Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan ở trường THPT (sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực chủ nhiệm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 81 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.Lý do chọn đề tài.
Với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo xu thế hội nhập quốc tế
đòi hỏi nguồn nhân lực của đất nước phải đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước trong giai đoạn mới. Vì vậy giáo dục giữ vai trò rất quan trọng trong
việc xây dựng và phát triển nhân cách con người xã hội chủ nghĩa.
Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khố XI về đổi
mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ“Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Với mục
tiêu “. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm
năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.
Độ tuổi THPT là giai đoạn tâm sinh lí của các em học sinh có nhiều thay
đổi. Song hành với sự phát triển của nền kinh tế thị trường bên cạnh mặt tích cực
khơng tránh khỏi các mặt tiêu cực ví như các tệ nạn xã hội .., trong khi đó các kiến
thức hiểu biết về xã hội, về pháp luật … chưa đầy đủ, điều này dẫn đến một bộ
phận học sinh có biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống lệch lạc, chưa có ý thức
trách nhiệm cao về hành vi của mình dễ dẫn đến những sai phạm nội quy nhà
trường, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy để góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo
dục thì việc tìm ra những nguyên nhân, thực trạng, biện pháp để giáo dục học sinh
chưa ngoan (GD HSCN) là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác
giáo dục ở trường THPT hiện nay. Trong đó, việc giáo dục HSCN ngày càng tiến
bộ có ý nghĩa góp phần khắc phục những tồn tại ở học đường để môi trường giáo
dục luôn phát triển lành mạnh, tạo điều kiện cho HS có mơi trường học tập và rèn
luyện tốt nhất.
Xuất phát từ những lý do trên, với cương vị là một giáo viên giảng dạy bộ
môn GDCD ở trường THPT Đô Lương 2, trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp
nhiều năm qua bản thân tôi rất trăn trở cần phải làm, và làm như thế nào để có hiệu
quả cao nhất trong giáo dục học sinh chưa ngoan. Trên hiệu quả công việc thực tế
của bản thân đã đạt được, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục học sinh


chưa ngoan ở trường THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn
góp một phần nhỏ vào việc rèn luyện kĩ năng và giáo dục đạo đức cho học sinh ở
trường THPT hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tơi là nghiên cứu về HSCN để tìm hiểu vì sao? nguyên nhân
nào và những biểu hiện, thái độ của HS như thế nào ? cho biết đó là đối tượng chưa
ngoan và nó chưa ngoan ở những mặt nào? từ đó đưa ra phương pháp giáo dục hợp
lý, áp dụng tốt vào việc dạy học và GDHSCN đạt kết quả tốt hơn nữa, đồng thời
1


nghiên cứu những vấn đề đó nhằm góp phần cùng với những nhà giáo dục, gia
đình và xã hội, nâng cao đạo đức nhân cách của HS.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi đề xuất và vận dụng một số biện
pháp nâng cao hiệu quả GDHSCN ở trường THPT, nhằm nâng cao chất lượng GD
toàn diện trong nhà trường THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh chưa ngoan ở trường THPT biểu hiện ở nhiều góc độ khác nhau, đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng, đề xuất biện pháp
và vận dụng một số biện pháp nâng cao hiệu quả GDHSCN ở trường THPT Đô
Lương 2.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài rất rộng khơng thể nghiên cứu hết tồn bộ giáo viên, phụ huynh trong
trường mà chỉ tập trung nghiên cứu học sinh ở 3 khối, 33 CB GV và khoảng 60
phụ huynh trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về học sinh chưa ngoan, GDHSCN ở
trường THPT.
- Phân tích thực trạng học sinh chưa ngoan, ở trường THPT Đơ Lương 2, góp
phần nâng cao chất lượng GD tồn diện.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu hệ thống tài liệu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
- Phương pháp phân tích- tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát, trò chuyện
- Phương pháp điều tra viết
- Phương pháp thống kê số liệu, phân tích thực trạng
- Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm, điều tra bằng phiếu hỏi
6.3. Nhóm phương pháp xử lý thơng tin
Sử dụng một số cơng thức tốn học để xử lý dữ liệu thu được đảm bảo tính
khách quan và chính xác vấn đề mà đề tài đặt ra.
7. Giả thuyết khoa học
Hiện nay việc giáo dục đạo đức cho HS nói chung và GDHSCN nói riêng
trong trường THPT đã được thực hiện, song hiệu quả mang lại còn thấp. Nếu hoạt
2


động nâng cao hiệu quả ở trường THPT Đô Lương 2 được thực hiện bằng các biện
pháp khoa học và phù hợp với thực tiễn thì có tác dụng góp phần nâng cao chất
lượng GDHSCN nói riêng và giáo dục tồn diện cho học sinh trong nhà trường nói
chung.
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Về mặt lí luận
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả GDHSCN ở
trường THPT, xây dựng khái niệm về GDHSCN
8.2. Về mặt thực tiễn
- Bước đầu đánh giá thực trạng và nguyên nhân thực trạng, hiệu quả
GDHSCN ở trường THPT nơi tôi công tác.


3


PHẦN II – NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1. Cơ sở lý luận công tác giáo dục học sinh chưa ngoan
1. 1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài.
1.1.1 Học sinh chưa ngoan
- HCCN là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô giáo chỉ những
học sinh thường có sự bất thường về tính cách, khơng có động cơ học tập, tâm lý
khơng ổn định , thường gây gỗ đánh nhau, bỏ giờ, trốn học, không nghe lời cha
mẹ, thầy cô … không chấp hành nội qui nhà trường … thêm vào đó là sự lơi kéo
của bạn bè về phía mình nhằm thỏa mản cá tính hoặc thỏa mản nhu cầu giải tỏa
tâm lý bị ức chế về hoàn cảnh của bản thân mình .
- HCCN là hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ bình thường của học
sinh với gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ngơn ngữ thường ngày trẻ chưa
ngoan cịn được gọi là trẻ ’ khó dạy”, “chậm tiến” .Tính mâu thuẩn trong hành vi
do những mâu thuẩn trong sự phát triển nhân cách tạo nên. Trí tuệ phát triển nhưng
tình cảm hầu như khơng phát triển, hoặc ngược lại. Hay tầm hiểu biết rất hạn chế
nhưng kinh nghiệm xấu trong cuộc sống hàng ngày lại phong phú.
+ Thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh.
+ Lập trường sống ích kỷ.
+ Tính không ổn định của các hứng thú, nguyện vọng lúc thế này, lúc thế khác.
+ Luôn chống đối các tác động giáo dục.
- Nếu HSCN được GD không kỹ, các em dễ trở thành HS cá biệt, gây hậu quả xấu
cho nhà trường và xã hội.
1.1.2 Giáo dục học sinh chưa ngoan.
- GD là q trình tồn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích,
có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà GD và người được GD

nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của lồi người. GD là q trình tác động tới
thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động
cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. GD có vai trị quan
trọng trong sự phát triển nhân cách con người.
Với đặc thù của HSCN, đề tài xác định: GD HSCN là GD những học sinh lệch
chuẩn về sự phát triển nhân cách, về hành vi thái độ, về nhận thức và phát triển tâm
sinh lí so với lứa tuổi nhằm hình thành cho HS lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin,
những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ
các hoạt động và giao lưu.
Hiện nay, GVCN đóng một vai trị, vị trí quan trọng trong các trường học, đây chính
là những người khơng những giúp các em phát triển tồn diện nhân cách, mà cịn
4


giúp các em có nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn với gia đình, bạn bè và những
người xung quanh, giúp các em hoàn thiện các kĩ năng sống như: Kĩ năng giao tiếp,
ứng xử, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết các bất đồng, kĩ năng ra quyết định…Giúp
các em biết nhận lỗi khi sai và biết tha thứ khi người khác có lỗi mà nhận ra lỗi. Biết
sống tử tế, sẵn sàng giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Có ý thức chấp
hành pháp luật, bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ môi trường …
1.1.3. Biện pháp giáo dục và biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan
- Biện pháp GD: là định hướng cách thức giải quyết các vấn đề thuộc phạm
vi GD, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển chung của đất nước, nó mang tính cấp
thiết và khả thi khi thực nghiệm biện pháp. Biện pháp được đặt trong phạm vi
nghiên cứu khoa học từ các tình huống có vấn đề, các biện pháp GD phải nằm
trong định hướng chung của sự phát triển GD thông qua các dự báo khoa học.
- Biện pháp GD HSCN: là hệ thống những phương pháp, cách thức tác động
nhằm làm cho hoạt động GD HSCN có chất lượng và hiệu quả cao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Khơng có gì sung sướng, vẻ vang hơn là trau dồi
đạo đức cách mạng để góp phần xây dựng CNXH”. Người cịn chỉ rõ “Đạo đức

cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, mà do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng
ngày mà phát triển cũng cố”
Trong Luật Giáo dục năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 nêu rõ
mục tiêu của GD phổ thơng là “Giúp HS phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng tự động
và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tính cách
và trách nhiệm công dân”
Công tác GD HSCN trong nhà trường hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi
“cơ chế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở nước ta đã làm thay đổi nhiều chuẩn mực đạo đức điều chỉnh các hành vi cá
nhân”
Nền kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời
sống xã hội nước ta, tới hệ giá trị và vấn đề đạo đức truyền thống, ảnh hưởng này
có thể thấy rất rõ trong HS phổ thơng hiện nay, đem lại khơng ít những xáo trộn,
những thay đổi trong lối sống, những vấn đề lệch chuẩn trong một bộ phận học
sinh.
Vì vậy, cần phải tăng cường GD HSCN để tạo ra những con người vừa hồng
vừa chuyên, đáp ứng ngày càng cao của sự phát triển xã hội. Nhiệm vụ của người
giáo viên là cần trau dồi cho HS một vốn hiểu biết về khoa học, kỹ thuật cơ bản,
thiết thực, vững chắc để có thể vận dụng trong cuộc sống tương lai. Đó là rèn luyện
cho HS những kĩ năng lao động và thực hành, giáo dục cho HS về lý tưởng sống,
về đạo đức cách mạng.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan.
5


1.2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi nằm giữa hai thời kỳ chuyển tiếp của
tuổi thanh niên; bắt đầu vào lớp 10 năm 15 tuổi và kết thúc lớp 12 vào lúc 18 tuổi.
Đây là lứa tuổi mà các em vừa bước từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và là giai

đoạn đầu của tuổi thanh niên với những biến động mạnh mẽ về tâm, sinh lý như tư
duy logic, trừu tượng phát triển mạnh; sự tự ý thức và lịng tự tơn phát triển hơi
thái q nên tạo ra sự bất kham; khả năng muốn làm chủ bản thân, tự quan sát, tự
đánh giá, tự thể hiện, tự đôn đốc và tự khống chế...phát triển; sự phát triển về giới
tính, tình cảm người khác giới; khát vọng được giao tiếp với người lớn và đặc biệt
là nhu cầu cao hơn trong giao tiếp bạn bè…
1.2.2. Pháp luật nhà nước.
- Pháp luật có vai trị rất quan trọng là phương tiện để nhà nước quản lý xã
hội. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được
đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Đạo đức là những quy tắc xử sự của con người, của tập thể và của cộng đồng,
được hình thành trên cơ sở quan niệm về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, về nghĩa
vụ, lương tâm, nhân phẩm và về những phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã
hội.
Đạo đức và pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau và có chức năng điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội, giúp cho xã hội ngày càng văn minh. Hệ thống pháp
luật đầy đủ, chặt chẽ là điều kiện tốt giúp cho công tác GD HSCB đạt hiệu quả cao,
bởi vì: GD cho HS ý thức pháp luật, tức là giúp cho HS hiểu về nghĩa vụ và quyền
lợi của công dân trong xã hội, trên cơ sở đó để biết sống và hành động theo pháp
luật.
1.2.3. Giáo dục trong nhà trường
GD nhà trường là “hoạt động trong GD trong các trường lớp thuộc hệ thống
GD quốc dân theo mục đích, nội dung, phương pháp có chọn lọc trên cơ sở khoa
học và thực tiễn nhất định”. Chỉ có GD nhà trường mới có tác động trực tiếp đến
sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS. Điều quan trọng nhất là phải
có sự thống nhất về định hướng GD giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
1.2.4. Giáo dục trong gia đình
Gia đình có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người
và là yêu tố quan trọng hàng đầu trong giáo dục cá nhân.
A.S. Makarenco cho rằng: “ Việc cho ra đời một đứa con...phải luôn luôn

gắn liền với ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm đạo đức...Vấn đề là ở chỗ các bạn đem
lại cho Nhà nước xã hội chủ nghĩa chúng ta một con người và một công dân như
thế nào”

6


Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, là môi trường có tính
chất quyết định đến sự hình thành và phát triển của con người về mọi mặt, vật chất,
tinh thần và đặc biệt là đạo đức
1.2.5. Giáo dục xã hội
GD xã hội là: “hoạt động của các tổ chức, các nhóm xã hội có chức năng GD
theo quy định của pháp luật hoặc các chương trình GD trên các phương tiện thơng
tin đại chúng”
GD của xã hội cũng góp phần hình thành nhân cách cho con người, nếu XH văn
minh, môi trường trong sạch, đời sống vật chất, tinh thần phong phú, lành mạnh, các
quan hệ xã hội tốt đẹp sẽ là điều kiện lý tưởng để HS tiếp nhận được những chuẩn mực,
giá trị xã hội, biến nó thành nhu cầu bên trong nhằm hình thành ý thức, lý tưởng, niềm
tin và hành vi đạo đức.
GD HSCN là quá trình lâu dài, phức tạp địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ
giữa ba mơi trường GD: gia đình, nhà trường và xã hội. Trong mối quan hệ đó, nhà
trường giữ vai trò chủ đạo.
1.2.6. Các yếu tố tự giác ở học sinh
Quá trình tự giác GD của HS bao gồm những yếu tố cơ bản:
- Năng lực tự ý thức của HS về phát triển nhân cách, về một phẩm chất nào đó
hoặc cần sửa chữa, thay đổi cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu mới cao hơn;
- Năng lực tự tổ chức GD bao gồm tự cam kết phấn đấu, rèn luyện của bản thân, lựa
chọn phương pháp, phương tiện, hình thức để thực hiện cam kết do bản thân đề ra;
- Năng lực tự nổ lực của bản thân để vượt qua khó khăn nhằm thực hiện cam kết,
hình thành được các phẩm chất ý chí;

- Năng lực tự kiểm tra để xem kết quả tự giác GD, tự đánh giá và rút ra những bài
học kinh nghiệm cho bản thân.
1.2.7. Hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường là một bộ phận hữu cơ của
q trình GD. Nội dung cơng tác GD của ĐTN trong nhà trường bao gồm: GD HS
về tư tưởng chính trị và đạo đức, nâng cao chất lượng học tập; GD lao động hướng
nghiệp và dạy nghề. Đặc biệt ĐTN phải giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng và
nâng cao chất lượng tự quản của HS trong tập thể lớp, trong trường và các hoạt
động xã hội. ĐTN là lực lượng lãnh đạo chính trị trong các tập thể HS trong nhà
trường, là lực lượng nòng cốt, tiên phong gương mẫu trong học tập và các hoạt
động tập thể. Do đó, khi xây dựng và GD tập thể HS, nhất thiết phải quan tâm đến
việc xây dựng và GD tổ chức ĐTN trong tập thể HS đó. Chính phương pháp GD
của ĐTN trong nhà trường đã có nhiều tác động tích cực, bổ ích cho việc nâng cao
hiệu quả GD HSCN.
7


CHƯƠNG II.CƠ SỞ THỰC TIỄN.
2. Cơ sở thực tiễn công tác giáo dục học sinh chưa ngoan trường THPT Đô
Lương 2
2.1. Một số đặc điểm tình hình giáo dục của trường THPT Đô Lương 2
- Trước yêu cầu đổi mới GD, trong những năm qua trường THPT tôi công
tác đã có nhiều nỗ lực để tập trung nâng cao chất lượng dạy học và giáo dụ c. Nghị
quyết hội nghị công chức, viên chức hàng năm nhà trường đã ban hành nhiều quyết
sách, giải pháp quan trọng, trong đó biện pháp GDHSCN ở trường THPT Đô
Lương 2 là một trong những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện
của nhà trường. Trường THPT Đô Lương 2 là ngôi trường THPT đầu tiên của
huyện Đơ Lương có lịch sử hình thành và phát triển 57 năm. Đứng chân trên một
vùng quê nổi tiếng khoa bảng, nhân văn, cách mạng và anh hùng của đất học Bạch
Ngọc, trong những năm qua chất lượng GD nhà trường có nhiều chuyển biến tích

cực, nề nếp dạy và học ln được duy trì, phát triển.
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Huyện uỷ,
UBND huyện, sự hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành đồn thể địa phương, sự quan
tâm chỉ đạo kịp thời của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ an. Đội ngũ cán bộ GV của
Trường được trẻ hóa, có trình độ chun mơn ngày càng cao nên thuận lợi cho các
hoạt động giảng dạy của nhà trường. Chất lượng GD ngày càng phát triển, mơi
trường GD an tồn thân thiện. Tuyển sinh đầu vào đảm bảo chỉ tiêu để ổn định quy
mô.
Bên cạnh những thuận lợi, cịn tồn tại khơng ít những khó khăn: Chất lượng
tuyển sinh đầu vào thấp nên khó tạo đột biến chất lượng mũi nhọn, chất lượng đại
trà; Học sinh của Trường thuộc 13 xã - đây là những xã cịn gặp nhiều khó khăn
trong phát triển kinh tế, đời sống người dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp.
Nhiều gia đình vì q khó khăn phải vào Nam ra Bắc để làm thuê, đi xuất khẩu lao
động... để lại con cái sống ở nhà một mình, hay có bạn sống với ơng bà tuổi đã cao
ở q nhà. Chính vì thế, con cái của họ ít nhiều thiếu thốn tình cảm của cha mẹ,
cộng thêm điều kiện kinh tế vất vả dẫn tới cách nhìn nhận cuộc sống, nhìn nhận
tương lai của một bộ phận phụ huynh và học sinh về vấn đề học tập và giáo dục
đạo đức chưa cao. Nhiều gia đình có con cái bỏ học giữa chừng để đi vào Nam làm
thuê, việc học dang dở cũng chỉ đáp ứng nhu cầu kinh tế tạm thời, tương lai sau
này như mờ mịt. Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, một số HS đâu đó vẫn
cịn sống theo kiểu đua địi, sống trong sự bng lỏng hay chiều chuộng của một số
gia đình chỉ mãi lo kiếm tiền mà quên đi sự chăm lo, giáo dục các con nên các em
thường xuyên vi phạm nội quy trường học như: bỏ học đi chơi game, bida, đánh
nhau, vơ lễ với giáo viên, cịn trộm cắp tài sản dẫn tới vi phạm pháp luật mà cha
mẹ khơng hề hay biết,thậm chí hiện nay thuốc lá điện tử đã len lỏi vào tận học
đường còn 1 bộ phận nhỏ HS đua đòi sử dụng thuốc lá điện tử mà các em không
lường trước được hậu quả của nó …là phả huỷ cả sức khoẻ thể chất và tinh thần ,
cả tương lai của các em…
8



Mặt khác, một số thanh niên lêu lỏng ở bên ngồi thường xun vào lơi kéo học
sinh trong trường bỏ giờ, bỏ tiết, tham gia vào các tệ nạn xã hội…đã ảnh hưởng
khơng ít đến đạo đức học sinh. Sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường, xã
hội chưa thật sự chặt chẽ.
2.2. Thực trạng về hạnh kiểm học sinh trường THPT Đô Lương 2
Theo nguồn Báo cáo hàng năm của trường THPT Đô Lương 2 , thực trạng
hạnh kiểm học sinh từ năm 2017 - 2018 đến năm học 2020- 2021 như sau:
Tổng
HS

số

Tỉ lệ hạnh kiểm (%)
Tốt

Khá

Trung
bình

Yếu

2017 - 2018 1270

72,83

21,42

4,88


0,87

2018 - 2019 1174

72,83

21,81

5,11

0,26

2019 - 2020 1142

71,89

22,85

4,90

0,35

2020- 2021

1213

74,3

20,3


4,22

0,27

Tổng cộng

4877

73

21

4,7

0,3

Năm học

Bảng 1. Thống kê tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm HS trường THPT Đô Lương 2 từ năm
học 2017 - 2018 đến năm học 2020 – 2021
Từ bảng số liệu trên cho thấy, trong 4 năm học gần đây, ở trường tơi cơng tác, bình
qn hàng năm tỉ lệ HS xếp loại hạnh kiểm Tốt – Khá chiếm tỉ lệ cao (94%),
nhưng bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại của một bộ phận nhỏ HSCN (hạnh kiểm yếu
chiểm bình quân 0,3%). Điều đó đặt ra vấn đề nâng cao hiệu quả HSCN để góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
2.3. Thực trạng về học sinh chưa ngoan ở trường THPT Đô Lương 2
- Biểu hiện cuả học sinh chưa ngoan :HSCN có rất nhiều biêủ hiện trong
học tập, tu dưỡng…các em thường thể hiện rõ trong các môi trường giáo dục như
sau:

Ở trường: Ban đầu là biểu hiện lười học dẫn đến hổng kiến thức, rồi sợ học
và trốn học (có thể trốn một số tiết ở một vài mơn học nào đó thành hệ thống).
Nặng hơn nữa là kết giao chơi bời với bạn bè xấu, vô lễ với thầy cô, hay gây gổ
với bạn bè (Có em cịn thể hiện mình là “đại ca” cuả lớp,hoặc đứng đầu một nhóm
bạn và cùng bắt nạt các bạn khác theo kiểu băng nhóm xã hội đen). Những HS này
thường xuyên vi phạm kỷ luật, đa số xếp loại hạnh kiểm trung bình hoặc yếu. Ít
nhất có vài lần được gọi lên làm kiểm điểm nhưng chưa sửa chữa hoặc chuyển biến
rất chậm.

9


Trong gia đình: Thường khơng vâng lời cha mẹ, hỗn láo với người lớn, tiêu
tiền nhiều mà khơng nói rõ lý do. Có những em địi hỏi trong chi tiêu mua sắm,
nếu khơng được đáp ứng thì bỏ nhà ra đi hoặc dọa tự tử… Nặng hơn là bị một số
bạn bè xấu lôi kéo vào con đường nghiện hút, mắc tệ nạn xã hội.
Những HS trên đều được gọi là HSCN. Từ những HSCN các em dễ trở thành học
sinh hư (không thể giáo dục được mà phải đưa vào trường giáo dưỡng).
- Trên cơ sở nghiên cứu những biểu hiện của HSCN tại trường THPT Đô
Lương 2 tôi tạm chia thành 10 biểu hiện hành vi như sau:
(1)Không có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp. (2)Mất trật tự trong giờ học, ứng
xử thiếu văn hóa nơi công cộng. (3)Nghiện game, sống buông thả, lười biếng, bỏ
học tùy tiện. (4)Hút thuốc, uống rượu, đánh bạc, đua đòi ăn chơi. (5) Thiếu trung
thực.(6) Không vâng lời cha mẹ, thầy cô và người lớn .(7)Vi phạm về tác phong
(ăn mặc, đầu tóc, …) . (8) Kéo bè cánh, gây gỗ đánh nhau, khống chế kẻ yếu. (9)
Trộm cắp, vi phạm pháp luật, sử dụng thuốc lá điện tử. (10) Vô lễ với giáo viên
Từ việc phân chia biểu hiện hành vi của HSCN, phân tích các lỗi vi phạm trong
danh sách HSCN năm học 2018 – 2019 được kết quả sau:

Khối lớp

Khối 10
Khối 11
Khối 12
Toàn
trường
Xếp hạng

TS
Biểu hiện hành vi
HS vi
2
3
4
phạm 1
26
34
19
79

16,7 75

5

6

50

10
79,2 33,3 0


50

10
87,5 34,4 0

7

8

9

10

83,3 4,2

75

4,
2

96,9 3,1

3,
96,9 1

9,4

50

5,9


10
47,1 64,7 88,2 52,9 0

11

10
57,5 53,4 84,9 38,4 0

93,2 9,6

4,
90,4 1

8

5

2

3

6

4

7

1


100

29,4 100

9

5,
9

10

Bảng 2. Biểu hiện hành vi của HSCN ở trường THPT Đơ Lương 2 năm học 20182019(%)
Nhìn vào bảng 2, ta thấy, hành vi mà các em mắc phải nhiều nhất là không vâng lời
cha mẹ (6), tiếp đến là mất trật tự trong giờ học và các hoạt động tập thể (7), các
lỗi vi phạm về tác phong (áo, quần, dày dép, đầu tóc, …). Đặc biệt, các hành vi
nghiêm trọng như trộm cắp, vi phạm pháp luật (9), gây gỗ đánh nhau (8) tuy chiếm
tỉ lệ nhỏ nhưng vẫn đang xảy ra.

10


2.4. Nguyên nhân của thực trạng học sinh chưa ngoan ở trường THPT Đơ Lương
2
Để tìm hiểu ngun nhân dẫn đến tình trạng HSCN, tơi đã tiến hành khảo sát
79 HSCN ở trường THPT Đô Lương 2 năm học 2018- 2019 vào tháng 5 năm 2019
về các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.
Thứ nhất, về các nguyên nhân chủ quan thuộc chính bản thân HSCN, kết quả
đạt được:
T
T


Nguyên nhân

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Nghỉ học đi làm để kiếm được nhiều tiền tiêu xài

54

68,3

2

Không theo kịp các bạn

68

86

3

Do bất mãn với gia đình

30

38


4

Do khơng biết học để làm gì

75

95

5

Tự ti với bạn bè vì năng lực học tập của bản thân và
20
hồn cảnh gia đình

25

6

Do bị rủ rê lôi kéo

58

73

7

Áp lực nặng nề của việc học tập

39


49

8

Do cảm giác bị GV đối xử không công bằng

8

10

9

Phương pháp dạy học của thầy cô không phù hợp với
22
em

28

Bảng 3. Một số nguyên nhân khiến HSCN không hứng thú trong học tập
Qua bảng trên cho chúng ta biết, lí do “Do khơng biết học để làm gì?” được các
em lựa chọn nhiều nhất (95%). Điều đó cho thấy nguyên nhân cơ bản là HSCN
chưa xác định đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học, chưa có động cơ và mục
đích học tập. Bên cạnh đó, 86% khơng theo kịp với các bạn trong lớp dẫn đến chán
nản, tự ti trong học tập và rèn luyện. Sự tác động bất lợi của mặt trái xã hội với bản
lĩnh không vững vàng nên những HS này dễ bị lôi kéo (73%) và có ý tưởng nghỉ
học để kiếm tiền tiêu xài, phục vụ cho các nhu cầu bản thân (71,2%). Thêm vào đó,
do áp lực nặng nề trong việc học tập (49%), bất mãn với gia đình (38%), hơn nữa,
do tâm lí tự ti với bạn bè vì năng lực học tập của bản thân và gia đình (25%). Mặc
dù có một số nguyên nhân khách quan tác động tới như: do phương pháp dạy của

GV không phù hợp, một số HS lại có cảm giác bị đối xử khơng cơng bằng nhưng
nhìn chung nguyên nhân chủ quan cơ bản dẫn tới HSCB chính là các em chưa có
động cơ, ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
11


Thứ hai, về nguyên nhân khách quan dẫn tới HSCN. Khi tiến hành điều tra
(phụ lục 8) hoàn cảnh gia đình của 79 bạn HSCN trong trường, tơi đã thu được kết
quả như sau:
TT

1

2

3

4

5

Nội dung

Số lượng

Tỉ lệ %

Nghề nghiệp của cha, mẹ

79


100

- Cán bộ, công nhân viên

4

0,5

- Buôn bán

5

0,6

- Công nhân

4

0,5

- Nơng dân

59

75

- Lao động tự do

5


0,6

- Nghề khác

2

0,3

Trình độ văn hóa của cha, mẹ

79

100

- Đại học, cao đẳng

4

0,5

- Trung học phổ thông

35

44

- Trung học cơ sở

38


48

- Tiểu học

2

0,3

Số con trong gia đình

79

100

- 1 con

2

0,3

- 2 con

17

22

- 3 con

35


44

- 4 con trở lên

25

32

Kinh tế gia đình

79

100

- Khá

9

11

- Trung bình

19

24

- Khó khăn

51


65

Cha mẹ

79

100

- Cịn đủ cha và mẹ

53

67

- Mồ cơi cha hoặc mẹ

19

24
12


6

7

- Mồ cơi cả cha lẫn mẹ

7


0,9

Quan hệ gia đình

79

100

- Hịa thuận

33

42

- Bất hịa

44

56

- Khơng có thơng tin

2

0,2

Cha mẹ đối xử với em

79


100

- Tin tưởng

38

48

- Chiều chuộng

17

22

- Khắt khe

11

14

- Không tin tưởng

12

15

- Khơng có thơng tin

1


0,1

Bảng 4. Hồn cảnh của HSCN ở trường THPT Đô Lương 2
Quan sát bảng 4 chúng ta nhận thấy phần lớn HSCN là con của gia đình nơng dân
(chiếm 75%). Gánh nặng về kinh tế đã khiến nhiều gia đình bng lỏng việc GD
con cái, thêm vào đó là sự thiếu hụt về kiến thức về chăm sóc con cái. Ở trường
THPT Đơ Lương 2 nhưng đa số HS ở vùng địa bàn xa trung tâm( như Giang sơn,
Hồng sơn, Tào Sơn,…) do điều kiện phát triển tế cịn nhiều khó khăn nên đa phần
dân cư trong độ tuổi lao động phải chọn cách đi xuất khẩu lao động làm kế sinh
nhai, trong đó chủ yếu là phụ nữ. Do vậy, công việc GD con cái đành phó thác cho
nhà trường và ơng bà đã già yếu. Ở vùng Tràng Sơn, Đơng sơn thì hầu hết gia đình đi
vào Sài Gịn kinh doanh vật liệu xây dựng( đá, cát, sạn….). Chính sự thiếu vắng
người mẹ trong nhà đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách các em, thả lỏng
cho các em tự phát triển trong mơi trường cịn tiềm ẩn nhiều cạm bẫy. Hơn nữa, tâm lí
muốn “bù đắp” tình cảm cho con trẻ đã khiến nhiều ông bố, bà mẹ sẵn sàng đáp ứng
các nhu cầu về vật chất cho các em, đã có thể vơ tình đẩy con của mình vào con
đường lêu lổng, ăn chơi và trở thành HSCN, dễ hình thành cho các em tính ích kỉ,
tham lam, phát sinh nhiều thói hư tật xấu, đến lúc phát hiện thì có thể đã muộn rồi !
Do vậy, GVCN cần phải xác định em nào có một gia đình chưa hồn tồn hạnh
phúc, có mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhà,bố mẹ bận việc khơng quan
tâm... vì đấy có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên chưa ngoan hoặc
cũng có thể trở thành tự kỷ...
Về trình độ văn hóa của cha mẹ cũng có điểm đáng lưu ý. HSCN thuộc phần lớn ở
các gia đình cha mẹ có trình độ văn hóa cấp trung học cơ sở (48%). Điều này
chúng tỏ do hạn chế về văn hóa, năng lực nhận thức chưa sâu sắc, kiến thức phổ
thông chưa đầy đủ, thiếu kiến thức về GD con cái nên khơng có điều kiện quản lí
13



việc học tập của con em mình. Một số bậc cha mẹ tuy rất quan tâm đến con cái
nhưng phương pháp dạy dỗ rất thô bạo làm cho các em tìm cách đối phó, nhân
cách khơng lành mạnh, chán nản, bất cần đời dễ rơi vào con đường phạm pháp.
Qua số liệu trên chúng ta cũng nhận thấy, gia đình có 03 con chiếm tỉ lệ cao nhất
(44%); tiếp đến là gia đình từ 04 con trở lên (32%). Gia đình đơng con cũng là một
trong những ngun nhân dẫn đến HSCN. Bởi đơng con, việc quan tâm chăm sóc
khơng được chu đáo và đưa đến sự nghèo khó về kinh tế, gia đình khó khăn (65%).
Do kinh tế khó khăn, cha mẹ phải mưu sinh hàng ngày, ít có điều kiện và thời gian
chăm sóc con và phó mặc cho nhà trường trong việc GD con em mình.
- Có trường hợp, do mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình diễn ra
trước mắt của các em, khiến cho các em trở nên cộc cằn, hoặc xấu hổ với bạn bè
hoặc có những hành vi bắt chước người lớn trong khi giải quyết các xung đột với
các bạn cùng lớp và như vậy, vơ tình người lớn đã đẩy các em trở thành học sinh
chưa ngoan.Một khi cha mẹ bất hịa (56%), lời lẽ khơng trau chuốt trong nóng
giận, dẫn đến thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống. Gia đình mồ cơi cha hoặc mẹ
(24%), hoặc ly hơn cũng gặp nhiều khó khăn trong việc GD con cái. Sự thiếu hụt
tình cảm của người lớn làm cho họ khơng có thái độ thân thiện đối với con trẻ, gây
cho con trẻ khơng có thái độ thân thiện đối với người lớn. Các em cảm thấy khơng
an tồn, khơng tin tưởng trong tổ ấm gia đình, từ đó có xu hướng thốt ly gia đình
và dễ lâm vào các tệ nạn xã hội. Tuy trong gia đình có đủ cả cha và mẹ chiếm phần
lớn (67%) nhưng cũng có HSCN bởi vì cha mẹ khơng có sự thống nhất trong GD
con hoặc kỳ vọng khác nhau về con cái dẫn tới kết quả GD không đi đến đâu.
Hơn nữa, cha mẹ quá tin tưởng vào khả năng của con (48%), họ mong con
mình phải ln xuất sắc trong mọi lĩnh vực. Cũng do chiều chuộng con thái quá
(chiếm 22%) nên cha mẹ thoả mãn yêu sách của các con mà không quan tâm con
học hành ra sao, con đang nghĩ gì, làm gì. Bên cạnh đó, các em HSCN cịn rơi vào
các gia đình có phương pháp GĐ khắt khe (14%), khi thì cha mẹ cấm đốn nghiệt
ngã, khi thì đánh đập con thậm tệ,…Hơn nữa, cha mẹ dùng quyền uy để GD con
cái cũng là điều không tốt, các em có thể có nhiều phản ứng, đơi khi dối trá để tự
vệ. Ngoài ra sự tự kỉ bản thân có thể khiến các em đi tới cùng quẩn dẫn đến những

hành vi sai trái, lệch chuẩn
Tiếp tục khảo sát 79 HSCN trường THPT Đô Lương 2, năm học 2018- 2019 về một
số nhân tố của môi trường xã hội tác động tới HSCN, tôi đã thu được kết quả như
bảng sau:
TT Nội dung
1

Số
lượn
g

Các hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội như thất 79
nghiệp, thiếu việc làm, lối sống coi trọng đồng tiền, chạy
theo vật chất làm cho bạn thấy:

Tỷ
lệ
(%)
100

14


- Bi quan, chán nản

25

32

- Bị lơi cuốn


42

53

- Bình thường

12

15

- Khó chịu

62

79

- Dễ chịu

10

13

- Bình thường

7

0,8

- Khắt khe, hay trách mắng


55

70

- Thương yêu, quan tâm giúp đỡ

21

27

- Không quan tâm

3

0,3

- Ln có thành kiến

41

52

- Chỉ đơi khi

23

29

- Khơng có


15

19

- Bạn học cùng lớp, cùng khóa

17

22

- Bạn bè ở các trường khác

29

37

- Thanh niên địa phương

33

42

Bầu khơng khí lớp học khiến bạn cảm thấy
2

Thái độ của GVCN đối với bạn như thế nào?
3

Theo cảm nhận của em, GVCN có thành kiến với mình

khơng?
4

Nhóm bạn mà em thường thích giao lưu khi rảnh rỗi
5

Bảng 5. Một số nhân tố của môi trường tác động tới HSCN trường THPT Đô
Lương 2
Qua bảng 5 cho thấy, phần lớn HSCN ở trường tôi chịu tác động rất lớn bởi
các hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội như tình trạng thất nghiệp, thiếu việc
làm, lối sống coi trọng đồng tiền, chạy theo vật chất. Tác động của cơ chế thị
trường, sự phát triển của khoa học công nghệ điện thoại, internet, game...tác động
lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ,
thầy cô, dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức, tha hóa đạo đức
của các em. Trong số 79 HS được hỏi, có 42 em (chiếm 53%) thấy bị cuốn hút bởi
những tiêu cực trên, 25 em (32%) thấy bi quan, chản nản và số còn lại (12 em,
chiếm 15%) cảm thấy bình thường. Do đặc điểm về nhận thức, tâm lí, … nên các
15


em HSCN dễ bị cuốn hút mà quên đi nhiệm vụ học tập của mình, dẫn đến kết quả
kém trong học tập và làm tha hóa đạo đức của các em.
Khi được khảo sát về bầu khơng khí lớp học, đa số HSCN (79%) cảm thấy khó
chịu, bởi vì các em có nhiều hành vi lệch chuẩn nên thường xuyên bị nhà trường
phê bình. Hơn nữa, GVCN do mất nhiều thời gian và công sức với HSCN nhưng
không mang lại hiệu quả, thậm chí làm ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp
nên GVCN quá khắt khe với các em (70%). Mặt khác, vì GVCN q nơn nóng
trong việc GD các em mà trở nên cau có, nóng nảy, đơi khi nói nặng lời, làm cho
các em nghĩ rằng GVCN có thành kiến với mình (52%).
Một vấn đề khác ảnh hưởng đến HSCN ở trường THPT mà tôi nhận thấy,

những HSCN thường khơng thích chơi với các bạn cùng lớp mà lại thích giao du
với HSCN ở các trường khác (37%) và thanh niên địa phương (42%). Với thanh
niên địa phương, đây là những đối tượng đã nghỉ học, lười lao động, ham chơi, lêu
lổng, thường dẫn đường, dắt mối các em tham gia vào các tệ nạn xã hội. Đây cũng
là nguyên nhân chính của hầu hết các vụ bạo lực học đường ở trường gần đây. Nhu
cầu mở rộng giao lưu và kết bè phái đã dẫn tới xu hướng HSCN nhà trường thích
làm quen và chơi bời với HS không ngoan của các trường xung quanh (37%).
Như vậy, qua những phân tích trên, có thể nhận thấy, sự tác động tổng hợp
của các nguyên nhân chủ quan và khách quan đã dẫn tới những biểu hiện của
HSCN ở trường thời gian qua. Mỗi nguyên nhân đều có tác động riêng, nhưng tựu
trung lại, nguyên nhân cơ bản nhất là những yếu tố thuộc về chính bản thân HS.
Trong quá trình xây dựng phiếu điều tra để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến
HSCN ở một số lớp trong trường, tơi sử dụng các câu hỏi mang tính điều tra, thăm
dò 210 HS thuộc 3 khối (chủ yếu đối với các lớp từ B5 – B10) thông qua biểu đồ
để đưa ra các biện pháp GD mang tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng GD
tồn diện trong trường THPT Đô Lương 2 ( Bảng 6).

Qua bảng số liệu 6 và biểu đồ trên, tơi có nhận xét như sau:

16


- Nguyên nhân chủ quan: Là nguyên nhân chiếm tỉ lệ lớn (50% khối 10 và
47% khối 11, 44% khối 12). Đây là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến những
HSCN ở trường THPT Đô Lương 2 trong những năm qua.
- Nguyên nhân khách quan: Là nguyên nhân chiếm tỉ lệ gần tương đương
với nguyên nhân chủ quan (Khối 10: 50%, khối 11: 53%, khối 12: 56%), đó là do
chịu ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè xấu, mơi trường xã hội và từ một số GV trong
trường. Nhà trường chưa có biện pháp cứng rắn trong GDHSCN, nội dung tiêu chí
GD mang tính chung chung. Trong cơng tác tun truyền tư tưởng đạo đức chưa

sâu sát, sự phối hợp với các lực lượng trong và ngồi nhà trường cịn hạn chế. Sự
phối hợp giữa GVCN và GVBM chưa nhịp nhàng. Một số GVCN cịn nặng nề về
thành tích của lớp, một số GV trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, năng lực chủ nhiệm
cịn hạn chế, hoặc có một số GV chưa thực sự có uy tín với HS, chưa quan tâm,sát
sao yêu thương HS. Một số thầy cô quá chú trọng vào dạy chữ, sao nhãng dạy
người. Một số GV khơng chịu tìm hiểu hồn cảnh, khơng đi sâu đi sát, nắm vững
những biểu hiện bất thường về tâm lý, hành động. Hoặc do ngại mất thời gian,
thiếu chữ tâm nên chưa gần gũi quan tâm đến các em. Nhiều tiết sinh hoạt chưa
chú trọng đến phương pháp mới, chủ yếu là thu các khoản tiền đóng góp, thiếu
quan tâm đến nguyện vọng tâm sinh lý HS.
Trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến HSCN thì ảnh hưởng từ phía gia
đình là chiếm tỷ lệ lớn nhất (24% - thuộc HS khối 11).
2.5. Ảnh hưởng của học sinh chưa ngoan ở trường THPT Đơ Lương 2
Có thể nói rằng chính thực trạng về HSCN trong trường là một trong những
điều đáng quan tâm nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến nhà trường, gia đình, xã hội và
sự phát triển của chính bản thân HS.
Ảnh hưởng đến bản thân học sinh: Đối tượng là HSCN làm cho học lực
ngày càng sa sút, nhân cách đạo đức bị mai một dần, tạo nên cái nhìn khơng tốt từ
bạn bè, làm giảm niềm tin của thầy cơ, gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển tương
lai của chính bản thân các em.
Ảnh hưởng đến tập thể lớp: Từ những biểu hiện của HSCN làm ảnh hưởng
đến việc học cũng như các hoạt động khác của các bạn trong lớp. Làm cho kết quả
thi đua về học tập cũng như nền nếp của lớp bị kéo xuống so với các lớp khác
trong khối, trong trường, các phong trào thi đua khác cũng không được giữ vững
như ban đầu; bên cạnh đó, cịn tạo ra những dư luận không lành mạnh, không tốt
đối với thầy cơ, đối với các lớp khác về lớp có HSCN.
Ảnh hưởng đến gia đình: Những biểu hiện chưa ngoan của HS thường khiến
các bậc PH vừa đau lòng vừa xấu hổ nên thường chửi mắng, trách móc, thậm chí
là đánh đập con mình làm khơng khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn nếu như
cha mẹ cứ đổ lỗi cho nhau về việc quản lý và GD con. Không những thế, khiến

một số PH không tránh khỏi việc ngã bệnh vì con cái khơng nghe lời, nhưng cũng
17


chính những HS đó đã làm cho một số PH có cái nhìn sai lệch về nhà trường, về
thầy cơ, đơi lúc đổ lỗi con mình như vậy là do trách nhiệm của nhà trường.
Ảnh hưởng đến nhà trường: Những vi phạm của HSCN thường ảnh hưởng
chung đến chất lượng GD tồn diện của nhà trường, uy tín của nhà trường cũng
như các thầy cô. Thực trạng HSCN khiến thầy cô, nhà trường phải lo lắng, thiếu sự
tin tưởng và kỳ vọng.
Ảnh hưởng đến xã hội: Khi số lượng HSCN ngày càng lớn đã ảnh hưởng
không nhỏ tới xã hội như: tệ nạn cờ bạc, ma túy, trộm cắp, gây gỗ đánh nhau, lừa
đảo,...Bởi chưa ý thức rõ các hành vi của mình cũng như chưa có vốn hiểu biết về
pháp luật, vậy nên các em dễ bị tiêm nhiễm dẫn tới có nhiều hành động gây hại cho
xã hội.
CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GDHSCN Ở TRƯỜNG
THPT.
3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả GDHSCN ở trường THPT Đô Lương 2.
3.1.Tăng cường sự phối hợp giữa GVCN, GVBM, ĐTN trong GDHSCN.
3.1.1. Giáo viên chủ nhiệm mẫu mực, có uy tín trước HS, phải cảm hóa được
HSCN..
- Có uy tín với HS và đồng nghiệp về chuyên môn và tư cách đạo đức, tác
phong sinh hoạt:
+ Người GV bằng chính nhân cách của mình sẽ tác động tích cực đến sự
hình thành nhân cách của HS. Giải đáp được vấn đề HS đang quan tâm thì ảnh
hưởng và uy tín của GV sẽ tác động mạnh đến việc GD đạo đức HS đặc biệt là các
HSCN sẽ khơng nhỏ. Nói đến GV khi lên lớp thì ai cũng hiểu phải mẫu mực trước
HS, ở đây tôi muốn nói đến từ mẫu mực tồn diện của người GVCN từ những vấn
đề đơn giản nhất như cách ăn mặc, tác phong, lời nói, đến việc làm thiết thực hàng
ngày trên lớp học. Tất cả đều cần đến sự chỉn chu, nói được làm được, làm ngay

,kiên quyết, cứng rắn, lời nói phải đi đơi với việc làm, khơng được hứa sng.
Đừng để HS mất lịng tin vào thầy cơ, để các em noi gương và kính trọng GV. Bản
thân phải thưởng phạt công minh, đừng để học sinh nghĩ rằng thầy cô không công
bằng. Điều này sẽ gây nên tâm lí phản kháng, chống đối, khơng khâm phục.
- GD HS đặc biệt là HSCN là một công việc địi hỏi sự kiên trì” lạt mềm
buộc chặt, mềm nắn rắn bng”. Theo tơi, đã là GV thì cái tâm tận tụy, hết mình
ln là yếu tố quan trọng. GVCN không nên xúc phạm, chửi mắng HS trước tập
thể lớp mà phải tôn trọng, tin tưởng đối với các em HSCN vì các em này hầu hết
đều có cá tính và dễ bị tổn thương. Bên cạnh việc trách phạt thì GV cũng cần
thường xun khích lệ, động viên kịp thời để các em có lịng tin trong học tập và
rèn luyện, tránh bị kích động, nóng vội, lạm dụng quyền lực…trong GD HS.
- Cần phải có tâm huyết với nghề; có phương pháp chủ nhiệm tốt với một kế
hoạch tồn diện, hợp lý.Trước sự địi hỏi ngày càng cao của xã hội, và của chính
18


gia đình HS người GV phải tự hồn thiện mình, xứng đáng là tấm gương sáng cho
HS noi theo; để HS nhìn nhận, đánh gía người thầy với thái độ:“ Trọng thầy vì đạo
đức của thầy. Phục thầy vì kiến thức của thầy. Q mến thầy vì lịng độ lượng của
thầy”.
- Bản thân tôi làm công tác chủ nhiệm tôi ln chú trọng đến hoạt động
tình nghĩa, hoạt động qun góp giúp đỡ ủng hộ học sinh nghèo, thường xuyên tổ
chức thăm hỏi và tặng quà cho HS khó khăn, ln động viên, giúp đỡ HS trong học
tập, phân tích cho các em thấy tác dụng của việc học để có em có động lực để cố
gắng học tốt. Một khi các em tìm thấy niềm vui, niềm đam mê trong học tập, các sẽ
dần từ bỏ các thói hư tật xấu.
- GVCN càng tận tâm, nhiệt huyết với nghề thì càng biết cách uyển chuyển
đặt mình vào vị trí các em, lắng nghe tích cực tiếng nói của HS để có những chia
sẻ, uốn nắn, định hướng hiệu quả.
- GVCN phải xây dựng và thực hiện kế hoạch GD HSCN với các nội dung

như: xây dựng bộ máy tự quản của lớp, tổ chức có chất lượng giờ sinh hoạt chủ
nhiệm, làm tốt vai trò cố vấn trong các hoạt động của tập thể HS,sổ theo dõi..vv
Qua nhiều năm áp dụng biện pháp GDHSCN, tôi rút ra được những kinh nghiệm tổ
chức tiết sinh hoạt lớp như sau:
- Đa dạng hóa về nội dung và hình thức tố chức tiết sinh hoạt lớp: Nội dung
tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể bổ ích, phải gắn với nhu cầu hứng thú
của HS và phù hợp với tâm lý, khả năng tiếp thu và trình độ hiểu biết của HS, huy
động đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của HS. Thu hút tối đa sự tham
gia của mọi HS dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ cố vấn của GV nhằm tăng cường vai
trò tự quản của HS. Tạo môi trường chung để HS cùng trải nghiệm những xúc cảm
tích cực, HS bàn bạc nỗ lực cố gắng và hợp tác với nhau để hoàn thành công việc
đựơc giao. Cụ thể :
* Chủ đề tháng 9 : nội dung "tôn trọng sự khác biệt" mục đích để các em thấy có
nhiều cách để nhìn nhận một ai đó, ai cũng có những điểm mạnh, những điều tốt
đẹp ẩn chứa bên trong cần được phát huy và trân trọng, mỗi người đều có ưu và
khuyết điểm riêng, nên nhìn thấy điều tốt của bạn thì mới gần gũi nhau, lớp mới
thành một tập thể đoàn kết được.
* Chủ đề tháng 10: Tôn vinh bậc sinh thành. Mục đích nhấn mạnh sự hi sinh của
bậc sinh thành mà lứa tuổi này các em chưa thấy, đồng thời khơi gợi lịng biết ơn,
kính trọng cha mẹ, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần và cố gắng hồn thiện mình.
* Chủ đề tháng 11 – Tơn sư trọng đạo. HS cùng tìm hiểu về lịch sử, ý nghĩa của
ngày 20/11 cũng như nói lên những suy nghĩ, tình cảm lịng biết ơn của mình dành
cho thầy cơ giáo.
* Chủ đề tháng 12: Chủ đề về người lính trong em. Mục đích cho học sinh thấy
được sự hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ. Biết quý trọng nền độc lập dân tộc
19


* Chủ đề tháng 1: Ngày Tết quê em. Học sinh sẽ thấy giá trị thiêng liêng của tết cổ
truyền.

* Chủ đề tháng 2: Mừng Đảng. Biết ơn Đảng và Bác Hồ.( Phụ lục 8) .
* Chủ đề tháng 3: Tháng thanh niên- tuổi trẻ nhiệt huyết, năng động, tự tin, sống
đẹp, sống có ích của tuổi trẻ hiện nay .
* Chủ đề tháng 4: Mừng Đất nước nở hoa. Trân quý giây phút nước nhà độc lập.
* Chủ đề tháng 5: Kính yêu Bác Hồ. Khắc sâu trong tim vị lãnh tụ kính yêu, vị
cha già dân tộc.
- Khi các em mạnh dạn đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, tơi sẵn sàng
lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đó một cách tơn trọng, Bản thân chủ động
gặp gỡ, trao đổi với các em chưa ngoan để chỉ cho các em thấy những ưu khuyết
điểm, những cái đúng, cái sai trong hành vi, thái độ của mình.

GVCN trị chuyện,tâm sự với HSCN.
Tơi nhìn những “HSCN” bằng ánh mắt u thương chứ khơng kì thị, phân
biệt các em, giúp HS hiểu rằng “đánh kẻ chạy đi chứ khơng ai đánh người chạy
lại”. tơi tìm cách để giúp các em tiến bộ, động viên các em cố gắng phấn đấu vì cha
mẹ, vì tương lai của các em, phân tích cho các em những tác hại của việc sống
khơng mục đích, khơng ước mơ, lý tưởng. Có thể nêu ra những tấm gương rất gần
gũi với các em về sự thành công và thất bại trong cuộc sống do những việc làm của
mình mang lại, khi đó HS này nhận ra mình được yêu thương thì các em sẽ hối cải,
sửa chửa sai lầm để không phụ tấm lịng cơ.
-Tơi ln quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ HS khi các em cần chẳng hạn có lần lớp
tâp văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo 20/11/ 2019 tôi không những đã tập hợp
được đội văn nghệ đông đông đảo các em tham gia mà đặc biệt trong đó có HSCN
tham gia như em Hữu Hùng, Pháp, Bảo… .nhưng có một sự việc đáng tiếc xảy ra
20


là em Ngọc Hà trước khi ra biểu diễn mới phát hiện mịnh bị mất 300000( tiền bố
cho em nộp tiền quy lơp) mải lo chuyện trang điểm để tiền trong điện thoại nên bị
mất.Hà đã khóc khơng chịu lên biểu diễn nên tơi đã nói em bình tĩnh cơ sẽ cho em

tiền .Sau đó biết chuyện nên em Hùng là HSCN (hay nghỉ học trước đó) là con của
gđ cũng có điều kiện nên em đã nói “Cơ ạ !Em sẽ hỗ trợ cho Bạn Hà 200 nghìn.Tơi
rất vui vì điều đó vì từ 1 HSCN em đã ngoan hơn, chăm học hơn, không nghỉ học,
đặc biệt đã biết chia sẻ với bạn…Tôi đã kịp thời khen, tuyên dương em trên lớp.
3.1.2. Giáo viên chủ nhiệm lựa chọn những thời điểm phù hợp để giáo dục.
- Việc lựa chọn thời điểm phù hợp để GD HSCN là rất cần thiết. Nếu không
biết lựa chọn thời điểm phù hợp, chắc chắn kết quả sẽ ngày càng tồi tệ hơn.
- Thầy cô hãy là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy để các em gửi gắm tâm tư,
tình cảm của mình Tôi lắng nghe các em, chú ý khi giao tiếp với các em ta phải
ln cởi mở, chân tình, vui vẻ dễ cảm hóa được các em, khi có được mối quan hệ
tốt các em sẽ thổ lộ những tâm tư tình cảm với GVCN mà khơng một chút ngần
ngại. Vì vậy, địi hỏi người GV phải có tâm với nghề và phải tùy cơ ứng biến trong
từng trường hợp cụ thể.
- Phát hiện ra những điểm mạnh ở học trị của mình như năng khiếu thể thao,
văn nghệ ,hội họa và tạo cơ hội để HS được thể hiện mình. Ln có niềm tin
tưởng, khích lệ sự phấn đấu của các em. Với biện pháp này, tôi đã thấy sự tiến bộ
hàng ngày, hàng tuần của các em HSCN mà lớp B5 khóa 52 tơi đã chủ nhiệm.
Ví dụ : Nguyễn Xuân Hùng lớp tôi: là một HS học khá yếu, hay nghỉ học. Sau khi
nghỉ tết, em có tư tưởng không muốn học, muốn bỏ học đi làm. Lúc đầu tơi cũng
bực mình vì học lớp 12 rồi, chỉ còn vài tháng nữa là thi để lấy được bằng tốt
nghiệp. Sau khi trấn tĩnh tinh thần, ngồi tâm sự với em, do hoàn cảnh em là bố mẹ
đi làm bên Trung Quốc, lâu không về, mọi việc ở nhà anh em tự lo cho nhau, bố
mẹ thiếu sự quan tâm. Tôi an ủi động viên em cố gắng khắc phục hoàn cảnh, cố
gắng học tập tốt để bố mẹ yên tâm, làm gương cho em. Và từ hôm đó, em có tiến
bộ hơn nhiều, em đi học đều hơn, đặc biệt học tập có tiến bộ, thầy giáo dạy Tốn
khen ngợi. Tơi rất vui vì sự tiến bộ của em…
Khi có thời gian rảnh rỗi, tơi hay điện thoại hỏi thăm, động viên các em, ghi nhận
sự cố gắng của các em từng ngày một. Tôi biết rằng, để thay đổi được các em là
điều không dễ, nhưng với kiểu “ mưa dầm thấm lâu”, tôi để ý, theo dõi sát sao các
hoạt động của các em trên lớp cũng như ở nhà, hễ thấy các em tiến bộ là tôi tuyên

dương kịp thời trước lớp, đề nghị tun dương trước tồn trường. Với biện pháp
này, tơi đã thấy sự tiến bộ hàng ngày, hàng tuần của các em HSCN mà lớp tơi chủ
nhiệm. Từ đó, các em có thêm động lực để cố gắng, phấn đấu nhằm khẳng định
mình giữa mọi người.

21


ẢNH: Trao quà cho các em HSCN và Ban cán sự lớp 11 A3
- Trong cách xử lí HS vi phạm cần phải biết cương, nhu đúng lúc; có lúc thật
nghiêm khắc nhưng cũng có khi phải nhỏ nhẹ, ngọt ngào, động viên tư vấn và thúc
đẩy là chính. Bởi HSCN thường là những em có hồn cảnh đặc biệt. Ví dụ 1: Em
Dương Đình Pháp lớp tơi, đầu năm học lớp 10 em rất hay nghỉ học, đi học muộn,
thường xun đeo khun tai, tóc cắt kiểu khơng giống phong cách HS, tính hay
bốc đồng, trong lớp hay làm việc riêng, nhận thức kém, có thái độ thiếu tơn trọng
GV. Tơi đã tìm hiểu hồn cảnh thì được biết mẹ em sang Đức làm ăn khi em mới
học lớp 2 ,thiếu tình thương của mẹ ,bố thì khơng quan tâm đến con cái lại hay
uống rượu nên em trở nên như vậy ,chứ bản chất em là đứa hiền lành ,sống rất tình
cảm.Tơi đã phát hiện ra em có năng khiếu hội họa ,chữ viết lại đẹp ...khi Đoàn phát
động các lớp làm bảng tin,tập san thì tơi đã động viên em tham gia làm và em làm
rất tích cực và rất đẹp ...kết quả là lớp tôi được giải nhì . Dần dần sang kì 2 em tiến
bộ hơn hẳn, đi học đều hơn, trong lớp chú ý nghe giảng, cơ bản đã tiến bộ nhiều.
Ví dụ 2: Lớp 11 năm 2019 -2020 tơi chủ nhiệm có em Nguyễn Văn Bảo thường
xuyên bỏ học, trốn tiết, không tham gia lao động….Nhiều lần tôi theo dõi thấy em
vẫn đến trường vào đầu buổi 15 phút đầu giờ, nhưng hết tiết 1, em thường trốn học
đi chơi điện tử, bi-a…Tôi thường xun tìm hiểu, dị la các qn mà em hay đến
chơi, rồi động viên em về trường học, nhắc nhở em chuyên tâm vào việc học tập
hơn. Sau hai tháng kiên trì, em Bảo đã có một sự chuyển biến nhỏ, đó là thời gian
trốn tiết ít hơn. Vào các giờ sinh hoạt, tôi thường tuyên dương những sự tiến bộ dù
nhỏ nhất ấy, thế là em có động lực cho những tuần tiếp theo, từ đó em Bảo đã gần

như bỏ hẳn các trò chơi thiếu lành mạnh, những buổi lao động em đã tham gia đầy
đủ hơn, tơi nghĩ đó cũng là một thành cơng của người làm công tác chủ nhiệm.
3.1.3. GVCN phối hợp với GVBM, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.
- Chủ động phối hợp với GVBM: GVCN là người sát sao HS nhất nên cần
nắm bắt kịp thời những biểu hiện sa sút về học tập và rèn luyện đạo đức hàng ngày
22


ở trên lớp thông qua GVBM. Thông qua GVBM, GVCN tìm hiểu tâm tư, nguyện
vọng của HS về học tập, và ngược lại GVCN cũng đề đạt những kiến nghị hợp lý
của HS đến GVBM về nội dung giảng dạy, phương pháp truyền thụ để HS tiếp thu
dễ dàng hơn, hứng thú hơn.
- Thường xuyên trao đổi với GVBM của lớp mỗi ngày để kịp thời nắm bắt
tình hình học tập, ý thức chuyên cần, trật tự, nề nếp, tác phong, đạo đức của các em
hàng ngày, kịp thời điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn của các em. Để giải
quyết kịp thời vướng mắc giữa GVBM và HS.Tham gia dự giờ lớp chủ nhiệm,
nắm bắt những năng lực sở trường, khả năng trình độ của các em, thế mạnh lịng
đam mê đối với các mơn học của của từng em... Khi sự phối hợp ăn ý giữa chủ
nhiệm và bộ mơn sẽ giúp GVCN có kênh thơng tin chính xác từ các tiết học, giúp
nắm bắt được HS học yếu để có phương pháp kiềm cặp học sinh tiến bộ, vấn đề
này tôi đã phối hợp rất thành công.
- GVBM quan tâm đến HS học còn yếu hơn để động viên, tạo điều kiện
cho các em qua các tiết học như: Khi hỏi bài cũ ưu tiên các em học yếu có tinh
thần xung phong và sẵn sàng nếu các em làm được hay trả lời được sẽ cộng thêm
điểm nếu sai thì hơm sau cố gắng tiếp, như thế sẽ khích lệ được tinh thần
học.Trong khi nhận xét HS, GV nên nhẹ nhàng, khéo léo, không chê bai tránh làm
tổn thương các em, luôn động viên để làm động lực cho các em thay đổi tích cực
- Chủ động phối hợp với Nhà trường: Với tổ chức ĐTN, tơi xin đề xuất một
số biện pháp:
+ Tổ chức Đồn phải có kế hoạch riêng, thật chu đáo và khoa học về công

tác GD HSCN.
+ Trên cơ sở kế hoạch chuyên môn của nhà trường, ĐTN phối hợp với tổ
chuyên mơn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo
nhân các ngày lễ lớn trong năm học.
- Tổ chức các hoạt động GD phù hợp với tâm lí lứa tuổi, các sân chơi lành
mạnh thu hút sự tham gia của ĐVTN giúp họ tránh xa các tệ nạn xã hội
- Đoàn là tổ chức gần gũi, có liên hệ mật thiết với thanh niên do đó cần phối
hợp GVCN làm tốt công tác GD, GD cho HS về lý tưởng cộng sản, về ước mơ
hoài bão, về lòng yêu nước, tự hào dân tộc, về ý thức tự vươn lên thông qua những
buổi sinh hoạt thanh niên như: giao lưu, văn nghệ, cắm trại... tạo điều kiện cho
những HSCN tham gia các hoạt động như: văn hóa văn nghệ, thể thao, tham gia
Câu lạc Bộ, Đội Cờ đỏ, Đội Thanh niên Xung kích, …. Từ đó giúp các em HSCN
hòa nhập cộng đồng và tập thể, tạm xa rời những trị chơi vơ bổ, bên lề, đồng thời
khám phá và khẳng định giá trị bản thân trong tập thể và có những nhận thức, tình cảm
tích cực hơn.
- Phân công cụ thể các em HSCN bằng hình thức “ Đơi bạn cùng tiến”.
23


- Đoàn trường nên xây dựng hộp thư điện tử với GVCN để kịp thời nắm bắt
thông tin, ngăn chặn kịp thời biểu hiện vi phạm đạo đức của HS.
- Đoàn trường nên tăng cường phối hợp với Đoàn các xã trong GD HSCN để
nắm bắt thông tin hai chiều về HS.
- Đồn trường cần có các diễn đàn qua mạng hoặc facebook để HS có thể
chia sẻ tâm tư, tình cảm cũng như quan điểm về học tập, cuộc sống, ...
- Bên cạnh đó bản thân tơi tham mưu cùng Chi Bộ và BGH, chi Đoàn nhà
trường đến thăm trực tiếp gia đình của rất nhiều các em HS này như gia đình em:
Trần Gia Hùng, Hồng Văn Tuấn, …nhằm gặp trực tiếp phụ huynh HS, biết thêm
về điều kiện sống, học tập của các em để kịp thời quan tâm giúp đỡ, nhàm kết hợp
chặt chẽ hơn với cha mẹ HS để GD các em tốt hơn.

+ Với Ban giám hiệu: Tham mưu thường xuyên, nhờ sự “trợ giúp” kịp thời
của các vị Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng khi cần thiết nhằm có những giải pháp
thiết thực, phù hợp từng thời điểm hoặc nhờ BGH trao đổi riêng với các HSCN
xem như là “đưa lên cấp cao hơn” đối với em thường xuyên tái phạm lại lỗi cũ sau
nhiều lần đã được xử lý ở lớp.Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức tuyên
truyền, GD pháp luật trật tự an tồn giao thơng, phịng chống ma túy và tệ nạn xã
hội cho toàn thể cán bộ cơng chức, viên chức và HS tồn trường vào ngày đầu
tháng 9/2021.
- Chủ động hợp tác với tổ chức xã hội có liên quan:Tổ chức HS tham gia
vào các hoạt động của địa phương như: dọn dẹp đường làng ngõ xóm, vui tết sum
vầy... Phát hiện, ngăn chặn kịp thời những nhóm trẻ hay những người có lối sống
thiếu lành mạnh lôi kéo HS vào các hành động phản GD, triệt phá kịp thời các
video đen, sách báo đồi truỵ, các điểm tổ chức trò chơi thiếu lành mạnh trên địa
bàn.

Ảnh: Tuyên truyền và ký cam kết không vi phạm TTATGT, ma túy và tệ nạn xã hội giữa Cán bộ
công chức, viên chức, học sinh với Công an huyện
3.1.4. GVCN phối hợp với phụ huynh để có biện pháp kip thời.
- Hình thức: - Ngay từ đầu năm học tơi tìm hiểu kỹ HS qua sơ yếu lý lịch
của HS ( Phụ lục 8 ) tôi đã làm phiếu thăm dò ý kiến PH HS bằng phiếu “Thấu
hiểu để yêu thương”( Phụ lục 9 ) .
24


- Nội dung: Nắm bắt những mong muốn, nguyện vọng, tâm tư tình cảm
giữa cha mẹ với con cái và ngược lại. khái quát về gia đình HSCN như: Đặc điểm
thể chất, sinh lý từng HS- thể trạng bình thường hay không. Những đặc điểm về
tâm lý: khả năng nhận thức, nhu cầu giao tiếp. Nắm được tính cách và hành vi đạo
đức từng HS: lười học, ba hoa, không trung thực, cách ứng xử với mọi người xung
quanh, sở trường, sở thích như thế nào…Sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái,

quan hệ của gia đình láng giềng.
- Ý nghĩa của hoạt động: Từ việc nắm được những thơng tin đó tơi hiểu rõ
từng HS đặc biệt trong q trình GD nếu có em nào là HSCN kịp thời uốn nắn, sửa
chữa, giảng giải, chỉ bảo và nhắc nhở để phối hợp chặt chẽ với PH, để cùng nhau
tìm ra phương pháp hiệu quả nhất nhằm hạn chế những tiêu cực dễ dẫn đến các em
thành HSCN. Việc tìm hiểu này sẽ giúp GVCN có biện pháp phù hợp từng HS..
kết hợp tốt với gia đình trong công tác GD đạo đức cho HSCN.
- GVCN thường xuyên liên lạc, trao đổi với PH về tình hình học tập của các
em trong nhà trường (qua số điện thoại, liên lạc trực tiếp …). Khi cần liên lạc qua
điện thoại để thơng báo mức độ vi phạm, thậm chí đến nhà PH, gặp gỡ riêng những
HS còn yếu kém về học tập, vi phạm nội quy, nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời,
nhất là quan tâm đến biểu hiện tâm lý bất thường của các em để ngăn chặn những
suy nghĩ tiêu cực nếu có . Lớp tơi có quy định nếu HS vắng học vì bất cứ lý do gì
PH đều gọi điện báo cơ, nếu hơm nào có HS nghĩ mà khơng thấy PH gọi thì bản
thân tơi sẽ trực tiếp gọi để nắm bắt tình hình tránh HS trốn học mà cả cô và PH đều
không biết, chính vì thế HS lớp khơng bao giờ vắng vô lý do.
Nhưng cần lưu ý rằng phải giao tiếp ở một góc độ cởi mở, tâm lý, tế nhị
nhưng chân tình, tránh sự dồn dập, gay gắt. Có như vậy GVCN mới tạo được với
phụ huynh sự tin tưởng và tận tâm hợp tác để GD con em họ tốt hơn.
- Lớp B5 k52 có em Nguyễn Văn Chung (nhà ở thị trấn Đô Lương ) do em
học kém lại do gia đình khó khăn nên em nảy sinh tâm lý muốn đi làm thêm kiếm
tiền nên em hay nghỉ học khơng có lý do. Khi biết em nghỉ học tơi đã đến nhà tìm
gặp PH nhưng bữa đầu thì khơng gặp ai ở nhà, hơm sau tơi lại kiên trì đến nhà tìm
gặp PH, tơi ngồi nói chuyện với mẹ em…tôi biết được bố em hay đánh đập em ,
bắt em đi học, em vẫn không chịu đi học: em nói con học “khơng vơ” nên con
muốn bỏ học…Sau đó tơi đã vào phịng nói chuyện với em, khun em suy nghĩ
lại nên đi học…vì tơi tin em sẽ làm được ,em chỉ yếu môn ngoại ngữ thôi, vả lại
em là anh trai lớn trong gia đình em phải cố gắng làm gương cho em gái noi theo,
em nên chịu khó học đừng làm bố mẹ buồn lịng….tơi nói chuyện rất nhiều với
em…sau đó em đã đi học trở lại..Kết quả là em đã đậu tốt nghiệp và dừ em đã sang

Hàn Quốc du hoc, lâu lâu em lại gọi điện về nói chuyện rất tình cảm, hỏi thăm sức
khoẻ cô, cảm ơn cô…
- Xây dựng môi trường gia đình văn hóa, phải kết hợp xây dựng dịng họ văn hóa, dịng họ
khuyến học: Gia đình phải GD con cái bằng tất cả tình yêu thương, sự trao đổi
thân thiện.
25


×