Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng ngành hàng tiêu dùng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng masan 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.62 KB, 28 trang )

CHƯƠNG 2
2.1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng
Theo M.Porter (1990), Chuỗi cung ứng là mợt q trình chuyển đổi từ ngun vật
liệu thơ cho tới sản phẩm hồn chỉnh thơng qua q trình chế biến và phân phối tới
tay khách hàng cuối cùng.
Còn theo Lee và Billington (1992), Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển
hố ngun liệu thơ từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng
thông qua hệ thống phân phối” (The evolution of Supply Chain Management Model
and Practice)
Ganeshan và Harrison (1995), thì cho rằng chuỗi cung ứng là mợt chuỗi hay mợt tiến
trình bắt đầu từ ngun liệu thơ cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người
tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và
các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua
khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu
dùng.
Theo Chopra và Peter (2009), chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn có liên quan
trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng khơng
chỉ có nhà sản x́t và nhà cung cấp, mà còn bao gồm cả nhà vận chuyển, kho, người
bán lẻ và bản thân khách hàng.
Theo Dawei Lu (2011) cho rằng chuỗi cung ứng được định nghĩa như là một tổ hợp
các sự kết nối với nhau của các công ty hoặc các bộ phận trong công ty nhằm tạo
thêm giá trị từ việc chuyển đổi nguồn lực đầu vào cho đến sản phẩm hoặc dịch vụ
nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng.

7




Vậy chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động từ nhà cung cấp ban đầu, sản xuất ra sản
phẩm và chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng với mục tiêu đáp ứng
nhu cầu của khách hàng.
2.1.2 Khái niệm, mục tiêu và vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
2.1.2.1 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Theo tác giả Michael Quayle (2006), cho rằng quản trị chuỗi cung ứng là việc quản
trị tất cả các hoạt động nhằm làm thỏa mãn khách hàng cuối cùng. Nó bao trùm hầu
hết các hoạt đợng kinh doanh gồm có: hoạt đợng tiếp thị, sản xuất, mua hàng, hậu
cần, và các hoạt đợng tổng qt hơn như tài chính và con người. Quản trị chuỗi cung
ứng được cho là cách tiếp cận toàn diện, và cách tiếp cận toàn diện là những gì chúng
ta cần thực hiện để tạo ra mợt nền văn hóa đẳng cấp thế giới.
Quản trị chuỗi cung ứng đơn giản và cuối cùng là quản lý kinh doanh, những gì có
thể có trong bối cảnh cụ thể của nó, được nhận thức và ban hành từ quan điểm chuỗi
cung ứng có liên quan (Dawei Lu, 2011).
2.1.2.2 Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng
Theo tác giả Dawei Lu (2011), cho rằng mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là tối
đa hóa tồn bợ lợi nhuận của chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng có ảnh hưởng mạnh
tới sự thành cơng hoặc thất bại của doanh nghiệp vì chúng có tác đợng đáng kể đến
doanh thu và chi phí phát sinh. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là cung ứng sản
phẩm với chất lượng cao nhất tới tay khách hàng trong khi vẫn giữ được chi phí thấp.
Mục tiêu chính của quản trị chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tổng thể; Giá trị ở đây
là sự chênh lệch giữa giá của sản phẩm cuối cùng theo đánh giá của khách hàng và
chi phí trong hoạt động chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng
(Phương, 2019).
Và quản trị chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp mợt cách hiệu quả nhà cung
cấp, người sản xuất, nhà kho, cửa hàng (Nhung, 2012).

8



2.1.2.3 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
Theo Michael Quayle (2006), cấu trúc của chuỗi cung ứng đòi hỏi phải có sự chuyển
đổi nhanh. Người tiêu dùng ln địi hỏi giá thấp và chất lượng dịch vụ cao, điều này
buộc các nhà bán lẻ, nhà sản xuất, nhà phân phối phải đạt được việc sử dụng chi phí
hiệu quả cao nhất và cải thiện thời gian giao hàng, là nhân tố chính để tạo lợi thế cạnh
tranh.
Quản trị chuỗi cung ứng có thể tiết kiệm tiền. Có thể cải thiện lợi nhuận của doanh
nghiệp, tăng thị phần, cải thiện dòng tiền, mở ra thị trường mới, giới thiệu sản phẩm
mới và làm hài lịng cổ đơng cũng như ban lãnh đạo doanh nghiệp (Michael Quayle,
2006).
Cũng theo tác giả Michael Quayle (2006), trong tác phẩm Purchasing and Supply
Chain Management: Strategies and Realities, đã đưa ra bốn vai trị chính của quản
trị cung ứng như sau:
Làm thế nào để giảm chi phí và tăng thêm giá trị của sản phẩm, dịch vụ
Làm thế nào để duy trì tiêu chuẩn chất lượng ở mức cao nhất
Làm thế nào để cải thiện dịch vụ khách hàng
Và làm thế nào để thích nghi với áp lực môi trường ngày càng tăng
2.1.3 Khái niệm rủi ro chuỗi cung ứng
Khái niệm rủi ro được Allan Willett (1901) định nghĩa rủi ro là các sự kiện không
chắc chắn xảy ra trong tương lai, các sự kiện này thường khơng dự đốn trước được,
tiềm ẩn cũng như sự khơng ổn định, sự bất thường hoặc ngồi tầm kiểm soát, gây ra
đứt quãng, gián đoạn dẫn đến tổn thất cho doanh nghiệp. Rủi ro chuỗi cung ứng có
thể phát sinh từ mọi khía cạnh bất kể là bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp.
Trong những năm của thập niên 80, người ta cho rằng rủi ro chuỗi cung ứng được tạo
ra bởi dịng ngun vật liệu, thơng tin và các liên kết trong doanh nghiệp (Kraljic,
1983 và Treleven, 1988).

9



Tuy nhiên trong những năm đầu của thế kỷ 21, cho rằng rủi ro chuỗi cung ứng là sự
gián đoạn chuỗi cung ứng, mạng lưới hậu cần (Logistics), vận chuyển và hoạt động
sản xuất trong nội bộ doanh nghiệp (Wilson, 2007 và Sheffi, 2005).
Theo Tang và Musa (2011), thì định nghĩa rủi ro chuỗi cung ứng nên đề cập đến
những sự kiện dù với xác suất nhỏ nhưng có thể xảy đột ngột và các sự kiện này gây
ra hậu quả phụ tiêu cực đến hệ thống; Theo đó, việc quản trị rủi ro chuỗi cung ứng là
sự phối hợp thông qua việc hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng để đảm bảo
lợi nhuận và tính liên tục (Tang, 2006).
Như vậy, rủi ro chuỗi cung ứng là các sự kiện bất thường xảy ra trong tồn bợ hoạt
động của chuỗi cung ứng gây gián đoạn, ảnh hưởng và thiệt hại đến doanh nghiệp.
Khái niệm quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng được hiểu là việc huy động các nguồn
lực của doanh nghiệp để giảm thiểu rủi ro, cập nhật thông tin và kiến thức một cách
đồng bộ thông qua mạng lưới mối quan hệ (Kiệm, 2013).
Theo Prakasha và cợng sự (2018), đăng trên tạp chí Materials Today, kỷ yếu số 5
(2018) định nghĩa đánh giá rủi ro là q trình phân tích các sự tổn thương (sự không
chắc chắn) dẫn đến các mối đe dọa và đề xuất các giải pháp để giảm mức độ rủi ro
của mợt tổ chức. Do đó đánh giá rủi ro là mợt q trình bao gồm các chức năng quan
trọng nhất của quản trị rủi ro.
2.1.4 Khái niệm rủi ro cung ứng
Theo Zsidisin (2003), định nghĩa rủi ro cung ứng được xác định là xác suất xảy ra sự
cố liên quan đến nguồn cung trong nước từ các nhà cung cấp riêng lẻ hoặc thị trường
cung ứng xảy ra, dẫn đến kết quả là công ty không thể đáp ứng nhu cầu hoặc gây ra
các mối đe dọa đối với c̣c sống và an tồn của khách hàng.
Rủi ro cung ứng là rủi ro liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng sản phẩm của một
công ty đầu vào (Christopher và cộng sự, 2004).

10



Theo Chen (2013) và Chang (1996), thì cho rằng rủi ro cung ứng được thể hiện trực
tiếp thông qua các tḥc tính sản phẩm - giá trị cho người mua, chất lượng, giá cả và
hiệu suất.
Rủi ro cung ứng xuất phát từ các vấn đề liên quan đến chất lượng nguyên vật liệu, sự
khan hiếm nguồn liệu và việc từ chối các mối quan hệ với nhà cung cấp (Prakash và
cộng sự, 2017). Trục trặc trong mối quan hệ giữa các thành viên về chất lượng nguyên
vật liệu, giá cả chi phí đầu vào khơng thể thỏa mãn được nhu cầu khách hàng, công
nghệ lạc hậu, nguồn lực khan hiếm, thiếu hụt hoặc bị ép giá (Zsidsin, 2003).
Vậy rủi ro của hoạt động cung ứng là sự cố xảy ra trong quá trình đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.
2.2

Các học thuyết về rủi ro cung ứng

2.2.1 Học thuyết về quản trị rủi ro chuỗi cung ứng
Dựa trên nghiên cứu của hai tác giả Papapanagiotou và Vlachos (2010), quản trị rủi
ro chuỗi cung ứng được sinh ra cùng với khái niệm quản trị chuỗi cung ứng, ban đầu
lý do chủ yếu là để đối phó với việc quản lý các nhu cầu không chắc chắn, nguồn
cung không đảm bảo và sự khơng chắc chắn về chi phí (Kouvelis, 2006). Với nhiều
nỗ lực để có thể mơ tả mợt cách cụ thể về quản trị rủi ro chuỗi cung ứng (SCRM).
Như vậy, việc xác định rủi ro chuỗi cung ứng thông qua tiếp cận và phối hợp với các
thành viên nhằm giảm thiểu những lỗ hổng trong trong toàn chuỗi cung ứng (Juttner,
2005).
Nói cách khác, người quyết định liên quan đến rủi ro chuỗi cung ứng cần phải hiểu
rõ những rủi ro này và áp dụng những chiến thuật giảm thiểu rủi ro có liên quan trong
khi cố gắng đạt được nhiều mục tiêu và lợi nhuận.
Theo (Jutter, 2005) để hiểu rủi ro chuỗi cung ứng cần xác định nguồn điều khiển trong
tồn bợ q trình. Do có nhiều nguồn khác nhau nên khơng thể xác định rủi ro có thể
x́t hiện là từ nguồn nào.


11


Khi mô tả nhiều nguồn gây ra sự gián đoạn trong rủi ro chuỗi cung ứng, đưa ra các
loại rủi ro như sau: cung ứng, vận tải, cơ sở vật chất, những quy định trong vận chuyển
hàng hóa, nhu cầu (Iakovou, 2007).
Những rủi ro trong hoạt đợng cung ứng có tác đợng và ảnh hưởng trên tồn mạng
lưới chuỗi cung ứng. Tất cả những rủi ro: nguồn gây sự cố, người kiểm sốt, kết quả
và những tác đợng có liên kết mạnh mẽ nhằm đưa các chiến lược để giảm thiểu và
đối mặt rủi ro với những xuất phát từ chúng.
Do đó lý thuyết này đề nghị các cơng ty hoạt động như các nhân tố độc lập để cố gắng
tối ưu hóa các mục tiêu của doanh nghiệp trong việc đối phó với rủi ro.
2.2.2 Rủi ro chuỗi cung ứng bao gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngồi
Theo tác giả Abraham (2017), trong tác phẩm mơ hình cung cấp rủi ro và cách để
tăng cường hiệu quả hoạt động trên hiệu suất cung cấp, cho rằng quản lý rủi ro chuỗi
cung ứng tập trung vào việc giải quyết ba khía cạnh rủi ro là khả năng xảy ra, hậu quả
của một sự kiện và con đường nguyên nhân, bằng cách phân tích nguồn gốc rủi ro,
hiểu các tác nhân gây ra sự kiện và cách các sự kiện này có thể tạo ra kết quả tích cực
cho vững chắc bằng cách giảm thiểu các tác động tiêu cực. Hậu quả của một sự kiện
không phải lúc nào cũng dẫn đến một kết quả tiêu cực. Các công ty nên hiểu rằng:
chấp nhận rủi ro là một cơ hợi tiềm năng để đạt được kết quả tích cực (Blume, 1971),
và các quyết định phù hợp cũng có thể được đưa ra trước để loại bỏ các hậu quả tiêu
cực. Con đường nhân quả liên quan đến nguồn gốc, bản chất và nguyên nhân tạo ra
một sự kiện có thể có rủi ro cao (Ritchie và Brindley, 2007).
Sự khơng chắc chắn là mợt khía cạnh quan trọng khác liên quan đến rủi ro. Sự khơng
chắc chắn có thể là mợt trường hợp đặc biệt có thể gây ra rủi ro và có thể dẫn đến kết
quả tích cực hoặc tiêu cực (Paulsson, 2004). Nó xảy ra khi khơng có đủ thơng tin,
thiếu kiến thức cho nhà sản x́t quyết định để xác định tất cả các kết quả tiềm năng,
hậu quả và khả năng xảy ra (Ritchie và Marshall, 1993). Sự khơng chắc chắn là tình

trạng thiếu thơng tin và nhận thức không đầy đủ về sự kiện rủi ro tiềm ẩn xảy ra bất
kể kết quả của nó là tích cực hay tiêu cực (Ritchie và Brindley, 2007).

12


Tác giả đưa ra mơ hình quản trị rủi ro chuỗi cung ứng như sau:

Hình
Hinh
Hình12.2.1
1 Mơ hình quản trị rủi ro chuỗi cung ứng của Vivek Oomen Abraham (2017)
(Nguồn: Abraham, 2017)
2.2.3 Rủi ro chuỗi cung ứng do tác động của sự không phù hợp giữa cung ứng
và nhu cầu
Theo nghiên cứu của nhóm Adeseun và cợng sự (2018), trong nghiên cứu về sự nhận
thức rủi ro chuỗi cung ứng: hiểu khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, cho rằng từ
góc đợ của chuỗi cung ứng, rủi ro là khả năng và tác động của sự không phù hợp giữa
cung và cầu dẫn đến phá vỡ chuỗi cung ứng (Tang và Musa, 2011). Sự gián đoạn có
thể liên quan đến dịng sản phẩm, ngun vật liệu và thơng tin từ nhà cung cấp ban
đầu thông qua giao hàng đến người tiêu dùng cuối cùng (Jüttner và Christopher,
2003). Một số yếu tố làm cho rủi ro xảy ra là một thực tế khơng thể tránh khỏi. Chúng
bao gồm tồn cầu hóa thị trường, vòng đời của sản phẩm, tăng mạng lưới công nghiệp
quốc tế đối tác, thay đổi nhu cầu, cung cấp khơng thể đốn trước, chi phí xem xét,
phụ tḥc vào các nhà cung cấp và tăng sự phụ thuộc về gia cơng và th ngồi
(Juttner và cợng sự, 2003). Rủi ro liên quan đến khách hàng và nhà cung cấp, cũng
như cơ sở hạ tầng và rủi ro mạng có thể tạo ra sự gián đoạn tương đương với chuỗi
cung ứng. Tăng hậu quả tàn phá của rủi ro nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng
của quản trị rủi ro chuỗi cung ứng (SCRM) như một chủ đề trong thập kỷ qua, và kêu
gọi quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng.


13


2.2.4 Rủi ro tài chính (Finance risk), có liên quan đến rủi ro chuỗi cung ứng
Theo Prakash và cộng sự (2017), cho rằng rủi ro tài chính liên quan đến chi phí hàng
tồn kho, mức đợ tồn kho có ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Cịn theo nhóm của Rui He và cợng sự (2018), rủi ro dịng tài chính liên quan đến
việc khơng thể thanh tốn và đầu tư không đúng cách. Những rủi ro phổ biến là: tỷ
giá hối đoái, rủi ro về giá và chi phí, sức mạnh tài chính của các đối tác trong chuỗi
cung ứng và xử lý tài chính /thực hành.
Rủi ro tỷ giá đã được nghiên cứu bởi các nhóm Li và cộng sự (2001), Carr
(1999), Goh và cộng sự (2007) và Kouvelis (1999). Với chuỗi cung ứng toàn cầu như
mợt phạm vi nghiên cứu, tỷ giá hối đối có một ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận sau thuế
của công ty, lựa chọn nhà cung cấp, phát triển thị trường và các quyết định hoạt động
khác. Giá cả và chi phí rủi ro có thể được gắn chặt với tỷ giá hối đối, nhưng nó biến
đợng cũng có thể được gây ra bởi sự khan hiếm nguyên liệu (Papadakis, 2006).
Theo Hendricks và Singhal (2005), cho rằng: nghiên cứu lỗ hổng dịng chảy của tài

chính và ảnh hưởng lâu dài của sự gián đoạn chuỗi cung ứng, tập trung vào sức mạnh
tài chính của các đối tác chuỗi cung ứng. Những nghiên cứu thực nghiệm cũng cho
thấy loại rủi ro này có thể được đánh giá dựa trên bằng chứng về rủi ro vốn chủ sở
hữu, địn bẩy tài chính và rủi ro tài sản. Lỗ hổng về sức mạnh tài chính của mợt thành
viên chuỗi cung ứng, có thể dễ dàng ảnh hưởng đến tồn bợ mạng lưới chuỗi cung
ứng (Peck và cộng sự, 2003 và Tang, 2006).
2.2.5 Lý thuyết về rủi ro quy trình (Process risk), có ảnh hưởng đến rủi ro hoạt
động cung ứng
Christopher và Peck (2004), cho rằng rủi ro quy trình là khơng chắc chắn hay bị gián
đoạn trong các hoạt động tạo ra giá trị cho tổ chức. Ngồi ra, rủi ro quy trình cịn liên
quan đến rủi ro thiết kế sản phẩm, thiếu kỹ năng vận hành máy và những rủi ro liên

quan đến sự cố máy móc thiết bị (Prakash và cợng sự, 2017).

14


Theo Rui He và cộng sự (2017) cho rằng, việc không chắc chắn gây ra bởi thiết kế
sản phẩm không phù hợp, trình đợ cơng nghệ sản x́t khơng đạt tiêu chuẩn, quy trình
sản x́t khơng chính xác. Bên cạnh đó, yếu tố kỹ năng bao gồm nhiều loại biểu hiện
khác nhau, chúng được hiểu là cách thức để vận hành hợp lý theo quan điểm của loại
kỹ năng đó. Một vài kỹ năng liên quan đến vận hành điều khiển máy móc thiết bị,
nếu vận hành khơng đúng cách sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả sản xuất; kỹ năng bảo
trì, kiến thức và sự hiểu biết trong ngành là những kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu
cầu sản xuất chính xác và nắm bắt được các cơ hợi sẵn có.
2.2.6 Rủi ro hoạt động cung ứng do sự tác động của rủi ro nhu cầu (Demand risk)
Theo Prakash và cộng sự (2017), rủi ro nhu cầu bao gồm ba loại rủi ro về sự thay đổi
nhu cầu: thay đổi nhu cầu theo thời gian, thay đổi nhu cầu trên thị trường và thay đổi
nhu cầu trên sản phẩm.
Rủi ro từ nhu cầu thị trường: là do thị trường biến động, phức tạp và không ổn định
(Boyle và cợng sự, 2008). Thị trường có rủi ro cao do nhu cầu khách hàng thường
xuyên thay đổi và khó dự báo, các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc đáp
ứng nhu cầu khách hàng trong môi trường như vậy (Trkman và McCormack, 2009).
2.3

Một số nghiên cứu có liên quan

2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài
2.3.1.1 Ou Tang, S.NurmayaMusa (2011), xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi
ro chuỗi cung ứng
Các vấn đề rủi ro lớn và những kỹ thuật nhằm giảm thiểu rủi ro đã được điều tra
nghiên cứu dựa trên dịng vật tư, dịng tiền và luồng thơng tin. Kết quả, hầu hết các

tài liệu vẫn tập trung vào dòng vật tư với việc chọn lựa nhà cung cấp. Trong nghiên
cứu này, tác giả tập trung điều tra và phát triển nghiên cứu trong quản lý rủi ro chuỗi
cung ứng từ năm 1995 đến năm 2008, và đưa ra được kết quả bao gồm các yếu tố ảnh
hưởng đến rủi ro chuỗi cung ứng như bên dưới:

15


Bảng 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro chuỗi cung ứng của Tang, Musa (2011)
Các yếu tố rủi ro

Nhân tố liên quan

Rủi ro dòng nguyên

Rủi ro nguồn cung đơn lẻ

liệu

Rủi ro nguồn cung linh hoạt
Kiểm soát chất lượng cung ứng
Công suất cung ứng
Chọn lựa nhà cung cấp

Vận hành/Sản xuất

Rủi ro sản phẩm và thiết kế quy trình
Rủi ro công suất sản xuất
Sự gián đoạn vận hành


Giao hàng

Biến động nhu cầu / Tính thời vụ
Cân bằng nhu cầu chưa được đáp ứng và hàng tồn kho
dư thừa

Phạm vi chuỗi cung ứng

Hậu cần (Logistics)
Biến đợng giá của hàng hóa /năng lượng thay thế
Suy thối mơi trường và nhận thức
Rủi ro chính trị
Văn hóa và đạo đức đối tác quan hệ trong chuỗi cung
ứng

Rủi ro tài chính

Rủi ro tỷ giá ngoại tệ
Giá thành và chi phí
Sức mạnh tài chính của đối tác
Xử lý tài chính và thực hành

Rủi ro luồng thơng tin

Thơng tin chính xác
Bảo mật và gián đoạn hệ thống thơng tin

Sở hữu trí tuệ

Gia cơng thơng tin

(Nguồn: Tang và Musa, 2011)

16


Nghiên cứu cũng đưa ra một vài kiến nghị điều chỉnh để việc quản lý rủi ro chuỗi
cung ứng hiệu quả như: thực hiện để tích hợp dịng vật tư và dòng tiền bằng cách điều
chỉnh lý thuyết lựa chọn tài chính hoặc như thiếu phân tích rủi ro xã hợi với các luồng
thơng tin. Theo đó, tác giả cũng đề xuất các phương pháp tiềm năng trong việc phát
triển mơ hình quản lý rủi ro như: phương pháp làm kế hoạch đáng tin (chắc chắn),
quản lý doanh thu, lý thuyết cơ quan, lý thuyết lựa chọn, hệ thống mạnh mẽ (System
dynamics) và hậu cần ngược (Reverse logistics). Hiểu một cách tồn diện rủi ro là
gì, tồn tại ở đâu, và làm thế nào để giảm thiểu rủi ro chắc chắc là một nghiên cứu bổ
sung cho thách thức quản lý chuỗi cung ứng.
2.3.1.2 Aditya Prakash và cộng sự (2017), Mơ hình đánh giá rủi ro chuỗi cứng ngành
cơng nghiệp ô tô
Tác giả đưa ra các lý do nghiên cứu: Thách thức lớn trong ngành công nghiệp ô tô là
đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng, với 37% các công ty ơ tơ thừa nhận khơng thực hành
mợt cách chính thức để theo dõi rủi ro. Vì thế nhóm nghiên cứu đã phát triển mơ hình
đánh giá, đo lường những rủi ro mợt cách tồn diện, có hệ thống và định lượng những
hành vi tổng thể gặp phải trong chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp ô tô, nghiên
cứu sử dụng mơ hình FAHP, Kỹ thuật phân tích mở rợng của Chang.
Chuỗi cung ứng là một hệ thống bao gồm: tổ chức, con người, hoạt động, thông tin
và tài nguyên liên quan đến việc chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp đến
khách hàng. Đánh giá rủi ro được định nghĩa là: q trình phân tích các nguy cơ trước
các mối đe dọa và đề xuất các giải pháp để giảm mức độ rủi ro cho một tổ chức. Do
đó, q trình đánh giá rủi ro bao gồm các chức năng quan trọng nhất của quản lý rủi
ro, quy trình phân tích thứ bậc được sử dụng để đánh giá mơ hình rủi ro chuỗi cung
ứng.
Các nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến rủi ro chuỗi cung ứng ô tô mà nhóm nghiên cứu

đưa ra, bao gồm bốn nhân tố chính (bốn biến đợc lập), như bên dưới:

17


Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro chuỗi cung ứng ngành ô tô
Các nhân tố rủi ro
Rủi ro cung ứng

Các nhân tố đánh giá
Chất lượng nguyên liệu kém
Khan hiếm nguyên vật liệu
Từ chối mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp

Rủi ro quy trình

Rủi ro thiết kế sản phẩm
Thiếu kỹ năng vận hành
Sự cố máy

Rủi ro tài chính

Gián đoạn dịng tiền
Tỷ lệ hồn vốn thấp
Chi phí tồn kho cao

Rủi ro nhu cầu

Thay đổi nhu cầu theo thời gian
Thay đổi nhu cầu theo thị trường

Thay đổi nhu cầu theo dịng sản phẩm
(Nguồn: Prakash và cợng sự, 2017)

Theo kết quả nghiên cứu tính tốn bằng cơng cụ SPSS và sử dụng phân tích thứ bậc
mờ FAHP để đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng, kết quả đưa ra tỷ lệ thống nhất có giá
trị rất thấp cho thấy rằng các câu trả lời được sử dụng nhất qn, dữ liệu có thể được
sử dụng để phân tích.
Sau khi tính tốn, phân tích cho thấy rằng Rủi ro nhu cầu có ảnh hưởng lớn đến việc
ra quyết định trong đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng ô tô, theo sau là rủi ro quy trình
và cuối cùng là rủi ro tài chính có ảnh hưởng ít đến việc ra quyết định
Kết luận của tác giả nghiên cứu cho rằng: rủi ro chuỗi cung ứng là khả năng xảy ra
sự cố hoặc thất bại trong việc nắm bắt cơ hợi trong chuỗi cung ứng, dẫn đến thua lỗ
tài chính cho công ty. Áp dụng kỹ thuật ra quyết định của FAHP để đánh giá rủi ro.
Được thực hiện bằng phần mềm SPSS để phân tích đợ tin cậy và giá trị Cronbach
alpha được tìm thấy là 0.724, nằm trong giới hạn chấp nhận được. Điều này đã hồn
thành mơ hình ra quyết định cho đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng.

18


2.3.1.3 Rui He và cộng sự (2017), Đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng của tập đoàn
HUAWEI
Các tác giả tập trung nghiên cứu chi tiết rủi ro chuỗi cung ứng tại tập đoàn HUWAEI
Trung Quốc, xác định các loại rủi ro, hướng dẫn đánh giá những rủi ro này và đưa ra
các đề nghị nhằm giảm thiểu rủi ro.
Có bốn nhân tố rủi ro chính được xác định trong chuỗi cung ứng là rủi ro sản xuất
(manufacturing risk), rủi ro hậu cần (logistics risk), rủi ro thông tin (information risk)
và rủi ro hàng tồn kho (inventory risk); rủi ro trong vận hành sản xuất có liên quan
tới việc sản xuất (production), kỹ năng vận hành và chất lượng sản phẩm. Rủi ro hậu
cần (logistics risk) bao gồm: các rủi ro có liên quan đến việc giao hàng, thời gian giao

hàng và rủi ro vận chuyển. Rủi ro trong quá trình sản xuất (production risk) và kỹ
năng vận hành có thể tránh được bằng việc nâng cao ý thức về rủi ro, đánh giá tính
khả thi trong sản xuất, đào tạo và đầu tư những kỹ năng tốt hơn cho nhân viên, đầu
tư nghiên cứu phát triển sản phẩm và phân tích mơi trường bên ngồi. Rủi ro chất
lượng và rủi ro giao hàng có thể được giảm thiểu bằng việc kiểm tra nhà cung cấp và
thiết lập mối quan hệ thân thiết với nhà cung cấp; Rủi ro về thời gian giao hàng và
rủi ro hàng tồn kho có thể giảm thiểu nhờ vào hệ thống hàng tồn kho được quản lý
dựa trên nhà cung cấp và khối lượng tùy chỉnh theo ý khách hàng. Cịn rủi ro thơng
tin có thể được giảm thiểu bằng cách tăng mức chia sẻ thông tin và sử dụng công
nghệ truyền thông hiện đại.
Theo các nhà nghiên cứu, rủi ro chuỗi cung ứng có liên quan đến việc thực hiện một
cách tiêu cực các nhân tố như sự khơng chính xác của dự báo, hiệu suất sử dụng thiết
bị thấp, tồn kho quá định mức, dịch vụ khách hàng kém, chi phí tồn, thời gian đưa
hàng ra thị trường, chất lượng, và đáp ứng sự hài lịng khách hàng (Besterfield, 2009).
Nhưng tại HUAWEI, có thể kiểm sốt được tồn kho và bán hàng thơng qua hệ thống
iRetail và PSI (Purchase sale inventory) được đầu tư có bài bản nên đã giúp việc kiểm
sốt tồn kho và bán hàng cho tới nhu cầu bán hàng (Jayaram và cộng sự, 2010; Zhang
và Tu, 2009).

19


Mơ hình nghiên cứu rủi ro chuỗi cung ứng được đưa ra như sau:

Hình 2.2 Mơ hình rủi ro chuỗi cung ứng của Rui He và cộng sự (2017)
(Nguồn: Rui He và cợng sự, 2017)
Trình tự quản lý rủi ro chuỗi cung ứng được theo dõi bởi các bước: nhận diện rủi ro,
đánh giá rủi ro, biện pháp giảm thiểu rủi ro, kiểm tra đánh giá rủi ro.
Mục đích của đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng là để đảm bảo những người ra quyết
định có thể tập trung vào các rủi ro và mối đe dọa quan trọng nhất, nhằm chuẩn bị

cho phản ứng rủi ro (Rui He và cộng sự, 2017).
Các tác giả đề nghị với HUAWEI rằng các rủi ro có thể tránh là rủi ro sản xuất và rủi
ro kỹ năng bằng việc nâng cao ý thức về rủi ro và đánh giá sản xuất theo quy trình
chuẩn, đào tạo nhân viên. Đối với rủi ro chất lượng, tác giả đề nghị HUAWEI phát
triển và điều chỉnh yêu cầu trong chiến lược đánh giá nhà cung cấp; Với rủi ro thông
tin và thời gian, tác giả đề nghị sử dụng hệ thống VMI (Vendor managed inventory)
và chế độ tùy chỉnh hàng loạt để nắm bắt nhu cầu khách hàng kịp thời, tăng mức chia

20


sẻ thông tin dựa trên hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Rủi ro vận chuyển, tác
giả đề nghị HUAWEI sử dụng nhà cung cấp vận chuyển trọn gói (mợt bên thứ ba),
mua gói bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro này.
2.3.1.4 Maria Adebola Adeseun và cộng sự (2018), nghiên cứu về sự nhận thức rủi
ro chuỗi cung ứng: hiểu khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu xác định các yếu tố chính của rủi ro chuỗi
cung ứng trong ngành cơng nghiệp thực phẩm ở nước Anh, cùng với một trường hợp
nghiên cứu cụ thể được đưa ra để đánh giá sự nhận thức của nhân viên trong doanh
nghiệp về rủi ro, những người kiểm soát rủi ro và việc thực hành quản trị rủi ro. Để
xác định những nhận thức này có tác đợng trên hoạt đợng cung ứng, nhóm nghiên
cứu đưa ra các giả thuyết để phát triển và phân tích.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, rủi ro chuỗi cung ứng sẽ được ngăn chặn tốt hơn
khi các thành viên nhận thức được bản chất và hậu quả của chúng. Hơn nữa, nó cũng
cho thấy mức đợ kinh nghiệm của nhân viên quyết định mức độ rủi chuỗi cung ứng
và về cơ bản không phải là cấp độ tổ chức.
Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và đưa ra các yếu tố chính trong rủi ro chuỗi cung ứng
của ngành thực phẩm tại Anh, như bảng bên dưới:
Bảng 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro chuỗi cung ứng của Adeseun và cợng sự
(2018)

Danh mục rủi ro
Sự gián đoạn

Nhóm rủi ro/nguồn
Thảm họa thiên nhiên
Tranh chấp lao động
Nhà cung cấp phá sản
Chiến tranh và khủng bố
Sự phụ thuộc vào một nguồn cung cấp duy nhất cũng như
năng lực và khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp thay thế

Sự trì hỗn

Sử dụng cơng śt cao tại nguồn cung cấp

21


Tính khơng linh hoạt của nguồn cung cấp
Chất lượng kém của năng suất tại nguồn cung cấp
Xử lý quá mức do quá định mức hoặc thay đổi trong chế độ
vận chuyển
Hệ thống

Sự cố cơ sở hạ tầng thơng tin
Tích hợp hệ thống hoặc kết nối hệ thống rộng khắp
Thương mại điện tử

Dự báo


Dự báo khơng chính xác do thời gian thực hiện ngắn, thời vụ,
đa dạng sản phẩm, vòng đời ngắn, cơ sở khách hàng nhỏ.
Hiệu ứng Bullwhip (Hiệu ứng cái roi da) hoặc bóp méo thơng
tin do khuyến mại, khuyến khích, thiếu tầm nhìn chuỗi cung
ứng và phóng đại nhu cầu về sự thiếu hụt sản phẩm.

Sở hữu trí tuệ

Tích hợp dọc của chuỗi cung ứng
Gia cơng và thị trường tồn cầu

Thu mua

Rủi ro tỷ giá
Nhận thức về mợt thành phần chính hoặc ngun liệu thơ
được mua từ mợt nguồn duy nhất
Sử dụng cơng śt tồn ngành
Hợp đồng dài hạn so với ngắn hạn.

Nợ của khách

Số lượng khách hàng

hàng

Sức mạnh tài chính của khách hàng

Hàng tồn kho

Tỷ lệ lỗi thời của sản phẩm

Chi phí lưu kho
Giá trị sản phẩm
Cung và cầu khơng chắc chắn

Cơng śt

Chi phí cơng śt
Năng lực linh hoạt
(Nguồn: Adeseun và cộng sự, 2018)

22


2.3.2 Nghiên cứu trong nước
2.3.2.1 Phạm Văn Kiệm (2013), quản trị rủi ro chuỗi cung ứng, hướng tiếp cận cho
doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro chuỗi cung ứng gồm:
nguồn lực, quan hệ và hiệu suất vận hành doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng: việc các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cần hợp tác song phương và đa
phương với đối tác trong chuỗi trên cơ sở tối đa nguồn lực doanh nghiệp là giải pháp
tối ưu cho quản trị rủi ro doanh nghiệp. Đối với quản trị rủi ro chuỗi cung ứng, tác
giả đề xuất các giải pháp dựa trên các yếu tố tác động đến rủi ro doanh nghiệp.
Thứ nhất, để có mợt q trình sản xuất hiệu quả, nhà quản trị cần tạo sự cân bằng
giữa cung và nhu cầu khách hàng, bằng việc lập kế hoạch chi tiết cụ thể.
Thứ hai, phải chọn được phương thức vận chuyển phù hợp với từng loại hàng, từng
địa điểm, thời gian,… nhằm giảm rủi ro cho doanh nghiệp và khách hàng.
Thứ ba, về quản trị hàng tồn kho, doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống giám sát quản
lý chặt chẽ để hàng tới tay khách hàng là tốt nhất và cũng nên chú trọng tới việc chia
sẻ thơng tin cho khách hàng để có chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Thứ tư, việc định vị các nguồn nguyên vật liệu giúp cho q trình sản x́t nhanh

chóng và hiệu quả. Cần thiết lập quy trình định giá, giao nhận, thanh toán cụ thể với
nhà cung cấp và nhà phân phối.
Thứ năm về khâu thông tin, doanh nghiệp cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau một cách cụ thể, tích cực và cũng phải biết tích hợp chúng trong chuỗi
cung ứng. Trên cơ sở dữ liệu được đồng bợ hóa từ khâu mua ngun liệu, sản x́t,
lưu kho đến phân phối. Qua đó, doanh nghiệp có thể dự báo và lập kế hoạch chuỗi
cung ứng kịp thời, chính xác để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
Tác giả Kiệm, khẳng định rằng nguồn lực, mạng lưới và hiệu suất là ba yếu tố quan
trọng của chiến lược quản trị rủi ro chuỗi cung ứng. Nếu kết hợp được ba yếu tố trên
doanh nghiệp sẽ tạo ra mơ hình hiệu quả để vận hành trên thị trường.

23


2.3.2.2 Nguyễn Ngọc Trung (2018), “Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết chuỗi cung
ứng ngành thủy sản – Nghiên cứu tại tỉnh Bến Tre”
Trong luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Trung (trang 66, mục 3.3), các yếu tố
ảnh hưởng đến mức độ liên kết chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre, có đề cập đến
rủi ro chuỗi cung ứng. Theo đó, tác giả đưa ra bốn nhân tố chính ảnh hưởng đến rủi
ro chuỗi cung ứng thủy sản tỉnh Bến Tre, như sau: rủi ro từ nguồn cung, rủi ro từ thị
trường: có rủi ro từ việc cạnh tranh không lành mạnh, rủi ro từ thị trường không ổn
định và rủi ro từ thông tin. Sự thiếu hợp tác trong việc chia sẻ thông tin, các tác nhân
trong chuỗi cung ứng khơng có thơng tin, thông tin không đầy đủ hoặc thông tin sai
lệch dẫn đến những quyết định sai lầm và rủi ro từ môi trường.
Kết quả nghiên cứu của tác giả về mối quan hệ giữa rủi ro và liên kết chuỗi cung ứng,
cho thấy rằng các biến rủi ro trong chuỗi cung ứng có ảnh hưởng đến liên kết chuỗi
cung ứng, bao gồm các rủi ro từ nguồn cung, rủi ro từ thị trường và rủi ro thông tin.
Cụ thể rủi ro nguồn cung, có quan hệ ngược chiều với liên kết nhà cung ứng. Có thể
lý giải mối quan hệ này dựa vào đặc trưng của ngành thủy sản là rủi ro cao, nhà thu
mua và khách hàng thường không muốn cố định vào một một số nhà cung ứng nhất

định. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rủi ro từ nguồn cung khơng có tác đợng
liên kết với khách hàng
Rủi ro từ thị trường có tác đợng đến các hình thức liên kết với cả khách hàng và nhà
cung ứng; Thị trường thủy sản khá nhiều biến động, do đó nguồn cung cũng cần phải
thay đổi thường xuyên nhằm đáp ứng sự biến động của thị trường.
Rủi ro từ thông tin chỉ tác động đến mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp với các
nhà cung ứng và rủi ro này khơng có tác đợng đến sự liên kết với khách hàng. Nguyên
nhân là do hạn chế ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và trao đổi thơng tin.
Ngồi ra, tư duy hạn chế chia sẻ hoặc giấu kín thơng tin của Việt Nam, chính điều
này tạo nên rủi ro trong nguồn thông tin được cung cấp.

24


Cuối cùng rủi ro từ môi trường đem lại kết quả khá ngạc nhiên khi khơng có tác đợng
nào đến liên kết chuỗi cung ứng. Có thể là do mơi trường kinh tế chính trị ở Việt Nam
khá ổn định trong nhiều thập kỷ qua, nên liên kết chuỗi cung ứng không chịu sự tác
động nào từ môi trường bên ngoài.
Trong luận án này, tác giả Trung (2018) cũng đề xuất giải pháp nhằm giảm rủi ro cho
hoạt động cung ứng. Như rủi ro từ nguồn cung cần xây dựng mơ hình sản x́t, kinh
doanh đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đúng quy trình, có thể truy x́t được nguồn
gốc sản phẩm đảm bảo an toàn... Rủi ro từ thị trường, tác giả đưa ra đề xuất cần gia
tăng năng lực cạnh tranh về giá, từng bước mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu.
Giảm rủi ro thông tin, cần khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, xây dựng
cơ sở dữ liệu đồng bộ từ khâu mua nguyên liệu, sản xuất đến lưu kho và phân phối.
Để giảm rủi ro từ thị trường cần xây dựng mơ hình sản xuất kinh doanh cải tạo môi
trường nước theo tiêu chuẩn GMP/ISO.
2.3.2.3 Phạm Minh (2018), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của
chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam
Tác giả đưa ra mơ hình bao gồm tám nhân tố quan trọng tác động đến sự thành công

của một chuỗi cung ứng bán lẻ tại Việt Nam, đó là: lưu kho (Inventory), sản xuất
(Manufacturing), địa điểm (Location), vận tải (Transportation), thông tin
(Information), chiến lược trong chuỗi cung ứng (Strategy), sự hợp tác trong chuỗi
cung ứng (Collaboration) và sự hỗ trợ của quản lý cấp cao (Top Management
Support). Các nhà quản trị cần phải dành nhiều sự quan tâm đến các nhân tố này nhằm
đảm bảo sự thành công cho chuỗi cung ứng, từ đó đảm bảo sự phát triển của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, các hệ số hồi quy của hồi quy nhị phân chỉ nhằm giúp các nhà
quản trị đánh giá được độ mạnh yếu của các tác động nhưng lại khơng thể giúp tìm
hiểu về chiều hướng của các tác đợng đó.
Nghiên cứu của tác giả Minh (2018), chỉ được thực hiện tại trung tâm kinh tế lớn nhất
Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh, nên cần có thêm các nghiên cứu khác về lĩnh
vực này tại các địa điểm khác của Việt Nam nhằm có được cái nhìn tổng quan hơn

25


về các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công trong việc phát triển của
chuỗi cung ứng bán lẻ tại Việt Nam.
Kết luận, tác giả đưa ra nhân tố sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao có tác đợng mạnh
nhất đến chuỗi cung ứng trong ngành bán lẻ tại Việt Nam và các nhân tố tiếp theo là
sự hợp tác của các thành viên, thông tin, sản x́t, địa điểm chiến lược có tác đợng
mạnh và cuối cùng vận tải là rất nhỏ trong mơ hình của Phạm Minh.
2.3.3 Tổng hợp các nghiên cứu trước về rủi ro chuỗi cung ứng
Tóm lại có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro trong hoạt đợng
cung ứng. Kết quả phân tích các nghiên cứu có liên quan cho thấy, phần lớn các yếu
tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng được phân tích dưới nhiều góc đợ
khác nhau. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào cụ thể tại Việt Nam cho một công ty
thực phẩm tại Việt Nam.
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp biến của các nghiên cứu trước về rủi ro chuỗi cung ứng
Tác giả


Các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro trong hoạt động
cung ứng

Nghiên cứu nước ngoài
Ou Tang và

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro chuỗi cung ứng bao

S.NurmayaMusa

gồm: Rủi ro dòng nguyên liệu, rủi ro tài chính và rủi ro

(2011)

thơng tin

Aditya Prakash và

Mơ hình đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng ngành công
nghiệp ô tô, bao gồm các nhân tố: Rủi ro cung ứng, rủi
ro quy trình, rủi ro tài chính và rủi ro nhu cầu.

cợng sự (2017)

Rui He và cộng sự
(2017)

Đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng của tập đoàn HUAWEI,
gồm các nhân tố: Rủi ro sản xuất, rủi ro hậu cần, rủi ro

thông tin và rủi ro hàng tồn kho

26


Maria Adebola
Adeseun và cợng sự
(2018)

Xác định các yếu tố chính trong rủi ro chuỗi cung ứng
ngành công nghiệp thực phẩm của Anh bao gồm: Rủi ro
do sự gián đoạn, rủi ro do sự trì hỗn, rủi ro hệ thống, rủi
ro dự báo, sở hữu trí tuệ, rủi ro thu mua, nợ của khách
hàng, rủi ro hàng tồn kho và rủi ro công suất.

Nghiên cứu trong nước
Phạm Văn Kiệm

Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng bao gồm các yếu tố: sự

(2013)

cân bằng giữa cung và nhu cầu khách hàng, phương
thức vận chuyển, quản trị hàng tồn kho, nguồn cung
nguyên vật liệu và thông tin.

Nguyễn Ngọc Trung

Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết rủi ro chuỗi cung


(2018)

ứng ngành thủy sản bao gồm bốn nhân tố: rủi ro từ
nguồn cung, rủi ro từ thị trường, rủi ro từ thông tin và
rủi ro từ môi trường.

Phạm Minh (2018)

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi cung ứng
của các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam
bao gồm tám nhân tố quan trọng tác động: lưu kho, sản
xuất, địa điểm, vận tải, thông tin, chiến lược trong chuỗi
cung ứng, sự hợp tác trong chuỗi cung ứng và sự hỗ trợ
của quản lý cấp cao.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

2.4

Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.4.1 Mơ hình nghiên cứu
Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đây của nhóm tác giả Adeseun và cộng
sự (2018), nghiên cứu về nhận thức rủi ro chuỗi cung ứng: khoảng cách giữa lý thuyết
và thực tiễn, tác giả Tang và Musa (2011), xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi
ro chuỗi cung ứng và nhóm tác giả Rui He và cợng sự (2018), nghiên cứu các yếu tố
đánh giá rủi ro tại tập đoàn HUAWEI, kết hợp với kinh nghiệm làm việc thực tế tại
công ty Masan. Tác giả kết hợp ba mơ hình nghiên cứu trên để đề x́t mợt mơ hình

27



nghiên cứu của đề tài như bên dưới. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động cung ứng của mơ hình nghiên cứu,
tác giả sẽ tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt đợng cung
ứng tại cơng ty Masan. Sau đó phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố này tại Cơng
ty Masan; từ đó đưa ra hàm ý quản trị có ý nghĩa thực tiễn nhất để hạn chế rủi ro trong
hoạt động cung ứng tại công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan.
Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan là một trong những công ty hàng đầu về ngành
công nghiệp thực phẩm tại Việt Nam với các sản phẩm quen tḥc và có uy tín như:
nước tương, nước mắm và tương ớt; đồng thời, dịng sản phẩm mì ăn liền cũng đang
dần khẳng định tên tuổi và vị trí trên thị trường. Để tăng thị phần, cơng ty Masan tập
trung quản lý các nhãn hiệu bằng cách phân khúc thị trường mục tiêu với những sản
phẩm riêng biệt tương ứng. Trong mỗi dịng sản phẩm nước chấm, mì ăn liền và gia
vị đều có cả nhãn hiệu cao cấp và nhãn hiệu trung cấp. Chiến lược cạnh tranh của
công ty trong các ngành hàng này là tạo ra các sản phẩm có chất lượng vượt trợi so
với tất cả các sản phẩm khác trên thị trường, đặc biệt là dòng nước chấm, bao gồm
nước mắm, nước tương và tương ớt, đồng thời đầu tư xây dựng các nhãn hiệu trung
và cao cấp để chiếm lĩnh thị phần. Có thể kể đến nhãn hiệu mì ăn liền Omachi hướng
tới phân khúc thị trường cao cấp, trong khi nhãn hiệu Tiến Vua phục vụ cho phân
khúc thị trường trung cấp. Tương tự, đối với ngành hàng nước tương, Masan có nhãn
hiệu Chin-Su và Tam Thái Tử (TTT) lần lượt dành riêng cho hai loại thị trường trên.
Thách thức của chuỗi cung ứng là rất lớn với sức ép về yêu cầu giao hàng nhanh,
đúng số lượng, với chi phí thấp nhất, đang là bài toán mà các nhà quản lý chuỗi cung
ứng của công ty phải thực hiện, nhằm tạo lợi thế trên thị trường. Chuỗi cung ứng của
công ty trải dài với một hệ thống phân phối nội địa rộng lớn, gần 120.000 điểm bán
hàng phủ khắp 63 tỉnh thành tại Việt Nam, đã có hơn 130 nhà phân phối, năm trung
tâm phân phối tại Bình Dương, Tân Bình (TP. Hồ Chí Minh), Đà Nẵng, Hưng Yên
và Hải Dương được đặt ở các vị trí chiến lược, cung cấp sản phẩm cho các nhà phân
phối trong vòng hai mươi bốn tiếng kể từ lúc đặt hàng.


28


Với quy mô hoạt động rộng lớn, chuỗi cung ứng phức tạp, nên tác giả đề x́t mơ
hình nghiên cứu dự kiến bao gồm năm yếu tố chính ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt
động cung ứng của công ty Masan:
1. Rủi ro dòng nguyên vật liệu (Materials risk)
2. Rủi ro hàng tồn kho (Inventories risk)
3. Rủi ro dự báo (Forecasts risk)
4. Rủi ro vận chuyển (Transportations risk)
5. Rủi ro giao hàng (Delivries risk)
Mơ hình đề x́t như hình bên dưới, với các yếu tố có mối quan hệ cùng chiều và ảnh
hưởng trực tiếp đến rủi ro hoạt động cung ứng của cơng ty Masan:
Rủi ro dịng ngun
liệu
Rủi ro hàng tồn kho
Rủi ro hoạt động
cung ứng

Rủi ro dự báo
Rủi ro vận chuyển
Rủi ro giao hàng

Hình 2.3 Mơ Hình
hình đề
tác giả tổng hợp)
2.3x́t
Mơ (nguồn:
hình đề x́t
(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Cùng với năm yếu tố này, kết quả thảo luận nhóm cũng đã xác định được hệ thống
các tiêu chí cần phân tích sâu, lấy ý kiến đánh giá của tồn thể nhân viên làm việc
trong chuỗi cung ứng thông qua bảng khảo sát chi tiết các yếu tố. Điều tra sẽ giúp
cho công ty, đặc biệt các nhà quản lý có cơ hợi nhìn nhận rõ nét nhất, cụ thể nhất các

29


rủi ro hiện có và nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai, từ đó dễ dàng đưa ra hàm ý phù
hợp.
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Nhận diện các rủi ro trong hoạt động cung ứng
Mục tiêu của xác định, nhận diện rủi ro để làm nổi bật các yếu tố bất lợi có thể ảnh
hưởng đến năng lực hoạt đợng cung ứng của doanh nghiệp, nó là mợt hành vi cần
được thực hiện sớm và liên tục (Garver, 2008), chi tiết các dạng rủi ro của chuỗi cung
ứng như sau:
- Rủi ro dòng nguyên vật liệu (Materials risk):
Theo Tang và Musa (2011) cho rằng dịng ngun vật liệu là tồn bợ vật chất có tác
đợng vào dịng di chuyển của các yếu tố trong chuỗi cung ứng. Rủi ro dòng nguyên
vật liệu bị chi phối bởi rủi ro từ các nhà cung cấp, có ảnh hưởng đến sản phẩm dịch
vụ cũng như công suất cung ứng của doanh nghiệp. Rủi ro dịng ngun liệu phụ
tḥc nhiều vào nhà cung cấp, chất lượng của nhà cung cấp, công suất cung ứng, việc
lựa chọn và quyết định thay đổi nhà cung cấp nguyên vật liệu mang nhiều rủi ro.
Kamrad và Siddique (2004) thêm rằng nguồn cung nguyên vật liệu mang nhiều chi
phí ẩn, khó kiểm sốt khi thay đổi nhà cung cấp. Vì lí do đó nên tác giả đưa ra giả
thuyết H1
Giả thuyết H1: Rủi ro dịng ngun vật liệu có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro trong
hoạt động cung ứng tại công ty Masan.
- Rủi ro hàng tồn kho (Inventories risk):
Theo nhóm Rui He và cợng sự (2018), mặc dù hàng tồn kho đủ có thể đảm bảo hiệu

quả của quy trình kinh doanh và ngăn chặn sự chậm trễ sản x́t (Jaques và Morgan,
2004); nhưng cơng ty cũng có những rủi ro nhất định liên quan đến hàng tồn kho.

30


Trước tiên, cơng ty cần phải hiểu hồn tồn các rủi ro hàng tồn kho này để kiểm soát
rủi ro, khi đó cơng ty có thể lập mợt kế hoạch chiến lược giảm thiểu rủi ro hàng tồn
kho và kiểm sốt hàng tồn kho trong thực tế.
Mợt vài loại rủi ro hàng tồn kho chính được đề cập dưới đây:
Trộm cắp
Trộm cắp là một trong những rủi ro lớn nhất về các điều khoản kiểm soát hàng tồn
kho, đặc biệt là khi hàng tồn kho có giá trị cao hơn.
Phế phẩm và thiệt hại hàng tồn kho
Thông thường hàng tồn kho sẽ bị hủy khi không sử dụng trong quy trình kinh doanh
thơng thường (Cachon, 2004). Hàng tồn kho bị hư hỏng khơng thể được sử dụng, và
sau đó chất thải được tạo ra, chi phí kinh doanh cũng tăng theo. Theo Chopra và
Sodhi, (2004) cho rằng để tránh lãng phí hàng tồn kho và giảm chi phí, cơng ty cần
tạo ra mợt biện pháp kiểm sốt hàng tồn kho hiệu quả, đưa ra các quy tắc và quy định
để giảm thiểu thiệt hại và ngăn ngừa chất thải.
Thời hạn sử dụng
Nhiều sản phẩm có thời hạn sử dụng nhất định, điều này dẫn đến rủi ro tồn kho cho
công ty (Guéant và cộng sự, 2013). Các sản phẩm dễ hỏng như sữa và trứng có thời
hạn sử dụng nhỏ hơn các sản phẩm khác nên có thể mang lại rủi ro tồn kho cao hơn
cho cơng ty.
Vịng đời của sản phẩm
Theo Jaques và Morgan, (2004) tất cả các sản phẩm đều có vịng đời riêng, những
sản phẩm đó có rủi ro tồn kho cao khi chúng đang trong giai đoạn suy giảm. Do đó,
các cơng ty có xu hướng thắt chặt q trình kiểm sốt và sản x́t hàng tồn kho, họ
chỉ sản xuất đủ sản phẩm để đáp ứng yêu cầu hiện tại (Chung và cộng sự, 2014);

Hàng tồn kho dư thừa sẽ là gánh nặng lớn cho công ty khi bị thị trường loại bỏ.

31


×