Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Viện Bảo vệ thực vật 40 năm xây dựng và phát triển TS potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.21 KB, 8 trang )

chủ trương đường lối BVTV - Số 5/2008
1
Viện Bảo vệ thực vật 40 năm xây dựng và phát triển

TS. Ngô Vĩnh Viễn
Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật

Viện Bảo vệ thực vật thành lập ngày
9 tháng 2 năm 1968 theo Quyết định
số 24/CP của Chính phủ, trực thuộc
Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn). Thực
hiện chủ trương sắp xếp lại tổ chức các
cơ quan KHCN theo Quyết định của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT
(số 34/2006/QĐ-BNN, ngày 9/5/
2006), Viện Bảo vệ thực vật trở thành
thành viên của Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam.
Bốn mươi năm xây dựng và phát
triển, Viện Bảo vệ thực vật liên tục
phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, từng bước khẳng định vị trí
của mình qua các giai đoạn phát triển
bằng những đóng góp tích cực và có
hiệu quả vào những thắng lợi chung
của sản xuất nông nghiệp, được ghi
nhận ở các mặt sau:
I. Công tác tổ chức, xây dựng
và phát triển tiềm lực khoa học công
nghệ


1. Xây dựng và phát triển nguồn
nhân lực
Song song với công tác bổ sung
biên chế, công tác nghiên cứu của
Viện gắn liền đào tạo kỹ thuật viên tại
chỗ để nâng cao trình độ, tuyển chọn
những cán bộ có đủ điều kiện cử đi
đào tạo trên đại học ở trong nước và
nước ngoài. Đội ngũ cán bộ viên chức
của Viện luôn được tăng cường về
lượng (do được bổ sung biên chế), về
chất do được đào tạo nâng cao trình
độ. Từ chỗ ban đầu số lượng chưa đầy
100 viên chức, trong đó số cán bộ có
trình độ đại học chưa được 50%, duy
nhất có 02 PTS. Hiện nay, Viện có
biên chế ổn định 155 người, với trên
40% có trình độ trên đại học (2 Phó
giáo sư, 18 Tiến sỹ và 40 Thạc sỹ); đại
học là 76 (49%); còn lại 19 kỹ thuật
viên và nhân viên phục vụ (13% ),
nhiều cán bộ có trình độ cao, có thể
tiếp cận với công nghệ hiện đại của
khu vực và thế giới.
2. Phát triển tiềm lực khoa học
công nghệ
Cơ sở ban đầu tại xã Tây Tựu-
huyện Từ Liêm – Hà Nội, phòng làm
việc và phòng thí nghiệm là nhà tranh
vách đất, sau đó chuyển về tiếp nhận

cơ sở của Trường trung cấp Nông -
Lâm tại Chèm, là nhà xây cấp 4, đến
năm 1981 được nhà nước phê duyệt
xây dựng trụ sở chính thức tại Đông
Ngạc-Từ Liêm-Hà Nội. Viện Bảo vệ
thực vật đã từng bước đầu tư bổ sung
trở thành một đơn vị nghiên cứu với hệ
thống phòng làm việc, phòng thí
nghiệm, nhà lưới, nhà kính, vườn thí
nghiệm và hệ thống trạm trại phục vụ
chủ trương đường lối BVTV - Số 5/2008
2

nghiên cứu đồng bộ. Hệ thống trang
thiết bị cũng từng bước được nâng cấp
đáp ứng với yêu cầu nghiên cứu thí
nghiệm, kể cả những trang thiết bị
hiện đại nghiên cứu về sinh học phân
tử, công nghệ sinh học và phân tích
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
3. Tăng cường và hoàn thiện về cơ
cấu tổ chức
Khi mới thành lập, tổ chức của Viện
chỉ có 4 tổ chuyên môn và 2 tổ nghiệp
vụ đáp ứng trong phạm vi nghiên cứu
tương đối hẹp như điều tra cơ bản dịch
hại cây trồng, nghiên cứu thực
nghiệm về BVTV và kiểm dịch thực
vật. Viện bảo vệ thực vật đã từng bước
bổ sung để trở thành viện nghiên cứu

chuyên ngành hoàn chỉnh với 11 đơn
vị trực thuộc gồm : 06 bộ môn nghiên
cứu chuyên sâu (Bộ môn Bệnh cây; Bộ
môn Côn trùng; Bộ môn Thuốc, Cỏ
dại & Môi trường; Bộ môn chẩn đoán
& Giám định dịch hại và thiên địch;
Bộ môn Miễn dịch thực vật; Bộ môn
kinh tế BVTV); 01 đơn vị sự nghiệp
(Trung tâm đấu tranh sinh học); 01
doanh nghiệp (Công ty Tư vấn và Đầu
tư phát triển BVTV) và 03 phòng
nghiệp vụ phục vụ công tác nghiên
cứu và các hoạt động khác của Viện.
Nhìn lại 40 năm qua, Tập thể lãnh
đạo và cán bộ viên chức Viện Bảo vệ
thực vật đã liên tục phấn đấu để hoàn
thiện hệ thống cơ cấu tổ chức, cơ sở
vật chất trang thiết bị và nguồn lực
cán bộ khoa học công nghệ như hiện
nay, với vị trí là một Viện chuyên
ngành, Viện Bảo vệ thực vật có khả
năng đáp ứng mọi yêu cầu của sản
xuất nông nghiệp, thuộc chức năng
nhiệm vụ được giao.
II. Những kết quả chính về nghiên cứu
triển khai và chuyển giao KHCN
1. Công tác điều tra cơ bản thiết
lập danh lục thành phần sâu bệnh
dịch hại, ký sinh thiên địch và xây
dựng bảo quản, lưu giữ bộ mẫu

quốc gia
Đã tiến hành 4 cuộc tổng điều tra
côn trùng và bệnh hại và cỏ dại hại cây
trồng trong toàn quốc:1968 – 1969 tại
các tỉnh phía Bắc, 1977 – 1978 tại các
tỉnh phía Nam, 1997 – 1998 điều tra
bổ sung thành phần côn trùng và bệnh
hại cây ăn quả tại 18 tỉnh trong nước,
1996-2000 điều tra bổ sung thành phần
cỏ dại hại một số cây trồng chính.
Mẫu dịch hại thu thập đã được các
chuyên gia trong nước phối hợp với
chuyên gia nước ngoài phân loại, giám
định. Tư liệu giám định được biên tập
xuất bản thành 04 bộ ấn phẩm về danh
lục sâu bệnh, dịch hại và ký sinh thiên
địch trên 86 loại cây trồng ở Việt nam.
Thiết lập được Bảo tàng bộ mẫu quốc
gia tại Viện Bảo vệ thực vật với số
lượng 68.891 mẫu (trong đó có 67.178
mẫu của 8.000 loài côn trùng thuộc 25
bộ, 200 họ; 500 loài ký sinh thiên
địch; 1.243 mẫu bệnh hại thuộc các
loại nấm, vi khuẩn, virút, tảo, địa y,
thực vật thượng đẳng ký sinh ) và
trên 100 mẫu cỏ dại. Đây là bộ mẫu
sâu bệnh, cỏ dại lớn nhất ở Việt Nam,
chủ trương đường lối BVTV - Số 5/2008
3
đang được bảo quản, làm nguồn dữ

liệu phục vụ nghiên cứu khoa học,
giảng dạy và đào tạo về Bảo vệ thực
vật trong nước và quốc tế. Hàng năm
Viện vẫn tiếp tục điều tra để bổ sung
thêm vào danh mục các loài dịch hại
mới
2. Công tác nghiên cứu cơ bản
Đã tập trung nghiên cứu đặc điểm
sinh học, sinh thái các đối tượng dịch
hại chính nguy hiểm hại lúa (chú trọng
sâu bệnh hại các giống lúa Trung
Quốc, các giống lúa đặc sản xuất
khẩu), sâu bệnh hại ngô, sâu bệnh hại
đậu đỗ, sâu bệnh hại rau, hoa và cây
cảnh, sâu bệnh hại cam quýt, nhãn,
vải, xoài, hồng, sầu riêng, thanh long,
sâu bệnh hại mận, đào, sâu bệnh hại hồ
tiêu, cà phê, điều, sâu bệnh hại cói, sâu
róm hại thông, sâu bệnh hại quế
Nghiên cứu ký sinh thiên địch của sâu
hại, xây dựng quỹ gen vi sinh vật phục
vụ nghiên cứu về Bảo vệ thực vật.
Công tác nghiên cứu cơ bản rất quan
trọng làm nền tảng cho việc nghiên cứu
ứng dụng phòng trừ dịch hại cũng như
phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo, tập
huấn và chỉ đạo sản xuất về Bảo vệ thực
vật.
3. Công tác nghiên cứu ứng dụng
3.1 Đã tiến hành nghiên cứu đề xuất

hàng loạt quy trình phòng trừ nhiều
loại dịch hại nguy hiểm phát sinh gây
tác hại lớn trong sản xuất như: Bệnh
vàng lá lúa ở các tỉnh miền núi phía
Bắc, bệnh vàng lùn lúa (bệnh virus lúa
Tungro) ở miền Trung, bệnh virus lúa
lùn xoắn lá, bệnh virus lúa vàng lùn
(bệnh virus lúa cỏ) ở đồng bằng sông
Cửu Long, bệnh đen lép hạt lúa, bệnh
đạo ôn hại lúa ở các tỉnh ven biển
miền Trung, Thanh Hoá và các tỉnh
đồng bằng Bắc bộ. Nghiên cứu rầy
nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá lúa, ốc
bươu vàng hại lúa, sâu đục thân và
bệnh khô vằn ngô. Sâu tơ, sâu xanh,
sâu khoang hại rau họ thập tự, bệnh
virút hại cà chua, khoai tây, sâu hại
lạc, bệnh gỉ sắt đậu tương. Rầy xanh,
bọ trĩ hại chè. Sâu đục thân, sâu tiện
vỏ và rệp hại cà phê, bệnh gỉ sắt, bệnh
vàng lá cà phê, bọ hung và rệp hại mía,
bọ cánh cứng hại dừa, bệnh chết rũ vải
thiều, bệnh vàng lá Greening và rám
quả hại cam quýt, ruồi hại quả
Những quy trình do Viện nghiên cứu
đề xuất đã được tuyên truyền, phổ
biến, tập huấn, huấn luyện hàng cho
hàng chục vạn nông dân áp dụng tại
nhiều vùng sản xuất, đã và đang phát
huy tác dụng tích cực, dập tắt được

nhiều loại dịch hại nguy hiểm, bảo vệ
mùa màng, góp phần vào thành tích
chung của ngành Bảo vệ thực vật.
3.2. Nghiên cứu chọn tạo các giống
cây trồng chống chịu sâu bệnh có năng
suất cao, chất lượng khá phù hợp với
các vùng sinh thái:
- Đã tiến hành đánh giá tính chống
chịu sâu bệnh của 12.200 giống lúa và
dòng lai từ các tập đoàn giống lúa
trong nước và nhập nội, tuyển chọn
được 42 giống lúa có triển vọng đưa ra
khảo nghiệm ở các vùng trồng lúa
chủ trương đường lối BVTV - Số 5/2008
4

trong cả nước. Có 16 giống lúa được
Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép
khu vực hoá. Trong đó có nhiều giống
đã được công nhận là giống quốc gia
gồm: Giống lúa kháng rầy nâu CR203,
CR84-1, kháng sâu đục thân NN3B,
các giống lúa kháng bệnh đạo ôn C70,
C71, IR17494, IR1820, giống lúa
kháng bệnh khô vằn KV10, giống lúa
cạn chịu sâu bệnh phù hợp với điều
kiện khô hạn cao LC.93.1. Bảy giống
lúa quốc gia được đưa vào cơ cấu sản
xuất từ 1977 – 2000, với diện tích ước
tính khoảng 12.500.000ha góp phần

làm tăng sản lượng thóc khoảng 9,5
triệu tấn và tiết kiệm được lượng thuốc
trừ sâu bệnh trị giá gần 2000 tỷ đồng.
Công trình nghiên cứu các giống lúa
chống chụi sâu bệnh đã được tặng giải
thưởng nhà nước năm 2000.
Giống lúa cạn LC.93.1 và các giống
có triển vọng LC.93.2, LC.93.4, năng
suất cao gấp 2 – 3 lần giống địa
phương đang được đưa vào cơ cấu tại
các tỉnh miền núi và Tây Nguyên, mở
ra khả năng mới cho việc góp phần
đảm bảo an ninh lương thực tại các
vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa,
đồng bào còn chưa tự túc được lương
thực.
- Đã tuyển chọn được giống lạc
MD9 kháng các loại bệnh hại lá (gỉ
sắt, đốm đen, đốm nâu) có nhiều ưu
điểm nông sinh học, năng suất, chất
lượng cao, có khả năng đưa vào cơ cấu
thay thế một số giống cũ tại những
vùng khó khăn không chủ động nước,
nâng cao hệ số canh tác.
- Đã tuyển chọn được 3 giống đào
chín sớm nhập nội có triển vọng, nguồn
gốc từ Mỹ (Earlygrande, Maravilha và
Flordaprince). Được Bộ Nông nghiệp
và PTNT công nhận giống đào chín
sớm Earlygrande là giống Tiến bộ kỹ

thuật, lấy tên là ĐCS1 tháng 8/2005.
Giống đào chín sớm ĐCS1 tránh được
ruồi đục quả, giá thành cao đang được
phát triển tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu
và rất có triển vọng cho việc đưa vào
cơ cấu cây trồng tại những những tỉnh
miền núi có điều kiện thích hợp.
3.3. Đã hoàn thiện công nghệ sản
xuất cây giống cây ăn quả có múi sạch
bệnh vàng lá Greening nhằm khắc
phục nguy cơ huỷ diệt hàng loạt các
vườn trồng cam quýt ở nhiều địa
phương. Xây dựng được 3 hệ thống
nhân giống cam quýt sạch bệnh tại Hà
Giang, Tuyên Quang và Nghệ An theo
tiêu chuẩn nhà lưới chống côn trùng 3
cấp gồm: Nhà lưới bảo quản giống
gốc, nhà lưới nhân mắt ghép, nhà lưới
sản xuất cây giống sạch bệnh. Công
suất 150.000 cây giống/năm. Hệ thống
nhân giống cam quýt sạch bệnh đang
phát huy tác dụng tốt, đang được tiếp
tục triển khai nhân rộng.
3.4. Nghiên cứu hoàn thiện công
nghệ sản xuất rau an toàn phù hợp với
điều kiện của nông dân. Xây dựng
được các mô hình sản xuất rau an toàn
tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và một số vùng
trồng rau trọng điểm. Thiết lập được

chủ trương đường lối BVTV - Số 5/2008
5
một số cửa hàng rau an toàn tại Hà Nội,
công nghệ sản xuất rau an toàn được
chuyển giao cho nhiều địa phương đang
tiếp tục phát huy tác dụng.
3.5. Nghiên cứu thuốc Bảo vệ thực
vật, đã đề xuất quy trình sử dụng thuốc
hợp lý trên các loại cây trồng lúa, rau,
chè, nho, cây công nghiệp và cây ăn
quả theo hướng sử dụng các loại thuốc
ít độc, có hiệu quả cao với dịch hại,
ứng dụng trong sản xuất tiết kiệm chi
phí thuốc Bảo vệ thực vật từ 2 – 3 lần.
3.6. Nghiên cứu ứng dụng các biện
pháp sinh học trong Bảo vệ thực vật.
Đã tiến hành điều tra thành phần sinh
vật có ích, các nguồn cây độc có khả
năng trừ sâu cũng như xác định được
tiềm năng sử dụng chúng trong phòng
trừ dịch hại. Đã nghiên cứu công nghệ
sử dụng các loại vi sinh vật có ích, sản
xuất thành công một số chế phẩm sinh
học Bảo vệ thực vật, có 6 chế phẩm đã
được đăng ký vào danh mục thuốc Bảo
vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt
Nam (NPV, Bt, V-Bt, Beauveria,
Metarhizium, Trichoderma).
Một số chế phẩm có triển vọng khác
như Pheromone giới tính trừ sâu hại

rau màu và cây ăn quả, chế phẩm
thuốc thảo mộc CE-02 trừ ốc bươu
vàng, chế phẩm phân bón gốc trừ
tuyến trùng hại cây trồng cạn đang
được sản xuất cung cấp cho nhiều địa
phương áp dụng trên hàng chục ngàn
ha cây trồng. Sử dụng các chế phẩm
sinh học Bảo vệ thực vật mở ra khả
năng lớn trong việc thay thế một phần
thuốc hoá học độc hại, an toàn với môi
trường, đặc biệt là cho những vùng sản
xuất rau quả an toàn.
4. Công tác chuyển giao Tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất
Liên tục trong nhiều năm với vai trò
là đơn vị triển khai trực tiếp hoặc tư
vấn kỹ thuật, Viện Bảo vệ thực vật đã
triển khai nhiều dự án kinh tế xã hội tại
các tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo,
vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó
khăn, tiếp cận với thông tin khoa học
công nghệ còn hạn chế như: Mường
Thanh- Điện Biên; Mường Lò- Yên
Bái; Tuần Giáo- Lai Châu; Bắc Kạn;
Thái Nguyên; Bắc Sơn-Lạng Sơn;
huyện Ba Chẽ và Đảo Cái Chiên-
Quảng Ninh; Hương Thuỷ- Thừa
Thiên Huế Các mô chuyển giao Tiến
bộ kỹ thuật theo hướng đổi cơ cấu cây
trồng, thâm canh tăng vụ, sử dụng các

giống cây trồng mới kết hợp với áp
dụng các biện pháp canh tác, quy trình
phòng trừ tổng hợp sâu bệnh, dịch hại
cây trồng các mô hình phát triển lúa
cạn năng suất cao; mô hình xoá bỏ cây
thuốc phiện, phủ xanh đất trống đồi núi
trọc Song song với xây dựng mô hình
đã tổ chức tuyên truyền thông qua in ấn
các tài liệu, ấn phẩm, tập huấn cho hàng
vạn cán bộ kỹ thuật và nông dân về thực
hiện những biện pháp và quy trình kỹ
thuật để áp dụng trong sản xuất theo các
hướng trên.
Các Dự án kinh tế xã hội đã thực sự
là các mô hình chuyển giao công nghệ
đã được hoàn thiện của cơ quan nghiên
chủ trương đường lối BVTV - Số 5/2008
6

cứu khoa học cho sản xuất, đã giúp các
địa phương xây dựng được các mô hình
thâm canh cây lương thực, cây thực
phẩm tăng năng suất từ 30-50% tại
nhiều vùng trong cả nước làm cơ sở cho
việc tuyên truyền phổ biến phát triển
trên diện rộng.
Từ năm 2006 đến nay trong bối
cảnh dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và
lùn xoắn lá gây hại trên lúa ở các
tỉnh Nam bộ, Viện Bảo vệ thực vật

đã phối hợp với Công ty cổ phần
BVTV An Giang xây dựng mô hình
“liên kết 4 nhà” trong chống dịch.
Đến vụ hè thu 2008 đã có 1140 ha
lúa ở các tỉnh: Long An, Bến Tre và
Trà Vinh đã được triển khai thắng
lợi. Đây cũng là một hình thức mới
trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật –
xã hội hoá công tác khuyến nông hay
khuyến nông tự nguyện.
5. Hợp tác quốc tế
Viện Bảo vệ thực vật có quan hệ
hợp tác rộng rãi với nhiều Viện nghiên
cứu, trường đại học và tổ chức của các
nước thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu chuyển giao công nghệ và đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ ngành bảo vệ
thực vật như Australia, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Đức, Pháp, Mỹ, Anh,
Thái Lan, Maylaysia, ấn Độ, Nhật
Bản Các tổ chức IRRI, ICRISAT,
FAO, ACIAR, CSIRO, AusAID,
DANIDA, CABI, FFTC, CIRAD-
FLHOR, INRA, CIP, IMI, IIBC, VIZR
Thông qua hợp tác quốc tế đã xác
định được những khó khăn bức xúc
trong sản xuất để tìm đối tác, ưu tiên
đối với các đối tác có công nghệ mới,
công nghệ mà ở Việt Nam còn hạn chế
đang cần sự hỗ trợ về kỹ thuật. Nhiều

cán bộ khoa học đã được đào tạo có
trình độ trên đại học, hàng trăm cán bộ
được tập huấn ở nước ngoài nâng cao
trình độ khoa học công nghệ. Tranh
thủ được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và
đầu tư trang thiết bị.
Từ năm 2000, Viện được Bộ Nông
nghiệp & PTNT giao nhiệm vụ là cơ
quan đại diện quốc gia của các tổ chức
quốc tế CABI, FFTC.
III. Định hướng chiến lược đến 2015
và tầm nhìn đến 2020
Phấn đấu xây dựng thành Vịên
chuyên ngành, với tầm vóc là cơ quan
nghiên cứu đầu ngành về Bảo vệ thực
vật thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam, đủ sức đáp ứng những yêu
cầu nhiệm vụ đã đề ra trong định
hướng chiến lược của Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam đã được Bộ
Nông nghiệp và PTNT phê duyệt theo
Quyết định số 35 /QĐ-BNN-KHCN,
ngày 07 / 01 / 2008.
1. Nghiên cứu dự báo về các loại
sâu, bệnh hại cây trồng
Nghiên cứu dự báo sớm, chính xác
dịch bệnh cho các cây trồng chủ lực,
tư liệu hoá và số hoá phục vụ tốt quản
lý Nhà nước và đề xuất phác đồ xử lý
dịch sâu bệnh có hiệu quả tại các vùng

sinh thái.
- Nghiên cứu ứng dụng phương
pháp sinh học phân tử trong chẩn
chủ trương đường lối BVTV - Số 5/2008
7
đoán, giám định sâu bệnh hại cây
trồng, chẩn đoán nhanh các loại bệnh
vi rút, vi khuẩn, các loại sâu bệnh hại
khác phục vụ công tác điều tra thu
thập, phân lập, xác định thành phần
dịch hại, ký sinh thiên địch và các đối
tượng kiểm dịch xuất nhập khẩu. Kịp
thời đề xuất được các giải pháp phòng
trừ có hiệu quả đảm bảo an toàn cho
sản xuất.
- Nghiên cứu sinh học sinh thái các
loại sâu bệnh chính hại cây trồng có
giá trị kinh tế cao, có giá trị xuất khẩu
như lúa đặc sản, lúa lai, cây công
nghiệp (điều, cà phê, hồ tiêu ).
Nghiên cứu chu kỳ gây dịch, xây dựng
quy trình phòng trừ cho từng loại sâu
bệnh hại đặc thù cho từng loại cây
trồng. Quy trình phòng trừ trước mắt
và lâu dài nhằm ổn định và nâng cao
năng suất, chất lượng phục vụ tiêu
dùng và xuất khẩu.
- Nghiên cứu biện pháp phòng trừ
cỏ dại hại cây trồng và các đối tượng
dịch hại mới góp phần bảo vệ cây

trồng và tài nguyên môi trường.
2. Nghiên cứu chọn tạo và chuyển
giao TBKT sử dụng vững bền các
giống kháng sâu bệnh vào sản xuất
Phối hợp với Trung tâm tài nguyên
thực vật, các đơn vị chọn tạo giống
để đánh giá tính kháng bệnh cũng
như nghiên cứu miễn dịch học phân
tử tạo điều kiện cho việc rút ngắn
thời gian chọn tạo giống cây trồng:
- Nghiên cứu chọn tạo bộ giống lúa
(lúa thuần, lúa lai, lúa đặc sản…) có
năng suất cao, chất lượng khá, có khả
năng kháng rầy nâu, sâu đục thân, sâu
năn, các giống lúa kháng bệnh vàng lùn-
lùn xoắn lá, kháng bệnh đạo ôn, bệnh
bạc lá. tạo được các giống kháng đa gen
để khắc phục được sự biến dị của các
nòi độc tính dịch hại, góp phần giảm
thiểu sử dụng thuốc hoá học BVTV bảo
vệ mùa màng và an toàn với môi
trường.
- Nghiên cứu chọn tạo bộ giống cây
có giá trị kinh tế chống chịu các loại
sâu bệnh nguy hiểm khó phòng trừ
(khoai tây, đậu tương, lạc, rau màu…).
3. Tiếp tục nghiên cứu và chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ sản xuất
các giống cây trồng sạch bệnh (cây ăn
quả, đặc biệt là cây ăn quả có múi, cây

công nghiệp, cây thực phẩm và các loại
rau màu ). Xây dựng được quy trình
quản lý và cấp chứng chỉ cho cây giống
kháng, sạch bệnh chất lượng cao.
4. Tổ chức nghiên cứu sâu về thuốc
bảo vệ thực vật, ngưỡng độc hại trong
mối quan hệ với điều kiện canh tác và
chế độ bảo quản, xử lý sau thu hoạch
để đề xuất phương pháp kiểm tra
nhanh cũng như danh mục, chủng loại
thuốc sử dụng an toàn và hiệu quả cho
từng loại cây trồng
- Nghiên cứu đề xuất được các bộ
thuốc hợp lý cho một số loại cây trồng,
ưu tiên sử dụng các loại thuốc ít độc hại,
thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo
mộc…Đề xuất được những quy trình sử
dụng thuốc BVTV hợp lý, hiệu quả cao
phòng trừ sâu bệnh hại trên một số cây
chủ trương đường lối BVTV - Số 5/2008
8

trồng phổ biến (lúa, rau ăn lá, rau ăn
quả, nhãn, vải, dứa, cà phê, hồ tiêu )
phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu trong xu thế hội nhập quốc tế hiện
nay.
- Nghiên cứu xây dựng được
phương pháp phân tích nhanh dư
lượng thuốc BVTV nhằm kiểm soát và

giảm thiểu dư lượng thuốc BVTV
trong các sản phẩm cây trồng. Xây
dựng được quy trình quản lý và cấp
chứng chỉ an toàn về dư lượng thuốc
BVTV cho các sản phẩm rau quả.
5. Nghiên cứu ứng dụng các biện
pháp quản lý dịch hại tổng hợp và giải
pháp nông học để xây dựng mô hình
thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên
các loại cây trồng có giá trị kinh tế,
giá trị xuất khẩu (cà phê, hồ tiêu, điều,
thanh long, nhãn, vải, dứa, rau ăn lá,
rau ăn quả ). Chuyển giao TBKT cho
sản xuất nhằm tạo thành những vùng
sản xuất nông sản hàng hoá an toàn
cho tiêu dùng và xuất khẩu.
6. Nghiên cứu đánh giá nguy cơ
tiềm ẩn của cây chuyển gen kháng sâu
bệnh, góp phần đề xuất giải pháp quản
lý sử dụng an toàn cây chuyển gen ở
điều kiện Việt Nam.
7. Phát triển thông tin tuyên truyền
phục vụ Bảo vệ thực vật.
Nâng cao chất lượng xuất bản Tạp
chí BVTV. Xây dựng được bộ đĩa CD
về các đối tượng dịch hại chính và đối
tượng kiểm dịch thực vật. Xây dựng
trang web thông tin về nghiên cứu ứng
dụng BVTV trong sản xuất nông
nghiệp.

8. Tăng cường hợp tác trong nước,
hợp tác quốc tế về nghiên cứu BVTV:
Chú trọng những phương pháp nghiên
cứu mới áp dụng công nghệ cao. Đào
tạo cán bộ kỹ thuật ứng dụng công nghệ
sinh học và sinh học phân tử phục vụ
công tác nghiên cứu BVTV
Để ghi nhận những thành tích về sự
phấn đấu và những kết quả đã đạt
được, Nhà nước và Bộ nông nghiệp và
PTNT đã trao tặng cho Viện Bảo vệ
thực vật 3 Huân chương lao động
(Hạng Ba,1981; Hạng Hai,1988 và
Hạng Nhất,1991); 2 Huân chương Độc
lập ( Hạng Ba,1996; Hạng hai, 2008),
01 giải thưởng Nhà nước về công trình
đánh giá, tuyển chọn giống lúa kháng
sâu bệnh năng suất cao (2000) và
nhiều Bằng khen, giấy khen khác.
Có được những thành tựu trong 40
năm qua là một quá trình lao động
không mệt mỏi của nhiều thế hệ cán
bộ viên chức của Viện. Những thành
tích ấy gắn liền với sự lãnh đạo trực
tiếp của Bộ nông nghiệp và PTNT, của
Viện Khoa học nông nghiệp Việt
Nam, đồng thời là sự hợp tác chặc chẽ
của các cơ quan trong nước, các tổ
chức Hợp tác quốc tế, các địa phương
trong hệ thống bảo vệ thực vật và

những người trực tiếp sản xuất trong
cả nước.

×