Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Chuyên đề: Một số cách chứng minh định lí Pytago doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.96 KB, 6 trang )

Chuyên đề: Một số cách chứng minh đònh lí Pytago Tổ: Toán

−−

Vật lý
Gvth: Ngô Chí Trung Trang 1
Chuyên đề: Một số cách chứng minh đònh lí Pytago.
−−−−


PHẦN I: MỞ ĐẦU.

Đònh lí Pytago là một đònh lí tuyệt đẹp của toán học. Con người đã phát hiện
và chứng minh được nó cách nay nhiều nghìn năm, từ khi toán học vừa mới hình
thành. Về cách chứng minh đònh lí Pytago thì có đến hàng triệu cách. Cách cổ xưa
nhất thuộc về Pytago. Cách chứng minh này được ghi lại trong tác phẩm kinh điển
về hình học “Eléments” của Euclide khoảng năm 300 TCN, song song đó, cách
chứng minh khác cũng được tìm thấy trong một tài liệu về toán của Trung Quốc
vào khoảng năm 500 đến năm 200 TCN. Về sau các nhà toán học đã không ngừng
đưa ra nhiều cách chứng minh khác.
Để chứng minh đònh lí Pytago không khó. Trong chương trình hình học 7 đã
trình bày cách chứng minh dựa vào việc đặt các tam giác vuông có cạnh a, b, c
vào hình vuông có cạnh là a + b. Cách này giúp học sinh dẽ dàng chứng minh
được đònh lí Pytago. Ngoài ra còn nhiều cách khác cũng dựa vào ghép hình nhưng
theo cách ghép khác, hoặc ứng dụng các tính chất diện tích của đa giác, ứng dụng
tam giác đồng dạng, hệ thức lượng trong tam giác vuông, …
Trong chuyên đề nhỏ này, tôi xin giới thiệu đến quý thầy cô một số cách
chứng minh đònh lí Pytago mà tôi hoặc tìm ra được hoặc sưu tầm được, tuy số cách
chứng minh còn ít rất nhiều so với số cách mà con người đã biết nhưng với số cách
chứng minh này cũng đối với tôi cũng là một gia tài kha khá. Hy vọng chuyên đề
sẽ đem đến cho quý thầy cô nhiều điều thú vò, từ đó vận dụng vào bài giảng của


mình nhằm tăng hứng thú học tập môn toán cho học sinh.

Chuyên đề: Một số cách chứng minh đònh lí Pytago Tổ: Toán

−−

Vật lý
Gvth: Ngô Chí Trung Trang 2
PHẦN II: NỘI DUNG.
−−−−


I. Vài nét lòch sử của đònh lí Pytago.
Trong toán học, đònh lý Pytago (còn gọi là đònh lý Pythagore theo tiếng
Pháp hay đònh lý Pythagorastes theo tiếng Anh) là một liên hệ trong hình học
phẳng giữa ba cạnh tam giác của một tam giác vuông. Đònh lý này được đặt tên
theo nhà vật lí học và nhà toán học Hy Lạp Pytago sống vào thế kỷ 6 TCN.
Hai cách chứng minh cổ nhất của đònh lý Pytago được cho là nằm trong
quyển Chu Bễ toán kinh (Trung Quốc) khoảng năm 500 đến 200 TCN và
Eléments của Euclide khoảng năm 300 TCN.
Sự liên hệ giữa các cạnh của một tam giác vuông đã được nêu ra trước
Pytago khoảng 1200 năm vào thời cổ Babilon. Nhưng Pytago là người đã chứng
minh nó và mở rộng phạm vi áp dụng của nó để giải nhiều bài toán về lí thuyết
và thực tiễn. Đònh lí Pytago là chìa khóa để xây dựng nhiều đònh lí khác trong hình
học.
Trong tác phẩm Eléments, Euclide trình bày đònh lí Pytago như sau:
“Trong một tam giác vuông, tổng diện tích hai hình vuông dựng trên hai
cạnh góc vuông bằng diện tích hình vuông dựng trên cạnh huyền”.




Về sau, người ta nhận thấy diện tích hình vuông bằng bình phương cạnh của
nó nên phát biểu lại: “Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng
tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông” như chúng ta đã biết ngày nay.



c
a
b
Chuyên đề: Một số cách chứng minh đònh lí Pytago Tổ: Toán

−−

Vật lý
Gvth: Ngô Chí Trung Trang 3
II. Một số cách chứng minh.
Trong phần này, tôi xin giới thiệu một số cách chứng minh do tôi sưu tầm
được, việc trình bày có thể không theo thứ tự thời gian mà cách chứng minh được
tìm ra. Xin quý thầy cô thông cảm.
1. Cách cắt và ghép hình thứ nhất:
Cách này chính là cách chúng ta đã biết trong sách giáo khoa toán 7.


Vì hai hình vuông trên có diện tích bằng nhau nên phần diện tích phần
không bò các tam giác vuông che khuất bằng nhau. Từ đó suy ra c
2
= a
2
+ b

2
.

2. Cách cắt ghép hình thứ hai:
Cách này do Leonardo da Vinci tìm ra.


Lật ngược đa giác được tô đậm, ta dễ dàng nhận thấy đa giác mới bao gồm
hai tam giác vuông ban đầu và một hình vuông có cạnh bằng c, từ đó suy ra được
c
2
= a
2
+ b
2
.
a+b
a
b
a
b
2
2
c
a+b
a
b
2
c
c

c
a
b
c
a
b
c
b
a
Chuyên đề: Một số cách chứng minh đònh lí Pytago Tổ: Toán

−−

Vật lý
Gvth: Ngô Chí Trung Trang 4
3. Cách cắt ghép hình thứ ba:
Cách này do nhà toán học Henry Perigal tìm ra năm 1873.

Cách thực hiện:
+ Dựng hình vuông ABCD và hình vuông AEFG sao cho đỉnh G nằm trên
cạnh AD, sao cho cạnh của hình vuông ABCD bằng a, cạnh của hình vuông AEFG
bằng b (giả sử a > b).
+ Trên tia BA, lấy điểm I sao cho BI = AE = b.
+ Các đường thẳng vuông góc với CI tại C, vuông góc với FI tại F cắt nhau
tại J.
Chứng minh:
Dễ dàng chứng minh được CIFJ là hình vuông nên có diện tích là c
2
.
Mặt khác, S

CIFJ
= S
CIFGD
+ S
DJC
+ S
GFJ
= S
CIFGD
+ S
BCI
+ S
EFI
= S
ABCD
+ S
AEFG
.
Hay c
2
= a
2
+ b
2
.
4. Cách cắt ghép hình thứ tư:
Ta đặt các tam giác vuông có cạnh a, b, c vào hình vuông có cạnh a + b như
hình sau:

Ta nhận thấy hình vuông có cạnh c bằng tổng diện tích bốn tam giác vuông

cộng thêm hình vuông có cạnh a − b. Nên ta có:
c
2
= 4.
a.b
2
+ (a − b)
2
⇔ c
2
= 2ab + a
2
+ b
2
− 2ab ⇔ c
2
= a
2
+ b
2
.

B
A
E
C
G
D
F
I

J
a
b
c
b
a
b
c
a - b
a + b
Chuyên đề: Một số cách chứng minh đònh lí Pytago Tổ: Toán

−−

Vật lý
Gvth: Ngô Chí Trung Trang 5
5. Cách chứng minh của tổng thống James Garfield (Hoa Kỳ):
Giả sử tam giác vuông ABC
(vuông tại A) có AB = c, AC = b, BC = a.
Trên tia đối của tia CA, ta dựng
∆A’CC’
vuông tại A’ và bằng
∆ABC như hình vẽ.
⇒ AA’C’B là hình thang vuông với hai
đáy là AB, A’C’.

AA C B
(AB A C )AA
S
2

′ ′
′ ′ ′
+
=


2
2 2
(b c) 1 1
bc b c .
2 2 2
+
= = + +

Mặt khác:
2 2
AA C B ABC A CC CBC
1 1 1 1
S S S S bc bc a bc a
2 2 2 2
′ ′ ′ ′ ′
= + + = + + = +

2 2 2 2 2 2
1 1 1
a b c hay a b c
2 2 2
= + = +
.


6. Cách chứng minh dựa vào tam giác đồng dạng:
Giả sử tam giác ABC vuông tại A, có AB = c, AC = b, BC = a.
Ta kẽ đường cao AH ⊥ BC.

Dễ dàng chứng minh được ∆vABC
∽ ∆vHBA ∽ ∆vHAC.
∆vABC
∽ ∆vHBA ⇒
AB BC
HB AB
=
⇒ AB
2
= HB.BC (1)
∆vABC
∽ ∆vHAC ⇒
AC BC
HC AC
=
⇒ AC
2
= HC.BC (2)
Từ (1) và (2) ⇒ HB.BC + HC.BC = AB
2
+ AC
2

⇔ BC
2
= AB

2
+ AC
2

Hay a
2
= b
2
+ c
2
.

C
B
A
H
A
C
b
B
A'
a
C'
a
c
b
c
Chuyên đề: Một số cách chứng minh đònh lí Pytago Tổ: Toán

−−


Vật lý
Gvth: Ngô Chí Trung Trang 6
PHẦN III. KẾT LUẬN.
−−−−


Chuyên đề đã làm được:
− Trình bày được 6 cách chứng minh đònh lí Pytago. Tuy đây chưa phải là
con số nhiều, nhưng cũng giúp người đọc có thêm những ý tưởng độc đáo nhằm
tìm ra cách khác để chứng minh đònh lí Pytago.
− Trong các cách chứng minh phần lớn dựa vào thực hành cắt, ghép hình và
các quan sát mang tính cảm tính, không đòi hỏi suy luận chặt chẽ nên rất phù hợp
với học sinh THCS (lớp 7).
− Ngoài ra chuyên đề cũng giới thiệu một số cách áp dụng các hằng đẳng
thức, công thức tính diện tích, áp dụng tam giác đồng dạng rất phù hợp để giới
thiệu với học sinh lớp 8, 9 trong các kiến thức có liên quan.
Với chuyên đề nhỏ này, hy vọng đem lại sự thích thú cho quý thầy cô khi
đọc nó.


Duyệt của tổ trưởng Người viết chuyên đề




Đinh Ngọc Minh Ngô Chí Trung


Duyệt của BGH

×