Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Vai trò của Cystatin C trong ước đoán độ lọc cầu thận để sàng lọc và theo dõi tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.55 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021

Nghiên cứu Y học

VAI TRÒ CỦA CYSTATIN C TRONG ƯỚC ĐOÁN ĐỘ LỌC CẦU THẬN
ĐỂ SÀNG LỌC VÀ THEO DÕI TIỀN SẢN GIẬT Ở PHỤ NỮ MANG THAI
Trần Hoàng Phúc1, Nguyễn Thị Lệ1,2, Vũ Quang Huy1, Nguyễn Đình Tuyến3

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Cystatin C có vai trị quan trọng trong sàng lọc tăng huyết áp thai kỳ từ đó phân loại, theo dõi
nhóm tiền sản giật và có biện pháp điều trị thích hợp để giảm biến chứng cho mẹ và thai nhi.
Mục tiêu: Nghiên cứu nồng độ Cystatin C ở phụ nữ mang thai và xác định mối tương quan giữa các cơng
thức ước tính độ lọc cầu thận ở phụ nữ mang thai và tiền sản giật.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Định lượng Cystatin C huyết thanh ở 135
thai phụ có tuổi thai từ 26 – 40 tuần đến khám tại Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu trong khoảng thời gian từ tháng
12/2020 đến tháng 05/2021.
Kết quả: Cystatin C có liên quan với tiền sản giật. Nồng độ Cystatin C trung bình nhóm tiền sản giật cao
hơn so với nhóm tăng huyết áp và nhóm Khỏe mạnh (p=0,001). eGFR dựa trên Cystatin C hoặc kết hợp Cystatin
C với Creatinin huyết thanh cho thấy mối tương quan thuận mạnh có ý nghĩa thống kê với eGFR tính theo
MDRD hoặc Creatinin huyết thanh (CKD-EPI) (p <0,001).
Kết luận: Cystatin C tăng là 1 dấu hiệu của tăng huyết áp và tiền sản giật. Đánh giá độ lọc cầu thận ước
đoán bằng Cystatin C đơn lẽ hay kết hợp với Creatinin đều góp phần khơng bỏ sót các trường hợp giảm độ lọc cầu
thận và tổn thương thận ở phụ nữ mang thai để có kế hoạch quản lý và giảm nguy cơ cho thai phụ và thai nhi.
Từ khóa: Cystatin C, tiền sản giật, tăng huyết áp, eGFR, MDRD, CKD-EPI

ABSTRACT
THE ROLE OF CYSTATIN C IN ESTIMATING GLOMERULAR FILTRATION RATE
IN PREECLAMPSIA SCREENING AND MONITORING IN PREGNANT WOMEN
Tran Hoang Phuc, Nguyen Thi Le, Vu Quang Huy, Nguyen Đinh Tuyen
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 5 - 2021: 249 - 256
Background: Cystatin C has important role in gestational hypertension screening, preeclampsia


classification and monitoring for treatment to reduce complications for pregnant women and fetuses.
Objective: Study conducted to measure Cystatin C concentration among pregnant women and determine
the relationship between the expecting formulas for glomerular filtration in pregnant women and preeclampsia.
Methods: Cross-sectional study. Quantitative serum Cystatin C test in 135 pregnant women who had
gestational age between 26 - 40 weeks visited to Bac Lieu General Hospital from December 2020 to May 2021.
Results: Cystatin C associated to preeclampsia. Cystatin C average concentration of preeclampsia group is
higher than hypertension and normal group (p=0.001). eGFR based on Cystatin C or based on Cystatin C and
Serum Creatinine conbination are significant positive correlation to eGFR based on MDRD or Serum Creatinine
(CKD-EPI) (p <0.001).
Conclusions: Cystatin C increases as a sign of hypertension and preeclampsia. Estimate glomerular
filtration rate based on Cystatin C or Cystatin C and Serum Creatinine conbination contribute to avoid omission
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi
Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 2
Tác giả liên lạc: CN. Trần Hoàng Phúc
ĐT: 0817218858
Email:
1
2

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học

249


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021

of reducing glomeric filtration and kidney injure in pregnant women to manage and reduce risk for pregnant

women and fetuses.
Keywords: Cystatin C, preeclampsia, hypertension, eGFR, MDRD, CKD-EPI
ở phụ nữ mang thai”.
ĐẶT VẤNĐỀ
Tiền sản giật (TSG) là một bệnh lý thường
gặp trong thai kỳ, là nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong cho bà mẹ lẫn trẻ sơ sinh trên toàn thế
giới, chiếm phần lớn ở các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam(1). Hàng năm, 42% thai
phụ trên thế giới tử vong là do tiền sản giật, 15%
các trường hợp sinh non cũng do nguyên nhân
tiền sản giật(2,3). Sàng lọc nhóm thai phụ có tăng
huyết áp (THA) trong thai kỳ từ đó phân loại,
theo dõi nhóm TSG và có biện pháp điều trị
thích hợp để giảm biến chứng cho mẹ và thai nhi
luôn là mối quan tâm hàng đầu của lâm sàng.
Rối loạn chức năng thận đóng vai trị trung tâm
và ban đầu trong sinh lý bệnh của TSG, Sự giãn
mạch của các mạch máu thận gây ra tăng 50-80%
lưu lượng huyết tương và thay đổi độ lọc cầu
thận ước đoán (eGFR), điều này khiến cho việc
sử dụng Creatinin huyết thanh như một dấu ấn
của eGFR trong thai kỳ trở nên khó khăn.
Cystatin C là một protein có trọng lượng phân tử
nhỏ, sản xuất bởi các tế bào có nhân của cơ thể
với tốc độ ổn định, lọc tự do qua cầu thận, tái
hấp thu và chuyển hóa tại ống thận nên ở người
khỏe mạnh nồng độ Cystatin trong máu luôn ổn
định. Từ năm 2012, Inker LA đã có nghiên cứu
và đưa ra cơng thức tính độ lọc cầu thận ước

đốn dựa trên nồng độ Cystatin C và Creatinin
trong máu và đã được công nhận, sử dụng đến
hiện tại(4). Khi chức năng thận bị thay đổi hoặc
cầu thận bị tổn thương, kích thước các lỗ lọc thay
đổi sẽ dẫn đến thay đổi chỉ số Cystatin C trong
máu, sử dụng Cystatin C là một thông số để tính
tốn độ lọc cầu thận ước đốn (eGFR) với các
công thức đã được đưa ra và chứng minh nhằm
tầm soát bệnh thận mạn cũng như ảnh hưởng
thận ở các đối tượng nói chung và phụ nữ mang
thai nói riêng.

Mục tiêu
Khảo sát nồng độ Cystatin C và các thông số
xét nghiệm ở các nhóm phụ nữ mang thai.
Mối tương quan giữa Cystatin C với các
cơng thức ước đốn độ lọc cầu thận và giữa các
công thức này với nhau.

ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả thai phụ có tuổi thai ≥20 tuần vào
khám thai tại bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Bạc
Liêu đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ
Thai phụ có vấn đề rối loạn về thần kinh.
Thai phụ bị suy thận nặng.
Thai phụ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Từ tháng 12/2020 đến tháng 05/2021 tại bệnh
viện Đa khoa Bạc Liêu và Trung tâm kiểm chuẩn
chất lượng xét nghiệm y học – Đại học Y Dược
Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo cơng thức ước lượng
theo hệ số tương quan:

r: dựa theo hệ số tương quan của nghiên cứu
của Niraula 2017, ta có r=0,3, tính được n ≥113.
Vậy chọn cỡ mẫu tối thiểu là 113.

Đó cũng là lý do chúng tơi thưc hiện nghiên
cứu “Vai trị của Cystatin C trong ước đoán độ
lọc cầu thận để sàng lọc và theo dõi tiền sản giật

Phương pháp tiến hành
Thai phụ đến khám tại bệnh viện đa khoa
Bạc Liêu trong khoảng thời gian từ tháng
12/2020 đến tháng 05/2021 đã được mời tham gia

250

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021
vào nghiên cứu. Thai phụ được phỏng vấn đồng
ý tham gia nghiên cứu và thu thập các dữ liệu
nghiên cứu theo mẫu phiếu thu thập được chấp
nhận bởi hội đồng y đức.
Đối tượng nghiên cứu được phân bổ thành 3
nhóm gồm nhóm TSG, nhóm THA, và nhóm
khỏe mạnh thơng qua q trình khám.
- Nhóm THA: xác định khi huyết áp tâm thu
≥140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90
mmHg (đo 2 lần cách nhau 4 giờ ở cánh tay
trong tư thế ngồi). Hoặc huyết áp ≥ 160/110 trong
1 lần đo. Nhóm THA có tiền sử THA trước đó và
khơng bao gồm các trường hợp TSG.
- Nhóm TSG: được xác định khi có THA theo
tiêu chuẩn nêu trên, xuất hiện sau tuần lễ thứ 20
của thai kỳ, kèm theo có Protein niệu (Protein
niệu ≥ 300 mg/24 giờ hay que thử đạm niệu
nhanh dương tính).
- Nhóm khỏe mạnh: thai phụ không TSG và
không THA.
Cách tiến hành
Đối tượng nghiên cứu sau khi được lấy máu
tĩnh mạch và nước tiểu làm các xét nghiệm
thường qui theo chỉ định của bác sĩ lâm sàng và
ghi nhận vào nghiên cứu kết quả Ure máu,
Creatinin máu, Acid uric. Mẫu còn dư được sử
dụng để làm thêm các xét nghiệm Cystatin C,
Microalbumin, Creatinin niệu.
- eGFR được ước tính dựa trên 4 cơng thức

gồm MDRD, CKD-EPI 2009, CKD-EPI 2012 dựa
trên Cystatin-C và CKD-EPI 2012 dựa trên
Creatinin kết hợp Cystatin-C. Bất thường eGFR
được xác định khi eGFR <60 ml/phút/1,73m2.
- Các bất thường chức năng thận thông qua
xét nghiệm nước tiểu gồm Micro-albumin niệu
>25 mg/l; Albumin/Creatinin niệu >3,5 mg/mmol;
Creatinin niệu ≥110 mg/dl.

Các biến số chính trong nghiên cứu
Nghiên cứu ghi nhận các tuổi, tuần thai,
huyết áp thông qua khảo sát thai phụ và đo
huyết áp lúc khám và được ghi nhận trên hồ sơ
bệnh án.
- Tuổi: tính từ năm sinh dương lịch của thai

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học

Nghiên cứu Y học
phụ đến thời điểm khám, được ghi nhận vào hồ
sơ bệnh án, là biến liên tục, đơn vị tính là năm.
- Tuổi thai: ghi nhận theo kết quả tính tuổi
thai của bác sĩ lâm sàng trên hồ sơ bệnh án, là
biến liên tục, đơn vị tính là tuần.
- Huyết áp: được bộ phận thăm khám lâm
sàng đo và ghi nhận trên hồ sơ bệnh án tại thời
điểm khám và làm xét nghiệm, là biến liên tục,
đơn vị tính là mmHg.
- Giới: là biến đơn giá, chỉ gồm trị số nữ (thai
phụ).


Phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng trung bình và độ lệch chuẩn để mô
tả biến số định lượng. Các biến số định tính
được mơ tả bằng tần số và tỉ lệ. Sự khác biệt biến
số định lượng giữa các nhóm nghiên cứu được
xác định qua kiểm định ANOVA so sánh từng
cặp theo phương pháp Sidak. Sự khác biệt tỉ lệ
giữa các nhóm được xác định thơng qua kiểm
định Chi bình phương. Trong trường hợp không
thỏa điều kiện sử dụng kiểm định chi bình
phương (có vọng trị nhỏ hơn 1 hoặc 20% vọng
trị <5) thì sự kiểm định Fisher’s để thay thế.
Tương quan giữa Cystatin C, Creatinin và
eGFR theo các công thức được xác định thơng
qua tương quan Pearson. Phương trình hồi
quy tuyến tính được thiết lập để mơ tả mối
tương quan.
Sự khác biệt giữa các phương pháp tính
eGFR được xác định thông qua kiểm định T
bắt cặp.
Các kiểm định đạt ý nghĩa thống kê khi p <0,05.
Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng
Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y
Dược TP. HCM, số 764/HĐĐĐ-ĐHYD, ngày
24/10/2020.

KẾT QUẢ
Đặc điểm cá nhân nhóm nghiên cứu

Nghiên cứu ghi nhận được 135 thai phụ
thỏa các tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu từ đó
chia nhóm để so sánh, tiêu chí chia nhóm dựa

251


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021

Nghiên cứu Y học
vào tình trạng có hay khơng có tăng huyết áp
và tiền sản giật, từ đó phân ra 3 nhóm: khỏa
mạnh, tăng huyết áp nhưng chưa phải tiền sản
giật (THA) và nhóm được bác sĩ chẩn đoán là
tiền sản giật (TSG).
Nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình và tuổi
thai trung bình ở nhóm TSG và THA cao hơn có
ý nghĩa thống kê so với nhóm Khỏe mạnh
(nhóm khơng có THA và khơng được chẩn đốn
là TSG). Tiêu chí huyết áp dùng trong chẩn đốn
TSG hay THA thai kỳ nên có sự khác biết giữa
các nhóm và có ý nghĩa thống kê (p <0,001 ở tất
cả các cặp so sánh). Huyết áp ở nhóm TSG đạt
mức cao với trung bình tâm thu lên đến 161,1
mmHg và tâm trương lên đến 101,9 mmHg
(Bảng 1).
Đặc điểm xét nghiệm Cystatin C và các xét nghiệm
Các thông số Ure, Creatinin, Acid uric là các
xét nghiệm thường qui khi phụ nữ đến khám
thai và làm xét nghiệm tổng quát. Chúng tôi

thấy rằng nồng độ Ure trung bình cao hơn có ý
nghĩa thống kê khi so sánh nhóm TSG với THA
và TSG với Khỏe mạnh với p đều <0,001. Tương
tự ở nồng độ Creatinin máu ghi nhận cũng như
Bảng 1. Đặc điểm tuổi, tuần thai, huyết áp (N=135)
Tuổi
Tuần thai
Huyết áp Tâm thu
Huyết áp Tâm trương

p1 nhóm TSG so với THA

TSG (n=53)
30,8 ± 7,2
37,2 ± 2,9
161,1 ± 21,1
101,9 ± 13,6

THA (n=38)
32,8 ± 7,5
37,8 ± 2,6
145,1 ± 10,1
92,6 ± 8,3

p2 nhóm TSG so với Khỏe mạnh

vậy với nhóm TSG là 75,7; nhóm THA là 68,8 và
thấp nhất là nhóm Khỏe mạnh 65,2 và có sự
khác biệt thống kê khi so sánh nhóm TSG với
THA (p=0,001) và TSG với Khỏe mạnh (p

<0,001). Nồng độ Acid uric cũng ghi nhận ở
nhóm TSG cao nhất là 437, kế đến là nhóm THA
rồi đến nhóm Khỏe mạnh và sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở tất cả các cặp so sánh (Bảng 2).
Xét nghiệm Cystatin C được làm thêm trong
nghiên cứu và cũng ghi nhận ở nhóm TSG nồng
độ trung bình đạt cao nhất là 1,33; kế đến là
nhóm THA và thấp nhất vẫn là nhóm Khỏe
mạnh 0,91. Sự khác biệt thống kê khi ghi nhận ở
tất cả các cặp so sánh (Bảng 2).
Dựa trên mẫu nước tiểu có sẵn khi làm xét
nghiệm tổng phân tích nước tiểu của đối tượng
nghiên cứu, chúng tôi tiến hành định lượng
Microalbumin niệu, Creatinin niệu và tính tỷ số
A/C thì cho ra được kết quả sự gia tăng nồng độ
các chất này trên các nhóm nghiên cứu hầu hết
có ý nghĩa thống kê khi so sánh giữa nhóm TSG
với nhóm THA và TSG với nhóm Khỏe mạnh
(Bảng 3).

Khỏe mạnh (n=44)
27,1 ± 6,8
32,1 ± 5,7
119,3 ± 12,3
77,0 ± 9,0

p1
0,195
0,442
<0,001

<0,001

p2
0,011
<0,001
<0,001
<0,001

p3
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001

p3 nhóm THA so với Khỏe mạnh

Bảng 2. Đặc điểm các xét nghiệm sinh hóa (N=135)
Xét nghiệm
Ure máu
Creatinin máu
Acid uric
Cystatin C

p1 nhóm TSG so với THA

TSG (n=53)
4,45 ± 1,75
75,7 ± 12,5
437 ± 104
1,33 ± 0,37


THA (n=38)
3,01 ± 0,82
68,8 ± 5,4
322 ± 70
1,13 ± 0,27

Khỏe mạnh (n=44)
2,85 ± 1,16
65,2 ± 7,0
283 ± 72
0,91 ± 0,22

p2 nhóm TSG so với Khỏe mạnh

p1
<0,001
0,001
<0,001
0,003

p2
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001

p3
0,587
0,076

0,042
0,001

p3 nhóm THA so với Khỏe mạnh

Bảng 3. Các bất thường chức năng thận trong nước tiểu (N=135)
TSG (n=53)

252

>25
≤25

52 (98,1)
1 (1,9)

>3,5

53 (100)

THA (n=38)

Khỏe mạnh (n=44)

Micro-albumin niệu
12 (31’6)
4 (9,1)
26 (68,4)
40 (90,9)
Albumin/Creatinin niệu

19 (50,0)
13 (29,6)

p1

p2

p3

<0,001

<0,001

0,015

<0,001

<0,001

0,072

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021

≤3,5

TSG (n=53)
0 (0)


≥110
<110

12 (22,6)
41 (77,4)

p1 nhóm TSG so với THA

Nghiên cứu Y học

THA (n=38)
Khỏe mạnh (n=44)
19 (50,0)
31 (70,4)
Creatinin niệu
1 (2,6)
2 (4,6)
37 (97,4)
42 (95,4)

p2 nhóm TSG so với Khỏe mạnh

Tương quan giữa các cơng thức ước đốn độ
lọc cầu thận và giữa nồng độ Cystatin C với
các công thức này
Với Độ lọc cầu thận ước đoán (eGFR), trong
nghiên cứu này chúng tơi tính độ lọc cầu thận
ước đốn của của các nhóm đối tượng nghiên
cứu theo các cơng thức:

- MDRD(5,6): cơng thức hiện nay đang cịn
được sử dụng rộng rãi với các biến số về tuổi,
chủng tộc, giới tính và nồng độ Creatinin.

p1

p2

p3

0,025

0,022

0,649

p3 nhóm THA so với Khỏe mạnh

số tuổi, giới tính, chủng tộc, nồng độ Creatinnin
và nồng độ Cystatin C.
Giá trị trung bình eGFR của các nhóm khi so
sánh với nhau đều có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p <0,05).
Các ước tính cho thấy tương quan có ý
nghĩa từ vừa đến mạnh giữa các phương pháp
ước tính eGFR. Trong đó eGFR tính theo
Creatinin (CKD-EPI) tương quan mạnh đến
các cơng thức có sử dụng Creatinin như cơng
thức Creatinin kết hợp Cystatin C (CKD-EPI)
và MDRD. eGFR tính theo Cystatin C tương

quan mạnh đến công thức sử dụng Creatinin
kết hợp Cystatin C (Bảng 5).

- CKD-EPI: với các biến số về tuổi, chủng tộc,
giới tính và nồng độ Creatinin (CKD-EPI 2009);
tuổi, chủng tộc, giới tính và nồng độ Cystatin C
(CKD-EPI 2012)(4); và công thức kết hợp cả biến
Bảng 4. Giá trị eGFR dựa theo các cơng thức ước đốn độ lọc cầu thận (N=135)
eGFR ước tính theo
Creatinin (CKD-EPI 2009)
Cystatin-C (CKD-EPI 2012)
Creatinin_Cystatin-C (CKD-EPI 2012)
MDRD

TSG (n=53)
93,2 ± 15,7
61,9 ± 23,3
73,4 ± 18,5
85,2 ± 14,4

THA (n=38)
101,0 ± 8,4
73,7 ± 22,5
84,0 ± 14,4
91,9 ± 7,7

Khỏe mạnh (n=44)
111,2 ± 13,6
95,5 ± 23,7
102,3 ± 18,2

102,8 ± 15,5

p1
0,006
0,019
0,005
0,020

p2
p3
<0,001 0,001
<0,001 <0,001
<0,001 <0,001
<0,001 <0,001

p1 nhóm TSG so với THA. p2 nhóm TSG so với Khỏe mạnh. p3 nhóm THA so với Khỏe mạnh

Bảng 5. Tương quan giữa các phương pháp ước tính eGFR
eGFR ước tính theo
Cystatin-C (CKD-EPI 2012)
Hệ số tương quan
p (tương quan)
Creatinin_Cystatin-C
Hệ số tương quan
p (tương quan)
MDRD
Hệ số tương quan
p (tương quan)

Creatinin (CKD-EPI 2009) Cystatin-C (CKD-EPI 2012) Creatinin_Cystatin-C (CKD-EPI 2012)

Tham chiếu
Tham chiếu
Tham chiếu
0,503
<0,001
0,710
<0,001

0,964
<0,001

0,979
<0,001

0,493
<0,001

0,699
<0,001

Bảng 6. Các bất thường về eGFR (N=135)
eGFR ước tính theo

TSG (n=53)

<60
≥60

1 (1,9)
52 (98,1)


<60
≥60

29 (54,7)
24 (45,3)

THA (n=38)
Khỏe mạnh (n=44)
Theo Creatinin (CKD-EPI)
0 (0)
0 (0)
38 (100)
44 (100)
Theo Cystatin-C
13 (34,2)
3 (6,8)
25 (65,8)
41 (93,2)

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học

p1

p2

p3

1,000


1,000

#

0,055

<0,001

0,004

253


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021

Nghiên cứu Y học
eGFR ước tính theo

TSG (n=53)

<60
≥60

12 (22,6)
41 (77,4)

<60
≥60

2 (3,8)

51 (96,2)

THA (n=38)
Khỏe mạnh (n=44)
Theo Creatinin_Cystatin-C
1 (2,6)
0 (0)
37 (97,4)
4 (100)
Theo MDRD
0 (0)
0 (0)
38 (100)
44 (0)

p1

p2

p3

0,007

0,284

0,743

0,508

0,499


#

p1 nhóm TSG so với THA. p2 nhóm TSG so với Khỏe mạnh. p3 nhóm THA so với Khỏe mạnh

Với ngưỡng cắt 60 ml/phút/1,73m2, ta có chỉ
1 thai phụ giảm eGFR<60 ở nhóm TSG và khơng
ghi nhận ở các nhóm khác khi áp dụng cơng
thức tính eGFR theo Creatinin (CKD-EPI).
Nếu ước tính theo Cystatin-C thì tỉ lệ giảm
eGFR là 54,7% ở nhóm TSG; 34,2% ở nhóm THA
và 6,8% ở nhóm Khỏe mạnh. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
Nếu ước tính theo Creatinin và Cystatin-C
thì tỉ lệ giảm eGFR là 22,6% ở nhóm TSG, 2,6% ở
nhóm THA và khơng ghi nhận ở nhóm Khỏe
mạnh. Sự khác biệt thống kê ghi nhận khi so
sánh nhóm TSG với THA (p=0,007).
Nếu ước tính theo MDRD thì tỉ lệ giảm eGFR
là 3,8% ở nhóm TSG và khơng ghi nhận ở các
nhóm THA hay Khỏe mạnh. Sự khác biệt khơng
có ý nghĩa thống kê.
Bảng 7. Tương quan giữa Cystatin C với eGFR
Phương pháp tính
eGFR

Tương quan giữa Cystatin C với
eGFR
R


Hệ số phương trình

P

Theo Creatinin

-0,487 -21,4 (-28,0 – -14,8)

<0,001

Theo Cystatin C

-0,951 -74,2 (-78,4 – -70,0)

<0,001

Theo Creatinin và
-0,927 -56,4 (-60,3 – -52,5)
Cystatin C

<0,001

-0,471 -20,5 (-27,1 – -13,9)

<0,001

Theo MDRD

Nghiên cứu ghi nhận nồng độ Cystatin C có
tương quan nghịch với eGFR. Trong đó mối

tương quan rất mạnh được ghi nhận khi eGFR
tính dựa trên Cystatin C hoặc dựa trên Creatinin
và Cystatin C. Mối tương quan mức độ trung
bình được ghi nhận khi ước tính eGFR dựa trên
Creatinin hoặc theo MDRD. Tất cả các mối
tương quan giữa Cystatin C với eGFR đều có ý
nghĩa thống kê với p <0,001 (Bảng 7).

254

BÀN LUẬN
Đặc điểm cá nhân nhóm nghiên cứu
Các thai phụ trong nghiên cứu có tuổi đời
tương đối cao ở nhóm tiền sản giật (TSG) và tăng
huyết áp (THA), phản ánh đúng thực tế biến
chứng của thai kỳ và chuyển dạ sẽ xảy ra khi
người phụ nữ mang thai ở độ tuổi trung bình
cao và ngược lại theo như nghiên cứu người phụ
nữ mang thai ở độ tuổi trung bình 27,1 ± 6,8 sẽ ít
gặp các vấn đề về huyết áp cũng như dẫn đến
TSG(10). Vấn đề tuổi thai có thể thấy ở nhóm TSG
và tăng huyết áp có tuổi thai cao hơn nhóm
Khỏe mạnh có thể do những nguyên nhân như:
ý thức quản lý thai kỳ còn hạn chế ở các thai phụ
tại địa điểm nghiên cứu dẫn đến việc đến khám
thai và phát hiện TSG ở tuổi thai khá muộn, các
biểu hiện về huyết áp cũng như các bất thường
xuất hiện rõ hơn khi thai trên 20 tuần lý giải cho
việc chỉ số huyết áp ở các nhóm đối tượng TSG,
THA có ý nghĩa thống kê(11).

Đặc điểm xét nghiệm Cystatin C và các xét
nghiệm
Nhóm thai phụ tham gia nghiên cứu khi đến
thăm khám kiểm tra tại Bệnh viện Đa khoa Bạc
Liêu được tiến hành phân tích các yếu tố liên
quan đến chức năng thận cũng như độ lọc cầu
thận ở máu cụ thể là Ure, Creatinin, Acid uric và
các thông số nước tiểu như Creatinin niệu,
Microalbumin, tỷ lệ A/C; có thể nhận thấy đa số
kết quả khi so sánh đều có ý nghĩa thống kê.
Ure máu trước nay luôn là một chất có nồng
độ ảnh hưởng nhất định ở phụ nữ mang thai, vì
bản thân Ure ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng
– vấn đề dễ thay đổi khi người mẹ phải cung cấp
dinh dưỡng cho cả bản thân và thai nhi, thay đổi
Ure đơn lẽ sẽ khó nghĩ đến là có vấn đề về thận

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021
hơn là việc thay đổi cả Ure và Creatinin, trong
nghiên cứu này thì Ure có nồng độ cao hơn có ý
nghĩa khi so sánh giữa TSG với nhóm Khỏe
mạnh và TSG với nhóm THA. Có sự khác biệt so
với nghiên cứu của Niraula khi thay đổi Ure
Creatinin của nhóm TSG so với nhóm Khỏe
mạnh trong nghiên cứu của Niraula khơng có ý
nghĩa thống kê(11) tuy nhiên cả Acid Uric và
Creatinin thì tương tự như nghiên cứu của Y

Padma khi đều tăng ở nhóm TSG so với nhóm
Khỏe mạnh(12). Mà như chúng ta đã biết, Acid
Uric tăng là một trong các tiêu chí của chẩn đốn
tiền sản giật đồng thời chất này tăng trên giới
hạn bình thường ở nhóm đối tượng này nên sẽ
dễ tầm sốt và theo dõi(1) cịn Creatinin có tăng
nhưng trong giới hạn bình thường nên sẽ rất khó
để bác sĩ lâm sàng phát hiện các bất thường khi
thai phụ có TSG.
Một điểm chung trong 2 nghiên cứu dẫn
chứng vừa nêu ở trên là nồng độ Cystatin C ở
nhóm TSG cao nhất và đến nhóm THA, cuối
cùng là nhóm Khỏe mạnh (khơng THA và TSG).
Một số thống kê Y học trên thế giới cũng đã chỉ
ra điều này và được tác giả Bellos và các cộng sự
tổng hợp lại(13). Cystatin C sản xuất bởi các tế bào
có nhân trong cơ thể, lọc tự do qua cầu thận, tái
hấp thu và chuyển hóa tại ống thận nên ở TSG
bất thường về thận làm thay đổi nồng độ
Cystatin C, thay đổi huyết động và nội mô cầu
thận cũng góp phần làm tăng nồng độ Cystatin
C ở TSG(12).

Nghiên cứu Y học
giá trị eGFR khi tính theo cơng thức dựa trên
nồng độ Creatinin, giới tính, độ tuổi, chủng tộc
của MDRD đều thu về kết quả bình thường và
khơng thể đánh giá tổn thương thận ở nhóm
phụ nữ mang thai bằng công thức này bởi
Creatinin chưa thay đổi qua ngưỡng bình

thường và kể với cơng thức CKD-EPI 2009 cũng
như vậy vì chỉ có sự góp mặt của duy nhất nồng
độ Creatinin, điều này sẽ khiến ta dễ bỏ sót các
trường hợp tổn thương thận ở phụ nữ mang thai
khi Creatinin chưa tăng q ngưỡng tham chiếu
bình thường.
Cystatin C khơng bị ảnh hưởng bởi khối
lượng cơ, chủng tôc, chế độ ăn uống, giới tính,
tuổi tác(16,17), các biến số này có trong hệ thống
cơng thức tính eGFR nên có thể chắc rằng
Cystatin C độc lập và sẽ không bị ảnh hưởng khi
đánh giá eGFR, cơng thức CKD-EPI 2012 tính độ
lọc cầu thận ước đốn bằng Cystatin C ra đời
cũng vì lẽ đó, và để tránh bị ảnh hưởng bởi chỉ
một yếu tố biến số là nồng độ Cystatin C thì
cơng thức kết hợp cả Creatinin và Cystatin C
cũng được dẫn chứng và đưa ra.

Nghiên cứu lấy ngưỡng cắt chung cho các
trường hợp được xem là tổn thương thận khi
eGFR<60 ml/phút/1,73m2. Kết quả hầu như các

Qua các cơng thức và kết quả có thể thấy
Cystatin C ghi nhận có tương quan nghịch với
eGFR, kể cả với cơng thức khơng có mặt
Cystatin C thì mối tương quan trong nghiên
cứu này ghi nhận được cũng ở mức độ trung
bình. Qua việc đánh giá cùng một thời điểm
Cystatin C với Creatinin, có thể thấy với đối
tượng TSG khi chưa tăng cao nồng độ

Creatinin thì nồng độ Cystatin đã tăng, hay nói
cách khác Cystatin C đánh giá suy giảm chức
năng thận sớm hơn Creatinin(18), từ đó với
cơng thức kết hợp Creatinin và Cystatin C sẽ
cho ra được 12 đối tượng (22,6%) có sự ghi
nhận giảm độ lọc cầu thận dưới 60
ml/phút/1,73m2 và việc phân luồng theo dõi
thai phụ có tổn thương thận sẽ tốt hơn, đúng
với những nghiên cứu trước đây(11,12) đã ghi
nhận một phần nào đó việc suy giảm độ lọc
cầu thận ở phụ nữ mang thai có TSG. Trong
đó, cơ chế bệnh sinh trong tăng huyết áp ở
phụ nữ mang thai gây thay đổi huyết động,

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học

255

Creatinin niệu có sự gia tăng trong thời kỳ
mang thai(14), tuy nhiên ở nhóm TSG do nồng độ
đạm niệu tăng trong nước tiểu là rất cao, nên
dẫn đến khi so sánh tỷ lệ A/C ở nhóm TSG sẽ
cao hơn rất nhiều, điều này cũng phù hợp cũng
như góp phần dự báo về các kết cục bất lợi của
các thai kỳ có đạm niệu(15).
Tương quan giữa các cơng thức ước đốn độ
lọc cầu thận và giữa Cystatin C với các công
thức này



Nghiên cứu Y học
ảnh hưởng nội mô cầu thận, sự bào mòn của
màng đáy cầu thận làm giảm khả năng lọc gây
suy giảm độ lọc(19).
Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 5 * 2021
5.

6.

Cỡ mẫu đã đủ phân tích do đều ghi nhận
được các mối tương quan có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu giúp đánh giá sự tương quan
nhất định của một dấu hiệu mới hơn về thận
trên đối tượng phụ nữ mang thai và có thể xem
xét một cách thức mới hơn đánh giá độ lọc cầu
thận ở đối tượng này.
Các đối tượng tham gia chưa thực sự trải
đều ở các tuổi thai trên 20-30 tuần, chủ yếu tập
trung nhiều hơn ở các nhóm tuổi thai sau 30
tuần. Do đó kết quả nghiên cứu hạn chế về khả
năng ngoại suy trong khoảng tuổi thai 20-30.
Đề tài thực hiện trên một bệnh viện có thể
ảnh hưởng đến khả năng ngoại suy cho các bệnh
viện khác. Do đó cần tiếp tục đánh giá trên các
bệnh viện khác để nâng cao khả năng ngoại suy.

KẾT LUẬN
Dù cần thêm nhiều nghiên cứu khác để đánh

giá thêm nhưng có thể thấy xét nghiệm Cystatin
C đã góp phần phản ánh bất thường về chức
năng thận của phụ nữ mang thai, sàng lọc THA
và TSG đồng thời giám sát chặt chẽ và chẩn
đoán sớm suy thận hơn Creatinin ở nhóm đối
tượng này. Khi sử dụng trong cơng thức độ lọc
cầu thận ước đốn (eGFR) đơn lẽ hay kết hợp
với Creatinin đều góp phần khơng bỏ sót các
trường hợp giảm độ lọc cầu thận và tổn thương
thận ở phụ nữ mang thai để có kế hoạch quản lý
và giảm nguy cơ cho thai phụ và thai nhi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

4.

256

Bộ Y tế (2015). "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản
phụ khoa". Quyết định 315/QĐ-BYT ngày 29/01/2015.
Noris M, Perico N, Remuzzi G (2005). "Mechanisms of disease:
pre-eclampsia". Nat Clin Pract Nephrol, 1(2):98-114.
Roberts JMPG, Cutler JA, Lindheimer MD (2003). "Summary of
the NHLBI working group on research on hypertension during
pregnancy". Hypertens Pregnancy, 22:109-127.
Inker LA, Schmid CH, Tighiouart H, Eckfeldt JH, et al (2012).
"Estimating glomerular filtration rate from serum creatinine

and cystatin C". N Engl J Med, 367(1):20-29.

7.

8.

9.

10.
11.

12.

13.

14.
15.

16.

17.

18.

19.

Stevens LA, Manzi J, Levey AS, Chen J, et al (2007). "Impact of
creatinine calibration on performance of GFR estimating
equations in a pooled individual patient database". Am J Kidney
Dis, 50(1):21-35.

Vũ Quang Huy, Cao Thị Vân, Diệp Quảng Minh, Tạ Tấn Vũ
(2014). "So sánh sự tương quan giữa độ lọc cầu thận ước tính
(eGFR) sử dụng công thức MDRD và công thức Cockroft Gault
với độ thanh lọc Creatinin". Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh,
18(3):283-288.
Levey AS, Stevens LA, Schmid CH, Zhang YL, et al (2009). "A
new equation to estimate glomerular filtration rate". Ann Intern
Med, 150(9):604-612.
Inker LA, Eckfeldt J, Levey AS, Leiendecker-Foster C, et al
(2011). "Expressing the CKD-EPI (Chronic Kidney Disease
Epidemiology Collaboration) cystatin C equations for
estimating GFR with standardized serum cystatin C values".
Am J Kidney Dis, 58(4):682-684.
Stevens LA, Coresh J, Schmid CH, Feldman HI, et al (2008).
"Estimating GFR using serum cystatin C alone and in
combination with serum creatinine: a pooled analysis of 3,418
individuals with CKD". Am J Kidney Dis, 51(3):395-406.
Kintiraki E, Papakatsika S, Kotronis G, Goulis DG, et al (2015).
"Pregnancy-Induced hypertension". Hormones, 14(2):211-223.
Niraula A, Lamsal M, Baral N, Majhi S, et al (2017). "Cystatin-C
as a Marker for Renal Impairment in Preeclampsia". J Biomark,
pp.7406959.
Padma Y, Aparna VB, Kalpana B, Ritika V, et al (2013). "Renal
markers in normal and hypertensive disorders of pregnancy in
Indian women: a pilot study". Int J Reprod Contracept Obstet
Gynecol, 2(4):514-520.
Bellos I, Fitrou G, Daskalakis G, Papantoniou N, et al (2019).
"Serum cystatin-c as predictive factor of preeclampsia: A metaanalysis of 27 observational studies". Pregnancy Hypertens,
16:97-104.
Bộ Y tế (2014). "Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành

Hóa sinh". Quyết định 320/QĐ-BYT ngày 23/01/2014.
Jayaballa M, Sood S, Alahakoon I, Padmanabhan S, et al (2015).
"Microalbuminuria is a predictor of adverse pregnancy
outcomes including preeclampsia". Pregnancy Hypertens,
5(4):303-307.
Knight EL, Verhave JC, Spiegelman D, Hillege HL, et al (2004.
"Factors influencing serum cystatin C levels other than renal
function and the impact on renal function measurement".
Kidney Int, 65(4):1416-1421.
Kumaresan R, Giri P (2011). "A comparison of serum cystatin C
and creatinine with glomerular filtration rate in Indian patients
with chronic kidney disease". Oman Med J, 26(6):421-425.
Babay Z, Al-Wakeel J, Addar M, Mittwalli A, et al (2005).
"Serum cystatin C in pregnant women: reference values,
reliable and superior diagnostic accuracy". Clin Exp Obstet
Gynecol, 32(3):175-179.
Seccia TM, Caroccia B, Calò LA (2017). "Hypertensive
nephropathy. Moving from classic to emerging pathogenetic
mechanisms". J Hypertens, 35(2):205-212.

Ngày nhận bài báo:

15/07/2021

Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo:

10/09/2021

Ngày bài báo được đăng:


15/10/2021

Chuyên Đề Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học



×