Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Chỉ số giá tiêu dùng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.82 KB, 4 trang )

Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh
Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay
đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi
tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ
hàng tiêu dùng.
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay
đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá
chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh
GDP).
Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng
Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo
công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm
được điều đó phải tiến hành như sau:
1. Cố định giỏ hàng hoá: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng
hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá
tại mỗi thời điểm.
3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng
nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng
bằng công thức sau:

Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.
Nếu muốn tính Chỉ số lạm phát của một thời kỳ, người ta áp dụng công thức
sau:
Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T - CPI thời kỳ T-1) : CPI thời kỳ
T-1
Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu
dùng bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng
hoá, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để


tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau. CPI thường được tính hàng
tháng và hàng năm. CPI còn được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc
một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng. Ngoài CPI người ta cũng
tính toán Chỉ số giá bán buôn là mức giá của giỏ hàng hóa do các doanh
nghiệp mua vào, khác với CPI là giá do người tiêu dùng mua vào (giá bán lẻ).
Các vấn đề gặp phải khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng
Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính
dẫn đến hạn chế của CPI sau đây:
1. CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá
cố định. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt
hàng khác thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt
hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt
đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh giá cao hơn thực tế mức giá.
2. CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó
sử dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện
thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI
không phản ánh được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế
lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.
3. Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức
giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng
tương ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất
lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao
nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.
Tính toán chỉ số giá tiêu dùng ở Việt nam
Việc tính toán CPI ở Việt nam do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. Quyền số
để tính CPI được xác định năm 2000 và bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm
2001. Quyền số này dựa trên kết quả của hai cuộc điều tra là Điều tra mức
sống dân cư Việt nam 1997-1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999.
Điều đáng chú ý là quyền số của nhóm hàng Lương thực - Thực phẩm chiếm
tới 47,9% trong khi Văn hoá - Thể thao - Giải trí chỉ chiếm 3,8%.


×