Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0
NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC TRONG TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN
Nguyễn Thị Nga
Trường Đại học Thủy lợi, email:
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích
những giá trị đặc sắc trong tác phẩm “Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản”. Tác phẩm đã phác
họa bức tranh toàn diện, sâu sắc về chủ nghĩa
tư bản; phát hiện và luận chứng thuyết phục
về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân;
khẳng định tư tưởng về giải phóng con người
mang giá trị nhân văn cao đẹp. Trên cơ sở đó,
nhận thức rõ hơn về những giá trị to lớn trong
tác phẩm, đồng thời cung cấp những cơ sở lý
luận vững chắc để đấu tranh chống lại những
quan điểm sai trái, xuyên tạc, tiếp tục bảo vệ
và phát triển sứ mệnh lịch sử toàn thế giới
của giai cấp công nhân.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết chủ yếu sử dụng các phương pháp
sau: Phương pháp logic và lịch sử kết hợp với
phương pháp phân tích và tổng hợp.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là một
trong những tác phẩm nổi tiếng của C.Mác
Và Ph.Ăngghen. Tác phẩm ra đời trong hoàn
cảnh vào giữa thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư
bản đã phát triển cao và giành được quyền
thống trị ở nhiều Châu lục. Những mâu thuẫn
cơ bản trong lịng chủ nghĩa tư bản đang diễn
ra vơ cùng gay gắt, biểu hiện về mặt xã hội là
mẫu thuẫn quyết liệt giữa giai cấp công nhân
và giai cấp tư sản dẫn tới các cuộc đấu tranh
của công nhân ở nhiều nước trên thế giới.
Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản
lúc này cũng phát triển mạnh đã đặt ra yêu
cầu phải thành lập một tổ chức quốc tế của
giai cấp công nhân. Năm 1936, tổ chức công
nhân quốc tế với tên gọi “Liên đồn những
người chính nghĩa” đã ra đời tại Ln Đơn.
Tháng 12 năm 1947, Liên đồn họp Đại hội
lần thứ II, C.Mác và Ph. Ăngghen được ủy
nhiệm soạn thảo Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản và tác phẩm đã được hoàn thành vào
tháng 2 năm 1948.
3.2. Những giá trị đặc sắc trong tác
phẩm tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
3.2.1. Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản” đã phác họa bức tranh toàn
diện, sâu sắc về chủ nghĩa tư bản
Trong tác phẩm, C.Mác và Ph. Ăngghen đã
phân tích xã hội tư sản hiện đại được sinh ra
từ trong lịng xã hội phong kiến đã bị diệt
vong khơng xóa bỏ được những đối kháng
giai cấp. Xã hội ngày càng chia thành hai giai
cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: Giai cấp tư
sản và giai cấp vô sản. Theo C.Mác và Ph.
Ăngghen, chính sự phát triển của nền đại cơng
nghiệp cùng với đó là sự mở mang các thị
trường thì giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh.
Việc tìm ra châu Mỹ và con đường biển vòng
châu Phi, việc thực dân hóa châu Mỹ và bn
bán với thuộc địa đã đem lại một địa bàn hoạt
động mới cho giai cấp tư sản mới ra đời. Với
cái nhìn khách quan, C.Mác và Ph.Ăngghen
đã đánh giá: “Giai cấp tư sản đóng vai trò hết
sức cách mạng trong lịch sử” [1]. Ở bất cứ
nơi nào mà giai cấp tư sản thiết lập được
quyền thống trị chính trị của mình, nó đã đập
tan những quan hệ phong kiến gia trưởng, làm
tiêu tan những quan hệ sản xuất “cứng đờ” và
“hoen rỉ”. Nó làm cho sản xuất và tiêu dùng
349
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0
của tất cả các nước mang tính chất thế giới và
lôi cuốn đến tất cả các dân tộc dã man nhất
vào trao lưu văn minh. C.Mác và Ph.Ăngghen
đã khẳng định: “Giai cấp tư sản, trong quá
trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ,
đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn
và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các
thế hệ trước kia gộp lại”[2]. Bên cạnh việc
đánh giá cao những đóng góp của chủ nghĩa
tư bản và giai cấp tư sản, với cái nhìn biện
chứng khách quan, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
chỉ ra bản chất và những mâu thuẫn nội tại
trong lòng chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn
giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa
ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên
chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đã bộc
lộ rõ. Biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẩn
gay gắt giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư
sản. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen “Giai cấp
tư sản đã đem sự bóc lột cơng nhân vơ sỉ, trực
tiếp, tàn nhẫn thay cho bóc lột được che đậy
bằng những ảo tưởng tơn giáo và chính trị”[3].
Để khắc phục những mâu thuẫn nội tại ấy, giai
cấp tư sản đã cưỡng bức phải hủy bỏ một số
lớn lực lượng sản xuất, chiếm những thị trường
mới và bóc lột triệt để hơn, để rồi đi đến chỗ
chuẩn bị những cuộc khủng hoảng toàn diện,
ghê gớm hơn. Như vậy, bản thân giai cấp tư
sản hiện đại cũng là sản phẩm của một quá
trình phát triển lâu dài của một loạt những cuộc
cách mạng trong phương thức sản xuất và trao
đổi. Theo C. Mác và Ph.Ăngghen, giống như
những gì đã xảy ra ở các phương thức sản xuất
trước kia, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
đã khơng cịn phù hợp với lực lượng sản xuất
hùng mạnh do nó tạo ra và giai cấp do chính
xã hội tư bản sinh ra, khơng ai khác, đó là giai
cấp vơ sản - người đào huyệt chôn chủ nghĩa
tư bản.
3.2.2. Trong tác phẩm, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã phát hiện và luận chứng
thuyết phục về sứ mệnh lịch sử tồn thế
giới của giai cấp cơng nhân
Tìm ra sứ mệnh lịch sử tồn thế giới của
giai cấp cơng nhân là một phát hiện có tính
chất vạch thời đại. Theo C.Mác và
Ph.Ănghen: “Trong tất cả các giai cấp hiện
đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai
cấp vơ sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất
cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong
cùng với sự phát triển của đại công nghiệp,
cịn giai cấp vơ sản là sản phẩm của bản thân
nền đại công nghiệp”[4].
Như vậy, sự ra đời, phát triển của giai cấp
vô sản gắn liền với chủ nghĩa tư bản và cách
mạng cơng nghiệp. Chính sự phát triển ngày
càng cao của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
cũng làm cho giai cấp vô sản ngày càng đông
về số lượng, nâng cao về chất lượng với
nhiều phẩm chất ưu việt: Tiên tiến nhất, ý
thức tổ chức kỉ luật cao nhất; có tinh thần
đồn kết thống nhất; có tinh thần cách mạng
triệt để nhất. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen,
giai cấp vơ sản là giai cấp thực sự cách mạng
vì chính nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đưa
giai cấp vơ sản lên địa vị đó. Do vậy, chính
sự vận động của xã hội tư bản đã quy định
giai cấp vơ sản là giai cấp duy nhất có sự
mệnh lịch sử trọng đại là tiêu diệt chủ nghĩa
tư bản và xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ
nghĩa cộng sản. Trên cơ sở đó C.Mác và
Ph.Ăngghen kết luận: “Giai cấp tư sản khơng
những đã rèn những vũ khí sẽ giết mình mà
cịn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy,
chống lại nó, đó là những cơng nhân hiện đại,
những người vô sản”[5]. Theo C.Mác và
Ph.Ăngghen, sứ mệnh lịch sử của giai cấp
cơng nhân chỉ có thể được thực hiện khi giai
cấp cơng nhân tổ chức ra chính đảng cộng
sản thực sự. Đó là một tổ chức gồm những
con người giác ngộ, kiên quyết, cách mạng
nhất, hiểu rõ những điều kiện để tiến hành
phong trào cách mạng. Tuyên ngôn viết:
“Vậy là về mặt thực tiễn, những người cộng
sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các
Đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận
luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên. Về
mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai
cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều
kiện, tiến trình, kết quả chung của phong trào
vô sản”[6]. Tuyên ngôn cũng chỉ rõ, để thực
hiên sứ mệnh lịch sử có tính chất tồn thế
giới thì giai cấp công nhân mỗi nước phải
350
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0
giành lấy chính quyền, tự vươn lên thành giai
cấp dân tộc, tự mình trở thành dân tộc: “Cuộc
đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai
cấp tư sản dù về mặt nội dung không phải là
cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại
mang hình thức đấu tranh dân tộc. Đương
nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước
phải thanh tốn xong giai cấp tư snar nước
mình đã”[7]. Như vậy, giai cấp vơ sản mỗi
nước phải hồn thành sự nghiệp cách mạng
trước hết ở chính dân tộc mình. Sau khi giành
được chính quyền thơng qua đấu tranh cách
mạng thì phải thiết lập chính quyền vơ sản
dựa vào sức mạnh của nhân dân vì lợi ích của
đa số nhân dân, với cương lĩnh cách mạng
đúng đắn, tập hợp lực lương, đấu tranh chống
lại giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, từng
bước xây dựng chế độ xã hội mới. Tuyên
ngôn cũng khẳng định: “Phong trào vô sản là
phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu
lợi ích cho khối đại đa số”[8]. Như vậy, Giai
cấp vô sản tiến hành cách mạng nhằm lật đổ
giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản khơng chỉ
vì sự nghiệp giải phóng mình mà cịn thực
hiện sứ mệnh lịch sử cao cả là giải phóng
tồn thể nhân loại cần lao khỏi áp bức bóc
lột, mưu lợi ích cho đơng đảo quần chúng
nhân dân lao động.
3.2.3. Tác phẩm đã khẳng định tư tưởng
về giải phóng con người mang giá trị nhân
văn cao đẹp
Tư tưởng giải phóng con người được xem
là một trong những nội dung cốt lõi trong học
thuyết của C.Mác Và Ph.Ăngghen và cũng là
điểm xuất phát trong cách đặt vấn đề xây
dựng một xã hội cơng bằng, bình đẳng,
khơng áp bức, bất cơng, mọi người có quyền
lao động và tham gia hoạt động sản xuất.
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Thay
cho xã hội tư sản cũ với những giai cấp và
đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một
liên hợp trong đó sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của
tất cả mọi người[9].
Tuy nhiên, tư tưởng giải phóng con người
của C.Mác và Ph.Ăngghen trong “Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản” không phải là giải
phóng con người chung chung, trìu tượng mà
ln gắn vấn đề giải phóng con người với
vấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng dân
tộc. Bởi vì giai cấp vơ sản ở tất cả các nước
đều chung một mục đích là đấu tranh chống
lại giai cấp tư sản trên phạm vi toàn thế giới,
là xây dựng một xã hội tốt đẹp khơng có áp
bức bóc lột bất cơng. Tư tưởng giải phóng
con người trong tun ngơn mang giá trị
nhân đạo cao cả, tuy nhiên theo C.Mác và
Ph.Ăngghen, đó khơng phải là một công việc
đơn giản nhất thời, mà là một quá trình phức
tạp, lâu dài,đầy khó khan, gian khổ, xong
nhất định đi đến thắng lợi cuối cùng.
4. KẾT LUẬN
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời là
kết quả của sự kết hợp giữa thành quả nghiên
cứu khoa học và tổng kết thực tiễn trong
phong trào cách mạng của giai cấp công nhân
ở châu Âu giữa thế kỷ 19. Tác phẩm ra đời đã
đánh dấu sự hình thành về cơ bản lí luận về
chủ nghĩa Mác. Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản ra đời là bước ngoặt quan trọng đối với sự
phát triển của phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế. Đúng như V.I.Lênin đã đánh
giá:“Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng bộ
sách: tinh thần của nó đến bây giờ vẫn cổ vũ
thúc đẩy tồn thể giai cấp vơ sản có tổ chức và
đang chiến đấu của thế giới văn minh[10].
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
C.Mác - Ph.Ăngghen: “Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản”, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2004, tr.78.
[2]
C.Mác - Ph.Ăngghen, Sđd, tr.82.
[3]
C.Mác - Ph.Ăngghen, Sđd, tr.79.
[4]
C.Mác - Ph.Ăngghen, Sđd, tr.91.
[5]
C.Mác - Ph.Ăngghen, Sđd, tr.85.
[6]
C.Mác - Ph.Ăngghen, Sđd, tr.97.
[7],[8] C.Mác - Ph.Ăngghen, Sđd, tr.93.
[9]
C.Mác - Ph.Ăngghen, Sđd, tr.111.
[10] V.I. Lênin: Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ
Mátxcơva, 1974, tr.10.
351