ĐẠI HỌC QUỒC GIA HẢ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VÃN.
¥
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM c ơ BẢN CỦA CÁC MÁC
TRONG VIỆC XẢY DựNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU XẢ HỘI HỌC
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Mã sô: QG 95 - 46
Chủ trì : HOÀNG HINH
Cán bộ phối hợp nc:
Nguyễn Khánh Hưng
Ị
DT /
00049
Hà nội, tháng 3 năm 1997.
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu. 3
Phần I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
I. Lịch sử nghiên cứu để tài và lý do chọn đề tài. 5
n. Đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đế tài. 9
Phần II: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
I. Những khái niệm cơ bản. 11
n. Phương pháp nghiên cứu. 15
Phần III: Một sô quan điểm cơ bản của Các Mác về xã hội
học (XHH)
I. Những quan niệm về xã hội và sự phát triển xã hội trước
Mác. 17
n. Sự hình thành quan điểm duy vật về xã hội của Các Mác. 19
m. Một số quan điểm cơ bản của Các Mác về XHH. 26
Phần IV: Những quan điểm phương pháp luận chủ yếu trong
nghiên cứu XHH ở nước ta hiện nay.
I. Tinh hình đặc điểm của thế giới hiện nay. 42
n. Những quan điểm phương pháp luận chủ yếu trong việc
nghiên cứu XHH ở nước ta hiện nay. 45
2
LỜI MỞ ĐẦU.
Những năm cuối của thế kỷ XX đang khép lại, nhân loại trong
cộng đổng quốc tế đang sống trong những thời kỳ có nhiều biên
động với tốc độ nhanh, rất phức tạp và chứa đựng những yếu tô khó
lường trước được.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển học thuyết Mác - Lê
nin một học thuyết cách mạng, tràn đầy sức sống với gần một thê
kỷ rưỡi trôi qua từ khi tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"
của Các Mác và Ảng Ghen ra đời, đánh dấu sự xuất hiện lý luận về
chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nghĩa xã hội đã trải qua những
chặng đường đầy kịch tính. Từ "Bóng ma ám ảnh châu Âu” trở
thành lý luận khoa học và là một hiện thực ở hàng chục quốc gia
trên nhiếu châu lục, chiếm một phần từ số dân của nhân loại. Với
một lực lượng vật chất và tinh thần hùng mạnh, chủ nghĩa xã hội đã
từng là tấm gương của sự tiến bộ và phát triển. I
Từ nửa cuối thập kỷ 80, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
và Liên Xô do nhiều nguyên nhân khác nhau, lâm vào cuộc khủng
hoảng kinh tế - xã hội kéo dài và trầm trọng, kết cục dẫn từ sự sụp
đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở các nước này. Trong khi đó chủ
nghĩa tư bản thế giới nhờ lợi dụng được những thành quả của cuộc
cánh mạng khoa học và công nghệ để thích nghi với hoàn cảnh và
đã được sự ổn định và phát triển nhất định về kinh tế.
Từ thực tế trên, có người phân vân, có người bối rối, có người
rời bỏ trận địa lý tưởng của mình đã theo đuổi. Trên thế giới lại một
lần nữa vang lên bản hợp tấu ca ngợi chủ nghĩa tư bản, công kích,
dèm pha, chống phá học thuyết Mác. Họ gào lên rằng chủ nghĩa
Mác đã chết, đã được chôn vùi vĩnh viễn dưới đống gạch của bức
tường Beclin, dưới đống đổ nát của chủ nghĩa cộng sản chẳng
phải đâu xa ở nước ta trước diễn biến trên một số người cũng cao
giọng lẻn án chủ nghĩa Mác - Lênin, họ phê phán chủ nghĩa Mác về
cả phương diện phương pháp luận, họ đòi đa nguyên, đa đảng.
Đứng trước những biến đổi của thời đại mới, sự nghiệp đổi
mới của Đảng cộng sản Việt nam đòi hỏi phải có một nền tảng tư
3
tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng.
Trong cương lĩnh chính trị được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII, Đảng cộng sản Việt nam đã khảng định: "Đảng
lấy chủ nghĩa Mác - Lê ưiin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động". Đây cũng là nền tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho Cách mạng Việt nam mà hiện nay là sự
nghiệp đổi mới để thực hiện dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng
văn minh.
Vì vậy nhận thức cho đúng chủ nghĩa Mác - Lên nin và vận
dụng sáng tạo vào hoàn cảnh mới luôn luôn được đặt ra và trong
hoàn cảnh hiện nay là nhu cầu cấp bách của cuộc sống. Nó không
chỉ bảo vệ trung thành và kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội, mà còn phát triển nó trong hoàn cảnh mới. Như nghị quyết Đại
hội, đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: "nắm vững
những luận điểm cơ bản của học thuyết Mác - Lê nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, nghiên cứu những vấn để lý luận của công cuộc đổi
mới và phát triển trong thời kỳ mới".
Xã hội học (XHH) với tư cách là một bộ môn khoa học, một
bộ phân hợp thành lý luận của học thuyết Mác - Lênin, trong những
năm gần đây đang được chú ý và phát triển nghiên cứu, giảng dậy
và đào tạo cán bộ phục vụ công cuộc đổi mới của Đảng. Xuất phát
từ tính cấp bách của cuộc sống và nhu cầu nghiên cứu đào tạo cán
bộ XHH chúng tôi ấp ủ ý tưởng nghiên cứu những quan điểm cơ
bản của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, những đóng góp
của các ông đối với XHH Mác - Lênin. Được sự ủng hộ của đồng
nghiệp, của các cấp quản lý như Khoa XHH, tâm lý học, cơ quan
khoa học của trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Đề tài:
"Một số quan điểm cơ bản của Các Mác trong việc xây dựng
phương pháp luận nghiên cứu XHH ở nước ta hiện nay" được chấp
thuận và đi vào nghiên cứu.
Nghiên cứu một vấn đề khoa học rộng lớn và phức tạp. Vì vậy
khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế mong các bạn đồng nghiệp
các nhà khoa học góp ý xây dựng.
4
Phần I
TỔNG QUAN VÂN ĐỂ NGHIÊN cứ u
I. Lịch sử nghiên cứu và lý do nghiên cứu đề tài.
Hiện nay để có thể thừa nhận và khẳng định vị trí vai trò của
một bộ môn khoa học, không thể dựa theo tranh luận cảm tính mà
phải dựa trên cơ sở những tiêu chí. Các nhà khoa học luận đã đưa ra
bảng tiêu chí cho việc nhận biết một bộ môn khoa học bao gồm:
- Có một đối tượng nghiên cứu.
- Có một hệ thống lý thuyết
- Có một hệ thống phương pháp luận.
- Có mục đích ứng dụng.
Trong thời đại ngày nay, thời đại được mệnh danh là thời đại
khoa học và công nghệ, có lẽ ít người phủ nhận vai trò của phương
pháp luận trong việc xử lý các vấn đề khác nhau nảy sinh trong các
hoạt động xã hội nói chung hay phương pháp luận một ngành khoa
học cụ thể, như XHH, một khoa học mới chỉ xuất hiện vào nửa cuối
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX ở các nước Tây Âu và Mỹ.
1. Tình hình Dghỉên cứu
ở
ngoài nước.
- Vấn đề phương pháp luận XHH Mác xít do Mác và Ãng
Ghen đặt nền tảng được các nhà XHH Mác xít và XHH tư sản chú ý
nghiên cứu từ những năm 60, 70 của thế kỷ này. Tại Liên xô (cũ)
vào năm 1968 tại trường Đại học Tổng hợp Macxcơva (MTY) đã
nghiên cứu Mác và XHH. ở một trường Đại học khác đó là trường
Đại học Tổng hợp Minxcơ đã biên soạn nhiều tài liệu về XHH Mác
xít. Những tài liệu này đã khẳng định Các Mác và Ảng ghen là
những nhà sáng lập ra nền XHH Mác xít. Mác đã khởi thảo cơ sở lý
luận của XHH xã hội Chủ nghĩa. Trong cuốn sách "Những cơ sở
nghiên cứu XHH" của tập thể tác giả do Giáo sư G.V.O-Xi-Pốp
chủ biên xuất bản năm 1976 đã đề cập đến vấn đề lý luận và
5
phương pháp của XHH Mác xít - Lênin - nít. Cuốn sách nêu rõ: chủ
nghĩa duy vật lich sử là lý luận XHH và phương pháp nhận thức xã
hội chung và nêu rõ những nguyên lý xây dựng tri thức XHH:
nguyên lý duy vật, nguyên lý phát triển, nguyên lý tính hệ thống,
nguyên lý phản ánh, nguyên lý tính đảng.
Tại Đức: đến những năm 60 của thế kỷ này ở Tây Đức người
ta mới công nhân Mác là một nhà khoa học.
Đổng thời người ta tiếp nhận tư tưởng của Mác. Ở Đông Đức
những quan điểm lý luận và phương pháp luận của Mác về XHH
được chú ý nghiên cứu và được giảng dậy trong các trường đại học.
Tại Bun-ga-ri, XHH có những bước phát triển mạnh mẽ những
công trình nghiên cứu vể phương pháp luận được chú ý. Các nhà
XHH Buruga-Ri đã tiến hành hàng loạt các thí nghiệm nhằm phát
hiện, vai trò phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lich sử đối với
nhận thức XHH.
Tại các nước tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác được truyền bá
đã có hàng trăm chính đảng và đoàn thể đi theo chủ nghĩa Mác
hoặc tự xưng là chủ nghĩa Mác. Ngay ở Mỹ, nước tư bản hàng đầu
trên thế giới, từ những năm 1970 việc nghiên cứu học thuật chủ
nghĩa Mác trong các trường đại học trở thành một phong trào. Các
trường Đại học trên khắp nước Mỹ đều nghiên cứu chủ nghĩa Mác.
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ này, theo thống kê ban đầu ở Mỹ
có trên 20 ấn phẩm học thuật cấp tiến. Trong 5 năm từ cuối năm
1970 đến đầu những năm 1980 chỉ tính riêng các tác phẩm bàn về
tư tưởng triết học của Mác đã được xuất bản trên 50 loại.
Như vậy ở các nước tư bản người ta nghiên cứu Mác là một
nhà triết học, một nhà cách mạng, một nhà kinh tế học, một nhà
XHH. Trong cuốn sách "Nhập môn XHH" của tập thể tác ơiả:
Tony, BibTon và Andrew Webster do nhà xuất bản Macmillan ấn
hành năm 1981, được tái bản nhiều lần đã giành nhiều tranơ trình
6
bày những quan điểm, lý thuyết về XHH lịch sử và cấu trúc của
Mác. Cuốn sách có đoạn viết: Các Mác đã cung cấp cho XHH và
chính trị học hiện đại một trong những cách tiếp cận lý thuyết bao
quát và mạnh mẽ nhất, cùng lúc đó, cách giải thích về XHH của
ông là một cách giải thích bị tranh luận gay gắt nhất trong mọi học
thuyết xã hội: bởi vì nó không chỉ là một lý thuyết XHH mà cũng là
một triết lý vế con người và một cương lĩnh cho sự thay đổi cách
mạng trong xã hội.
Những công trình nghiên cứu ở ngoài nước có liên quan đến
đế tài rất nhiểu. Song các quan điểm và cách nhìn nhận đánh giá
rất khác nhau. Những nguồn tài liệu trên là rất hữu ích cho việc
tham khảo kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học
trên thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước và lý do chọn để tài.
Nằm trong bối cảnh chung và chịu sự ảnh hưởng của hệ thống
xã hội chủ nghĩa, XHH đặt trong triết học duy vật lịch sử và quan
niệm rằng chỉ cần chủ nghĩa duy vật lịch sử đã bao hàm XHH. Bởi
vậy quá trình hình thành và phát triển XHH ở nước ta chỉ mới diễn
ra trong vài thập kỷ gần đây. Nếu lấy năm 1975 làm mốc (đất nước
thống nhất, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội) thì có thể
chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ trước năm 1975 và từ năm 1975 đến
nay.
Trong thời kỳ thứ nhất: ở Miền Nam dưới sự thống trị của đế
quốc Mỹ và bè lũ bán nước, do ảnh hưởng của Mỹ vào những năm
1965 đã xuất hiện một số nhóm nghiên cứu và giảng dậy XHH
trong trường Đại học văn khoa Sài gòn và một số trường đại học
khác. Một số tài liệu XHH của Mỹ được biên dịch ra tiếnơ Việt và
chỉ có một vài cuốn sách viết về lịch sử XHH và lý thuyết XHH.
Thí dụ như cuốn "Lịch sử XHH" của tác giả Lê Ngọc Huỳnh xuất
bản tại Sài gòn vào năm 1967-1968. Trong cuốn sách này có criành
một chương giới thiệu những nhà sáng lập XHH ở thế kỷ XIX
7
trong đó có Các Mác. Một cuốn sách khác đáng chú ý đó là cuốn
"Lý thuyết XHH" của Bửu Lịch xuất bản tại Sài gòn, năm 1971.
Trong cuốn sách này tác giả cũng giành một phần trinh bày vê
XHH của Các Mác. Nhìn chung những cuốn sách này tập trung vào
giới thiệu những nhà XHH thế giới, trong đó giới thiệu XHH của
Mác như một xu hướng đối lập với XHH tư sản. Những cuốn sách
này thể hiện nhiều điểm hạn chế nhưng dẫu sao cũng là một nguồn
tài liệu tham khảo cho vấn để nghiên cứu.
Ở Miền Bắc do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh xâm lược của
đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt, vấn đề nghiên cứu XHH nằm trong
những nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Trong thời kỳ thứ hai, từ năm 1975 đến nay. Trưóc những đòi
hỏi mới của xã hội, vào năm 1977 Ban nghiên cứu XHH được thành
lập trong Viện Triết học, thuộc uỷ ban Khoa học xã hội Việt nam
có nhiệm vụ thu thập và nghiên cứu tài liệu chuẩn bị cán bộ, thiết
lập quan hệ Quốc tế trong việc nghiên cứu XHH. Qua 5 năm chuẩn
bị, Viện XHH ra đời với tính cách là Viện nghiên cứu chuyên
ngành XHH, thuộc Ưỷ ban khoa học xã hội Việt nam, nay là Trung
tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia. Kể từ đó cho đến nay
Viện XHH đã thực sự là một cơ sở nghiên cứu khoa học đầu đàn về
XHH, có nhiều công trình nghiên cứu góp phần phục vụ công cuộc
đổi mới của Đảng cũng như phục vụ các chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, văn hoá của đất nước. Tuy nhiên nhìn một cách tổng
quát những công trình nghiên cứu lý luận về XHH ở nước ta còn
chưa được quan tâm nhiều. Trong vài năm gần đây hoạt đônơ
nghiên cứu của Viện XHH có xu hướng thiên về điều tra nghiên
cứu thực nghiệm. Các số của Tạp chí XHH chủ yếu đăng tải nhữnơ
bài viết về nghiên cứu điều tra ở nơi này nơi kia. Còn trong các
Trường đại học do nhu cầu giảng dạy nghiên cứu học tập về XHH
ngày càng tăng lên nhanh chóng, một số giáo trình về XHH đại
cương đã ra đời, như cuốn "XHH đại cương" của Nguyễn Minh Hoà
8
do nhà xuất bản Hồ Chí Minh năm 1993, cuốn "XHH nhập môn"
của Trần Hữu Quang do Trường Đại học Tổng hợp Thành phô Hô
Chí Minh, năm 1993, cuốn "XHH đại cương" do Giáo sự Phạm Tât
Dong chủ biên, của Viện Đại học mở ấn hành năm 1995 Những
cuốn sách giáo trình này đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của lý
luận XHH. Song vấn đề lý luận, phương pháp luận XHH Mác xít
mới dừng lại ở mức độ khái lược, đặc biệt là những nguyên tắc
phương pháp luận trong việc nghiên cứu XHH ở nước ta hiện nay
còn sơ giản. Xuất phát từ vai trò của vấn đề phương pháp luận trong
nghiên cứu XHH, nếu mở rộng nghiên cứu XHH mà không nghiên
cứu những vấn đế phương pháp luận thì luôn luôn có nguy cơ rơi
vào chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc xem xét các vấn đề xã hội như
thầy bói xem voi. Mặt khác,do nhu cầu nghiên cứu và đào tạo cử
nhân, cao học và nghiên cứu sinh về XHH ngày càng tăng, thực tế
này đòi hỏi cần có tài liệu tham khảo, những công trình nghiên cứu
mang tính chất lý thuyết về quan điểm lý luận, phương pháp luận
XHH Mác - Lê nin. Làm được như vậy không những nâng cao được
chất lượng đào tạo mà còn góp phần bảo vệ và phát triển các quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin trong hoàn cảnh mới.
Với những lý do trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
"Một số quan điểm của Các Mác trong việc xây dựng phương pháp
luận nghiên cứu XHH ở nước ta hiện nay".
II. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1- Đôi tượng nghiên cứu của đề tài:
Mác là nhà khoa học thiên tài, di sản của Mác để lại cho nhân
loại trên nhiều lĩnh vực khoa học như triết học, sử học kinh tế học
chính trị học, ở đây chúng tôi đi vào nghiên cứu một sô quan
điểm cơ bản của Mác về XHH thông qua một số tác phẩm của Mác
9
2- Mục tiêu DghỉêD cứu của đề tài:
- Nêu ra và phân tích một số quan điểm cơ bản nhất của Các
Mác vể XHH thông qua các tác phẩm của Mác có hàm chứa tư duy
vẻ XHH và các nguồn tài liệu khác của các nhà XHH nghiên cứu vế
Mác đóng góp cho XHH thế giới.
- Từ những nghiên cứu trên để khái quát các nguyên tắc về
phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu XHH ở nước ta hiện
nay.
- Để biên soạn một tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên,
học viên cao học ngành XHH.
3- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi chỉ giới hạn trong
việc nghiên cứu của một số quan điểm cơ bản của Các Mác trong
việc xây dựng phương pháp luận nghiên cứu XHH ở nước ta hiện
nay. Vì những quan điểm của Các Mác về khoa học xã hội rất
nhiéu; hơn nữa vấn đề phương pháp luận của một ngành khoa học -
XHH cũng bao gồm nhiều vấn đề. Cho nên chúng tôi đi vào nghiên
cứu các quan điểm có tính cách nển tảng, xuất phát trong việc xem
xét và giải thích xã hội để từ đó xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo
nhà nghiên cứu trong hoạt động nhận thức.
4- Hoạt động của nhóm nghiên cứu đề tài:
- Đề tài: "Một số quan điểm cơ bản của Các Mác trong viêc
xây dựng phương pháp luận nghiên cứu XHH ở nước ta hiện nay"
được chấp thuận đi vào nghiên cứu từ tháng 3 năm 1995 đến nay.
Quá trinh nghiên cứu của đề tài có thể được chia thành hai giai
đoạn:
Giai đoạn I: Nhóm nghiên cứu tiến hành công việc lập thư
mục sách báo, tài liệu liên quan đến để tài, tiến hành sưu tầm tài
liệu, biên dịch một số tài liệu tiếng nước ngoài. Mặt khác các thành
1 0
viên của nhóm trực tiếp đọc và tổng hợp tư liệu từ các tác phẩm của
Các Mác. Nhóm đã viết báo cáo phần I. Qua kiểm tra tiến độ thực
hiện đề tài QG 95-46 của cơ quan quản lý khoa học Đại học Quốc
gia Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hội đổng khoa
học XHH, tâm lý học. Nhóm nghiên cứu đã thông báo tiến độ và
kết quả nghiên cứu bước đầu. Nhóm nghiên cứu đề tài đã được các
nhà khoa học, các nhà quản lý trao đổi và góp thêm nhiều ý kiến
quý báu cho việc nghiên cứu tiếp theo. Với kết quả nghiên cứu
bước đầu có khả quan đề tài được triển khai tiếp theo.
Trong giai đoạn II: Từ tháng 5 năm 1996 đến nay, nhóm
nghiên cứu tham khảo thêm những tài liệu có liên quan, tài liệu về
lý luận và phương pháp luận XHH của các nước trên thế giới. Tổ
chức tọa đàm nhóm và viết báo cáo các phần tiếp theo, biên tập in
ấn kết quả nghiên cứu.
Phần H
Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.
I/ Những khái niệm cơ bản.
Trong những khái niệm cơ bản của đề tài có thể phải đề cập
đến "quan điểm cơ bản", "phương pháp" và "phương pháp luận",
"XHH
Những khái niệm trên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn như triết học, kinh tê học,
luật học
1- Khái niệm quan điểm.
Theo từ điển tiếng Việt: quan điểm là chỗ người ta đứng để
quan sát sự vật, giải quyết các vấn đề theo lợi ích của giai cấp và
theo thế giới quan của giai cấp. Trong đề tài này chúng tôi quan
niệm quan điểm là điểm xuất phát, chỗ đứng để nhìn nhận xem xét
11
giải quyết và giải thích các vấn đề theo lợi ích của giai cấp và theo
thế giới quan của giai cấp.
Có nhiểu cách thức phân loại các quan điểm. Nếu căn cứ vào
tiêu chí cách thức xem xét và giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
thì có thể chia thành quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm.
Quan điểm duy vật thừa nhận vật chất có trước, ý thức có sau và
quan điểm duy tâm thừa nhận ý thức có trước và vật chất có sau.
Nếu xét riêng vế quan điểm duy vật thì có thể chia thành quan điểm
duy vật máy móc siêu hình và quan điểm duy vật biện chứng. Quan
điểm duy vật biện chứng do Mác khởi thảo. Nếu căn cứ vào lợi ích
giai cấp trong xã hội thì có thể chia thành quan điểm của giai cấp
công nhân và quan điểm của giai cấp tư sản.
Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu một số quan điểm cơ
bản của các Mác về XHH. Với vị trí vai trò người sáng lập ra nền
XHH Mác xít. Các Mác đã đứng trên quan điểm duy vật biện chứng
và lợi ích của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân để xem xét
và giải thích xã hội với tính cách là sản phẩm của sự tác động giữa
con người với con người trong quá trình sản xuất xã hội. Xem xét
và giải thích xã hội như là một hệ thống sống động cụ thể độc đáo
luôn vận động và phát triển. Sự vận động và phát triển của xã hội là
do những động lực tự thân. Từ sự nhìn nhận trên để chỉ ra những
quy luật, tính quy luật của nó trong tiến trình lịch sử của nhân loại.
2. Khái niệm phương pháp (methode):
Phương pháp theo nghĩa thông thường là hệ thống những cách
thức, nguyên tắc được đúc kết lại nhằm chỉ dẫn cho ta đạt được
mục đích một cách tốt nhất với sự tốn kém về sức lực thời gian, tiền
bạc ít nhất. Thí dụ phương pháp đánh máy chữ, phương pháp
trổng nấm ăn.v.v.
Còn theo nghĩa rộng, ý nghĩa triết học, phương pháp là hệ
thống những quy tắc mà chủ thể phải tuân theo để điều chỉnh hoạt
động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn, xuất phát từ sự vận
12
động khách quan và có quy luật của khách thể. Chẳng hạn như
phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp hệ
thống - cấu trúc
Trong cuốn sách: "Những cơ sở nghiên cứu XHH" thì định
nghĩa: "Phương pháp là phương tiện xây dựng tri thức khoa học về
thực tiễn xã hội. Phương pháp bao gồm: các nguyên tắc tổ chức
hoạt động, toàn bộ những thủ pháp và phương thức hành động.
Những thủ pháp và phương thức hành động được xây dựng theo một
trình tự nhất định trên cơ sở những nguyên tắc điều chỉnh. Trình tự
đó của những thủ pháp và phương thức hành động gọi là thể thức,
thể thức là một bộ phận không thể thiếu được của bất kỳ phương
pháp nào".
Hiện nay xu thế chung các nhà khoa học cho rằng phương
pháp là cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách có tổ chức, có
hệ thống, phương pháp bao giờ cũng cụ thể và gắn với nội dung
riêng biệt.
3. Phương pháp ỉuận (methodologic)
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp luận ở đây
chúng tôi xin dẫn ra một số định nghĩa: "Phương pháp luận là sự
nghiên cứu hậu nghiệm về các phương pháp". Hay phương pháp
luận là hệ thống những tư tưởng nền tảng, những nguyên tắc chung
mà xuất phát từ đó, và bằng những cái đó chỉ đạo nhà nghiên cứu
trong nhận thức của mình.
Khái niệm phương pháp luận và phương pháp có thể khác
nhau giữa các nhà nghiên cứu nói chung, cũng như XHH nói riêng
nhưng tổng hợp lại có thể nêu lên nhận xét chung.
Phương pháp luận bao gồm hệ thống khung quy chiếu những
quan điểm lý luận (những quan điểm lý luận này thường được gắn
với hệ tư tưởng và khái niệm khoa học, những hoạt động của tư duy
* O-xi-pôp và tgk: Những cơ sở nghiên cứu XHH. Nxb, Tiến bộ, Macxcơva, 1999, Tr-518.
*' Lê Tử Thành: Lôgíc học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb, TP Hò Chí Minh, 1995
13
khoa học, độc lập với mọi sự nghiên cứu có nội dung cụ thê nhằm
nhận thức bản chất của đôí tượng nghiên cứu. Còn phương pháp là
cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách có tổ chức, có hệ
thống.
Các nhà nghiên cứu đã khái quát một cách sơ giản sự khác
nhau giữa phương pháp luận và phương pháp ở chỗ: Trong khi
phương pháp luận phải giải đáp câu hỏi cái gì? Thì phương pháp trả
lời câu hỏi như thế nào. Dĩ nhiên không nên máy móc hiểu rằng có
một sự cách biệt hoàn toàn giữa phương pháp và phương pháp luận.
Trong quá trình tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát XHH, những
quan điểm lý luận và phương pháp luận thường xuyên làm nền tảng
tư tưởng chỉ đạo các phương pháp nghiên cứu điều tra. Ngược lại
việc thực hiện nghiêm túc sáng tạo các phương pháp điều tra nhiều
khi có tác động trở lại để điều chỉnh, bổ sung các quan điểm
phương pháp luận cần thiết.
Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi quan niệm phương
pháp luận như đã nêu trên, đặc biệt quan tâm nghiên cứu những
quan điểm lý luận cơ bản của Các Mác để từ đó khái quát thành các
nguyên tắc phương pháp luận chủ yếu mà khi nghiên cứu XHH,
người nghiên cứu phải tuân theo, dựa vào nó để điều chỉnh hoạt
động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn.
4- Khái niệm về XHH Mác - Lênin.
XHH là một bộ môn khoa học ra đời từ những biến đổi về vật
chất và tinh thần của các xã hội Tây Âu vào cuối thế kỷ thứ XIX.
Trong khoảng thời gian này một số công trình nghiên cứu lý thuyết
đầu tiên về XHH lần lượt đăng đàn. Người khởi xướng xây dựng
XHH đầu tiên là Auguste - Comte (1798 - 1857) nhà triết học, toán
học, vật lý học người Pháp, thuật ngữ XHH là do Comte đưa ra vào
năm 1838. Nguồn gốc của thuật ngữ này bắt nguồn từ chữ Latinh
"Societas" có nghĩa là xã hội và chữ Hylạp "Logos" nghĩa là học
thuyết. Theo nghĩa chung nhất của thuật ngữ Sociologie là khoa học
14
vế xã hội. Sau Comte còn nhiểu nhà XHH khác góp phần sáng lập
ra XHH. XHH do Comte khởi xướng dựa trên lập trường của giai
cấp tư sản và quan điểm triết học thực chứng.
Đối lập với XHH tư sản, XHH Mác- Lênin do Mác và Ảng
Ghen sáng lập và được Lênin phát triển. XHH Mác - Lê nin là khoa
học xã hội nghiên cứu xã hội con người, nhưng không phải xã hội
con người nói chung mà là từng xã hội cụ thể độc đáo riêng biệt,
từng xã hội với những tồn tại vật chất cụ thể, những thiết chế và ý
thức xã hội tương ứng. XHH Mác - Lê nin được xây dựng trên cơ
sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Khi vận dụng lý luận duy vật biện
chứng vào nghiên cứu xã hội , chủ nghĩa Mác - Lê nin rút ra kết
luận: sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự
nhiên. Sự phát triển đó của xã hội do những quy luật khách quan
quy định mà không phải do ý tưởng, lực lượng siêu nhiên thần bí
nào. Quy luật này là những quy luật của chính nền sản xuất đời
sống vật chất của xã hội quy định, tạo ra sự phát triển thống nhất
trong toàn bộ tiến trình lịch sử.
II. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài: QG 95-46 chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp và kỹ thuật sau:
1. Phương pháp pháp sưu tầm và phân tích tài liệu:
Là một đề tài nghiên cứu lý thuyết vì vậy việc sưu tầm và
phân tích tài liệu là công cụ quan trọng hàng đầu. Để sưu tầm được
tài liệu chúng tôi tiến hành lập thư mục, các tác phẩm của Mác có
liên quan đên XHH, báo chí, tạp chí của các nhà khoa học nghiên
cứu về Mác. Bằng những tài liệu đã thu thập được chúng tôi tiến
hành phân loại, đối với tài liệu nước ngoài thì biên dịch, đối chiếu
so sánh giữa các bản dịch thuật của các dịch giả, tiến hành đọc các
tác phẩm của Mác, tổng hợp tư liệu và tiến hành phân tích tư liệu
theo chiều sâu, thấm sâu vào tư liệu nhằm hiểu thấu đáo nội dung
15
tài liệu. Trong khi phân tích nội dung chúng tôi còn chú ý tới yếu
tố thời gian, giă trị của tài liệu.
Trên cơ sở sưu tầm phân tích tài liệu để viết tóm tắt khoa học
những tài liệu đã nghiên cứu.
2. Phương pháp quy nạp và diễn dịch.
Quy nạp là phương pháp vận động của tư duy để từ những tri
thức vế cái riêng lẻ hoặc từ những tri thức ít chung đến những tri
thức mang tính chung nhiều hơn.
Diễn dịch là phương pháp vận động của tư duy từ những tri
thức kết luận chung đến tri thức kết luận về những cái riêng. Hai
phương pháp này được sử dụng nhằm bổ sung cho nhau, vì chúng
có mối liên hệ hữu cơ với nhau.
3. Phương pháp lôgíc - lịch sử.
Lịch sử là phạm trù dùng để chỉ quá trình phát triển của sự
vật, hiện tượng của thế giới khách quan diễn ra theo trình tự thời
gian và không gian nhất định với những biểu hiện muôn màu muôn
vẻ, với những bước quanh co phức tạp, bao gồm tất nhiên, ngẫu
nhiên, hiện tượng và bản chất, chung và riêng.
Phương pháp lịch sử đòi hỏi nhận thức phải xem xét sự vật cụ
thể qua các giai đoạn phát triển của nó.
Phương pháp Lôgíc là phương pháp nghiên cứu tính quy luật
chung của sự vận động của cái khách quan được nhận thức.
Hai phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử được sử dụng
kết hợp chặt chẽ với nhau.
Ngoài những phương pháp trên chúng tôi còn sử dụng một số
phương pháp và kỹ thuật khác trong tiến trình nghiên cứu đề tài.
16
Phần m
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM
Cơ BẢN CỦA CÁC MÁC VỂ XHH.
Một sự thật nổi bật trong diễn trình phát triển tư duy xã hội
là chính Mác và Ảng ghen là những nhà sáng lập ra XHH khoa học
thông qua việc vận dụng chủ nghĩa duy vật để nghiên cứu xã hội
và sự phát triển xã hội. Sự thật này được Lênin phân tích và chỉ ra
tính khoa học trong cách nhìn của Mác so với cách nhìn của các
nhà tư tưởng xã hội trước Mác cũng như các nhà XHH tư sản
đương thời. Lênin viết: "Mác đã đánh đổ hẳn được quan niệm cho
rằng xã hội là một tổ hợp có tính chất máy móc gồm có những cá
nhân. Mác là người đầu tiên làm cho XHH có một cơ sở khoa học
bằng cách xác định khái niệm coi hình thái kinh tế - xã hội là một
toàn bộ những quan hệ sản xuất nhất định, bằng cách xác định rằng
sự phát triển của những hình thái đó là một quá trình lịch sử tự
nhiên"* . Để nhận thức sự thật này có thể bắt đầu bằng việc điểm
qua những quan niệm về xã hội và sự phát triển xã hội trước Mác.
I- Những quan niệm về xã hội và sự phát triển xã hội trước
Mác.
Từ thời cổ đại các nhà tư tưởng xã hội đã có tham vọng nhận
thức và giải thích lịch sử phát triển của xã hội. Nhưng những sự
giải thích đó mang nặng tính chất duy tâm tôn giáo. Có thể kể ra
một số nhà tư tưởng xã hội tiêu biểu như: Hê-rô-đô-tôx (khoảng
485 - 425 trước công nguyên) là thuỷ tổ của sử học, ông mô tả hành
vi của con người để vạch ra nguyên nhân của chúng nhằm tìm ra
chân lý. Còn các nhà triết học cổ đại như ĐêmôKrít, Platon,
Arixtốt tìm cách giải thích bản chất của đời sống xã hội. Trong
đó đáng chú ý là Platon đã phác hoạ một kiểu thiết chế xã hội -
chính trị không tưởng dựa trên sự bất bình đẳng vốn có của con
người và do các nhà triết học cai quản.
• r .V ►"
Lênin: Toàn tập, tập I, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1974 ư 167.
17 DT / c o ũ {Ọ
Các nhà tư tưởng xã hội trung cổ như Tômát d'A canh giải
thích lịch sử theo mục đích luận, coi lịch sử là sự thực hiện mệnh
trời, con người chỉ là diễn viên trong vở kịch mà tác giả là thượng
đế.
Còn các nhà tư tưởng thời kỳ Phục hưng và thời kỳ khai sáng
đã có những cống hiến lớn lao trong khoa học lịch sử và phân tích
xã hội như: Gi. Gi. Rút Xô (1712 - 1778) ông nêu ra và chứng minh
rằng sở hữu cá nhân là nguyên nhân của sự bất bình đẳng xã hội tất
yếu phải được thay thế bằng trạng thái bình đẳng mới. Hay ở Hê
ghen, những quan niệm của ông là đỉnh cao của tư tuởng triết học
xã hội thời kỳ trước Mác. Ông quan niệm "lý tính trong lịch sử",
việc tìm kiếm lý tính dẫn đến cho phát hiện ra quy luật của lịch sử.
Theo ông lịch sử không tiến lên như là một qúa trình tự động mà
hình thành từ những hành động riêng rẽ, mỗi người ra sức thực hiện
những lợi ích và mục đích của riêng mình. Xét về mặt chủ quan của
cá nhân ông đã khẳng định tính tích cực của con người, bởi vì
không say mê thì không thể hoàn thành được bất kỳ điều gì lớn hơn
cả. Còn Xanh-Xi-Mông (1760 - 1825) là một nhà tư tuởng đương
thời, tuy có những quan điểm duy tâm về các hiện tượng xã hội,
nhưng ông đã tuân theo các nguyên lý về chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ông coi mỗi hệ thống xã hội như là một cơ thể hoàn chỉnh phát
triển theo quy luật trong đó có những giai đoạn phát triển hưng
thịnh, tàn tạ và sụp đổ; giai đoạn sụp đổ là địa bàn tất yếu để dựng
lên một chế độ xã hội cao hơn. Để xã hội phát triển theo ông cần
quan tâm một số yếu tố như phát triển công nghiệp, tổ chức xã hội,
bảo đảm công bằng xã hội.
Tóm lại các đại biểu nổi tiếng nhất về tư tưởng xã hội thời kỳ
trước Mác đã có những đóng góp hết sức tích cực và quan trọng vào
việc phát triển tư duy xã hội. Những tư tưởng lớn đó đã đặt nền
móng cho việc nhận thức giải thích xã hội một cách hoàn chỉnh về
sau này. Tuy nhiên những tư tưởng xã hội trước Mác do hạn chế về
nhiều mặt nên họ đã phạm những sai lầm thiếu sót cơ bản như giải
18
thích xã hội, bản chất con người, động lực phát triển xã hội theo lập
trường duy tâm, vế lý luận là siêu hình, tính tích cực của con người
chỉ hạn chế ở phạm vi hoạt động tinh thần.
Đứng trước những đòi hỏi của thời đại mà Mác và Ãng Ghen
sống, Mác và Ãng Ghen đã tiến hành tổng kết khoa học để kế thừa
có chọn lọc những tinh hoa của các nhà tư tưởng trước đó, khắc
phục triệt để những sai lầm của họ. Bằng cách đó Mác và Ảng
Ghen đã thực hiện một cuộc cách mạng vĩ đại trong triết học, trong
quan điểm về tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Xét riêng vẻ nhận thức xã hội có thể chứng minh được thực
chất cách mạng trong quá trình hình thành quan điểm duy vật về xã
hội của Các Mác.
II. Sự hình thành quan điểm duy vật về xả hội của Các Mác.
Chủ nghĩa Mác ra đời trong điều kiện lịch sử giữa thế kỷ XIX,
là kết quả của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học, sự phát triển
của khoa học nói chung và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội
đương thời cũng như cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và
giai cấp tư sản diễn ra ngày càng quyết liệt.
Điều kiện lịch sử và những tiền đề kinh tế - xã hội, lý luận và
khoa học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hình thành chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật về xã hội do Mác
khởi thảo. Chỉ có Mác một thiên tài có khả năng khái quát toàn bộ
lịch sử phát triển nhân loại, khái quát những kinh nghiệm lịch sử đã
trả lời đúng những câu hỏi mà thời đại đặt ra.
Lê nin nhận xét rằng: "Toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở
chỗ Ông đã giải đáp đươc những vấn để mà tư tưởng tiên tiến của
nhân loại đã nêu ra".
V.LLêNin. Toàn tập, t.23, Nxb Tiến bô, Matxcova, 1980 ưang 19.
19
Các Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ờ Tơ-Ri-Vơ miền nam
sông Ranh nước Phổ, trong một gia đình Iri thức khá giíi. C'h;i cún
Mác là một luật sư nổi liếng, ỏng đánh giá cao phái klini Sííng Ph;íp
thế kỷ XVIII và chế độ dan chủ tư sản đã dược sáng 1Ạp ở Pliáp,
nhưng không có khuynh hướng cách mạng. Ông cỏ ảnh hưởng lớn
đến viêc học tập và phấn đấu của Mác. Năm 1835, Các Mác vào
học luật ở trường Đại học Bon và qua một năm chIIyen sang học ử
trường Đại học Béc-Lin. ở đAy Mác chuyển sang nghiên cứu lịch
sử và triết học. Cha của Mác muốn Mác trở thành một 111Ạt SƯ, mọ!
viên chức nhà nước. Nhưng ngay từ thời sinh viên, Mác dã là nguời
phản đối chế độ xã hội đang thông, trị ở nước Đức hồi đỏ. Nám
1841 Mác vảo vệ thành công luẠn ấn liến sĩ triết học. Khổng (ti
theo con đường thi cừ, làm quan của cha mình, ỏng tham gia VÌIO
hoạt động trong nhóm Irí thức liến hộ và ! Im nil Iiiôn lúc bíly giờ ở
nước Đức. Vào năm 1842 Mác hở Ihàĩìli biôii 1 ọp viGn CII.1 "R;ío
sông Ranh" . Dưứi sự lãnh dạo của Mác, lờ báo clfí trơ thành cơ
quan của phái dân chủ - cách mạng. Nliirng ngày 21 ỉ háng I nam
1843 tờ báo bị đỏng cửa vì lâp hường cách mạng của Mác. Mác hat
đầu cảm thấy rằng chỉ dứng trên lĩnh vực lý thuyết và liicl học thì
không sao thắng nổi những sức mạnh phán động còn c;in phái (lAu
tranh trong thực tế và phải tìm cìưừng đi tới quÀiì cluing nữa mới cỏ
hiệu quả, Mác đoạn tuyệt với phái Hêghen trẻ ử Bec-Liiì. mặt khác
Mác cũng nhận thấy rằng phép biện chứng của Hêglien khỏng chip
ứng được trình độ nghiên cứu các vấn đề thực tiễn, không vạch la
được những nguyên nhân và nguồn gốc sâu xa của thực liễn. Từ dó
Mác hướng theo con đường cái lạo mang tính cliât cách mạiiìì phép
biện chứng của Hêghen, phát triển một cách có phê phán hạt 11 hA11
hợp lý của plicp biện chứng đó. Lồ nin đã lìliẠn xél rang "Báo Sõng
Ranh" năm 1842 dã đổ lộ lõ hước clÀu cliuyổn hướng r\\',\ M;u' lừ
chủ. nghĩa duy tílm và chủ nghĩa dAll cliìi cách mạng thố giới cpiaii
2 0
mới, sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa xã hội khoa
học”.*
Tháng 11 năm 1843 Mác đến Pari để xuất bản "Niên giám
Pháp - Đức". Mác có điểu kiện nghiên cứu phong trào công nhân,
chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh, triết học duy vật Pháp
thế kỷ XVIII. Mác đã xuất bản 2 tác phẩm "Góp phần vào vấn đề
Châu Âu" và "Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê
ghen". Trong lời nói đầu "Phê phán triết học pháp quyền của
Hêghen" (năm 1843) Mác đã khẳng định quan điểm duy vật khi phê
phán Heghen. Trên cơ sở đó Mác tiến tới phát hiện sứ mệnh lịch sử
toàn thế giới của giai cấp vô sản bằng cách phát triển tư tưởng về
"Sự giải phóng nhân loại" nghĩa là sự cải tạo xã hội theo chủ nghĩa
xã hội. Ông đã khẳng định dứt khoát rằng, triết học phải tìm lực
lượng ngay trong bản thân hiện thực, ở giai cấp nằm ngay trong xã
hội, và mang trong mình khả năng phủ định cái xã hội hiện tại, đó
là giai cấp vô sản. Triết học đó phải phản ánh những xung đột hiện
thực, những điều kiện vật chất của những xung đột ấy và vạch ra
con đường hiện thực để giải quyết các xung đột đó. Đây là luận
điểm then chốt của Mác trong việc hình thành quan điểm duy vật về
xã hội và đặt cơ sở cho việc giải quyết một cách khoa học mối quan
hệ giữa tồn tại và ý thức.
Trong "Bản thảo kinh tế - triết học" (1844), với tác phẩm này
ông đã khởi thảo những nguyên lý xuất phát của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, áp dụng chúng vào việc
nghiên cứu kinh tế - chính trị học và luận chứng cho thế giới quan
cộng sản chủ nghĩa. Tư tưởng chủ yếu của tác phẩm này là tư tưởng
về vai trò quyết định của lao động và sản xuất vật chất trong việc
sáng tạo ra con người, phát triển con người. Trong quá trình đó lao
động đồng thời tiêu phí tất cả sức lực và thời gian của con người,
nô dịch con người, điều này dẫn đến sự xuất hiện sự sở hữu tư
Xem V,I.Lênin.Toàn tập, tập 26, Trang 97.
2 1
nhân, bóc lột và các giai cấp. Theo Mác đó là "Lao động bị tha
hoá", có nghĩa là hoạt động đó của con người là sự thể hiện quan
trọng nhất bản chất của con người, nhưng lại trở thành lực lượng xa
lạ, nô dịch con người biểu hiện ở chỗ sản phẩm của lao động thống
trị chính người sản xuất ra nó. Theo Mác sự phát triển sản xuất
trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, lao động bị tha hoá làm cho
con người đánh mất tính người, đánh mất cuộc sống, phá vỡ những
mối quan hệ xã hội. Mặt khác nó còn tạo ra những tiền đề vật chất
để thủ tiêu "Lao động bị tha hoá". Điều kiện chủ yếu để giảm thiểu
sự tha hoá là thủ tiêu chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thủ
tiêu "Lao động bị tha hoá" nhằm tạo ra cơ sở để thủ tiêu sự tha hoá
trong đời sống chính trị và tinh thần của xã hội.
Mùa xuân năm 1845 Ăng-Ghen đến Bru-xen, hai nhà tư tưởng
gặp nhau. Mác và Ăng-Ghen cộng tác với nhau trong hoạt động
khoa học và thực tiễn. Trong thời gian này Mác đã viết cuốn "Luận
cương về Phoi-Ơ-Bách" (1845) và cùng với Ăng Ghen hoàn thành
hai tác phẩm nổi tiếng khác: cuốn "Gia đình thần thánh" (1845) bàn
vể vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử và cuốn "Hệ tư
tưởng Đức" (1846). Trong tác phẩm này Mác và Ảng ghen đã trình
bày một số quan điểm cơ bản duy vật về xã hội, về tồn tại xã hội và
ý thức xã hội. Mác, Ảng ghen chỉ rõ những nhà tư tưởng tiến bộ
nhất thời đó nếu không đứng trên lập trường của giai cấp công nhân
thì cũng không thể nào vươn tới chủ nghĩa duy vật về lịch sử được.
Vừa tích cực hoạt động những lý ìuận Mác và Ảng ghen còn
tham gia tích cực vào hoạt động phong trào công nhân nhằm thành
lập Đảng cộng sản. Năm 1847 tổ chức "Đồng minh những người
cộng sản" được thành lập với cương lĩnh của nó là "Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản" do Mác và Ảng-Ghen khởi thảo, được công bô lần
đầu tiên vào tháng 2 năm 1848.
Khi nhận định về tác phẩm này Lê nin viết: "Trong tác phẩm
này đã trình bày hêt sức rõ ràng về thế giới quan mới, chủ nghĩa
2 2
duy vật triệt để bao trùm cả lĩnh vực đời sống xã hội và phép biện
chứng như là học thuyết vể sự phát triển, lý luận đấu tranh giai cấp
và vai trò cách mạng có tính chất lịch sử toàn thế giới của giai cấp
vô sản - người sáng tạo ra xã hội mới, cộng sản chủ nghĩa".
Những tư tưởng cơ bản trong thê quan Triết học mới của Mác
và Ảng ghen là gì? Vấn để này đã được Mác giải đáp trong "Lời
tựa" của tác phẩm: "Góp phần phê phán khoa kinh tê chính trị"
(1859). Mác viết: "Kết quả chung mà chúng tôi đã đạt được và đã
trở thành kim chỉ nam cho mọi sự nghiên cứu sau này của tôi, có
thể trình bày vắn tắt như sau: trong sản xuất xã hội ra đời sống của
mình, con người ta có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ
thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan
hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực
lượng sản xuất của họ toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành
cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực, trên đó xây
dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và tương
ứng với cơ sở thực tại thì có những hình thái ý thức xã hội nhất
định. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá
trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải
ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ, trái lại, chính sự
tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ. Tới một giai đoạn
phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã
hội sẽ mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay đây chỉ
là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó, mâu thuẫn với
những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản
xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các
lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích
của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc
cách mạng xã hội. Cơ sở kinh tế thay đổi thì tất cả các kiến trúc
thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng. Khi
nghiên cứu những cuộc đảo lộn ấy bao giờ cũng phải phân biệt
* Xem V.IXé nin, toàn tập, T.26, NXB Tiến bộ, Mat - X cơ -va, 1980 ưang 57
23
cuộc đảo lộn vật chất mà người ta có thể xác nhận được với một sự
chính xác của khoa học tự nhiên.
Trong những điều kiện kinh tế sản xuất, với những hình thái
pháp lý, chính trị, tôn giáo, nghệ thuật hay Triết học. Tóm lại với
những hình thái tư tưởng trong đó con người ý thức được cuộc xung
đột ấy và đấu tranh để giải quyết cuộc xung đột ấy. Nếu ta không
thể nhận định được về một người mà chỉ căn cứ vào ý kiến của
chính người đó đối với bản thân thì ta cũng không thể nhận định
được về một thời đại đảo lộn như thế mà chỉ căn cứ vào ý thức của
thời đại ấy. Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu
thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực
lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội.
Không một chế độ xã hội nào lại diệt vong khi tất cả những
lực lượng sản xuất mà chế độ xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát
triển, vẫn còn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao
hơn, không bao giờ xuất hiện khi những điều kiện tồn tại vật chất
của những quan hệ đó còn chưa chính muồi trong lòng bản thân xã
hội cũ. Cho nên nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những
nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được, vì xét kỹ hơn, bao giờ
người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi
những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó đã có rồi, hay ít
ra cũng đang ở trong quá trình hình thành, về đại thể có thể coi các
phương thức sản xuất Châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại
là những thời đại tiến triễn dần dần của hình thái kinh tế - xã hội.
Các quan hệ sản xuất tư sản là hình thức đối kháng cuối cùng của
quá trình sản xuất xã hội, đối kháng không theo ý là đối kháng cá
nhân, mà theo ý nghĩa là đối kháng nảy sinh từ trong điều kiện sinh
hoạt xã hội của cá nhân, nhưng những lực lượng sản xuất phát triển
trong lòng xã hội tư sản đồng thời cũng tạo ra những điều kiện vật
chất để giải quyết đối kháng ấy, cho nên với hình thái xã hội đó
thời kỳ tiền sử của xã hội loài người đang kết thúc"* .
’ Các Mác, Ăng-Ghen, Tuyển tập (6 tập), T.II, Nxb. Sự thật, H. 1981, tr.637 đến 639
24
Những quan điểm duy vật về xã hội trên của Mác được tiếp
tục phát triển trong các tác phẩm tiếp theo như: "Tư bản" tập I - III
(1862 - 1863); "phê phán cương lĩnh Gotha" (1875) và nhiều tác
phẩm khác mà Mác đang viết chung với Ảng Ghen. Quá trình này
đã tạo ra một bước ngoặt một cuộc cách mạng trong việc nhận thức
xã hội, thực chất bước ngoặt cách mạng này là:
a) Mác đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tự nhiên và
xã hội, giữa nhận thức tự nhiên và xã hội.
b) Giải quyết đúng đắn quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức
xã hội.
c) Mác và ẢngGhen đã phát minh học thuyết về hình thái
kinh tế - xã hội, và coi sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là
một quá trình lịch sử tự nhiên.
d) Học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp,
e) Vai trò chủ đạo của quần chúng nhân dân ngày càng tăng
trong sự phát triển xã hội.v.v
Đúng như Lênin đã nhận định: việc vận dụng chủ nghĩa duy
vật vào xã hội là một tư tưởng thiên tài, lần đầu tiên tạo ra khả năng
có một thái độ khoa học đối với lịch sử và xã hội, đã nâng XHH lên
ngang hàng một khoa học. Còn Georges Gurvitch - nhà XHH tư sản
ở Pháp, người sáng lập Trung tâm nghiên cứu XHH và tạp chí quốc
tế về XHH, giáo sư trường Đại học SorBonne nhận xét: Mác là
người vĩ đại nhất và ít giáo điều nhất trong số những người sáng lập
ra XHH Mác trước hết là nhà XHH và chính XHH là cái quy tụ
tất cả các công trình của ông.
Các nhà XHH sau này tôn vinh Mác là những người sáng lập
ra XHH mặc nhiên Mác không dùng thuật ngữ XHH.
25