Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Báo cáo thực tập nhận thức Công ty TNHH SX TM XNK Gốm Xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 30 trang )



Tp. HCM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN


KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
NGÀNH TÀI CHÍNH – DOANH NGHIỆP
LỚP TC 1011


BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC

Công ty TNHH SX TM XNK Gốm Xanh
398/3 Lê Văn Sỹ, P.4, Q.3, TP.HCM

Họ tên sinh viên: Phạm Quang Hữu
MSSV: 104518
Thời gian thực tập: Từ ngày 07/1/2013 tới ngày
01/3/2013
Người hướng dẫn: Bà Trần Vũ Kim Hân
Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Phương Quỳnh



Tp. HCM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN



KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
NGÀNH TÀI CHÍNH - DOANH NGHIỆP
LỚP TC 1011

BÁO CÁO
THỰC TẬP NHẬN THỨC

Họ tên sinh viên: Phạm Quang Hữu
MSSV: 104518
Doanh nghiệp thực tập: Công ty TNHH SX TM XNK Gốm
Xanh
398/3 Lê Văn Sỹ, P.4, Q.3, TP. HCM
Thời gian thực tập: Từ ngày 07/1/2013 tới ngày
01/3/2013
Người hướng dẫn: Bà Trần Vũ Kim Hân
Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Phương Quỳnh
Báo cáo Thực tập nhận thức

i

NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TẬP

















Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Người hướng dẫn thực tập

Báo cáo Thực tập nhận thức

ii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

















Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Giảng viên hướng dẫn thực tập

Báo cáo Thực tập nhận thức

iii

TRÍCH YẾU
Đợt thực tập nhận thức lần này đã cho tôi nhiều trải nghiệm thực tế thực
sự hữu ích. Tôi đã được làm việc trong môi trường công sở thực sự, tìm hiểu
được cách thức hoạt động và làm việc của một doanh nghiệp, từ đó tôi có cái
nhìn khách quan hơn về môi trường làm việc chuyên nghiệp và chắc chắn
những điều này sẽ giúp ích cho việc học tập cũng như công việc của tôi sau
này.

Báo cáo Thực tập nhận thức

iv

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TẬP i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ii
TRÍCH YẾU iii
MỤC LỤC iv

LỜI CẢM ƠN vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH vii
NHẬP ĐỀ viii
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SX TM XNK GỐM XANH 1
1. Lịch sử hình thành và phát triển: 1
a) Sơ đồ tổ chức công ty: 2
b) Sơ đồ bộ phận sản xuất ở nhà máy: 3
c) Một số sản phẩm chính của công ty: 3
2. Mô tả công việc của các chức danh trong văn phòng đại diện tại TP.HCM: 5
II. CÔNG VIỆC THỰC TẬP: 7
1. Sắp xếp chứng từ hải quan: 7
2. Dịch Profomal invoice sang Hợp đồng mua bán: 7
3. Chỉnh sửa sai sót trên hợp đồng 2011 để khớp với tờ khai hải quan: 9
4. Điền bảng kê xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ: 9
5. Lập Packing list: 10
6. Xếp hình vào bộ hình showroom: 12
7. Nhập Bảng kê nhập kho hàng hóa: 13
8. Nhập Bảng kê xuất kho hàng hóa: 13
9. Đóng mộc chứng từ: 14
10. Photo chứng từ: 14
11. Kiểm tra mã vạch: 15
12. Nhập bảng danh sách đề nghị thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT,
BHTN: 16
13. Điền vào hợp đồng lao động: 17
III. KẾT LUẬN: 18
1. Môi trường làm việc: 18
2. Tác phong làm việc: 18
Báo cáo Thực tập nhận thức

v


3. Đánh giá những mục tiêu đặt ra: 18
PHỤ LỤC: 20

Báo cáo Thực tập nhận thức

vi

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi muốn cám ơn Trường Đại Học Hoa Sen đã tổ chức kì thực
tập này để tôi có thể có được những trải nghiệm quá giá.
Tiếp đến, tôi muốn cám ơn đến doanh nghiệp nơi tôi thực tập, đặc biệt là
những chị làm chung văn phòng với tôi:
- Chị Trịnh Thị Phương Thùy – Giám đốc
- Chị Trần Vũ Kim Hân – Phó giám đốc – Người hướng dẫn thực tập
- Chị Trần Thị Xuân Mai – Phó giám đốc
đã tận tình hướng dẫn, nhận xét, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể làm việc
và học hỏi những điều bổ ích tại công ty.
Cám ơn cô Nguyễn Thị Phương Quỳnh đã tận tình hướng dẫn em những
thông tin cần thiết trong kì thực tập vừa qua.

Báo cáo Thực tập nhận thức

vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp
Hình 2: Sơ đồ bộ phận ở nhà máy sản xuất
Hình 3: Chậu gốm
Hình 4: Bình gốm

Hình 5: Nến
Hình 6: Thú trang trí
Hình 7: Chân nến
Hình 8: Phòng trưng bày sản phẩm
Hình 9: Phòng trưng bày sản phẩm
Hình 10: Nhà máy sản xuất
Hình 11: Nhà máy sản xuất
Hình 12: Proforma invoice
Hình 13: Hợp đồng mua bán
Hình 14: Bảng kê xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
Hình 15: Invoice
Hình 16: Packing list
Hình 17: File hình showroom
Hình 18: Bảng kê nhập kho hàng hóa
Hình 19: Bảng kê xuất kho hàng hóa
Hình 20: Nhãn- Tem
Hình 21: Mẫu thông số nhãn - tem
Hình 22: Danh sách đề nghị thay đổi thông tin người tham gia BHXH,
BHYT, BHTN
Báo cáo Thực tập nhận thức

viii

NHẬP ĐỀ
Gốm sứ là một trong những chất liệu được yêu thích nhờ vẻ đẹp mộc
mạc nhưng tinh tế, sang trọng nhưng gần gũi và không kém phần cá tính.
Những sản phẩm của công ty Gốm Xanh không những sử dụng chất liệu
gốm sứ mà còn kết hợp độc đáo và ấn tượng với những chất liệu khác như gỗ,
may, tre, nứa để tạo ra những sản phẩm ấn tượng, độc đáo, đa dạng về màu sắc,
mẫu mã cũng như tính năng nhằm đáp ứng những nhu cầu khó tính khác nhau

trên những thị trường quốc tế khác nhau. Hiện công ty đầu tư dây chuyền sản
xuất hiện đại, đầu từ phát triển sản phẩm đa dạng, phát huy tối đa những lợi thế
vốn có của nghề truyền thống và nguyên vật liệu có sẵn trong nước để vươn ra
các khác hàng quốc tế khó tính hơn. Những khách hàng chủ chốt của công ty
hiện nay có những khác hàng đến từ Mỹ, Ba Lan, Pháp, Hà Lan, Úc, vv…
Khi bước chân vào thực tập ở công ty, tôi đã đặt ra một số mục tiêu đề
từ đó phấn đấu hoàn thành tốt, nâng cao kĩ năng và kinh nghiệm cho sau này:
 Mục tiêu 1: hoàn thành các công việc thực tập được giao.
 Mục tiêu 2: làm quen với môi trường doanh nghiệp chuyên nghiệp.
 Mục tiêu 3: tìm hiểu về mô hình tổ chức của một công ty, từ đó học hỏi
thêm nhiều kiến thức.
 Mục tiêu 4: tạo được niềm tin và mối quan hệ thân thiết với các nhân
viên trong công ty.
 Mục tiêu 5: hoàn thành báo cáo và nhật kí đúng chuẩn và đúng thời gian
quy định của nhà trường.

Báo cáo Thực tập nhận thức

1


I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SX TM XNK GỐM
XANH

Tên công ty: Công ty TNHH SX TM XNK Gốm Xanh
Tên tiếng Anh: GREEN CERAMICS CO., LTD
Tên viết tắt: Cty TNHH SX TM XNK Gốm Xanh
Mã số thuế: 0308320242
Ngày thành lập: 20/4/2009
Địa chỉ văn phòng đại diện: 398/3 Lê Văn Sỹ, P.4, Q.3, TP.HCM

Điện thoại: 0822486966
Email:
Website: greenceramics.com.vn

Logo công ty:

(Nguồn: Cty Gốm Xanh cung cấp)

1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty TNHH SX TM XNK Gốm Xanh được thành lập ngày
20/4/2009 với vốn điều 1.500.000.000 đồng.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất sản phẩm chịu lửa.
- Sản phẩm gốm sứ, sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ và các vật liệu tết
bền.
Báo cáo Thực tập nhận thức

2

- Sản xuất sản phẩm từ plastic.
- Buôn bán hàng gốm, sứ, thủy tinh, bán lẻ đồ dùng gia đình bằng gốm, sứ
thủy tinh trong các cửa hàng chuyên doanh.
- Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ trong các
cửa hàng chuyên doanh, bán lẻ hàng gốm, sứ, thủy tinh.
Công ty sở hữu nhà máy sản xuất các sản phẩm và phòng trưng bày sản
phẩm ở tỉnh Bình Dương, còn văn phòng đại diện ở Tp.HCM. Ban đầu văn
phòng đại diện năm ở địa chỉ 68/234B Trần Quang Khải, P.Tân Định, Q.1, TP.
HCM, từ giữa năm 2012, văn phòng chuyển về số 398/3 Lê Văn Sỹ, P.4, Q.3,
TP.HCM.
Nguồn: Cty TNHH SX TM XNK Gốm Xanh


a) Sơ đồ tổ chức công ty:


Hình ảnh1: Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp
(Nguồn: Tự vẽ dựa theo thông tin được cung cấp bởi Cty Gốm Xanh)



Báo cáo Thực tập nhận thức

3



b) Sơ đồ bộ phận sản xuất ở nhà máy:


Hình 2: Sơ đồ bộ phận ở nhà máy sản xuất
(Nguồn: Tự vẽ dựa theo thông tin được cung cấp bởi Cty Gốm Xanh)

c) Một số sản phẩm chính của công ty:


Hình 3: Chậu gốm Hình 4: Bình gốm




Hình 5: Nến Hình 6: Thú trang trí Hình 7: Chân nến



Báo cáo Thực tập nhận thức

4



Hình 8: Phòng trưng bày sản phẩm



Hình 9: Phòng trưng bày sản phẩm
(Nguồn: Cty Gốm Xanh cung cấp – hình 3-8)
Báo cáo Thực tập nhận thức

5


Hình 10: Nhà máy sản xuất
(Nguồn: Cty Gốm Xanh cung cấp)



Hình 11: Nhà máy sản xuất
(Nguồn: Cty Gốm Xanh cung cấp)

2. Mô tả công việc của các chức danh trong văn phòng đại diện
tại TP.HCM:
Văn phòng đại diện của công ty tại Tp. HCM là văn phòng làm việc

chính của ban giám đốc và kế toán cũng như các nhân viên thiết kế - hình ảnh.
Báo cáo Thực tập nhận thức

6

- Chị Trịnh Thị Phương Thùy - Giám đốc – Công việc chung của toàn thể
công ty và lo về tài chính
- Chị Trần Vũ Kim Hân – Phó giám đốc kinh doanh. Chị chuyên về giao
dịch với khác hàng , ký kết hợp đồng, thiết kế - phát triển sản phẩm
- Chị Trần Thị Xuân Mai – Bộ phận xuất khẩu: chịu trách nhiệm về phần
hợp đồng, giao dịch với hải quan và các giấy tờ, chứng từ xuất khẩu.
- Chị Nguyễn Thị Bình: Kế toán
- Chị Phạm Xuân Quỳnh: trợ lý của chị Trần Vũ Kim Hân.

Báo cáo Thực tập nhận thức

7

II. CÔNG VIỆC THỰC TẬP:
1. Sắp xếp chứng từ hải quan:
Bộ hồ sơ chứng từ hải quan gồm những chứng từ sau:
╬ Tờ khai hải quan
╬ Hóa đơn giá trị gia tăng (VAT)
╬ Hợp đồng mua bán tiếng Việt và tiếng Anh (Proforma invoice)
╬ Packing list – Phiếu đóng gói hàng
╬ CO (Certificate of original) – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
╬ Fumigation - Chứng thư kiểm khử trùng
╬ Hóa đơn tàu (Bill of lading)
╬ Hóa đơn (Invoice)
Đây là công việc mà tôi đã thực hiện đầu tiên và nhiều lần ở văn phòng

công ty Gốm Xanh. Nhiệm vụ là sắp xếp những giấy tờ cần có để thành một bộ
chứng từ hải quan hoàn chỉnh theo từng đơn hàng khác nhau.
Nhận xét: tuy đây là một công việc đơn giản nhưng cần phải kiên nhẫn
và cẩn thận để không làm thất lạc mất chứng từ cũng như xếp đúng chứng từ
theo đơn hàng, không lẫn lộn qua những đơn hàng khác. Trong thời gian đầu,
do chưa quen nên tôi còn nhiều thiếu sót, nhưng nhờ có sự hướng dẫn tận tình
của mọi người ở văn phòng nên tôi đã hoàn thành công việc và làm quen cũng
như biết thêm được những chứng từ quan trọng này.
2. Dịch Profomal invoice sang Hợp đồng mua bán:
Proforma invoice là hợp đồng mua bán kí kết trực tiếp bằng tiếng Anh
giữa công ty và khách hàng. Nhưng nhà nước quy định trong bộ chứng từ hải
quan khai thuế cần có bản hợp đồng tiếng Việt nên công ty phải dịch ra bản thứ
hai. Công việc của tôi là nhận Proforma invoice từ chị phó giám đốc sau đó
dịch lại thành bản hợp đồng mua bán bằng tiếng Việt sau đó in ra, trình chị
giám đốc kí tên đóng mộc và bỏ vào bộ chứng từ hải quan phù hợp.
Nhận xét: tuy đã có mẫu hợp đồng tiếng Việt có sẵn, nhưng vẫn cần
phải tập trung, và tôi cũng gặp khó khăn để chính xác các thông số cần có của
hợp đồng. Đặc biệt công việc này cho tôi thêm nhiều cơ hội sử dụng phần mềm
Excel, và học hỏi thêm nhiều từ vựng tiếng Anh.
Báo cáo Thực tập nhận thức

8


Hình 12: Proforma invoice
(Nguồn: Cty Gốm Xanh cung cấp)

Hình 13: Hợp đồng mua bán
(Nguồn: Cty Gốm Xanh cung cấp)


Báo cáo Thực tập nhận thức

9

3. Chỉnh sửa sai sót trên hợp đồng 2011 để khớp với tờ khai hải
quan:
Proforma invoice và Hợp đồng mua bán phải có các thông số về ngày
tháng kí hợp đồng và mã đơn hàng chính xác giống như trên tờ khai, nhưng
trong quá trình soạn thảo có sai xót từ năm 2011 nên tôi được giao công viêc là
chỉnh sửa lại (lấy tờ khai làm chuẩn) để được hoàn thuế xuất khẩu. Những
thông số thường sai sót như là: mã đơn hàng, ngày làm hợp đồng, các kí hiệu
ngày (/, -). Sau đó in lại, trình chị giám đốc kí tên, đóng mộc và bỏ vào bộ
chứng từ hải quan phù hợp.
Nhận xét: đây cũng là một công việc cần sự cẩn thận nhằm tránh sai sót
để có thể khớp thông số hoàn toàn.
4. Điền bảng kê xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ:
Theo quy định của cơ quan Thuế, công ty cần kê khai một số thông tin
theo yêu cầu (theo mẫu quy định của nhà nước) như sau. Tờ khai này gồm một
số bảng kê đi kèm trong đó có bảng kê xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Công
việc của tôi là điền vào cột (2), (3) lấy thông tin từ Proformal invoice và cột
(7), (8) lấy thông tin từ tờ khai hải quan. Sau khi đã nhập toàn bộ số hợp đồng
được giao sẽ gửi file này cho chị phó giám đốc điền tiếp những mục còn lại của
bảng kê.
Nhận xét: công việc đơn giản nhưng đã giúp tôi biết được thêm một
chứng từ quan trọng bên thuế, bên cạnh đó còn giúp tôi tập tính cẩn thận hơn
khi nhập số liệu.
Báo cáo Thực tập nhận thức

10



Hình 14: Bảng kê xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
(Nguồn: Cty Gốm Xanh cung cấp)

5. Lập Packing list:
Sau khi doanh nghiệp kí hợp đồng với khách hàng, doanh nghiệp sẽ lập
Packing list, như một bản hướng dẫn đóng gói cho phía nhà máy đóng gói đúng
số lượng, cách thức đóng gói như khách yêu cầu. Công việc lập Packing list
của tôi là nhận hóa đơn (Invoice) và Proforma invoice của chị phó giám đốc
sau đó theo mẫu sẽ lập thành packing list.
Báo cáo Thực tập nhận thức

11


Hình 15: Invoice
(Nguồn: Cty Gốm Xanh cung cấp)


Hình 16: Packing list
(Nguồn: Cty Gốm Xanh cung cấp)
Báo cáo Thực tập nhận thức

12

Nhận xét: đây không phải công việc đơn giản mà đòi hỏi phải chính xác
và qua nhiều công đoạn như xác định được số khối của đơn hàng và tổng số
kiện hàng được xuất đi. Những thông tin đó được những người khác trong văn
phòng tính toán, phù hợp với phương thức thanh toán và đóng gói theo yêu cầu
của khách. Qua công việc này tôi học hỏi thêm được là trước khi Packing list

chính thức được lập thì doanh nghiệp cần có người trực tiếp làm việc với khách
để xác định cách thức đóng gói và thanh toán mong muốn của khác như thế
nào, đồng thời đưa ra những phương pháp đóng gói hiệu quả nhất để khách lựa
chọn, từ đó tăng tính cạnh tranh về quy trình làm việc cũng như giá sản phẩm
cho doanh nghiệp.
6. Xếp hình vào bộ hình showroom:
Công ty có một file hình ảnh lưu trữ hình ảnh tất cả những sản phẩm của
công ty phân ra từng phần khác nhau (chậu, bình, nến, …), với đầy đủ thông số
kích thước, màu sắc. Công việc của tôi là nhận hình ảnh sau đó bỏ vào những
file hình ảnh phù hợp.
Nhận xét: qua công việc này tôi biết được rằng, việc phân loại và sắp
xếp hình ảnh sản phẩm như vậy rất có ích trong việc kiểm soát, tìm kiếm khi
cần hình cũng như thông tin một sản phẩm nào đó. Bên cạnh đó, tôi có cơ hội
sử dụng thường xuyên tính năng tìm kiếm (ctrl + F) mà trước đó ít khi sử dụng.

Hình 17: File hình showroom
(Nguồn: Cty Gốm Xanh cung cấp)
Báo cáo Thực tập nhận thức

13


7. Nhập Bảng kê nhập kho hàng hóa:
Vì công ty có mảng kinh doanh mua đi bán lại và để đảm bảo đúng thời
gian giao hàng cho khách trong những lúc đơn hàng nhiều, công ty có đặt hàng
sản xuất từ những lò nhỏ hơn ở tỉnh Bình Dương. Công việc của tôi là nhập
những số liệu cần thiết vào bảng nhập kê kho hàng hóa với thông tin lấy từ hóa
đơn in giấy được công ty lưu trữ.
Nhận xét: công việc tuy đơn giản nhưng cần nhiều thời gian để hoàn tất,
và phải cẩn thận với những số liệu nhập vào, đặc biệt là mã đơn hàng, đơn giá

và thành tiền. Kinh nghiệm tôi rút ra được là sau khi nhập xong một hóa đơn
bất kì, nên kiểm tra lại liền, không để làm xong hết mới kiểm tra, vì khi đó rất
nhiều hàng đã nhập, rất rối để kiểm tra.

Hình 18: Bảng kê nhập kho hàng hóa
(Nguồn: Cty Gốm Xanh cung cấp)

8. Nhập Bảng kê xuất kho hàng hóa:
Bên cạnh việc nhập Bảng kê nhập kho hàng hóa, tôi còn được giao nhập
Bảng kê xuất kho hàng hóa. Gốm Xanh không xuất bán hàng trong nước, chỉ
xuất khẩu hàng, do đó việc nhập Bảng xuất kho hàng hóa, tôi lấy số liệu từ tờ
khai hải quan.
Báo cáo Thực tập nhận thức

14

Nhận xét: qua việc nhập bảng xuất kho hàng hóa, tôi được biết thêm là
phải dựa vào tờ khai hải quan, không dựa trên hợp đồng mua bán (nếu lấy số
liệu trên hợp đồng mua bán thì không cần phải nhập thô vì hợp đồng có file
mềm). Vì sau khi kí hợp đồng, khách có thể tăng hoặc giảm số lượng cũng như
mẫu đặt mua, và tờ khai hải quan được xuất ra khi số lượng chắc chắn, do đó tờ
khai thể hiện chính xác nhất thông tin đơn hàng.


Hình 19: Bảng kê xuất kho hàng hóa
(Nguồn: Cty Gốm Xanh cung cấp)

9. Đóng mộc chứng từ:
Sau khi in những bộ hồ sơ đã quan soạn thảo, hoặc chỉnh sửa lại, tôi đưa
cho chị có trách nhiệm kí tên sau đó tôi sẽ đóng mộc tròn và đóng mộc tên.

Nhận xét: kinh nghiệm tôi rút ra được là chữ kí không nên quá nhỏ,
mộc tròn phải đóng bên trái, nằm đè 2/3 chữ kí, còn mộc tên nằm ở dưới và
không được dính với chữ kí.
10. Photo chứng từ:
Công ty nơi tôi thực tập có nhiều loại giấy tờ cần được photo đặc biệt là
hóa đơn VAT, vì hóa đơn được in ra thành cuốn nhưng bộ chứng từ cần một
bản VAT nên phải photo ra từng tờ riêng cho từ đơn hàng riêng. Bên cạnh đó
Báo cáo Thực tập nhận thức

15

tôi còn được giao photo tờ khai hải quan, giữ lại bản photo, bản chính mang đi
đóng mộc,…
Nhận xét: qua một công việc đơn giản nhưng tôi đã biết sử dụng máy
photo để photo những chứng từ khác nhau.
11. Kiểm tra mã vạch:
Do đa số khách hàng của công ty đặt hàng nhà sản xuất khác in nhãn,
tem sản phẩm, hoặc nhờ công ty mang đi in với những thông số mặc định của
công ty họ.
Trước khi in ra, Gốm Xanh nhận được hình ảnh thiết kế trước của tem
và nhãn của từng khách khác nhau, công việc của tôi là kiểm trang thông số có
trên mẫu tem, nhãn đó có khớp với mã của khác yêu cầu hay không. Ngoài ra,
có những mã tem khách mang tới, tôi cũng có nhiệm vụ kiểm tra số lượng tem,
nhãn khách mang tới có đủ để dán vào số lượng sản phẩm khách đặt mua hay
không.
Nhận xét: phải kiểm tra cẩn thận không được sai sót, phải chắn chắn
đúng với yêu cầu để sản phẩm xuất không bị trả lại.


Hình 20: Nhãn- Tem

(Nguồn: Cty Gốm Xanh cung cấp)

×