Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Thảo luận Hình sự cụm 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.67 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

BÀI TẬP THẢO LUẬN
MƠN LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CHUNG

Học kỳ II, Năm học: 2022-2023


A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. Án tích là một trong những hình thức của trách nhiệm hình sự.
Đúng. Vì căn cứ vào các đặc điểm của TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện
tội phạm có tính cưỡng chế cao nhất mà các cá nhân người PT, PNTMPT phải gánh chịu
trước NN thông qua bản án hoặc quyết định của TA có hiệu lực và tn theo một trình
tự, thủ tục được quy định trong BLTTHS. Trong đó, án tích lại là hậu quả pháp lý bất
lợi và cũng chính là hậu quả của việc thực hiện TP. Do đó, án tích là một trong những
hình thức của trách nhiệm hình sự.
2. Hình phạt là một trong những hình thức của TNHS.
Đúng. Vì căn cứ tại Điều 30 BLHS năm 2015, thì hình phạt là biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của Nhà nước, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp
nhân thương mại đó. Trong khi đó, căn cứ vào các đặc điểm của TNHS là hậu quả pháp
lý của việc thực hiện TP có tính cưỡng chế cao nhất mà các cá nhân người PT, PNTMPT
phải gánh chịu trước NN thông qua bản án hoặc quyết định của TA có hiệu lực và tn
theo một trình tự, thủ tục được quy định trong BLTTHS. Do đó, hình phạt là một trong
những hình thức của TNHS.
3. Trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội chấp hành xong hình phạt.
Sai. Vì khơng phải lúc nào khi trách nhiệm hình sự chấm dứt khi người phạm tội
chấm hành xong hình phạt. Trong trách nhiệm hình sự thì người phạm tội có 3 hình thức
chịu trách nhiệm pháp lý gồm: hình phạt, BPTP, và án tích. Trên thực tế nếu như có
người bị phạm tội bị tuyên án phạt đồng thời sẽ bị án tích. Nếu như người phạm tội chấp


hành xong hình phạt nhưng vẫn cịn án tích, thì người này vẫn chưa chấm dứt TNHS vì
chưa xố án tích. Hay ví dụ theo quy định khoản 3 Điều 88 Hiến pháp năm 2013 thì Chủ
tịch nước có thẩm quyền đặc xá xét đơn xin ân giảm án tử hình. Trong trường hợp này
người PT được miễn giảm trách nhiệm hình sự nghĩa là trách nhiệm hình sự đó sẽ chấm
dứt khi người phạm tội vẫn chưa chấp hành xong hình phạt.
4. Ngăn ngừa người khác phạm tội là mục đích phịng ngừa riêng của hình phạt.
Sai. Vì căn cứ Điều 31 BLHS năm 2015 thì mục đích phịng ngừa riêng của hình phạt
hướng đến mục đích là: Trừng trị người, PNTM phạm tội; Giáo dục họ ý thức tuân theo
pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; Ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người,
pháp nhân thương mại khác tơn trọng pháp luật, phịng ngừa và đấu tranh chống tội
phạm. Trong mục đích phịng ngừa chung mới có mục đích ngăn ngừa người khác phạm
tội, đó là 1 trong những mong muốn cao nhất của nhà nước khi áp dụng hình phạt. Và
trong mục đích phịng ngừa riêng, thì chỉ có trừng trị và giáo dục người PT, PNTM
phạm tội và ngăn ngừa PT mới.
5. Người phạm một tội có thể phải chịu nhiều hình thức của TNHS.


Đúng. Vì các hình thức của TNHS bao gồm: HP, BPTP và án tích. Trong đó, BPTP
có một trong những đặc điểm là áp dụng nhằm để hỗ trợ hoặc thay thế cho HP. Chẳng
hạn như trường hợp tại khoản 3 Điều 49 BLHS năm 2015 thì người phạm tội phải chịu
BPTP là bắt buộc chữa bệnh trong trường hợp mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình và tiếp tục chấp hành hình phạt sau khi khỏi bệnh nếu
khơng có lý do để miễn chấp hành hình phạt. Như vậy, tùy trường hợp mà người phạm
một tội có thể phải chịu nhiều hình thức của TNHS.
6. TNHS chỉ áp dụng đối với người phạm tội.
Sai vì TNHS cịn áp dụng thêm 1 đối tượng nữa chứ không phải chỉ áp dụng đối với
người phạm tội. Quy định tại Đ2 BLHS2015 quy định về cơ sở của TNHS thì có 2 đối
tượng phải chiụ TNHS là : người phạm tội (K1Đ2) và pháp nhân thương mại phạm tội
(K2Đ2).
7. Người phạm tội làm tiền giả theo quy định tại khoản 1 Điều 207 BLHS thì có thể

bị áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định.
Sai. Vì theo Đ41 về “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định” thì “Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình
phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt
tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án
treo.” Trong khi đó, đối với trường hợp người phạm tội làm tiền giả thì bị phạt tù từ 3>7 năm (Đ207), là tù có thời hạn (điềm đ, K1Đ32 về hình phạt chính đối với người
phạm tội. Không thuộc 1 trong 4 trường hợp được nêu (vì hình phạt chính của tội làm
tiền giả là tù có thời hạn, thuộc hình phạt chính khơng cần hình phạt bổ sung nên ở đây
cũng không được áp dụng hình phạt cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định.
8. Mọi trường hợp áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đều phải khấu trừ
thu nhập của người bị kết án
Sai. Vì khơng phải trường hợp nào áp dụng hình phạt cải tạo khơng giam giữ thì đều
phải khấu trừ thu nhập của người bị kết án. Ví dụ như đối với trường hợp gia đình có
hồn cảnh khó khăn được Nhà nước cơng nhận, hoặc bản thân người bị kết án là lao
động chính, hoặc là người bị kết án thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập nhưng không
đáng kể, hay người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ qn sự,..thì khơng
bị khấu trừ thu nhập khi đang bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ (K3Đ36
BLHS 2015).
9.Thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
theo Điều 41 BLHS chỉ được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật
Sai. Vì căn cứ Đ41 BLHS 2015 thì Thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định là từ 1->5 năm, kể từ ngày chấ p hành xong hình phạt tù
hoă ̣c từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải
tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. Vì vậy,


thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định có thể
được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù chứ khơng nhất thiết là phải được tính
từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
10. Có thể áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân cho người thực hiện tội

phạm khủng bố theo quy định tại Điều 299 BLHS
Đúng. Theo khoản 5 Điề u 299 BLHS "Người phạm tội cịn có thể bị tước một số
quyền cơng dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản". Như vậy, người thực hiện tội phạm khủng bố có thể bị áp
dụng hình phạt tước một số quyền cơng dân.
*Đây là đối với trường hợp công dân là người VN trong BLHS 2015, cịn đối với cơng
dân là người nước ngồi thì khơng thể áp dụng hình phạt tước 1 số quyền công dân đối
với tội phạm khủng bố là cơng dân nước ngồi. Mà chỉ có thể phạt tù theo Đ113*
11. Hình phạt quản chế được tuyên kèm với tất cả các loại hình phạt chính.
Sai. Vì quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải
tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân
dân địa phương. Hình phạt quản chế có tính nghiêm khắc cao và trong thời gian quản
chế, người bị kết án không được tự ý rời khỏi nơi cư trú, và bị tước 1 số quyền công dân
quy định tại Đ44 và bị cấm hành nghề hoặc làm cơng việc nhất định. Vì tính nghiêm
khắc cao nên hình phạt quản chế khơng thể tun kèm với 1 số hình phạt chính nhưng
tính nghiêm khắc khơng cao như: cảnh cáo, phạt tiền,…Đồng thời, căn cứ vào Đ43 thì
“Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.”
Đây là quy định áp dụng cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, nếu người phạm tội có
hình phạt chính như tù chung thân hay tử hình thì khơng thể tun kèm với hình phạt
quản chế này. tun kèm với tất cả các loại hình phạt chính.
12. Biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” (Điều 47 BLHS)
chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội.
Sai. Căn cứ vào K3 Đ47 BLHS 2015: “Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người
này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có
thể bị tịch thu.” Như vậy, biện pháp “tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm”
(Điều 47 BLHS) khơng chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội mà cịn được áp dụng
với người có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng Vật, tiền, tài sản vào việc thực
hiện tội phạm. Ví dụ như nhân viên công ty thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản tiền
trong két sắt của cơng ty, vơ tình để chiếc kềm ở chỗ két sắt, khiến cho trộm đột nhập,
dùng kềm và lấy đi số tiền trong két sắt và khiến công ty bị hao hụt 1 số tiền khổng lồ.

Thì người nhân viên đó đã gián tiếp để cho tên trộm thực hiện tội phạm, chiếc kềm sẽ
bị tịch thu vật chứng (chiếc kềm).
13. Biện pháp tư pháp có thể được áp dụng thay thế cho hình phạt.


Đúng. Vì biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được quy định trong BLHS, do
các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng
hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt. Như vậy, việc quy định các biện pháp tư pháp và
việc áp dụng các biện pháp đó trong thực tiễn có khả năng tác động hỗ trợ trong việc
giáo dục người phạm tội hoặc trong nhiều trường hợp cịn có thể thay thế cho hình phạt,
rút ngắn được tố tụng, giải quyết nhanh chóng các vụ án. Ví dụ: Điều 96 BLHS 2015
quy định biện pháp tư pháp được áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội giáo dục
tại trường giáo dưỡng.
*Trường hợp có khả năng thay thế cho hình phạt: xem ở K4Đ91*
14. Tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục
hậu quả” quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 51 của BLHS chỉ được áp dụng khi
chính người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu
quả.
Sai. Vì khơng phải tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại,
khắc phục hậu quả” nào cũng áp dụng khi chính người phạm tội tự nguyện sửa chữa,
bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả , mà cịn có thể do người dám hộ tự nguyện sửa
chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Căn cứ theo K1 Đ1 NĐ 01/2006 về người
thành niên: “Có thể áp dụng khi cha, mẹ của người từ đủ 14 đến dưới 15 đã tự nguyện
sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả hoặc cha, mẹ của người từ đủ 15 đến
dưới 18 đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, nếu người đó
khơng có tài sản.”
15. Khơng áp dụng tình tiết “phạm tội đối với người dưới 16 tuổi” (Điểm i Khoản
1 Điều 52 BLHS) trong trường hợp phạm tội do lỗi vơ ý.
Đúng. Vì phạm tội do lỗi vô ý là phạm tội không mong muốn, tức là phạm tội phát
sinh ngồi ý chí của chủ thể, nên khơng thể áp dụng những tình tiết tăng nặng nói chung

và tình tiết phạm tội đối với người dưới 16t để căn cứ mức độ xử phạt đối với trường
hợp phạm tội do lỗi vô ý. Chỉ áp dụng tình tiết đối với tội phạm là người dưới 16t trong
trường hợp phạm tội do lỗi cố ý( mục 2 NQ 01/2006/NQ-HĐTP ).
16. Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chun nghiệp.
Sai. Theo định nghĩa, thì phạm tội nhiều lần là hành vi thực hiện một tội phạm mà
trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất là một lần và chưa bị xét xử. Cịn phạm tội có
tính chất chun nghiệp là một trong những tình tiết được coi là tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự (điểm b K1Đ52). Ngồi ra, căn cứ vào mục 5 NQ 01/2006/NQ-HĐTP
hướng dẫn áp dụng 1 số quy định về tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp như
sau: “Chỉ áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp khi có đầy đủ các điều
kiện sau: Cố ý phạm tội từ 5 lần trở lên về cùng 1 tội phạm khộng phân biệt đã truy cứu
TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc ch được
xố án tích. Ng phạm tội đều lấy các lần phạm tội là nghề sinh sống và lấy kq của vc
phạm tội là nguồn sống chính”. Tóm lại, phạm tội có nhiều lần khơng phải là tội có tính


chất chun nghiệp. Vì phạm tội có tính chất chun nghiệp có tính nguy hiểm cao hơn
phạm tội nhiều lần.
17. Một trong những điều kiện để áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chun
nghiệp” quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 52 BLHS là phải cố ý phạm tội từ 5 lần
trở lên về cùng một tội phạm.
Đúng. Căn cứ mục 5 NQ 01/2006/NQ-HĐTP, chỉ áp dụng tình tiết "phạm tội có tính
chất chun nghiệp" khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
 Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm khơng phân biệt đã bị
truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa
hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích; (với
trường hợp đã xố án tích thì khơng cộng dồn làm 5 lần, và chỉ có thể tính được
khi nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc ch được xố án tích. Nếu đến 5
lần mà xa nhau đủ để xố án tích rồi thì khơng thể đếm đủ là 5 lần được)
 Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của

việc phạm tội làm nguồn sống chính.
18. Mọi trường hợp đã bị kết án đều có án tích.
Sai. Theo định nghĩa, Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong
những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Đây là đặc điểm xấu về nhân thân của
người bị kết án nhưng khơng có tính vĩnh viễn. Án tích tồn tại trong q trình người
phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa án tích. Tuy nhiên cũng có 1
số trường hợp người phạm tội bị kết án nhưng khơng có án tích. Ví dụ, đối với trường
hợp là người dưới 18 tuổi thuộc một trong các trường hợp tại điểm a,b,c,d K1 Đ107 thì
bị kết án nhưng khơng có án tích.
19. Mọi trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà phạm tội mới đều bị
coi là tái phạm.
Sai. Vì theo Khoản 1 Điều 53 BLHS quy định, tái phạm là trường hợp đã bị kết án,
chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi
phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vơ ý. Vì vậy
chỉ có trường hợp đã bị kết án, chưa được xố án tích, mà thực hiện hành vi phạm tội
do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng do vơ ý thì mới được xem là tái phạm. Trường hợp đã bị kết án, chưa được
xóa án tích nhưng có hành vi phạm tội về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm
trọng với lỗi vơ ý thì khơng được coi là tái phạm.
20. Đang chấp hành bản án mà phạm tội mới là tái phạm.
Sai. Vì tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện
hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng,
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý (K1Đ53). Theo đó, điều kiện tiên quyết để xem
xét có là tái phạm hay khơng đó là người phạm tội phải đang cịn án tích, chưa được xóa


án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới. Tuy nhiên vẫn có trường hợp, người
phạm tội đang chấp hành bản án mà phạm tội mới thì vẫn khơng được coi là tái phạm.
Ví dụ về trường hợp người dưới 18t bị kết án nhưng dc coi là khơng có án tích nếu thuộc
một trong các trường hợp sau đây(K1Đ107):

a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.
Vì vậy, người dưới 18 tuổi khi đang chấp hành bản án mà lại phạm tội mới thì khơng
được xem là tái phạm (đơn giản là trường hợp về người dưới 18t khơng có án tích thì
cũng khơng được coi là tái phạm nếu phạm tội mới vì điều kiện chủ chốt là phải có án
tích, tuy nhiên trường hợp này thì khơng nên đồng nghĩa với việc khơng có phạm tội tái
phạm).
21. Mọi trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì Tồ án
được áp dụng Điều 54 BLHS khi quyết định hình phạt
Sai, vì khơng phải mọi trường hợp nào có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS thì TA được
áp dụng Đ54 BLHS khi quyết định hình phạt. Căn cứ vào K1Đ54 về quyết định một
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng thì điều kiện áp dụng
là khi người phạm tội có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại K1 Đ51. Do vậy, dù
người bị kết án có rất nhiều tình tiết giảm nhẹ tại khoản 2 Điều 51 nhưng chỉ có một
tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 thì được xác định là không đủ điều kiện và không được
quyết định hình phạt nhẹ hơn luật định. Tuy nhiên, nếu các tình tiết tiết giảm nhẹ đã
được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì khơng được coi là
tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Ví dụ: Tình tiết “giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá
mức cần thiết khi bắt giữ ngưới phạm tội” là dấu hiệu định tội được quy định tại Điều
126 Bộ luật hình sự, khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội này, tồ án khơng
được coi tình tiết “phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá
mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” là tình tiết giảm nhẹ nữa.
22. Trong trường hợp có nhiều bản án, thời gian thực tế mà người bị kết án phải
chấp hành hình phạt tù có thời hạn có thể trên 30 năm
Đúng. Căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 55 BLHS 2015 quy định hình phạt chung
khơng được vượt q 03 năm đối với cải tạo không giam giữ và không quá 30 năm đối
với hình phạt tù có thời hạn. Tuy nhiên trên thực tế, tại khoản 2 Điều 56 BLHS quy định

một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới thì
có trường hợp tuy bản án hình phạt tù khơng q 30 năm nhưng trên thực tế người phạm
tội phải ở trong tù hơn 30 năm.


Ví dụ: A phạm tội cướp tài sản theo Khoản 2 Điều 168 BLHS 2015 và bị Tòa tuyên phạt
15 năm tù. Chấp hành hình phạt được 03 năm thì A phạm tội mới là Tội giết người theo
Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015. Về hành vi giết người thì A bị tuyên phạt 20 năm tù.
Như vậy, căn cứ Khoản 2 Điều 56 BLHS 2015 về tổng hợp hình phạt của 2 bản án là 30
năm tù, tuy nhiên thời gian thực tế là 32 năm

23. Trong luật hình sự Việt Nam, phương pháp thu hút hình phạt được sử dụng để
tổng hợp hình phạt tù có thời hạn với hình phạt cải tạo khơng giam giữ.
Sai. Vì theo nguyên tắc thu hút, hình phạt chung là hình phạt nặng nhất trong số các
hình phạt đã tuyên. Nguyên tắc này được áp dụng trong trường hợp không thể cộng hết
các hình phạt lại với nhau do có một trong các hình phạt đã tuyên là hình phạt nặng nhất
trong hệ thống hình phạt hay do các hình phạt khơng thể cùng chấp hành. Phương pháp
thu hút hình phạt được sử dụng với trường hợp hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc
tử hình.
VD: A phạm tội giết người theo khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 và tội trộm cắp theo
khoản 1 Điều 173 BLHS 2015. A bị Tòa án tuyên phạt mức án tù có thời hạn là 05 năm
đối với hành vi trộm cắp tài sản và tử hình đối với hành vi giết người. Như vậy, hình
phạt chung trong trường hợp này là tử hình. Căn cứ theo Điều 55 BLHS năm 2015.

24. Có thể quyết định mức hình phạt 12 năm tù cho người phạm tội giết người chưa
đạt thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS.
Sai. Vì căn cứ tại K2 Đ123 BLHS 2015 về tội giết người, mức hình phạt được quy định
đối với trường hợp phạm tội không thuộc quy định tại K1 điều này thì bị phạt từ 07 đến
15 năm. Như vậy, mức hình phạt tối đa mà người phạm tội chưa đạt và đi tù có thời hạn
thì mức hình phạt là khơng q ¾ mức phạt tù điều luật quy định là 11 năm 3 tháng.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015.

25. Mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với trường hợp phạm tội chưa đạt
là 20 năm tù
Đúng. K3 Đ57
26. Nếu trong thời hạn luật định, người phạm tội cố tình trốn tránh thì thời gian
trốn tranh khơng được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sai. Vì nếu trong thời hạn luật định, người phạm tội cố tình trốn tránh và có lệnh truy
nã thì thời gian trốn tránh khơng được tính và thời hiệu truy cứu TNHS. Còn trong


trường hợp người phạm tội cố tình trốn tránh nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
khơng ra quyết định truy nã hoặc khơng đúng trình tự, thủ tục luật định thì thời gian trốn
tránh vẫn được tính vào thời hiệu truy cứu TNHS. Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 BLHS
năm 2015; Khoản 5 Điều 60 BLHS năm 2015.
27. Thời hiệu thi hành bản án theo Điều 60 BLHS là thời hiệu thi hành đối với
quyết định về hình phạt và các quyết định khác của bản án hình sự.
Sai. Áp dụng tinh thần nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt,
giảm thời hạn chấp hành hình phạt thì thời hiệu thi hành bản án là thời hiệu thi hành bản
án hành sự về quyết định hình phạt. Cịn đối với các quyết định khác như bồi thường
thiệt hại, án phí và các quyết định khác về tài sản thì việc xác định thời hiệu thi hành
bản án được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Chứ khơng
phải của bản án hình sự

28. Trong trường hợp người bị kết án phạt tù được hỗn chấp hành hình phạt tù
thì thời hiệu thi hành bản án hình sự được tình từ ngày bản án có hiệu lực pháp
luật
Sai. Căn cứ vào Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP điều 1.7: “Trường hợp người bị
kết án phạt tù được hỗn (tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù và khi hết thời hạn hỗn

(tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù mà Chánh án tịa án đã cho hỗn (tạm đình chỉ)
chấp hành hình phạt tù khơng ra quyết định thi hành án hình phạt tù theo quy định tại
khoản 2 Điều 261 hoặc quyết định thi hành án phạt tù đối với phần hình phạt tù còn lại
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 262 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc có ra quyết
định thi hành án phạt tù, nhưng người bị kết án khơng trốn tránh, thì cũng được hưởng
thời hiệu thi hành bản án. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính kể từ ngày hết
hạn hỗn (tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù và căn cứ vào mức hình phạt từ cịn lại
mà người bị kết án chưa chấp hành.”
Do đó trường hợp người bị kết án phạt tù được hỗn chấp hành hình phạt tù thì thời hiệu
thi hành bản án hình sự được tính từ ngày hết hạn hỗn chấp hành hình phạt tù.

29. Người được miễn trách nhiệm hình sự thì khơng có án tích.
Đúng. Vì người được miễn trách nhiệm hình sự là người có hành vi phạm tội nhưng
được miễn truy cứu TNHS trong những trường hợp nhất định chứ không phải người
khơng phạm tội. Việc miễn trách nhiệm hình sự có thể do cơ quan điều tra, viện kiểm
sát hoặc tòa án áp dụng (tùy theo từng giai đoạn của vụ án). Người được miễn trách
nhiệm hình sự đương nhiên khơng phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự bất lợi của việc


phạm tội do mình thực hiện (như: Khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, khơng phải
chịu hình phạt hoặc biện pháp cưỡng chế về hình sự khác, khơng bị coi là có án tích và
khơng bị coi là có tội). Do đó, việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự đương nhiên dẫn
đến hậu quả pháp lý không để lại án tích cho người bị kết án, nghĩa là tất cả trường hợp
được miễn trách nhiệm hình sự đểu khơng có án tích (K2Đ69)

30. Thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự chỉ thuộc về Tóa án.
Sai. Căn cứ vào Đ92 BLHS 2015 thì thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự thuộc về
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tịa án.
Ví dụ như trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo quy định điểm b Khoản 1 Điều 29:
“Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau

đây: Khi có quyết định đại xá.”. Đại xá là biện pháp khoan hồng của Nhà nước có nội
dung tha tội, thường là hồn tồn và triệt để cho hành loạt người phạm những tội nhất
định, và quyết định đại xá là thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Cịn thẩm quyền miễn
hình phạt mới do Tòa án quyết định

31. Đặc xá là một trường hợp miễn trách nhiệm hình sự.
Đúng. Vì theo định nghĩa thì đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của NN do CTN quyết
định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự
kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong THĐB. Ngồi ra thì theo quy định
tại Khoản 1 Điều 62 BLHS về Miễn chấp hành hình phạt thì: “Người bị kết án được
miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.” Nên nhận định này đúng.

32. Đặc xá là biện pháp chỉ được áp dụng cho người bị kết án phạt tù có thời hạn.
Sai. Vì Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định
tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện
trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. Đặc xá được áp dụng
cho cả tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù
được đề nghị đặc xá (quy định tại Luật đặc xá 2018).

33. Người được đặc xá thì khơng có án tích.
Sai. Vì Người được đặc xá thì vẫn có án tích cho đến khi được xóa án tích theo quyết
định của Tịa án hoặc được đương nhiên xóa án tích sau khi chấp hành xong hình phạt,


thời gian thử thách và các điều kiện khác theo quy định; các trường hợp đặc biệt theo
quy định của pháp luật được quy định tại Điều 70,71,72 ở BLHS 2015
Người được miễn chấp hành phần hình phạt cịn lại cũng được coi như đã chấp hành
xong hình phạt được quy định tại khoản 4 điều 73 BLHS 2015: “Người được miễn chấp
hành phần hình phạt cịn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.”. Người
bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính, các

quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn theo
quy định tại Điều 70 BLHS. Do đó người được đặc xá vẫn có án tích.

34. Đại xá có thể được áp dụng cho người đã thực hiện hành vi phạm tội mà chưa
bị kết án.
Đúng. Vì quyết định đại xá chỉ có hiệu lực với những hành vi phạm tội đã xảy ra trước
khi ban hành văn bản đại xá và có hiệu lực đối với các đối tượng và trong bất kỳ giai
đoạn tố tụng nào. Do đó, đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội ở giai đoạn nào
thì cũng có thể được áp dụng kể cả thực hiện hành vi phạm tội mà chưa bị kết án.

35. Đại xá là biện pháp chỉ được áp dụng cho người đang chấp hành hình phạt.
Sai. Vì Đại xá là biện pháp khoan hồng của NN có nội dung tha tội, thường là hoàn toàn
và triệt để cho hàng loạt người phạm những tội nhất định là căn cứ để miễn trách nhiệm
hình sự và miễn chấp hành hình phạt. Về áp dụng, đại xá là biện pháp được áp dụng với
đối tượng là những người phạm tội trong tất cả các giai đoạn tố tụng (điều tra, truy tố,
xét xử) hoặc đang thực hiện việc thi hành án. Như vậy, đại xá còn áp dụng với đối tượng
là những ng phạm tội trong tất cả các giai đoạn tố tụng.

36. Thẩm quyền miễn hình phạt chỉ thuộc về Tịa án.
Đúng. Căn cứ vào K1 Đ30: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với
người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích
của người, pháp nhân thương mại đó.” Vì vậy, Thẩm quyền miễn hình phạt chỉ thuộc
về Tòa án.

37. Chấp hành bản án là chấp hành hình phạt.
Sai. Vì Chấp hành bản án là việc người bị kết án phải chấp hành theo quyết định của
bản án hoặc quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Như vậy, có một số trường



hợp quyết định của bản án hoặc quyết định của Tịa án có thể là án treo, và án treo khơng
được coi là hình phạt hoặc được hiệu là miễn chấp hành HP tù có điều kiện. Hoặc nếu
là bản án dân sự, thì có những trường hợp chấp hành bản án khơng phải là chấp hành
hình phạt, chẳng hạn như quyết định phân chia tài sản thừa kế.

38. Người bị kết án phạt tù là phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới 36 tháng tuổi
đều hỗn chấp hành hình phạt tù.
Sai. Vì nếu đối tượng người bị kết án phạt tù là phụ nữ có thai hoặc đang ni con
dưới 36 tháng tuổi thì được hỗn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi (điểm b K1 Đ67).
Tuy nhiên, chỉ được hoãn trong trường hợp bị xử phạt lần đầu. Trong thời gian được
hỗn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hỗn chấp hành hình phạt lại thực hiện
hành vi phạm tội mới, thì Tịa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng
hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này (K2 Đ67).
39. Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.
Sai. Vì án treo là biện pháp miễn chấp hành HP tù có điều kiện, được áp dụng đối với
người bị xử phạt tù không quá 3 năm, xét nhân thân và các tình tiết giảm nhẹ mà thấy
không cần phải bắt chấp hành HP tù (Điều 65 BLHS). Như vậy, án treo là một hình phạt
nhẹ hơn so phạt tù có thời hạn khơng q 3 năm
40. Chấp hành thời gian thử thách của án treo là chấp hành hình phạt.
Sai. Vì theo định nghĩa, án treo là biện pháp miễn chấp hành HP tù có điều kiện, được
áp dụng đối với người bị xử phạt tù không quá 3 năm, xét nhân thân và các tình tiết giảm
nhẹ mà thấy khơng cần phải bắt chấp hành HP tù (Điều 65 BLHS). Đây là 1 biện pháp
cưỡng chế hình sự chứ khơng được coi là hình phạt. Nên chấp nhận thời gian thử thách
của án treo khơng phải là chấp hành hình phạt.

41. Điều kiện thử thách của án treo chỉ là người bị kết án khơng phạm tội mới trong
thời gian thử thách.
Sai. Vì trong điều kiện thử thách của án treo, ngoài việc người bị kết án không phạm
tội mới trong thời gian thử thách, mà cịn phải khơng được cố ý vi phạm nghĩa vụ quá 2
lần và không được vi phạm tội mới. Căn cứ vào K5 Đ65 BLHS, quy định rõ về điều

kiện thử thách của án treo: “Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo
cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tịa
án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho
hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tịa án buộc người đó


phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới
theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

42. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa
vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự hai lần trở lên thì Tịa án quyết định
buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.
Đúng. K5 Đ65 BLHS
43. Án treo chỉ áp dụng cho người phạm tội ít nghiêm trọng.
Sai. Vì theo khoản 1 Điều 65 BLHS thì về mức hình phạt tù bị Tịa án xử phạt tù
không quá 3 năm không kể về tội gì (tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm
trọng – NQ01/2013) là điều kiện đầu tiên để xem xét cho hưởng án treo.
44. TA có thể áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo
Đúng. Vì TA có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt
bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này, theo K3 Đ65 BLHS
2015. Trong trường hợp người được hưởng án treo phải chịu hình phạt bổ sung thì thời
hạn chấp hành loại hình phạt bổ sung có thời hạn được tính từ ngày tuyên bản án đầu
tiên cho hưởng án treo mà có hình phạt bổ sung đó.
45. Thời gian thử thách của án treo được tính từ ngày bản án treo có hiệu lực pháp
luật.
Sai. Thời gian thử thách của án treo là thời hạn mà Toà án quyết định buộc người bị
kết án được cho hưởng án treo phải tuân thủ các điều kiện của án treo. Thời gian thử
thách phải gấp đơi hình phạt tù và có thời hạn từ 1->5 năm. Về hiệu lực của thời gian
thử thách của án treo sẽ được tính từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo. Chứ
khơng phải tính từ ngày bản án treo có hiệu lực pháp luật.

46. Thời gian thử thách của án treo tối thiểu phải bằng mức hình phạt tù mà Tồ
án tun đối với người được hưởng án treo.
Sai. Vì thời gian thử thách của án treo do Toà án ấn định, với thời gian thử thách bằng
hai lần mức hình phạt tù, nhưng khơng được dưới 01 năm và không được quá 05 năm,
căn cứ Điều 4 NQ 02/2018/NQ-HĐTP. Ngồi ra, trong một số trường hợp đặc biệt thì
Tồ án có thể ấn định thời gian ngắn hơn mức được hướng dẫn tại điểm a và b mục 6.4,
nhưng phải ghi rõ trong bản án.


47. Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về 1
tội phạm khác thì phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng án treo.
Sai. Vì Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa
vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tịa án có thể quyết
định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường
hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tịa án buộc người đó vẫn phải chấp hành hình
phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều
56 của Bộ luật này
Sai. Vì trong thời gian thử thách án treo mà thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tịa
án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt
của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này, căn cứ K5 Điều 65 BLHS
2015. Như vậy, việc phải chấp hành hình phạt tù đã được cho hưởng án treo chỉ xảy ra
khi phạm tội mới, nếu phạm tội khác thì phải căn cứ vào K1 Đ56 để xử lý : “Trong
trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm
trước khi có bản án này, thì Tịa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau
đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này. Thời gian đã
chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt
chung.”

48. Người bị kết án đương nhiên được xố án tích khi chấp hành xong bản án.
Sai. Vì khơng phải người bị kết án nào cũng đương nhiên được xố án tích khi chấp

hành xong bản án. Căn cứ vào K1 Đ70 có quy định nếu người bị kết án về các tội quy
định tại Chương XIII và chương XXVI thì dù sau khi đã chấp hành xong hình phạt
chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án thì người bị kết án
cũng khơng được đương nhiên xố án tích. Ngoài ra, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành
bản án, người đó thực hiện hành vi phạm tội mới thì cũng khơng được đương nhiên xố
án tích (K3Đ70)

49. Mọi người bị kết án đều có án tích


Sai. Vì khơng phải tất cả người bị kết án đều có án tích. Ví dụ như căn cứ vào K2
Đ69, Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và
người được miễn hình phạt khơng bị coi là có án tích.
50. Người được hưởng án treo đương nhiên được xố án tích khi hết thời gian thử
thách của án treo.
Sai. Vì sau thời gian được hưởng án treo, thì cần phải xét 1 năm người phạm tội đã
chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện
hành vi phạm tội mới trong thời hạn được quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 70 BLHS
2015.
51. Trong những trường hợp có án tích, thời điểm bắt đầu có án tích là khi bản án
có hiệu lực pháp luật
Đúng. Vì người phạm tội bị kết án sẽ chịu TNHS được phát sinh từ tội đó, như vậy
khi bản án có hiệu lực pháp luật thì người phạm tội TNHS gồm án tích trong những
trường hợp có án tích
52. Mọi trường hợp có án tích đều đương nhiên được xóa án tích.
Theo điều 71,
Sai. Khơng phải trường hợp nào có án tích cũng đương nhiên được xố án tích. Căn
cứ tại Điều 70 BLHS 2015 thì có 1 số trường hợp như:
 Khơng áp dụng đương nhiên được xố án tích nếu người bị kết án thuộc các tội
quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật HS khi họ đã chấp hành

xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản
án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 70 BLHS.
 Người bị kết án khơng được xố án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt
chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó chưa chấp hành xong hình
phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và thực hiện hành vi phạm tội mới
trong thời hạn quy định tại điểm a,b,c,d K2Đ70
 Người bị kết án khơng được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản
án, người đó thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản
2 Điều này.

53. Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp chỉ được áp dụng đối với người
đã bị kết án phạt tù có thời hạn.
Sai. Vì đối với người bị kết án tù chung thân hoặc tử hình thuộc khoản 1 Điều 66 mà
không thuộc vào các trường hợp được qui định tại khoản 2 Điều 66 thì vẫn được áp dụng
tha tù trước thời hạn có điều kiện. Cụ thể như sau:
2. Không áp dụng quy định của Điều này đối với người bị kết án thuộc một trong các
trường hợp sau đây:


a) Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Điều
299 của Bộ luật này; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại
Chương XIV của Bộ luật này do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một
trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3
Điều 40 của Bộ luật này.

54. Trong mọi trường hợp, để có thể được áp dụng biện pháp tha tù trước thời hạn
có điều kiện thì người đang chấp hành án phạt tù phải đã được giảm thời hạn chấp
hành hình phạt tù .
Sai. Vì theo điểm c khoản 1 Điều 66 thì việc được giảm thời hạn chấp hành hình phạt

tù chỉ áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng trở lên. Tội phạm ít nghiêm
trọng hoặc nghiêm trọng thì khơng cần đáp ứng điều kiện này.
Sai. Trường hợp người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể
được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện tại Điểm a,b,c,d,đ,e Khoản 1 Điều 66
BLHS, không cần thiết phải được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

55. Trong thời gian thử thách, nếu người được tha tù trước thời hạn có điều kiện
bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác thì Tịa án buộc họ phải chấp hành phần
hình phạt tù cịn lại chưa chấp hành.
Sai. Vì căn cứ vào khoản 4 Điều 66 nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời
gian thử thách thì Tịa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp
với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản án trước theo qui định tại Điều 56 của bộ luật
này. Và nếu một tội phạm khác diễn ra trước tội phạm đang phải chịu hiện tại thì Tồ án quyết
định hình phạt với tội đang xét xử rồi tổng hợp hình phạt chung, sau đó trừ đi phần hình phạt
đã chấp hành.

56. Trong thời gian thử thách, nếu người được tha tù trước thời hạn bị xử phạt vi
phạm hành chính hai lần trở lên thì Tịa án buộc họ phải chấp hành phần hình
phạt tù cịn lại chưa chấp hành.
Sai. Vì theo khoản 4 Điều 66 người được tha tù trước thời hạn bị xử phạt vi phạm
hành chính 2 lần trở lên trong thời gian thử thách thì Tịa án có quyền hủy bỏ quyết định
tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc ngườ đó phải chấp nhận hình
phạt tù cịn lại chưa chấp hành.
57. Thời gian thử thách đối với người tha tù trước thời hạn có điều kiện bằng hai
lần mức thời gian cịn lại của phần hình phạt tù chưa chấp hành.
Sai. Vì theo khoản 3 Điều 66 quy định: “Theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình
sự có thẩm quyền, tịa án quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người bị


kết án. Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong

thời gian thực hành. Thời gian thực hành bằng thời gian còn lại của hình phạt tù.”. Như
vậy, thời gian thử thách đối với người tha tù trước thời hạn có điều kiện bằng mức thời
gian cịn lại của phần hình phạt tù chưa chấp hành.
58. Án đã tuyên đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thì khơng được tính để xác
định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Sai. Vì theo khoản 7 Điều 91 BLHS 2015 quy đinh thì án đã tuyên đối với người chưa
đủ 16 tuổi phạm tội, thì khơng tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Do
đó, án đã tuyên đối với độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi vẫn được tính để xác định tái
phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Tóm lại, vẫn có trường hợp án đã tuyên đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội vẫn được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

59. Tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm không được áp dụng đối với người dưới
18 tuổi phạm tội.
C2: Sai. Án đã tuyên đối với hành vi phạm tội của người từ đủ 16 đến dưới 18t vẫn được
dùng để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm (K7Đ91). Người từ đủ 16 đến dưới 18
tuổi đã bị kết án, chưa được xố án tích mà đã thực hiện hành vi phạm tội mới theo quy
định tại Điều 53 thì vẫn là tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Do đó, tình tiết tái phạm, tái
phạm nguy hiểm vẫn được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

60. Các biện pháp giám sát giáo dục chỉ được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội trong trường hợp người này được miễn trách nhiệm hình sự.
đúng, chỉ áp dụng khi ng này đc miễn trách nhiệm hình sự, k2 điều 91 hoặc điều
92
Sai. Vì các biện pháp giám sát giáo dục là những biện pháp đặc thù, chỉ áp dụng đối
với người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự khi có căn cứ nêu tại khoản 2
Điều 91 BLHS. Nói cách khác, nếu người phạm tội dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm
hình sự theo những căn cứ áp dụng chung đối với người phạm tội bao gồm người đã
thành niên, thì họ khơng bị áp dụng các biện pháp giám sát giáo dục.
61. Để áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội thì phải được sự đồng ý của người phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của

họ.
Đúng. Vì theo Điều 92 BLHS quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa
án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp du ̣ng biê ̣n pháp khiển trách, hòa giải
tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nế u người dưới 18 tuổi
pha ̣m tô ̣i hoặc người đa ̣i diê ̣n hơp̣ pháp của ho ̣ đồ ng ý với viê ̣c áp du ̣ng một trong các


biê ̣n pháp này.” Như vậy, để áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội thì phải được sự đồng ý của người phạm tội hoặc người đại diện
hợp pháp của họ.
62. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên,
nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Sai. Căn cứ vào Điều 99 BLHS 2015 Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối
với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Điều luật khơng đề cập đến người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, do đó, có thể nhận định
rằng Phạt tiền khơng được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 14 đến dưới
16 tuổi . Nên đây là câu nhận định sai.
* Ngồi ra thì có trường hợp áp dụng phạt tiền là hình phạt chính (Đ35) và phạt tiền đc
áp dụng là hình phạt chính và hình phạt bổ sung đvs đối tượng là pháp nhân thương mại
phạm tội (Đ77)*
63. Người dưới 18 tuổi đã bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới trong
thời hạn 3 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính thì đương nhiên được
xóa án tích.
Sai. Xố án tích là hoạt động xố đi án tích cho người bị kết án và người được xoá án
coi như chưa bị kết án. Người chưa thành niên mà nếu bị kết án về các tội quy định tại
Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này ví dụ như tội phản bội tổ quốc (Điều
108), tội gián điệp (Điều 110) thì khơng được đương nhiên xố án tích (Khoản 1 Điều
70). Bên cạnh đó cịn có trường hợp, nếu người chưa thành niên bị kết án phạt tù trên
15 năm thì thời hạn không thực hiện hành vi phạm tội mới cũng tăng lên 5 năm kể từ
khi chấp hành xong hình phạt chính,… chứ khơng cịn là 3 năm.

Do đó, khơng phải trường hợp nào người dưới 18 tuổi đã bị kết án không thực hiện hành
vi phạm tội mới trong 3 năm từ khi chấp hành xong hình phạt chính cũng được đương
nhiên xố án tích. Mà tuỳ vào mức hình phạt đã nhận, mà thời gian xố án tích của từng
người phạm tội là khác nhau (lấy ví dụ tại K2 Đ107)
64. Mọi hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì
pháp nhân đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Sai. Điều kiện chịu TNHS của pháp nhân thương mại (PNTM) ngoài hành vi phạm
tội (HVPT) được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại còn có 3 điều kiện khác
như: hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của PNTM, HVPT được thực hiện có
sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của PNTM,… Do đó, khơng phải mọi HVPT
được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại thì pháp nhân đó phải chịu TNHS mà
cịn có các yếu tố khác.
65. Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các tội
phạm.


Sai. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của
Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự (Khoản 2 Điều 2). Do đó, chỉ những tội
phạm được quy định tại Điều 76 mà PNTM phạm vào mới phải chịu TNHS chứ không
phải tất cả.
66. Cá nhân thực hiện hành vi phạm tội nhân danh pháp nhân thương mại, vì lợi
ích của pháp nhân thương mại và theo sự chỉ đạo của pháp nhân thương mại thì
khơng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Sai. Vì việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự khơng loại trừ trách
nhiệm hình sự của cá nhân (Khoản 2 Điều 75). Nên nếu cá nhân thực hiện HVPT nhân
danh pháp nhân thương mại, vì lợi ích của PNTM, HVPT được thực hiện có sự chỉ đạo
của PNTM và chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều
27 BLHS 2015 thì PNTM phải chịu TNHS và cá nhân cũng có thể phải chịu TNHS.
67. Pháp nhân thương mại phạm tội thì khơng có án tích.
Sai. Căn cứ pháp lý vào Đ89. Vì trong thời hạn 2 năm kể từ khi PNTM chấp hành

xong hình phạt chính, PNTM thực hiện hành vi phạm tội mới thì sẽ khơng được đương
nhiên xố án tích hay nói cách khác là PNTM phạm tội vẫn cịn án tích. Bên cạnh đó,
khoản thời gian từ lúc chấp hành xong HP chính đến 2 năm sau dù có thực hiện hành vi
phạm tội mới hay khơng thì PNTM phạm tội vẫn có án tích trong thời hạn 2 năm này.
Do đó, khơng thể nhận định PNTM phạm tội khơng có án tích.


B. PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 1: A là tiếp viên hàng không - phạm tội buôn lậu được quy định tại Điều
188 BLHS. Hãy xác định quyết định về hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A
đúng hay sai trong các tình huống sau:
1. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức
án 3 năm tù và tịch thu một phần tài sản.
 Hình phạt chính: A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 Điều 188 BLHS với
mức án 3 năm tù là đúng. Vì theo khoản 1 Điều 188 thì hình phạt tù quy định từ
06 tháng 03 năm trong khoản này quy định thì mức cao nhất của khung hình phạt
này 3 năm. Vậy nên Tòa tuyên bố 3 năm là hợp lý.
 Hình phạt bổ sung: A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 5 Điều 188 BLHS
với tịch thu một phần tài sản là sai. Vì theo khoản 5 Điều 188 thì trong khoản 5
này có quy định hình phạt tịch thu tài sản. Tuy nhiên dựa vào Điều 45 “Tịch thu
tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội
phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh
quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này
quy định.”. Với mức cao nhất của khung hình phạt là 3 năm tù nên anh A là tội
phạm ít nghiệm trọng cho nên Tòa xử phạt A về tịch thu tài sản là không hợp lý.
2. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức
án là 7 năm tù, phạt tiền 20 triệu đồng và cấm hành nghề tiếp viên hàng khơng 2
năm.
 Đúng. Vì:
 Khoản 2 Điều 188 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017: “Phạm tội thuộc một trong

các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”.
 Khoản 5, Điều 188 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017: “Người phạm tội cịn có
thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch
thu một phần hoặc tồn bộ tài sản.”
 Cụ thể:
 Hình phạt chính: Tù có thời hạn: 7 năm tù.
 Hình phạt bổ sung: Phạt tiền: 20 triệu đồng; Cấm hành nghề khơng q 2
năm
 Vì theo khoản 3 Điều 32, “Đối với mỗi tội phạm, người tội phạm chỉ bị
áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình
phạt bổ sung” nên Tịa mức án trên là phù hợp với pháp luật.


3. A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức
án là chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản.
 A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 Điều 188 BLHS với mức
án là chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản Toà áp dụng hình phạt chính tù chung
thân là sai vì tại khoản 4 Điều 188 BLHS mức cao nhất của khung hình phạt là
20 năm tù nên khơng thể áp dụng tù chung thân. Toà áp dụng đúng tại khoản 5
Điều 188 BLHS là hình phạt bổ sung tịch thu tồn bộ tài sản vì căn cứ dựa vào
Điều 45 thì có thể áp dụng đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Mà ở đây A là tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng chính vì thế tịch thu tồn bộ tài sản là hợp lý.

Bài tập 2: A phạm tội cố ý gây thương tích nên bị Tịa án áp dụng khoản Điều 134
BLHS. Hãy xác định phần hình phạt cịn lại mà A phải tiếp tục chấp hành là bao
lâu, nếu:
1.Trong quá trình điều tra vụ án A đã bị tạm giữ 3 ngày và tạm giam 2 tháng và bị

Tòa án tuyên 1 năm cải tạo không giam giữ.
5 tháng 21 ngày
- Cải tạo không giam giữ: 3 năm tù tại Khoản 1 Điều 134 và 1 năm cải tạo khơng
giam giữ => Hình phạt chung là: 3 năm + 1n/3=3 năm 4 tháng.
- Tạm giam 2 tháng => Hình phạt chung sẽ là 3 năm 4 tháng – 2 tháng = 3 năm
2 tháng.
- Căn cứ theo K1 Đ.38 quy định: “Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời
hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù” do
đó việc A bị tạm giữ 3 ngày là bằng 3 ngày tù, nên hình phạt chung sẽ là 3 năm
2 tháng 1 ngày tù.
2. Trong quá trình điều tra vụ án A đã bị tạm giam 2 tháng và bị Tòa án tuyên phạt
tù 2 năm.
- Căn cứ theo K1 Đ260 về việc A bị tuyên phạt tù 2 năm và 3 năm tù đối với K1
Đ.134, do đó hình phạt chung sẽ là 3 năm + 2 năm = 5 năm.
- Ở đây A bị tạm giam 2 tháng, do đó hình phạt chung lúc này là 5 năm – 2 tháng
= 4 năm 10 tháng.
Bài tập 3: A (17 tuổi) phạm tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và bị
đưa ra xét xử theo khoản 1 Điều 180 BLHS. Xét tính chất nghiêm trọng của hành
vi phạm tội do A thực hiện còn hạn chế, hồn cảnh cơ nhỡ khơng có cha mẹ, khơng
gia đình nên Hội đồng xét xử đưa ra 2 phương án:
1. Phương án thứ nhất là áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với A và áp dụng biện
pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với A với thời hạn là 2 năm.
2. Phương án thứ hai là không áp dụng hình phạt cảnh cáo mà chỉ áp dụng biện
pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng với thời hạn là 2 năm đối với A


Hỏi: Anh (chị) lựa chọn phương án nào? Tại sao? Chỉ rõ cơ sở pháp lý?
 Phương án được lựa chọn là phương án thứ nhất là áp dụng hình phạt cảnh cáo
đối với A và áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với A với thời
hạn là 2 năm.

 Vì căn cứ quyết định hình phạt theo khoản 1 Điều 50 BLHS năm 2015 như sau:
 Thứ nhất, A phạm tội theo khoản 1 Điều 180 BLHS năm 2015 hình phạt
áp dụng đối với loại tội phạm này là cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không
giam giữ đến 02 năm.
 Thứ hai, xét về nhân thân thì A 17 tuổi và có hồn cảnh cơ nhỡ khơng có
cha mẹ, khơng gia đình. Nên theo khoản 1 Điều 96 BLHS năm 2015 thì
Tịa án có thể áp dụng thêm biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối
với A.
 Thứ ba, theo tình huống xét tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội
do A thực hiện còn hạn chế. Nên căn cứ theo khoản 1 Điều 51 BLHS năm
2015 thì A chỉ có một tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm h Điều này.
 Như vậy, với những lý do nêu trên thì phương án thứ nhất được áp dụng đối với
hành vi phạm tội của A.
Bài tập 4: Tùng 17 tuổi là con trai của chủ cơ sở sửa chữa xe ô tô. Do việc đua xe
trái phép gây tai nạn giao thông nên Tùng đã bị kết án về tội đua xe trái phép theo
khoản 1 Điều 266 BLHS với mức án 1 năm tù. Hãy xác định đường lối xử lý đối
với chiếc xe ơ tơ đó, nếu:
1. Chiếc xe ơ tơ đó là của khách hàng u cầu sửa chữa. Xe được sửa chữa xong,
chưa kịp giao cho khách thì Tùng lén lấy đem đua xe và bị bắt giữ.
2. Chiếc xe ơ tơ đó thuộc quyền sở hữu của cha Tùng. Cha Tùng thường cho con
mình sử dụng chiếc xe ô tô này để đi chơi. Trong lần đua xe này, ông cũng cho phép
Tùng lấy xe đi chơi như mọi lần. (Gợi ý: Xem thêm Luật giao thông đường bộ)
 Theo tình huống, Tùng chưa đủ điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 do chưa đủ tuổi và chưa có
bằng lái xe ơ tơ. Nên khi phạm tội theo khoản 1 Điều 266 BLHS năm 2015 thì
chiếc xe ơ tơ được xử lý như sau đối với:
 Trường hợp thứ nhất: căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định
100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thơng đường bộ và đường sắt do khơng có giấy phép lái xe nên chiếc
xe ơ tơ đó sẽ bị tạm giữ tối đa đến 07 ngày. Sau thời hạn này, do chiếc xe

ơ tơ đó là của khách hàng nên theo khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 cũng như khoản 2 Điều 47 BLHS năm 2015 thì
chiếc xe ơ tơ bị tạm giữ phải trả lại chủ sở hữu chiếc xe.
 Trường hợp thứ hai: cũng căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định
100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thơng đường bộ và đường sắt thì chiếc xe ơ tơ đó bị tạm giữ tối đa
đến 07 ngày. Sau thời hạn này, do chủ sở hữu chiếc xe là cha Tùng, biết


rõ Tùng chưa đủ tuổi được phép lái xe ô tô những vẫn cố ý giao xe cho
Tùng sử dụng. Nên theo khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 và khoản 3 Điều 47 BLHS năm 2015 thì chiếc xe đó có thể bị
tịch thu.
Bài tập 5: H là một thanh niên độc thân, đã có hành vi mua bán trái phép chất ma
túy trong một thời gian dài. H bị bắt quả tang cùng với 2 kg heroine được giấu
trong cốp xe ô tô hiệu BMW do chính H đứng tên. Trong q trình điều tra, cơ
quan điều tra xác định tài sản của H gồm có:
- Một chiếc xe ơ tơ hiệu BMW trị giá 50.000 USD;
- Một căn nhà có trị giá 300 triệu là tài sản thừa kế từ cha mẹ; - Một nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư từ lợi nhuận thu được do buôn bán
ma túy.
- Biết rằng hành vi mua bán trái phép chất ma túy của H thuộc trường hợp được quy
định tại khoản 4 Điều 251 BLHS.
Câu hỏi:
1. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào để xử lý 2 kg
heroine?
 Căn cứ theo điểm b, c khoản 1 Điều 47 BLHS năm 2015 thì 2kg heroine sẽ bị
tịch thu và tiêu hủy do là đó là chất cấm tàng trữ và lưu hành.
2. Dựa vào quy định của BLHS Tòa án phải áp dụng biện pháp nào liên quan đến
tài sản của H.
- Đối với tài sản là chiếc xe ô tô (là phương tiện dùng vào việc phạm tội) và nhà

hàng trị giá 5 tỷ VND (là khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội). Căn cứ theo
điểm a, điểm b khoản 1 Điều 47 BLHS năm 2015 thì các loại tài sản này sẽ bị
tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.
- Đối với tài sản là căn nhà có trị giá 300 triệu là tài sản thừa kế từ cha mẹ, không
phải là tài sản thu được từ việc phạm tội và không thuộc một trong các trường
hợp quy định tại Điều 47 BLHS năm 2015 nên sẽ không xử lý , căn nhà đó vẫn
thuộc sở hữu của H.
Bài tập 6: A mượn xe Honda của B. Sau khi mượn được xe, A đã dùng chiếc xe này
làm phương tiện cướp giật tài sản. Vụ việc bị phát giác, A bị Tòa án xét xử về tội
cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 171 BLHS. Tòa án phải xử lý như thế nào đối
với chiếc xe của B đã cho A mượn?
 A bị Tòa án xét xử về tội cướp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS
hiện hành. Dựa vào quy định tại khoản 2 Điều 47 BLHS Tịa án khơng áp dụng
biện pháp tịch thu chiếc xe Honda của B vì B cho A mượn và B hồn tồn khơng
biết việc A mượn xe của B để thực hiện việc phạm tội của A.


Bài tập 7: Ngày 25/10/2000, A đã phạm tội giết người có tính chất man rợ (lúc phạm
tội A đã thành niên). Hành vi phạm tội của A được quy định tại khoản 1 Điều 93
BLHS 1999 (có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình). A bỏ trốn. Cơ quan
có thẩm quyền khơng phát hiện ra người thực hiện tội phạm nên vụ án bế tắc. Sau
khi trốn về một tỉnh miền Tây, A đã thay tên đổi họ, đến sinh sống tại một thị trấn
nhỏ. Tại đây A đã lấy vợ, chăm chỉ làm ăn, nên cuộc sống trở nên khấm khá. A đã
có nhiều đóng góp cho địa phương, giúp đỡ vốn cho người khó khăn về kinh tế, tạo
công ăn việc làm cho người dân địa phương bằng cách mở rộng sản xuất, thu hút
nhân công. Trong đối xử với công nhân, A đã thực hiện nhiều biện pháp cho họ ổn
định cuộc sống.
Một hôm, A thú nhận tội lỗi về việc giết người với cợ và kể lại những dằn vặt mà
A thầm chịu đựng suốt những ngày tháng đã qua. Vợ A bàng hồng và đã khun
A ra trình diện. Ngày 20/7/2018, A dã ra trình diện với chính quyền địa phương,

khai nhận tội lỗi. Vụ việc được đưa ra xét xử.
Hãy xác định có những phương pháp xử lý như thế nào đối với A. Chỉ rõ căn cứ
pháp lý.
 Những phương án xử lý đối với A là:
 Theo BLHS năm 1999 thì tội giết người có mức án cao nhất là tử hình và
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người theo Khoản
1 Điều 93 BLHS 1999 là 15 năm. Nhưng A giết người vào ngày
25/10/2000 và đi tự thú ngày 20/7/2018 là gần tròn 18 năm tuy nhiên thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc
bị bắt giữ, nên mức án tử hình đối với A theo BLHS năm 1999 vẫn còn
hiệu lực.
 Theo BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì tội phạm giết người có tính
chất man rợ ở điểm i Khoản 1 Điều 123 BLHS thì có mức án cao nhất là
tử hình. Nhưng do A có 2 tình tiết giảm nhẹ là điểm r và s Khoản 1 Điều
51. Vì thế, Tịa án có thể áp dụng Điều 54 để quyết định một hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà luật đã quy định nhưng phải
trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật nên có thể xử A là tù
chung thân, mười hai hoặc hai mươi năm tù.
Bài tập 8: A là người đã thành niên phạm tội giết người theo khoản 1 Điều 123
BLHS. Do A có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS
nên Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 54 BLHS tuyên phạt A 5 năm tù. Hãy nhận xét
về quyết định của Tòa án.
(Biết rằng trường hợp giết người của A thuộc trường hợp tội phạm hồn thành).
 Quyết định của Tịa án là SAI.
 Vì A phạm tội giết người và mức hình phạt của A là 12 năm tù nhưng do A có
nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS hiện hành nên
Tòa án áp dụng Điều 54 BLHS là hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt nhưng phải liền kề nhẹ hơn của điều luật nên phải là 7 năm tù (quy định tại



Điều 9). Do đó, tịa án tun phạt 5 năm tù là hịa tồn khơng phù hợp với điều
luật của bộ luật đưa ra.
Bài tập 9: A 18 tuổi đã cướp giật tài sản của người khác và bị truy tố theo Điều 171
BLHS. Áp dụng trường hợp quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng theo Điều 54 BLHS thì có bao nhiêu phương án quyết định
hình phạt nhẹ hơn và hãy xác định mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với
A trong mỗi phương án nếu:
1. A bị xét xử theo khoản 1 Điều 171 BLHS;
2. A bị xét xử theo khoản 2 Điều 171 BLHS;
3. A bị xét xử theo khoản 4 Điều 171 BLHS.
Bài tập 10: A phạm tội trộm cắp tài sản bị Tòa án xử phạt 2 năm cải tạo không
giam giữ theo khoản 1 Điều 173 BLHS. Chấp hành hình phạt cải tạo khơng giam
giữ được 12 tháng thì A lại phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 134
và bị tạm giam 3 tháng ngay sau khi gây án. Đối với tội cố ý gây thương tích, A bị
Tịa án tuyên 3 năm tù giam.
Anh (chị) hãy tổng hợp hình phạt của hai bản án nói trên.
Cải tạo khơng giam giữ 2n
Chấp hanh đc 12 tháng
- Để xác định hình phạt chung cho cả 2 bản án ta căn cứ theo Điều 56 BLHS cụ
thể theo quy định tại khoản 1 Điều này: “1. Trong trường hợp một người đang
phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án
này, thì Tịa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định
hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp
hành hình phạt chung.”
- Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 55: “b) Nếu các hình phạt đã tun là cải tạo
khơng giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo khơng giam giữ được chuyển
đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển
đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều này;”

- Tổng hợp hình phạt của 2 bản án như sau:
Tổng số thời hạn tù của bản án đang chấp hành là 3 năm cộng với thời hạn tù
(được quy đổi từ hình phạt cải tạo khơng giam giữ áp dụng đối với tội đã phạm
trước khi có bản án này) là 3 năm trừ đi thời hạn đã chấp hành của bản án đang
có hiệu lực pháp luật là 12 tháng (1 năm) => 5 năm.
Bài tập 11: A phạm tội trộm cắp tài sản và bị Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 173 và
Điều 65 BLHS xử phạt một năm tù và cho hưởng án treo với thời gian thử thách


×