Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tác động của nhân tố cá nhân đến tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.07 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ CÁ NHÂN ĐẾN TẠO VIỆC LÀM
TẠI CHỖ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TRONG XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI
Trần Văn Hịe1, Nguyễn Ánh Tuyết1
Trường Đại học Thủy lợi, email:

1

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới,
vấn đề tạo việc làm tại chỗ cho lao động
nông thôn là mối quan tâm lớn của Chính
phủ cũng như các cấp chính quyền địa
phương. Bên cạnh đó, vấn đề tạo việc làm tại
chỗ cho lao động nơng thơn bị tác động lớn
bởi q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa
do sự dịch chuyển ngành nghề, tái cơ cấu các
ngành kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế nông
nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học công
nghệ trong sản xuất và phát triển thị trường
sản phẩm nông nghiệp. Các yếu tố thuộc về
cá nhân lao động nông thôn trực tiếp tác động
mạnh đến tự tạo việc làm của lao động nông
thôn. Nghiên cứu về sự tác động của trình độ
chun mơn đến khả năng tạo việc làm đã
được James (1998), Trần (2003), Lê (2009)
chỉ ra nhiều thách thức yêu cầu về trình độ,
kỹ năng người lao động. Phân tích về yếu tố


giới nghiên cứu của Trần (1999), Linda Yueh
(2009), cho rằng sự khác biệt giới tính cũng
là một yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm.
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tác
động của nhân tố cá nhân đến đến tạo việc
làm tại chỗ cho lao động nông thôn trong xây
dựng nông thôn mới. Từ kết quả nghiên cứu
sẽ đề xuất những giải pháp hồn thiện chính
sách tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông
thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021 - 2030.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy
nhị phân binary logistic để đo lường mức độ

ảnh hưởng của các nhóm nhân tố cá nhân đến
tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn
với biến phụ thuộc là tạo việc làm và các biến
độc lập là đặc tính cá nhân của người lao
động gồm tuổi, giới tính, qui mơ gia đình,
tình trạng hơn nhân và trình độ chun mơn.
Mơ hình hàm hồi quy nhị phân binary
logistic như sau:
e 0  1X1i
e Xi
Pr(Y/X ) 

1  e 0  1X1i 1  e X i 
exp( X i  )


1  exp( X i  )

(1)

Trong công thức này, Pr(Y/X) là xác suất
để Y = 1 (tức là xác suất để sự kiện xảy ra)
khi biến độc lập X có giá trị cụ thể là Xi. Mơ
hình Logit, Pi được xác định như sau:
Pi  Pr (Y  1/X i )

e 0  1X1i
1  e 0  1X1i

exp( X i  )
e Xi


Xi
1  exp( X i  )
1 e

(2)

Đặt X = (1, X1), Xi = (1, X1i), β’ = (β0, β1)
Trong mơ hình trên, Pi khơng phải là hàm
tuyến tính của các biến độc lập.
Dữ liệu sử dụng là số liệu khảo sát 585 hộ
nông dân của 13 tỉnh đại diện cho 8 vùng
sinh thái kinh tế trên cả nước.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bằng phương pháp phân tích hội quy nhị
phân binary logistic, nghiên cứu đã có kết
quả ở Bảng 1.

426


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

Bảng 1. Tác động của các nhân tố
cá nhân đến tạo việc làm tại chỗ
cho lao động nông thôn
Các biến

Kết quả
hồi quy

Xác suất tạo
việc làm tại chỗ

gioitinh

1,929***

6,885

(0,228)
quymoho


-0,137

0,872

(0,0949)
tuoi

0,000793

1,001

(0,0124)
honnhan

-0,125

0,882

(0,343)
trinhdo

2,102***

8,184

(0,233)
Constant

-2,780***


0,062

(0,639)
Tổng quan sát

585
Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm tác giả.
Từ kết quả Bảng 1 cho thấy một số kết luận:
- Thứ nhất, lao động nơng thơn là nam giới
có khả năng tạo việc làm tại chỗ cao hơn nữ
giới 6,885 lần. Ðặc điểm về giới tính ảnh
hưởng lớn đến khả năng tự tạo việc làm, khu
vực nơng thơn thường có sự phân biệt về giới
tính trong q trình tạo việc làm. Nam giới
dường như có nhiều khả năng tự tạo việc làm
tốt hơn lao động hơn nữ giới trong thời gian
qua và đối với hầu hết các loại hình cơng
việc. Thị trường lao động dịch vụ đã xuất
hiện sự phân mảng theo giới, một số ngành
nghề chỉ có nam giới mới có khả năng tự tạo
việc làm cao. Thực tế khảo sát cho thấy, có
những hoạt động dịch vụ như sửa chữa xe
máy, cơ khí, xây dựng… hầu như chỉ nam
giới mới có cơ hội tham gia, các hoạt động
này cũng trở nên ngày càng phổ biến trong
nông thôn hiện nay. Tuy nhiên một số ngành

nghề với số vốn nhỏ lại phù hợp với nữ giới
ở khu vực nông thôn. Do tác động rõ nét của
yếu tố và vấn đề giới tính trong quá trình tạo

việc làm cần thiết kế các chính sách trợ giúp
đối với lao động trẻ và lao động nữ từ nơng
thơn như các vấn đề về văn hóa, vấn đề về
cân bằng giới nhất là ở các khu công nghiệp
tập trung. Mặc dù đây là các chính sách xã
hội nhưng lại đảm bảo tính bền vững của
chuyển dịch lao động từ nơng thơn.
- Thứ hai, lao động nơng thơn có trình độ
chun mơn cao thì khả năng tạo việc làm tại
chỗ cao hơn 8,184 lần lao động chuyên môn
thấp. Khi lao động nơng thơn có q trình
tích lũy kiến thức về một ngành nghề được
đào tạo, tham gia các khóa đào tạo nghề được
tổ chức hoặc tự đào tạo, kinh nghiệm (đo
bằng số năm) làm một công việc thuộc ngành
nghề nhất định, các chứng chỉ nghề nghiệp
được các cơ sở đào tạo cấp theo các chương
trình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn thì
sẽ tăng được khả năng tạo việc làm rõ rệt.
Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy lao
động nơng thơn chỉ có thể tạo việc khi đạt
một trình độ chun mơn cơ bản đối với một
ngành nghề nhất định.
- Thứ ba, các nhân tố thuộc cá nhân người
lao động nơng thơn như tuổi, quy mơ gia
đình, tình trạng hơn nhân khơng có ý nghĩa

thống kê nên chưa có đủ cơ sở khoa học để
kết luận có ảnh hưởng đến tạo việc làm tại
chỗ của lao động nông thôn. Thực tế cho
thấy, sự dịch chuyển của lao động trẻ sang
các ngành công nghiệp và dịch vụ phù hợp
với xu hướng cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa,
hay vấn đề hơn nhân và quy mơ gia đình
cũng chỉ là những yếu tố cơ bản không thể
hiện tác động rõ ràng hay tạo áp lực tạo việc
làm tại lao động nông thôn.
Từ những kết luận trên, để đạt mục tiêu tạo
việc làm cho lao động nông thôn cả về số
lượng và chất lượng dựa trên phát huy tác
động của các nhân tố cá nhân về nâng cao
trình độ, và hỗ trợ cho quá trình tạo việc làm
của nữ giới, nghiên cứu này đề xuất một số
khuyến nghị chính sách:
- Một là, để giảm thiểu tác động rõ nét của
vấn đề giới trong q trình tạo việc làm cho
lao động nơng thơn cần thiết kế các chính
sách trợ giúp đối với lao động trẻ và lao động

427


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021. ISBN: 978-604-82-5957-0

nữ liên quan đến hỗ trợ vốn, đào tạo, v.v... để
đảm bảo tính bền vững của việc làm nhằm
chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang

công nghiệp và dịch vụ nơng thơn.
- Hai là, cần hồn thiên cơ chế triển khai
các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho lao
động nơng thơn đến được tất cả các nhóm lao
động theo giới, theo trình độ, theo nghề
nghiệp, theo vùng miền một cách thích ứng để
bảo đảm sự phù hợp giữa việc làm với các đặc
tính cá nhân của người lao động nơng thơn.
- Ba là, các chính sách phải hướng đến
giảm số lượng lao động nông nghiệp thuần túy
nhưng vẫn bảo đảm khai thác tối ưu nguồn lực
và tăng sản lượng nơng phẩm. Điều này địi
hỏi phải ban hành các chính sách đào tạo nghề
nhằm đào tạo các nghề mới, nâng cao tay
nghề, ứng dụng công nghệ để tăng năng suất
lao động cho lao động nông thôn.
- Bốn là, các nhân tố cá nhân của người lao
động nông thôn cho thấy cơ cấu lao động
nông thôn đang thay đổi nên cần những chính
sách để thu hút lao động có trình độ và kỹ
năng ở lại nơng thơn, khắc phục tình trạng
lao động nông thôn đang chỉ là người già và
phụ nữ lớn tuổi. Lao động trẻ, được đào tạo
phải là đối tượng hưởng lợi cơ bản của các
chính sách hỗ trợ tạo việc làm.
Ngồi ra, cần phát huy vai trị của các cấp
chính quyền, tổ chức hội, đồn thể trong triển
khai các chính sách nhằm hỗ trợ tạo việc làm
cho lao động nông thôn một cách nhanh nhất
và bền vững nhất. Phát huy các yếu tố cộng

đồng nhằm chia sẻ thơng tin về u cầu nghề
nghiệp và tuyển dụng góp phần quan trọng
vào tạo việc làm cho lao động nông thơn.
Các chính sách cần phải hướng đến tạo việc
làm cho lao động nông thôn khi lao động
trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ ở thành
phố mất việc và lao động ở nước ngoài trở về
sẽ gây nên một áp lực rất lớn đối với khu vực
nơng thơn nếu khơng có những chính sách
phù hợp để hấp thụ số lao động này. Phát
triển các doanh nghiệp nông nghiệp gồm các
doanh nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ,

các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và chế
biến nông sản, các doanh nghiệp tiểu thủ công
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhằm tạo ra
việc làm lâu dài cho lao động nông thôn. Cần
sớm ban hành các chính sách ưu đãi về quyền
lợi xã hội, về tôn vinh xã hội cho các nhà đầu
tư vào nông nghiệp nhằm tạo việc làm bền
vững cho lao động nông thôn.
4. KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã rút ra hai tác động cơ bản
mạnh nhất của đặc tính cá nhân người lao
động nông thôn tác động đến tạo việc làm tại
chỗ là yếu tố giới tính và trình độ, từ đó đề
xuất các khuyến nghị chính sách nhằm bổ
sung và hồn thiện cơ chế, chính sách của tất
cả các cấp quản lý nhà nước liên quan đến đa

dạng hóa việc làm, nâng cao thu nhập, cải
thiện chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện để
người dân nông thôn tạo được việc làm bền
vững tại địa phương trong quá trình thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nơng thơn mới.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Xuân Bá (2006), Báo cáo nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch
cơ cấu của lao động nông thôn Việt Nam,
Hà Nội.
[2] Linda Yueh (2009), Self-employment in
urban China: Networking in a transition
economy, University of Oxford, United
Kingdom at www.sciencedirect.com
[3] James Fetzer (1998), World Bank working
paper “Who is likely to become self
employed in Vietnam?”, 19p Electronic
copy availabe at:
/>[4] Tỉnh ủy Thái Bình, Ban Kinh tế Trung
ương, Trường Đại học Thủy lợi (2020),
Cơ chế, chính sách tạo việc làm tại chỗ
bền vững cho lao động nơng thơn gắn với
chương trình xây dựng nơng thơn mới, Kỷ
yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia, Thái
Bình, Việt Nam.

428




×