Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI kì môn QUẢN TRỊ học CHỦ đề tôn TRỌNG sự KHÁC BIỆT TRONG HOẠT ĐỘNG đội NHÓM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.76 KB, 16 trang )

lOMoARcPSD|11572185

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – TRUYỀN THƠNG

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MƠN QUẢN TRỊ HỌC
CHỦ ĐỀ: “TƠN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT” TRONG HOẠT ĐỘNG
ĐỘI NHĨM

Lớp học phần: 212_DQT0011_10
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Hải Yến
Sinh viên thực hiện: Nhóm Kiếm học bổng
● Nguyễn Bích Trâm - 207QC04217
● Phạm Lê Xuân Trang - 207QC04202
● Trần Kim Chi - 207QC02617
● Trương Lê Diệu Hiền - 207QC61214
● Phạm Thị Mỹ Quyên - 207QC03774
● Nguyễn Thị Ngọc Hân - 207QC02834
● Nguyễn Ngọc Minh Thư - 207QC04075

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04 năm 2022


lOMoARcPSD|11572185

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................1
NỘI DUNG.................................................................................................................................................2
1.Cơ sở lý luận:.......................................................................................................................................2
1.1. Xác định vấn đề:..........................................................................................................................2


1.2 Các giới thuyết khái niệm:...........................................................................................................2
2. Nội dung chính:..................................................................................................................................2
2.1. Các kiểu khác biệt trong hoạt động đội nhóm:..........................................................................3
2.1.1. Sở thích..................................................................................................................................3
2.1.2. Tính cách...............................................................................................................................3
2.1.3. Quan điểm.............................................................................................................................3
2.1.4. Độ tuổi...................................................................................................................................3
2.1.5. Văn hóa vùng miền, tơn giáo................................................................................................4
2.1.6. Kinh nghiệm..........................................................................................................................4
2.1.7. Trình độ chun mơn............................................................................................................4
2.2. Tích cực và tiêu cực của các kiểu khác biệt:..............................................................................4
2.2.1. Tích cực:................................................................................................................................4
2.2.2 Tiêu cực..................................................................................................................................6
2.3.Tơn trọng sự khác biệt.................................................................................................................8
2.4.Cách hoạt động đội nhóm hiệu quả:..........................................................................................10
2.4.1 Hình thành...........................................................................................................................10
2.4.2 Xây dựng văn hóa................................................................................................................11
2.4.3 Giơng tố................................................................................................................................11
2.4.4 Thể hiện năng lực.................................................................................................................11
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................14


lOMoARcPSD|11572185

MỞ ĐẦU
Văn hóa làm việc nhóm đã khơng cịn xa lạ với chúng ta, bởi sự hợp tác, đoàn kết
trong cuộc sống và cơng việc đã có từ rất lâu, như việc không thể xây dựng Kim Tự Tháp
chỉ với một người hay không thể chiến thắng quân xâm lược với sức mạnh của một cá
nhân riêng lẻ. Làm việc nhóm đã là một điều thiết yếu trong cơng việc, nhất là trong thời

buổi khoa học, kĩ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng như hiện nay. Chỉ có làm
việc nhóm mới giúp có nhiều nguồn lực và ý tưởng để làm tốt công việc, phát triển tốt dự
án, công ty, doanh nghiệp. Nhưng trong một tập thể không phải ai cũng giống nhau, mỗi
cá nhân đều có những nét riêng, những sự khác biệt, điều này đôi khi lại dẫn đến những
bất đồng, xung đột trong quá trình hoạt động đội nhóm. Chính vì lý do này, nhóm chúng
em – “Kiếm học bổng” sẽ tìm hiểu và phân tích về “Tơn trọng sự khác biệt trong văn hóa
đội nhóm” liên quan đến chương 8 “Xây dựng nhóm và làm việc nhóm” trong học phần
Quản trị học do giảng viên Lê Hải Yến giảng dạy, nhằm tìm ra các giải pháp giúp các cá
nhân khác biệt có thể làm việc hiệu quả cùng nhau và mang lại sự thành cơng cho hoạt
động đội nhóm.

1


lOMoARcPSD|11572185

NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận:
1.1. Xác định vấn đề:
Trong cuộc sống hiện nay, việc học tập hay công việc nào cũng cần tới hoạt động
đội nhóm. Hoạt động đội nhóm giúp ta có được nhiều ý tưởng hơn dành cho đề tài, sản
phẩm mà nhóm đang theo đuổi. Ngồi việc đồng điệu trong hoạt động đội nhóm, thì sự
khác biệt trong hoạt động nhóm sẽ góp phần thúc đẩy các ý tưởng, giúp nó trở nên sáng
tạo và vươn xa hơn.
Tuy nhiên, do tâm lí sợ bị chê cười hay dèm pha nếu đưa ra các ý kiến sai mà cịn
rất nhiều bạn trẻ khơng muốn trở nên “khác biệt” trong hoạt động đội nhóm. Vì vậy,
chúng ta cần tơn trọng sự khác biệt này để giúp nó trở nên phổ biến và biến thành mặt tích
cực trong việc hoạt động đội nhóm.
1.2 Các giới thuyết khái niệm:
● Giới thuyết khái niệm về đội nhóm:

Đội nhóm là một tập thể gồm ít nhất 2 người, phụ thuộc lẫn nhau, tương tác với
nhau, và nhìn nhận nhóm như một tổ chức độc đáo. Các cá nhân hoạt động trong cùng
một nhóm có mục tiêu và lí tưởng chung, cùng nhau bổ trợ, phân chia cơng việc để hồn
thành được mục tiêu đề ra.
● Giới thuyết khái niệm về tôn trọng:
Tôn trọng là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của
người khác, thể hiện lối sống văn hóa của mỗi người.
● Giới thuyết khái niệm về tôn trọng:
Khác biệt là những nét riêng được khẳng định, gắn với đời sống của cá thể trong xã
hội. Sự khác biệt có thể được thể hiện ở suy nghĩ, quan điểm, lối sống, hành vi, cách cư
xử của người này với người khác. Khác biệt khiến ta thể hiện được bản sắc riêng, khơng
bị hịa tan trong đám đông, trong cộng đồng.
2


lOMoARcPSD|11572185

2. Nội dung chính:
2.1. Các kiểu khác biệt trong hoạt động đội nhóm:
2.1.1. Sở thích
Trong nhóm ln có những người có sở thích giống và khác nhau. Điều này ảnh
hưởng đến quan hệ giữa các cá nhân do bất đồng về sở thích. Có thể người này thích nơi
đơng người nên có thể họp ở bất cứ đâu nhưng người khác lại chỉ thích nơi yên tĩnh,
muốn họp và làm việc ở nơi ít người nên cả nhóm khó có thể đưa ra quyết định cuối cùng.
Bên cạnh đó, có thể thành viên này thích chủ đề này trong khi thành viên kia lại thích chủ
đề nọ, khác biệt sở thích khiến họ khó có thể thống nhất với nhau trong quan hệ đồng
nghiệp lẫn trong quá trình thực hiện cơng việc.
2.1.2. Tính cách
Mỗi cá nhân mang một tính cách khác nhau, có người hướng nội, có người hướng
ngoại và cũng có người hịa trộn giữa hai hướng. Điều này có thể giúp nhóm dễ dàng

trong việc phân chia cơng việc vì các thành viên có thể chọn làm cái phù hợp với mình.
Chẳng hạn như người hướng nội phụ trách mảng nội dung, người hướng ngoại có thể phụ
trách mảng thuyết trình và tương tác bên ngồi.
Với trường hợp hai thành viên trong nhóm đều có tính cách nóng nảy và dễ phát
sinh mâu thuẫn thì người trầm tính và bình tĩnh sẽ là người giảng hịa và gắn kết mọi
người lại với nhau.
2.1.3. Quan điểm
Trong một đội nhóm, việc các thành viên có nhiều quan điểm khác nhau là điều
không thể tránh khỏi. Điều này dẫn đến bất đồng quan điểm trong cơng việc, nhưng cũng
có lợi khi nó làm đa dạng các ý kiến, các cách giải quyết khi có vấn đề xảy ra. Vì các sự
vật, sự việc nên được nhìn nhận theo nhiều hướng khác nhau, khi đó chúng ta có thể sáng
tạo hơn trong cơng việc và đồng thời cũng có thể dễ dàng cảm thơng cho nhau nếu có
mâu thuẫn.
Với nhiều người có tính e ngại, khi họ có những quan điểm khác với số đơng, họ
thường khơng dám nói ra bởi sợ người khác bác bỏ hay chê cười.
3


lOMoARcPSD|11572185

2.1.4. Độ tuổi
Với những người ở những độ tuổi khác nhau, họ thường có những suy nghĩ, hành vi
khác nhau. Ở môi trường làm việc, thế hệ nhân viên lớn tuổi hơn thường khó bắt kịp
những xu hướng của giới trẻ, điều này có thể là một hạn chế tùy theo lĩnh vực của cơng
việc (ví dụ như làm về mảng insight khách hàng trẻ tuổi,…). Còn với thế hệ nhân viên trẻ,
họ lại có ít kinh nghiệm hơn những người đi trước.
2.1.5. Văn hóa vùng miền, tơn giáo
Trong một nhóm sẽ có những người đến từ nhiều nơi khác nhau và có những nét
riêng biệt, phương thức sinh hoạt khác nhau và có những tơn giáo khác nhau. Hạn chế của
điều này là những người trong nhóm có thể khó hiểu lời nói của nhau do ảnh hưởng của

giọng vùng miền. Nhưng bên cạnh đó, việc đến từ nhiều nơi giúp nhóm có thêm thơng tin
về nhiều địa phương trên đất nước, điều này nhiều lúc lại có ích trong lĩnh vực nào đó.
2.1.6. Kinh nghiệm
Có những người đi làm sớm hơn và trễ hơn, và cũng có những người đã được trải
nghiệm lĩnh vực này, lĩnh vực kia nên sự khác nhau về kinh nghiệm là rất thường gặp
trong đội nhóm. Người có kinh nghiệm có cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề khác với
người không rành về việc đó. Chênh lệch giữa kinh nghiệm dẫn đến có những cách làm
việc khác nhau.
2.1.7. Trình độ chun mơn
Khi làm việc nhóm mỗi người sẽ có trình độ chun mơn khác nhau, điều này được
tích lũy trong q trình học tập và khả năng vận dụng kiến thức vào cơng việc. Người có
trình độ chun mơn cao hay thấp phụ thuộc vào quá trình tổng hợp và vận dụng lý thuyết
vào thực tế.
2.2. Tích cực và tiêu cực của các kiểu khác biệt:
2.2.1. Tích cực:
Nhóm khơng chỉ là nơi tập hợp nhiều cá nhân với các cá tính khác nhau mà còn là
nơi hội tụ và phát huy các kỹ năng, thế mạnh của mỗi thành viên nhằm đạt được kết quả
tốt cho sản phẩm của nhóm.
4


lOMoARcPSD|11572185

Những điều tích cực thường thấy của các kiểu khác biệt giữa các cá nhân khi làm
việc nhóm là:
- Năng suất làm việc của mỗi cá nhân và hiệu quả đạt được khi làm việc theo nhóm
cao hơn so với năng suất và hiệu quả đạt được của mỗi cá nhân khi họ làm việc riêng lẻ.
- Thúc đẩy sự sáng tạo của mỗi cá nhân thông qua việc bày tỏ quan điểm với những
tình huống được đưa ra khi làm việc nhóm. Từ đó giúp mọi người có nhiều phương án
giải quyết hơn, linh hoạt hơn trong cách xử lí vấn đề.

- Giải quyết nhanh hơn các vấn đề nhờ việc mọi người trong nhóm làm cùng nhau
bởi đó là sự hợp lực của nhiều bộ óc sẽ giúp đưa ra nhiều giải pháp tối ưu hơn, khi sức ép
về thời gian ngày càng lớn.
- Tăng khả năng phân tích, đánh giá vấn đề trên nhiều khía cạnh và rèn luyện tư duy
trên nhiều góc độ. Khi làm việc nhóm, phải xem xét các chủ đề từ quan điểm của những
người khác. Ngồi ra cịn phải lắng nghe ý kiến từ mọi người nhằm đưa ra giải pháp hợp
lý, tối ưu nhất.
- Tăng khả năng giao tiếp và vốn từ ngữ của mỗi người qua các cuộc nói chuyện,
biểu đạt khi giải thích hoặc khi trình bày quan điểm, phản biện. Từ đó giúp trau dồi vốn từ
vựng, biết sử dụng những từ ngữ hay hơn, biết cách thể hiện và kiểm soát cảm xúc, tạo ấn
tượng tốt và thuyết phục người khác.
- Kỹ năng quản lý cảm xúc, tính cách của bản thân và người khác. Khi làm việc
nhóm bạn sẽ gặp nhiều cá thể khác biệt về tính cách, có người sơi nổi, nhiệt huyết, có
người trầm tính, ít nói hay thậm chí là bảo thủ, cố chấp. Khi đó, người dẫn dắt sẽ phải tìm
cách dung hịa tích cách giữa các thành viên trong nhóm để mang lại lợi ích tốt nhất cho
kết quả của quá trình làm việc nhóm.
- Tăng khả năng học hỏi và tận dụng tối đa tài năng của mọi người thông qua làm
việc nhóm. Làm việc nhóm sẽ mang lại cơ hội để quan sát và học hỏi tài năng của những
người khác. Từ đó sẽ có cơ hội để học hỏi từ những người đồng nghiệp, học tập cách giải
quyết và chiến lược của họ.
5


lOMoARcPSD|11572185

- Rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân và làm việc có trách nhiệm đối với đội nhóm
vì khi làm việc nhóm, phải tuân thủ nghiêm túc các quy định, nội quy nhóm đề ra. Học
cách cẩn thận, kĩ lưỡng cho từng việc mình làm vì với một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra
ảnh hưởng nghiêm trọng đến dự án.
- Làm việc nhóm sẽ phần nào giảm bớt căng thẳng trong cơng việc vì nếu một người

ơm dồn nhiều việc thì sẽ dễ trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng
khơng ít tới chất lượng cơng việc. Vì vậy nên làm việc cùng nhau thì mỗi người sẽ được
phân cơng theo từng phần khác nhau mà vẫn có thể giúp đỡ nhau xây dựng và hồn thành
cơng việc.
Đối với các doanh nghiệp hiện nay thì khả năng làm việc nhóm của mỗi cá nhân thật
sự rất quan trọng và được đưa vào một trong những tiêu chí để tuyển dụng nhân sự cho
cơng ty. Vì vậy mình có một lời khun rằng ngay từ khi cịn ngồi ghế nhà trường là hãy
tích cực tham gia các hoạt động đội nhóm, tập thể để rèn luyện kỹ năng phối hợp của mỗi
cá nhân khi làm việc trong đội nhóm, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc sau này.
2.2.2 Tiêu cực
Trong hoạt động đội nhóm, khơng phải lúc nào cũng sn sẻ và hồn hảo. Có những
thành viên sẽ đóng góp và mang lại tích cực cho nhóm nhưng ngược lại, cũng sẽ có những
thành viên mang vai trị “cản trở” khiến nhóm khó có thể phát triển.
Các mặt tiêu cực của các kiểu khác biệt:
 Tính thống trị
Có những người thuộc kiểu người thích dẫn đầu, thống trị người khác. Họ không
quan tâm đến ý kiến của các thành viên trong nhóm mà chỉ chăm chăm theo ý kiến của
bản thân mình, ln cho mình là đúng. Nếu như người mang tính thống trị ở vai trị
trưởng nhóm thì nó lại càng tệ hơn nữa. Trong nhóm sẽ xảy ra việc lạm dụng chức quyền.
Họ lạm dụng rằng mình là nhóm trưởng và yêu cầu mọi người phải theo ý kiến của mình.
Khơng những vậy, ý kiến của họ chỉ có thể là ý tưởng và suy nghĩ của riêng họ thơi,
nhưng họ lại nói ra như thể nó đã được kiểm chứng và xem nó như thật. Một người có khả
năng dẫn dắt người khác thì có thể xem là một ưu điểm nhưng nếu ưu điểm đó bị lạm
6


lOMoARcPSD|11572185

dụng và sử dụng khơng đúng cách thì dần dà nó có thể biến thành khuyết điểm.
 Tính cầu tồn

Cầu toàn vừa là ưu điểm nhưng cũng vừa là khuyết điểm trong hoạt động đội
nhóm. Có những người mang tính cách cầu tồn xong rồi ln bảo rằng “Tơi cầu tồn nên
tơi ln làm mọi thứ một cách kĩ càng và mang lại hiệu quả cao cho sản phẩm của mình”.
Tuy nhiên, mọi thứ nên duy trì ở mức vừa phải. Nếu một người quá mức cầu toàn sẽ
khiến cho những người hợp tác chung rất mệt mỏi. Thử nghĩ, bạn làm một điều gì đó rất
miệt mài và chỉn chu nhưng trong mắt họ, họ lại không vừa ý và chê bai, bạn cứ phải làm
lại và làm lại. Trong khi, những chi tiết họ khơng hài lịng có thể chỉ là một điều gì đấy rất
nhỏ thậm chí cịn khơng ai để tâm đến nó. Hoặc những ý kiến khi bạn đưa ra đều bị bác
bỏ và cho là không đúng, cho dù bạn đã đưa ra dẫn chứng từ các nguồn đáng tin cậy, nó
chỉ khiến bạn càng ngày trở nên tự ti và không dám đưa ra ý kiến. Những điều này dần có
thể khiến cho tiến độ chung của một sản phẩm nào đó các bạn đang tiến hành sẽ bị trì trệ.
 Đóng góp ý kiến sai cách
Họ có thể khác biệt trong nhóm bằng cách liên tục tích cực đóng góp các ý kiến
khác nhau cho nhóm. Tuy nhiên, các ý kiến họ đưa ra lại khơng phù hợp với chủ đề mà
nhóm đang làm. Họ cứ liên tục đưa ra và dẫn dắt nhóm theo ý kiến sai lệch đó và dần dần
làm cả nhóm bị chệch hướng, ảnh hưởng tới kết quả chung của cả nhóm.
 Tính bị động, trì trệ
Có những thành phần trong nhóm mà khiến bạn ln cảm thấy như mình là một
người “gọi đị”. Họ ln khiến chúng ta mệt mỏi về lúc nào cũng phải kêu réo, nhắc nhở.
Những lần họp nhóm để đưa ra ý kiến thì lúc nào bạn cũng nhận được ba chữ “sao cũng
được”. Đây có lẽ là thành phần tiêu cực nhất trong việc hoạt động nhóm vì có thể khiến
nhóm bị trễ deadline và mang lại chất lượng sản phẩm khơng cao bởi khơng có sản phẩm
nào được hồn thành trong thời gian gấp rút mà có thể tốt hay hồn hảo được cả.
 Tính vội vã
Ai cũng muốn sản phẩm, bài làm của mình được sớm hoặc đúng thời hạn. Tuy
7


lOMoARcPSD|11572185


nhiên việc gì cũng cần phải theo qui trình và thời gian đặt ra. Có một số thành phần do
muốn sớm hồn thành hoặc có thể chỉ là do họ qn mất cơng việc mình phải làm nên đã
đưa ra nhiều quyết định vội vã. Trong cuộc họp thống nhất ý kiến, họ khơng cho các
thành viên cịn lại có thời gian suy nghĩ mà gửi rất nhiều thông tin yêu cầu mọi người
quyết định nhanh gọn nhất có thể. Quyết định vội vã có thể khiến sản phẩm cịn nhiều
thiếu sót và khơng được hồn thiện.
→ Nói tóm lại, các tính cách đều có mặt tiêu cực và tích cực của riêng nó. Nếu bạn
biết cách phát huy nó một cách vừa phải và đúng đắn thì nó có thể dẫn nhóm đến một
bước phát triển tốt hơn, thành công hơn.
2.3.Tôn trọng sự khác biệt
Sự đồng nhất luôn là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động đội nhóm, khi mà
tất cả các thành viên đều cố gắng tìm kiếm sự đồng bộ với những người khác. Đồng nhất
khơng hẳn là thứ tiêu cực, nhưng khơng ít lần, nó lại trở thành nỗi ám ảnh và khiến con
người ta áp đặt cái tơi của mình lên người khác.
“Tại sao bạn lại suy nghĩ/làm như vậy mà không phải là như thế này?”, “Bạn đúng
là khác người, ai lại có ý tưởng kỳ quặc như vậy chứ?”, “Chúng ta nên làm giống mọi
người”,... đây ắt hẳn là suy nghĩ của một số người khi nhìn thấy người khác đã, đang và sẽ
làm điều gì đó khác biệt so với số đông. Chúng ta luôn nỗ lực không ngừng để tìm kiếm
sự hịa hợp, cố gắng né tránh và phản đối những điều được cho là không hợp ý kiến của
đại đa số. Điều đó vơ tình khiến ta qn rằng, mỗi con người là một cá thể duy nhất và
riêng biệt, đều có những suy nghĩ, hành động và cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Tony
Robbins – một tác giả, huấn luyện viên cuộc sống (life coach) và là diễn giả truyền cảm
hứng người Mỹ đã từng nói: “To effectively communicate, we must realize that we are all
different in the way we perceive the world and use this understanding as a guide to our
communication with others.” (Để giao tiếp hiệu quả, ta cần phải nhận ra rằng tất cả chúng
ta đều khác nhau trong cách nhìn nhận thế giới và sử dụng nó như kim chỉ nam trong giao
tiếp với người khác). Thế nên, điều mà chúng ta cần làm là chấp nhận, thấu hiểu và tôn
trọng sự khác biệt đó. Điều này sẽ khiến cho mối quan hệ đội nhóm trở nên cởi mở và hịa
đồng hơn, hiệu quả công việc cũng sẽ được nâng cao.
8



lOMoARcPSD|11572185

Ngày nay, có rất nhiều bài test tính cách được tạo ra và trở nên phổ biến, có thể kể
đến như là MBTI và Big Five Personality. Những bài test này giúp người làm biết được
đặc điểm tính cách của mình, đồng thời đây cũng là cơ sở khoa học chứng minh cho sự
khác biệt trong tính cách cũng như thế giới quan của con người. Mỗi người đều có mỗi sở
thích riêng, có những cách nhìn nhận và những định nghĩa khác nhau khi đứng trước cùng
một vấn đề. Đây cơ bản chính là "sự khác biệt". Tơn trọng sự khác biệt, nói cách khác,
chính là sự thấu hiểu và trở nên cởi mở (open-minded) với những điều mới lạ.
Tôn trọng sự khác biệt luôn luôn là điều cần thiết trong bất cứ hoạt động đội nhóm,
tập thể nào, dù quy mô là lớn hay nhỏ. Đặc biệt là trong công việc và học tập, tôn trọng sự
khác biệt chính là chìa khóa tạo nên mơi trường lành mạnh và sáng tạo, giúp mỗi cá nhân
được tự tin thể hiện đúng bản chất và năng lực của bản thân.
Thoát khỏi phạm vi cơng việc và học tập, nhìn rộng hơn ra đời sống, liệu có phải
những xung đột tơn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính... cũng phần nào xuất
phát từ thiếu tôn trọng sự khác biệt đúng khơng?
Chúng ta khơng thể phủ nhận rằng chính sự thấu hiểu, sự tôn trọng khác biệt đã
phần nào giảm bớt những xung đột, mâu thuẫn, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt
động đội nhóm và những việc mang tính tập thể. Vì lẽ đó, giữa bất cứ con người nào hay
trong bất cứ hội nhóm, tập thể nào cũng thế, tơn trọng sự khác biệt chính là một trong
nhưng yếu tố khiến con người trở nên có văn hóa hơn, biết cách khiêm tốn, lắng nghe và
học hỏi, biết cách tư duy mở thay vì đóng cửa tư duy, bảo thủ và khăng khăng ơm chặt
nhận định của mình.
Tơn trọng sự khác biệt giúp xóa bỏ rào cản xã hội, giúp chúng ta dễ dàng đồng cảm
và cởi mở hơn với những người xung quanh, từ đó thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt.
Ở nhiều trường hợp, sự khác biệt cũng là yếu tố dẫn dắt con người đến với những suy
nghĩ mới mẻ, nhưng tư duy khác lạ, bỏ qua lối mòn để đi đến sự phát triển. Những phát
minh tạo được ảnh hưởng tích cực đến nhân loại cũng xuất phát từ tư duy khác biệt.

Tôn trọng sự khác biệt – nghe có vẻ lớn lao nhưng thật sự khơng q khó để làm
được. Hãy bắt đầu từ việc mở lịng mình ra, tập lắng nghe và quan tâm những người xung
9

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

quanh, đặt mình vào hồn cảnh của người khác và tập nhìn cuộc sống với những góc nhìn
khác nhau. Từ đó, bạn sẽ thấy được sự mn màu và đa dạng của cuộc sống.
Chúng ta cũng không thể nào đánh giá chính xác một con người khi chỉ nhìn vào
một khía cạnh nào đó mà họ thể hiện. Albert Einstein đã từng nói: “Everybody is a
genius. But if you judge a fish by its ability to climb a tree, it will live its whole life
believing that it is stupid.” (Ai cũng là thiên tài, nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng
khả năng leo cây, nó sẽ sống cả đời với suy nghĩ rằng nó là kẻ đần độn). Phủ nhận lợi ích
của việc xếp hạng và so sánh là điều khơng thể, vì chính nhờ nó, con người mới nhận biết
được năng lực của mình đang nằm ở đâu, đồng thời khi nhìn vào đó, ta cũng có thêm
động lực để phát triển bản thân. Nhưng cái gì cũng có mặt trái của nó, nếu chúng ta cứ
mải mê chạy theo những tiêu chuẩn chung và luôn so sánh mình với người khác thì đến
một lúc nào đó, phải chăng ta sẽ quên đi giá trị thật sự của chính bản thân mình. Nói cách
khác, học cách tơn trọng sự khác biệt không chỉ là tôn trọng người khác mà cũng chính là
học cách tơn trọng giá trị cốt lõi của bản thân mình.
2.4.Cách hoạt động đội nhóm hiệu quả:
Để hoạt động đội nhóm hiệu quả, cần trải qua 4 giai đoạn phát triển:
1.Hình thành
2.Xây dựng văn hóa
3.Giơng tố
4.Thể hiện năng lực
2.4.1 Hình thành

Ngay trong giai đoạn hình thành nhóm, cần định hướng các thành viên và giải đáp
các thắc mắc của họ về công việc. Và cũng cần đảm bảo rằng các thành viên đều có năng
lực để có thể hồn thành các nhiệm vụ được giao. Lúc này, việc tìm hiểu sự khác biệt của
mỗi cá nhân là cần thiết, vì điều này giúp hiểu rõ hơn về tính cách, năng lực của từng
thành viên có phù hợp để làm việc cùng nhau đi đến phát triển hay khơng.
Bên cạnh đó, cần xây dựng niềm tin giữa các cá nhân, xây dựng các mối quan hệ
10

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

và thiết lập sự rõ ràng về mục đích, chuẩn mực, thủ tục và những mong đợi từ công ty,
doanh nghiệp tới nhân viên của mình.
2.4.2 Xây dựng văn hóa
Duy trì sự thống nhất trong đội nhóm và sự gắn kết trong đội nhóm. Tạo điều kiện
thuận lợi cho sự tham gia của các thành viên và trao quyền cho các thành viên, để họ bộc
lộ được những ưu điểm từ chính sự khác biệt.
Người quản lí cần hỗ trợ các thành viên trong nhóm và cung cấp phản hồi về hiệu
quả của nhóm và các thành viên.
2.4.3 Giơng tố
Để quản lý nhóm giai đoạn này một cách hiệu quả, nhà quản lý cần biết cách quản lí
xung đột. Sự khác biệt giữa các cá nhân nhiều lúc gây nên những xung đột trong q trình
làm việc, và cũng chính vì sự khác biệt mà khi có vấn đề xảy ra, các thành viên sẽ nghĩ
nguyên nhân là do sự khác biệt của người khác. Cần giải quyết vấn đề này triệt để nhằm
giúp quan hệ giữa các thành viên tốt hơn và tránh ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Ủng hộ những biểu hiện hữu ích của mỗi cá nhân cũng là điều hết sức quan trọng,
thể hiện sự quan tâm, tôn trọng đến nhân viên, tôn trọng sự khác biệt của họ, khuyến
khích họ phát huy điểm tốt từ sự khác biệt của họ với người khác.

Chuyển sự phụ thuộc đối lập thành phụ thuộc lẫn nhau, khiến mối quan hệ giữa
những cá nhân trong đội nhóm khơng chỉ là mối quan hệ giữa những người đi làm chung
mà cịn là cộng sự, người cùng chung chí hướng để làm việc, phát triển chính bản thân họ,
phát triển cơng việc, đội nhóm và cơng ty. Giúp thúc đẩy xây dựng đồng thuận giữa các cá
nhân khác nhau.
Với trường hợp nguyên nhân gây bão tố là từ bên ngoài, cần xác định ngun nhân
đó (thay vì thù địch lẫn nhau). Củng cố sự cam kết nhóm bằng sự nhận ra mức độ hiệu
quả của nhóm. Cho các thành viên thấy được giá trị của làm việc nhóm.
2.4.4 Thể hiện năng lực
Tạo ra kết quả trong quá trình làm việc cùng nhau. Khi mỗi cá nhân nhận thấy họ có
11

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

chung tầm nhìn và mục tiêu cụ thể thì việc khác biệt giữa mỗi thành viên như phép bù trừ,
như những nguồn ý tưởng mới, những kĩ năng khác nhau để giúp quá trình làm việc diễn
ra tốt hơn. Ở giai đoạn này, mọi người trong nhóm đều đã thấu hiểu nhau và thích nghi
được với điểm mạnh, điểm yếu của từng người trong nhóm. Các thành viên có niềm tin về
nhau và không ngần ngại bày tỏ những quan điểm khác biệt của mình lúc thảo luận cũng
như ở những hoạt động khác trong quá trình làm việc, giúp nhóm có thêm nhiều ý tưởng
để phát triển tốt cơng việc.

12

Downloaded by út bé ()



lOMoARcPSD|11572185

KẾT LUẬN
Một đội nhóm trong q trình làm việc ln ln tồn tại sự khác biệt dù ít hay nhiều
giữa các thành viên. Tuy giữa những cá nhân có những điểm khác nhau, nhưng điều quan
trọng là cần phải biết tơn trọng những sự khác biệt đó. Bởi việc tơn trọng những khác biệt
giúp mỗi cá nhân được tôn trọng và được thể hiện hết những ưu điểm của bản thân, giúp
phát triển chính bản thân họ và đồng thời phát triển công việc, dẫn đến sự thành công của
hoạt động đội nhóm.
-HẾT -

13

Downloaded by út bé ()


lOMoARcPSD|11572185

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] David A. Whetten and Kim S. Cameron (2020). Developing management skills (10th
edition). America. Published by Pearson Education.
[2] Martin Manser, Nigel Cumberland, Dr Norma Barry, và Di Kamp (2019). Cẩm nang
trở thành nhà quản lý xuất sắc. Anh. NXB Thế giới.
[3] Amelia Nguyễn. (2021). Giá trị cốt lõi và cách tôn trọng sự khác biệt. Truy cập ngày
07/04/2022

tại

/>
4362283.html#:~:text=C%C6%A1%20b%E1%BA%A3n%2C%20m%E1%BB%97i

%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20m%E1%BB%97i,bi%E1%BB%87t%20l
%C3%A0%20nh%C6%B0%20th%E1%BA%BF%20n%C3%A0o%3F
[4] Đỗ Phương Thanh. (2019). [Quan Điểm Sống] Tôn Trọng Sự Khác Biệt. Truy cập
ngày 06/04/2022 tại />[5] Hà Trần Thu. (2018). Teamwork-ing: Chấp Nhận Sự Khác Biệt Và Tôn Trọng Lẫn
Nhau. Truy cập ngày 07/04/2022 tại />fbclid=IwAR2Mu_A3LQvTpLtq3RajTRvxOYLSLR3zawbdBiKKPbEZ20X34a3QK3b5QM

14

Downloaded by út bé ()



×