Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học tùy bút người lái đò sông đà của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.68 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN QUANG BÌNH

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ
TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG VÀO DẠY HỌC TÙY BÚT
NGƯỜI LÁI ĐỊ SƠNG ĐÀ CỦA NGUYỄN TUÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2014

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN QUANG BÌNH

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ
TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG VÀO DẠY HỌC TÙY BÚT
NGƯỜI LÁI ĐỊ SƠNG ĐÀ CỦA NGUYỄN TUÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức



HÀ NỘI – 2014

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp Luận văn Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương
vào dạy học tùy bút Người lái đị Sơng Đà của Nguyễn Tn được hoàn thành, tác giả xin
trân trọng cảm ơn:
PGS.TS Trần Khánh Thành, Phó Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia
Hà Nội – người định hướng con đường học tập và nghiên cứu cho tác giả.
PGS.TS Hà Văn Đức – nguyên Trưởng khoa Văn học, Trường Đại học KHXH và
NV, Đại học Quốc gia Hà Nội – Cán bộ hướng dẫn khoa học – đã tận tâm chỉ bảo tác giả
trong q trình nghiên cứu và hồn thiện đề tài.
Các thầy giáo, cô giáo giảng viên Khoa Sư phạm, Trường ĐHGD, Đại học Quốc
gia Hà Nội, đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình theo học Lớp Cao học Lý luận và
Phương pháp dạy học Ngữ văn khóa 2012 – 2014.
Các bạn đồng nghiệp ở trường THPT Quốc Oai, THPT Thạch Thất, THPT Bắc
Lương Sơn thuộc Thành phố Hà Nội cùng các em học sinh đã tích cực hợp tác với tác giả
trong q trình khảo sát thực tế.
Các tác giả những cơng trình khoa học được sử dụng làm tư liệu tham khảo trong
Luận văn này.
Mặc dù tác giả Luận văn đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, nhưng do năng lực còn
hạn chế nên cơng trình khơng tránh khỏi thiếu sót. Chân thành mong quý vị độc giả lượng
thứ!
Phủ Quốc, thu đông 2014

Nguyễn Quang Bình


i

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

ĐHGD:

Đại học Giáo dục

ĐHQG:

Đại học Quốc gia

GD và ĐT:

Giáo dục và Đào tạo

GV:

giáo viên

GS:


giáo sư

HS:

học sinh

KHXH và NV:

Khoa học xã hội và Nhân văn

LL:

lý luận

PGS:

phó giáo sư

PP:

phương pháp

THPT:

trung học phổ thơng

Tr:

trang


TS:

tiến sĩ

SGK:

sách giáo khoa

SGV:

sách giáo viên

ii

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
Tên mục

Trang

Lời cảm ơn ……………………………………………………………………i
Danh mục các chữ viết tắt ………………………………………………...... ii
Mục lục ………………………………………………………………….......iii
Danh mục các bảng ………………………………………………………......v
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài …………………………..………………………………1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu …………………………………………….......3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………...9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………......10
5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………10
6. Cấu trúc luận văn …………………………………………………………11
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận ……………………………………………………………12
1.1.1. Quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương…………………..12
1.1.2. Các hướng tiếp cận chủ yếu…………………………………………..13
1.1.3. Mối quan hệ giữa các hướng tiếp cận ……………………………......19
1.2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………….20
1.2.1. Thực trạng việc dạy học tuỳ bút Người lái đị Sơng Đà ………...........20
1.2.2. Khảo sát thực tế ……………………………………………………....22
1.2.3. Kết luận về thực trạng ………………………………………………..31
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC TUỲ BÚT NGƯỜI LÁI ĐỊ
SƠNG ĐÀ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỒNG BỘ
2.1. Những yêu cầu khi dạy học tùy bút Người lái đị Sơng Đà ....................35
2.1.1. Phù hợp với trình độ tiếp nhận và tâm lý lứa tuổi học sinh phổ thơng........35
2.1.2. Phát huy tính tích cực, chủ động của người học .................................37

iii

TIEU LUAN MOI download :


2.1.3. Vận dụng thích hợp tri thức ngồi văn bản ......................................... 41
2.1.4. Nắm vững đặc trưng thể loại tuỳ bút Nguyễn Tuân .............................49
2.2. Những đề xuất về biện pháp dạy học tùy bút Người lái đị Sơng Đà ..... 52
2.2.1. Phương hướng chung ...........................................................................52
2.2.2. Các biện pháp cụ thể ...........................................................................53
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Giáo án thực nghiệm ...............................................................................66
3.2. Q trình thực nghiệm ............................................................................82
3.2.1. Mục đích thực nghiệm .........................................................................82
3.2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .......................................................82
3.2.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm ......................................................83
3.2.4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................88
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH .............................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................91
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 93

iv

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 : Kết quả khảo sát thực trạng dạy học môn Ngữ văn của HS trước khi tham gia
thực nghiệm.
Bảng 3.1 : Thống kê kết quả kiểm tra HS về vẻ đẹp của hình tượng Sơng Đà.
Bảng 3.2: Thống kê kết quả kiểm tra HS về hình ảnh con người trong văn Nguyễn Tuân
trước và sau năm 1945 (qua tuỳ bút Người lái đị Sơng Đà).
Bảng 3.3: Thống kê kết quả kiểm tra HS về đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
qua tuỳ bút Người lái đị Sơng Đà.

v

TIEU LUAN MOI download :



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã
hội, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Từ
chỗ là một ngành được tổ chức – hoạt động theo lối tư duy bao cấp, thụ động
trở thành bộ máy hoạt động theo cơ chế mở, năng động, sáng tạo với quá trình
hội nhập mạnh mẽ khu vực và thế giới. Cũng vì vậy, nhiều phương pháp dạy
học, nhiều quan điểm dạy học mới đã được khai triển thành công ở Việt Nam,
trong đó nổi bật là quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương. Quan
điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương đã góp phần thúc đẩy việc đổi
mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường trung học trong những năm vừa
qua.
Chương trình Ngữ văn THPT hiện hành là kết quả của quá trình Đổi
mới giáo dục phổ thông do Đảng và Nhà nước tiến hành vào đầu những năm
2000. Ngày 9 tháng 12 năm 2000, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban
hành Nghị quyết số 40/2000/QH10 về Đổi mới Giáo dục phổ thơng. Theo đó,
việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng “Phải qn triệt mục tiêu, yêu
cầu nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong
Luật Giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo
khoa; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng
kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và
công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự
thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính
liên thơng giữa giáo dục phổ thơng với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại
học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối
về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức kỹ
năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau. Đổi mới nội dung, chương trình,
sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc


1

TIEU LUAN MOI download :


nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, có tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn
hóa trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục”.
Với tư cách là môn học cơ bản của ngành KHXH và NV, bộ mơn Ngữ
văn có vị trí quan trọng ở bậc giáo dục phổ thơng nói chung và bậc THPT nói
riêng. Mơn học này khơng chỉ cung cấp cho các em học sinh tri thức về thẩm
mỹ, về hiện thực cuộc sống, về lịch sử xã hội mà cịn góp phần giáo dục lịng
u nước, u quê hương, tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân
tộc Việt Nam. Qua đó, góp phần hồn thiện nhân cách con người – nhân cách
người học sinh dưới mái trường XHCN.
Trong q trình giảng dạy mơn Ngữ văn ở bậc THPT, chúng tơi nhận
thấy, nhóm các tác phẩm ký của chương trình Ngữ văn 12, đặc biệt, tùy bút
Người lái đị Sơng Đà (Nguyễn Tn) là văn phẩm tiêu biểu. Đây là tác phẩm
có tính chất tổng hợp cao, bao gồm tri thức lịch sử, địa lý, nhân văn, phong
tục,... Hơn nữa, nó lại được viết bằng thể tài tùy bút, một thể tài vừa mang
tính chất tự do, phóng khống vừa địi hỏi tính khoa học, chính xác. Bởi vậy,
việc tiếp nhận tác phẩm, với các em học sinh, dù là học sinh lớp 12, vẫn gặp
nhiều khó khăn. Ngay cả với một số giáo viên phổ thông, việc minh định
phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, đặc trưng thể tài ký cũng là một vấn đề
không đơn giản. Đó là lý do thứ hai khiến chúng tôi chọn vấn đề Vận dụng
quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học tuỳ bút Người
lái đị Sơng Đà làm đề tài nghiên cứu khoa học.
Một lý do nữa thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài này, đây là vấn đề
muôn thuở, cũng là vấn đề thời đại, đó là Phương pháp dạy học - phương
pháp dạy học văn học – môn học sáng tạo về sự sáng tạo. Đã có quá nhiều

văn bản pháp quy, những cơng trình nghiên cứu về vấn đề phương pháp dạy
học nói chung, phương pháp dạy học văn học nói riêng. Các tác giả và cơng
trình nghiên cứu đó đều đi đến sự thống nhất, là cần thiết phải thay đổi
phương pháp dạy học Ngữ văn. Qua quá trình thanh tra dự giờ ở những
trường THPT trên địa bàn các huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức, Đan

2

TIEU LUAN MOI download :


Phượng (thuộc TP Hà Nội), chúng tôi nhận ra một thực tế: đa số các thầy cô
giáo, nhất là giáo viên có tuổi, gặp khá nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn
học sinh tiếp cận văn bản Người lái đò Sơng Đà. Có thầy cơ chỉ nghiêng về
truyền đạt giá trị nội dung mà coi nhẹ việc khám phá phương diện nghệ thuật,
có người chỉ dừng lại ở hình tượng dịng sơng, hình tượng con người mà chưa
làm nổi bật chất ký Nguyễn Tuân,... Ngay trong việc giúp học sinh chiếm lĩnh
nội dung tác phẩm, giữa các thầy cô giáo cũng có sự khác biệt. Có thầy cơ chủ
yếu làm nổi bật vẻ đẹp của dịng sơng mà qn mất hình tượng người lái đị; ở
hình tượng sơng Đà, chưa làm rõ ý nghĩa lời đề từ vô cùng hàm ẩn “Đẹp vậy
thay tiếng hát trên dịng sơng” và “Chúng thủy giai Đông tẩu/Đà giang độc
Bắc lưu”.
Bởi vậy, với mong muốn góp thêm một tiếng nói, một cách nhìn về tác
giả lớn Nguyễn Tn và Người lái đị Sơng Đà, chúng tôi chọn đề tài Vận
dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào dạy học tùy bút
Người lái đị Sơng Đà cho Luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Lý
luận và phương pháp dạy học Ngữ văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Ông để lại một di sản đồ sộ về số lượng, phong phú về thể loại,

độc đáo, đặc sắc về phong cách nghệ thuật. Vì vậy, ngay từ trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945, sáng tác của Nguyễn Tuân đã trở thành đối tượng
nghiên cứu – phê bình của nhiều tác giả, nhiều tờ báo, tạp chí có uy tín như
Tiểu thuyết thứ Bảy, Tri tân, Phụ nữ tân văn,... Tiêu biểu là cuốn Nhà văn
hiện đại của Vũ Ngọc Phan.
Trong cơng trình khảo cứu có giá trị vào bậc nhất của nền phê bình lý
luận hiện đại Việt Nam, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, từ rất sớm, đã khẳng
định “Nguyễn Tuân, như người ta thấy, là một nhà văn đứng riêng hẳn một
phái. Những tập văn của ông, dầu không phải là tùy bút cũng ngả về tùy bút
chẳng ít nhiều... Đọc Nguyễn Tuân bao giờ ta cũng thấy một hứng thú đặc

3

TIEU LUAN MOI download :


biệt: đó là sự thâm trầm trong ý nghĩ, sự lọc lõi trong quan sát, sự hành văn
một cách hoàn tồn Việt Nam”[21, tr.429].
Sau năm 1945, cùng với q trình phát triển của sự nghiệp Cách mạng
và kháng chiến, số lượng tác phẩm của Nguyễn Tuân nở rộ phong phú, đa
dạng. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ gian khổ, bàn chân
Nguyễn tiên sinh đã in dấu trên nhiều nẻo đường của non sông đất Việt, đặc
biệt, vùng giang sơn gấm vóc phía Tây của Tổ quốc. Kết quả là sự ra đời của
những tập tùy bút nổi tiếng Đường vui – 1949; Tình chiến dịch – 1950; Chú
Giao làng Seo – 1953;...
Trong những năm miền Bắc đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, miền
Nam đấu tranh thống nhất Đất nước, Nguyễn Tuân tiếp tục có những đóng
góp lớn cho nền nghệ thuật ngơn từ dân tộc. Giờ đây, ông không chỉ “xê dịch”
trong nước, đến với những địa danh thân thương như Điện Biên, Mộc Châu,
Quỳnh Nhai, Hiền Lương,... mà ơng cịn “xê dịch” ra nước ngoài, đến với anh

em bè bạn quốc tế để giới thiệu nền văn hóa văn nghệ giàu tiềm năng của đất
Việt, để kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp đấu tranh thống nhất của
Nhân dân Việt Nam. Và những Tờ hoa, Trang hoa lại tiếp tục nở rộ trong văn
nghiệp Nguyễn Tuân với Tùy bút Kháng chiến và Hịa bình (Tập I – 1955; tập
II – 1956); Sông Đà (1960); Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972),... Vì vậy, cuộc
đời và sự nghiệp Nguyễn Tuân trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà
phê bình trong và ngồi nước.
Ở trong nước, các cơng trình nghiên cứu về Nguyễn Tn nói chung và
Người lái đị Sơng Đà nói riêng hết sức phong phú. Đó là các Giáo trình đại
học môn Văn học, Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Tuân và các Luận án Tiến
sĩ, Luận văn thạc sỹ,...
Trước hết, xin được nói về Nguyễn Tuân trong các Giáo trình đại học.
Có thể khẳng định, đây là những cơng trình học thuật nghiên cứu về Nguyễn
Tuân một cách hệ thống, bài bản, công phu.

4

TIEU LUAN MOI download :


Trong Giáo trình Văn học Việt Nam 1945 – 1975, cuộc đời và sự nghiệp
Nguyễn Tuân được GS Nguyễn Đăng Mạnh trình bày một cách hệ thống,
khoa học. Lần đầu tiên, tài năng và những đóng góp của Nguyễn Tuân cho
nền văn nghệ Cách mạng được làm rõ dưới ánh sáng lý luận phê bình Mác –
Lênin. Ở cơng trình nghiên cứu mang tính mở đường này, người đọc gặp lại
những kết luận khoa học chính xác, mang tính phát hiện mà GS đã viết trong
Lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Tuân, Tập I, NXB Văn học ấn hành năm
1981. Nói về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, GS nhận định “Nguyễn
Tuân bước vào nghề văn như để chơi ngông với thiên hạ. Về căn bản, đó là
phản ứng của chủ nghĩa cá nhân kiêu ngạo ở một thanh niên trí thức giàu sức

sống nhưng bế tắc... Sau Cách mạng, cái ngơng của Nguyễn Tn khơng có lý
do để tồn tại nữa... giọng văn của ơng nói chung là tin yêu, đôn hậu”[24,
tr.54].
Nghiên cứu về Nguyễn Tuân, GS Phan Cự Đệ nhận định “Trước Cách
mạng, trong tác phẩm Nguyễn Tuân đã hình thành một phong cách tài hoa và
độc đáo... Khi thế giới quan và phương pháp sáng tác đã chuyển biến về cơ
bản thì phong cách nghệ thuật cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, phong cách mới
không phủ định phong cách cũ một cách tuyệt đối mà có sự phê phán và kế
thừa. Nhiều hình tượng và mơ típ, nhiều thủ pháp nghệ thuật được lặp lại và
mang một ý nghĩa mới qua những hình tượng gió, con đường, dịng sơng, sân
ga, biên giới...”[24, tr.63]
Năm 1996, nhà nghiên cứu Hà Văn Đức đã hoàn thành Luận án Tiến
sĩ Văn học với đề tài Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Là người có nhiều
năm cơng tác, giảng dạy ở Khoa Văn học, Trường Đại học KHXH và NV,
Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS Hà Văn Đức đồng thời cũng là một
chuyên gia về Nguyễn Tuân. Luận án của ông đã dựng lại đầy đủ, sâu sắc với
nhiều phát hiện mới về cuộc đời sáng tạo của nghệ sĩ lớn – nhà văn hố
Nguyễn Tn. Trong cơng trình nghiên cứu này, tuy khơng tìm hiểu riêng về
Người lái đị Sơng Đà nhưng bằng bản lĩnh và kinh nghiệm của một nhà khoa

5

TIEU LUAN MOI download :


học có uy tín, ơng đã phác họa những nét chính về giá trị và vị trí quan trọng
của Người lái đị Sơng Đà trong sự nghiệp của Nguyễn Tn và nền văn học
Cách mạng Việt Nam. Xin được nói thêm, PGS.TS Hà Văn Đức cũng là tác
giả Chương XXII: Nguyễn Tuân trong Giáo trình Văn học Việt Nam 1900 –
1945. Ở chương này, PGS.TS Hà Văn Đức đã xác lập, phân tích sâu sắc các

đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, đặc trưng thể tài tùy bút đã
làm nên “phong vị” Nguyễn Tuân như là những giá trị mang tính ổn định.
Điều đó giúp chúng ta tìm hiểu về Nguyễn Tuân sau năm 1945 thuận lợi hơn.
Năm 2007, tác giả Bùi Thị Anh Chung giới thiệu luận văn Phong cách
Nguyễn Tuân qua Tuỳ bút Kháng chiến. Sau khi khảo sát vấn đề phong cách
nhà văn, đặc trưng của thể tài tuỳ bút, Bùi Thị Anh Chung đã xây dựng hệ
thống các luận điểm về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua Tuỳ bút
Kháng chiến, đó là:
- Cảm hứng nghệ thuật bao trùm - Kháng chiến như một phong hội mới: tác
giả Bùi Thị Anh Chung viết “Đọc Tuỳ bút kháng chiến của Nguyễn Tuân, ta
nhận ra cảm hứng nghệ thuật bao trùm đó là cảm hứng kháng chiến. Kháng
chiến đối với nhà văn giống như một phong hội mới, mở ra một chặng đường
sáng tác mới. Có một cái gì phơi phới vui tin, một tình cảm chân thành đến
hơn nhiên đối với q hương Đất nước mình. Tình cảm với Nhân dân và
kháng chiến càng thắm thiết thì lịng u thiên nhiên Đất nước cũng dào dạt
hơn. Người đọc vẫn thấy bóng dáng của người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp nhưng
khơng cịn là những hình ảnh u ám, úa tàn trên cái nền ảm đạm của một thời
xưa cũ”[8, tr.40].
- Hiện thực cuộc sống kháng chiến được miêu tả rõ nét từ những tên người,
tên đất đến những vật dụng của cuộc sống hằng ngày. Diện mạo của khách thể
thẩm mĩ hiện ra với muôn mặt phong phú: lao động, chiến đấu, thi đua. Ở đó,
hình ảnh con người luôn là trung tâm của thiên tuỳ bút. Họ hiện ra mộc mạc,
giản dị mà vẫn mang bóng dáng tài hoa nghệ sĩ.

6

TIEU LUAN MOI download :


- Về đặc sắc ngôn ngữ của tác phẩm, Bùi Thị Anh Chung cho rằngkhi miêu

tả, nhà văn ln có sự lựa chọn từ ngữ cho hợp cảnh hợp tình. Có những từ
ngữ hết sức bình thường giản dị lại được nhà văn sáng tạo đến bất ngờ “bông hoa rau muống” được so sánh với “lông ngỗng Mị Châu”, giáo viên
dạy “bình dân học vụ” sánh với “những vị Huấn đạo ngày xưa”,... Câu văn
Nguyễn Tuân luôn luôn khác người, mang dấu ấn phong cách và cá tính ơng
với đặc điểm nổi bật - khi trùng điệp, lúc linh hoạt uyển chuyển.
Ở luận văn thạc sỹ Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong tùy bút Sông
Đà của Nguyễn Tuân, tác giả Nguyễn Thị Thúy Nga lại đi sâu phân tích tùy
bút Sơng Đà, trong đó có Người lái đị Sơng Đà dưới góc độ nghệ thuật trần
thuật – một đặc trưng ngôn ngữ của thể ký văn học. Tác giả Thúy Nga đã làm
rõ những đặc điểm chính của kiến trúc câu văn Nguyễn Tuân trong Tùy bút
Sông Đà. Câu văn của Nguyễn Tn trong Sơng Đà có nhiều kiểu kiến trúc đa
dạng. Đó là: kiểu kiến trúc đơn giản, kiểu kiến trúc tầng bậc và kiểu kiến trúc
đối xứng. Nhưng nhiều nhất vẫn là kiểu câu dài với kiến trúc tầng bậc. Loại
câu này rất phù hợp khi tác giả miêu tả đối tượng và trình bày những suy
nghĩ, tâm tư một cách chủ quan. Các kiểu kiến trúc này thay đổi liên tục, biến
hố phong phú, vì thế ngôn ngữ Nguyễn Tuân trở nên tự nhiên, sinh động,
linh hoạt như chính cuộc sống mà ơng cảm nhận.
Luận văn Giảng dạy tác phẩm ký trong trường THPT qua “Người lái
đị Sơng Đà” của Nguyễn Tn và “Ai đã đặt tên cho dịng sơng?” của
Hồng Phủ Ngọc Tường của thạc sỹ Đinh Thị Phương Thảo đã đi sâu tìm
hiểu phương pháp dạy học các tác phẩm của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ
Ngọc Tường theo đặc trưng thể loại. Trong cơng trình khoa học của mình,
Đinh Thị Phương Thảo đã chỉ ra các đặc điểm cơ bản của thể tài ký. Đó là:
- Ký viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, ký đòi hỏi sự trung
thực, chính xác.
- Tác giả ký khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tưởng tượng, cảm thụ,
nhận xét, đánh giá.

7


TIEU LUAN MOI download :


- Nổi bật lên trong tác phẩm ký chính là tính chủ quan, chất trữ tình sâu đậm
của cái tơi tác giả.
Trên cơ sở đó, tác giả Phương Thảo đã đề xuất hướng dạy học hai bài
ký trên theo đặc trưng thể loại.
Cũng với các đối tượng nghiên cứu như tác giả Phương Thảo, luận văn
của thạc sỹ Trần Thị Anh Đào lại đề xuất phương pháp dạy học theo phong
cách nghệ thuật nhà văn. Sau khi phân tích các đặc điểm phong cách nghệ
thuật Nguyễn Tuân, phong cách nghệ thuật Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Thị
Anh Đào đã chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của phong cách nghệ thuật giữa
tác giả Người lái đị Sơng Đà và tác giả Ai đã đặt tên cho dịng sơng? Đồng
thời, đem đến cho các bạn đồng nghiệp và học sinh cách tiếp cận mang tính
khoa học hai áng văn tiêu biểu của nền văn xi hiện đại Việt Nam. Đó là:
- Sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học tích cực;
- Chú trọng hoạt động đọc văn của học sinh;
- Sử dụng đồ dùng trực quan;
- Áp dụng công nghệ dạy học hiện đại;
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm tạo hứng thú cho học sinh,...
Trong Báo cáo khoa học Cách tiếp cận tác phẩm Người lái đị Sơng Đà
của Nguyễn Tn, tác giả Phạm Thị Hải Yến đã đề xuất các hướng tiếp cận
tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Tuân sau năm 1945:
- Tiếp cận tác phẩm từ thi pháp tác giả (tức là từ phong cách nghệ thuật của
nhà văn): theo Phạm Thị Hải Yến, Nguyễn Tuân là nhà văn ưa mới lạ, độc
đáo, thích biến ảo nên văn ông cũng bắt người đọc phải thực sự tham gia vào
trò chơi rượt đuổi nghệ thuật. Nguyễn Tuân có cảm hứng mãnh liệt với những
hiện tượng gây cảm giác lạ; ông là nhà văn luôn khám phá sự vật hiện tượng
ở phương diện văn hoá thẩm mĩ; nhân vật trong văn nguyễn Tuân là con
người tài hoa nghệ sĩ.

- Tiếp cận từ thi pháp thể loại: Phạm Thị Hải Yến cho rằng, chính phong cách
tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tơi cá nhân khiến Nguyễn Tuân tìm

8

TIEU LUAN MOI download :


đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu. Tuỳ bút Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố
truyện đồng thời mang đậm chất ký, giàu chất trữ tình.
Nguyễn Tuân là một trong số ít các nhà văn Việt Nam được xuất bản và
nghiên cứu khá cơng phu ở nước ngồi. Tác phẩm của ông đã được xuất bản ở
Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa
học nổi tiếng như Viện sĩ Viện văn học thế giới thứ ba N.I.Niculin, Viện sĩ
Viện Hàn lâm khoa học Nga A.D.Likhachep,...
Có thể khẳng định, cuộc đời và văn nghiệp Nguyễn Tuân đã được độc
giả và các nhà phê bình soi chiếu kỹ càng từ nhiều góc độ, bằng nhiều phương
pháp khoa học. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu việc vận dụng quan
điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương vào khám phá thế giới nghệ thuật
Nguyễn Tuân và một sáng tác cụ thể của ơng vẫn cịn khá ít. Vì vậy, chúng tơi
quyết định lựa chọn đề tài khoa học trên cho Luận văn tốt nghiệp Cao học
chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Ngữ văn của mình. Chúng tơi
hy vọng cơng trình nhỏ này sẽ góp thêm tiếng nói khẳng định giá trị chân –
thiện – mĩ của văn chương Nguyễn Tuân, khẳng định tài năng bậc thầy của
nhà văn hoá Nguyễn Tuân.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích trước hết của Luận văn là nghiên cứu lý luận về quan điểm
tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương và việc vận dụng quan điểm đó vào
dạy học Ngữ văn ở trường phổ thơng hiện nay.

Tiếp đến, chúng tôi tiến hành nghiên cứu chung về tác phẩm Người lái
đị Sơng Đà của Nguyễn Tn ở các phương diện nội dung tư tưởng và giá trị
nghệ thuật.
Về nội dung tư tưởng của tuỳ bút: qua khảo sát, đánh giá, tác giả Luận
văn mong muốn các bạn đồng nghiệp và học sinh có cái nhìn tồn diện về thế
giới nghệ thuật mà Nguyễn Tuân tái hiện trong văn phẩm. Đó là vẻ đẹp hung

9

TIEU LUAN MOI download :


bạo và thơ mộng trữ tình của Sơng Đà; là nét tài hoa nghệ sĩ của người lao
động trên mặt trận Sông Đà.
Về giá trị nghệ thuật của Người lái đị Sơng Đà: Luận văn đi theo
hướng làm nổi bật chất tài hoa uyên bác của văn Nguyễn Tuân, chất cổ điển
mẫu mực của kiến trúc câu văn, bố cục chặt chẽ của tác phẩm, sự phong phú
của giọng điệu, của ngôn từ nghệ thuật, của các phương thức biểu đạt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong Luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học
tùy bút Người lái đị Sơng Đà trong trường THPT ở huyện Quốc Oai và một
số địa phương xung quanh như huyện Thạch Thất, huyện Hoài Đức thuộc TP
Hà Nội.
Nhiệm vụ thứ hai của Luận văn, là đề xuất, xây dựng Phương pháp dạy
học tác phẩm Người lái đị Sơng Đà theo hướng tiếp cận đồng bộ.
Cuối cùng, là phần thiết kế giáo án và quá trình đưa vào thực nghiệm sư
phạm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tùy bút Người lái đị Sơng Đà

trong SGK Ngữ văn 12, Tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội - 2012.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn bao gồm lý thuyết tiếp cận đồng bộ
tác phẩm văn chương và quá trình vận dụng trong việc dạy học tùy bút Người
lái đị Sơng Đà của Nguyễn Tn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã đề ra, chúng tơi dựa trên những phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp loại hình: nghiên cứu văn bản Người lái đị Sơng Đà dưới góc
độ đặc trưng thể loại tuỳ bút.

10

TIEU LUAN MOI download :


- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết như phân tích văn bản, tổng
hợp tài liệu, tư liệu về tác giả, tác phẩm.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tế như điều tra khảo sát hiện trạng,
phát phiếu điều tra, thống kê số liệu, thực nghiệm sư phạm từ đó rút ra kết
luận.
(Nguồn số liệu, tư liệu sử dụng trong Luận văn này được lấy từ việc
khảo sát cụ thể tại trường THPT Quốc Oai, Hà Nội. Ngoài ra, được phép của
các bạn đồng nghiệp, chúng tơi có sử dụng một số tư liệu, hình ảnh trong quá
trình dạy học bộ môn ở các trường trong khu vực).
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn của chúng tôi gồm ba
chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Đây là chương có nhiệm vụ nghiên
cứu lý luận chung về quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương, quan

điểm tiếp cận đồng bộ tuỳ bút Người lái đị Sơng Đà.
- Chương 2: Tổ chức dạy học tác phẩm Người lái đò Sông Đà theo hướng tiếp
cận đồng bộ. Trên cơ sở định hướng lý luận chung, chúng tơi đi sâu tìm hiểu
các cách thức, biện pháp dạy học tác phẩm một cách toàn diện, đồng bộ.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Gồm giáo án giảng dạy, quá trình thực
nghiệm và các kết luận khoa học.

11

TIEU LUAN MOI download :


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan điểm tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương
Tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo tinh thần của nhà văn với nội
dung trọn vẹn và hình thức hồn chỉnh. Việc tiếp cận, chiếm lĩnh thế giới
nghệ thuật của tác phẩm là một q trình khó khăn, phức tạp địi hỏi người
tiếp nhận phải có năng lực, có cách thức, phương pháp phù hợp. Điều này phụ
thuộc vào lứa tuổi, trình độ, hồn cảnh của người tiếp nhận. Có thể nói, cùng
với sự ra đời của văn chương, khoa học tiếp cận cũng xuất hiện, như một công
cụ hiệu năng giúp người đọc, người học chiếm lĩnh giá trị tác phẩm, đồng
sáng tạo với nhà văn. Phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học vừa mang tính
lịch sử, vừa in đậm dấu ấn thời đại, đồng thời thể hiện bản sắc của mỗi cộng
đồng. Đặc biệt, phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ các khuynh hướng nghiên cứu, phê bình văn học.
Những năm vừa qua, việc tiếp cận tác phẩm văn học trong và ngồi nhà
trường, vì vậy, cũng có nhiều đổi thay. Có khi, đã quá thiên về phương diện
lịch sử phát sinh, có lúc chịu ảnh hưởng của lý thuyết cấu trúc,... Đến những

năm 60 của thế kỷ XX, lý thuyết tiếp nhận văn học đạt được nhiều thành tựu
mới. Do ảnh hưởng của tâm lý học sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật, khuynh
hướng phân tích văn chương theo hướng lịch sử chức năng được đặc biệt đề
cao. Ở nước ta, theo GS Phan Trọng Luận, tùy thuộc năng lực và bản lĩnh
khoa học của mỗi người mà mỗi người có cách tiếp cận tác phẩm văn chương
khác nhau. Có người coi trọng hồn cảnh lịch sử xã hội ra đời tác phẩm; có
người đề cao cách thức khám phá giá trị tác phẩm từ góc độ cấu trúc; lại có
người do ảnh hưởng của phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm
(hay hướng học sinh vào trung tâm) lại coi trọng sở thích cảm thụ chủ quan
của người học,... Điều đó dẫn đến sự “lệch pha” trong q trình khám phá thế
giới nghệ thuật vơ cùng phong phú đa dạng của tác phẩm.

12

TIEU LUAN MOI download :


Vậy đâu là quan điểm đúng đắn về cách tiếp cận tác phẩm văn học?
Theo GS Phan Trọng Luận, “Nguyên nhân chủ yếu khơng phải ở trình độ, tài
năng mà chính là ở phương pháp luận tiếp cận tác phẩm văn chương cụ thể.
Một kết luận khoa học văn chương quan trọng và cơ bản đối với người nghiên
cứu và giảng dạy văn học là luôn luôn nắm vững một quan điểm tiếp cận
đồng bộ, một sự vận dụng hài hòa các phương pháp lịch sử phát sinh, cấu trúc
văn bản và lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn chương. Một phương
pháp tiếp cận khoa học như vậy được xây dựng từ nhận thức đúng đắn về
nguồn gốc của văn học, về bản chất cấu trúc và sinh mệnh của tác phẩm văn
chương và đó cũng là sự vận động nhuần nhuyễn những quan điểm khách
quan và khoa học về việc tìm hiểu một tác phẩm văn chương cụ thể.”[18,
tr.250]
1.1.2. Các hướng tiếp cận chủ yếu

1.1.2.1. Tiếp cận tác phẩm văn chương từ góc độ lịch sử phát sinh
Văn học là một hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng, phản ánh
cuộc sống bằng hình tượng với ngôn từ giàu chất nghệ thuật. Tác phẩm văn
học, dù ra đời ở đâu, thời kỳ nào cũng đều phản ánh cuộc sống, bộc lộ tâm tư
khát vọng của con người. Sự ra đời của mỗi tác phẩm luôn gắn liền với một
bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể. Từ hiện thực vô cùng sinh động của bộn bề
cuộc sống, nhà văn, bằng tài năng và tâm huyết của mình tái hiện trong tác
phẩm những hình tượng tiêu biểu, điển hình. Qua đó, nhà nghệ sĩ bộc lộ nỗi
niềm tâm trạng, bày tỏ mơ ước và lý tưởng của thời đại. Bởi vậy, việc tiếp cận
và chiếm lĩnh thế giới của sự sáng tạo đó khơng thể tách khỏi hoàn cảnh ra
đời, lịch sử phát sinh phát triển của xã hội – cái nôi sinh dưỡng nhà văn và tác
phẩm. Đây chính là cơ sở của quan điểm tiếp cận văn chương từ khuynh
hướng lịch sử phát sinh tác phẩm.
Quan điểm tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ lịch sử phát sinh xuất
hiện rất sớm và có nhiều đóng góp cho ngành phê bình văn học thế giới và
trong nước. Để hiểu giá trị của hai thiên sử thi Iliat và Odixe, không thể tách

13

TIEU LUAN MOI download :


rời chúng khỏi bối cảnh lịch sử - xã hội Hy Lạp giai đoạn chuyển từ chiếm
hữu nô lệ sang hình thành xã hội có giai cấp; giá trị của Đường thi, Tống phú,
Minh Thanh truyện sẽ sáng rõ hơn khi ta đặt chúng dưới lăng kính của tư
tưởng Tam giáo đồng nguyên. Tương tự như vậy, làm sao Truyện Kiều
(Nguyễn Du) phát huy hết ý nghĩa của nó trong lòng độc giả khi ta tách tác
phẩm khỏi bối cảnh xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế
kỷ XIX, đành rằng sáng tạo của Tố Như có nguồn gốc từ Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân tận bên xứ Trung Quốc xa lắc xa lơ!

Đây là cách vận dụng những tri thức ngoài văn bản để soi sáng giá trị
bên trong tác phẩm. Hướng tiếp cận này, ngồi việc chủ yếu đi sâu tìm hiểu
hồn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm, cịn hướng người đọc tìm hiểu về cuộc
đời và sự nghiệp của tác giả - chủ thể sáng tạo. Điều đó là hết sức có lý bởi tư
tưởng của tác phẩm chính là sự ánh phản tư tưởng thời đại qua tâm hồn tác
giả. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua đối tượng nghiên cứu của chính luận
văn – tùy bút Người lái đị Sơng Đà. Sau khi cuộc trường kỳ kháng chiến
chống Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc đi lên xây dựng CNXH, đối tượng
phản ánh của nền văn hoc có nhiều thay đổi. Lý tưởng lớn của thời đại, bên
cạnh khát vọng thống nhất Đất nước, là xây dựng cuộc sống mới trên miền
Bắc thân thương. Nền văn học xuất hiện những hình tượng mới mang tầm vóc
thời đại như người lính, anh thợ mỏ, chị nông dân... những con người đang
ngày đêm cống hiến và hy sinh nơi hậu phương lớn miền Bắc XHCN.
Trong việc tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp tác giả, vấn đề phong cách
nghệ thuật có vai trị quan trọng. Có thể khẳng định, phong cách tác giả góp
phần làm nên phong cách thời đại, phong cách văn học dân tộc. Bởi vậy, việc
khám phá phong cách Nguyễn Tuân giúp chúng ta hiểu rõ hơn Người lái đị
Sơng Đà.
Tuy nhiên, nếu quá coi trọng yếu tố lịch sử ra đời của tác phẩm sẽ dẫn
đến sự phiến diện trong nghiên cứu bởi tính chủ quan, một chiều. Điều này,
trong thực tế đã diễn ra với nền phê bình Việt Nam sau năm 1945. Vẫn biết

14

TIEU LUAN MOI download :


tác phẩm văn chương là sản phẩm sáng tạo của một “con người này”(chữ
dùng của Hegel), của thời đại, nhưng cũng chỉ nên xem đây là một trong các
kênh thông tin giúp người đọc, người học chiếm lĩnh tác phẩm một cách trọn

vẹn.
1.1.2.2. Tiếp cận từ góc độ cấu trúc tác phẩm
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mĩ có sự thống nhất cao giữa
nội dung và hình thức. Văn bản văn học là những tác phẩm đi sâu phản ánh
hiện thực khách quan, khám phá thế giới nội tâm, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ
của con người. Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn ngữ nghệ thuật, có
hình tượng, có tính thẩm mĩ cao, gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng. Nó được
xây dựng theo một phương thức riêng của từng loại thể với quy ước, cách
thức đặc trưng. Với thể tự sự, là cốt truyện, nhân vật, lời văn; với thể trữ tình
là vần điệu, nhịp điệu, giọng điệu, tứ thơ; với kịch là xung đột, hồi, cảnh, lời
thoại,... Vì vậy, có thể khẳng định, tiếp cận văn học, trước hết và quan trọng
nhất chính là khám phá bản thân tác phẩm, từ đề tài đến chủ đề, từ tư tưởng
đến cảm hứng nghệ thuật, từ ngôn ngữ đến kết cấu,... Hướng tiếp cận này
quan tâm đến thế giới bên trong của văn bản nhằm xác lập giá trị và vị trí của
tác phẩm. Quan điểm tiếp cận này giúp người học tập, nghiên cứu khơng thốt
ly văn bản – đứa con tinh thần của nhà văn.
Để thẩm thấu được các giá trị tự thân của văn bản, địi hỏi mỗi người
phải có vốn hiểu biết nhất định về ngôn ngữ, về lý luận văn học, về tâm lý
học. Đây là điểm mấu chốt phân biệt phương pháp tiếp cận văn học đích thực
với lối phân tích xã hội học tầm thường. Hướng tiếp cận này địi hỏi người
đọc phải có tri thức tổng hợp, tồn diện, dù ở mức tối thiểu. Đó là kiến thức
về ngôn ngữ, về loại thể, về thi pháp, phong cách. Người đọc cũng cần sự trải
nghiệm trong môi trường văn chương, mơi trường học thuật thì q trình tiếp
nhận mới thực sự hiệu quả.
Trước hết, nói về vốn ngơn ngữ. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của tác
phẩm, cũng là đối tượng cảm nhận của người đọc. Ngôn ngữ trong tác phẩm

15

TIEU LUAN MOI download :



là ngôn ngữ của cuộc sống xã hội, được nhà văn lựa chọn, sử dụng một cách
sáng tạo. Vì vậy, nó vừa là phương tiện, vừa là mục đích mà người nghệ sĩ
hướng đến. Ngôn từ trong tác phẩm vừa mang tính lịch sử, vừa in đậm dấu ấn
thời đại đồng thời có những đặc trưng cơ bản. Đó là tính hình tượng, tính hàm
súc, tính biểu cảm và tính cá thể. Để tri nhận giá trị tác phẩm, đòi hỏi người
đọc cũng phải có vốn ngơn ngữ, có khả năng cảm hiểu và sáng tạo
Bên cạnh ngôn ngữ, người đọc cũng cần có hiểu biết về lý luận văn
học, đặc biệt kiến thức về loại thể, về phong cách. GS Phan Trọng Luận từng
khẳng định “Một trong những con đường đi vào tác phẩm văn chương là nhận
diện được loại thể. Đến với thơ không giống với tự sự hay kịch”[18, tr.255].
Thơ là thể loại văn chương nằm trong phương thức trữ tình, nảy sinh rất sớm
trong đời sống. Thơ tác động đến người đọc vừa bằng sự nhận thức cuộc sống
vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ
cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú. Tự sự,
đặc biệt là tiểu thuyết, nổi bật lên ở khả năng phản ánh một cách toàn vẹn và
sinh động hiện thực đời sống theo hướng tiếp xúc hết sức gần gũi. Ngoài khả
năng tái hiện bức tranh mang tính tổng thể của đời sống xã hội, khả năng đi
sâu khám phá số phận cá nhân cũng là một phẩm chất tiêu biểu của tự sự.
Trong mối liên hệ với các loại hình khác, kịch hướng tới sự khái quát nghệ
thuật bằng việc miêu tả tập trung, dồn nén hiện thực và một hình thái ngơn
ngữ mang tính loại biệt. Gạt bỏ những gì rườm rà, tản mạn không phù hợp với
điều kiện sân khấu, kịch lựa chọn những xung đột trong đời sống làm đối
tượng mô tả. Dưới dạng xung đột, những vấn đề thuộc bản chất của hiện thực
được quy tụ, nổi bật. Lý giải được điều đó, nghĩa là nhà văn đã giải mã những
vấn đề nhân bản của cuộc sống.
Việc nắm vững các vấn đề trên góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận
tác phẩm theo hướng văn bản. Đây là hướng tiếp cận quan trọng, mang tính
chất chủ đạo trong q trình dạy học ngữ văn ở bậc phổ thông hiện nay. Tuy

nhiên, cũng cần ngăn ngừa khuynh hướng cực đoan, chỉ nhìn nhận giá trị tác

16

TIEU LUAN MOI download :


phẩm ở phương diện thẩm mĩ. Đúng là nghệ thuật chân chính mn thuở ln
hướng đến các giá trị chân – thiện – mĩ. Nhưng, nói như đại thi hào Đức
W.Gơthe “Chỉ cây đời mới mãi mãi xanh tươi”. Tác phẩm văn học chứa đựng
trong nó mn màu mn vẻ của đời sống xã hội, con người mà bạn đọc
không thể bỏ qua. Hơn nữa, theo GS Phan Trọng Luận “Chính những yếu tố
văn hóa của văn bản lại càng làm nổi rõ hơn yếu tố thẩm mĩ trong tác
phẩm”[18, tr.253]. Vì vậy, hướng tiếp cận tác phẩm văn chương từ góc độ cấu
trúc văn bản có ý nghĩa quan trọng với người dạy, người học.
1.1.2.3. Tiếp cận từ lịch sử chức năng
Một lần nữa, có thể khẳng định, mơn Văn có vị trí và ý nghĩa quan
trọng trong nền giáo dục phương Đông, xưa cũng như nay. Và phương pháp
dạy học văn, vì thế cũng ln được coi trọng và làm mới, nó thay đổi theo
thời đại, theo sự chi phối của ý thức hệ.
Thời phong kiến trung đại, do ảnh hưởng của hệ ý thức và mĩ học
Khổng giáo, dạy học Văn là dạy học để viết văn, làm thơ nhằm mục đích
khoa cử. Thời Pháp thuộc, mơ hình giáo dục và nhà trường tư sản thuộc địa
được thiết lập, dần thay thế cho nền học cũ. Mặc dù môn học quốc văn bị bạc
đãi, nhiều giáo viên người Việt yêu nước, có tư tưởng tiến bộ đã khơi gợi lòng
tự hào dân tộc qua nhiều giờ dạy. Nhằm mục đích đó, phương pháp dạy học
đã có nhiều thay đổi, trở nên sinh động, linh hoạt, gần với nền giáo dục thế
giới hơn. Sau năm 1945 “Môn văn có vị trí xứng đáng chưa từng có trong nhà
trường”[18, tr.47]. Chúng ta tiếp thu nhiều phương pháp dạy học tiến bộ của
nhân loại, trong đó chủ yếu từ Liên Xô cũ và Đông Âu. Tuy nhiên, một lần

nữa, cuộc sống với sự phát triển nhanh chóng lại đặt ngành giáo dục, trong đó
có mơn Ngữ văn trước nhiều thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải “Đổi mới
căn bản, toàn diện” nội dung và phương pháp dạy học.
Lý luận văn học những năm gần đây đã nhấn mạnh thêm hướng lịch sử
chức năng trong tiếp cận tác phẩm văn chương. Đó là việc xem xét, khẳng
định vai trị quan trọng của độc giả đối với tác phẩm. Các nhà văn, đặc biệt là

17

TIEU LUAN MOI download :


những tác giả lớn như A.X.Puskin, A.Sêkhốp, L.Tônxtôi, F.Kapka, A.Camuy,
Ơ.Hêminguê... rất coi trọng vai trò của độc giả, coi độc giả là người đồng
hành của q trình sáng tạo, góp phần quyết định sinh mệnh của tác phẩm. Rõ
ràng, tác phẩm văn chương, dù kì vĩ như Iliat, dù tráng lệ như RamaYana,...
thì cũng chỉ là tập hợp những kí hiệu ngơn từ mang nghĩa nếu nó khơng đến
với độc giả. Văn bản chỉ là tác phẩm khi nó được độc giả đón nhận, thưởng
thức, khi người đọc cùng suy tư, chiêm nghiệm với nhà văn. Khi ấy, tác phẩm
mới thực sự “sống” trong lịng độc giả. Nó có hành trình, có số phận, có cuộc
đời riêng.
Nếu tác giả và tác phẩm chỉ có một thì độc giả lại vơ cùng phong phú,
đa dạng về dân tộc, trình độ, hồn cảnh. Tác phẩm lớn là tác phẩm, nói như
Nam Cao trong Đời thừa “Nó ca tụng lịng thương, tình bác ái, sự cơng bình...
Nó làm cho người gần người hơn”[6, tr.76]. Bởi vậy, quá trình tiếp nhận tác
phẩm cũng hết sức đa chiều, nhiều cấp độ.
Trước hết, cần phân biệt tiếp nhận và đọc. Tiếp nhận rộng hơn đọc vì
trước khi có chữ viết và cơng nghệ in ấn, tác phẩm văn học đã được truyền
miệng. Ngày nay, khi tác phẩm văn học chủ yếu được in ra, nhiều người vẫn
tiếp nhận tác phẩm không phải do đọc bằng mắt mà nghe bằng tai, như nghe

chính tác giả đọc thơ. Tiếp nhận văn học chính là q trình hịa mình vào tác
phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên
bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp,
cái tài của người nghệ sĩ. Bằng trí tưởng tượng, bằng kinh nghiệm sống,
người đọc khám phá ý nghĩa ngôn từ, cảm nhận sức sống của mỗi hình ảnh,
làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan trở thành thế giới sống động, cuốn
hút.
Quá trình giao tiếp giữa độc giả với tác phẩm mang tính cá thể hóa rõ
nét. Năng lực, thị hiếu, sở thích của các nhân có vai trò quan trọng. Tùy thuộc
lứa tuổi, học vấn, kinh nghiệm sống mà có kết quả tiếp nhận khác nhau. Thậm
chí, cùng một người, một tác phẩm nhưng ở những thời điểm khác nhau lại có

18

TIEU LUAN MOI download :


×