Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Nguyễn Anh Tuấn
Trường Đại học Thủy lợi, email:
1. GIỚI THIỆU CHUNG
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thương mại điện tử là hoạt động trao đổi
hàng hóa, dịch vụ dựa trên nền tảng điện tử
và hệ thống mạng internet nhằm tìm kiếm lợi
nhuận. Khái niệm về Thương mại điện tử
ngày càng mở rộng, không giới hạn ở hoạt
động trao đổi thương mại hàng hóa và dịch
vụ thuần túy mà nó đã lan tỏa sang tất cả các
ngành nghề kinh tế và dịch vụ công.
Thương mại điện tử của Việt Nam đến sau
đôi chút so với thể giới nhưng nhờ sự chủ
động “đi trước đón đầu” thương mại điện tử
của Việt Nam có những bước tăng trưởng
ngoạn mục nhưng đồng thời cùng liên tục đối
mặt với những khó khăn thử thách.
Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại Điện tử
của do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt
Nam (VECOM), năm 2019 tốc độ tăng
trưởng thương mại điện tử nước ta đạt trên
32%. Tốc độ tăng trưởng trung bình của giai
đoạn bốn năm 2016 - 2019 khoảng 30%. Quy
mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá và
dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đạt khoảng 11,5
tỷ USD. VECOM dự đoán tốc độ tăng trưởng
của năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì ở mức trên
30% và quy mô thương mại điện tử Việt Nam
sẽ vượt con số 15 tỷ USD. Còn theo Báo cáo
Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á
năm 2019 của Google, Temasek và
Bain&Company dự đốn tốc độ tăng trưởng
trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của
thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Khi đó,
quy mơ thương mại điện tử của Việt Nam sẽ
vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng ở vị trí
thứ ba trong khối ASEAN.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp có
xuất bản hoặc từ các trang mạng của các tổ
chức quản lý và phát triển thương mại điện tử
của Việt Nam;
- Phương pháp kiểm chứng chéo để đảm
bảo tính xác thực của số liệu thu thập được;
- Phương pháp phân tích, đánh giá, so
sánh… các số liệu thu thập được từ các tài liệu
tham khảo cùng với phương pháp luận giải
dựa trên các quy luật kinh tế như giá trị, cạnh
tranh…để đưa ra những kết luận cần thiết theo
các mục tiêu nghiên cứu của tác giả.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
a. Những cơ hội của thương mại điện tử
Việt Nam
Về sàn giao dịch Thương mại điện tử, Việt
Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và
chất lượng. Đến nay, Việt Nam có tới trên 10
sàn giao dịch Thương mại điện tử xét theo số
lượng truy cấp và doanh thu: Lazada,
Hotdeal , Zalora, Shopee, Sendo, Tiki,
Adayroi, Lotte, Chodientu, Zanado…đang
chiếm lĩnh chủ yếu của thị phần thị trường
thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay.
Như vậy, TMĐT Việt Nam có những cơ
hội như:
- Thương mại điện tử là xu thế thời đại khi
mà các yếu tố tiền đề đã xuất hiện và khá
chín mùi, ví dụ như:
+ Khẳng định cơ sở kinh tế xã hội đã xuất
hiện ở nhiều quốc gia, vùng miền trong đó có
Việt Nam đã tạo tiền đề về kinh tế xuất hiện
nhu cầu giao dịch, trao đổi của người bán và
người mua thông qua ứng dụng thương mại
điện tử;
415
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8
+ Khẳng định tiền đề cơ sở hạ tầng pháp lý
đã hội đủ những điều kiện cần thiết để quản
lý và điều hành hoạt động kinh doanh thương
mại điện tử tại Việt Nam hiện nay;
+ Khẳng định hạ tầng kỹ thuật, công nghệ
điện tử và hệ thống mạng đã phát triển tới
mức tạo điều kiện cho giao dịch thương mại
điện tử phát triển tại Việt Nam.
- Thương mại điện tử là cơ hội to lớn của
thương mại và phát triển kinh tế của Việt
Nam. Khẳng định, nhờ có thương mại điện tử
mà nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh
ứng dụng thương mại điện tử xuất hiện và
phát triển như: sản xuất, tài chính, thị trường
vốn, thanh tốn, logistics…thậm trí sang cả
lĩnh vực dịch vụ cơng, Chính phủ, chính
quyền điện tử…
- Cơ hội tham gia thương mại điện tử của
Việt Nam đang mở rộng cho mọi tổ chức và
cá nhân với những lợi ích to lớn đang chờ đón
những tính ưu việt của thương mại điện tử;
- Khẳng định mô hình doanh thu của
thương mại điện tử của Việt Nam (B2C,
B2B) đang từng bước hoàn thiện và phát
triển cùng với quy mô của thị trường không
ngừng lớn mạnh.
b. Thách thức của thương mại điện tử
Việt Nam
Liên tục tăng trưởng cao trong nhiều năm,
tuy nhiên, thương mại điện tử còn đối mặt
với những thách thức, đặc biệt tính hiệu quả
của hoạt động kinh doanh này. Đa phần các
trang thương mại điện tử ở Việt Nam hiện
nay kinh doanh khơng có lãi. Sau khi đã đốt
hết sạch tiền đầu tư thì buộc phải tuyên bố
phá sản, tự rút lui khỏi thị trường.
Nhiều sàn phải chịu lỗ lớn liên tục trong
nhiều năm phải tun bố đóng cửa. Trong đó,
đình đám nhất có thể kể đến việc Tập đồn
Vingroup cơng bố rút khỏi mảng bán lẻ trực
tiếp để tập trung nguồn lực cho công nghiệp cơng nghệ. Theo đó, trang Adayroi sẽ sáp
nhập vào VinID. Tương tự, ngày 25-12-2020,
Tổng giám đốc Lotte.vn đã gửi thông báo đến
các nhà cung cấp, khách hàng của Lotte.vn
cho biết, từ ngày 20-1-2020, website Lotte.vn
sẽ ngừng kinh doanh, phân phối đến khách
hàng, đồng nghĩa ngừng hoạt động cũng như
cung cấp các dịch vụ. Trước đó, khoảng
tháng 3-2019, sàn TMĐT chuyên về thời
trang Robin Online (tiền thân là Zalora) cũng
bất ngờ tuyên bố tạm dừng mọi hoạt động
bán hàng. Như vậy, kể từ thời điểm đóng
cửa, Zalora đã gia nhập thị trường TMĐT
Việt Nam được 7 năm…
Mặt khác, việc gia nhập thị trường thương
mại điện tử khá dễ dàng, giai đoạn đầu, nhiều
doanh nghiệp, cá nhân cơ hội tưởng như
thương mại điện tử là nơi kiếm tiền dễ dàng
đã nhanh chóng đầu tư, mở sàn giao dịch để
tham gia kinh doanh. Tuy nhiên, sau hiệu ứng
ban đầu, thị trường thương mại điện tử đối
mặt với khó khăn do cạnh tranh, những vấn đề
kỹ thuật, giao hàng, thanh tốn, an tồn, đặc
biệt quy mô thị trường…thu không bù chi dẫn
đến một số cá nhân, doanh nghiệp đã từ bỏ
nhiều cam kết - vấn đề cốt lõi của thương mại
điện tử. Hệ lụy, mất uy tín, đánh mất niềm tin,
đã nhanh chóng đẩy cá nhân, doanh nghiệp
kinh doanh thương mại điện tử sụp đổ.
Như vậy, TMĐT Việt Nam đối mặt với
thách thức như:
- Cạnh tranh trong thương mại điện tử là
cạnh tranh toàn cầu do vậy tham gia thương
mại điện tử là đối mặt với những những cạnh
tranh vô cùng khốc liệt mà lợi thế dành cho
những doanh nghiệp lớn và trường vốn.
Doanh nghiệp Việt Nam sẽ thất bại hoặc bị
thơn tính nếu khơng có chiến lược tốt, tiết
giảm chi phí cùng với khơng ngừng giữ gìn
uy tín, cam kết;
- Thị trường khá nhỏ bé. Mặc dù phát triển
khá nhanh, nhưng thị trường thương mại điện
tử của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Phải
mất một khoảng thời gian khá dài nữa khi mà
thu nhập của dân cư tăng khá, đó là tiền đề
nâng đỡ cho thương mại điện tử của Việt
Nam phát triển;
- Nhân lực chất lượng cao là một thách thức
to lớn với thương mại điện tử của Việt Nam.
Trong khi đó việc đào tạo nguồn nhân lực ln
đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại do rất
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan;
416
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2020. ISBN: 978-604-82-3869-8
- Thương mại điện tử là thương mại của
niềm tin. Không dễ để tất cả các nhà cung
cấp dịch vụ thương mại điện tử ln giữ được
uy tín, cam kết với khách hàng. Quá trình
sàng lọc sẽ giữ lại trên thị trường những nhà
kinh doanh thương mại điện tử tốt nhất,
những cá nhân, doanh nghiệp thiếu tầm nhìn,
chiến lược, vốn, khả năng tiếp cận công
nghệ, năng lực quản trị… sớm muộn cũng
phải rời bỏ thị trường;
- Tập quán, thói quen và ngại tiếp cận
công nghệ mới vẫn ảnh hưởng khá lớn tới
một bộ phận dân cư, đặc biệt là những người
lớn tuổi, những người sống nông thôn, miền
núi… khi ứng dụng thương mại điện tử vào
cuộc sống hàng ngày;
- Vấn đề giao hàng luôn là thử thách lớn
đối với thương mại điện tử, trong đó: an tồn,
thời gian, xử lý tranh chấp, chi phí giao
hàng… ln đối mặt hàng ngày giữa người
bán với mua;
- Thanh toán và hạ tầng thanh tốn là ½
của kinh doanh thương mại điện tử. Vấn đề
này địi hỏi tính hệ thống của thị trường Việt
Nam. Sẽ khơng có thương mại điện tử nếu
khơng có dịch vụ thanh toán tốt và tin cậy.
4. KẾT LUẬN
Thương mại điện tử non trẻ của Việt Nam
đang đón những cơ hội to lớn, không những
chỉ với thị trường Việt Nam mà cịn có thể
vươn tới thị trường tồn cầu nhờ những ưu
thế nhiều hàng hóa, dịch vụ giá rẻ, độc đáo
của Việt Nam;
Thương mại điện tử Việt Nam cũng phải
đối mặt với những thách thức không hề nhỏ
từ vấn đề dung lượng thị trường, pháp lý, kỹ
thuật công nghệ, vốn, nhân lực và tập quán
của người Việt;
Vì vậy, để thành cơng, thương mại điện tử
của Việt Nam phải có chiến lược đúng đắn và
đầu tư cho dài hạn.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TS Trần Văn Hịe, Giáo trình Thương mại
điện tử căn bản, NXB Kinh tế quốc dân, 2015.
[2] Lưu Đan Thọ - Tơn Thất Hồng Hải,
Thương mại điện tử hiện đại, Nhà xuất bản
Tài chính, 2015.
[3] TS Nguyễn Văn Hùng, Cẩm nang Thương
mại điện tử, Nhà xuất bản Kinh tế TP Hồ
Chí Minh, 2013.
[4] Hiệp hội thương mại điện tử Viêt Nam
(VECOM) .
[5] Cổng thông tin Bộ Công Thương,
.
417