Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Giá trị huyết thanh học trong chẩn đoán nhiễm Helicobacter Pylori ở trẻ em có hội chứng dạ dày pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.07 KB, 6 trang )

TCNCYH 29 (3) - 2004

18
GI TR HUYT THANH HC TRONG CHN ON NHIM
HELICOBACTER PYLORI TR EM Có HI CHNG D DY

Nguyễn Văn Bàng
Bộ môn Nhi, Đại học Y H Nội

Mc tiờu. ỏnh giỏ giỏ tr chn oỏn ca phng phỏp huyt thanh hoc (HTH) dựng khỏng
nguyờn l cỏc chng vi khun ngi Vit Nam v s phi hp gia HTH vi CLO-test v mụ bnh
hc (MBH) chn oỏn nhim Helicobacter pylori (HP) tr em. i tng, phng phỏp.
nhy, c hiu, giỏ tr tiờn lng dng v õm ca HTH c ỏnh giỏ riờng r v phi hp vi
CLO-test v MBH trờn 78 tr em (tui trung bỡnh l 10,5
2,3 nm) c ni soi vỡ cỏc triu chng
tiờu húa trờn. Chun dng l khi c CLO-test v MBH dng v chun õm l khi c 2 kt qu ny
u õm. Kt qu. nhy, c hiu, giỏ tr tiờn lng dng v õm v chớnh xỏc ca HTH l
72,0%, 73,3%, 81,8%, 61,1% v 72,5%. Cỏc giỏ tr ny khi phi hp HTH vi CLO-test u l 100%.
Phi hp HTH vi MBH cú nhy 72%, c hiu 100%, cỏc giỏ tr tiờn lng dng v õm
100% v 68,2%, chớnh xỏc l 82,5%. S dng HTH kt h
p vi cỏc phng phỏp chn oỏn ph
bin hin nay nc ta l CLO-test v MBH cho phộp chn oỏn bng cỏc cp phng phỏp cú giỏ
tr chn oỏn 100% trong tt c 52 bnh nhõn HP (+) v 65,4% (17/26) bnh nhõn HP (-). Kt lun.
Phi hp gia HTH v CLO-test l cỏch thớch hp, kh thi v cú chớnh xỏc cao ci thin kh
nng chn oỏn tin hnh iu tr nhim HP tr em trong iu kin Vi
t Nam hin nay.

i. T VN
Helicobacter pylori (HP) ngy nay ó c
xỏc nh l nguyờn nhõn ca viờm loột d
dy, v l mt trong nhng nhõn t quan


trng gõy ung th d dy. Vỡ vy, dit HP va
cú tỏc dng cha viờm loột va phũng nga
c tỏi phỏt vt loột v ung th d dy. Xỏc
nh c cú HP (HP+) ti d dy l iu
mu cht cho vic iu tr. Cỏc phng phỏp
phỏt hin HP bng nuụi cy, xột nghim mụ
bnh hc (MBH) kt qu chớnh xỏc nhng tn
kộm,
ũi hi trang thit b hin i; nhum soi
trờn lam hoc test nhanh urease (CLO-test) l
nhng phng phỏp n gin, giỏ thnh
thp, kt qu nhanh, nhy v c hiu
cao [6,9], nhng tt c u ũi hi phi ni
soi. Ngy nay ngi ta cú xu hng s dng
rng rói cỏc phng phỏp khụng gõy sang
chn [9]. Test th (UBT: urease breath test)
v tỡm khỏng nguyờn trong phõn (stool test) l
nhng phng phỏp khụng gõy sang chn,
giỏ tr chn oỏn rt cao, cha th dựng rng
rói
cỏc nc nghốo, vỡ ũi hi trang thit b
hin i hoc giỏ thnh quỏ cao. Vỡ vy, vic
tỡm c mt phng phỏp ớt sang chn cú
giỏ tr chn oỏn thớch hp cỏc nc ang
phỏt trin sng lc nh hng chớnh xỏc
hn nhng bnh nhõn cn ni soi hoc
phi hp vi cỏc phng phỏp khỏc lm tng
thờm chớnh xỏc ca chn oỏn l rt quan
trng. Chỳng tụi tin hnh nghiờn c
u ti

ny nhm ỏnh giỏ (1) giỏ tr chn oỏn ca
phng phỏp huyt thanh hc vi khỏng
nguyờn l cỏc chng HP ngi Vit Nam,
(2) s phi hp ca phng phỏp huyt
thanh hc ny vi cỏc phng phỏp hin cú
chn oỏn nhim HP tr em.
ii. I TNG V PHNG PHP
nghiên cứu
i tng nghiờn cu l 78 tr (44 trai, 34
gỏi) t 5 n 15 tui (trung bỡnh l 10,5 2,3
nm; 32 bnh nhi <10 tui) n khỏm v iu
tr ti khoa Nhi bnh vin Bch Mai v bnh
vin Nhi trung ng t 4-2001 n 8-2002 vỡ
cỏc lớ do nh au bng: 62 tr (79,5%) trong
ú 54 tr (69,2%) l au bng tỏi din, xut
huyt tiờu húa: 9 (11,5%), nụn kộo di: 4
(5,1%) v thiu mỏu khụng rừ nguyờn nhõn: 3
TCNCYH 29 (3) - 2004

19
(3,8%). Những bệnh nhân được điều trị diệt
HP trong vòng 6 tháng, dùng kháng sinh
trong vòng 1 tháng hoặc dùng các thuốc giảm
tiết dịch vị trong vòng 2 tuần trước khi đến
viện đều bị loại khỏi nghiên cứu này. Tất cả
78 bệnh nhi đều được chẩn đoán bằng nội
soi tiêu hóa; sinh thiết hang vị để xét nghiện
CLO-test ở 78 bệnh nhân; xét nghiệm mô
bệnh học (MBH) ở 61 bệnh nhi, và chẩn đoán
huyết thanh ở 72 b

ệnh nhi. Chẩn đoán huyết
thanh nhiễm HP tiến hành tại Đơn vị Vi khuẩn
đường tiêu hóa, Viện Vệ sinh Dịch tễ trung
ương (PGS Phùng Đắc Cam) bằng kỹ thuật
ELISA sử dụng kháng nguyên là các chủng
HP ở người Việt Nam và Thụy Điển, được
bào chế và chuẩn hóa tại Viện y học
Karolinska (Thụy Điển) có độ nhậy 99.6% và
độ đặc hiệu 97.8%. Ngưỡng (+) ELISA ở trẻ
em được xác đị
nh là từ 0,18 đơn vị độ đục
trở lên trong khi ngưỡng này ở người lớn là
0,22 đơn vị. Kết quả tổn thương đại thể được
chính thầy thuốc nội soi tiêu hóa mô tả. Xét
nghiệm nhanh phát hiện men urease (CLO-
test, Delta West, Australia) trong mẫu sinh
thiết hang vị được tiến hành tại phòng nội soi,
đọc kết quả sau 15 phút và 2 giờ. Xét nghiệm
mô bệnh học mẫu sinh thiết hang vị được tiến
hành tại Bộ môn Gi
ải phẫu bệnh, trường Đại
học Y Hà Nội (PGS Trần Văn Hợp). “Chuẩn
vàng” để xác định bệnh nhân HP (+) là khi có
cả CLO-test và MBH cùng (+). Tất cả các
trường hợp nghiên cứu đều được trẻ và gia
đình tình nguyện tham gia. Đề cương nghiên
cứu đã được hội đồng xét duyệt đạo đức
nghiên cứu khoa học trường Đại học Y Hà
Nội thông qua. Số liệu nghiên cứu được xử lí
bằ

ng các thuật toán thống kê y-sinh học với
sự trợ giúp của phần mềm thống kê SPSS
10.1. Tính độ nhậy, độ đặc hiệu, giá trị tiên
lượng dương và âm tính bằng phương pháp
chuẩn.
Phương pháp chuẩn tính giá trị chẩn đoán của một phương pháp
Tình trạng bệnh nhân


Bệnh Bình thường

Tổng số
Dương tính a b a+b
Âm tính c d c+d

Phương pháp
chẩn đoán
Tổng số a+c b+d a+b+c+d

Độ nhậy (sensibility) = a/ (a+c). Độ đặc
hiệu (specificity) = d/ (b+d). Giá trị tiên lượng
dương (Positive predictive value: PPV) = a/
(a+b). Giá trị tiên lượng âm (negative
predictive value: NPV) = d/ (b+d). Độ chính
xác (accuracy hoặc performance index) =
(a+d)/ (a+ b+c+d)
iii. KẾT QUẢ
Kết quả của 3 phương pháp chẩn đoán
HP hiện đang sử dụng phổ biến ở nước ta
được trình bày trong bảng 1. CLO-test được

dùng ở tất cả 78 bệnh nhân với tỷ lệ (+) cao
nhất, tiếp đến là HTH. MBH chỉ tiến hành
được ở 61 bệnh nhân và tỷ lệ (+) thấp nhất.
Có 31 bệnh nhân HP (+) và 15 bệnh nhân (+)
trong cả 2 phương pháp CLO-test và MBH và
được dùng làm “chuẩn vàng” để so sánh với
tác dụng chẩn đoán c
ủa HTH và sự phối hợp
của HTH với các phương pháp khác. Có 40
trong số 46 bệnh nhân trong nhóm “chuẩn
vàng” có kết quả xét nghiệm HTH (bảng 2).
Bảng 1. Các xét nghiệm chẩn đoán và
tình trạng HP ở 78 trẻ có bệnh lí tiêu hóa
Phương pháp
chẩn đoán HP
N HP (+) HP (-)
Huyết thanh
học (HTH)
72 44 (61,0) 28 (39,0)
CLO-test* 78 57 (73,0) 21 (27,0)
Mô bệnh học
(MBH)
61 31 (51,0) 30 (49,0)
* p<0,007 khi so sánh giữa tỷ lệ (+) và (-)
của CLO-test với MBH
TCNCYH 29 (3) - 2004

20
Bảng 2. Tỷ lệ HP (+) và HP (-) và các giá
trị chẩn đoán của phương pháp HTH.

MBH+CLO-test
(chuẩn vàng)
Phương pháp
chẩn đoán
HP (+) HP (-)
HP (+) 18 4 HTH
(N=40)
HP (-) 7 11
Độ nhậy (%) 72,0
Độ đặc hiệu (%) 73,3
Giá trị tiên lượng dương (%) 81,8
Giá trị tiên lượng âm (%) 61,1
Độ chính xác (%) 72,5

Bảng 3. Tỷ lệ HP (+) và HP (-), âm tính
và dương tính giả và các giá trị chẩn đoán
khi phối hợp giữa HTH với CLO-test.
MBH + CLO-test
(chuẩn vàng)
Phương pháp
chẩn đoán HP
HP (+) HP (-)
HP (+) 25 0 HTH + CLO-test
(N=40)
HP (-) 0 15
Độ nhậy (%) 100
Độ đặc hiệu (%) 100
Giá trị tiên lượng dương (%) 100
Giá trị tiên lượng âm (%) 100
Độ chính xác (%) 100


Phối hợp HTH với CLO-tes để tìm hiểu giá
trị chẩn đoán của cặp phương pháp này so
với “chuẩn vàng” không thấy trường hợp (-)
hay (+) giả nào trong cả 40 bệnh nhân, nên
các giá trị chẩn đoán đều là 100% (bảng 3).
Khi phối hợp HTH với MBH độ nhậy và giá trị
tiên lượng (-) tương đối thấp (bảng 4). Sử
dụng tiêu chuẩn chẩn đoán HP (+) khi có kết
quả (+) của 2 trong số 3 phương pháp hiệ
n
có ở Việt Nam áp dụng cho 78 bệnh nhân
trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy tỷ lệ (+)
là 66,7% (52/78 bệnh nhân). Có 31 bệnh
nhân (39,8%) được chẩn đoán HP (+) bằng
“chuẩn vàng”, trong đó có 18 bệnh nhân có
kết quả (+) trong cả 3 phương pháp. Có 21
bệnh nhân (26,9%) có HP (+) trong cả 2
phương pháp HTH và CLO-test. Không có
bệnh nhân nào phải sử dụng đến cặp
phương pháp có độ nhậy và giá trị tiên lượng
âm thấp (HTH-MBH) để chẩn đoán HP (+)
trong nghiên cứu này (bảng 5).
Bảng 4. Tỷ lệ
HP (+) và HP (-), âm,
dương tính giả và các giá trị chẩn đoán khi
phối hợp HTH với MBH
MBH + CLO-test
(chuẩn vàng)
Phương pháp

chẩn đoán HP
HP (+) HP (-)
HP (+) 18 0 HTH +
MBH
(N=40)
HP (-) 7 15
Độ nhậy (%) 72,0
Độ đặc hiệu (%) 100
Giá trị tiên lượng dương (%) 100
Giá trị tiên lượng âm (%) 68,2
Độ chính xác (%) 82,5

Bảng 5. Các phương pháp phối hợp và
kết quả chẩn đoán tình trạng nhiễm HP ở
78 trẻ có bệnh lí tiêu hóa
Tình trạng
HP
Các xét nghiệm
chẩn đoán HP
N (%)
HP (-)
26 (33,3)
2 tests (-) 17 (21,8)
1 test (+), 1 test (-) 9 (11,5)
HP (+)
52 (66,7)
MBH-HTH-CLO-
test [3 tests (+)]
18 (23,1)
MBH-CLO-test [2

tests (+)]
13 (16,7)
HTH-CLO-test [2
tests (+)]
21 (26,9)
Tổng số 78 (100)

TCNCYH 29 (3) - 2004

21
iv. BÀN LUẬN
Ngày càng nhiều nghiên cứu đánh giá cao
giá trị chẩn đoán của HTH bằng kỹ thuật
ELISA, vì không những đây là phương pháp
không cần đến nội soi, đơn giản, rẻ tiền, mà
còn có giá trị chẩn đoán cao, nhất là trong
những hoàn cảnh đặc biệt như đang chảy
máu, u lympho niêm mạc (MALT), hoặc vi
khuẩn ở dạng hình cầu là những bệnh cảnh
lâm sàng mà giá trị chẩn đoán của các
phương pháp khác rấ
t thấp. Ngoài ra, HTH
còn được sử dụng rộng rãi để theo dõi tác
dụng diệt HP [9]. Kết quả nghiên cứu này cho
thấy có thể dùng xét nghiệm huyết thanh học
để chẩn đoán sàng lọc với độ tin cậy 81,8%
khi kết quả (+) và 61.1% khi kết quả (-). Kết
quả này phù hợp với kết quả các nghiên cứu
của Chen ở Trung Quốc, Heldenberg và cộng
sự ở Israel, Farthy ở Ai-cập và Hafeez ở

Pakistan [1,3,5]. Tuy nhiên, giá trị chẩn đoán
của HTH trong nghiên cứu này tương đối
thấp hơn so với kết quả của nhiều nghiên
cứu khác [2,8,10]. Chúng tôi cho rằng có thể
có 3 lí do làm giảm giá trị chẩn đoán của HTH
trong nghiên cứu này. Trước tiên, do độ nhậy
của phương pháp MBH thấp trong nghiên
cứu này cũng như đã được công bố qua
nhiều nghiên cứu khác, từ 60 đến 85% tùy
theo kinh nghiệm của người đọc [9], nên khi
nó được sử dụng như 1 trong 2 tiêu chuẩn
c
ủa chuẩn vàng, sẽ gây ảnh hưởng đến giá
trị chẩn đoán của HTH khi tính toán. Mặt
khác, tuy đã sử dụng kháng nguyên trong
nước để tránh âm tính do các chủng khác
nhau trong từng khu vực trên thế giới như đã
khuyến cáo [2], và đã hiệu chỉnh ngưỡng
dương tính (cut-off value) từ 0,22 đơn vị độ
đục ở người lớn xuống 0,18 ở trẻ em, nhưng
tuổi bệnh nhân của chúng tôi rất trẻ (10,2 ±
2,3) trong đó có đến 32 trẻ <10 tuổi (41%)
cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
giá trị chẩn đoán của HTH, vì các nghiên cứu
trên thế giới đều thấy nồng độ kháng thể ở trẻ
HP (+) tăng dần theo tuổi, và độ nhậy của
HTH là <85% ở trẻ <10 tuổi [7]. Ngoài ra, việc
xác định ngưỡng của ELISA là 0,18 đơn vị độ
đục trong nghiên cứu này chủ yếu là để s


dụng vào mục đích nghiên cứu dịch tễ học,
tức là chú ý đến độ nhậy nhiều hơn là độ đặc
hiệu bằng cách hạ thấp ngưỡng (+) của
ELISA tới mức chấp nhận được, nên có thể
chư hoàn toàn phù hợp cho chẩn đoán lâm
sàng. Vấn đề này đòi hỏi nghiên cứu thêm để
xác định ngưỡng ELISA thích hợp hơn trong
chẩn đoán lâm sàng.
Cho đến nay, chuẩn vàng trên th
ế giới để
xác định một bệnh nhân nhiễm HP vẫn là tìm
thấy vi khuẩn trong mẫu sinh thiết dạ dày qua
nuôi cấy hoặc xét nghiệm MBH [9]. Trong
thực tế không có một phương pháp đơn độc
nào có thể dùng làm chuẩn vàng thực sự cho
chẩn đoán HP, vì ngay cả trong điều kiện kỹ
thuật tốt nhất, tỷ lệ (+) hoặc (-) giả của một
phương pháp tối ưu nhất vẫ
n là 5-10%. Vì
vậy, chỉ bằng cách kết hợp các phương pháp
chẩn đoán với nhau mới tiến gần đến chuẩn
vàng lí tưởng [Leodolter và cộng sự, 2001; 17
(Suppl 1): S19-23]. Ở Việt Nam cũng như
nhiều nước đang phát triển khác, nhu cầu
chẩn đoán rất cao do tỷ lệ nhiễm HP cao (65-
95%) [Malaty, Helicobacter 2003; 8 (Supp 1):
8-12], trong khi các phương tiện chẩn đoán
còn rất thiếu thốn. Thực tế hiện nay, chẩn
đoán HP ở nước ta ch
ỉ dựa vào CLO-test và

MBH. Vì kết quả MBH cần nhiều thời gian,
việc chẩn đoán và ra quyết định điều trị hầu
như chỉ dựa vào CLO-test. Tuy test urease
nhanh là phương pháp có độ nhậy cao nhưng
độ đặc hiệu thay đổi tùy thuộc khá nhiều vào
điều kiện chẩn đoán (vị trí sinh thiết, điều trị
trước của bệnh nhân, đang có xuất huyết tiêu
hóa), nên việc phối hợ
p kết quả CLO-test với
HTH sẽ làm tăng thêm độ tin cậy của chẩn
đoán và phù hợp với điều kiện các nước
nghèo. Có đến 69/78 bệnh nhân [17 bệnh
nhân HP (-) và tất cả 52 bệnh nhân HP (+)]
trong nghiên cứu này của chúng tôi có kết
quả chẩn đoán bằng sự phối hợp 2 phương
pháp có giá trị chẩn đoán tối đa. Điều này cho
thấy việc phối hợp giữa 2 trong 3 phương
pháp ch
ẩn đoán HP hiện có ở Việt Nam, đặc
biệt là giữa HTH với CLO-test là phù hợp
nhất và có thể sử dụng rộng rãi với độ tin cậy
TCNCYH 29 (3) - 2004

22
cao trong điều kiện thực tế nước ta. Tuy
nhiên, trong thực tế, chúng tôi thấy để có thể
phối hợp được hợp lí và còn có thể dùng
HTH làm sàng lọc bệnh nhân, cần tiến hành
xét nghiệm HP bằng ELISA trước khi quyết
định nội soi. Nếu bệnh nhân đau bụng mà có

kết quả ELISA (+) thì cần nội soi. Tại phòng
nội soi, nếu sau 15 phút và 2 giờ kết quả
CLO-test (+) thì việc chẩn đoán HP (+) là
chắc chắn và thầy thu
ốc có thể kê đơn điều
trị diệt HP. Khi ELISA (-) mà không tìm được
các nguyên nhân khác và vẫn cần nội soi,
nếu muốn đảm bảo chẩn đoán chắc chắn thì
nên đợi kết quả MBH để quyết định điều trị,
ngay cả khi kết quả CLO-test (+).
v. KẾT LUẬN
Nghiên cứu giá trị chẩn đoán của HTH và
kết hợp HTH với các phương pháp cần nội
soi (CLO-test, MBH) trên 78 bệnh nhi nhỏ tuổi
có triệu chứng dạ dày tá tràng, chúng tôi thấy
HTH có độ nhậy, độ đặc hiệu, giá trị tiên
lượng dương âm và độ chính xác là: 72,0%,
73,3%, 81,8%, 61,1% và 72,5%. Phối hợp
HTH với CLO-test để chẩn đoán HP có độ
nhậy, độ đặc hiệu, giá trị tiên lượng dương và
âm đều là 100%, trong khi phối hợp giữa
HTH và MBH có
độ nhậy là 72%, độ đặc hiệu
là 100%, các giá trị tiên lượng dương và âm
là 100% và 68,2%; độ chính xác là 82,5%. Sử
dụng HTH kết hợp với các phương pháp
chẩn đoán phổ biến hiện nay ở nước ta là
CLO-test và MBH cho phép chẩn đoán bằng
các cặp phương pháp có giá trị chẩn đoán
100% trong tất cả 52 bệnh nhân HP (+) và

65,4% (17/26) bệnh nhân HP (-). Chúng tôi
thấy phối hợp giữa HTH và CLO-test là cách
thích hợp, khả thi và có độ chính xác cao để
cải thiện khả n
ăng chẩn đoán xác định và chỉ
định điều trị nhiễm HP ở trẻ em trong điều
kiện Việt Nam hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chen MH, Lien CH, Yang W, Wu CL.
Helicobacter pylori infection in recurrent
abdominal pain: a prospective study. Acta
Paediatr Taiwan 2001; 42 (5): 278-81.
2. De Oliveira AM, Rocha GA, Queiroz
DM, Mendes EN, Cavalho AS, Ferrari TC,
Nogueira AM. Evaluation of enzyme-linked
immunosorbent assay for the diagnosis of
Helicobacter pylori infection in children from
different age groups with and without
duodenal ulcer. J Pediatr Gastroenterol
Nutr.1999; 28 (2): 132-4.
3. Farthy H, Sherif M, Mohran Z, El
Mohamedy H, Francis W, Rockabrand D,
Rozmaizl P, Frierson H, Frenck RWJ.
Comparison of invasive and noninvasive tests
for the diagnosis of Helicobacter pylori in
Egyptian children. Helicobacter 2003; 8 (4):
485.
4. Garza-Gonzalez E, Bosques-Padilla
FJ, Tijeirina-Menchaca R, Flores-Gutierrez
JP, Maldonado-Garza HJ, Perez-Perez JI.

Comparison of endoscopy-based and serum-
based methods for the diagnosis of
Helicobacter pylori. Can J Gastroenterol
2003; 17: 101-6.
5. Hafeez A, Ali S, Hassan M. Recurrent
abdominal pain and Helicobacter pylori
infection in children. J Pak Med Assoc 1999;
49 (%): 112-4.
6. Heldenberg D, Wagner Y, Heldenberg
E, Karen S, Auslaender L, Kaufshtein M,
Tenebaum G. (1995). The role of
Helicobacter pylori in children with recurrent
abdominal pain. Am J Gastroenterol; 90 (6):
906-9.
7. Marchildon PA, Sygiyama T, FukadaY,
Peacock JS, Asaka M, Shimoyama T,
Graham DY. Evaluation of the effects of
strain-specific antigen variation on the
accuracy of serologic diagnosis of
Helicobacter pylori infection. J Clin Microbiol
2003; 41: 1480-5.
8. Ogata SK, Kawakami E, Patricio FR,
Pedroso MZ, Santos AM. Evaluation of
invasive and non-invasive methods for the
diagnosis of Helicobacter pylori infection in
symptomatic children and adolescents. Sao
Paulo Med J. 2002; 19 (2): 67-71.
TCNCYH 29 (3) - 2004

23

9. Rautelin H, Lehours P, Megraud F.
Diagnosis of Helicobacter pylori infection.
Helicobacter 2003; 8 (Suppl 1): S13-20.
10. Sokucu S, Suoglu OD, Turkkan E,
Elkabes B, Ozden T, Saner G. Helicobacter
pylori infection in Turkish children with
gastrointestinal symptoms and evaluation of
serology. Turk J Pediatr 2002;44 (2):102-8.
Summary
EVALUATION OF DIAGNOSTIC VALUES OF SEROLOGY FOR
HELICOBACTER PYLORI DETECTION IN DYSPEPTIC CHILDREN

Background. The objective of our study was to evaluate diagnostic values of a serologic test
recently validated and assess its ultility in combination with other available methods for H. pylori
detection in symptomatic children. Methods. Sensitivity, specificity, positive and negative predictive
values of a recently evaluated serology by ELISA technique using in-house strains as antigen. were
assessed on a population of 78 untreated symptomatic young children (mean age: 10.5 ± 2.3 years)
separately and in combination with 2 other available methods, using both CLO-test and histology as
reference. Results. Sensitivity, specificity, positive and negative predictive values and accuracy
(performance index) of the serological method were at 72.0%, 73.3%, 81.8%, 61.1% and 72.5%.
These values when combining serology with CLO-test were all 100%; and when combining serology
with histology were 72%, 100%, 100%, 68,2%, and 82,5% Using the serology in combination with
CLO-test and histology, this strategy of 2-positive test allowed to diagnose with high accuracy in all of
52 H. pylori-positive patients and 19/26 H. pylori-negative children. The performance of serology-
CLO-test combination was as high as histology-CLO-test one. Conclusion. Results of our study
suggest that in low-income countries, an appropriately validated serology may be coupled with other
invasive methods of diagnosis, rapid urease test in particular, to detect H. pylori infection in
symptomatic children allowing the initiattion of H. pylori eradication without important delay in clinical
daily practice.
Key words: Diagnostic values, Helicobacter pylori infection; serology, symptomatic children.


×