RÈN KHẢ NĂNG VẬN DỤNG TRI THỨC LÝ LUẬN VĂN HỌC
CHO SINH VIÊN GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
NGUYỄN THỊ NGA
Trường Đại học Quảng Bình
Tóm tắt: Trong hoạt động giải mã, cắt nghĩa các hiện tượng văn học, Lý
luận văn học là chiếc chìa khóa, là cẩm nang quan trọng không thể thiếu.
Người giáo viên ở trường Tiểu học càng cần thiết phải có tri thức Lý luận
văn học để dạy Tiếng Việt đạt hiệu quả. Trong đào tạo giáo viên Tiểu học,
các cơ sở cần phải nhận thức đúng giá trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của Lý
luận văn học đối với việc dạy học Tiếng Việt để tìm giải pháp khả thi nhất
bồi dưỡng tri thức này cho người học. Qua thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu
này đưa ra một số biện pháp cụ thể giúp sinh viên tăng cường vận dụng tri
thức Lý luận văn học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Từ khóa: rèn, biện pháp, lý luận văn học, đào tạo, giáo viên Tiểu học.
1. VAI TRÒ CỦA LÝ LUẬN VĂN HỌC TRONG DẠY TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
Lý luận văn học - một bộ môn khoa học nghiên cứu những quan niệm lý thuyết
chung về văn học. Đó là bộ mơn chẳng những đúc kết các quy luật bản chất của văn học
thành phạm trù khái niệm mà cịn từ đó trở lại phục vụ cho việc nghiên cứu, khám phá
văn chương một cách có cơ sở khoa học và đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng từ những
chi tiết cụ thể để bước lên nấc cao hơn khái quát thành văn học sử, trào lưu, giai đoạn,
thời kỳ,…
Ở trường Tiểu học, Lý luận văn học có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong dạy học
Tiếng Việt. Tri thức cơ bản của lí luận văn học giúp giáo viên nghiên cứu, giải mã, cắt
nghĩa các hiện tượng văn học. Các kiến thức lý luạn văn học được vận dụng để làm cẩm
nang dạy Tiếng Việt cho học sinh. Bởi nếu không có những kiến thức cơ bản cốt yếu về
Lý luận văn học thì người đứng lớp ở trường Tiểu học làm sao có thể đọc, kể đúng
giọng điệu một tác phẩm văn học. Nếu thiếu kiến thức lý luận văn học làm sao có thể
tạo hứng thú, phát triển tư duy cũng như định hướng thẩm mĩ đối với cho người học văn
khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương. Đó là chưa nói đến chuyện giáo viên phải đọc
diễn cảm, kể chuyện hay, hấp dẫn để làm mẫu giúp cho việc giáo dục học sinh. Khơng
hiểu sâu sắc hình tượng nghệ thuật làm sao có thể phân tích chỉ rõ cho học sinh thấy
được nhân vật hiển hiện trong tác phẩm. Từ đó giúp các em nhập thân đúng số phận
nhân vật để có thể đọc đúng vai giao tiếp. Nếu khơng có kiến thức về thể loại văn học
(thơ, truyện, ký, kịch) sao có thể nắm vững đặc trưng của nó để lựa chọn phương pháp,
cách thức tiến hành một tiết Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn gây ấn tượng đối với học
sinh. Nếu không nắm được kiến thức cốt yếu về đối tượng, nội dung, chức năng văn học
thì người dạy Tiếng Việt ở trường Tiểu học chắc chắn sẽ khó có thể tăng cường ý nghĩa
giáo dục, giáo dưỡng, yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác, cái xấu. Những kiến thức về
353
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ
2017
ngôn ngữ văn học, đề tài, chủ đề, kết cấu, cốt truyện… là cơ sở không thể thiếu để giáo
viên dẫn dắt học sinh đến với nghệ thuật thông qua con đường đọc diễn cảm, đọc hiểu
tác phẩm. Cũng từ đó khơi gợi, hình thành cảm hứng nghệ thuật, thiên hướng cá nhân
cho học sinh ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường Tiểu học. Nếu khơng có kiến thức
về hình tượng nghệ thuật thì người dạy khó lịng tìm ra điểm sáng thẩm mỹ để rút từ
thần, từ mang tính điểm nhãn, tìm điểm nhấn quan trọng giúp học sinh tìm hiểu bài đọc
và làm cơ sở đọc đúng, đọc diễn cảm trong bài Tập đọc. Có kiến thức về nhịp thơ, nhạc
điệu, vần sẽ là cơ sở khoa học quan trọng cho người dạy đọc thơ hay, có điểm nhấn lướt
đúng chỗ, hấp dẫn lôi cuốn học sinh vào tiết học tạo hứng thú cho các em tiếp cận môn
học. Những phân tích sơ lược trên nhằm giúp chúng ta thấy vai trò của Lý luận văn học
đối với dạy học ở Tiểu học. Điều đó địi hỏi trong q trình đào tạo giáo viên Tiểu học,
chúng ta cần thiết phải nhận thức đúng ý nghĩa, sự đắc dụng của Lý luận văn học, định
hướng tìm cách cung cấp tri thức cho người học và vận dụng nó vào quá trình dạy học.
Lý luận văn học là một mơn học rất khó, nó vừa là mơn cơ sở vừa là môn công cụ,
trang bị kiến thức nền để hiểu biết tác giả, tác phẩm. Nó đồng thời vừa là cơng cụ khái
niệm để giảng dạy tác phẩm văn học ở trường Tiểu học. Ở trường Đại học, trong đào
tạo giáo viên Tiểu học, khơng có học phần riêng dành cho Lý luận văn học. Yêu cầu của
chương trình khung, kiến thức Lý luận văn học chỉ là một phần nhỏ cùng xây dựng
chung với học phần Văn học 1. Theo đó giảng viên phải lựa chọn các kiến thức Lý luận
văn học cần cung cấp và giúp cho sinh viên vận dụng lý thuyết đã học vào thực hành
phân tích tác phẩm văn học và giảng dạy các phân môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Vấn đề
đặt ra làm sao sinh viên có đủ vốn kiến thức về Lý luận văn học khá cơ bản để tiếp nhận
văn học một cách có ý thức. Nghĩa là tiếp nhận khơng dừng lại ở cảm tính mà cịn đi sâu
vào lý tính: từ sự rung động, đi vào lý giải những bản chất của hiện tượng, đi vào chiều
sâu hình tượng nghệ thuật để khám phá nội dung tác phẩm văn chương. Chính những
hiểu biết này sẽ là cơ sở khoa học để người học cảm và hiểu tác phẩm văn học giúp cho
việc học Văn ở chương trình đào tạo tốt hơn và vận dụng kiến thức Lý luận văn học để
giảng dạy ở trường Tiểu học sau này.
2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG TRI THỨC LÝ LUẬN VÀ GIÚP SINH
VIÊN GIÁO DỤC TIỂU HỌC VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN GIẢNG DẠY
Từ những phân tích trên, chúng ta thấy cần thiết phải tìm ra những biện pháp để
tăng cường tri thức Lý luận văn học trong đào tạo giáo viên Tiểu học cũng như đưa ra
những định hướng cơ bản giúp họ vận dụng lý luận vào giảng dạy ở thực tiễn. Qua tìm
hiểu thực trạng chúng tơi rút ra một số biện pháp như sau:
- Hướng dẫn sinh viên làm việc với giáo trình, tài liệu bài giảng để tìm hiểu tri
thức lý luận văn học
Trước tiết học đầu tiên, sinh viên đã có đủ tài liệu bài giảng (của giảng viên) và
các tài liệu tham khảo khác để tạo điều kiện cho họ nắm được nội dung, chương trình,
mục tiêu cần đạt. Biện pháp này thường làm khi đặt ra vấn đề tự học. Nhưng đối với
phần Lý luận văn học thì giảng viên cần phải hướng dẫn cụ thể, đọc cái gì, như thế nào,
354
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...
03/2017
yêu cầu cần đạt được khi đọc chứ không chỉ giới thiệu tên sách, tác giả. Yêu cầu sinh
viên đọc toàn bộ bài giảng, đọc những giáo trình có liên quan đến các vấn đề của nội
dung chương trình. Giảng viên hướng dẫn sinh viên từng phần, từng chương, bài cụ thể,
các khái niệm. Vấn đề nêu ra phải được sinh viên trả lời, giải đáp qua việc đọc tài liệu,
qua tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp, khái qt hố. Có thể yêu cầu sinh viên: tóm
tắt lại nội dung vấn đề liên quan đến chương trình, nêu lên những ý chính cần thiết, so
sánh các quan điểm khoa học từ các tài liệu, rút ra sự giống, khác nhau giữa chúng và
chốt lại.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập tình huống, tạo cơ hội cho sinh viên tư duy,
tác động vào khả năng tìm tịi, suy nghĩ, chủ động tiếp nhận tri thức một cách sáng tạo.
Để xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập tình huống, giảng viên phải có sự chuẩn
bị kỹ, nên đưa ra vấn đề mà khơng phải giáo trình, bài giảng đã có phương án trả lời
sẵn, tạo điều kiện cho sinh viên động não. Mỗi nội dung dạy nên chuẩn bị 3 đến 5 câu
hỏi. Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính phát triển với nhiều dạng khác nhau (khi đưa ra
câu hỏi nhận diện, lúc dùng kiểu câu hỏi vận dụng, cũng có thể nêu các câu hỏi kiểu
sáng tạo) để tác động vào tư duy sinh viên.
Chẳng hạn: Khi tìm hiểu đặc trưng của ngơn ngữ, chúng ta có thể đặt vấn đề:
Giáo trình Lý luận văn học cho rằng: “Ngơn ngữ nghệ thuật có tính hình tượng
và tính tổ chức cao”. Ý kiến của anh (chị) như thế nào? Hãy lý giải vấn đề này . Sinh
viên buộc phải so sánh, phân tích mới có thể giải thích thoả đáng. Sau khi giải quyết các
vấn đề đặt ra, sinh viên đúc kết các tri thức Lý luận văn học. Ở đây, sinh viên tham gia
vào quá trình tiếp nhận tri thức, giảng viên chỉ là người hướng dẫn, bổ sung khi cần
thiết. Giảng viên không áp đặt, khơng tìm hiểu thay. Nhưng phải lưu ý các câu hỏi
khơng vụn vặt, thiếu chọn lọc, sa vào hình thức mà phải sinh động hiệu quả. Cách hỏi
của giảng viên phải thực sự đưa sinh viên vào tình huống có vấn đề.
- Tăng cường thảo luận để kích thích tính tích cực chủ động chiếm lĩnh tri thức
nhằm bổ sung và củng cố các vấn đề lý luận cho sinh viên trong dạy văn học dân gian,
văn học trung đại, văn học hiện đại, văn học thiếu nhi.
+ Trong dạy bài khái quát, chúng ta có thể củng cố và nâng cao kiến thức về đối
tượng, nội dung, đặc trưng, chức năng của văn học. Trong dạy phần văn học dân gian,
chúng ta chú trọng phân tích vai trị, giá trị ý nghĩa của văn học đối với trẻ Tiểu học. Từ
đó rút ra chức năng của chúng.
Chẳng hạn: khi dạy bài văn học dân gian, giảng viên có thể cho sinh viên thảo
luận về giá trị, ý nghĩa của chúng. Sau đó u cầu sinh viên trình bày và giảng viên chốt
lại ý cơ bản: “Từ thuở lọt lòng trong chiếc nơi tre, bằng những lời ru câu hị của bà của
mẹ, văn học dân gian đã đưa trẻ thơ vào giấc ngủ. Lời ru, những câu chuyện kể đã gửi
gắm tình thương yêu của mẹ đến với con trẻ. Các em được nuôi dưỡng trong “cái nôi”
của văn học dân gian. Đó là cánh cửa mở ra chân trời mới lạ trong nhận thức của các
em. Khi các em mới bập bẹ nói, những lời ru, tiếng hát, bài đồng dao vui chơi trở thành
355
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ
2017
phương tiện dẫn dắt đầu tiên cho lời ăn, tiếng nói củ trẻ. Trẻ dần dần hình thành nhân
cách, những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết hấp dẫn thú vị lơi cuốn các em vào những
hoạt động vui chơi bổ ích, sống giữa cộng đồng và dần dần nhận thức được cuộc sống
xung quanh. Có thể nói văn học dân gian là cội rễ, là nguồn sữa ngọt ngào nuôi dưỡng
tâm hồn các em. Văn học dân gian là người bạn đồng hành của trẻ thơ. Trẻ có nhu cầu
tha thiết nhất đó là niềm ham thích được nghe kể chuyện. Bởi truyện dân gian với
những đặc điểm nội dung và nghệ thuật đã trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu
trong đời sống của trẻ. Trẻ biết sống, hoá thân vào nhân vật, thẳng thắn, hồn nhiên, chia
sẻ nguồn vui nỗi buồn với nhân vật”. Từ đó sinh viên nhận thức được các chức năng:
nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giải trí…
+ Khi dạy bài tác phẩm văn học, chúng tôi chú trọng củng cố các khái niệm nhân
vật văn học và bổ sung các kiến thức về nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung
gian, nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tư tưởng thơng qua hệ thống câu
hỏi gợi mở. Chẳng hạn: dạy cổ tích, ngồi việc cung cấp khái niệm, đặc trưng phân loại
và yêu cầu vận dụng phân tích một số truyện cổ, chúng tơi u cầu sinh viên trình bày
để củng cố kiến thức Lý luận văn học về nhân vật chức năng (ông Bụt trong truyện Tấm
Cám, mụ Phù thủy trong truyện cổ Andecxen). Hoặc khi dạy ca dao, dân ca chúng ta có
thể tăng cường tri thức Lý luận văn học về hình tượng nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình,
đối tượng trữ tình.
+ Trong dạy bài tác giả, chúng tôi tăng cường thêm tri thức Lý luận văn học về đề
tài, chủ đề, ngơn ngữ, hình tượng nghệ thuật... Chẳng hạn: dạy tác giả Trần Đăng Khoa,
giảng viên yêu cầu sinh viên tìm hiểu các vấn đề về đề tài, chủ đề, ngôn ngữ trong thơ
ông. Từ đó củng cố kiến thức Lý luận văn học đã học.
- Vận dụng tri thức lý luận văn học vào giảng dạy các phân môn để tăng cường
khả năng phân tích, cảm thụ văn học cũng như nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh
viên giáo dục Tiểu học
Để gắn lý thuyết với thực hành, tăng cường khả năng ứng dụng kết hợp rèn kỹ
năng nghề nghiệp, chúng tôi thường xun tạo tình huống cho sinh viên có cơ hội vận
dụng kiến thức Lý luận văn học vào việc rèn kỹ năng nghề nghiệp khi học các học phần
phương pháp dạy học Tiếng Việt. Chẳng hạn chúng tôi ra bài tập lựa chọn các tác phẩm
trong chương trình Tiểu học (Mẹ, Truyện cổ nước mình, Cái cầu, Dế mèn phiêu lưu ký,
Khơng gia đình…) để rèn kỹ năng đọc. Muốn đọc tốt, sinh viên buộc phải có những
hiểu biết cơ bản về đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, cấu trúc nội tại cũng như nội dung, nghệ
thuật tác phẩm. Người học phải nắm bắt được nhân vật, nhân vật trữ tình, chủ thể trữ
tình, cảm hứng chủ đạo... để tìm giọng điệu chính của tác phẩm. Hoặc từ tri thức về
nhân vật văn học, sinh viên có thể vận dụng để dạy Tập làm văn tả người ở lớp 5. Từ đó
giúp sinh viên có cơ hội vận dụng tri thức lý luận văn học để giảng dạy trong môi
trường cụ thể. Nghĩa là dạy học trên cơ sở nâng cao tri thức Lý luận văn học theo định
hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Nghề dạy học được thực hiện tốt hay không một phần
rất lớn được trang bị ở trường Sư phạm. Đó là mối quan hệ gắn kết giữa tri thức khoa
học bộ môn và kỹ năng nghề nghiệp.
356
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA...
03/2017
3. KẾT LUẬN
Lý luận văn học là bộ công cụ giúp sinh viên học tốt các học phần và sau này
hành nghề dạy học. Nó góp phần khơng nhỏ làm hành trang vào đời cho sinh viên. Với
tư cách là khoa học về văn chương, nó trang bị những tri thức cơ bản về lý luận văn học
từ đó làm cơng cụ để đọc đúng, đọc diễn cảm, phân tích, bình giá văn chương. Về
phương diện này, Lý luận văn học cung cấp cho sinh viên chìa khố để giải mã tác
phẩm, cảm thụ văn chương theo đúng bản chất của nó. Nắm được hệ thống tri thức này,
sinh viên có cơ sở khoa học để lý giải và vận dụng các phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực của học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy. Lý luận văn học không được
dạy ở trường Tiểu học mà chỉ vận dụng nó làm cơng cụ để dạy học các phân mơn khác
của Tiếng Việt như: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Do đó tính
hướng nghiệp nằm ngay trong bản thân nội dung và phương pháp dạy học bộ môn, nên
giảng viên phải biết dành thời gian thích đáng cho phần trọng tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cao Đức Tiến (chủ biên) - Dương Thị Hương (2007), Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[2] Trường Đại học Quảng Bình, Chương trình khung đào tạo giáo viên Tiểu học, Quảng
Bình năm 2011 (Lưu hành nội bộ).
[3] Xavier Roegiers (1996), Khoa Sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng
lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4] Đỗ Bình Trị, Trần Đình Sử (1998), Văn học tập 2, Giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Title: ORIENTATION IN FOSTERING KNOWLEDGE OF LITERARY THEORY IN THE
TRAINING PRIMARY TEACHERS AT QUANG BINH UNIVERSITY
Abstract: In the process of analyzing and explaining a literary work, literary theory is
considered as an indispensable key. And it is crucially important that the primary teachers need
the knowledge of literary theory so as to be able to teach Vietnamese effectively. In training
primary teachers, it is necessary that we need to aware of the value and the importance of
literary theory in teaching Vietnamese in order to find out the most feasible way to provide the
learners with literary knowledge. This paper, based on the writer’s teaching experience, aims to
suggest some possible ways to foster literary knowledge to students so as to enhance the
teaching quality.
Keywords: Foster, methods, literary theory, training, Primary teachers
TS. NGUYỄN THỊ NGA
Khoa Khoa học Xã hội - Trường Đại học Quảng Bình
ĐT: 0911343339, Email:
357