VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG
DẠY HỌC LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIAO TIẾP CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VŨ NGỌC ĐỨC
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
Tóm tắt: Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học phổ biến, được ứng dụng nhiều
trong dạy học hiện nay. Vận dụng phương pháp này vào từng môn học, vào từng nội
dung bài học đòi hỏi tư duy vận dụng linh hoạt, sáng tạo của giáo viên. Trong môn
Ngữ văn, khi dạy học làm văn nghị luận xã hội, việc lựa chọn đề tài thảo luận thích
hợp, tổ chức thảo luận nhóm về đề tài xã hội một cách khoa học, biết tìm tịi các kỹ
thuật dạy học nhóm phù hợp sẽ phát triển năng lực giao tiếp, góp phần nâng cao chất
lượng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh.
Từ khóa: thảo luận nhóm, nghị luận xã hội, năng lực giao tiếp.
1. MỞ ĐẦU
Trong dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học làm văn nói riêng, việc sử dụng phương pháp
thảo luận nhóm là một biện pháp hiệu quả để giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển các
năng lực như: năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề. Đây đều là những
năng lực tổng thể, làm cơ sở đề hình thành các năng lực làm văn nghị luận xã hội (NLXH) tương
ứng. Mặt khác, chính tính chất mở, tích hợp và phức tạp của các đề tài xã hội đòi hỏi sự cộng tác
ý kiến của nhiều cá nhân mới có thể giải quyết một cách thấu đáo, đa chiều, thuyết phục.
Thảo luận nhóm trong dạy học làm văn NLXH là cách thức chia lớp thành nhiều nhóm
nhỏ, các thành viên trong nhóm trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một đề tài xã hội nhằm hình
thành và phát triển các năng lực làm văn tương ứng. Bởi vậy, thảo luận nhóm là phương tiện học
hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình
đẳng, biết đón nhận quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân.
Về vai trị của phương pháp thảo luận nhóm trong việc hình thành và pháp triển năng lực
HS, chúng tơi cho rằng, năng lực giao tiếp (bằng ngơn ngữ nói hoặc viết) là năng lực chủ yếu và
quan trọng nhất mà phương pháp thảo luận nhóm hướng tới. Theo đó, với đề tài thảo luận thuộc
phạm trù xã hội, phương pháp thảo luận nhóm sẽ góp phần quan trọng vào việc hình thành và
phát triển năng lực giao tiếp về các vấn đề xã hội cho HS. Trong bài viết này, chúng tôi đề xuất
một số ý kiến về việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học làm văn NLXH
nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho HS trung học phổ thông.
2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
2.1. Cơ chế phát triển năng lực giao tiếp trong thảo luận nhóm về đề tài xã hội
Là dạng thức hoạt động đặc trưng của con người, giao tiếp tham gia vào tất cả các dạng
hoạt động khác (lao động, vui chơi, học tập…) với nhiều hình thức khác nhau: giao tiếp giữa cá
nhân với cá nhân; giữa cá nhân với nhóm; giữa nhóm với nhóm; giữa nhóm với cộng đồng. Giao
tiếp là quá trình quan hệ, tác động qua lại giữa con người và con người, trong đó con người trao
đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi lẫn nhau, đồng thời tự điều
chỉnh hành vi của mình [5; tr. 25]. Năng lực giao tiếp trong học tập được đặc trưng bởi khả năng
trao đổi thông tin - cảm xúc bằng phương tiện ngôn ngữ nói và viết một cách chính xác, rõ ràng,
61
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
CYS 2016
dễ hiểu, chặt chẽ, chuyên môn, hiệu quả và phù hợp. Bản chất của hoạt động thảo luận nhóm
trong dạy học là một hoạt động giao tiếp tương tác đa chiều, có định hướng sư phạm, trong đó
các HS trao đổi thông tin, ý tưởng về nội dung bài học nhằm lĩnh hội thông tin và điều chỉnh
nhận thức một cách chủ động, từ đó hình thành và phát triển năng lực giao tiếp.
Trong bài học Làm văn NLXH, việc hiểu rõ cơ chế phát triển năng lực giao tiếp trong thảo
luận nhóm về đề tài xã hội sẽ là định hướng để vận dụng phương pháp dạy học này một cách có
chủ đích và phát huy hiệu quả dạy học. Cơ chế này được thực hiện như sau: trong thảo luận nhóm,
thơng qua sự tiếp xúc tâm lí giữa HS với HS, xoay quanh một vấn đề xã hội, HS trao đổi với nhau
về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau. Từ đó hình thành khả năng
giao tiếp nhanh nhạy, linh hoạt, đa chiều về vấn đề xã hội. Đặc biệt là khả năng nhận thức, thuyết
phục lẫn nhau trong giao tiếp cũng sẽ được rèn luyện và phát huy thông qua thảo luận nhóm trong
các tiết học làm văn NLXH. Khi đã có được tư duy và khả năng giao tiếp như trên, HS sẽ có năng
lực để viết tốt một bài làm văn NLXH - mang tư cách là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ viết, đặc biệt là việc phát huy tính đối thoại, điểm độc đáo cùng sự sắc sảo trong lập luận,
tạo ra khả năng đánh giá vấn đề xã hội được đa diện và sâu sắc hơn.
Như vậy, từ hoạt động thảo luận nhóm, năng lực giao tiếp đã trở thành điều kiện cho tư
duy viết văn, giúp HS có tư duy tổ chức đối thoại và xây dựng lập luận trong hoạt động làm văn
NLXH. Thảo luận nhóm chính là phương pháp quan trọng nhất để hình thành năng lực giao tiếp.
Đây cũng là một yêu cầu trong cấu trúc năng lực tối thiểu mà HS cần có khi tham gia vào đời
sống xã hội với tư cách là một công dân.
2.2. Tổ chức dạy học NLXH theo phương pháp thảo luận nhóm
Quy trình tổ chức dạy học NLXH theo phương pháp thảo luận nhóm cũng thống nhất với
một quy trình thảo luận nhóm nói chung như: lựa chọn vấn đề thảo luận chia nhóm giao
nhiệm vụ, giới hạn thời gian thảo luận giám sát hoạt động thảo luận trình bày kết quả thảo
luận tổng kết, đánh giá. Quy trình này đã được mơ tả cụ thể ở nhiều tài liệu. Ở đây, chúng tôi
chỉ lưu ý một số vấn đề khi vận dụng quy trình thảo luận nhóm vào dạy học làm văn NLXH
nhằm phát huy năng lực giao tiếp cho HS như sau:
2.2.1. Lựa chọn đề tài thảo luận trong dạy học làm văn NLXH theo hướng phát huy năng lực
giao tiếp cho HS
Việc lựa chọn này cần theo nguyên tắc: Không lạm dụng thảo luận nhóm để giải quyết
những vấn đề vụn vặt, vấn đề cần thảo luận cần có tính chất phức hợp, cần huy động tư duy của
nhiều HS để tháo gỡ những tình huống học tập khó khăn có u cầu cao. Theo đó, vấn đề thảo
luận trong dạy học làm văn NLXH có thể là: lập dàn ý cho một đề bài; vẽ sơ đồ tư duy minh họa
cho logic lập luận của một mẫu văn NLXH; xây dựng ý tưởng, phương án lập luận chứng minh,
giải thích, bàn luận, bác bỏ một vấn đề - tư tưởng xã hội; xây dựng phương án nghiên cứu tình
huống xã hội nào đó… Đề tài thảo luận càng mang tính phức hợp với nhiều mối quan hệ, nhiều
chiều đánh giá thì càng hỗ trợ phát triển năng lực giao tiếp xã hội sắc sảo, linh hoạt cho học sinh.
Ví như:
Tình u tuổi học trị.
Facebook, lợi hay hại?
Cuộc sống cần “bánh mì” hay “hoa hồng”?
Chợ quê hay siêu thị?
Nói dối có hại cho bản thân?
62
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016
11/2016
Các đề tài thảo luận trên đều chứa đựng nhiều hướng đánh giá, kích thích tư duy đối thoại,
lập luận, phản biện từ phía học sinh. Từ đó mở ra khả năng phát triển năng lực giao tiếp từ giao
tiếp thông thường lên trình độ giao tiếp chính luận - giao tiếp hội thảo.
Cần lưu ý, với các bài tập yêu cầu kỹ năng diễn đạt - chuyển ý thành lời (điển hình như
dạng bài tập viết đoạn văn), vốn là thuộc tính năng lực lời nói của cá nhân nên khơng thể sử
dụng dạng bài tập này để thảo luận nhóm.
2.2.2. Tổ chức quá trình thảo luận về đề tài xã hội theo hướng phát huy năng lực giao tiếp
cho HS
Bên cạnh một số kỹ thuật dạy học theo nhóm như kỹ thuật giám sát hoạt động nhóm, tổ chức
thuyết trình -phản biện giữa các nhóm, giáo viên (GV) cần cho phép, thậm chí khuyến khích HS có
nhiều hướng giải quyết vấn đề, nhiều diễn giải và đánh giá đa chiều về một đề tài xã hội.
Điều quan trọng là trong quá trình điều hành, tổ chức thảo luận, GV phải khuyến khích,
định hướng người học suy nghĩ và giải thích, diễn giải hay đánh giá một cách thận trọng. Tùy
thuộc vào thời gian, tầm quan trọng của vấn đề mà cuộc thảo luận có thể diễn ra ngắn hay dài.
Một đề tài có thể là đầu mối hoặc nguồn cảm hứng cho một cuộc tranh luận đầy bản lĩnh về các
vấn đề liên quan đến đạo đức, tâm lí, xã hội, mơi trường hoặc văn hóa… Thơng qua hoạt động
thảo luận - tranh luận, HS biết trình bày rõ ràng quan điểm cá nhân, biết lập luận để bảo vệ quan
điểm của mình một cách thuyết phục, nghe hiểu và biết chắt lọc thông tin, điều chỉnh nhận thức
qua đối thoại, có phản hồi linh hoạt và phù hợp… Đó là những biểu hiện của năng lực giao tiếp
về các vấn đề xã hội.
Ví dụ: Suy nghĩ của anh/chị về luận điểm: “Nói dối có hại cho bản thân?”. HS có thể thảo
luận - thuyết trình - tranh luận theo các hướng sau:
Nói dối thật sự có hại cho bản thân: lí giải, minh chứng.
Nói dối khơng phải lúc nào cũng có hại. Có những lời nói dối vơ hại, lời nói dối “lương
thiện”: lí giải, minh chứng.
Nói dối có hại hay vô hại phụ thuộc vào động cơ của người nói?
Bạn thích nghe lời nói thật hay nói dối?
Tâm lí con người rất phức tạp, nhiều vấn đề không thể rõ ràng, minh bạch theo kiểu thật
hay dối, hại hay lợi, nhất là những vấn đề thuộc phạm trù cảm xúc, tình cảm. Ví như câu thơ:
“Em bảo anh đi đi/ Sao anh không đứng lại?....” (Silva Kaputikyan).
Khi HS thảo luận, GV cần di chuyển vịng quanh các nhóm, vừa để kiểm sốt hoạt động
của các thành viên trong nhóm, vừa để nắm bắt hướng giải quyết vấn đề của mỗi nhóm. Sau thời
gian thảo luận, các nhóm cử đại diện lên trình bày trong khoảng 2 - 3 phút, các thành viên nhóm
khác nêu phản biện, đặt câu hỏi, nếu không trả lời được hoặc trả lời chưa đủ, các thành viên khác
trong nhóm bổ sung. Nếu cuộc thảo luận bị “tắc” bởi vấn đề chưa được giải đáp thấu đáo hay
vấn đề chưa được phát hiện, GV cần chuẩn bị câu hỏi gợi ý cho cả hai bên, đảm bảo một cuộc
thảo luận sn sẻ và có chiều sâu tư duy. Hết thời gian thuyết trình - bảo vệ quan điểm của các
nhóm, GV cần nhận xét, rút ra kết luận khái quát. Kết luận này cần mang tính chất định hướng
trên cơ sở ý kiến thảo luận của cả lớp, chứ khơng áp đặt.
Ví dụ: Với luận điểm “Nói dối có hại cho bản thân”, dựa trên kết quả thảo luận của HS,
GV có thể tổng hợp, khái quát theo hướng sau:
63
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
CYS 2016
Về nội dung luận điểm: Luận điểm này có nhiều cách đánh giá. Để hiểu tính chất của một
lời nói cần phải căn cứ vào động cơ của người nói và hệ quả mà lời nói ấy mang lại. Lời nói dối
cũng vậy. “Lời nói dối có hại” thật tiêu cực, làm mất lịng tin, suy giảm nhân cách; nhưng “lời
nói dối lương thiện” đôi khi là một cách ứng xử thật đẹp và tế nhị.
Về cách thức diễn đạt luận điểm: HS sử dụng thao tác lập luận bình luận hoặc so sánh
theo mối quan hệ hai chiều, tính hai mặt của một vấn đề và tổng hợp theo một giá trị sống
thống nhất.
Nếu thực hiện được cách thức định hướng thảo luận nhóm như vậy, HS sẽ phát triển được
tư duy đối thoại, bàn luận đánh giá vấn đề NLXH một cách đa chiều, thấu đáo và sâu sắc hơn.
Càng được trải nghiệm các tiết dạy học Làm văn NLXH hay các tiết ôn tập về văn NLXH theo
phương pháp thảo luận nhóm, HS sẽ càng tự tin và linh hoạt hơn trong phát biểu, thuyết trình,
viết bài luận với khả năng tư duy đa chiều, với những ý tưởng sâu sắc, độc đáo, toàn diện cùng
cách lập luận và trình bày thuyết phục.
2.3. Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong thảo luận nhóm nhằm nâng cao tính tương
tác giao tiếp giữa các HS
Một trong những tiêu tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động thảo luận
nhóm là tính tương tác giao tiếp. Tương tác là sự tác động qua lại, có ảnh hưởng lẫn nhau giữa
các đối tượng. Trong giao tiếp ngôn ngữ, tương tác thể hiện ở tính chủ động, tích cực, hợp tác
trong việc đề xuất và trao đổi thông tin của các nhân vật tham gia giao tiếp, nhằm thiết lập quan
hệ và thực hiện hiệu quả các mục đích giao tiếp.
Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS và nâng cao tính tương tác giao tiếp ở mức độ
cao nhất, các nhà giáo dục học cũng bàn luận rất nhiều đến các kỹ thuật dạy học được sử dụng
trong dạy học nhóm như: kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật 635, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật ổ bi… Kỹ
thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của GV và HS trong các tình huống
hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những
đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học nên chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập.
GV cần chú ý nắm vững các kỹ thuật này trong dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm để tổ
chức q trình hoạt động nhóm cho hiệu quả.
Các kỹ thuật dạy học tích cực được trình bày sau đây đều có tính ứng dụng cao trong dạy
học làm văn NLXH theo phương pháp thảo luận nhóm. GV có thể lựa chọn và sử dụng các kỹ
thuật dạy học trong dạy học lí thuyết, thực hành - luyện tập, củng cố - ôn tập trong các tiết dạy
học làm văn NLXH.
Kỹ thuật dạy
học tiêu biểu
Cách thức thực hiện
- GV nêu câu hỏi/vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
Phịng tranh
- Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt
động nhóm) phác họa ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên
một tờ bìa và treo lên tường xung quanh lớp học như một
triển lãm tranh.
- HS cả lớp đi xem “triển lãm” và có thể có ý kiến bình luận
hoặc bổ sung.
- Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp
lại và tìm phương án tối ưu.
64
Ứng dụng dạy học
làm văn NLXH
- Lập dàn ý cho một
đề bài.
- Phân tích, nhận xét
mẫu văn.
- Tìm dẫn chứng
minh họa cho một
vấn đề…
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016
11/2016
- HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết
một nhiệm vụ khác nhau.
- Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào
giấy A0 xong, các nhóm sẽ ln chuyển giấy cho nhau.
Cơng đoạn
- Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau
đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và
nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý.
- Cứ như vậy cho đến khi tờ giấy của nhóm nào trở về với
nhóm ấy. Trên cơ sở ý kiến của các bạn, các nhóm sẽ hồn
thiện kết quả thảo luận của nhóm và treo kết quả thảo luận
lên tường lớp học.
- Viết chủ đề/ý tưởng chính ở trung tâm.
Bản đồ tư duy
- Từ chủ đề/ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính,
trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc
ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên.
- Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp
những nội dung thuộc nhánh chính đó.
- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
Trong tranh luận chia phe, những ý kiến khác nhau và những
ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem
xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau.
Tranh luận
chia phe
(tranh luận
ủng hộ - phản
đối)
- Các thành viên được chia thành 2 nhóm theo 2 hướng ý
kiến đối lập nhau về một chủ đề cần tranh luận. Mỗi nhóm
cần thu thập những lập luận ủng hộ, cịn nhóm đối lập thu
thập những luận cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận.
- Mỗi nhóm trình bày lập luận của mình. Nhóm ủng hộ đưa ra
lập luận ủng hộ, tiếp đó nhóm phản đối đưa ra lập luận phản
đối và cứ tiếp tục như vậy.
- Thảo luận chung, đánh giá, kết luận thảo luận.
- Lập dàn ý chi tiết
cho một đề bài.
- Xây dựng ý tưởng,
đề tài và đề cương
dự án xã hội học.
- Lập dàn ý chi tiết
cho một đề bài.
- Ơn tập, hệ thống
hóa các kiến thức cơ
bản về thao tác lập
luận, về lí thuyết làm
văn NLXH
- Rèn luyện khả
năng lập luận, có
tính ứng dụng cao
trong bài học kết hợp
các thao tác lập luận
như: phân tích, bàn
luận, so sánh, bác
bỏ.
- Vấn đề xã hội trong
tranh luận phải có
tính chất 2 mặt, chứa
đựng xung đột nhận
thức…
Các kỹ thuật dạy học trên đòi hỏi tất cả HS phải tham gia hoạt động với tính chủ động và
linh hoạt cao nhất. Trong một khoảng thời gian nhất định, các kỹ thuật dạy học có khả năng huy
động tư duy nhanh nhạy, đa chiều và đảm bảo quá trình liên kết, tác động, ảnh hưởng qua lại
giữa các tư duy ấy. Bên cạnh đó, các kỹ thuật dạy học cịn mở rộng không gian cho những hoạt
động thể chất (di chuyển nhanh, đi “xem” triển lãm, vẽ…) để tăng cường khả năng kết nối giao
tiếp giữa các thành viên, đẩy mạnh việc trao đổi thông tin, cộng tác ý tưởng, phản biện, tác động,
tự nhận thức và điều chỉnh tư duy… Từ đó, tính tương tác giao tiếp sẽ được nâng cao, phương
pháp thảo luận nhóm sẽ đạt được hiệu quả hơn trong việc phát triển năng lực giao tiếp cho HS.
3. KẾT LUẬN
Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học phổ biến, được ứng dụng nhiều trong dạy học
hiện nay. Tuy nhiên để vận dụng phương pháp này vào từng môn học, vào từng nội dung bài học
lại đòi hỏi tư duy vận dụng linh hoạt, sáng tạo của GV. Trong môn Ngữ văn, từ đặc trưng của
65
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
CYS 2016
dạng bài làm văn NLXH, GV cần vận dụng, phát huy phương pháp thảo luận nhóm trong dạy
học làm văn NLXH. Việc lựa chọn đề tài thảo luận thích hợp, tổ chức thảo luận nhóm về đề tài
xã hội một cách khoa học, biết tìm tịi, đổi mới các kỹ thuật dạy học nhóm sẽ phát triển năng lực
giao tiếp xã hội cho học sinh, hình thành tư duy linh hoạt, sáng tạo và sâu sắc trong tạo lập bài
văn NLXH - cũng là một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ viết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
[6]
Bộ Giáo dụcvà Đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn, cấp THPT, Hà Nội, 2014.
Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội.
Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2009), Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2009), Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (2014), Giáo trình Giao tiếp sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
Nguyễn Quốc Siêu (2005), Kỹ năng làm văn nghị luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Title: THE APPLICATION OF THE GROUP DISCUSSION METHOD IN TEACHING AND
LEARNING THE SOCIAL DEBATE TO DEVELOP THE COMMUNICATION COMPETENCY FOR
STUDENTS AT HIGH SCHOOL
Abstract: Group discussion is a popular teaching method that is applied much in teaching nowadays.
Applying this method to every subjects and every contents of lessons, the teachers have to apply it
actively and creatively. In Language Arts and Literature, teaching the social debate, choosing the suitable
topics, setting up group discussion about society logically and knowing how to find out teaching and
learning group discussion techniques will develop the ways the students communicate and contribute to
exalting the quality of writing the social debate for them.
Keywords: group discussion, social debate, communication competency.
VŨ NGỌC ĐỨC
Học viên Cao học, Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Văn - tiếng Việt, khóa 23 (2013 2015), Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế.
Số điện thoại: 01673836843, Email:
66