy sản xuất hàng xuất khẩu, đến lượt nó sản xuất hàng xuất khẩu lại là nơi thu hút hàng
triệu lao động vào làm việc và tăng thu nhập. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập
khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm
nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
2.4: Xuất khẩu góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển.
Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất đó là thành quả của công
cuộc khoa học và công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong qúa trình công
nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với đất nước
ta. Vì vậy xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi, tức là sự phát
triển của ngành hàng xuất khẩu này sẽ kéo theo sự phát triển của một ngành khác có
quan hệ mật thiết.

- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường
thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản
xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao
năng lực sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế- kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản
xuất trong nước.
- Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, hoàn thiện công việc quản
trị sản xuất và kinh doanh.
2.5: Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước
ta.
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại luôn có tác động qua lại phụ thuộc lẫn
nhau. Xuất khẩu là một bộ phận rất quan trọng của kinh tế đối ngoại. Vì vậy khi hoạt động
7
xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo các bộ phận khác của kinh tế đối ngoại phát triển như dịch
vụ, quan hệ tín dụng, đầu tư, hợp tác, liên doanh, mở rộng vận tải quốc tế... Mặt khác, chính
các quan hệ kinh tế đối ngoại này lại tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu. Vì vậy đẩy mạnh
xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng cao địa vị và vai trò
của nước ta trên trường quốc tế, góp phần vào sự ổn định kinh tế chính trị của đất nước.
Nói tóm lại, với những vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế, phát triển
hoạt động xuất khẩu luôn là chiến lược để phát triển kinh tế ở nước ta.
3.Chức năng và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu có các chức năng cơ bản sau:
- Tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho quá trình sản xuất trong nước.
- Thay đổi cơ cấu vật chất sản phẩm có lợi cho quá trình sản xuất trong nước.
- Tăng hiệu quả sản xuất.
Từ những chức năng trên hoạt động xuất khẩu tự đặt ra cho mình một số nhiệm vụ chủ yếu
sau:
- Nghiên cứu chiến lược, chính sách và công cụ nhằm phát triển TMQT nói chung, hoạt
động xuất khẩu nói riêng, hướng tiềm năng, khả năng kinh tế nói chung và sản xuất

hàng hoá dịch vụ của nước ta nói riêng vào sự phân công lao động quốc tế . Ra sức khai
thác có hiệu quả mọi nguồn lực cua đất nước, không đánh giá mình quá cao, quá lạc
quan cũng như không tự ti đánh giá mình quá thấp, từ đó bỏ lỡ cơ hội làm ăn với nước
ngoài, liên kết và đan xen vào chương trình kinh tế thế giới.
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng ngày càng chứa đựng nhiều hàm
lượng chất xám, kỹ thuật và công nghệ để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất
khẩu.
- Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn đáp ứng
những đòi hỏi cuả thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có
sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao.
- Mở rộng thị trường và đa phương hoá đối tác.
- Hình thành các vùng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu tạo các chân hàng vững chắc,
phát triển hệ thống thu mua hàng xuất khẩu.
- Xây dựng các mặt hàng chủ lực ở phạm vi chiến lược, từ đó có kế hoạch phát triển và
mở rộng mặt hàng chủ lực.
4.Các loại hình xuất khẩu.
Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào số
lượng và các loại hình trung gian thương mại. Mỗi phương thức có đặc điểm riêng, có kỹ
thuật tiến hành riêng. Thông thường có các loại hình xuất khẩu chủ yếu sau:
4.1: Xuất khẩu trực tiếp.
8
Giống như các hoạt động mua bán thông thường trực tiếp ở trong nước, phương thức
xuất khẩu trực tiếp trong kinh doanh TMQT có thể được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong
đó người mua và người bán trực tiếp gặp mặt ( hoặc thông qua thư từ, điện tín...) để bàn
bạc và thoả thuận với nhau về hàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh
toán... mà không qua người trung gian. Những nội dung này được thoả thuận một cách tự
nguyện, việc mua không nhất thiết gắn liền với việc bán.
Tuy nhiên, hoạt động mua bán theo phương thức này khác với hoạt động nội thương ở
chỗ: bên mua và bên bán là những người có trụ sở ở các quốc gia khác nhau, đồng tiền
thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên, hàng hoá là đối tượng của giao dịch

được di chuyển qua khỏi biên giới của một nước.
Hoạt động xuất khẩu trực tiếp thường có những ưu điểm sau:
- Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất, ít xảy ra những hiểu lầm
đáng tiếc.
- Giảm được chi phí trung gian.
- Có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý kiến của khách hàng, khắc phục
thiếu sót
- Chủ động trong việc sản xuất tiêu thụ hàng hoá
Tuy nhiên hoạt động này cũng gặp phải một số hạn chế đó là:
- Đối với thị trường mới còn nhiều bỡ ngỡ, dễ bị ép giá trong mua bán
- Khối lượng mặt hàng cần giao dịch phải lớn để bù đắp được chi phí: giấy tờ, đi lại, điều
tra tìm hiểu thị trường.
4.2: Xuất khẩu gián tiếp.
Nếu trong xuất khẩu trực tiếp người bán tìm đến người mua, người mua tìm đến người
bán và họ trực tiếp thoả thuận quy định những điều kiện mua bán, thì trong xuất khẩu gián
tiếp, một hình thức giao dịch qua trung gian, mọi việc kiến lập quan hệ giữa người bán và
người mua và việc quy định các điều kiện mua bán đều phải thông qua người thứ ba. Người
thứ ba này gọi là người trung gian buôn bán. Người trung gian buôn bán phổ biến trên thị
trường thế giới là đại lý và môi giới.
Đại lý: là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự uỷ
thác của người uỷ thác (principal). Quan hệ giữa người uỷ thác với đại lý là quan hệ hợp
đồng đại lý.
Môi giới: là loại thương nhân trung gian giữa người mua và người bán, được người
bán hoặc người mua uỷ thác tiến hành bán hoặc mua hàng hoá hay dịch vụ. Khi tiến hành
nghiệp vụ, người môi giới không được đứng tên của chính mình mà đứng tên của người uỷ
thác, không chiếm hữu hàng hoá và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người uỷ thác về
việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. Người môi giới không tham gia vào việc thực
hiện hợp đồng, trừ trường hợp được uỷ quyền. Quan hệ giữa người uỷ thác với người môi
giới dựa trên sự uỷ thác từng lần, chứ không dựa vào hợp đồng dài hạn.
Việc sử dụng những người trung gian thương mại (đại lý và môi giới) có những lợi ích như:

9
Những người trung gian thường có hiểu biết rõ tình hình thị trường, pháp luật và tập
quán địa phương, do đó, họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán và tránh bớt rủi ro cho
người uỷ thác.
n Những người trung gian, nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất nhất định, do đó, khi
sử dụng họ, người uỷ thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
s Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, phân loại, đóng gói, người uỷ thác có
thể giảm bớt chi phí vận tải.
Tuy nhiên việc sử dụng trung gian có khuyết điểm như:
T Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường. Công ty cũng
thường phải đáp ứng những yêu sách của đại lý hoặc môi giới.
t Lợi nhuận bị chia sẻ
Trước sự phân tích lợi hại như vậy, người ta chỉ thường sử dụng trung gian trong
những trường hợp cần thiết như: khi thâm nhập vào một thị trường mới, khi mới đưa vào
thị trường mới một mặt hàng mới, khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua trung gian, khi
mặt hàng đỏi hỏi sự chăm sóc đặc biệt như hàng tươi sống chẳng hạn.
4.3: Buôn bán đối lưu.
Buôn bán đối lưu (counter- trade) là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá,
trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua,
lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Ở đây mục đích của xuất
khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hoá khác có
giá trị tương đương.
Buôn bán đối lưu đã ra đời lâu trong lịch sử quan hệ hàng hoá- tiền tệ, trong đó sớm
nhất là “ hàng đổi hàng”, rồi đến trao đổi bù trừ. Ngày nay, ngoài hai hình thức truyền
thống đó, đã có nhiều loại hình mới ra đời từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Các loại hình buôn bán đối lưu phải kể đến như:
Nghiệp vụ hàng đổi hàng (barter): trong nghiệp vụ này hai bên trao đổi trực tiếp với
nhau những hàng hoá có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra gần như đồng thời.
n Nghiệp vụ bù trừ (compensation): đây là hình thức phát triển nhanh nhất của buôn bán
đối lưu. Trong nghiệp vụ này hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên cơ sỏ giá trị hàng

giao và hàng nhận đến cuối kỳ hạn, hai bên mới đối chiếu sổ sách, so sánh giữa giá trị
hàng giao với giá trị hàng nhận. Nếu sau khi bù trừ tiền hàng như thế, mà còn số dư thì
số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ về những khoản chi tiêu
của bên chủ nợ tại nước bị nợ.
c Nghiệp vụ mua đối lưu (counter- purchase): trong nghiệp vụ này một bên giao thiết bị
cho khách hàng của mình và để đổi lại mua sản phẩm của công nghiệp chế biến, bán
thành phẩm, nguyên vật liệu...
t Giao dịch bồi hoàn (offset): người ta đổi hàng hoá và/hoặc dịch vụ lấy những dịch vụ và
ưu huệ ( như ưu huệ trong đầu tư và giúp đỡ bán sản phẩm).
ư Nghiệp vụ mua lại sản phẩm (buy- backs): trong nghiệp vụ này một bên cung cấp thiết
bị toàn bộ và/hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật (know-how) cho bên khác, đồng thời
cam kết mua lại những sản phẩm do thiết bị hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật đó chế
tạo ra.
10

4.4: Gia công quốc tế.
Gia công quốc tế là một phương thức kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là
bên đặt gia công) giao (hoặc bán) nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho một bên khác (gọi
là bên nhận gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại (hoặc bán lại) cho bên đặt gia
công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Như vậy trong gia công quốc tế hoạt động xuất
nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước.
Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ tận dụng được giá rẻ về nguyên liệu
phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia công, phương thức này
giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được
thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc.
Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng được phương thức gia công quốc tế mà có
được một nền công nghiệp hiện đại như Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapo...
4.5: Giao dịch tái xuất.
Là hoạt động xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu chưa

qua chế biến ở nước tái xuất.
4.6: Xuất khẩu theo nghị định thư.
Là hình thức xuât khẩu hàng hoá (hay trả nợ) được kí theo nghị định thư của chính
phủ. Xuất khẩu theo hình thức này có ưu điểm: khả năng thanh toán chắc chắn (do nhà
nước trả cho đối tác xuất khẩu), giá cả hàng hóa dễ chấp nhận.
II. Nội dung của hoạt động xuất khẩu.
Kinh doanh TMQT là hoạt động thương mại phức tạp hơn nhiều so với kinh doanh
thương mại nội địa bởi nhiều lý do: bất đồng ngôn ngữ, hệ thống luật pháp, phong tục tập
quán, thói quen tâm lý... rất khác nhau. Hoạt động xuất khẩu được tổ chức thực hiện với
nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ điều tra thị trường, lựa chọn thị trường xuất khẩu... cho đến
khi hàng hoá chuyển đến cảng chuyển giao quyền sở hữu cho người mua hoàn tất các thủ
tục thanh toán. Đó là cả một qua trình phức tạp cần phải được nghiên cứu đầy đủ kĩ lưỡng,
đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu
quả cao nhất, phục vụ đầy đủ và kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Nội dung của hoạt động xuât khẩu bao gồm những nghiệp vụ cơ bản sau:
1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu.
Không chỉ riêng với hoạt động xuất khẩu mà với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào
trước khi bước vào nghiên cứu thực hiện các khâu nghiệp vụ người kinh doanh phải nắm
bắt được các thông tin về thị trường. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là vấn đề đầu tiên
11
cần thiết được tiến hành hết sức kỹ lưỡng trong hoạt động xuất khẩu. Nghiên cứu thị
trường tốt tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra được quy luật vận động của từng
loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi cung cầu và giá cả trên thị trường giúp họ giải
quyết được các vấn đề của thực tiễn kinh doanh như yêu cầu của thị trường, khả năng tiêu
thụ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá... từ đó mà lựa chọn thị trường xuất khẩu thích hợp
nhất cho sản phẩm của mình.
1.1: Nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng đó là quá trình điều tra để tìm triển vọng bán
hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện mục
tiêu đó. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị

trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận. Những kết luận này sẽ giúp
cho nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh. Công tác
nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong phương châm hành động “ chỉ bán cái
thị trường cần chứ không bán cái có sẵn”.
t Có hai loại thông tin cần thu thập trong nghiên cứu thị trường:
- Thông tin sơ cấp (primary information): là những thông tin thu thập mang tính chất trực
tiếp từ thị trường đó.
Đối với loại thông tin này người ta thường áp dụng phương pháp nghiên cứu tại thị
trường (Field study): đây là việc thu thập thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc với mọi
người trên thị trường. Nói cách khác, đó là cách thu thập thông tin từ trực quan, qua các
quan hệ giao tiếp với thương nhân và với người tiêu dùng. Biện pháp cụ thể: điều tra,
phỏng vấn, quan sát, thực nghiệm.
Như vậy, xét về tính phức tạp và mức độ chi phí, nghiên cứu tại thị trường là một hoạt
động tốn kém và không phải ai cũng đủ trình độ để làm được. Tuy vậy, phương pháp
nghiên cứu này cho kết quả khá chính xác. Vì vậy, trước hết cần sơ bộ xử lý các thông tin
về các thị trường đã đề cập, chọn ra những thị trường có nhiều triển vọng nhất. Sau đó căn
cứ vào kết quả lựa chọn để tiến hành nghiên cứu hiện trường và lập kế hoạch khảo sát.
+ Thông tin thứ cấp (Secondary information):
Đối với loại thông tin này người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk study).
Về cơ bản nghiên cứu tại bàn bao gồm việc thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu xuất
bản hay không xuất bản và tìm những nguồn đó. Chìa khoá thành công của nghiên cứu tại
bàn là phát hiện ra các nguồn thông tin và triệt để khai thác những nguồn thông tin đó.
Ngày nay, trong thời đại tin học, thông tin về thị trường, hàng hoá, giá cả... rất phong phú.
Có thể lấy được thông tin từ các nguồn như: qua hệ thống Internet, qua các cơ quan xúc
tiến thương mại, các cơ quan thống kê, qua các sách báo thương mại được xuất bản, qua
quan hệ với thương nhân... Trong đó, số liệu thông kê là một trong những loại thông tin
quan trọng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu thị trường, đặc biệt là nghiên
cứu tại bàn. Đó là những số liệu thống kê về sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu, dự trữ tồn kho,
giá cả... Nó giúp cho người nghiên cứu có một cái nhìn bao quát về dung lượng thị trường
và xu hướng phát triển.

Nghiên cứu tại bàn, có thể nói là phương pháp phổ thông nhất về nghiên cứu thị
trường, vì nó đỡ tốn kém và phù hợp với khả năng của những người xuất khẩu mới tham
12
gia vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như chậm và mức độ tin
cậy có hạn. Kết quả nghiên cứu tại bàn cũng cần phải bổ sung bằng nghiên cứu tại thị
trường.
t Nội dung thông tin cần thu thập khi nghiên cứu thị trường: nghiên cứu tình hình cung
cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá và một số yếu tố khác.
c Nghiên cứu tình hình cung- cầu hàng hoá:
Nghiên cứu tình hình cung cầu hàng hoá cần nắm được các vấn đề sau:
- Số lượng các doanh nghiệp cung ứng mặt hàng đó trên thị trường và khả năng cung ứng
của từng doanh nghiệp đó.
- Nghiên cứu chu kỳ đưa hàng ra thị trường của từng doanh nghiệp cung ứng đó.
- Sảnphẩm của hãng đang ở giai đoạn nào trên thị trường (mặt hàng đang ở pha nào của
chu kỳ sống)
Về mặt tiêu thụ nhà kinh doanh phải biết mặt hàng định xuất khẩu đang ở giai đoạn nào của
chu kỳ sống của nó trên thị trường. Chu kỳ này là tiến trình phát triển việc tiêu thụ một mặt
hàng bao gồm 4 giai đoạn (gđ) sau đây:
Giai đoạn triển khai: đây là giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống của sản phẩm. Trong
giai đoạn này về cơ bản chưa có sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp chưa
được người tiêu dùng biết đến, doanh nghiệp cần nỗ lực làm cho khách hàng biết đến sản
phẩm của mình.
Giai đoạn tăng trưởng: đây là giai đoạn phát triển của sản phẩm, trong giai đoạn này
sản phẩm được người tiêu dùng biết đến và được thị trường chấp nhận, cần đẩy nhanh quá
trình đưa sản phẩm có tính độc đáo của mình vào thị trường, qua đó tạo được môi trường
tốt, tăng phạm vi lựa chọn sản phẩm.
Giai đoạn bão hoà: trong giai đoạn này doanh thu tiêu thụ vẫn tăng nhưng tăng chậm
và có xu hướng giảm. Giai đoạn này có sự cạnh tranh kịch liệt giữa các đối thủ vào thị
trường và một hình ảnh mà doanh nghiệp cần thấy rõ là sự tràn ngập hàng hoá trên thị
trường.

Giai đoạn suy thoái: đây là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống của sản phẩm.
Trong giai đoạn này thị trường đã bão hoà về sản phẩm, doanh số bán ra của sản phẩm
giảm đi rất nhiều. Để tránh khả năng bị loại khỏi thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có
những biện pháp cải tiến, đổi mới mẫu mã kỹ thuật, hoặc thay thế bằng sản phẩm mới.
Từ sự phân tích như trên ta nhận thấy, việc xuất khẩu những mặt hàng đang ở giai
đoạn triển khai và tăng trưởng gặp thuận lợi lớn nhất. Tuy vậy, có khi mặt hàng đã ở giai
đoạn suy thoái nhưng nhờ thực hiện các biện pháp xúc tiến tiêu thụ (như quảng cáo, cải
tiến hệ thống tổ chức tiêu thụ, giảm giá...) người ta vẫn có thể đẩy mạnh được xuất khẩu.
Tóm lại, có nắm vững mặt hàng ta đang dự định kinh doanh đang ở giai đoạn nào của
chu kỳ sống thì mới có thể xác định những biện pháp cần thiết để làm tăng doanh số bán
hàng và tăng lợi nhuận.
Cấu trúc của cung, nghĩa là xác định tình hình cạnh tranh trên thị trường. Nếu sự cạnh
tranh đã gay gắt, điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp phải rút lui, nó có thể giữ vị trí
thế thủ chờ đợi giai đoạn chuyển sang tấn công
Nghiên cứu những sản phẩm khác cùng đáp ứng nhu cầu còn phải xác định xem sự
cạnh tranh ấy tồn tại được bằng cách nào, tỷ lệ hoa hồng thường được chấp nhận là bao
13
nhiêu, hậu quả của cạnh tranh như thế nào, nó sẽ diễn biến ra sao... và khả năng phản ứng
của nó trước một đối thủ mới.
Phân tích tình hình cầu:
Từ những thông tin về hàng hoá đang bán cần xác định xem những sản phẩm nào có
thể thương mại hoá được. Người tiêu dùng hiện nay là những ai, họ được phân nhóm như
thế nào, nhóm xã hội, nghề nghiệp, tuổi, dân tộc, tôn giáo, nam nữ, cách sống...
. Thống kê số lượng khách hàng có nhu cầu mua hàng hoá.
. Sức mua trung bình của một doanh nghiệp, một khách hàng.
. Nhịp độ mua hàng của họ (chu kỳ mua lặp lại).
. Sản phẩm của hãng đang ở thế hệ nào.
. Lý do mua hàng của khách hàng là gì?
. Ai có khả năng trở thành người tiêu dùng? Cần xác định sự tăng dân số, nhất là sự
tăng của bộ phận xác định và tiến hành phân tích sự tăng mức sống. Nếu không có yêu cầu

mua vào thời điểm phân tích thì phải xác định xem có yêu cầu không và khi nào.
m Nghiên cứu giá cả hàng hoá xuất khẩu:
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá đồng thời là một nhân tố cấu thành
thị trường. Do việc mua bán giữa các khu vực khác nhau diễn ra trong một thời gian dài,
hàng vận chuyển qua nhiều nước với các chính sách thuế quan khác nhau, giá cả thị trường
lại càng trở lên phức tạp, trong đó giá cả hàng hoá được coi là giá tổng hợp bao gồm giá
vốn hàng hoá, bao bì, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và các chi phí khác tùy theo các
bước thực hiện và sự thoả thuận giữa các bên tham gia. Nghiên cứu giá cả bao gồm việc
nghiên cứu giá cả của từng mặt hàng tại từng thời điểm trên thị trường, xu hướng biến
động của giá cả thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó như: nhân tố chu kỳ, nhân tố
lũng loạn của các công ty siêu quốc gia, nhân tố cạnh tranh, nhân tố cung cầu, nhân tố lạm
phát, nhân tố thời vụ và một số nhân tố khác như: chính sách của chình phủ, tình hình an
ninh chính trị của các quốc gial... Từ đó mới có thể dự đoán một cách tương đối chính xác
về giá cả quốc tế của hàng hoá. Rõ ràng việc nghiên cứu và tính toánh một cách chính xác
giá cả của các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu là một công việc khó khăn đòi hỏi phải
được xem xét trên nhiều khía cạnh, nhưng đó lại là một nhân tố quan trọng quyết định hiệu
quả thực hiện các hợp đồng kinh doanh TMQT.
q Nghiên cứu các loại hình kinh doanh khác trên thị trường như điều kiện vận tải, tốc độ,
phương tiện vận tải như thế nào, chi phí vận tải ra sao, bảo hiểm, vận chuyển...
p Nghiên cứu một số yếu tố khác liên quan đến hoạt động kinh doanh trên thị trường như:
quan hệ chính trị, văn hoá: làm việc với ai phải hiểu văn hoá của người đó, đồng thời có
cái nhìn khách quan về nền văn háo của họ, không thể so bì với văn hoá của ta mà cho
rằng nền văn hoá của họ không tốt, kinh doanh TMQT cần luôn hiểu “ không có một nền
văn hoá nào là tốt hay xấu mà chỉ có sự khác biệt”. Nghiên cứu chính sách, thể chế của
quốc gia khác đặc biệt là yếu tố về luật, thể chế tài chính. Nghiên cứu yếu tố tự nhiên
của từng đoạn thị trường: vị trí địa lý, khí hậu...
1.2: Lựa chọn thị trường xuất khẩu.
14
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thị trường xuất khẩu giúp đơn vị kinh doanh lựa chọn
thị trường, việc lựa chọn thị trường phải căn cứ vào những tiêu chuẩn mà các thị trường

phải đáp ứng được:
Tiêu chuẩn chung:
- Về chính trị: có những chính thể này thuận lợi hơn những chính thể khác đối với hoạt
động xuất khẩu, nghiên cứu cả những bất chắc chính trị và sự ổn định của chính thể.
- Về địa lý: khoảng cách địa lý, khí hậu, tháp dân số...
- Về kinh tế: những chỉ tiêu về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP bình quân đầu người,
tỷ lệ tăng GDP...
- Về kỹ thuật: những khu vực phát triển và triển vọng phát triển.
Tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ:
- Biện pháp bảo hộ mậu dịch: thuế quan, các giấy phép và hạn ngạch...
- Tình hình tiền tệ: tỷ lệ lạm phát, sự diễn biến của tỷ giá hối đoái
Tiêu chuẩn về thương mại:
- Phần của sản xuất nội địa
- Sự hiện diện của hàng hoá Việt Nam trên các thị trường
- Sự cạnh tranh quốc tế trên các thị trường lựa chọn.
Những tiêu chuẩn này sau đó phải được cân nhắc, điều chỉnh tuỳ theo mức quan trọng của
chúng đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc vào
khách hàng. Trong cùng những điều kiện như nhau việc giao dịch với khách hàng cụ thể
này thì thành công, với khách hàng khác thì bất lợi. Vì vậy một nhiệm vụ quan trọng của
đơn vị kinh doanh trong lựa chọn thị trường là lựa chọn khách hàng. Việc lựa chọn khách
hàng (hay lựa chọn thương nhân) để giao dịch không nên căn cứ vào những lời quảng cáo,
tự giới thiệu mà cần tìm hiểu khách hàng về:
- Tình hình sản xuất kinh doanh của họ, năng lực, phạm vi kinh doanh và tư cách pháp
nhân.
- Khả năng về vốn và cơ sỏ vật chất kỹ thuật.
- Năng lực con người và năng lực quản lý của họ
- Trình độ và quan điểm kinh doanh của thương nhân đó
- Uy tín của họ trong kinh doanh
Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch tốt nhất là nên lựa chọn những đối tác trực

tiếp, tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vào các
thị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm.
Việc lựa chọn các đối tượng giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện cần thiết để
thực hiện thắng lợi các hợp đồng TMQT, song nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của
người làm công tác giao dịch.
Nghiên cứu thị trường hàng hoá quốc tế trong TMQT nói chung và trong kinh doanh
xuất khẩu nói riêng là hết sức cần thiết trong hoạt động kinh doanh. Đó là bước chuẩn bị và
là tiền đề để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh TMQT một cách có
hiệu quả nhất.
2. Lập phương án kinh doanh hàng xuất khẩu.
15
Trên cơ sở những kết quả thu lượm được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị
trườn, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh. Phương án này là kế hoạch hoạt động
của đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trong kinh doanh.
Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau:
- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân: trong bước này, người lập phương án rút
ra những nét tổng quát về tình hình, phân tích thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh.
- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh. Sự lựa chọn này phải
có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích những tình hình có liên quan.
- Đề ra mục tiêu. Những mục tiêu đề ra trong một phương án kinh doanh bao giờ cũng là
mục tiêu cụ thể như: sẽ bán được bao nhiêu hàng với giá cả bao nhiêu, sẽ thâm nhập vào
những thị trường nào...
- Đề ra biện pháp thực hiện. Những biện pháp này có thể bao gồm nhiều biện pháp trong
nước (như đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, ký hợp đồng kinh tế, tăng giá thu mua...)
và cả các biện pháp ở ngoài nước (như đẩy mạnh quảng cáo, lập chi nhánh ở nước ngoài,
mở rộng mạng lưới đại lý...)
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu chủ yếu:
chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ, chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi, chỉ tiêu
điểm hoà vốn.
Sau khi phương án đã được đề ra, đơn vị kinh doanh phải cố gắng để thực hiện phương án,

tức là tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng đã chọn. Nhưng để tiến tới ký kết
hợp đồng mua bán với nhau người xuất khẩu và nhập khẩu thường phải qua một quá trình
giao dịch, thương thảo về các điều kiện giao dịch. Quá trình đó có thể bao gồm những bước
chính như: hỏi hàng, chào hàng, đặt hàng.
- Hỏi hàng: hỏi hàng còn gọi là hỏi giá, tuy không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi,
nhưng nếu hỏi nhiều nơi, nhiều hãng quá có thể gây lên hiểu lầm về nhu cầu của mình.
Vả lại, hỏi nhiều sẽ kéo theo việc trả lời và các công việc hành chính văn thư khác. Điều
này cũng dễ gây nên tốn thời gian và chi phí.
- Chào hàng: là lời đề nghị biểu thị muốn bán hàng do người bán đưa ra. Trước khi chào
hàng cần nắm được quan hệ cung cầu về hàng hoá đó trên thế giới, mức giá hiện hành
trên thị trường, nhu cầu của đối phương và khả năng của ta. Trên cơ sở đó, ta xác định
nên đưa ra đơn chào hàng cố định hay đơn chào hàng tự do.
Chào hàng cố định: là lời đề nghị ký hợp đồng của người bán chỉ gửi cho một đối tác,
trong thời hạn có hiệu lực của chào hàng thì không được gửi cho các đối tác khác. Nếu
người nhận chào hàng cố định chấp nhận mua coi như chào hàng được ký.
Chào hàng tự do:là lời đề nghị chào bán một mặt hàng nào đó được gửi cho nhiều
người và không ràng buộc về mặt pháp lý. Nếu người nhận chào hàng tự do đồng ý mua
nhưng người bán vẫn có thể không thực hiện lời chào hàng đó.
Có khi, bên mua chưa hỏi mua, nhưng ta chủ động tìm hiểu thấy họ có nhu cầu và ta
đưa ra đơn chào hàng (chào hàng chủ động). Cũng có khi, trên cơ sỏ hỏi hàng của bên mua,
chúng ta chào hàng để đáp lại thư hỏi hàng của đối phương (chào hàng thụ động).
Dù chào hàng theo cách nào, đơn chào hàng cũng cần rõ ràng và có sức hấp dẫn. Sự
hấp dẫn không chỉ thể hiện ở giá thấp, ở sự giảm giá, mà có thể ở cả dịch vụ cung cấp cho
người mua, phẩm chất hàng tốt, điều kiện thanh toán có lợi cho người mua.
16
- Đặt hàng: đặt hàng là lời đề nghị chắc chắn về việc ký kết hợp đồng, xuất phát từ người
mua. Do đó, người mua chỉ đặt hàng ở nhà cung cấp nào mà đã biết rõ về chất lượng
hàng, mức giá cả, khả năng giao hàng của họ. Người bán cần nắm được điều này để đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng tăng hiệu quả kinh doanh.
3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu.

Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng ngoại
thương: là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nươc khác nhau,
theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu cho
một bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá, bên
mua có nghĩa vụ nhận tiền hàng và trả tiền hàng.
m Về điều kiện hiệu lực của hợp đồng TMQT, theo điều 81 của Luật Thương mại Việt
Nam, hợp đồng mua bán quốc tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.
- Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật.
- Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luật pháp đã quy định.Theo
điều 50 của Luật Thương mại Việt Nam, những điều khoản sau buộc phải có trong hợp
đồng bao gồm: tên hàng, số lượng, quy cách chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán,
địa điểm và thời hạn giao hàng. Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận thêm những nội
dung, những điều khoản khác trong hợp đồng.
- Hình thức của hợp đồng phải là văn bản.
- Nội dung chủ yếu của một hợp đồng TMQT thường bao gồm những nội dung sau:
. Số hợp đồng
. Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng
. Tên và địa chỉ của các đương sự
. Những định nghĩa dùng trong hợp đồng
. Cơ sở pháp lý để kí kết hợp đồng
. Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng: điều khoản thương phẩm, điều khoản tài
chính, điều khoản vận tải, điều khoản pháp lý...
4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất khẩu-
với tư cách là một bên ký kết- phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc rất
phức tạp. Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền
lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị.
Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các bước sau:
4.1:Kiểm tra L/C.

Nếu trong điều khoản thanh toán của hợp đồng ngoại thương quy định sử dụng
phương thức tín dụng chứng từ thì bước đầu tiên đơn vị kinh doanh xuất khẩu cần phải làm
đó là đôn đốc người nhập khẩu ở nước ngoài mở L/C đúng hạn và nội dung như hợp đồng
17
quy định. Sau khi nhận được L/C, người xuất khẩu phải kiểm tra so sánh với nội dung và
điều kiện ghi trong hợp đồng, nếu phù hợp người xuất khẩu mới tiến hành làm những công
việc thực hiện hợp đồng còn chưa phù hợp phải yêu cầu bên nhập khẩu sửa đổi bổ sung
bằng văn bản.
4.2: Xin giấy phép xuất khẩu.
Giấy phép xuất khẩu là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các
khâu trong quá trình xuất khẩu hàng hoá. Với xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế,
nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh làm hàng xuất khẩu và
xuất khẩu những mặt hàng nhà nước không hạn chế.
x Nhà nước quản lý xuất nhập khẩu bằng hạn ngạch và bằng luật pháp, hàng hoá là đối
tượng quản lý có 3 mức:
t Những danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu:
Việc điều chỉnh danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu do Thủ tướng
Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Trong trường hợp
đặc biệt, việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập
khẩu phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.
k Hàng hoá xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại:
Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan cụ thể hoá danh mục
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại theo mã số của danh
mục biểu thuết xuất, biểu thuế nhập khẩu (nếu có). Việc điều chỉnh danh mục hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại, bao gồm cả lộ trình bãi bỏ loại
giấy phép này, do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Thương mại. Việc ký hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong danh mục này chỉ
được thực hiện sau khi đã có giấy phép của Bộ Thương mại.
đ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành:
Việc điều chỉnh bổ sung danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý

chuyên ngành và nguyên tắc áp dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề
nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý chuyên ngành và Bộ trưởng Bộ Thương mại, các bộ
ngành quản lý chuyên ngành hướng dẫn thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
trong danh mục này.
t Thủ tục cấp giấy phép:
Khi đối tượng hợp đồng trong phạm vi phải xin giấy phép xuất nhập khẩu, doanh
nghiệp phải xuất trình hồ sơ xin phép gồm:
n Bản sao hợp đồng xuất/nhập
B Phải có bản giải trình với mặt hàng cấm xuất/nhập
P Đơn xin cấp giấy phép
Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện ngoài bản sao giấy tờ, đơn xin phép
phải có bản sao hạn ngạch. Sau khi hoàn tất thủ tục gửi đến cơ quan cấp giấy phép (Bộ
Thương mại), sau đó Bộ Thương mại gửi hồ sơ đến các bộ quản lý chuyên ngành.
T Thời gian cấp giấy phép:
T Riêng mặt hàng cấm xuất/nhập thì không quy định thời gian
18
Với mặt hàng xuất nhập khẩu có điều kiện thì giao cho nhân viên quản lý thụ lý hồ
sơ, sau 3 ngày phải trả lời với những hồ sơ xin phép cần bổ sung, cần sửa đổi hoặc
những hồ sơ không cấp giấy phép
n Đối với những hồ sơ hợp lệ cấp giấy phép sau 7 ngày.
4.3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu, chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành
chuẩn bị hàng xuất khẩu. Căn cứ để chuẩn bị hàng xuất khẩu là hợp đồng đã ký với nước
ngoài và/hoặc L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C).
Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung làm
thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
t Thu gom tập trung làm thành lô hàng xuất khẩu:
Việc mua bán ngoại thương thường tiến hành trên cơ sở số lượng lớn. Trong khi đó
sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta, về cơ bản, là một nền sản xuất manh mún, phân tán;
nguồn hàng để xuất khẩu chủ yếu là hàng sơ cấp (nguyên vật liệu qua sơ chế, hàng bán

thành phẩm), hàng thủ công mĩ nghệ, hàng nông lâm, thổ, thuỷ sản. Vì vậy trong rất nhiều
trường hợp muốn làm thành lô hàng xuât khẩu chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành thu gom
tập trung từ các cơ sở sản xuất nhỏ, từ trong nhân dân, từ các cơ sở thương mại... (gọi tắt là
các chân hàng). Cơ sở để thực hiện thu gom hàng xuất khẩu là hợp đồng kinh tế giữa doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu với các chân hàng. Những loại hợp đồng kinh tế thường được
sử dụng để huy động hàng xuất khẩu có thể là: hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợp
đồng gia công, hợp đồng đổi hàng, hợp đồng uỷ thác thu mua hàng xuất khẩu, hợp đồng
liên doanh liên kết xuất khẩu...
l Bao bì đóng gói hàng xuất khẩu:
Trong buôn bán quốc tế, tuy không ít mặt hàng để trần hoặc để rời, nhưng đại bộ phận
hàng hoá đòi hỏi phải được đóng gói và bao bì trong qúa trình vận chuyển và bảo quản. Tổ
chức đóng gói, bao bì là khâu quan trọng của việc chuẩn bị hàng hoá bởi những tác dụng to
lớn sau:
l Bao bì đóng gói bảo đảm được phẩm chất hàng hoá trong quá trình vận chuyển, tránh
được rủi ro mất mát.
đ Tạo điều kiện thuận lợi cho bốc xếp, di chuyển, vận chuyển và giao nhận hàng hoá.
T Tạo điều kiện cho việc nhận biết phân loại hàng hoá.
T Gây ấn tượng và làm cho người mua thích thú hàng hoá.
Trong kinh doanh TMQT người ta thường dùng các loại bao bì như: hòm, bao, kiện
hay bì, thùng... đây là bao bì bên ngoài, ngoài ra còn có loại bao bì bên trong và bao bì trực
tiếp. Nói chung tuỳ thuộc đặc điểm và tính chất của hàng hoá cần bao gói, vào những điều
đã thoả thuận trong hợp đồng mà lựa chọn loại bao bì thích hợp. Ngoài ra cần phải xét đến
những nhân tố: điều kiện khí hậu môi trường, điều kiện vận tải, bốc xếp hàng, điều kiện luật
pháp thuế quan, chi phí vận chuyển.
p Kẻ kýmã hiệu hàng xuất khẩu:
Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi trên các
bao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ và bảo
quản hàng hoá.
19
4.4: Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu (kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng xuất khẩu).

Một nguyên tắc cơ bản trong mọi khâu, mọi công việc đều cần có kiểm tra, kiểm
nghiệm để có thể hạn chế và loại trừ những lỗi sai trong quá trình thực hiện.
Trong kinh doanh xuất khẩu cũng vậy, trước khi giao hàng người xuất khẩu có nghĩa
vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng, bao bì... (tức kiểm nghiệm)
hoặc nếu hàng hoá xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra về khả năng lây lan bệnh
tật (tức là kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật).
Việc kiểm nghiệm và kiểm dịch phải được tiến hành ở hai cấp: ở cơ sở và ở cửa khẩu.
Trong đó việc kiểm tra ở cơ sở do phòng KCS tiến hành có vai trò quyết định và có tác
dụng triệt để nhất. Còn việc kiểm tra ở cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết quả kiểm tra ở
cơ sở và thực hiện thủ tục quốc tế.
4.5: Thuê tàu, lưu cước.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương, việc thuê tàu chở hàng được tiến
hành dựa vào 3 căn cứ sau đây: những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc
điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải. Tàu biển được sử dụng để chuyên chở hàng hoá có
thể là tàu chợ, tàu chuyến hoặc tàu định hạn. Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh
nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện
thuê tàu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất nhập khẩu thường uỷ thác việc thuê
tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn hơn.
Trong buôn bán quốc tế, phương thức chuyên chở hàng hoá bằng đường biển là
phương thức vận tải được sử dụng nhiều nhất, chiếm đến 80% khối lượng vận chuyển trong
chuyên chở quốc tế. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng một số phương thức khác như: vận
tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường sông, vận tải hàng không. Ngoài ra còn còn
có hình thức vận tải đường ống, vận tải đa phương thức.
4.6: Mua bảo hiểm.
Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế bảo hiểm hàng
hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương.
Hợp đồng bảo hiểm có hai loại: hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm
chuyến.
Hợp đồng bảo hiểm bao: đơn vị mua bảo hiểm ký hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi
giao hang xuống tàu xong, chủ hàng chỉ gửi đến công ty bảo hiểm (Bảo Việt) một thông

báo bằng văn bản gọi là “giấy báo bắt đầu vận chuyển”. Hình thức hợp đồng bảo hiểm này
thường áp dụng đối với các tổ chức buôn bán ngoại thương hoặc doanh nghiệp buôn bán
hàng xuất khẩu thường xuyên nhiều lần trong một năm.
Hợp đồng bảo hiểm chuyến: khi mua bảo hiểm chuyến chủ hàng gửi đến công ty bảo
hiểm một văn bản gọi là “giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở giấy yêu cầu này, chủ hàng
và công ty bảo hiểm đàm phán ký hợp đồng bảo hiểm. Hình thức này thường áp dụng với
các đợt mua bán riêng lẻ.
Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm, có 3 điều kiện
bảo hiểm chính: bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiện A), bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng
20
(điều kiện B), bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng (điều kiện C). Ngoài ra, còn có một
số điều kiện bảo hiểm đặc biệt khác như bảo hiểm chiến tranh, đình công, bạo động.
4.7: Làm thủ tục hải quan.
Hàng hoá vận chuyển qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hay nhập khẩu đều phải làm
thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan là công cụ để quản lý hành vi buôn bán theo pháp luật
của nhà nước, để ngăn chặn xuất nhập khẩu lậu qua biên giới, để kiểm tra giấy tờ sai sót giả
mạo, để thống kê số lượng về hàng xuất nhập khẩu. Việc làm thủ tục hải quan bao gồm 3
bước chủ yếu sau:
b Khai báo hải quan: chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai để cơ quan
kiểm tra các thủ tục giấy tờ.
k Xuất trình hàng hoá: hàng hoá phải được sắp xếp trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát.
Thông thường đối với hàng khối lượng ít, người ta vận chuyển hàng hoá tới kho của hải
quan để kiểm lượng, làm thủ tục hải quan và nộp thuế (nếu có) đối với hàng xuất khẩu.
Còn đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có khối lượng lớn việc kiểm tra giấy tờ hàng hoá
có thể diễn ra ở các nơi sau:
- Tại nơi đóng gói bao kiện
- Tại nơi giao nhận hàng cuối cùng
- Tại cửa khẩu.
T Thực hiện các quyết định của hải quan.
4.8: Giao hàng xuất khẩu.

Phần lớn số hàng xuất khẩu ở nước ta được vận chuyển bằng đường biển, đường sắt và
bằng container.
b Nếu hàng hoá được giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các công việc sau
đây:
- Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu lập bản đăng ký hàng chuyên chở.
- Xuất trình bản đăng ký hàng chuyên chở cho người vận tải để lấy hồ sơ sếp hàng.
- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng.
- Bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu.
- Lấy biên lai thuyền phó (Mate
,
s Receipt) và đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường
biển. Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng (Clean on board B/L)
và phải chuyển nhượng được (negotiable). Vận đơn cần được chuyển gấp về bộ phận kế
toán để lập bộ chứng từ thanh toán.
t Nếu hàng được chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải kịp thời đăng ký với cơ quan
đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hóa và khối lượng hàng hóa. Khi
đã được cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp, niêm phong cặp chì và làm các chứng từ
vận tải, trong đó chủ yếu là vận đơn đường sắt. Vận đơn đường sắt chuyển về phòng kế
toán để lập bộ chứng từ thanh toán.
t Nếu hàng được chở bằng container thì giao theo hai phương thức: hàng đủ một container
và hàng chưa đủ một container. Hàng chiếm đủ một container (Full container load-
FCL), thì chủ hàng đăng ký thuê container, chịu chi phí chuyển container rỗng từ bãi về
cơ sở của mình, đóng hàng vào container và giao đến ga container để giao cho người vận
21
tải. Hàng chưa đủ một container (Lessthan container load- LCL), thì chủ hàng phải làm
đăng ký hàng chuyên chở xuất trình cho vận tải. Sau khi được chấp nhận chở hàng, chủ
hàng đưa hàng đến ga container và giao cho người vận tải. Cơ quan vận tải chịu trách
nhiệm đóng hàng vào container và bốc lên tàu.
4.9: Làm thủ tục thanh toán.
Có thề nói thanh toán là khâu trọng tâm và là kết quả cuối cùng của tất cả các giao

dịch kinh doanh TMQT. Có 2 phương thức thanh toán chủ yếu sau:
d Thanh toán bằng thư tín dụng
Thanh toán tiền hàng bằng L/C là một phương thức thanh toán bảo đảm hợp lý, thuận
tiện an toàn, hạn chế rủi ro cho cả bên mua và bên bán. Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu,
người xuất khẩu phải yêu cầu người nhập khẩu mở L/C đúng hạn và nội dung như hợp
đồng quy định. Sau khi nhận được thông báo đã mở L/C của người nhập khẩu, người xuất
khẩu phải đối chiếu L/C với nội dung hợp đồng mua bán xem co phù hợp không, nếu phù
hợp thì tiến hành giao hàng, còn nếu thấy còn có chỗ chưa hợp lý thì yêu cầu bên nhập khẩu
phải sửa đổi, bổ xung. Đến thời hạn giao hàng, cùng với việc giao hàng người xuất khẩu
phải lập bộ chứng từ hoàn hảo, phù hợp với nội dung trong L/C để yêu cầu bên nhập khẩu
thanh toán tiền hàng cho mình.
t Thanh toán bằng phương thức nhờ thu
Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu, thì
ngay sau khi giao hàng, bên xuất khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ và phải xuất trình
cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng thu tiền hộ. Chứng từ thanh toán cần được lập hợp
lệ, chính xác và được nhanh chóng giao cho ngân hàng nhằm nhanh chóng thu hồi vốn.
5. Đánh giá hiệu quả xuất khẩu.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu sẽ cho phép doanh nghiệp xác định
được doanh thu tiêu thụ, lỗ lãi trong kinh doanh và kết quả kinh doanh. Đánh giá hiệu quả
hoạt động thông qua các chỉ tiêu sau:
h Chỉ tiêu tổng hợp
Hqdth = Tsd/ Tsx
Trong đó:
Tsd: thu nhập quốc dân có thể sử dụng được.
Tsx: thu nhập quốc dân được sản xuất ra.
Chỉ tiêu này cho biết thu nhập quốc dân của một quốc gia tăng giảm như thế nào trong
thời kỳ tính toán khi có TMQT. Nếu tương quan lớn hơn 1 TMQT đã làm tăng thu nhập
quốc dân, và ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì thu nhập quốc dân giảm.
q Chỉ tiêu lợi nhuận
LN = TR - TC

Trong đó:
TR: lợi nhuận
TR: Tổng doanh thu
TC: Tổng chi phí
T Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu
22
Dx = (Tx/cx) * 100%
Trong đó:
Dx: Doanh lợi xuất khẩu
Tx: Thu nhập về bán hàng xuất khẩu tính ra tiền Việt Nam
Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu.
-Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu.
Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu = Tổng chi phí (VND)/ Doanh thu xuất khẩu (USD)
(TSNTXK)
Điểm hoà vốn là điểm mà TSNTXK = TGHĐ ( Tỷ giá hối đoái)
Nếu TSNTXK > TGHĐ : không nên xuất khẩu
Trong buôn bán quốc tế, với mọi trường hợp đều không thể dùng các thủ thuật gian
dối. Muốn nâng cao lợi nhuận phải cố gắng từng bước, cải tiến hoạt động thương mại, phải
nẵm vững và tiến hành theo quy trình, không thể nóng vội đốt cháy giai đoạn. Nếu không
tôn trọng nguyên tắc trên dễ dẫn đến thua thiệt trong kinh doanh. Dù là có kinh nghiệm
sành sỏi lão luyện hay người mới vào nghề, đều phải tuân thủ các bước đi. Đó là việc quan
trọng nhất của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu.
III. Khái quát về lịch sử tơ tằm thế giới và đặc điểm của hàng tơ
tằm xuất khẩu.
1. Lịch sử tơ tằm thế giới.
1.1: Những chặng đường lịch sử tơ tằm thế giới.
Theo Khổng Tử, vào năm 2640 trước công nguyên, nàng công chúa Tây Linh Chi của
Trung Quốc là người đầu tiên kéo được sợi tơ từ con kén, mà cũng theo truyền thuyết, đã
tình cờ rơi vào cốc nước trà của nàng. Kể từ khoảnh khắc lịch sử ấy, người Trung Quốc
phát hiện ra vòng đời của con tằm và mãi cho đến 3000 năm sau đó họ vẫn giứ độc quyền

về tơ tằm.
Vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, vải lụa tơ tằm của Trung Quốc đã bắt đầu được
đưa đến khắp vùng Châu Á, được vận chuyển bằng đường bộ sang phương Tây và bằng
đường biển sang Nhật Bản theo các lộ trình dài được gọi là con đường tơ lụa. Chính tại
Châu Á, người La Mã đã khám phá ra loại vải lụa tuyệt vời này, nhưng họ lại không biết gì
về nguồn gốc của chúng cả.
Vào năm 552 sau công nguyên, Hoàng đế Justinien cử hai giáo sĩ sang công cán ở
Châu Á và khi trở về Byzance họ đã mang theo những trứng tằm được cất giấu trong những
cây gậy trúc (đây là một điển hình xa xưa nhất của việc tình báo kinh tế!). Kể từ đó nghề
dâu tằm đã lan rộng đến vùng Tiểu Á và Hy Lạp.
Vào thế kỷ 7, người Ả Rập chinh phục được Ba Tư, trong tiến trình đó họ đã cướp đi
nhiều lô hàng vải lụa và truyền bá nghề dâu tằm tơ lụa theo từng chặng đường chiến thắng
của họ tại Châu Phi, Sicily và Tây Ban Nha.
Vào thế kỷ 10, Andalusia là trung tâm sản xuất tơ tằm lớn nhất của Châu Âu.
23
Tiếp đến là những cuộc Thập tự chinh, sự hình thành đế quốc Mông Cổ và những cuộc
hành trình của Marco Polo đến Trung Quốc đã làm phát triển những trao đổi thương mại
giữa Đông và Tây và việc tiêu dùng hàng tơ tằm ngày càng tăng lên, nhờ đó Ý đã bắt đầu
ngành tơ tằm ngay từ thế kỷ 12.
Trong thời kỳ từ 1450- 1466, Lyon đã trở thành nơi tồn trữ hàng tơ tằm nhập khẩu lớn
nhất. Tuy nhiên việc nhập khẩu này đã gây ra tổn hại cho nguồn vốn chi, cho nên vào năm
1466, vua Luois XI đã công bố ý định của mình là “đưa nghệ thuật cũng như ngành nghề
kim hoàn và tơ tằm vào thành phố Lyon”.
Sau đó vào năm 1536, vua Fancois I đã cho Lyon được độc quyền về nhập khẩu và
kinh doanh tơ tằm, vì vậy đã tạo ra ngành công nghiệp tơ tằm là việc “Huỷ bỏ chỉ dụ
Nantes” vào năm 1685. Những tín đồ Calvin của Pháp, một lần nữa lại bị khủng bố về tôn
giáo, đã bỏ nước ra đi với số lượng đông đảo.
Nhiều tín đồ Calvin của Pháp là những chuyên gia về xe tơ và dệt lụa và họ đã có
công lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp tơ tằm tại Đức, Anh, Ý và Thuỵ Sĩ.
Trong suốt thế kỷ 18, ngành tơ tằm tiếp tục hưng thịnh tại Châu Âu, Nhật và nhất là

Trung Quốc. Những công sứ Châu Âu đến Trung Quốc đã kể lại rằng “ngay cả những binh
lính bình thường nhất cũng được trang phục bằng tơ lụa”.
Vào năm 1804, Jacquard đã hoàn thiện được phương pháp sản xuất lụa dệt có hoa văn
bằng cách dùng những tấm bìa có đục lỗ. Đây là một cuộc cách mạng trong kỹ thuật dệt đã
tạo ra một động lực lớn cho việc hình thành nền công nghiệp tơ tằm ở Lyon và sau đó tại
các nước Châu Âu.
Thế kỷ 19 được đánh dấu bởi hai tình hình trái ngược nhau, một mặt là sự cơ khí hoá
dẫn đến việc tăng năng suất trong nền công nghiệp tơ tằm và mặt khác là sự bắt đầu suy
giảm của ngành dâu tằm tơ Châu Âu trong phần tư cuối thế kỷ. Từ năm 1872, với sự khai
thông kênh đào Suez, giá tơ nhập khẩu từ Nhật đã trở lên rẻ hơn, đây cũng là nhờ những
tiến bộ về ươm tơ của Nhật. Sự công nghiệp hoá nhanh chóng của các nước sản xuất tơ tằm
Châu Âu, nhất là Pháp, đã làm chuyển dịch nguồn lao động nông nghiệp về các thành phố
và thị xã. Những loại bệnh tật gây hại cho con tằm, mặc dù đã được khắc phục bởi Pasteur,
cũng đã làm cho việc nuôi tằm trở thành một nguồn thu nhập không ổn định, và rồi những
loại sợi nhân tạo đầu tiên bắt đầu thâm nhập vào thị trường mà theo truyền thống vẫn được
dành cho mặt hàng tơ tằm.
Vào đầu thế kỷ 20, trong khi nghề dâu tằm Châu Âu vẫn tiếp tục suy giảm với tốc độ
chậm chạp thì nền công nghiệp tơ tằm đã thành công trong việc duy trì một vị trí vững
mạnh với những cải tiến kỹ thuật và sự phát triển mặt hàng tơ tằm pha trộn với các loại sợi
khác.
Bước ngoặt chủ yếu tiếp theo là chiến tranh thế giới thứ hai, vì nguồn cung cấp tơ từ
Nhật đã bị cắt đứt và những loại sợi tổng hợp mới đã xâm chiếm nhiều thị trường của tơ
tằm, chẳng hạn như mặt hàng bít tất và dù. Sự gián đoạn của các hoạt động tơ tằm tại Châu
Âu và Hoa Kỳ đã gióng lên hồi chuông báo tử cho ngành dâu tằm tại Châu Âu.
Sau chiến tranh, Nhật đã khôi phục việc sản xuất tơ tằm với những cải tiến rộng lớn
trong việc ươm tơ, kiểm ngiệm tơ và phân loại tơ của họ. Nhật đã duy trì là nước sản xuất
tơ tằm lớn nhất và đã thật sự là nước xuất khẩu tơ chủ yếu cho đến thập niên 1970. Sau đó
Trung Quốc, nhờ những nỗ lực đáng kể trong công tác tổ chức và kế hoạch, đã dần dần
24
chiếm lại vị trí lịch sử của mình là một nước sản xuất và xuất khẩu tơ lớn nhất thế giới. Vào

năm 1985, sản lượng tơ nõn của thế giới là khoảng 56.000 tấn (bằng sản lượng của năm
1938) trong đó hơn một nửa được sản xuất tại Trung Quốc.Và cho đến nay, Trung Quốc
vẫn chiếm ngôi đầu bảng trong sản xuất và xuất khẩu tơ.
Những nước sản xuất tơ lớn khác phải kể đến như Nhật Bản, Ấn Độ, Liên Xô cũ,
Cộng hoà Triều Tiên và Braxin. Ngoài ra, tơ còn được sản xuất với số lượng nhỏ tại các
nước khác và còn nhiều nước đang phát triển đã và vẫn đang nghiên cứu những đề án dâu
tằm mới.
1.2: Tình hình sản xuất và tiêu thụ tơ tằm trên thế giới và ở Việt Nam.
1 Tình hình sản xuất tơ tằm trên thế giới và ở Việt Nam:
Trải qua nhiều thế kỷ diện tích cây dâu và sản lượng tơ tằm thế giới không ngừng tăng
lên. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, sản lượng tơ tằm trên thế giới đạt cao nhất vào năm
1938 là 46.548 tấn. Lúc đó Nhật là nước phát triển mạnh nghề trồng dâu nuôi tằm, chiếm
76% sản lượng tơ thế giới. Nhưng sau đó sản lượng tơ của Nhật giảm dần, đến năm 1989
chỉ chiếm khoảng 9% sản lượng tơ thế giới. Một trong những nguyên nhân là do nghề này
cần sử dụng nhiều lao động, trong khi ngành công nghiệp của Nhật Bản phát triền và thu
hút khá nhiều lao động.
Những năm gần đây, Trung Quốc vươn lên đứng đầu thế giới về sản lượng tơ tằm, từ
chỗ dâu tằm chỉ chiếm 8% sản lượng tơ thế giới đã vươn lên vị trí đứng đầu thế giới về sản
lượng tơ tằm 1989. Hiện nay, Trung Quốc có 22 trong số 25 tỉnh sản xuất tơ tằm và đã thu
hút trên 20 triệu hộ gia đình tham gia, trên 1 triệu công nhân làm việc trong ngành công
nghiệp tơ lụa. Đồng thời với trên 2240 doanh nghiệp tơ lụa cho tổng sản lượng của công
nghiệp tơ lụa lên đến 82,9 tỷ nhân dân tệ.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng là nước đang có xu thế phát triển mạnh nghề này. Khác với
Trung Quốc và Nhật, ở Ấn Độ 80% sản lượng tơ tằm sản xuất ra chỉ dùng cho nhu cầu
trong nước. Sản xuất dâu tằm là ngành công nghiệp nông thôn của Ấn Độ và đã tạo công ăn
việc làm thường xuyên cho khoảng 6 triệu người. Nền công nghiệp tơ tằm được coi là thế
mạnh trong nền kinh tế Ấn Độ và có vai trò quan trọng là luân chuyển của cải từ tầng lớp
giàu có sang tầng lớp nghèo của xã hội.
Hiện nay trên thế giới có trên 40 nước phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm cho sản
lượng là 80.000 tấn năm 2000. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ của các nước là 100.000 tấn.

Điều này chứng tỏ sản xuất dâu tằm chưa đáp ứng nhu cầu con người.
Ở nước ta, nghề trồng dâu nuôi tằm đã có lịch sử phát triển hàng ngàn năm và đã hình
thành những vùng dâu tằm tập trung với các địa danh nổi tiếng như: Phú Thọ, Hà Tây, Bảo
Lộc... Thậm chí có cả những nương dâu, làng tằm gắn liền với tên tuổi của những nguyên
phi, công chúa các triều đình phong kiến như: Kinh Bắc, Quảng Bá... Tuy nhiên, từ bao đời
xa xưa nghề trồng dâu nuôi tằm cũng chỉ gói gọn trong cái gọi là “tằm tang, canh cửi”
nhằm tự cung tự cấp cái mặc cho một bộ phận dân cư. Trước cách mạng tháng 8, diện tích
trồng dâu cao nhất chiếm 21.000 hecta vào năm 1939 nhưng sau đó giảm dần. Sau ngày hoà
bình lập lại (1954), Đảng và Chính phủ ta rất quan tâm đến ngành tơ tằm. Nghị quyết hội
nghị trung ương lần thứ 14 của trung ương Đảng đã ghi rõ: “... cần khuyến khíc, khôi phục
và phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm”. Vì vậy, nghề trồng dâu ươm tơ nước ta ngày một
25

×