Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

04 PHƯƠNG án kỹ THUẬT QUAN TRẮC GIÓ NGOÀI KHƠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.25 KB, 21 trang )

PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT QUAN
TRẮC GIĨ NGỒI KHƠI
DỰ ÁN CỤM NHÀ MÁY ĐIỆN GIĨ NGỒI KHƠI


PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT QUAN
TRẮC GIĨ NGỒI KHƠI
DỰ ÁN CỤM NHÀ MÁY ĐIỆN GIĨ NGỒI KHƠI AMI AC

Hà Nội 12/2021


MỤC LỤC

I.

THƠNG TIN CHUNG..........................................................................................1

II.

MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT .....................................................................................2

III. KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT................................................................................2
IV. TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM ÁP DỤNG............................................................2
V.

GIẢI PHÁP ĐO GIĨ NGỒI KHƠI LIDAR ...................................................3

VI. XỬ LÝ SƠ LIỆU...................................................................................................7
VII. LẬP BÁO CÁO. ....................................................................................................7



PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT QUAN
TRẮC GIĨ NGỒI KHƠI
I. THƠNG TIN CHUNG
Tên dự án
DỰ ÁN CỤM NHA MAY DIỆN GIÓ NGOAI KHƠI AMI AC
Chủ đầu tư
CÔNG TY CỔ PHẦN AMI AC RENEWABLES
Vị trí dự án và một vài thơng tin dự án
Dự án cụm nhà máy điện gió ngồi khơi AMI AC có cơng suất nghiên cứu 1.800
MW (gồm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn 600 MW); diện tích đề nghị được cho phép
khảo sát trên biển khoảng 37.000 ha (diện tích khu vực 1 khoảng 16.000 ha; khu vực
2 khoảng 21.000 ha); thuộc vùng biển huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và thị xã La
Gi, tỉnh Bình Thuận; cách bờ khoảng từ 13 km đến 35 km.
Dự án có vốn đầu tư dự kiến khoảng 5 tỷ USD, tiến độ dự kiến thực hiện giai
đoạn 2026 – 2035. Lưới điện truyền tải, đấu nối đề xuất gồm mở rộng ngăn lộ trạm
biến áp 500 kV và đường dây 500 kV về Đồng Nai và Bình Dương để giải phóng
cơng suất cho dự án (đồng bộ dùng chung với dự án nhà máy điện gió ngồi khơi
ThangLong Wind - 3.400 MW).
Tháng 10/2020, UBND tỉnh đã đề xuất danh mục các dự án điện gió trên địa bàn
tỉnh trong Quy hoạch điện VIII, gửi Bộ Cơng Thương (trong đó, tỉnh Bình Thuận kiến
nghị xem xét bổ sung danh mục dự án cụm nhà máy điện gió ngồi khơi AMI AC vào
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia). Sau đó, Bộ Cơng Thương đã báo cáo Thủ
tướng về các dự án điện gió ngồi khơi trên tồn quốc, trong đó có cụm nhà máy điện
gió ngồi khơi AMI AC, tỉnh Bình Thuận.
Tới ngày 24/11/2020, UBND tỉnh Bình Thuận gửi cơng văn về việc xem xét chủ
trương cho nghiên cứu, khảo sát, lập hồ sơ đưa vào phát triển Quy hoạch điện VIII –
Dự án cụm nhà máy điện gió ngồi khơi AMI AC gửi Thủ tướng và Bộ Công
Thương. Theo quy định tại Nghị định 11/2021/NĐ-CP về việc giao các khu vực biển
nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, Bộ Tài nguyên và


4


mơi trường là cơ quan chủ trì, lấy ý kiến các bộ, ngành và tổng hợp báo cáo Thủ
tướng.
Từ cơ sở nêu trên, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Bộ Tài nguyên và môi trường
xem xét lấy ý kiến các Bộ, ngành, tổng hợp trình Thủ tướng về chủ trương cho nghiên
cứu, khảo sát, làm cơ sở lập hồ sơ đưa vào danh mục Quy hoạch điện VIII - Dự án
cụm nhà máy điện gió ngồi khơi AMI AC.
Để làm rõ một số thông tin liên quan đến đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Thuận và Cơng ty AMI AC, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Thuận phối hợp, hướng dẫn Công ty AMI AC cung cấp thông tin và bổ
sung, làm rõ một số nội dung liên quan đến đề xuất Dự án cụm nhà máy điện gió
ngồi khơi AMI AC trong đó có nội dung cụ thể về khảo sát gồm:
- Khảo sát địa kỹ thuật (khảo sát địa chất cơng trình)
- Khảo sát địa vật lý
- Quan trắc gió ngồi khơi
- Khảo sát mơi trường
Tài liệu này trình bày chi tiết phương án kỹ thuật quan trắc gió ngồi khơi
II. MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT
Cơng tác quan trắc gió nhằm mục đích cung cấp số liệu về gió cho thiết kế các cột
turbin gió như việc chọn tuabin cũng như độ cao của tháp gió để đảm bảo công suất
phát điện của dự án theo yêu cầu đặt ra với chi phí hợp lý.
III. KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT
Nội dung và khối lượng công việc thể hiện trong bảng sau :
STT
1

Tên cơng việc

Quan trắc tốc độ gió ngồi khơi

Đơn vị

Khối lượng

vị trí/năm

1 vị trí/1 năm

IV. TIÊU CHUẨN, QUY PHẠM ÁP DỤNG
-

TCVN 12636-1: 2019, Phần 1 - Quan trắc khí tượng bề mặt

-

TCVN 12636-7: 2020, Phần 7 - Quan trắc gió trên cao

-

QCVN 46: 2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng.


-

TCVN 12904:2020 – Yếu tố khí tượng thủy văn – Thuật ngữ và định nghĩa.

V. GIẢI PHÁP ĐO GIĨ NGỒI KHƠI LIDAR
V.1 Nguyên lý đo tốc độ gió dựa trên cơng nghệ Lidar

Năng lượng gió – nguồn năng lượng quan trọng phụ thuộc vào hoạt động tối ưu của
tuabin gió. Tính tốn nguồn điện chính xác dựa trên tốc độ gió là một cơng việc quan
trọng, các phép đo tốc độ gió thơng thường khơng thể thực hiện được do những lí do
về chi phí và kỹ thuật.
Cơng nghệ LIDAR (Light Detection and Ranging) là kỹ thuật đo dựa trên lade với độ
linh hoạt cao hơn và kinh tế hơn. Hiện LIDAR là công nghệ tốt nhất để thay thế các
phép đo gió thơng thường trong tính tốn đặc tuyến cơng suất cho những trang trại gió
ngồi khơi.
Cảm biến (sensor) LiDAR dựa trên cơng nghệ laser có khả năng đo được hướng gió,
cường độ gió và cả sự vận động hỗn loạn (turbulence) trong khơng khí trước khi gió
tới các cánh quạt (blades). Nhờ đó có thể tối ưu đặc tính cơng suất với tốc độ gió giúp
tăng hiệu suất; có đủ thời gian điều khiển tối ưu các cánh quạt và vỏ hộp (nacelle)
giúp giảm tải cho các cánh quạt và tháp, tăng độ an toàn cho tua bin gió khi có gió
giật (turbulence wind gust) và kéo dài tuổi thọ của tuabin.
Nguyên tắc sensor LiDAR: dựa vào chùm sóng phát đi và sóng phản xạ lại từ vật thể
(hoặc các hạt), từ đó xác định vị trí và tốc độ vật thể hoặc là các hạt trong bầu khí
quyển (có thể tạo ra bản đồ vật thể xung quanh và turbulence của gió). Tốc độ của gió
được xem là tốc độ của các hạt di chuyển trong không khí. Bước sóng của sóng phản
xạ phụ thuộc vào tốc độ các hạt di chuyển trong khơng khí, bằng cách so sánh bước
sóng phát đi và sóng phản xạ có thể xác định được tốc độ các hạt trên đường của tia
sóng. Để đo tốc độ của các hạt di chuyển trong một vùng nào đó trước tuabin gi, các
chùm sóng được tập trung vào vùng cần đo. Giá trị trung bình của nhiều điểm đo sẽ
cho thơng tin về tốc độ gió và hướng gió.


V.1. Thiết bị
Thiết bị đo gió Lidar

300M được sử dụng thông dụng ở Việt Nam và trên thế giới


Thông số kỹ thuật ZX 300M
Dải đo: 10 đến 200m
Độ phân giải theo chiều cao: 10 điểm do thiết lập người
dùng.
Tần số lấy mẫu: 50Hz
Độ chính xác: 0.1m/s
Tốc độ gió: <1m/s đến 80m/s
Sai lệch hướng gió: <0.5o
Thời gian lấy mẫu trung bình: 10 phút
Nhiệt độ hoạt động: -40 đến 50oC
Cơng suất: 69W
Kích thước tiêu chuẩn: 900 x 900 x 1001 (mm)
Khối lượng: 55Kg


V.2 Lắp đặt thiết bị
Thiết bị đo gió Lidar được lắp đặt để quan trắc gió ngồi khới với các phương án sau:
1. Lắp trên cấu trúc/trụ cố định,
2. Lắp trên phao nổi
3. Lắp trên tàu neo cố định
Phương pháp 1 được sử dụng hiệu quả trong điều kiện sau:
- Tại vùng biển có độ sâu <20m
- Khoảng cách xa bờ <15km
Phương pháp 2 và 3 được sử dụng hiệu quả trong điều kiện sau:
- Tại vùng biển có độ sâu >20m
- Khoảng cách xa bờ >15km

V.2.1. Lắp đặt trên cấu trúc/trụ cố định

Hệ thống Lidar hoàn chỉnh lắp trên sàn Lidar cố định

2. Lắp trên phao nổi


Hệ thống Lidar lắp trên phao nổi
3. Lắp trên tàu neo cố định


Hệ thống Lidar lắp tàu neo cố định

VI. XỬ LÝ SƠ LIỆU
Kết quả đo gió được xử lý, thống kê tốc độ và hướng gió, tính tần suất và vẽ hoa
gió theo từng tháng và hoa gió tổng hợp.
VII.

LẬP BÁO CÁO.

Báo cáo khảo sát quan trắc gió sẽ được lập hàng tháng
Báo cáo cuối cùng sẽ được lập sau khi kết thúc 1 năm quan trắc.
Báo cáo sẽ được lập thành 05 bộ và 01 đĩa CD.

1
0


BÁO CÁO
VỀ KẾ HOẠCH KHẢO SÁT DỰ ÁN CỤM NHÀ MÁY ĐIỆN GIĨ
NGỒI KHƠI

I.


Giới thiệu chung

1. Tổng quan về Dự án Điện gió ngồi khơi
Cụm Nhà máy Điện gió ngồi khơi AMI AC là dự án điện gió quy mơ lớn ở ngoài
khơi ở vùng biển các huyện Hàm Thuận Nam, huyện Hàm Tân và thị xã LaGi, tỉnh
Bình Thuận với công suất tiềm năng 1,8 GW và được phát triển bởi Công ty Cổ phần
AMI AC Renewables. Công ty Cổ Phần AMI AC Renewables là Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0314762432 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 29 tháng 11 năm
2017, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 10 tháng 12 năm 2019) với sự hợp tác giữa AMI
Renewables của Việt Nam và AC Enery của Philipin. AC Energy là cơng ty con của
Tập đồn Ayala (một trong những Tập đoàn đa ngành lớn nhất và lâu đời nhất ở
Philipin với lịch sử 187 năm phát triển và tổng tài sản lên đến 28 tỷ Đôla Mỹ vào cuối
năm 2020. AC Energy là công ty Năng lượng phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, với
tổng công suất đang hoạt động và phát triển gần 3000MW. Riêng tại Việt Nam, AC
Energy đang phát triển danh mục tái tạo với tổng công suất 965MW.
Công ty Cổ phần AMI AC Renewables đặt mục tiêu sẽ phát triển và vận hành
1000MW năng lượng tái tạo vào năm 2025 và 3500MW vào năm 2035.
2. Mục tiêu đề xuất khảo sát
Công tác điều tra khảo sát tại địa điểm thực hiện dự án ngoài khơi là nội dung
quan trọng trong giai đoạn đầu của bất kỳ dự án điện gió ngồi khơi nào. Các thơng tin
thu thập được từ q trình khảo sát giúp cho công ty phát triển dự án hiểu rõ các điều
kiện thực tế ngoài khơi và phục vụ cho q trình xây dựng đề xuất dự án; ước tính chi
phí đầu tư và lên kế hoạch triển khai dự án.
Ngồi ra, việc xác định các dữ liệu và thơng tin về điều kiện thực tế tại khu vực dự
án từ sớm cũng sẽ giúp cung cấp thông tin đầu vào cho các nhà đầu tư, góp phần quan
trọng cho việc ra quyết định trong quá trình huy động nguồn tài chính cho các dự án
điện gió ngồi khơi quy mơ lớn trên thị trường tài chính quốc tế hiện nay.
Công ty Cổ phần AMI AC Renewables đề xuất khảo sát trên khu vực biển gồm hai
khu vực có tổng diện tích dự kiến khoảng 37.076,2 ha, gồm:

Khu vực 1 (16.135,8 ha): Vùng khảo sát dự án khu vực trang trại điện gió ngồi
khơi.

1
1


Khu vực 2 (20.940,4 ha): Vùng khảo sát dự án khu vực trang trại điện gió ngồi
khơi.
Tọa độ khu vực đề xuất khảo sát được đính kèm trong Phụ Lục 1.
3. Cơ sở xây dựng đề xuất khảo sát
a. Định hướng chiến lược của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy phát
triển ĐGNK thành ngành kinh tế biển mũi nhọn của đất nước và góp phần đẩy nhanh
quá trình chuyển đổi sang nền năng lượng sạch, bền vững:
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045” khẳng định chủ trương: Thúc đẩy đầu tư xây dựng, khai
thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác.
Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị Việt Nam về Định hướng Chiến lược Phát
triển Năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
quy định: Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió
ngồi khơi gắn với triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và Phương hướng, nhiệm
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 (Văn kiện Đại hội XIII của Đảng), đều
khẳng định: Ưu tiên phát triển các ngành kinh tế biển, trong đó có năng lượng tái
tạo và các ngành kinh tế biển mới.
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về
biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Vương quốc Anh vào tháng 11/2021. Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt mục tiêu đạt mức phát thải ròng
bằng 0 vào năm 2050; Bộ Cơng Thương cam kết chuyển dịch hồn tồn khỏi điện

than trước năm 2050.
b. Quy định mới tạo cơ sở pháp lý cho việc cấp phép khảo sát, điều tra:
Nghị định số 11/2021/NĐ-CP của Chính phủ (Khoản 4 Điều 9) quy định việc giao
các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển
đã tạo cơ sở pháp lý cho việc cấp phép điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển
của các tổ chức, cá nhân.
c. Các cơ sở pháp lý Dự án Nhà máy Điện gió ngồi khơi AMI AC đã có:
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có công văn số 4578/UBND-KT ngày 24
tháng 11 năm 2020 về việc xem xét chủ trương cho nghiên cứu khảo sát, lập hồ sơ
đưa vào phát triển Quy hoạch điện lực Quốc gia (Quy hoạch điện VIII) – Dự án
cụm Nhà máy điện gió ngồi khơi AMI AC tỉnh Bình Thuận, gửi Thủ tướng Chính
phủ và Bộ Cơng Thương.


Văn phịng Chính Phủ đã có phiếu chuyển số 2002/PC-VPCP ngày 01 tháng 12
năm 2020 gửi Bộ Công Thương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền và quy định
pháp luật.
Cơng ty Cổ phần AMI AC Renewables đã có tờ trình số 16/TTr-AAR ngày 17
tháng 08 năm 2021 về việc đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận báo cáo Bộ
Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến các Bộ Ngành, tổng hợp trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét về Chủ trương cho nghiên cứu, khảo sát để làm cơ sở lập hồ sơ
bổ sung vào phát triển Qui hoạch điện lực quốc gia (Qui hoạch điện VIII) – Dự án
cụm nhà máy điện gió ngồi khơi AMI AC tỉnh Bình Thuận.
II. Báo cáo cụ thể từng hoạt động khảo sát
1. Khảo sát địa vật lý
Công ty Cổ phần AMI AC Renewables dự kiến thực hiện khảo sát địa vật lý trên
toàn bộ khu vực 1 và 2 nhằm xác định đặc điểm và thuộc tính của khu vực khảo sát, ví
dụ như độ sâu đáy biển tại từng khu vực, đặc điểm của đáy biển, và địa tầng học.
Khu vực biển dự kiến khảo sát: Toàn bộ khu vực khảo sát gồm khu vực 1 và 2.Độ
sâu dự kiến khoảng 20-30m.

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ KHU VỰC XIN CẤP PHÉP KHẢO SÁT ĐỊA VẬT LÝ
DỰ ÁN CỤM NHÀ MÁY ĐIỆN GIĨ NGỒI KHƠI AMI AC TỈNH BÌNH THUẬN

Hoạt động dự kiến: sử dụng 01 tàu để thực hiện các hoạt động sau:
-

Khảo sát độ sâu độ phân giải cao và Khảo sát sonar quét sườn (SSS) có độ phân
giải cao.


-

Khảo sát Địa tầng (SBP) nơng và trung bình có độ phân giải cao.

-

Khảo sát từ kế (đơn).

-

Khảo sát vật liệu chưa nổ UXO (khi cần thiết).

Thời gian khảo sát dự kiến: Tổng thời gian 03 tháng (dự kiến bắt đầu khoảng 6
tháng từ khi cấp phép từ tháng 7/2022 đến tháng 10/2022 hoặc có thể được lùi vào
khoảng Quý 2/2022-Quý 1/2023 tùy thuộc vào tiến độ phê duyệt hồ sơ xin cấp phép
khảo sát và thời tiết phù hợp tại khu vực khảo sát). Trong đó, bao gồm:
-

01 tháng để huy động, chuẩn bị trang thiết bị;


-

01 tháng tại hiện trường;

-

01 tháng để tháo dỡ thiết bị (tùy thuộc vào thời gian chờ thời tiết ổn định).

Nhà thầu và thiết bị dự kiến sử dụng:
-

Công ty Cổ phần AMI AC Renewables đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần
thương mại và TVXD công nghệ cảng (PTECH) để thực hiện các công tác khảo
sát.

-

PTECH dự kiến sử dụng tàu chuyên dụng để thực hiện hoạt động khảo sát này.
Tàu được trang bị hệ thống đo sâu đa tia (multibeam), cảm biến chuyển động
(motion sensor), đo sonar quét sườn dùng cá kéo (side scan sonar towfish), đo
từ biển (magnetometer).

Tác động của hoạt động khảo sát đến môi trường và các hoạt động khác trên biển:
Hoạt động khảo sát địa vật lý của Dự án AMI AC sẽ không ảnh hưởng tới môi
trường và không gây cản trở đến các hoạt động hàng hải, khai thác biển khác.
2. Khảo sát địa kỹ thuật
Công ty PTECH dự kiến thực hiện khảo sát địa kỹ thuật sau công tác khảo sát địa
vật lý để nghiên cứu về ranh giới địa tầng đất, đá và các đặc tính kỹ thuật hoặc các đặc
điểm đáy biển cụ thể. Đây là hoạt động khảo sát quan trọng và tốn kém nhất trong tồn
bộ q trình khảo sát của các dự án điện gió ngồi khơi. Thơng qua hoạt động khảo sát

này sẽ giúp xác định sơ bộ các vị trí có thể lắp đặt turbine gió và loại móng turbine có
thể được sử dụng cho dự án.
Khu vực biển dự kiến khảo sát: 10 vị trí, mỗi vị trí chiếm khoảng 100 ha diện tíchmặt
biển (bao gồm diện tích bảo vệ theo luật định). Tọa độ các vị trí dự kiến khảo sát địa
vật chất trong hình vẽ sơ đồ bên dưới:

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ KHU VỰC XIN CẤP PHÉP KHẢO SÁT ĐỊA KỸ THUẬT
DỰ ÁN CỤM NHÀ MÁY ĐIỆN GIĨ NGỒI KHƠI AMI AC TỈNH BÌNH THUẬN


Hoạt động dự kiến: Các nghiên cứu địa kỹ thuật chủ yếu là thực hiện xâm nhập,bao
gồm các phương pháp như khoan lỗ với lấy mẫu đất/đá và thực hiện các thí nghiệm
xuyên tĩnh (CPT). Cụ thể như sau:
-

Tiến hành các mũi khoan, lấy mẫu kết hợp thí nghiệm xuyên tĩnh (Cone
Penetration Test – CPT) xuống lòng đất tới độ sâu tối đa 40-70m.

-

Kiểm tra trong phịng thí nghiệm trên bờ và ngoài khơi và báo cáo thực tế.

Thời gian khảo sát dự kiến: Tổng thời gian 03 tháng (sau khảo sát địa vật lý, dự kiến
từ tháng 9/2022 đến tháng 12/2022, hoặc có thể được lùi vào khoảng Quý 2/2023
tùy thuộc vào tiến độ phê duyệt hồ sơ xin cấp phép khảo sát và thời tiết phù hợp tại
khu vực khảo sát). Trong đó, bao gồm:
-

01 tháng để huy động, chuẩn bị trang thiết bị;


-

01 tháng tại hiện trường;

-

01 tháng để tháo dỡ thiết bị (tùy thuộc vào thời gian chờ thời tiết ổn định).

Nhà thầu và thiết bị dự kiến sử dụng:
-

Công ty đã ký hợp đồng với PTECH thực hiện khảo sát Địa kỹ thuật.

-

Công ty dự kiến sẽ sử dụng giàn khoan để thực hiện khảo sát Địa kỹ thuậtngoài
khơi.

Tác động của hoạt động khảo sát đến môi trường và các hoạt động khác trên biển:
Hoạt động khảo sát địa kỹ thuật của Dự án AMI AC sẽ không ảnh hưởng tới môi
trường và không gây cản trở đến các hoạt động hàng hải, khai thác biển khác. Sau
các hoạt động xâm nhập, khoan lỗ ở quy mô nhỏ, đáy biển sẽ tự phục hồi sau thời
gian ngắn.
3. Khảo sát đánh giá tác động môi trường và xã hội (“ESIA”)


Công ty Cổ phần AMI AC Renewables dự kiến thực hiện ESIA dựa theo tiêu
chuẩn của World Bank (Ngân hàng Thế giới) và sẽ được chuẩn hóa theo quy định của
pháp luật Việt Nam để phục vụ cho việc phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc triển khai ESIA nhằm thu thập dữ liệu về điều kiện môi trường và xã hội của khu

vực thực hiện dự án, đánh giá tính khả thi của các tuyến cáp ngầm, và đo lường tác
động của dự án. Trên cơsở đó sẽ giúp xác định những giải pháp giảm thiểu rủi ro và tác
động tiêu cực của dự án.
Khu vực biển dự kiến khảo sát: Toàn bộ khu vực khảo sát gồm khu vực 1 và 2.
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ KHU VỰC XIN CẤP PHÉP KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
DỰ ÁN CỤM NHÀ MÁY ĐIỆN GIĨ NGỒI KHƠI AMI AC TỈNH BÌNH THUẬN

Hoạt động dự kiến: sử dụng các tàu được trang bị phù hợp để thực hiện các hoạt
động khảo sát bao gồm, nhưng không giới hạn bởi các nội dung về:
-

Điều tra, khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích các thành phần mơi trường tự
nhiên và đa dạng sinh học khu vực biển có triển khai dự án (bao gồm khu vực
ven bờ và ngồi khơi)

-

Khảo sát chim biển, động vật có vú ở biển và dơi: sử dụng kỹ thuật quan sát
theo tuyến trên toàn bộ khu vực khảo sát để ghi lại thơng tin về các lồi chim
biển, động vật có vú biển và dơi như tên loài, số lượng, lớp tuổi, hành vi và âm
thanh dưới nước.

-

Khảo sát môi trường tự nhiên và hệ sinh thái đáy triều, vùng triều: Thu thập dữ
liệu cơ bản về trầm tích đáy biển, quần thể động vật không xương sống đáy
triều và các thông số liên quan về chất lượng nước ở vùng dưới triều; Thu thập
mẫu để phân tích chất lượng nước cho các cộng đồng sinh vật phù du; Sử dụng
máy ảnh thả xuống (hoặc ROV) để cung cấp thông tin về động vật và thực vật,



đặc biệt là các vùng san hô, cỏ biển tiềm năng và các khu vực mà điều kiện mặt
đất sẽ gây khó khăn cho các hoạt động lấy mẫu của các hoạt động khảo sát
khác.
Thời gian khảo sát dự kiến: Tổng thời gian 15 tháng (dự kiến từ tháng 2/2022 đến
tháng 3/2023 hoặc có thể muộn hơn phụ thuộc vào tiến độ phê duyệt hồ sơ xin cấp
phép khảo sát). Trong đó bao gồm:
-

Thời gian chuẩn bị khảo sát: 03 tháng sau khi các cơ quan chức năng cho phép.

-

Khảo sát định kỳ:
o Hàng tháng sẽ dành khoảng 3 ngày để thực hiện khảo sát chim biển, độngvật
có vú ở biển và dơi.
o Hàng quý sẽ dành khoảng 2 tuần để thực hiện các hoạt động khảo sát môi
trường tự nhiên và hệ sinh thái đáy triều, vùng triều.

Nhà thầu và thiết bị dự kiến sử dụng:
-

Công ty Cổ phần AMI AC Renewables đã ký kết với Công ty PTECH để thực
hiện khảo sát mơi trường ở ngồi khơi.

-

Cơng ty PTECH sẽ chịu trách nhiệm cung cấp tàu thực hiện các khảo sát ngoài
khơi. Tàu nghiên cứu là một trong các tàu dự kiến được sử dụng. Các tàu này
sẽ được trang bị thiết bị lấy mẫu và thử nghiệm với các quan sát viên giàu kinh

nghiệm làm việc trên tàu.

Tác động của hoạt động ESIA đến môi trường và các hoạt động khác trên biển: Hoạt
động khảo sát địa kỹ thuật của Dự án AMI AC sẽ không ảnh hưởng tới môi trường
và không gây cản trở đến các hoạt động hàng hải, khai thác biển khác.
4. Khảo sát đo gió, khí tượng và hải dương ngồi khơi
Cơng ty Cổ phần AMI AC Renewables có dự định đo lường, khảo sát điều kiện
gió và khí tượng học/hải dương học ngồi khơi qua hai thiết bị LiDAR đặt trên phao
khí tượng (cột quan trắc) (hay còn gọi là FLiDAR). Qua hoạt động khảo sát này, dữ
liệu đo cục bộ từ FLiDAR sẽđược kết hợp với dữ liệu từ cột đo gió trên bờ và các bộ
dữ liệu tham chiếu dài hạn (thường là trên 15 năm) nhằm mục đích mơ tả khí hậu học
trong khu vực. Đây là thơng tin rất quan trọng sẽ được sử dụng cho quy trình thiết kế
hệ thống và trang trại điện gió, quy trình lựa chọn tuabin và dự đoán sản lượng năng
lượng hàng năm của trang trại gió.
Khu vực biển dự kiến sử dụng cho cơng tác khảo sát: 02 vị trí bố trí tại trung tâm
của khu vực 1 và 2 với diện tích mỗi vị trí 64 ha diện tích mặt biển để lắp đặt
FLiDAR (chưa tính diện tích bảo vệ theo luật định). Tọa độ các vị trí dự kiến lắp
đặt, vận hành FLiDAR trong hình vẽ sơ đồ bên dưới:


Hoạt động dự kiến:
-

Công ty Cổ phần AMI AC Renewables dự kiến sẽ lắp đặt hai (02) hệ thống
LiDAR đặt trên phao khí tượng (Floating LiDAR – FLiDAR) để thu thập dữ
liệu gió, khí tượng và hải dương học ngồi khơi liên tục trong 12 tháng nhằm
đảm bảo tính chính xác của dữ liệu thu thập được cho toàn bộ khu vực dự án.
Trên thực tế, việc thực hiện đo gió trong 12 tháng sẽ giảm thiểu rủi ro từ thời
tiết cực đoan (vídụ: bão, lốc xốy, v.v).


-

Nhà thầu sẽ thực hiện công việc thiết kế, lắp đặt, vận hành và tháo gỡ.

-

Nhà thầu dự kiến sẽ thuê tàu phòng vệ ngoài khơi 24/7 để ngăn chặn va chạm
hoặc tai nạn với tàu khác.

Thời gian khảo sát dự kiến: Tổng thời gian 16 tháng, bao gồm:
-

Thời gian triển khai, lắp đặt dự kiến: 02 tháng sau khi các cơ quan chức năng
cho phép.

-

Thời gian đo gió liên tục trong 12 tháng (dự kiến từ tháng 4/2022 hoặc có thể
muộn hơn tùy thuộc vào tiến độ phê duyệt hồ sơ xin cấp phép khảo sát).

-

Thời gian tháo dỡ thiết bị dự kiến: 02 tháng sau khi kết thúc thời gian đo gió
(dự kiến vào tháng 7/2024).

Nhà thầu và thiết bị dự kiến sử dụng:
-

Công ty Cổ phần AMI AC Renewables đã ký kết với Công ty FUGRO Việt
Nam để thựchiện lắp đặt và bảo dưỡng FLIDAR.

FLiDAR là thiết bị phao kết hợp một hoặc hai LiDAR cùng với các cảm biếnkhí
tượng đại dương và môi trường khác, được kết nối với các thiết bị đo lường, hệ thống neo
và năng lượng phụ trợ, và được đặt trên bè nổi cố định. Độ cao đo


gió lên đến 300m. Độ cao của khối thiết bị dự kiến khoảng 15m, sẽ không ảnh
hưởng tới các hoạt động hàng không.
-

FUGRO Việt Nam sẽ sử dụng các thiết bị đo gió LiDAR theo tiêu chuẩn và
thiết kế chuyên biệt dành cho ngành điện gió ngồi khơi và đã được triển khai
thực tiễn trong nhiều dự án toàn cầu, chẳng hạn như thiết bị ZephIR 300M
Offshore (Vương Quốc Anh).

Tác động của hoạt động khảo sát đến môi trường và các hoạt động khai thác biển
khác: Hoạt động khảo sát lắp đặt các FLiDAR của Dự án AMI AC sẽ không ảnh
hưởng tới môi trường và không gây cản trở đến các hoạt động hàng hải, khai
thácbiển khác. Công ty Cổ phần AMI AC Renewables sẽ chỉ được độc quyền sử
dụng đối với khu vực đã được cho phép lắp đặt FLiDAR (khơng lớn hơn 64 ha
cho mỗi vị trí) trong suốt thời gian khảo sát. Các hoạt động hàng không, hàng hải
và khai thác biển khác sẽ vẫn diễn ra bình thường ngồi khu vực này.


Phụ Lục 1: Tọa độ khu vực đề xuất khảo sát
STT

B(o'")

L(o'")


I
1
2
3

Tọa độ vng góc
VN2000
Kinh tuyến trục 108o30',
Múi chiếu 3o
X
Y
Khu vực 1 (16.135,8ha)
1149171.978 407103.975
1137684.100 412599.917
1141286.253 419569.800

Tọa độ địa lý WGS84

10o23'25.9"N
10o17'12.4"N
10o19'10.2"N

107o39'12.2"E
107o42'13.9"E
107o46'02.7"E

4
5

1147148.503 415624.996

1161520.383 435087.316

10o22'20.7"N
10o30'09.8"N

107o43'52.5"E
107o54'31.5"E

6
II
7

1162575.660 435982.918
Khu vực 2 (20,940.4ha)
1163590.465 438166.016

10o30'44.2"N

107o55'00.8"E

10o31'17.4"N

107o56'12.6"E

8
9

1168936.069 449648.509
1184888.482 462619.334


10o34'12.0"N
10o42'51.8"N

108o02'30.0"E
108o09'36.1"E

10 1190659.110 476109.530
11 1170397.470 459680.920
12 1161108.953 439709.472
Tổng diện tích 37,076.2ha

10o46'00.0"N
10o36'00.0"N
10o29'56.7"N

108o17'00.0"E
108o08'00.0"E
107o57'03.5"E


10



×