Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

(SKKN mới NHẤT) khơi dậy tình yêu ca dao dân ca cho học sinh bằng phương pháp dạy học tích cực ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.1 KB, 25 trang )

\

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HĨA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KHƠI DẬY TÌNH U CA DAO- DÂN CA CHO HỌC
SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH
CỰC Ở TRƯỜNG THCS TÀO XUYÊN

Người thực hiện: Trịnh Thị Ngoan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH & THCS Tào Xun
SKKN thuộc mơn: Ngữ văn

THANH HĨA NĂM 2020

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
Nội dung

Mục
1.
1.1
1.2
1.3
1.4


2.
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3

Trang
Mở đầu
1
Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
1
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
Vài nét về tình hình chung và tình hình giáo dục của nhà trường
3
Thực trạng của chương trình Ngữ Văn THCS
3
Thực trạng của phương pháp dạy học tích cực khơi dậy tình yêu
3

ca dao- dân ca cho học sinh trường THCS Tào Xuyên
2.3
Các giải pháp thực hiện đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1 Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm của ca dao, dân ca
4
2.3.2 Giải pháp2:Sử dụng phương pháp dạy học tích cực và vận dụng
9
kiến thức liên mơn, tích hợp trong giảng dạy ca dao dân ca
2.3.3 Giải pháp 3: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ ca dao – dân ca
15
2. 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
19
3.
Kết luận, kiến nghị
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
20

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT

Chữ cái viết tắt

Nội dung


1

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

2

THCS

Trung học cơ sở

3

HS

Học sinh

4

GV

Giáo viên

5

PP

Phương pháp


6

SGK

Sách giáo khoa

TIEU LUAN MOI download :


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong chương trình ngữ văn 7, tiếp nối phần văn học dân gian ở lớp 6,
phần ca dao, tực ngữ, chèo được đưa vào học. Đây là một điều kiện thuận lợi để
học sinh tiếp nhận dòng văn học truyền miệng, giúp các em có tâm hồn trong
sáng hơn, có tình u với nền văn học dân tộc. Mỗi lời ca đều gây đựơc những
rung động sâu xa trong lịng người đọc. Chính điều đó góp phần bồi dưỡng tâm
hồn con người. Qua đó học sinh được tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong
phú và những đặc sắc về văn hóa, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam. Từ
đó giáo dục cho học sinh biết trân trọng, yêu quý thành tựu của văn học nước
nhà ,có ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Hơn nữa thơng
qua những bài học, mỗi học sinh có ý thức và biết ứng xử, giao tiếp trong gia
đình, trong trường học và ngồi xã hội một cách lễ phép có văn hóa. Vì vậy, khi
chúng ta nói nhiều đến phương pháp hệ thống trong việc tiếp cận, phân tích một
tác phẩm văn học dân gian và việc phân tích tác phẩm văn học dân gian xuất
phát từ đặc trưng thể loại tuy khơng lạ lẫm gì đối với trường Trung học cơ sở và
đến nay vẫn chưa hề cũ vì nó là một trong những yêu cầu cần thiết và quan
trọng. Nó khẳng định được cách đi đúng hướng trong việc cải tiến, đổi mới
phương pháp nội dung dạy - học Ngữ văn ở THCS theo chương trình SGK mới
hiện nay.
Thực tế dạy học ở trường THCS bản thân tôi thấy chất lượng dạy học ca

dao – dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7cịn thấp. GV và HS còn nhiều
lúng túng, bỡ ngỡ nhất là về phương pháp dạy - học. Hơn nữa, khác với tác
phẩm văn học viết, tác phẩm văn học dân gian không chỉ là một hiện tượng văn
học mà rộng hơn nó cịn là một hiện tượng văn hóa. Nghĩa là mỗi tác phẩm văn
học dân gian tổng hịa trong nội dung và hình thức của nó cả phương diện nhận
thức thẩm mĩ của nhân dân về thực tại cả các phương diện khác bao trùm mọi
lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần của xã hội như lịch sử, tín ngưỡng,
tơn giáo, tâm lí, đạo đức, địa lí…Qua sáu năm được Ban Giám hiệu nhà trường
phân công giảng dạy Ngữ Văn khối 7, bản thân tôi đã trăn trở và suy nghĩ làm
sao để học sinh lĩnh hội được và ý thức ham học, ham tìm hiểu, sưu tầm ca dao dân ca, biết gìn giữ nét đẹp văn hóa tinh thần của dân tộc? Vì những lí do trên,
tơi đã chọn đề tài “Khơi dậy tình yêu ca dao – dân ca cho học sinh bằng
phương pháp dạy học tích cực ở trường THCS Tào Xuyên” với mục đích là
cùng tìm hiểu về đặc trưng của ca dao - dân ca để từ đó định hướng phương
pháp giảng dạy ca dao - dân ca nhằm cá thể hoá việc học, đưa học sinh trở thành
nhân tố cá nhân tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào việc tìm hiểu những
văn bản ca dao - dân ca, khám phá chân lí và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, có
hứng thú học, sưu tầm và gìn giữ ca dao - dân ca của dân tộc.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Như chúng ta biết Ca dao – dân ca nói chung là dễ hiểu, nhưng chính vì
dễ hiểu nên càng khó dạy. Nhiều bài ca dao - tục ngữ đọc lên là hiểu ngay. Giáo
viên khơng biết phải giảng cái gì trong đó, học sinh khơng biết mình phải học
cái gì? Nhiều giáo viên đành phải diễn văn xuôi bài ca dao và giải thích nghĩa
1

TIEU LUAN MOI download :


thuần túy câu tục ngữ, nên đã đánh mất vẻ đẹp vốn có của những áng văn
chương dân gian này. Do vậy, nội dung, tư tưởng, tình cảm của tác phẩm cũng
đến với học sinh nửa vời, hời hợt.

Có thể nói, ca dao - dân ca chiếm vị trí khá quan trọng trong chương trình
sách giáo khoa ngữ văn lớp 7. Số bài (câu) học và đọc thêm khá nhiều, tạm đủ
cho học sinh có thể hình dung được thể loại này. Bên cạnh đó, chủ đề của ca dao
- dân ca khá phong phú, có khả năng giáo dục tư tưởng tình cảm và khiếu thẩm
mĩ cho học sinh. Đồng thời nó có khả năng tích hợp với hai phân môn: Tiếng
Việt và Tập làm văn.
Qua các giờ học, học sinh nắm được một số nét nghệ thuật đặc trưng tiêu
biểu của ca dao (cách lặp lại những hình ảnh truyền thống, các mơ típ mở đầu,
cách dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ… lấy từ cuộc sống đời thường, biểu tượng
của ngôn ngữ dân gian….Từ đấy, các em có thể vận dụng ca dao – dân ca trong
học tập ngữ văn, cũng như sử dụng nó trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày.
Chính vì vậy mà tơi đã chọn đề tài này với mục đích là cùng tìm hiểu về
đặc trưng của ca dao – dân ca để từ đó định hướng về phương pháp giảng dạy ca
dao – dân ca nhằm cá thể hóa việc học, đưa học sinh trở thành nhân tố cá nhân
tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào việc tìn hiểu những văn bản ca dao –
dân ca để khám phá chân lí và giá trị nghệ thuật của tác phẩm nhằm khơi dậy
tình yêu ca dao – dân ca cho các em. Đồng thời, giúp các em có được những
kiến thức Ngữ văn cơ bản và hoàn thiện nhất. Xuất phát từ lí do trên, bản thân
tơi thực sự trăn trở và đã quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài: “Khơi dậy
tình yêu ca dao – dân ca cho học sinh bằng phương pháp dạy học tích cực ở
trường THCS Tào Xuyên”
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi sẽ vận dụng vào phương
pháp dạy học tích cực khơi dậy tình u ca dao – dân ca cho học sinh lớp 7
trường THCS Tào Xuyên Thành Phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Qua thực tế giảng dạy, tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu đặc thù của bộ môn
Ngữ văn đúc rút được một số kinh nghiệm và những tác dụng của việc sử dụng
phương pháp dạy học tích cực trong dạy học mơn Ngữ văn để tạo nên những
giải pháp nhất định

- Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết : Nghiên cứu tài liệu để áp dụng
vào bài học .
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin : Trong công
tác giảng dạy giáo viên hiểu rõ tâm lí, năng lực của từng đối tượng học sinh,
thông qua bài kiểm tra để đánh giá chất lượng học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Phân tích và xử lý số liệu kết quả
bài kiểm tra trước và sau khi áp dụng đề tài.
2

TIEU LUAN MOI download :


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta biết SGK Ngữ văn mới hiện nay được biên soạn theo
chương trình tích hợp, lấy các kiểu văn bản làm nơi gắn bó ba phân mơn (VănTiếng Việt- Tập làm văn), vì thế các văn bản được lựa chọn phải vừa tiêu biểu
cho các thể loại ở các thời kì lịch sử văn học, vừa phải đáp ứng tốt cho việc dạy
các kiểu văn bản trong Tiếng Việt và Tập làm văn. Vì vậy SGK Ngữ văn 7 hiện
nay có cấu trúc theo kiểu văn bản, lấy các kiểu văn bản làm trục đồng quy. Ở
chương trình Ngữ văn THCS các em được học 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả,
biểu cảm, lập luận, thuyết minh và điều hành. Sáu kiểu văn bản trên được phân
học thành hai vòng (vòng 1: lớp 6-7; vòng 2: lớp 8- 9) theo nguyên tắc đồng tâm
có nâng cao. ở lớp 7 các em học ba kiểu văn bản: biểu cảm, lập luận và điều
hành. Trong đó học kì I chỉ tập trung một kiểu văn bản là biểu cảm. Chính vì
vậy mà SGK Ngữ văn 7 đã đưa những tác phẩm trữ tình dân gian (cụ thể là ca
dao - dân ca) nhằm minh hoạ cụ thể, sinh động cho kiểu văn bản biểu cảm giúp
các em dễ dàng tiếp nhận (đọc, hiểu, cảm thụ, bình giá về ca dao - dân ca một
thể loại trữ tình dân gian).
2. 2 .Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Vài nét về tình hình chung và tình hình giáo dục của nhà trường.

* Về phía giáo viên:
- Nhìn chung đa số giáo viên của trường THCS Tào Xun có chun
mơn cao, nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy, ham học hỏi, chăm lo quan tâm
đến học sinh. Đặc biệt được sự chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban Giám hiệu nhà
trường.
* Về phía học sinh:
- Học sinh của trường phần lớn là con, em gia đình muốn định hướng cho
học các môn tự nhiên nên không đầu tư cho con, em mình học mơn xã hội nói
chung, mơn Ngữ Văn nói riêng.
- Ngồi ra cịn do ý thức học tập của học sinh: Một số học sinh vì lười
học, chán học nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học văn. Có nhiều em lười
hoặc khơng bao giờ đọc sách, kể cả văn bản trong sách giáo khoa. Điều này có
ảnh hưởng khơng ít đến chất lượng học tập bộ mơn.
2.2.2. Thực trạng của chương trình Ngữ văn 7 THCS.
Nội dung chương trình:
Trong chương trình Ngữ văn 7 có 34 văn bản, trong đó ca dao - dân ca
chiếm 4 văn bản/34 văn bản. Trong đó có các chủ đề sau:
1. Những câu hát về tình cảm gia đình.
2. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
3. Những câu hát than thân.
4. Những câu hát châm biếm.
2.2.3. Thực trạng của phương pháp dạy học tích cực khơi dậy tình u
ca dao- dân ca cho học sinh trường THCS Tào Xuyên
* Thuận lợi :
3

TIEU LUAN MOI download :


- Việc đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn theo hướng nghiên cứu

mục tiêu bài dạy đã được nhà trường triển khai thực hiện được mấy năm nay; là
điều kiện để giáo viên tích cực cải tiến phương pháp dạy học trong từng kiểu bài
đặc trưng của bộ môn.
- Ban Giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn luôn tạo điều kiện thuận
lợi về tài liệu và phương tiện dạy học, đầu tư xây dựng các tiết dạy “mẫu” chuẩn
về phương pháp để giáo viên trong tổ học tập. Đồng thời khuyến khích giáo viên
xây dựng các chuyên đề “Tích hợp” để nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng
thú cho học sinh.
*Khó khăn.
+ Về phía học sinh:
- Học sinh của trường phần lớn là do các gia đình đều muốn định hướng
cho các con học các môn tự nhiên nên không đầu tư cho con học các môn xã hội
nói chung, mơn Ngữ Văn nói riêng.
- Với học sinh lớp 7, phần lớn các em chưa thực sự có kỹ năng tự học –
tự khám phá tác phẩm văn chương nên sự yêu thích ca dao - dân ca còn hạn chế.
- Ca dao đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam, song học sinh khó
tiếp cận một cách bài bản về ca dao.
- Các em còn nhầm, chưa phân biệt được ca dao- dân ca, nhầm lẫn giữa
các thể văn học dân gian cứ thấy thể thơ lục bát là xếp vào ca dao (cả tục ngữ).
- Chưa có kĩ năng phân tích, cảm thụ ca dao, một loại thơ dân gian với
những đặc trưng riêng về thi pháp.
+Về phía giáo viên:
Chưa nghiên cứu kĩ đặc trưng thể loại của ca dao- dân ca. Phương pháp
dạy ca dao - dân ca còn chung chung cũng giống như phương pháp giảng dạy
thơ trữ tình.
Chính vì những lí do trên mà học sinh khơng thích học và học ca dao dân ca chưa có hiệu quả.
Cụ thể qua việc khảo sát hứng thú và kết quả học tập của học sinh
trước khi áp dụng sáng kiến:
Học sinh chưa Học sinh hiểu Học sinh hiểu bài
Năm

Tổng số hiểu bài
bài
và có hứng thú sưu
học:
học
tầm ca dao-dân ca
2018- sinh
Số
%
Số
%
Số lượng
%
2019
lượng
lượng
7A
25
3
12
14
56
8
32
7B
21
4
19
11
52

6
29
Tổng
46
7
15
25
54
14
31
2.3. Các giải pháp thực hiện đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1 Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm của ca dao, dân ca
Việc giúp học sinh làm rõ được đặc điểm của thể loại văn học có ý nghĩa
rất quan trọng. Nó góp phần tạo cho các em có một cái nhìn khái qt, biết nhận
diện, gọi tên và tiếp cận văn bản một cách chính xác, đúng trọng tâm.
a. Khái niệm ca dao:
4

TIEU LUAN MOI download :


Theo SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang 35 đã nêu khái niệm về ca dao như sau:
- Ca dao- dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp
lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- SGK cũng phân biệt hai khái niệm ca dao và dân ca.
+ Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc.
+ Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao gồm những bài thơ dân gian mang
phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
Do đó ca dao - dân ca có những đặc điểm tương đồng và khác biệt với
nhau nên việc phân loại ca dao - dân ca cũng có những điểm chung, riêng tương

ứng.
b. Phân loại ca dao- dân ca
- Dân ca: đồng dao, dân ca lao động, dân ca nghi lễ, hát ru, dân ca trữ
tình, dân ca trong kịch hát dân gian.
- Ca dao: Ca dao trẻ em, ca dao lao động, ca dao nghi lễ phong tục, ca
dao ru con, ca dao trữ tình, ca dao trào phúng.
c. Đặc điểm nghệ thuật:
* Ngơn ngữ trong ca dao
Nói đến thi pháp ca dao, trước hết phải nói đến phương tiện chủ yếu của ca
dao, tức là ngơn ngữ. Bởi vì ca dao là phần lời của dân ca, cái yếu tố nhạc điệu,
động tác có vai trị rất quan trọng trong dân ca, cịn ở phần lời thơ thì vai trị chủ
yếu thuộc về ngôn ngữ, các yếu tố khác đều trở thành thứ yếu. Chính vì vậy mà
ca dao có khả năng sống độc lập ngoài ca hát ( tức là ngoài sự diễn xướng tổng
hợp của dân ca) và trở thành nguồn thơ trữ tình dân gian truyền thống lâu đời và
phong phú nhất của dân tộc.
- Ngôn ngữ trong ca dao đậm đà màu sắc địa phương, giản dị, chân thực,
hồn nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Ví dụ như bài ca
dao:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mơng bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mơng".
Thân em như chẽn lúa địng địng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
( Trong đó ni = này; tê = kia: tiếng địa phương miền trung).
Có nhiều bài ca dao được lan truyền nhanh chóng trở thành tiếng nói riêng
của nhân nhiều địa phương khác nhau nhờ sự thay đổi địa danh là chủ yếu.
Ví dụ:
Đường vơ xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Ai vơ xứ Huế thì vơ …
* Thể thơ trong ca dao

Ca dao là phần lời của dân ca, do đó các thể thơ trong ca dao cũng sinh ra
từ dân ca. Các thể thơ trong ca dao cũng được dùng trong các loại văn vần dân
gian khác (như tục ngữ, câu đố, vè …). Có thể chia các thể thơ trong ca dao
thành bốn loại chính là:
- Các thể vãn
- Thể lục bát( Thể chính: Đặc sắc riêng của thơ ca Việt Nam).
- Thể song thất và song thất lục bát
5

TIEU LUAN MOI download :


- Thể hỗn hợp (hợp thể)
Trong SGK Ngữ văn 7 tập I các bài ca dao được đưa vào chủ yếu là thể lục
bát (mỗi câu gồm hai dòng hay hai vế, dòng trên sáu âm tiết, dòng dưới tám âm
tiết nên được gọi là "thượng lục hạ bát"). Đây cũng là thể thơ sở trường nhất của
ca dao. Thể thơ này được phân thành hai loại là lục bát chính thể (hay chính
thức) và lục bát biến thể (hay biến thức). Ở lục bát chính thể, số âm tiết không
thay đổi (6+8), vần gieo ở tiếng thứ sáu (thanh bằng), nhịp thơ phổ biến là nhịp
chẵn (2/2/2 …), cũng có thể nhịp thay đổi (3/3 và 4/4). Ở lục bát biến thể, số
tiếng (âm tiết) trong mỗi vế có thể tăng, giảm (thường dài hơn bình thường).
Ví dụ: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mong bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. (12 âm tiết).
* Kết cấu của ca dao
*Thể cách của ca dao
"Phú", "tỉ", "hứng" là ba thể cách của ca dao (cách phơ diễn ý tình).
- "Phú" ở đây có nghĩa là phơ bày, diễn tả một cách trực tiếp, khơng qua sự so
sánh.
Ví dụ:
Cậu cai nón dấu lơng gà,

Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
- "Tỉ" nghĩa là so sánh (bao gồm cả so sánh trực tiếp - tỉ dụ và so sánh gián
tiếp - ẩn dụ).
Ví dụ:
Thân em như trái bần trơi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?
- "Hứng" là cảm hứng. Người xưa có câu "Đối cảnh sinh tình". Những bài ca
dao trước nói đến "cảnh" (bao gồm cả cảnh vật, sự việc) sau mới bộc lộ "tình"
(tình cảm, ý nghĩa, tâm sự) đều được coi là làm theo thể "hứng".
Ví dụ:
Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
* Phương thức thể hiện
Những bài ca dao trong SGK Ngữ văn 7 chủ yếu có ba phương thức thể hiện
đơn là:
- Phương thức đối đáp (đối thoại), chủ yếu là bộ phận lời ca được sáng tác và
sử dụng trong hát đối đáp nam nữ, bao gồm cả đối thoại hai vế và một vế.
Ví dụ: Đối thoại hai vế: - Ở đâu năm cửa nàng ơi
Sơng nào sáu khúc nước chảy xi một dịng?
Sơng nào bên đục, bên trong?...
- Thành Hà Nội năm cửa nàng ơi
Sơng lục đầu sáu khúc nước chảy xi một dịng.
Nước sông Thương bên đục bên trong,"…
- Phương thức trần thuật (hay kể chuyện trữ tình, khác với trần thuật trong các
loại tự sự).
Ví dụ:
Con cị chết rũ trên cây,
Cị con mở lịch xem ngày làm ma.

6

TIEU LUAN MOI download :


Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bị ra lấy phần…"
- Phương thức miêu tả (miêu tả theo cảm hứng trữ tình, khác với miêu tả
khách quan trong các thể loại tự sự).
Ví dụ:
Đường vơ xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Ai vô xứ Huế thì vơ …
- Ngồi ra cịn có cả ba phương thức kép là (trần thuật kết hợp với đối thọai;
trần thuật kết hợp với miêu tả; kết hợp cả ba phương thức
- Do nhu cầu truyên miệng và nhu cầu ứng tác, nhân dân thường sử dụng
những khuân, dạng có sẵn, tạo nên những đơn vị tác phẩm hoặc dị bản hao hao
như nhau.
Ví dụ: "Thân em như" … ("hạt mưa sa", "hạt mưa rào", "tấm lụa đào", "trái
bần trôi" …)
* Thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao:
+ Thời gian:
- Thời gian trong ca dao vừa là thời gian thực tại khách quan vừa là thời gian
của tưởng tượng, hư cấu mang tính chất chủ quan của tác giả.
- Ca dao có rất nhiều câu mở đầu bằng hai tiếng "chiều chiều": "Chiều chiều
xách giỏ hái rau", "Chiều chiều ra đứng bờ sông","Chiều chiều lại nhớ chiều
chiều" … "Chiều chiều" có nghĩa là chiều nào cũng vậy, sự việc diễn ra lặp đi
lặp lại.
- Ngoài ra thời gian trong ca dao còn sử dụng hàng loạt những trạng ngữ (hay
cụm từ) chỉ thời gian như : "bây giờ"; "tối qua"; "đêm qua" … thì ai cũng hiểu

là người nói đang ở thời điểm hiện tại để nhớ lại và nhắc lại chuyện vừa xảy ra
chưa lâu. Nhìn chung thời gian trong ca dao trữ tình là thời gian nghệ thuật
mang tính tượng trưng, phiếm chỉ (hay phiếm định). Vì thế nó phù hợp với
nhiều người, ở nhiều địa điểm và thời điểm khác nhau.
+ Không gian
- Không gian trong ca dao cũng vừa là không gian thực tại khách quan, vừa là
khơng gian trong trí tưởng tượng mang tính chất tượng trưng của tác giả.
- Khi không gian thuộc về "đối tượng phản ánh, miêu tả thì đó là khơng gian
thực tại được tái hiện trong ca dao". Ví dụ: xứ Huế, xứ Thanh, sơng Lục Đầu,
sông Thương … và những nơi khác trong ca dao, nhất là ca dao về phong cảnh
và sản vật các địa phương.
Ví dụ:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Cũng giống như thời gian, khi khơng gian được nói đến như một yếu tố
góp phần tạo nên hoàn cảnh, trường hợp để tác giả bộc lộ cảm nghĩ (trực tiếp
hoặc gián tiếp) thì đó là khơng gian mang tính chất tượng trưng do tác giả tưởng
tượng, hư cấu hoặc tái tạo theo cảm xúc thẩm mĩ của mình. Ví dụ những hình
ảnh về khơng gian, địa điểm mang tính chất tượng trưng, phiếm chỉ, thường
xuyên xuất hiện trong ca dao trữ tình ( "cánh đồng", "thác", "ghềnh", "bờ ao",
7

TIEU LUAN MOI download :


"mái nhà", "ngõ sau" …). Ngay cả những địa điểm có thực khi vào ca dao trữ
tình cũng mang tính chất tượng trưng.
* Thủ pháp nghệ thuật chủ yếu.
Những bài ca dao được đưa vào SGK Ngữ văn 7 có nhiều thủ pháp nghệ
thuật khác nhau (mang nét đặc trưng của ca dao truyền thống). Ở đây tôi chỉ đề

cập đến những thủ pháp chủ yếu.
So sánh là thủ pháp nghệ thuật được dùng thường xuyên, phổ biến nhất,
bao gồm so sánh trực tiếp (tỉ dụ), so sánh gián tiếp (ẩn dụ). Tỉ dụ là so sánh trực
tiếp, thường có những từ chỉ quan hệ so sánh: như, như là, như thể …đặt giữa
hai vế (đối tượng và phương tiện so sánh).
Ví dụ:
- Cơng cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- Còn ở ẩn dụ (so sánh ngầm) thì khơng những khơng có quan hệ từ so sánh
mà đối tượng so sánh cũng được ẩn đi, chỉ còn một vế là phương tiện so sánh (ở
đây đối tượng và phương tiện so sánh hoà nhập làm một). Do vậy mà hình thức
ẩn dụ hàm súc hơn tỉ dụ.
Ví dụ: Bài ca dao sau là tập hợp bốn hình ảnh ẩn dụ, mỗi hình ảnh ám chỉ
một cảnh ngộ đáng thương của người lao động:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến tí ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi….
Đặc biệt ẩn dụ gắn rất chặt với nghệ thuật nhân hố, dùng thế giới lồi vật
để nói thế giới lồi người.
Ví dụ: Bài ca dao dưới đây mỗi con vật tượng trưng cho một loại người, hạng
người trong xã hội xưa:
Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bị ra lấy phần…
- Biện pháp nghệ thuật đối xứng (đối ý, đối từ):
Ví dụ:
Số cơ chẳng giầu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà.

Số cơ có mẹ có cha
Mẹ cơ đàn bà, cha cô đàn ông…
. - Nghệ thuật trùng điệp (bao gồm cả điệp ý, điệp từ).
Ví dụ:
Cái cị lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng.
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
- Nghệ thuật phóng đại được sử dụng hầu hết ở những bài ca dao dùng để
châm biếm:
8

TIEU LUAN MOI download :


Ví dụ:

Cậu cai nón dấu lơng gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
áo ngắn đi mượn, quần dài đi th.
Ngồi ra cịn có một số biện pháp khác nữa.
d. Phương thức diễn xướng
Phương thức diễn xướng gắn liền với các hình thức nghệ thuật của dân ca (hát
ru, hát, hò đối đáp …)
2.3.2 Giải pháp 2: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực và vận
dụng kiến thức liên mơn, tích hợp trong giảng dạy ca dao dân ca.
Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được

Bộ giáo dục quan tâm. Để đổi mới phương pháp dạy và học đòi hỏi: “ Người
dạy phải dạy thật, người học phải học thật”. Đặc biệt, trong hai năm học qua tổ
chuyên môn nhà trường đã và đang thực hiện việc đổi sinh hoạt tổ- nhóm
chun mơn theo hướng khai thác mục tiêu bài học. Với tổ Văn – Sử nhà
trường, cách đi này đã được hưởng ứng nhiệt tình, giáo viên tích cực tham gia,
những tiết dạy thực nghiệm ứng dụng kỹ thuật, phương pháp day học mới như:
Dạy học theo dự án, dạy học hợp tác…và các kỹ thuật sử dụng “khăn phủ bàn”,
“nhóm mảnh ghép”…thực sự có tác dụng đối với việc gây hứng thú học tập cho
học sinh, và là những “ tiết dạy mẫu” cho từng kiểu bài đặc trưng bộ mơn để
triển khai trong tồn trường. Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và
vận dụng kiến liên mơn, tích hợp trong giảng dạy đã và đang được tổ Văn- sử áp
dụng tất cả các giờ dạy học và gặt hái được nhiều thành công nhất định.
Chẳng hạn, khi dạy chủ đề 1: Tiết 9, bài 3: Văn bản: Những câu hát về
tình cảm gia đình, tơi đã thiết kế dạy học theo chuyên đề tích hợp với chủ đề
“Uống nước nhớ nguồn” vận dụng kiến thức liên mơn, trong đó xác định và
thực hiện như sau:
Ca dao- dân ca là tiếng nói tình cảm, dạy ca dao- dân ca tác động đến tâm
hồn học sinh tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước, ý thức sâu sắc về
bổn phận, trách nhiệm của cơng dân. Vì thế khi dạy mỗi một bài ca dao, chủ đề
ca dao, dân ca người giáo viên cần vận dụng tích hợp, kiến thức liên mơn giúp
các em cảm hiểu sâu sắc hơn loại tác phẩm trữ tình dân gian này. Từ đó hình
thành cho các em kĩ năng sống, tinh thần nhân văn cao đẹp; ý thức sâu sắc hơn
về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
+ Tích hợp với mơn Âm nhạc: Sau khi giáo viên giới thiệu bài mới xong để tạo
khơng khí phấn khởi, hăng say học tập cho học sinh thì giáo viên có thể hỏi.
Giáo viên hỏi: Em nào có thể đọc cho cả lớp nghe một bài ca dao mà em đã học
ở tiểu học?
Học sinh trả lời: - Đọc bài ca dao.
- Sau đó giáo viên có thể tiến hành hoạt động liên mơn khi sử dụng các
làn điệu dân ca để gây tình huống.

Giáo viên hỏi: Trong môn Âm nhạc lớp 6, 7 các em đã được học một số làn
điệu dân ca. Vậy em hãy nêu rõ tên làn điệu dân ca đó và hát cho các bạn nghe
một bài dân ca?
9

TIEU LUAN MOI download :


Học sinh trả lời: - Đó là bài “ Đi cấy” dân ca Thanh Hóa , lớp 6 và bài “ Lí cây
đa” dân ca quan họ Bắc Ninh, lớp 7 ( HS hát dân ca).
+ Tích hợp kiến thức mơn: Hoạt động ngồi giờ lên lớp ( Tiết 7, 8: Uống
nước nhớ nguồn) Sau khi phân tích xong bài ca dao thứ nhất.
Giáo viên hỏi: Qua bài ca dao trên, em có suy nghĩ gì về đạo làm con đối với
cha mẹ?.
- Biết ơn những những người có cơng sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta
nên người.
- Báo đáp và hiếu kính cơng ơn me, cha lúc về già cũng như lúc ốm đau..
GV nhấn mạnh: Việc thể hiện tình cảm đó chính là hành động biểu hiện
truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc? (Uống nước nhớ nguồn) Có những bài ca
dao nào cũng nhắc nhở về điều nay? (Con người có cố có ơng – Như cây có cội,
như sơng có nguồn)
+ Tích hợp kiến thức mơn: Giáo dục công dân.( bài 5: Yêu thương con
người) Sau khi phân tích xong bài ca dao thứ 4. Giáo viên hỏi:
Giáo viên hỏi: Học xong bài ca dao thứ 4, em có suy nghĩ gì về tình cảm anh
em trong gia đình?.
Học sinh trả lời: Anh em trong gia đình cần phải biết thương yêu, quan tâm,
giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt là lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.
* Sau đây là giáo án minh họa cho nội dung tích hợp, liên môn khi dạy ca
dao- dân ca:
TUẦN 3 -BÀI 3 : TIẾT 9 :

CA DAO - DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU  :
1. Kiến thức :
- Kiến thức môn Ngữ văn :
+ Nắm được khái niệm ca dao - dân ca với những đặc điểm nghệ thuật đặc trưng
của thể loại trữ tình này.
+ Nắm vững nội dung các bài ca dao dân ca về về chủ đề tình cảm gia đình.
+ Nắm vững nghệ thuật thể hiện đặc sắc trong từng bài ca dao dân ca.
- Kiến thức môn Âm nhạc: Gây hứng thú cho các em khi học, hiểu, phân biệt
được ca dao- dân ca.
- Kiến thức môn GDCD: Giáo dục ý thức và bồi dưỡng tâm hồn yêu ca daodân ca.
- Kiến thức môn Hoạt động ngồi giờ lên lớp: Giúp các em tìm hiểu một môn
nghệ thuật trong văn học dân gian
2. Kĩ năng :
- Hiểu được nội dung, nghệ thuật của những bài ca dao về tình cảm gia đình
đồng thời biết thêm một số bài ca dao thuộc chủ đề này.
3. Thái độ :
- Bồi dưỡng tình cảm gia đình tha thiết trong sáng.
II. CHUẨN BỊ :
10

TIEU LUAN MOI download :


1. Chuẩn bị của giáo viên:
* Thiết bị dạy học:
- SGK – SGVNV7 tập 1, Soạn giáo án, giáo án PowerPoint, những câu ca dao
có cùng chủ đề, băng các làn điệu dân ca có cùng chủ đề.
- Phân cơng cơng việc chuẩn bị cho học sinh theo nhóm sưu tầm ca dao- dân ca.

- Máy tính, máy chiếu: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học nhằm
góp phần giải quyết nhanh, gọn các câu hỏi đặt ra và hỗ trợ hình ảnh, video làm
bài giảng sinh động, hấp dẫn với người học.
2- Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị ở nhà trước về các vấn đề liên quan đến bài học.
- Đọc, soạn bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu được giao.
- Làm việc nhóm: Sưu tầm ca dao- dân ca
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
?. Nêu chủ đề của truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác
giả Khánh Hoài và cho biết nội dung, nghệ thuật của truyện.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG – Giới thiệu bài
Ai sinh ra và lớn lên đã được nghe tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ bằng
những câu ca dao - dân ca, nó như dịng suối ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn
mỗi người. khúc hát tâm tình của quê hương, của gia đình đã thấm sâu vào trái
tim, vào máu thịt mỗi người dân Việt Nam.
+ Tích hợp với mơn Âm nhạc: Sau khi giáo viên giới thiệu bài mới xong để tạo
khơng khí phấn khởi, hăng say học tập cho học sinh thì:
Giáo viên hỏi: Vậy em nào có thể đọc cho cả lớp nghe một bài ca dao mà em đã
học ở tiểu học?
Học sinh trả lời: - Đọc bài ca dao.
- Sau đó giáo viên có thể tiến hành hoạt động liên mơn khi sử dụng các làn điệu
dân ca để gây tình huống.
Giáo viên hỏi: Trong môn Ân nhạc lớp 6, 7 các em đã được học một số làn điệu
dân ca. Vậy em hãy nêu rõ tên làn điệu dân ca đó và hát cho các bạn nghe một
bài dân ca?
Học sinh trả lời: - Đó là bài “ Đi cấy” dân ca Thanh Hóa , lớp 6 và bài “ Lí cây
đa” dân ca quan họ Bắc Ninh, lớp 7 (HS hát dân ca)
Ca dao, dân ca là “ Tiếng hát đi từ trái tim đến miệng” là thơ trữ tình dân

gian, phát triển và tồn tại để đáp ứng những nhu cầu và những hình thức bộc lộ
tình cảm của nhân dân. Nó đã, đang và sẽ cịn ngân vang mãi trong tâm hồn con
người Việt Nam. Truyền thống văn hóa, đạo đức Việt Nam rất đề cao gia đình
và tình cảm gia đình.Và đó cũng chính là nội dung bài học hơm nay cơ trị chúng
ta sẽ tìm hiểu. Cô mời các em mở SGK trang 35 ta học bài.
Hoat đơng 2. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng bình, dạy học tích cực
- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, kĩ thuât hoạt động nhóm: nhóm khăn phủ bàn.
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
11

TIEU LUAN MOI download :


1. Khái niệm ca dao - dân ca
? Dựa vào chú thích * trong sách giáo khoa trang 35 cùng với sự hiểu biết
của mình, em hãy cho biết ca dao- dân ca là gì ?
- Kĩ thuật khăn phủ bàn:
Đại diện HS nhóm (nhóm khăn phủ bàn) trình bày nội dung đã chuẩn bị.
Nhóm khác bổ sung. GV chốt theo SGK, và nhấn mạnh:
- Ca dao, dân ca là tên gọi chung các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và
nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
+ Ca dao là lời thơ của dân ca.
- Có tính chân thực gợi cảm, truyền cảm nên lưu truyền trong nhân dân.
- Thuộc loại trữ tình phản ánh tâm tư, tình cảm, thế giới tâm hồn của con người :
người mẹ, người vợ, người chồng, người con.
? Hãy cho biết đặc điểm của ca dao dân ca ?
- Có đặc điểm nghệ thuật truyền thống, bền vững (sử dụng các biện pháp tu từ,
thường ngắn, sử dụng thể thơ lục bát, lục bát biến thể)

2. Đọc văn bản :
Giáo viên hướng dẫn HS đọc văn băn: Phần lớn các bài ca dao đều được
viết theo nhịp đều đặn ( 2/ 2 hoặc 4/ 4 ), do đó khi đọc chỉ cần hạ thấp giọng,
thể hiện nỗi nhớ da diết hoặc tình cảm gia đình thắm thiết, mặn nồng.
- Giáo viên đọc mẫu, gọi HS đọc , HS khác nhận xét. Gv nhận xét
3. Tìm hiểu chú thích
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số chú thích, sau đó giải thích để học sinh
hiểu: - Cù lao chín chữ: Sinh, cúc, phủ, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc.
- Cùng thâm: Ruột thịt.
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH VĂN BẢN.
Phương pháp dạy học: phương pháp đàm thoại (PP vấn đáp), Phương pháp
trực quan, PP giảng bình, PP dạy học theo dự án...
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi...
Hoạt động của thầy trò

Nội dung kiến thức cần đạt:

- Gọi HS đọc bài ca dao số 1
Trong quá trình phân tích bài ca dao 1
giáo viên cho HS dùng (PP Vấn đáp,
giảng bình)
? Lời nói trong bài ca dao là lời của
ai nói với ai ? Bằng hình thức gì ?
?. Tình cảm được diễn tả trong bài ca dao
là gì?.
Giáo viên bình: Thật vậy, bài ca dao đã
cụ thể hóa cơng lao của cha mẹ bằng
việc so sánh với núi, với biển. Đó là

II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN

1. Bài 1
- Là lời của mẹ ru con ( à ơi, ru
hời, ru hỡi).
- Nhắc nhở công lao trời biển của
cha mẹ đối với con, trách nhiệm
bổn phận của kẻ làm con.

12

TIEU LUAN MOI download :


những hình ảnh to lớn, mênh mơng tượng
trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” như
chiều cao không cùng của “ núi ngất
trời”, “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng
vô bờ bến của “ nước ngồi biển Đơng”,
chiều nào cũng tận,như cơng lao của cha
mẹ khơng gì đo đếm được. hai câu thơ
trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển
của cha mẹ đối với con cái. Còn hai câu
thơ cuối là phận làm con phải đặt chữ
hiếu lên đầu, nghĩa là phải kính cha yêu
mẹ và sống sao cho xứng đáng với cơng
owntroiwf bể của cha mẹ, của chín chữ
cù lao.
? Ngồi bài ca dao trên, em hãy tìm
những bài ca dao cũng nói đến cơng cha,
nghĩa mẹ tương tự như bài này. Hãy đọc
lên cho cả lớp cùng nghe?. ( hs đọc)

- Công cha đức mẹ cao dày,

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.
Ni con khó nhọc đến giờ
- So sánh :
Trưởng thành con phải biết thờ song thân. + Công cha - như núi

?. Bài ca dao đã sử dụng biện pháp so
sánh nào ? Cách so sánh đó đã thể hiện
công lao cha mẹ to lớn như thế nào ?
? Từ láy "mênh mơng" có thể diễn tả
thêm ý gì về cơng ơn cha mẹ ?

? Từ nào trong câu ca dao nói lên lời
khuyên tha thiết của mẹ ? Em có nhận
xét gì về âm điệu của bài ca dao ?
GV chốt ý: Ở cuối bài ca dao, công cha
nghĩa mẹ cịn được thể hiện ở “Cù lao
chín chữ”. Chín chữ ấy, một mặt , cụ thể
hóa về cơng cha nghĩa mẹ và tình cảm
biết ơn của con cái, mặt khác, tăng thêm
âm điệu tơn kính, nhắn nhủ , tâm tình của
câu hát.
Tích hợp mơn: Hoạt động ngồi giờ
lên lớp( Tiết 7, 8: Uống nước nhớ
nguồn)
- Biết ơn những những người có cơng
sinh thành, ni dưỡng chúng ta nên
người.
- Báo đáp và hiếu kính cơng ơn me, cha


+ Nghĩa mẹ - như nước biển đông
 lấy cái to lớn, mênh mông, vĩnh
hằng của thiên nhiên để so sánh
với công sinh thành của cha mẹ.
- Từ láy : mênh mông  không thể
nào đo được, cũng giống như công
cha, nghĩa mẹ đối với con cái.
- "Cù lao chín chữ"  cụ thể hóa
về cơng cha, nghĩa mẹ, tình cảm
biết ơn của con cái  âm điệu tơn
kính, nhắn nhủ, tâm tình.

13

TIEU LUAN MOI download :


lúc về già cũng như lúc ốm đau..
GV chuyển ý: Nếu ở bài ca dao thứ nhất
cơ trị chúng ta tìm hiểu cơng lao trời
biển của cha mẹ đối với con cái và trách
nhiệm bổn phận của kẻ làm con thì ở bài
ca dao thứ 4 cơ trị chúng ta sẽ tìm hiểu
về tình cảm anh em trong gia đình.
- Gọi học sinh đọc bài ca dao số 4
Trong quá trình phân tích bài ca dao 4
giáo viên cho HS dùng (PP Vấn đáp,
giảng bình)
? Bài ca dao là lời của ai ? Nói với ai ?

Về vấn đề gì ?
? Tình cảm anh em thân thương được
diễn tả như thế nào? Em có nhận xét gì
về cách dùng từ ngữ, ý nghĩa của các từ
đó?.
?. Quan hệ anh- em cịn được so sánh
bằng hình ảnh nào? Em có nhận xét gì về
cách diễn đạt đó?.
GV bình: Tục ngữ có câu “Anh em như
chân với tay”. Chân với tay là hai bộ
phận gắn bó của con người. Con người
hồn chỉnh khơng thể thiếu tay hoặc
chân. Cũng như anh em ruột thịt phải
biết yêu thương nhau, gắn bó đỡ đần
nhau “như thể tay chân. Anh em phải
hòa thuận, đùm bọc, nhường nhịn nhau,
anh thương em,, em kính trọng anh. Anh
em ruột thịt có biết “ vùi vầy” sống yên
hạnh phúc. Các động từ: “ u nhau” và
“ hịa thuận”nói lên cách sống, cách cư
xử đầy tình nghĩa của anh em, chị em
trong gia đình.
? Bài ca dao nhắc nhở chúng ta điều gì ?
GV bình: Bài ca dao khai thác sự gắn
bó nói trên nhằm nhắc nhở: Anh em phải
hòa thuận để cha mẹ vui lòng, phải biết
nương tựa vào nhau, “ Rách lành đùm
bọc, dở hay đỡ đần”. Hai chữ anh em
gắn với những chữ: Hịa thuận, hai thân,
vui vầy...

Tích hợp mơn: Giáo dục công dân.
( bài 5: Yêu thương con người)

Bài 4
- Là lời có thể của cha mẹ, chú, bác
nói với con cháu về tình cảm anh
em trong gia đình.
- Được diễn tả bằng các từ ‘chung,
cùng chung’, "hòa thuận, vui vầy »
-> Quan hệ huyết thống, ruột thịt.
Anh, em tuy là hai nhưng là một,
cùng một mẹ, cha, một nhà chung
sống , sướng khổ có nhau.
- Anh em- Chân tay: So sánh ->
Mộc mạc, gần gũi, quen thuộc, dễ
hiểu khi nói về sự gắn bó thiêng
liêng của tình cảm anh em.

-> Nhắc nhở mọi người đã là anh
em phải biết thương yêu nhau,
nương tựa vào nhau để cha mẹ vui
lòng.

14

TIEU LUAN MOI download :


- Anh em trong gia đình cần phải biết
thương yêu, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau,

đặc biệt là lúc gặp khó khăn , hoạn nạn...
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục
III.
?. Nêu nội dung của hai bài ca dao trên?

III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Thể hiện chủ đề về tình cảm gia
đình: Như nhắc nhở cơng ơn sinh
thành, về tình cảm mẫu tử , anh em
ruột thịt .

2. Nghệ thuật:
?. Em hãy cho biết nét đặc sắc về nghệ
- Thể thơ lục bát, âm điệu tâm tình,
thuật của hai bài ca dao?
nhắn nhủ.
- Các hình ảnh truyền thống quen
thuộc, sử dụng lời độc thoại, có kết
cấu một vế, chủ yếu dùng nghệ
thuật so sánh.
3. Củng cố:
Phương pháp: PP thuyết trình, PP dạy học theo dự án
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm
- Nhóm 1: Sưu tầm ca dao- dân ca về tình cảm gia đình
- Nhóm 2 :Sưu tầm ca dao- dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
? Qua việc sưu tầm ca dao- dân ca. Các em hãy cử đại diện nhóm lên trình
bày kết quả sưu tầm của nhóm mình? Đại diện HS nhóm 1, 2 (nhóm khăn phủ
bàn) trình bày nội dung đã chuẩn bị. Nhóm khác bổ sung. GV chốt và tuyên
dương nhóm nào sưu tầm được số lương nhiều ca dao- dân ca hơn.

4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Học thuộc, nhớ khái niệm về ca dao.
- Sưu tầm các bài ca dao về tình cảm gia đình
- Viết một đoạn văn cảm thu về bài ca dao 1 và 4.
- Soạn bài, "Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người".
2.3.3 Giải pháp 3: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ ca dao – dân ca.
* Định hướng cảm hiểu một bài ca dao – dân ca.
Để cảm thụ ca dao tốt các em cần: đọc, hiểu, cảm nhận trước cái hay cái
đẹp của bài ca dao. Từ đó tìm thấy sự đồng điệu trong âm hưởng trữ tình lan tỏa
từ tư tưởng tình cảm của bài ca dao. Vậy để rèn kỹ năng cảm thụ ca dao tốt tôi
định hướng các em thực hiện theo các bước tiếp cận một bài ca dao như sau:
Bước 1: Xác định chủ thể trữ tình (đối tượng trữ tình của bài ca dao)
Muốn xác định chủ thể trữ tình, học sinh cần trả lời câu hỏi: Lời của bài ca
dao là lời của ai ?
Trong ca dao có có một số kiểu nhân vật trữ tình: Người vợ, người mẹ,
người con… trong quan hệ gia đình. Chàng trai, cơ gái trong quan hệ tình bạn,
tình u. Người phụ nữ… trong quan hệ xã hội. Ví dụ như bài ca dao:
15

TIEU LUAN MOI download :


Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đơng
Núi cao biển rộng mênh mơng,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! ( 1)
Học sinh sẽ xác định chủ đề trữ tình của bài ca dao là người mẹ, cụ thể là
lời của người mẹ nói với con khi ru con, căn cứ vào lời của bài ca như vậy.
Bước 2: Sau khi đã xác định được chủ thể trữ tình, người giáo viên hướng
dẫn học sinh cảm nhận cách phơ diễn tình ý của ca dao- dân ca ( Tức là nghệ

thuật : Lời ca, giọng điệu, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng
trong bài ca dao)
Ví dụ: Như ở bài ca dao ( 1) giáo viên hỏi học sinh:
?. Em hãy chỉ ra cái hay về ngơn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao?
Từ sự dẫn dắt gợi mở của người thầy, học sinh sẽ phát hiện ra lối ví von so
sánh quen thuộc của ca dao- dân ca, ngoài ra tác giả dân gian còn sử dụng từ chỉ
mức độ tuyệt đối “ ngất trời”, “ ngời ngời” và lặp hai lần từ “biển” như một
ý nghĩa biểu tượng.
Bước 3: Từ cách phơ diễn tình ý giúp học sinh cảm nhận nội dung diễn tả
bài ca dao.
Bài( 1) có thể nói: Các từ ngữ hình ảnh ấy tác giả dân gian nhằm diễn tả
điều gì?.
Học sinh sẽ dễ dàng nhận ra ở bài ( 1) là tình cảm đối với cha mẹ và lời
nhắc nhở về bổn phận đạo làm con ( Dùng hình ảnh ví von biểu hiện công cha
nghĩa mẹ, lấy những cái to lớn mênh mông vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình
ảnh so sánh nhằm tăng thêm sự lớn lao cao rộng của công cha nghĩa mẹ và công
ơn sinh thành nuôi dạy…)
Bước 4: Ý nghĩa giáo dục từ bài ca dao( Nội dung tư tưởng của bài ca dao)
Học xong bài ca dao, vấn đề cần động lại trong các em chính là ý nghĩa tư
tưởng, nội dung của nó. Có nhận thức sâu sắc về điều này, các em mới có được
vốn sống, vốn hiểu biết và có thể liên hệ trải nghiệm từ bản thân.
Từ bài ca dao( 1): GV hỏi: Bài ca dao trên giáo dục chúng ta điều gi?.
Học sinh: Giáo dục tư tưởng đạo làm con đối với cha mẹ và bổn phận của
đạo làm con. Đó là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.
Bước 5: Liên hệ với những bài ca dao cùng chủ đề, kết hợp giới thiệu ca
dao- dân ca địa phương.
16

TIEU LUAN MOI download :



Tác dụng của phần này giúp học sinh khắc sâu kiến thức và mở rộng nâng
cao kiến thức đã học, hơn nữa giúp học sinh có cách nhìn nhận vấn đề một cách
cao rộng và khái quát hơn.
Bài ca dao ( 1) có thể liên hệ với những bài ca dao sau:
- Công cha như núi núi Thái Sơn..
- Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể…
* Vận dụng thực hành cảm hiểu ca dao – dân ca.
Sau khi học song các bài ca dao, tôi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức
đã học để làm bài tập cụ thể để rèn luyện kỹ năng cơ bản: Nói và viết. Bởi sản
phẩm của các em được tạo ra từ tư duy, là kết quả các em tìm hiểu qua văn bản,
khả năng rèn luyện ngôn ngữ, khả năng diễn đạt, bày tỏ tư tưởng tình cảm. Sau
đây là một số bài làm của học sinh:
Bài tập 1: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài ca dao sau:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngồi biển Đơng.
Núi cao biển rộng mênh mơng,
Cù lao chín chữ ghi lịng con ơi!
Bài làm:
Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con
cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi ngất trời để ví với cơng
cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to
lớn, vĩ đại, trong việc ni dạy con cái trưởng thành. Cịn hình ảnh so sánh ơn
nghĩa của mẹ như nước ở ngồi biển Đơng cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh
đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so
sánh rất tinh tế này. Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng.
Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết
công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh,
qua cách sử dụng đặc tả… ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi
công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là lời giáo huấn,

khơng phải là những địi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đay là
lời hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.
Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự cố gắng hơn
nữa, em sẽ quyết tâm học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em
ln có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bởi em biết rằng: “Con cái ngoan mang
lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ”.
(Bài của em: Lê Thúy Hiền- Lớp 7A, Trường THCS Tào Xuyên TP Thanh Hóa)
Bài tập 2: Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài ca dao sau:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mơng bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mơng.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Bài làm:
17

TIEU LUAN MOI download :


Ca dao thường được viết bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài ca dao trên,
nhà thơ dân gian đã viết bằng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13
từ gợi sự dài rộng, to lớn của cánh đồng. Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối
xứng “ Đứng bên ni đồng- đứng bên tê đồng, mênh mơng bát ngát- bát ngát
mênh mơng” nhìn từ phía nào cũng thấy cái mênh mông rộng lớn của cánh
đồng. Nếu ở hai câu trên là vẻ đẹp rộng lớn, trù phú, đầy sức sống của cánh
đồng thì hai câu cuối là hình ảnh cơ gái ra thăm đồng được so sánh “ như chẽn
lúa đòng đòng, phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”. Cơ gái với “chẽn lúa
địng địng” và “ ngọn nắng hồng ban mai” có sự tương đồng ở nét tre trung phơi
phới và sức sống đang xuân. Thật vậy, so với cánh đồng bao la, bát ngát, cô gái
quả là nhỏ bé, mảnh mai. Nhưng bàn tay con người nhỏ bé đó đã làm ra cánh
đồng “bát ngát mênh mông”, “ mênh mông bát ngát” kia. Trước cánh đồng rộng

lớn, bát ngát, tác giả dân gian vẫn nhận ra cơ gái đáng u. Những dịng thơ dài
khơng che lấp những dịng thơ ngắn. Hai dịng cuối bài có vẻ đẹp riêng trong sự
kết hợp của tồn bài. Ở hai dịng đầu ta chỉ mới thấy cánh đồng bào la, chưa
thấy cái hồn của cảnh. Đến hai dịng cuối, hồn của cảnh được hiện lên. Đó chính
là con người, là cơ gái thơn nữ mảnh mai, nhiều duyên thấm và đày sức sống.
(Bài của em: Nguyễn Linh Lớp 7A, Trường THCS Tào Xuyên TP Thanh Hóa)
Tổ chức hướng dẫn học sinh sưu tầm ca dao- dân ca địa phương
nhằm khơi dậy tình yêu ca dao-dân ca cho học sinh.
Cùng với việc dạy chùm bài ca dao – dân ca, và để phục vụ tốt cho các
tiết ngoại khóa, văn học địa phương trong chương trình; tơi đã giao nhiệm vụ
cho học sinh tìm hiểu sưu tầm về ca dao- dân ca ở tỉnh Thanh Hóa (Tiết
135,136: Hoạt động Ngữ Văn ngoại khóa, câu lạc bộ văn học dân gian) nói
chung và ca dao dân ca địa phương Thanh Hóa. u cầu mỗi em tìm hiểu ít
nhất một bài ca dao – dân ca. Học sinh rất hào hứng về hỏi ông bà cha mẹ sưu
tầm được những bài ca dao – dân ca địa phương có giá trị. Đồng thời cung cấp
thêm cho các em những kiến thức về ca dao – dân ca và một số hoạt động văn
hóa dân gian truyền thống ở địa phương mình đang sống.
Trên đây là kết quả của phương pháp dạy học tích cực: dạy học theo dự án
mà tôi đã thực hiện. Từ kết quả của phương pháp dạy học này, xin tổng hợp
những đánh giá về ca dao – dân ca địa phương Thanh Hóa như sau:
Ca dao- dân ca của người Thanh Hóa thiên về trữ tình, là những bài ca, lời
thơ thấm đẫm tính nhân văn giữa con người với con người, giữa con người với
thế giới tự nhiên và xã hội, thể hiện quan điểm sống hòa đồng giữa con người
vạn vật và cở cây, rừng núi. Trong dân ca có tích hợp giữa âm nhạc - giai điệu,
lời ca và vũ điệu đan cài, xuyên thấm vào nhau tạo nên những sắc thái tình cảm
phong phú.
Một số loại hình ca dao - dân ca của người Thanh Hóa
Hát đồng dao: là những bài hát dành cho con trẻ do dân gian sáng tạo, ghi nhớ
bằng truyền miệng và được truyền từ đời này sang đời khác, đến nay phần lớn
đã bị thất truyền, quên lãng.

18

TIEU LUAN MOI download :


Lếu lêu làng lộc
Tộc ngộc ngọn cơn bo
(cây hoang nhỏ có trái trẻ hay hái ăn)
Bị ăn no bị ngứa củ ráy
Ngứa củ ráy ngứa cả cơn rư (cây nưa)
Đưa bò về Mường Tráng....
Tuy ca dao xuất phát trong giới bình dân nhưng nhiều câu rất nên thơ và ý
nghĩa đậm đà, dễ xúc cảm người nghe nên được nhiều người để tâm sưu tầm.
 "Có cha, có mẹ có hơn
Khơng cha, không mẹ như đàn không dây.
Mẹ cha như nước, như mây,
Làm con phải ở cho tầy lòng con".

2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trên đây chỉ là một phần kết quả thu nhận được của học trường THCS
Tào Xuyên Xuyên - Thành Phố Thanh Hóa trong dự án dạy học tích cực mà tơi
đã áp dụng nhằm khơi dậy tình yêu ca dao -dân ca các dân tộc trong lòng học
sinh
Sau khi áp dụng phương pháp này vào q trình dạy mơn Ngữ văn lớp 7
tơi đã thu được một số kết quả đáng mừng: các em học sinh nắm được khái
niệm, đặc điểm của ca dao - dân ca. Các em đã có kĩ năng và chủ động trong
việc thưởng thức tác phẩm văn chương thuộc thể loại trữ tình dân gian. Nhiều
em đã thực sự u thích mơn Văn, có em đã sưu tầm được khá nhiều bài ca dao
theo chủ đề và chép vào sổ tay văn học. Chính những bài ca dao này phần nào
đã minh hoạ cụ thể, sinh động cho kiểu văn bản biểu cảm giúp các em dễ dàng

tiếp nhận và thực hành kiểu văn bản này. Qua kết quả kiểm tra của các em đã có
sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể là:
- Khảo sát hứng thú và kết quả học tập của học sinh sau khi áp dụng sáng
kiến:
Học sinh chưa Học sinh hiểu Học sinh hiểu bài và có
Năm Tổng số hiểu bài
bài
hứng thú sưu tầm ca
học
học sinh
dao-dân ca
2019Số
%
Số
%
Số lượng %
2020
lượng
lượng
7A
29
1
3,4
7
24,2
21
72,4
7B
29
1

3,4
8
27,6
20
69
Tổng
58
2
3,4
15
25,9
41
70,7
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
19

TIEU LUAN MOI download :


Giảng dạy ca dao- dân ca là một hoạt động hội tụ được nhiều kỹ năng và
tri thức thông qua giảng giải phân tích một cách khoa học, người giáo viên đã
giúp học sinh hiểu đúng, hiểu rõ và phân tích sâu tác phẩm dân gian. Để học
sinh cảm hiểu được cái hay cái đẹp của lối thơ ca dân gian trữ tình này, người
thầy phải biết truyền cảm hứng vào tâm hồn các em, khơi dậy ở các em niềm
đam mê, hướng các em vào những giá trị nhân văn cao đẹp của tác phẩm.
Để thực hiện tốt được điều này địi hỏi giáo viên ln phải đổi mới phương
pháp dạy học, phải thực sự nhiệt tình, có trình độ chun mơn vững, có óc sáng
tạo, ln vận dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức nhiều
hoạt động học tập chủ động cho học sinh. Đối với chuyên đề giảng dạy ca dao

dân ca này giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực
tổ chức các cuộc thi tìm hiểu ca dao dân ca theo hình thức “câu lạc bộ”, “thi sưu
tầm ca dao dân ca địa phương”…lồng vào các tiết hoạt động Ngữ văn, các tiết
chương trình địa phương... đó cũng chính là điều mà giáo dục đang hướng tới:
Trao quyền sáng tạo cho mỗi cá nhân.
Qua thực tế dạy học chúng tôi đã thành công khi “Khơi dậy tình yêu ca
dao – dân ca cho học sinh bằng phương pháp dạy học tích cực ở trường
THCS Tào Xuyên” Trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm của ca dao- dân ca, sử dụng
phương pháp dạy học tích cực và vận dụng kiến thức liên mơn, tích hợp trong
giảng dạy ca dao dân ca. Đồng thời rèn luyện kỹ năng cảm thụ ca dao – dân ca
bằng nhiều phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực hiệu quả. Từ đó thực sự đã
khơi dậy trong tâm hồn các em học sinh miền núi chúng tơi tình u ca dao dân
ca các dân tộc trên địa bàn sinh sống.
3.2. Kiến nghị
- Cần bổ sung tài liệu về ca dao – dân ca trong việc đổi mới phương pháp
dạy học vào thư viện nhà trường.
- Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, mặc dù
đã đầu tư tìm tịi, nghiên cứu khám phá song chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu sót.
Vì vây, kính mong được quan tâm, đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và
các chuyên viên cấp trên để vấn đề này ngày càng hồn thiện góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội
đồng khoa học các cấp để đề tài này được hoàn thiện hơn và có tính ứng dụng
thực tế cao hơn. Từ đó để bản thân tôi vận dụng có hiệu quả hơn trong những
năm giảng dạy tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 5 năm 2020
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình

viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.
Người thực hiện

20

TIEU LUAN MOI download :


Trịnh Thị Ngoan

21

TIEU LUAN MOI download :


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Giáo viên ngữ văn 7 Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam.
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn THCS (NXB
Giáo dục Việt Nam ); Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên).
3. Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1 của Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) - Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4. Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam: của Vũ Ngọc Phan biên soạn - Nhà xuất
bản văn học
5. Tục ngữ ca dao Việt Nam Ngọc Hà ( sưu tầm và tuyển chọn) - Nhà xuất bản
văn học
6. Tục ngữ ca dao Việt Nam Vân Anh ( sưu tầm và biên soạn) - Nhà xuất bản
văn học
7. Nguồn tham khảo trên Internet.

8. Phân tích tác phẩm văn học dân gian của Đỗ Đình Trị - Nhà xuất bản Giáo
dục

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT
Họ và tên tác giả: Trịnh Thị Ngoan
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường THCS Tào Xuyên
Cấp xếp
Xếp
TT
Tên đề tài SKKN
Năm học
loại
loại
Phát triển tư duy sáng tạo của học
sinh trong dạy học môn Lịch sử
1. qua biện pháp đổi mới cách kiểm
Phòng
B
2013-2014
tra đánh giá kết quả học tập
GD& ĐT

2.

3.


4.

5.

Xây dựng đáp án mở cho đề văn
nghị luận nhằm phát triển tư duy
sáng tạo của học sinh THCS
Rèn kỹ năng viết văn nghị luận
xã hội cho học sinh khối 9 ở
Trường THCS Tào Xuyên
Nâng cao hiệu quả giờ học bằng
phương pháp sử dụng bản đồ tư
duy vào giảng dạy bài “Ôn tập
truyện” Tiết 153 - Ngữ văn 9 ở
trường THCS Tào Xuyên.
Nâng cao hiệu quả dạy học
bằng một số biện pháp rèn kĩ
năng làm văn miêu tả cho học
sinh lớp 6 ở trường THCS Tào
Xuyên - Thành Phố Thanh Hóa

2014-2015
Phịng
GD& ĐT

A

Phịng
GD& ĐT


B

2015-2016

Phịng
GD& ĐT

A

2017-2018

Phịng
GD& ĐT

C

2018-2019

TIEU LUAN MOI download :


×