Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu Phân tích hội họa phương Tây “Đại sứ nước Pháp” của Hans Holbein con pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.14 KB, 8 trang )

Phân tích hội họa phương Tây:
“Đại sứ nước Pháp” của Hans
Holbein con
Tác giả: Chu Di Tú từ Đài Loan
Ngay từ khi còn nhỏ, Hans Holbein con (1487-1543) đã bắt đầu
nghiên cứu hội họa cùng với cha, Hans Holbein bố, một họa sĩ
được công nhận trong truyền thống Flemish, và là một người vẽ
chân dung tài ba. Ông đã rời quê hương sang Thụy Sĩ từ năm
18 tuổi và định cư tại Basel, nơi ông nhanh chóng trở nên thành
thục với tư cách một người vẽ minh họa sách, một người trang
trí tài năng, và một chuyên gia vẽ tranh chân dung. Niềm yêu
thích của ông với Erasmus Roterodamus (một linh mục và nhà
thần học nổi tiếng người Hà Lan) nhanh chóng hình thành sau
khi học giả này định cư tại Basel, khiến chúng ta có một ấn
tượng thực sự đáng nhớ về một con người thời Phục Hưng. Phái
Kháng Cách đã được đưa vào Basel khoảng năm 1522 và lớn
mạnh nhanh chóng cả về sức mạnh và tầm ảnh hưởng trong vài
năm tiếp theo. Đến năm 1526, những vụ bạo loạn mạnh mẽ đả
phá tín ngưỡng và sự kiểm duyệt báo chí gắt gao đã quét qua
thành phố này, gây ra sự đóng băng trong giới nghệ thuật.
Erasmus khuyên Holbein rời đất nước để tìm những chân trời
mới và đưa cho ông một lá thư giới thiệu ông với ngài Thomas
More, đại pháp quan Anh dưới thời Vua Henry VIII.
Năm 1526, trên chuyến đi tới London, Holbein mang theo lá
thư giới thiệu của Erasmus tới chính khách và học giả người
Anh, ngài Thomas More. Rời Basel cuối năm 1526, Holbein
sang Anh và đạt được thành công ngay tức thì. Những tác phẩm
đáng chú ý nhất của ông trong thời kỳ này được vẽ thừa hành từ
More và bao gồm một bức chân dung huy hoàng với đầy tính
nhân văn. Holbein trở về Basel vào năm 1528 và sử dụng số
tiền gom góp được ở Anh để mua một căn nhà cho gia đình.


Nhưng Basel, thành phố trở nên cuồng tín với phong trào
Kháng Cách, nay đang bị vây hãm bởi những biến động tôn
giáo. Bất chấp sự van nài và lời mời chào hào phóng từ hội
đồng thành phố Basel, Holbein đã bỏ lại vợ con lần thứ hai vào
năm 1532, và gần như dành trọn 11 năm cuối đời ông cho nước
Anh. Đến năm 1532, tranh của Holbein đã mang màu sắc cung
đình, và ấy là 4 năm sau khi ông chính thức phục vụ dưới
trướng Vua Henry VIII của nước Anh. Ước tính trong 10 năm
cuối đời, Holbein đã vẽ xấp xỉ 150 bức chân dung, cả ảnh thu
nhỏ lẫn kích cỡ thực, cả hoàng gia lẫn quý tộc. Những bức chân
dung này rất đa dạng, từ các nhà buôn người Đức đang làm việc
tại London cho tới chân dung kép hai nhà đại sứ Pháp, thậm chí
cả chân dung nhà Vua và những bà hoàng.
“Đại sứ nước Pháp” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Holbein. Nó
không chỉ là một bức chân dung của Jean de Dinteville và
Georges de Selve. Nó cho thấy mối liên hệ chính trị giữa Anh
và Pháp, biến động cải cách tôn giáo vào thời kỳ đó, cũng như
ẩn dụ triết lý nhân sinh của bản thân Holbein.
Jean de Dinteville và Georges de Selve (‘Đại sứ nước Pháp’),
năm 1533, tranh sơn dầu trên gỗ sồi, 207 x 209 cm, Phòng tranh
Quốc gia, London. Lưu ý cây thánh giá bạc nửa ẩn nửa hiện
đằng sau tấm rèm ở tận cùng bên tay trái.
Bức tranh này vẽ kỷ niệm hai người đàn ông giàu có, có học
thức và đầy quyền lực. Bên tay trái là Jean de Dinteville, 29
tuổi, đại sứ Pháp tại Anh năm 1533. Bên tay phải là bạn của
ông, Georges de Selve, 25 tuổi, giám mục Lavaur, người mà đôi
khi là đại sứ cho nhà Vua ở nước Cộng hòa Bắc Ý.
Hai người đàn ông đứng hai bên chiếc bàn với rất nhiều đồ vật
liên quan tới tứ khoa (số học, hình học, thiên văn, âm nhạc),
bốn môn khoa học chính thời bấy giờ. Nhưng đây không phải là

tứ khoa truyền thống trong trường đại học thời Trung Cổ, mà là
tứ khoa mới dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và sự thực hành.
Các nhạc cụ và những cuốn sách được bày ở đó phản ánh thiết
kế của chiếc tủ chén: giá trên được sử dụng cho nghiên cứu về
thiên đường và thiên thể (quả cầu thiên văn, la bàn, đồng hồ
mặt trời, lịch hình trụ, thước và thước đo độ), trong khi các đồ
vật ở giá dưới thì liên quan nhiều hơn đến những vấn đề thế tục.
Do đó, ở bên tay trái – cạnh Dinteville, một người sống vật chất
hơn – là một bản sao cuốn sách của Peter Apian, nói về tính
toán trong giao thương (xuất bản tại Ingolstadt, năm 1527); và ở
bên tay phải – gần nhà giám mục – là một bản sao cuốn
“Geystliches Gesangbüchlein” (sách thánh ca) của Johann
Walther (Wittenberg năm 1524), bao gồm những bản thánh ca
của Luther. Nó được mở tại trang có bản thánh ca Luther
“Come Holy Ghost Our Souls Inspire.” Trong số các vật dụng
trên giá dưới là một chiếc đàn luýt, một bộ sáo, một cuốn thánh
ca, một cuốn sách số học và một quả địa cầu. Holbein đã thay
đổi một số chi tiết trên quả địa cầu đặt ở giá dưới, bao gồm sự
thay đổi chữ “Britannia” (nước Anh) thành “Pritannia”. Sự thay
đổi đáng chú ý nhất là chữ “Policy” trên lãnh địa của Dinteville.
Một số chi tiết nhất định có thể được hiểu như cuộc cách mạng
phân chia tôn giáo đương thời. Sợi dây bị đứt trên chiếc đàn
luýt, lấy ví dụ, có thể đại diện cho xích mích trong tôn giáo,
trong khi cuốn thánh ca của Luther có thể là một lời cầu xin
khẩn thiết cho sự hài hòa của Cơ Đốc giáo. Thái độ của Holbein
đã được ghi lại trong hai bài thánh ca Luther trên cuốn sách của
Walther.
Bố cục ổn định, cân đối và hài hòa của bức tranh chỉ bị phá vỡ
bởi một hình thù kỳ quái màu xám dài nằm vắt chéo trên sàn
nhà. Khi nhìn từ một góc thích hợp, hình thù này có thể được

nhận thấy là một chiếc sọ người hay “đầu lâu” – phản ánh sự
yêu thích của Holbein khi dùng ẩn dụ một cách táo bạo.
Chiếc đầu lâu trong bức tranh có ý nghĩa gì?
Chiếc đầu lâu đã từng là một biểu tượng của sự chết chóc trong
thế giới phương Tây. Không ai có thể thoát khỏi cái chết. Đây
là một biểu tượng nghiệt ngã của sự phán xét cuối cùng, cũng
như sự trường tồn của thời gian.
Hai vị học giả và đại sứ trẻ đã có được địa vị xã hội, sự giàu có,
học vấn và danh tiếng, nhưng họ không có vẻ tự hào hay thỏa
mãn. Ngược lại, họ trông hơi buồn và u sầu. Có lẽ họ đã nhận ra
rằng đời người thật ngắn ngủi và tạm bợ, danh tiếng và sự giàu
có rồi sẽ sớm trở thành hư không. Ngay cả tình bạn giữa họ
cũng sẽ chỉ là ký ức được lưu giữ trên bức tranh này. Nghệ
thuật có thể trường tồn hơn kiếp nhân sinh, nhưng chỉ có chân
lý mới trường tồn mãi mãi.
Bức tranh này nhắc nhở chúng ta về một thực tế phũ phàng, hay
cái chết, ẩn đằng sau sự xuất hiện trên bề mặt. Nó có thể là một
gợi ý rằng người ta phải biết nhìn vượt ra khỏi những gì ở bề
mặt, nhìn sự vật từ một góc độ khác để tìm kiếm chân lý. Khi
người xem nhìn bức chân dung này từ góc chính diện, họ có thể
bị rung động bởi những chi tiết đẹp đẽ và coi chiếc đầu lâu chỉ
là một cái bóng. Thế nhưng khi quan sát từ góc lệch sang bên
phải, người xem sẽ trông thấy chiếc đầu lâu ẩn tàng, hay thực tế
phũ phàng, còn hai người đàn ông và căn phòng sang trọng sẽ
trở nên méo mó và hư ảo. Đâu là chân thật? Đâu là ảo tưởng?
Người họa sĩ dường như muốn nói rằng con người ta có xu
hướng bị mê mờ bởi những giả tướng trên bề mặt. Họ thường
lấy cái mê làm chân tướng, và chân tướng làm cái mê.
Chiếc đầu lâu được vẽ theo cách như vậy để phù hợp với hình
dáng khi nhìn lệch từ bên phải, vì người xem có thể vô ý nhìn

từ góc dưới bên phải khi bức tranh được treo trên tường, do vậy
chiều cao của chiếc đầu lâu là khá nhỏ.
Bất luận như thế nào, bức chân dung này có kỹ năng thuần
thục, trông y như thật, sử dụng hiệu ứng thị giác và mang hàm ý
thâm sâu, đúng là một trong những kiệt tác hàng đầu của hội
họa Phục Hưng.

×