Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG tại CÔNG TY cổ PHẦN DIC số 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 43 trang )

Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
1
GVHD: Hồ Thanh Thảo
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
PHÒNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
CHUYÊN ĐỀ:
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DIC SỐ 4
Người báo cáo: TRẦN THỊ MỸ DUYÊN
Mã số học sinh: 10C073KV
Mã lớp:
Giáo viên hướng dẫn:
10KCVT
Hồ Thanh Thảo
Vũng tàu, tháng 5 năm 2012
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
 Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
DVCN : Dịch Vụ Công Nghệ
BHXH : Bảo Hiểm Xã Hội
BHYT : Bảo Hiểm Y Tế
BHTN : Bảo Hiểm Thất Nghiệp
KPCĐ : Kinh Phí Công Đoàn
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
2
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
LỜI NÓI ĐẦU


Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, các doanh nghiệp đang
đứng trước vấn đề cạnh tranh rất gay gắt. Chính điều này đã đặt ra nhiều cơ hội cũng
như thách thức cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình thì phải đầu tư đúng mục tiêu, đúng trọng điểm và
quan trọng hơn cả là phải quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của nguồn nhân lực ở nước ta, là đòn bẩy
kinh tế song cũng rất phức tạp vì nó tác động trực tiếp đến nhu cầu cuộc sống người lao
động. Nên tiền lương tạo cơ sở đánh giá thu nhập bình quân đầu người của doanh
nghiệp và của quốc gia.
Việc trả lương hợp lý sẽ kích thích việc tăng năng suất lao động góp phần phát
triển chung cho doanh nghiệp và xã hội, là vấn đề có ý nghĩa kinh tế, chính trị vô cùng
to lớn, được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Vì vậy, cùng với việc đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế, đòi hỏi công tác tổ chức sắp xếp bộ máy, cải cách tiền lương phải không
ngừng hoàn thiện. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và sử dụng nhân
lực, góp phần đẩy mạnh năng suất lao động, tăng tích lũy cho doanh nghiệp, tạo niềm
tin cho người lao động.
Là một thành phố phát triển mạnh với ngành kinh tế mũi nhọn, theo thống kê,
mỗi năm Vũng Tàu có khoảng 2.000 doanh nghiệp ra đời và phát triển có cơ chế kinh
doanh mới, tìm kiếm thị trường trong nhiều lĩnh vực, phần lớn tập trung phục vụ ngành
kinh tế mũi nhọn Dầu khí và Du lịch, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước,
tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.
Công ty cổ phần DIC số 4 là một đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực về xây
dựng công trình, san lấp…. Để tăng năng suất lao động góp phần vào sự phát triển của
Công ty, việc trả lương hợp lý có vai trò quan trọng. Vì thế, Công ty đã có hệ thống
hạch toán tiền lương phong phú và mở rộng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, trong quá trình thực tập tại Công ty, em đã chọn
đề tài luận văn tốt nghiệp: "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty cổ phần DIC số 4"
Nội dung bài báo cáo thực tập gồm 4 phần :
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần DIC số 4.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần DIC số 4.
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
3
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế tốn tiền lương và các khoản trích theo lương tại Cơng ty cổ phần DIC số 4
CHƯƠNG 1 :
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DIC SỐ 4
I. QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 1994 với tên gọi là Xí Nghiệp Kinh doanh vật tư Xây
dựng trực thuộc Cơng ty xây dựng và dịch vụ du lịch (nay là cơng ty cổ phần Tổng
cơng ty đầu tư phát triển xây dựng), lĩnh vực kinh doanh ban đầu của cơng ty là cung
cấp các loại vật tư cho các cơng trình xây dựng.
Tháng 8 năm 2000, đổi tên thành Xí nghiệp xây dựng số 4 với nhiệm vụ trọng tâm
là xây lắp các cơng trình cơng nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ tầng đường bộ, hệ thống cấp
thốt nước, san lấp mặt bằng …địa bàn hoạt động chủ yếu tại Tỉnh Bình Phước.
Tháng 7 năm 2002, Xí nghiệp chuyển trụ sở về lầu 4 tồ nhà DIC - số 265 Lê
Hồng Phong TP.Vũng Tàu, đây là thời gian Xí nghiệp có những bước phát triển mạnh
mẽ cả về quy mơ tổ chức và sản lượng xây lắp, cụ thể đã trúng thầu thi cơng nhiều cơng
trình lớn từ Hạ tầng kỹ thuật đến các chung cư cao tầng tiêu biểu như : Cơng trình Kè
đá bảo vệ Hồ Bàu Trũng –TP.Vũng tàu; Đường A khu E 261; Villa Tiên Sa – Bãi Dâu
(cơng trình đạt chất lượng cao), …. Tại TP.HCM đơn vị đã trúng thầu một số cơng trình
lớn như Thiết kế – Thi cơng hệ thống điện khu dân cư Sa Ca - Bắc Rạch Chiếc - Quận
9; giảng đường Đại học Kỹ Thuật TP.HCM tại Đồng Nai cơng trình Văn phòng Khu
cơng nghiệp Tam Phước.
Ngày 9 tháng 12 năm 2004 Bộ xây dựng đã ra quyết định số 1980/QĐ-BXD
chuyển đổi Xí nghiệp thành Cơng ty Cổ phần DIC Số 4 (DIC-No4). Trở thành Cơng ty
hạch tốn độc lập với thương hiệu DIC –No4, cơng ty đã tập trung đầu tư nhiều trang
thiết bị hiện đại để thi cơng nhà cao tầng như Cẩu tháp do Italia sản xuất trị giá 4.5 tỷ

đồng, máy vận thăng lồng, vận thăng nâng hàng; giàn giáo; cốp pha trang bị mới gần
10.000 m2 …Ngay sau khi chuyển đổi mơ hình doanh nghiệp cơng ty đã trúng thầu
nhiều cơng trình lớn như: Bãi đậu xe Lạc Long Qn –TP.HCM giá trị trên 9,4 tỷ đồng;
Bệnh viện Đa khoa tư nhân An Sinh giá trị quyết tốn 16,4 tỷ đồng, Trường Đại học Bà
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Dun Mã số sinh viên: 10C073KV
4
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
Rịa -Vũng Tàu; đặc biệt công trình Chung cư 21 tầng D2 tại TP. Vũng Tàu giá trị quyết
toán gần 100 tỷ đồng; …
Tháng 10 năm 2005 công ty chuyển trụ sở về Số 4 - Đường 6 – Khu Trung tâm đô
thị Chí Linh – TP.Vũng Tàu đón đầu sự phát triển của thành phố Vũng Tàu khi thành
phố mở rộng về phía Bắc, đây là trụ sở do công ty đầu tư xây dựng hiện đại với diện
tích sử dụng gần 1000 m
2
đáp ứng nhu cầu làm việc cho khối văn phòng công ty đảm
bảo sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Giới thiệu về công ty
* Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DIC SỐ 4
* Tên tiếng Anh: DIC No.4 Joint Stock Company
* Tên viết tắt: DIC - No4
* Logo sản phẩm cửa nhựa: VinaWindow
* Vốn điều lệ thời điểm T1/2007: 20.000.000.000 VNĐ
(Bằng chữ: Hai mươi tỷ đồng Việt Nam).
* Trụ sở chính: Số 4, đường số 6, Khu trung tâm đô thị Chí Linh, Phường Thắng
Nhất, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
* Điện thoại: 064.613518
* Fax: 064.585070
* Email:
* Website : www.dic.vn

Giấy CNĐKKD: 3500686978, Số 4903000146 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu cấp ngày 28/01/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 04 ngày 05/9/2007
* Tổng số lượng cổ phần: 5.000.000 CP
* Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần
* Vốn điều lệ lúc thành lập : 5.000.000.000 đồng
* Vốn điều lệ hiện tại : 50.000.000.000 đồng
 Vốn Doanh nghiệp:
- Vốn điều lệ thời điểm 30/04/2012: 50.000.000.000 đồng.
- Vốn chủ sở hữu: 28.059.267.145 đồng.
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
5
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
1.3. Cơ cấu tổ chức công ty
Công ty Cổ phần DIC Số 4 được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo:
Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Điều lệ Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông lần 3 nhất trí thông qua ngày 09
tháng 03 năm 2007.
Sơ đồ : Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty như sau
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
6
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
Phó TGĐ Kỹ Thuật
Phó TGĐ Kinh Tế
Phòng Kỹ
Thuật

Giám Đốc
Xí nghiệp
Ban Kiểm
Soát
Phòng
HC-NS
P.Kế
hoạch
Phòng
KT-TC
Các Ban Chỉ Huy Công Trường
Đội
Xây
Dựng
Số 2
Đội
Xây
Dựng
Số 3
Bộ
Phận
Kinh
Doanh
Bộ
Phận
Kế
Toán
Phân
Xưởn
g

Sản
Xuất
Đội
Xây
Dựng
Số 1
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
1.4. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
 Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông , là cơ quan quyền lực cao nhất của Công Ty. Đại hội
đồng cổ đông quyết định cơ cấu tổ chức hoặc giải tán Công ty, quyết định các kế hoạch
đầu tư dài hạn và chiến lược phát triển, cơ cấu vốn, bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các thành
viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của
Đại hội đồng cổ đông.
 Ban kiểm soát
Ban kiểm soát Là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ do Đại hội đồng cổ đông bầu ra,
thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, giám đốc trong việc quản lý và điều hành công
ty;kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài
chính của Công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện
các nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên, nhiệm kỳ là 05 năm
và có thể được gia hạn trong vòng 90 ngày để tiến hành bàn giao công việc cho Ban
kiểm soát nhiệm kỳ tiếp theo.
 Ban Giám đốc
Ban Giám đốc gồm 01 Tổng giám đốc và 02 phó tổng giám đốc do Hội đồng quản
trị bổ nhiệm và bãi nhiệm. Trong đó,
+ Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công
ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị

và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao; quyết định các
phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể cho từng thương vụ cụ thể trên cơ sở Nghị quyết
Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về quyết định của mình;
+ Hai phó Tổng Giám đốc là người trợ giúp đắc lực cho Tổng giám Đốc và cũng
có thể thay Tổng giám Đốc điều hành công việc sản xuất kinh doanh của Công Ty
khi Tổng giám Đốc vắng mặt
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
7
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
 Phòng Kế toán – Tài chính .
Thực hiện việc hạch toán về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo
đúng pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước.
Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống sự diễn biến các nguồn cấ
p, vốn vay, giải quyết các loại vốn, phục vụ cho việc huy động vật tư, nguyên vật,
hàng hóa trong sản xuất kinh doanh của Công ty,
Thực hiện quyết toán quý , tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng các phòng
nghiệp vụ của công ty để hạch toán, giúp giám đốc công ty nắm chắc nguồn vốn và kịp
thời về hiệu quả kinh doanh,
Lập các hợp đồng kinh tế, các báo cáo thống kê, các chỉ tiêu kế hoạch của công
ty lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán bí mật của Công
ty.
 Phòng Hành chính-Nhân sự
Phòng Hành chính- nhân sự: Chịu trách nhiệm về mọi mặt, đi đối với công tác
quản lý nhân sự, lực lượng lao động trong toàn Công ty, thực hiện đúng chế độ và
quyền lợi của người lao động theo chính sách Nhà nước quy định, làm tốt công tác tổ
chức cán bộ, công nhân viên, sắp xếp lao động hợp lý, tổ chức thanh tra an toàn lao
động, định mức sản phẩm nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

* Phòng Kế hoạch :
- Lập dự toán chi phí của các hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách
nhiệm trước Ban Giám đốc và pháp luật về việc lập và theo dõi các hợp đồng
kinh tế với các đơn vị cho đến khi kết thúc hợp đồng.
- Trình Ban Giám đốc phê duyệt các phương án triển khai sản xuất kinh
doanh.
- Quan hệ với phòng Kế toán về kinh phí thực hiện và quyết toán các chi phí
trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan hệ với Phòng Vật tư trong
việc cung cấp vật tư, hàng hoá và điều phối phương tiện, máy móc, thiết bị,
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
8
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
đáp ứng tiến độ sản xuất tại các đơn vị sản xuất. Theo dõi kiểm tra chất
lượng hoạt động của phương tiện, máy móc, thiết bị trong các hoạt động sản
xuất kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm lập và theo dõi các hợp đồng giao khoán cho các bộ
phận trực tiếp sản xuất kinh doanh trong Công ty.
- Đánh giá tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh
để báo cáo Ban Giám đốc và cấp trên về kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty.
- Lập kế hoạch dự thầu, đấu thầu các công trình, Theo dõi tiến độ thi công của
các công trình và tình hình tài chính để lập kế hoạch được chính xác . Đưa ra các
phương án thi công nhằm tiết kiệm tối đa chi phí công trình nhưng vẫn phải bảo đảm
chất lượng .
 Phòng kỹ thuật
Chức năng của phòng là tổ chức thi công và giám sát quá trình thi công các công
trình do Công ty đảm nhận, chuẩn bị hồ sơ dự thầu các công trình…
 Ban chỉ huy các công trình :
Chịu sự điều hành trực tiếp của Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật

Nghiên cứu hồ sơ thiết kế và tiến độ thi công, lập kế hoạch triển khai tổ chức thi
công.
Điều hành quản lý các mặt: Tiến độ thi công, chất lượng công trình ,an toàn lao
động vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại công trường.
Tổ chức nghiệm thu, hoàn công thanh quyết toán công trình
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao
Đề xuất các phương án sửa đổi, điều chỉnh cơ chế quản lý hoặc phương hướng t
hi công tại công trường phù hợp với tình hình thực tế của Công ty.
Chịu trách nhiệm trước TổngGiám đốc công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh d
oanh của nhà máy; Điều hành toàn bộ các họat động sản xuất kinh doanh của Nhà máy
Có báo cáo định kỳ (tháng, quý) về quá trình thực hiện kế hoạch sản lượng của
Nhà máy lên Giám đốc công ty
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
9
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
Chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc Công ty
II. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty.
2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của DIC-No4 được chia làm 5 bộ phận cơ bản gồm:
- Bộ phận kế toán tổng hợp
- Bộ phận kế toán thanh quyết toán
- Bộ phận kế toán công nợ, tài sản cố định
- Bộ phận kế toán vật tư
- Bộ phận kế toán ngân hàng và thủ quỹ
SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:
Kế toán trưởng: Là người kiểm soát tài chính và là người chịu trách nhiệm quản
lý toàn bộ hồ sơ của Công ty. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán trong Công
ty một cách hợp lý và khoa học. Trên cơ sở dữ liệu ghi chép phân tích, đánh giá kết quả

hoạt động kinh doanh của Công ty tính toán và trích lập đầy đủ các khoản phải nộp
ngân sách nhà nước, các quỹ để lại Công ty và các khoản nợ vay, nợ phải trả.
Kiểm tra việc chấp hành quản lý, kỷ luật lao động, các chính sách đối với người
lao động, việc thực hiện kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính, các đơn vị chi phí sản
xuất kinh doanh, việc chấp hành chính sách kinh tế tài chính và kỹ thuật tài chính của
nhà nước, giải quyết và xử lý các khoản thiếu hụt mất mát, các khoản nợ khó đòi.
Ngoài ra, kế toán trưởng còn là người chịu trách nhiệm giúp Tổng Giám đốc
nghiên cứu cải tiến sản xuất, cải tiến quản lý kinh doanh… và củng cố hoàn thiện chế
độ hạch toán kinh tế theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý.
Kế toán tổng hợp: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, về các loại vốn, các loại quỹ của xí nghiệp, xác định kết quả lãi lỗ…
Vào sổ cái, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính, kiểm tra chính xác các báo cáo
của Công ty trước khi Tổng Giám đốc duyệt. Giúp kế toán trưởng làm báo cáo phân
tích hoạt động kinh tế của xí nghiệp theo định kỳ. Bảo lưu hồ sơ tài liệu, số liệu thông
tin kế toán, cung cấp các tài liệu cho các bộ phận có liên quan.
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
10
GVHD: Hồ Thanh Thảo
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Kế toán thanh
quyết toán
Kế toán công
nợ, TSCĐ
Kế toán ngân
hàng và thủ quỹ
Kế toán
Vật tư
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
Kế toán công nợ: Theo dõi từng khoản nợ phải trả, phải thu, nợ thuế và các

khoản tạm ứng, có trách nhiệm báo cáo cho kế toán trưởng lập kế hoạch thu hồi nợ phải
thu và phương án chi trả các khoản nợ đến hạn.
Kế toán TSCĐ và vật tư: Theo dõi TSCĐ, trang thiết bị văn phòng và vật tư của
xí nghiệp, phân loại quản lý TSCĐ một cách khoa học, tính toán và trích khấu hao
TSCĐ theo quy định.
Kế toán ngân hàng: Thực hiện việc thu chi thanh toán hàng ngày và theo dõi
khoản tiền ở ngân hàng.
Kế toán thủ quỹ: Thực hiện việc thu chi tiền mặt khi có chứng từ hợp lệ đồng thời
chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị và chịu trách nhiệm pháp lý
về mọi sự vi phạm hoặc thiếu sót.
Kế toán thanh quyết toán: Có trách nhiệm kết hợp với cán bộ kỹ thuật lập các hồ
sơ thanh toán. Kết luận các công trình hoàn thành từ sở pháp lý lập thủ tục quyết toán
chứng từ theo đúng quy trình xây dựng cơ bản hiện hành.
2.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương.
- Bảng chấm công – Mẫu số 01a LĐTL
- Bảng chấm công làm thêm giờ: Mẫu số 01b LĐTL
- Phiếu nghỉ chế độ Bảo hiểm xã hội
- Bảng thanh toán tiền lương tạm ứng
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
- Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
2.3 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán.
Hệ thống sổ sách kế toán Công ty bao gồm
- Nhật ký chung: Sử dụng các chứng từ kế toán Công ty áp dụng để ghi sổ như:
Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán làm thêm giờ….
- Sổ, thẻ chứng từ chi tiết: Công ty mở sổ thẻ chi tiết như: Thẻ thanh toán tiền
lương, thẻ tài sản cố định, thẻ công nợ khách hàng, nhà cung cấp….
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
11

GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
- Sổ cái tài khoản: Được tổng hợp từ Nhật Ký chung, sổ quỹ và đối chiếu với các
bảng tổng hợp
- Bảng cân đối số phát sinh
- Hệ thống báo cáo theo quy định nhà nước
2.4 Hình thức kế toán áp dụng
Sơ đồ 02: HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
2.4.1. Trình tự ghi chép theo phương pháp nhật ký chung.
 Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra, kế toán lấy số liệu ghi vào nhật ký
chung và bảng kê liên quan. Trường hợp ghi hằng ngày vào bảng kê thì cuối tháng
chuyển số liệu tổng cộng của các bảng kê vào nhật ký chứng từ.
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
12
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Sổ chi tiết
Sổ cái
Sổ quỹ
Chứng từ
Nhật kí chung
Bảng tổng
hợp kế toán
Bảng cân đồi
phát sinh
Báo cáo kế toán
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4

 Đối với chi phí phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ thì các chứng từ
gốc trước hết phải được tập trung phân bổ trong các bảng phân bổ. Sau đó lấy kết quả
phân bổ vào nhật ký chứng từ có liiên quan.
 Cuối tháng, khoá sổ các nhhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật
ký chứng từ và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái
một lần, không cần lập chứng từ ghi sổ.
 Đối với tài khoản mở các sổ hoặc thẻ chi tiết thì chứng từ gốc sau khi vào nhật ký
chứng từ hoặc bảng kê được chuyển sang bộ phận kế toán chi tiết vào sổ chi tiết các tài
khoản có liên quan. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ
hhoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết cho từng tài khoản để đối chiếu
với sổ cái.
 Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng
kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập bảng cân đối kế toán và các bảng báo
cáo tài chính khác.
2.5 Chính sách và phương pháp kế toán áp dụng
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế thoán theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng bộ Tài chính
Công ty hạch toán kế toán tuân thủ các chuẩn mực kế toán và thông tư hướng dẫn.
Phương pháp tính giá xuất kho: Nhập trước xuất trước
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
Phương pháp khấu hao Tài sản cố định: Đường thẳng.
Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Hệ thống báo cáo Công ty được lập vào cuối mỗi quý, mỗi năm theo quy định của
chế độ kế toán áp dụng gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Báo cáo kiểm toán hàng năm
CHƯƠNG II

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG - TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DIC SỐ 4
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
13
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
1. Kế toán tiền lương tại Công ty
1.1. Đặc điểm lao động và chính sách lương, thưởng tại Công ty
1.1.1 lực lượng lao động
Tính đến ngày 30 tháng 04 năm 2012 Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty
hiện nay là 210 người trong đó Văn phòng Công ty, ban chỉ huy công trình, đội sản
xuất 89 người. Cụ thể như sau:
STT Phòng, ban
Số lượng
nhân viên
Trình độ
3 Ban Tổng giám đốc 3 Thạc sỹ, Đại học
4 Phòng Kế toán - tài chính 8 6 đại học, 2 trung cấp
5 Phòng Hành chính-Nhân sự 14 Đại học, trung cấp, LĐ phổ thông
6 Phòng Kế hoạch 10 Thạc sỹ, Đại học, cao đẳng
7 Phòng Kỹ thuật 9 Kỹ sư
8 Ban chỉ huy công trình 3 Kỹ sư
9 Đội sản xuất 42 Trung cấp, LĐ phổ thông
+ Về công nhân có đội ngũ công nhân kỹ thuật với đầy đủ các chuyên ngành kỹ
thuật như:
- Thợ nề
- Thợ mộc
- Thợ sắt hàn
- Thợ lắp điện nước
- Thợ bê tông

- Thợ sản xuất gạch lát nền
- Thợ cơ khí
- Thợ sơn…
- Lái xe và các nghề khác phục vụ xây lắp
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có khả năng thi công hoàn chỉnh đồng
bộ công trình theo hình thức chìa khoá trao tay, (từ thiết kế thi công)
1.1.2 Chính sách tiền lương áp dụng tại công ty:
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
14
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
Công ty thực hiện tính lương, thanh toán lương theo hợp đồng lao động, quy chế
tiền lương và thỏa ước lao động tập thể theo nguyên tắc chung:
Quy chế trả lương, trả thưởng phải được sự thống nhất của Ban Chấp hành công
đoàn cơ sở trong việc xây dựng, sửa đổi bổ sung và giám sát thực hiện.
Những nội dung quy định trong quy chế tiền lương chỉ có hiệu lực thi hành kể
từ ngày được Sở Lao Động -TBXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thừa nhận, bãi bỏ.
Công ty vận dụng Nghị định số số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm
2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp lương trong
các công ty nhà nước để xếp lương cơ bản cho người lao động.
Căn cứ chức danh công việc, trình độ chuyên môn kỹ thuật, người lao động được
xếp hệ số lương theo hệ thống thang, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số
205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ;
- Tiền lương cơ bản = HSL(205) x Mức lương tối thiểu chung;
- Tiền lương cơ bản của người lao động dùng làm cơ sở ký kết hợp đồng lao
động, đóng hưởng BHXH, BHYT, BHTN, xây dựng đơn giá tiền lương, trả lương
ngừng việc, trợ cấp thôi việc, mất việc…theo quy định của pháp luật lao động;
- Việc xếp lương cơ bản do phòng Tổ chức - hành chính phối hợp với Hội đồng
lương trình hội đồng quản trị công ty xem xét và Giám Đốc ra quyết định;
2. Kế toán tiền lương tại Công ty

2.1 Đặc điểm kế toán, nguyên tắc hạch toán và nhiệm vụ của kế toán tiền lương
2.1.1 Đặc điểm tiền lương tại Công ty
Công ty thực hiện việc tính toán, thanh toán và trả lương trên cơ sở hợp đồng lao động,
quy chế tiền lương được xây dựng trong từng thời kỳ cụ thể. Trong năm 2012 Công ty
đang thực hiện như sau:
2.1.1.1 Quỹ tiền lương:
Nguồn hình thành:
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ SXKD, Công ty Cổ phần DIC số 4 xác
định quỹ tiền lương tương ứng để trả lương bao gồm:
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
15
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
- Quỹ tiền lương theo đơn giá được Công ty DIC GROUP giao trên cơ sở DIC 4
xây dựng theo 1 trong 4 phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương phù hợp với loại
hình (chức năng) SXKD của DIC số 4 căn cứ theo mục 3 Thông tư 07/2005/TT-
BLĐTBXH ngày 05/01/2005;
- Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ của Nhà nước;
Quỹ tiền lương từ các hoạt động SXKD, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương
được giao;
Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
Sử dụng tổng quỹ tiền lương
Để đảm bảo quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng,
dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹ tiền lương quá
lớn cho năm sau. Quy định phân chia tổng quỹ tiền lương như sau:
- Quỹ tiền lương được trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương
sản phẩm, lương thời gian (ít nhất bằng 76% tổng quỹ tiền lương).
- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng xuất chất lượng
cao, có thành tích trong công tác (tối đa không quá 10% tổng quỹ tiền lương).
- Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay

nghề giỏi (tối đa không vượt quá 2% tổng quỹ lương)
- Quỹ dự phòng cho năm sau tối đa không quá 12% tổng quỹ tiền lương.
2.1.1.2 Quỹ tiền thưởng:
Quỹ tiền thưởng của đơn vị được trích theo thang hướng dẫn của Bộ Tài Chính
và quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ DIC Group (quỹ tiền thưởng được trích
lập trên cơ sở nguồn lợi nhuận của đơn vị được để lại sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
nộp ngân sách nhà nước ). Công ty dựa vào tiêu chuẩn bình xét, thi đua để làm cơ sở
tính và trả lương chức danh công việc hàng tháng và phân phối quỹ tiền thưởng nhân
dịp sơ kết, tổng kết.
2.1.1.3 Hình thức trả lương:
a) Hình thức trả lương thời gian
Áp dụng đối với chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc ; Kế toán trưởng và các
chức danh trưởng phó phòng, ban; người lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
16
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
vụ; nhân viên thừa hành, phục vụ và một số chức danh khác không thể thực hiện trả
lương theo sản phẩm, lương khoán như lái xe, thủ kho, bảo vệ…
a
1
. Cách tính :
- Căn cứ vào đánh giá từng vị trí công việc, công ty xây dựng hệ số các chức danh công
việc ( H
cdcv
) theo phụ lục 2 đính kèm;
- Việc trả lương cho người lao động được căn cứ vào hệ số chức danh công việc, đánh
giá xếp lại A ,B,C hàng tháng theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và ngày
công lao động đảm bảo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm
không hưởng lương.

Công thức :
Tl
kdi
=
H
cdi
x L
tt
x N
tti
+ PC
i
N
cd
Trong đó:
+ H
cdi
: là hệ số lương chức danh công việc của người lao động thứ i (Bảng 1)
+ L
tt
: là mức lương chức danh tối thiểu của Công ty được Giám đốc quyết định ở từng
thời kỳ căn cứ vào tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh đảm bảo khi trả lương cho
người lao động không thấp hơn tiền lương tối vùng theo quy định của Chính phủ.
+ N
cd
: là số ngày công theo chế độ, được xác định là 22 ngày làm việc.
+ N
tti
: là số ngày công làm việc thực tế của người lao động thứ i, không tính công làm
thêm giờ trong tháng.

+ PC
i
: Mức phụ cấp của từng lao động tùy theo quyết định giám đốc Công ty từng thời
kỳ
a
2
Quy trình xếp lương chức danh
Xếp lương trong và sau thời gian thử việc:
- Sau phỏng vấn và tuyển dụng, căn cứ vào kết quả phỏng vấn, người lao động có thể
được xếp các bậc lương chức danh công việc từ bậc 1 đến bậc 3 trong thời gian thử
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
17
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
việc.Trong thời gian thử việc, người lao động được hưởng 80% mức lương chức danh
công việc;
- Sau thời gian thử việc, căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động,
cán bộ quản lý trực tiếp đánh giá nhân sự mới tuyển dụng và đề nghị bậc lương chức
danh công việc chính thức;
- Người lao động được xếp vào một trong các bậc của khung bậc chức danh công việc
tùy thuộc vào trình độ và năng lực của người lao động. Bậc lương chức danh công việc
chính thức có thể ở mức thấp hơn, bằng hoặc cao hơn bậc lương chức danh công việc
trong thời gian thử việc;
- Ngoài ra Giám đốc Công ty có thể quyết định cho người lao động được hưởng 100%
lương chức danh công việc theo thoả thuận trong thời gian thử việc (áp dụng đối với
các lao động có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao);
BẢNG HỆ SỐ CHỨC DANH CÔNG VIỆC ( Hcd) (Bảng 1)
CHỨC DANH
BẬC LƯƠNG
Mức

1
Mức
2
Mức
3
Mức
4
Mức
5
Mức
6
Mức
7
Mức
8
Giám đốc 6,50 7,15 7,80
Phó Giám Đốc 5,00 5,50 6,00
Kế toán trưởng 4,50 5,00 5,4
Trưởng phòng 4,00 4,20 4,50
Phó phòng, Kỹ sư,
Chuyên viên
3,50 3,85 4,20 4,55 4,80 5,00 5,2
Cán sự, Kỹ thuật viên 3,00 3,30 3,60 3,90 4,20 4,50 4,80
Lái xe 2,50 2,75 3,00 3,25 3,50 3,75 4,00 4,25
Thủ kho, Bảo vệ 2,50 2,75 3,00 3,25 3,50
LƯƠNG THỰC TẾ ÁP DỤNG TỪ THÁNG 1 ĐẾN THÁNG 6 NĂM 2012
(Ban hành kèm theo quyết định số:……/2012/QĐ-TGĐ ngày 31 tháng 12 năm 2011)
CHỨC DANH
Mức lương (đồng)
L

tt
Giám đốc, Phó Giám Đốc, Kế toán trưởng 4.000.000
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
18
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
Trưởng, phó phòng 3.000.000
Kỹ sư, chuyên viên 2.500.000
Cán sự, Kỹ thuật viên, Lái xe, Thủ kho, Bảo vệ 1.500.000
b) Hình thức trả lương khoán :
Áp dụng đối với bộ phận trực tiếp sản xuất :
Căn cứ tính chất công việc, điều kiện làm việc công ty xây dựng các mức lương
khoán ngày trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng, cấp bậc công việc bình quân 3,5/7 đối
với thợ cơ khí, thợ xây lắp; bậc 2/7 đối với thợ phụ và giá nhân công đối với lao động
phổ thông trung bình trên địa bàn cộng với yếu tố giá cả sinh hoạt
* Đối với người lao động ký HĐLĐ dưới 03 tháng, Mức lương khoán ngày đã
bao gồm BHXH, BHYT và tiền phép năm theo đúng quy định tại Thông tư số
17/2010/TT-BLĐTBXH.
Cụ thể như sau :
BẢNG MỨC LƯƠNG KHOÁN THEO NGÀY CÔNG (Bảng 4)
(Đơn vị tính : ngàn đồng)
Mức lương khoán
theo ngày công
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức 6 Mức 7
120 130 140 150 160 170 180
Mức 8 Mức 9 Mức 10 Mức 11 Mức 12 Mức 13 Mức 14
190 200 220 240 260 280 300
Ghi chú :
- Căn cứ vào trình độ tay nghề và khả năng làm việc, người lao động được thỏa
thuận trả theo các mức lương khoán theo ngày được xác định tại Bảng 4.

+ Đối với người lao động ký HĐLĐ có thời hạn từ 03 tháng trở lên có tham gia
BHXH, BHYT thì mức lương khoán được quy định như sau :
BẢNG MỨC LƯƠNG KHOÁN THEO NGÀY CÔNG (Bảng 5)
(Đơn vị tính: ngàn đồng)
Mức lương khoán
theo ngày công
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Mức 6 Mức 7
105 115 125 135 145 155 165
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
19
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
Mức 8 Mức 9 Mức 10 Mức 11 Mức 12 Mức 13 Mức 14
175 185 205 225 245 265 285
Ghi chú :
Một số chức danh như Trưởng ban, Phó ban, Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng,
Tổ phó, tiền lương khoán thực lĩnh trong tháng được tính trên hệ số chức vụ:
TL
thực lĩnh
= ( ML
k/ngày
x SN
lvtt
) x H
cv
+ TL
thực lĩnh
: tiền lương thực lĩnh
+ ML
k/ngày

: mức lương khoán/ ngày
+ SN
lvtt
: số ngày làm việc thực tế
+ H
cv
: hệ số chức vụ
BẢNG HỆ SỐ CHỨC VỤ (H
cv
)
Chức vụ Hệ số (H
cv
)
Đội trưởng, đội phó 1,3-1,4
Tổ trưởng, tổ phó 1,1-1,3
c) Tiền lương năng suất : (chỉ áp dụng cho bộ phận lao động trực tiếp)
- Tùy theo trình độ chuyên môn, chức danh công việc đảm trách, năng suất công
việc, công ty áp dụng hệ số lương năng suất từ 5% đến 10% mức lương thực tế của
tháng;
- Việc xếp lương năng suất được thực hiện theo quý, do bộ phận Quản lý công
trường phối hợp với Hội đồng lương trình Giám Đốc ra quyết định.
d) Trả lương làm thêm giờ :
Do nhu cầu công việc Giám đốc có thể huy động người lao động làm thêm giờ theo quy
định của Bộ luật lao động. Trong trường hợp người lao động không thể nghỉ bù thì
được trả lương như sau :
- Làm thêm giờ vào ngày thường được trả lương bằng 150% của tiền lương
của ngày làm việc bình thường;
- Làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương bằng 200% của tiền
lương giờ của ngày làm việc bình thường;
- Làm thêm giờ vào ngày Lễ, ngày nghỉ có hưởng lương được trả bằng 300% của

tiền lương giờ của ngày bình thường;
- Nếu làm việc vào ban đêm thì được trả bằng 30% của tiền lương giờ làm việc
ban ngày;
Cách tính tiền lương ngoài giờ :
Tiền lương ngoài giờ = Tiền lương giờ thực trả * số giờ làm ngoài giờ * 150%
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
20
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
200%
300%
Lương của một số trường khác:
- Trường hợp nghỉ phép hàng năm theo quy định của Bộ luật lao động thì được
hưởng 100% lương theo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Trường hợp đi học tại chức do Công ty cử đi thì được hưởng 100% lương Công
ty.
- Trường hợp cá nhân tự đi học để nâng cao nâng cao trình độ thì được hưởng
50% lương Công ty trong thời gian đi học.
e) Chế độ phụ cấp lương :
e
1
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm : Áp dụng cho công nhân kỹ thuật trực tiếp thi công tại
công trường.
- Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm từ 5% đến 50 % lương theo kết quả kinh doanh của
Công ty
e
2
. Phụ cấp tiền thông tin liên lạc : (tiền điện thoại) Áp dụng đối với các bộ phận, chức
danh của Công ty giao.
- Mức phụ cấp cho bộ phận quản lý (Trưởng phó phòng, kế toán trưởng, ban giám đốc):

400.000 /tháng
- Mức phụ cấp cho chuyên viên, kỹ sư và Cán bộ công nhân viên tại văn phòng, đội
trưởng, đội phó: 200.000 đồng/tháng
e
3
. Phụ cấp ăn trưa : Áp dụng đối với các bộ phận, lao động gián tiếp của Công ty.
- Mức phụ cấp: 500.000 đồng/tháng.
2.1.1.4 Phương thức thanh toán lương.
Trong Công ty chi trả lương và các khoản khác cho người lao động được chia
làm 2 đợt:
+ Đợt 1: Tạm ứng lương từ ngày 15 đến 20 hàng tháng
+ Đợt 2: Thanh toán tiền lương từ ngày 6 đến ngày 10 tháng sau
Phương thức thanh toán:
Đối với bộ phận văn phòng, đội trưởng, đội phó thanh toán qua tài khoản tại
ngân hàng.
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
21
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
Đối với Công nhân và lao động thời vụ, lao động trực tiếp tại các đội sản xuất
thanh toán thông qua các đội sản xuất bằng tiền mặt.
2.1.2 Nguyên tắc hạch toán tiền lương:
Tiền lương của bộ phận quản lý, nhân viên văn phòng được hạch toán vào bên
nợ tài khoản 6421- Chi phí nhân viên quản lý
Tiền lương ban chi huy công trình hạch toán vào bên nợ tài khoản 6271- Chi phí
chung nhân viên
Tiền lương bộ phận công nhân, thợ và lao động trực tiếp tại các công trình hoạch
toán vào tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp (Chi tiết cho từng công trình, dự
án…)
Đối ứng với tài khoản bên nợ Công ty hạch toán vào bên có tài khoản 3341

Khi chi trả tiền lương hạch toán vào bên nợ tài khoản 3341 đối ứng tài khoản
bên có 111/112
2.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương:
Tổ chức hạch toán đúng thời gian, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương
cho người lao động
Căn cứ vào các chứng từ kế toán kiểm tra tính đúng đắn, chính xác các số liệu
trên bảng chấm công, bảng chấm công thêm giờ, các khoản trên bảng tính lương.
Căn cứ chứng từ kế toán đã kiểm tra hạch toán chi phí tiền lương, lập ủy nhiệm
chi, phiếu chi tiến hành chi trả tiền lương theo đúng quy định.
Kiểm tra lại chứng từ thanh toán tiền lương đã ký nhận đầy đủ, tiền lương đã
chuyển đến từng cán bộ, CNV và lao động trong Công ty hay chưa.
Đóng và lưu chứng từ theo quy định của Chế độ kế toán Công ty áp dụng.
Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao độngquản lý và chỉ tiêu quỹ
tiền lương, cung cấp thông tin cần thiết cho các bộ phận liên quan
2.2 Tài khoản kế toán áp dụng.
TÀI KHOẢN 334 - PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Bên Nợ:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã
hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
22
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
Bên Có:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã
hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.
Số dư bên Có:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản
khác còn phải trả cho người lao động.

Số dư bên Có:
Phản ánh số tiền trả thừa cho người lao động
Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và
thanh toán các khoản khác.
- Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình
hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của Công ty về tiền lương, tiền
thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu
nhập của công nhân viên.
- Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và
tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên
của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng có tính chất về tiền công và các khoản phải
trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
Nợ TK 334 Có TK 6421
TK 111,112 Lương phải trả bộ phận quản lý
Chi trả lương
TK 622
Lương phải trả bộ phận SX
TK 338, 335
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
23
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
TK 6271
Khấu trừ lương Lương phải trả chỉ huy Công trường
Dư nợ: Phản ánh số tiền Dư có: Số tiền lương, thưởng
trả thừa cho người lao động còn phải trả người lao động
2.3 Chứng từ kế toán sử dụng:
2.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng:
Chứng từ kế toán trong kế toán tiền lương thực hiện theo chế độ kế toán Công ty
áp dụng, theo quy định tại quy chế tiền lương và các quy định khác. Cụ thể gồm:

- Bảng chấm Công (Theo từng bộ phận)
- Bảng thanh toán tiền lương tạm ứng (Thanh toán lương đợt 1)
- Bảng thanh toán tiền lương (Theo từng bộ phận)
- Bảng chấm công làm thêm giờ (Theo từng bộ phận)
- Bảng thanh toán tiền lương làm thêm giờ (theo từng bộ phận)
2.3.2 Quy trình luân chuyển chứng từ:
Vào ngày 10 đến 15 hàng tháng, phòng tổ chức hành chính tiến hành lập, ký
duyệt bảng thanh toán tiền lương đợt 1 (Lương tạm ứng) chuyển bộ phận kế toán tiền
lương chi trả tiền lương tạm ứng cho Cán bộ công nhân viên và lao động trọng Công ty.
Tiền lương tạm ứng chi trả bằng ½ lương cơ bản của lao động, CB CNV Công ty
Từ ngày 25 đến ngày cuối mỗi tháng các phòng ban, đội thi công chuyển bảng
chấm công về phòng Tổ chức-Hành chính.
Từ ngày 1 đến ngày 5 tháng sau Phòng tổ chức hành chính tập hợp số liệu, tính
toán tiền lương, ký duyệt theo quy định và chuyển bộ phận kế toán tiền lương.
Từ ngày 6 đến ngày 10 tháng sau: Kế toán tiền lương kiểm tra số liệu, hạch toán
chi phí tiền lương và tiến hành chi trả tiền lương theo quy định.
a) Thanh toán tiền lương đợt 1 (Lương tạm ứng)
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
24
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Chứng từ ban đầu:
Bảng thanh toán ương
tạm ứng
Lập UNC
Phiếu chi
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần DIC số 4
b) Tổng hợp tính lương tháng
2.4 Các nghiệp vụ tiền lương phát sinh trong tháng 3+4/2012
2.4.1 Tiền lương bộ phận văn phòng công ty
2.4.1.1 Chứng từ kế toán kèm theo

- Bảng tính tính thuế TNCN và chi trả lương tháng 2/2012
- Bảng thanh toán tiền lương tạm ứng tháng 3/2012: (Bảng 1)
- Bảng chấm công tháng 3 năm 2012 (Bảng 2)
- Bảng thanh toán tiền lương (Bảng 3)
2.4.1.2 Hạch toán kế toán
Ngày 07/03/2012: Căn cứ bảng tính thuế TNCN và chi trả lương tháng 2/2012.
Kế toán tiến hành lập UNC (Lương bộ phận văn phòng và Chỉ huy trưởng thanh toán
qua tài khoản) và chi trả lương Tháng 2/2012
Số tiền lương còn lĩnh tháng 2/2012 bộ phận văn phòng và chỉ huy trưởng là:
287.254.333 đồng
a) Hạch toán chi trả lương tháng 2/2012:
Nợ Tk 3341: 287.254.333 đồng
Có Tk 112: 287.254.333 đồng
b) Hạch toán lương tạm ứng tháng 3/2012:
Nợ Tk 3341: 162.410.000 đồng
Có Tk 112: 162.410.000 đồng
c) Hạch toán chi phí lương tháng 3/2012:
Nợ Tk 6421: 482.361.364 đồng
SV thực hiện: Trần Thị Mỹ Duyên Mã số sinh viên: 10C073KV
25
GVHD: Hồ Thanh Thảo
Chứng từ ban đầu:
- Bảng chấm công
- Bảng chấm công
làm thêm giờ
Bảng thanh toán lương làm
thêm giờ
Bảng thanh toán lương
Phiếu chi,
UNC

×