Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và nhận thức vấn đề này trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.19 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ
NHẬN THỨC VẤN ĐỀ NÀY TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Tô Mạnh Cường
Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Vấn đề dân tộc ngày càng trở nên vừa cơ
bản, vừa cấp bách về quy mơ, tính chất, mức
độ và hình thức khác nhau của nhiều quốc gia
ở mọi châu lục, trở thành mối quan tâm đặc
biệt trong quản trị quốc gia của nhiều nước,
trong đó có Việt Nam. Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh coi trọng vấn
đề dân tộc và đưa ra các nguyên tắc quan
trọng để giải quyết vấn đề này. Việc nghiên
cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc có
giá trị to lớn để nhận thức và giải quyết vấn
đề dân tộc đang diễn ra trên thế giới hiện nay.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài báo sử dụng phương pháp pháp tổng
hợp, phân tích, khảo cứu tài liệu.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Một số quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề dân tộc


3.1.1. Khái niệm dân tộc
Dân tộc là một cộng đồng vững chắc về
mặt lịch sử của những con người, là hình
thức phát triển xã hội được hình thành trên cơ
sở cùng có chung đời sống kinh tế, ngôn ngữ,
lãnh thổ và những đặc điểm về văn hóa, ý
thức, tâm lý. Khái niệm dân tộc thường được
dùng với hai nghĩa. Theo nghĩa thứ nhất, dân
tộc là bộ phận của quốc gia, là cộng đồng xã
hội theo nghĩa là các tộc người, còn theo
nghĩa thứ hai thì dân tộc là tồn bộ nhân dân
một nước, là quốc gia dân tộc. Với nghĩa như
vậy, khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia

có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung và
thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển.
3.1.2. Thực chất và nguyên tắc giải quyết
vấn đề dân tộc theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin
Thực chất của vấn đề dân tộc là làm thế
nào để các dân tộc (tộc người) trong một
quốc gia và giữa các quốc gia - dân tộc có
mối quan hệ cơng bằng và bình đẳng với
nhau trong mọi quan hệ.
Vấn đề dân tộc phải được giải quyết trên
mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn
hóa, xã hội. Nó khơng chỉ mang ý nghĩa
chính trị, kinh tế mà còn mang các giá trị
nhân văn sâu sắc.
Xuất phát từ hoàn cảnh một quốc gia đa dân

tộc, khi bàn về vấn đề bình đẳng dân tộc,
V.I.Lênin nhấn mạnh việc bảo đảm nguyên tắc
bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia
trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. “Chúng ta
địi hỏi một sự bình đẳng tuyệt đối về mặt
quyền lợi cho tất cả các dân tộc trong quốc gia
và sự bảo vệ vô điều kiện các quyền lợi của
mọi dân tộc ít người” [1]. Bình đẳng dân tộc
gắn với việc bảo đảm quyền lợi của dân tộc
thiểu số phải được thể hiện trong mọi lĩnh vực.
Bình đẳng trong kinh tế là bảo đảm quyền lợi,
lợi ích kinh tế, quyền được tiếp cận cơ hội
bình đẳng, quyền được phân phối công bằng
tư liệu sản xuất cũng như thành quả của sự
phát triển cho tất cả các dân tộc. Bình đẳng
trong chính trị là bảo đảm quyền của các dân
tộc trong tham gia vào đời sống chính trị, hệ
thống chính trị của đất nước. Bình đẳng trong
văn hóa, xã hội là bảo đảm quyền đóng góp
vai trị của dân tộc mình vào sự phát triển văn
hóa dân tộc, quyền hưởng các thành quả phát

355


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

triển văn hóa, xã hội của đất nước, quyền được
bảo vệ bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.
Sự bình đẳng giữa các dân tộc trước tiên

phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật
quốc gia và quốc tế: “Vấn đề bảo vệ quyền của
một dân tộc thiểu số chỉ có thể được giải quyết
bằng cách ban bố một đạo luật chung của Nhà
nước, trong một nước dân chủ triệt để, khơng
xa rời ngun tắc bình quyền” [2].
Quan điểm rất nhân văn của Lênin trong
việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân
tộc tộc người, đó là việc cần thiết thực hiện
chính sách ưu tiên, ưu ái hơn đối với những
dân tộc nhỏ, kém phát triển.
Một điểm đặc biệt quan trọng mang tính
nguyên tắc trong việc giải quyết vấn đề dân
tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là việc
khẳng định vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quyết định
nhau. Ở thời điểm của mình, C. Mác bàn
nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư
bản, giải phóng cho giai cấp cơng nhân và
tồn xã hội. Trong cuộc đấu tranh này, giải
phóng giai cấp là điều kiện, tiền đề cho giải
phóng dân tộc và giải phóng triệt để xã hội
loại người khỏi mọi áp bức, bất công. Đến giai
đoạn của mình, V.I.Lênin dành quan tâm
nhiều hơn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
đế quốc. Việc giải quyết vấn đề dân tộc và vấn
đề giai cấp có mối quan hệ khăng khít nhưng
có tính độc lập tương đối. Thậm chí, Lênin
cịn dự báo thắng lợi ở một nước thuộc địa sẽ
làm đứt sợi dây xích đế quốc chủ nghĩa và làm

cho chủ nghĩa đế quốc sụp đổ dây chuyền. Đó
là điều kiện và tiền đề cho cuộc giải phóng
tồn nhân loại. Trong giai đoạn quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, việc hoàn thiện các quan hệ xã
hội và dần xóa bỏ ranh giới giữa các giai cấp
thì sự thuần nhất về mặt xã hội của các dân
tộc cũng tăng lên. Đồng thời cũng diễn ra
mạnh mẽ q trình xích lại gần nhau giữa các
quốc gia dân tộc và dân tộc tộc người.
Kế thừa chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời
xuất phát từ hoàn cảnh một nước thuộc địa
đang đấu tranh giành lại độc lập, tự do, Hồ
Chí Minh bàn nhiều tới vấn đề dân tộc nhưng
là vấn đề dân tộc thuộc địa. Nội dung cốt lõi
là sự khẳng định quyền tự do và bình đẳng là
quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của
dân tộc và con đường để thực hiện quyền đó
theo cách riêng của mình.

Người nhận thấy sự áp bức, bóc lột của
chủ nghĩa thực dân đối với các dân tộc thuộc
địa càng nặng nề, thì phản ứng của dân tộc bị
áp bức càng quyết liệt. Bởi lẽ, độc lập, tự do
là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc
địa. Người khẳng định: "Tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng
và quyền tự do" [3].
Và suốt cuộc đời, Người đấu tranh để thực
hiện cho được quyền bình đẳng, quyền sống,

quyền sung sướng và quyền tự do của dân tộc
mình. “Khơng có gì q hơn độc lập tự do” là
chân lý bất diệt của dân tộc Việt Nam đồng
thời cũng là nguồn cổ vũ các dân tộc bị áp
bức trên toàn thế giới.
Nhận thức về mối quan hệ giữa dân tộc và
giai cấp, Người chỉ rõ yêu cầu bức thiết nhất,
trước nhất của xã hội thuộc địa là phải tiến
hành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc chứ
chưa phải là đấu tranh giai cấp như trong các
xã hội tư bản chủ nghĩa phương Tây. Do đó,
cần giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, tập
hợp các giai cấp, tầng lớp đi theo để làm cách
mạng dân tộc. Sau khi thành công sẽ tiến hành
giải phóng giai cấp và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội là con đường để giành độc
lập và cũng là điều kiện để bảo vệ nền độc lập
tự do ấy. Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của
dân tộc Việt Nam là sự đoàn kết toàn dân tộc
dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng
lợi trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào.
Sự nhuần nhuyễn và sáng tạo trọng việc
giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc
và giai cấp đã giúp Hồ Chí Minh khắc phục
được những hạn chế của các phong trào yêu
nước đương thời.
Sự hoạch định con đường phát triển dân
tộc của Hồ Chí Minh là biện chứng và khách
quan. Nó phù hợp với hồn cảnh lịch sử cụ

thể ở thuộc địa. Đó cũng là nét độc đáo, khác
biệt với con đường phát triển lên chủ nghĩa tư
bản ở các nước phương Tây.
3.2. Một số nhận thức về việc giải quyết
vấn đề dân tộc trên thế giới trong bối cảnh
hiện nay
3.2.1. Vài nét khái quát về bối cảnh dân
tộc trên thế giới hiện nay
Quá trình tồn cầu hóa đã diễn ra mạnh mẽ.
Hơn lúc nào hết, các quốc gia, dân tộc ngày

356


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

càng gắn kết với nhau chặt chẽ, ràng buộc và
phụ thuộc nhau hơn. Điều này thúc đẩy môi
trường hợp tác, đồng thời là mặt trận đấu tranh
giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền và các
lực lượng tiến bộ khác vì các mục tiêu hịa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và phát triển.
Các thế lực cường quyền toàn cầu triển
khai nhiều học thuyết và hành động bất chấp
chủ quyền và nền độc lập của các nước trên
thế giới, can thiệp thô bạo vào công việc nội
bộ của các quốc gia thông qua chiêu bài dân
chủ, nhân quyền.
Xuất hiện chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp
hòi trong đời sống quốc tế. Xu thế phát triển

đa cực của thế giới cùng những mâu thuẫn của
q trình tồn cầu hóa kết hợp sự cuồng tín tơn
giáo đã nảy sinh chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
3.2.2. Một số nhận thức về giải quyết
vấn đề dân tộc trên thế giới trong bối cảnh
hiện nay
Thứ nhất, nội dung chính của vấn đề dân
tộc hiện nay vẫn là vấn đề giữ vững độc lập,
chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, thốt khỏi sự
lệ thuộc thái quá và việc can thiệp của các
nước lớn trên mọi phương diện chính trị, kinh
tế, văn hóa.
Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc
và toàn vẹn lãnh thổ trong điều kiện “hậu
Chiến tranh lạnh” không những không giảm,
mà còn vẫn tiếp diễn với nhiều nội dung và
phương thức mới. Xu thế tồn cầu hóa ngày
càng mở rộng, đặc biệt với sự phát triển của
công nghệ thông tin sẽ là thách thức to lớn và
cơ hội cho các quốc gia - dân tộc vừa hợp tác,
vừa đấu tranh mà vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc, tạo tiền đề và điều kiện để bảo vệ
chủ quyền quốc gia dân tộc.
Thứ hai, đoàn kết toàn dân tộc (bao gồm
các cộng đồng giai cấp, tầng lớp, tôn giáo,
tộc người, đảng phái…) trên cơ sở một quốc
gia thống nhất là mục tiêu và điều kiện giải
quyết vấn đề dân tộc hiện nay. Điều này đòi
hỏi mỗi quốc gia - dân tộc phải làm sao để
quy tụ, đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp được

lợi ích đa dân tộc đồng thời phải nỗ lực rất
lớn khắc phục những trở ngại chủ quan và
khách quan tác động đến khối đoàn kết dân
tộc, kiên quyết loại trừ những âm mưu chia rẽ
khối đoàn kết dân tộc bất kỳ đến từ đâu.
Thứ ba, xử lý mối quan hệ giữa lợi ích dân
tộc với tồn cầu hóa là vấn đề mấu chốt,

thường trực trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc. Tồn cầu hóa mở ra cơ hội và thách
thức to lớn với tất cả các dân tộc, nếu biết tận
dụng cơ hội và có chính sách dân tộc đúng
đắn và thực thi thành cơng, thì thu được
nhiều thành quả to lớn nhờ tồn cầu hóa, nếu
ngược lại thì sự thua thiệt cũng rất nặng nề,
thậm chí đổ vỡ. Vấn đề bảo vệ lợi ích dân tộc
trong bối cảnh tồn cầu hóa với các yếu tố
tích cực và tiêu cực địi hỏi phải có một sự
tỉnh táo, linh hoạt và sắc bén trong đường lối
dân tộc, giữ vững nguyên tắc bất biến là xuất
phát từ lợi ích dân tộc, qua hội nhập quốc tế
để bảo vệ và phục vụ lợi ích dân tộc.
Thứ tư, ngày nay, sự lan tỏa của việc giải
quyết vấn đề dân tộc trong nội bộ của một
quốc gia rất nhanh chóng, do đó cần thận
trọng và nhạy cảm trong việc giải quyết các
vấn đề nội bộ dân tộc. Trong bối cảnh tồn
cầu hóa, khơng ít vấn đề ban đầu thuộc về nội
bộ của một nước, song vì lý do này hoặc lý
do khác, đã vượt qua biên giới và phạm vi
quốc gia dưới những hình thức khác nhau, trở

thành vấn đề có sự can dự của thể chế quốc
tế. Do đó, đòi hỏi phải xử lý mối quan hệ
giữa chủ quyền quốc gia với quan hệ quốc tế
trong điều kiện mới khi quan hệ quốc tế chịu
những ràng buộc của nhiều phía.
Thứ năm, cái gốc để giải quyết vấn đề dân
tộc hiện nay là phải giải quyết hài hòa mối
quan hệ lợi ích giữa các dân tộc tộc người
trong một quốc gia. Giải quyết tốt mối quan
hệ lợi ích đó có tác dụng thúc đẩy phát triển
mạnh mẽ tính tích cực xã hội của các tộc
người, củng cố và phát huy sức mạnh của
khối đại đoàn kết dân tộc - động lực chủ yếu
thúc đẩy sự phát triển xã hội.
4. KẾT LUẬN

Vấn đề dân tộc ngày càng trở nên cấp bách
trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc
tế hiện nay. Việc nghiên cứu quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc có giá trị lý luận góp
phần nhận thức và giải quyết sáng tạo vấn đề
dân tộc đang diễn ra trên thế giới hiện nay.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] V.I.Lênin: Toàn tập, t.23, Nxb Tiến bộ,
Mátxcơva, 1980, tr.266.
[2] V.I.Lênin: Toàn tập, t.24, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.182.

357




×