Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài 22 đẻ ngôi chỏm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.4 KB, 7 trang )

Điều dưỡng sản

Bài 22

CHĂM SĨC THAI PHỤ TRONG ĐẺ NGƠI CHỎM
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Chuẩn bị được dụng cụ cho một cuộc đẻ ngơi chỏm.
2. Trình bày được các bước cơ bản khi tiến hành đỡ đẻ ngôi chỏm.
3. Chăm sóc được thai phụ khi thực hiện đỡ đẻ ngơi chỏm.
1. Đại cương.
Ngơi chỏm là ngơi có mốc là xương chẩm. Một cuộc đẻ thường là một cuộc đẻ thai phụ khơng có
bệnh lý gì, khơng có sẹo mổ cũ, ngơi của thai nhi là ngơi chỏm, khơng có sự bất tương xứng đầu
chậu. Trong khi đỡ đẻ, chuẩn bị thai phụ tốt và chuẩn bị dụng cụ đầy đủ sẽ đảm bảo cho cuộc
sinh đẻ được trọn vẹn. Nhiệm vụ của người điều dưỡng là phải động viên giải thích cho thai phụ
hiểu được sinh đẻ là hiện tượng sinh lý bình thường để thai phụ hết sức bình tĩnh, tin tưởng vào
khả năng chuyên môn của người cán bộ y tế, phối hợp tốt với người điều dưỡng, lúc đó cuộc đẻ
sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Hình 22.1. Cơ chế đẻ ngôi chỏm.
153


Điều dưỡng sản
2. Chuẩn bị cho cuộc đỡ đẻ ngôi chỏm.
2.1. Chuẩn bị thai phụ.
Làm vệ sinh vùng sinh dục ngoài của thai phụ để đảm bảo được sạch sẽ, tránh nhiễm trùng cho cả
mẹ và thai nhi trong và sau đẻ.
Hướng dẫn cho thai phụ biết cần phải làm gì qua các giai đoạn của một cuộc đẻ.
Động viên hướng dẫn thai phụ cách thở khi có cơn co tử cung, cách rặn đẻ như thế nào mới có
hiệu quả và phải tuyệt đối nghe lời người đỡ đẻ.


Phải cho sản phụ đi tiểu trước khi sinh, hoặc phải sonde tiểu để đảm bảo bàng quang phải xẹp khi
rặn đẻ tránh tổn thương niêm mạc bàng quang.
Khi rặn đẻ nếu thai phụ q mệt thì có thể cho uống nước đường.
2.2. Chuẩn bị nhân viên y tế.
Giải thích cho thai phụ để thai phụ làm theo những lời hướng dẫn của mình đảm bảo cho cuộc đẻ
thuận lợi.
Rửa tay, mặc áo, đi găng.
2.3. Chuẩn bị phòng đẻ, dụng cụ và phương tiện.
Phịng đỡ đẻ cần phải có đầy đủ những dụng cụ và phương tiện sau:
Giường đẻ có đệm, xô chứa đồ bẩn.
Bục lên xuống bàn đẻ.
Ghế cho điều dưỡng viên theo dõi cuộc đẻ.
Đèn gù chiếu sáng.
Xe đựng dụng cụ vệ sinh vùng sinh dục ngoài:
Ấm đựng nước vô trùng.
Kẹp bông, bông vô trùng.
Cồn iode 1% để sát trùng khi rửa.
Găng tay vô trùng.
Dầu nhờn Parafin.
Ba săng vuông vô khuẩn.
Dụng cụ bấm ối (kim tia ối).
Hộp đỡ đẻ vơ khuẩn gồm:
2 kìm kocher.
1 kéo cắt rốn.
2 miếng gạc để lau nhớt ở miệng trẻ.
Hộp cắt và khâu tầng sinh mơn nếu có chỉ định.
Thuốc Oxytocin 10UI.
Gói rốn đã vơ trùng.
Bình oxy có ống thơng qua nước.
Bàn sơ sinh:

Có đèn làm sáng và sưởi ấm.
Bình và dây hút nhớt.
Dụng cụ hồi sức sơ sinh.
Hồ sơ bệnh án sản khoa.
154


Điều dưỡng sản
3. Kỹ thuật đỡ đẻ thường.
Ngôi chỏm là ngôi rất thường gặp, việc đỡ đẻ ngôi chỏm cần phải tiến hành theo đúng cơ chế đẻ,
tránh cho thai phụ khỏi rách rộng tầng sinh môn, tránh cho thai nhi khỏi bị ngạt. Thái độ của
người đỡ đẻ là chờ đợi ngôi lọt và cổ tử cung mở trọn. Khi ngơi đã lọt thì động viên thai phụ và
chuẩn bị đỡ đẻ. Các bước tiến hành như sau:
Người đỡ đẻ phải rửa tay, đội mũ, đeo găng tay vô khuẩn, đeo khẩu trang.
Thai phụ nằm theo tư thế sản khoa: nằm trên bàn đẻ, lưng và đầu cao, khớp hang và gối gấp nửa
chừng, hai đùi dạng ra ngoài, hai tay nắm lấy hai chỗ vịn. Người đỡ đẻ đứng giữa hai đùi thai
phụ.
Nguyên tắc đỡ đẻ:
Đỡ đẻ đúng lúc: cổ tử cung mở hết, ối vỡ, đầu lọt thấp – đầu thập thò âm hộ (+4, +5).
Đỡ đẻ đúng kĩ thuật: giúp thai sổ với đường kính nhỏ nhất.
Đỡ đẻ an tồn: vơ khuẩn, khơng để rơi bé, tránh rách phần mềm cho thai phụ.
3.1. Đỡ đầu.
Trong cơn rặn, khi đầu thai nhi thập thò ở âm hộ, ta dùng tay trái ấn nhẹ vào chỏm, tay phải lót
một gạc nhẹ vào trán qua tầng sinh mơn. Như vậy giúp cho đầu cúi thêm. Lúc này ta phải hướng
dẫn cho thai phụ rặn dài hơi, rặn khi có cơn co, dồn sức sức xuống âm hộ hậu môn và thở sâu khi
hết cơn rặn.
Khi hạ chẩm đã cố định vào khớp vệ, tầng sinh môn bị giãn rất mỏng. Nếu có chỉ định nên cắt
tầng sinh mơn vào lúc này. Sau đó phải giữ cho đầu ngữa từ từ bằng cách dùng tay phải giữ tầng
sinh môn, tay trái giữ cho đầu sổ từ từ, nếu cần thì lách cho một bướu đỉnh sổ trước, rồi nghiêng
đầu cho bướu kia sổ tiếp. Trong lúc này bảo thai phụ thôi không rặn nữa và thở đều để tránh đầu

sổ nhanh dễ rách tầng sinh môn.
Sau khi đầu sổ, đầu sẽ quay về vị trí cũ như khi lọt để cho vai sổ. Nhưng thường sau khi đầu sổ,
ta không chờ cho đầu tự quay mà đặt hai tay vào bên hai gị má rồi quay ln một góc 90 0 về phía
bên phải hay bên trái tùy vào kiểu thế của thai nhi. Khi đó, vai sẽ ở đường kính trước sau và
chuẩn bị sổ ra ngồi.

Hình 22.2. Cách đỡ đầu thai nhi.
155


Điều dưỡng sản

3.2. Đỡ vai.
Trước tiên nếu có dây rau quấn cổ thì phải cắt dây rau giữa hai kèm Kocher rồi mới đỡ vai. Nếu
vòng rau quấn cổ lỏng có thể gỡ qua đầu thai nhi.
Đỡ vai trước: áp hai bàn tay vào hai bên gò má của thai nhi rồi kéo đầu của thai nhi xuống phía
dưới. Lúc này không nên cho thai phụ rặn nữa mà thở đều. Khi thấy bờ dưới cơ delta lộ ra dưới
khớp vệ thì khơng kéo nữa.
Đỡ vai sau: vẫn để hai bàn tay hai bên gò má thai nhi, ta kéo ngược thai nhi lên phía trên để cho
vai sau sổ trước, Sau đó vai trước sẽ sổ dễ dàng.
Trong khi vai sau sổ nên chú ý đề phòng rách tầng sinh môn bằng cách dùng một tay ấn chặt vào
tầng sinh môn và không cho thai phụ rặn nữa mà thở đều.

Hình 22.3. Cách đỡ vai thai nhi.
3.3. Đỡ mơng và đỡ chân.
Sau khi hai sổ, dùng một tay nâng gáy thai nhi, tay kia đỡ dần từ mông rồi đến hai chân, trong khi
đó người phụ chuẩn bị cắt dây rốn khi thai sổ hoàn toàn.
Sau khi thai sổ xong, đặt thai nhi ở bàn sơ sinh, đầu nghiêng về một bên, lấy gạc lau nhớt ở
miệng mũi của trẻ hoặc hút nhớt miệng họng, mũi của thai nhi. Người phụ cắt rốn khi dây rốn hết
đập.

Sau đẻ, cho thai phụ nằm đầu thấp, hạ chân thấp, chờ rau bong.
4. Tiến triển và biến chứng.
Băng huyết do đờ tử cung sau sinh.
Rách tầng sinh môn rộng (độ III, độ IV).
Suy thai do chuyển dạ quá lâu.

156


Điều dưỡng sản

5. Chăm sóc thai phụ trong đẻ ngơi chỏm.
Đây là giai đoạn hai của cuộc chuyển dạ, thai phụ đã qua giai đoạn một, tức là giai đoạn chuyển
dạ, lúc này thai phụ sẽ có cảm giác mệt. Do vậy, cần có kế hoạch chăm sóc thật tốt.
Khi thấy đầu đã lọt thấp, âm môn hé mở, tầng sonh môn phồng, lỗ hậu môn giãn. Chẩm của thai
nhi đã quay về khớp vệ, cổ tử cung đã mở hết, ối đã vỡ, tức là đã đủ điều kiện đẻ rặn đẻ. Lúc này
hướng dẫn cho thai phụ tin tưởng vào chuyên môn, tuyệt đối làm theo sự hướng dẫn của chun
mơn.
5.1. Nhận định tình hình.
Tiến hành đỡ đẻ cho thai phụ nào, nghề nghiệp gì, có bệnh lý gì khơng?
Tiền sử sản khoa? Sinh con thứ mấy?
Họ đang mong sinh con trai hay con gái?
Khung chậu của thai phụ có bình thường khơng?
Tình trạng da và niêm mạc, kiểm tra DHS.
Tình trạng của thai nhi có bình thường không?
Ngôi thai, kiểu thế, độ lọt của ngôi.
Cơn co tử cung có bình thường hay khơng? ối cịn khơng?
Tiên lượng đẻ đường dưới được khơng?
5.2. Chẩn đốn điều dưỡng.
Đau do cơn co tử cung.

Khô miệng do thở bằng miệng.
Mệt mỏi do rặn đẻ.
Nguy cơ chảy máu do chuyển dạ kéo dài.
Nguy cơ rách tầng sinh môn do đẻ nhanh.
5.3. Lập kế hoạch chăm sóc.
Chăm sóc về tinh thần.
Cho thai phụ nằm nghỉ trên giường đẻ theo tư thế sản khoa.
Vệ sinh vùng sinh dục ngoài.
Cung cấp oxi hỗ trợ cho cả mẹ và thai nhi.
Kiểm tra và theo dõi các DHS của thai phụ.
Kiểm tra lại các dụng cụ chuẩn bị cho cuộc đẻ đã đủ chưa.
Khám và kiểm tra lại thai phụ để xác định lại ngôi thế, độ lọt. nghe lại tim thai.
Theo dõi sự tiến triển của ngôi thai, độ lọt, tim thai.
Hướng dẫn thai phụ cách rặn đẻ có hiệu quả.
Giúp thai phụ yên tâm, tin tưởng vào chuyên môn của người đõ đẻ.
5. 4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
5.4.1. Chăm sóc cơ bản.
Người điều dưỡng phải cảm thông với thai phụ, động viên thai phụ cố gắng chịu đựng, tiết kiệm
sức lực, không nên la hét gây mất sức, giữ sức cho rặn đẻ.
Cho thai phụ nằm nghỉ ngơi tại giường đẻ giữa hai cơn co tử cung.
157


Điều dưỡng sản

Nên cho thai phụ ăn lỏng hay uống ít nước đường để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, ăn ít một
giữa hai cơn co tử cung, nhất là khi thấy miệng thai phụ khô nước bọt quánh lại.
Không cho thai phụ ngậm sâm vì sẽ ảnh hưởng đến cơn co tử cung và dễ gây băng huyết sau
sinh.
Lau mát cho thai phụ.

Thông tiểu cho thai phụ.
Sát khuẩn vùng sinh dục ngoài bằng nước muối và dung dịch Betadin 1%.
5.4.2. Thực hiện các y lệnh.
Cho thai phụ thở oxi 4 – 6 lít/phút giúp thai phụ đỡ mệt và cung cấp oxi cho cả mẹ lẫn con.
Kiểm tra DHS 10 phút/lần.
Người điều dưỡng tiến hành đỡ đẻ cho thai phụ đảm bảo nguyên tắc vô trùng và đúng kĩ thuật:
Mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang đã vô trùng.
Kiểm tra lại dụng cụ chuẩn bị cho cuộc đỡ đẻ đã đầy đủ chưa.
Rửa tay, đi găng, thăm trong để xác định lại kết quả khám ngồi va dự đốn thời gian điều kiện
để rặn đẻ: ngơi có tiến triển không?
Sát trùng lại. trải vải rồi thay găng mới được đỡ đẻ.
Tiến hành đỡ đẻ theo kĩ thuật như trên.
5.4.3. Thực hiện kế hoạch theo dõi.
Theo dõi sự tiến triển của ngôi thai. độ lọt: theo dõi xem ngôi thai có thay đổi vị trí bất thường so
với lần khám trước hay khơng. Khám theo dõi độ lọt có tiến triển hay không theo độ lọt của Delt.
Theo dõi tim thai: theo dõi tim thai bằng ống nghe gỗ hoặc ống nghe Doppler sản khoa. Nếu nhịp
tim thai <120 lần/phút hay >160 lần/phút hoặc có những nhịp giảm sâu cần báo ngay cho bác sĩ
để hồi sức thai.
5.4.4. Giáo dục sức khỏe.
Hướng dẫn cho bệnh nhân cách rặn đẻ có hiệu quả: rặn 3 hơi dài mỗi khi có cơn co tử cung. Mỗi
lần rặn phải hít thật sâu. Giữa các cơn co không nên rặn, cần thở sâu để có sức cho lần rặn tiếp
theo.
Giải thích cho thai phụ sinh đẻ là hiện tượng sinh lý tự nhiên. Cần phải hết sức tin tưởng vào
trình độ chun mơn và thực hiện đúng theo lời hướng dẫn của cán bộ y tế để cuộc đẻ có thể dễ
dàng.
5.5. Đánh giá kết quả.
Cuộc sinh đẻ “mẹ trịn con vng” là cuộc sinh đẻ không gây sang chấn sản khoa nào. Sau khi
sinh, kết quả tốt nếu tình trạng trẻ sơ sinh tốt, mẹ tốt, tình trạng huyết động ổn định, tử cung co
hồi tốt, sản dịch bình thường. Nếu có gì bất thường như máu âm đạo chảy liên tục, không cầm
được, tử cung co hồi kém. mạch nhanh, HA tụt…. . thì phải lập kế hoạch chăm sóc và báo cáo

ngay cho bác sĩ.
LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Anh (chị) hãy chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
158


Điều dưỡng sản

Câu 1. Khi đỡ đẻ ngơi chỏm thì dễ gây rách tầng sinh môn nhất là:
A. Đỡ đầu.
B. Đỡ vai.
C. Đỡ chân.
D. Đỡ mông.
Câu 2. Các dụng cụ cần thiết của một phịng đỡ đẻ:
A. Bàn đẻ, xơ chứa đồ bẩn, bục lên xuống cho thai phụ, đèn gù chiếu sáng, ghế cho điều
dưỡng.
B. Các dụng cụ đỡ đẻ như: săng vô khuẩn, bông, găng, bộ dụng cụ đỡ đẻ, bộ cắt khâu tầng
sinh môn…
C. Phương tiện chăm sóc sơ sinh: máy sưởi, máy hút nhớt, gói rốn đã tiệt trùng, cân, dụng cụ
hồi sức sơ sinh.
D. Người đỡ đẻ mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang theo đúng qui định.
Câu 3. Các kiểu thế chính của ngơi chỏm ngoại trừ:
A. Chẩm chậu trái trước.
B. Chẩm chậu trái ngang.
C. Chẩm chậu phải sau.
D. Chẩm chậu phải trước.
Câu 4. Kiểu sổ của ngôi chỏm là:
A. Sổ chẩm mu.
B. Sổ cằm vệ.
C. Sổ cùng chậu trái ngang.

D. Sổ cùng chậu phải ngang.
Câu 5. Đỡ đẻ đúng lúc là tiến hành đỡ đẻ khi:
A. Đường kính lọt qua diện eo dưới tương ứng mức +4, +5.
B. Đầu lọt cao - thập thị ở âm hộ.
C. Đầu lọt trung bình – thập thị âm hộ.
D. Đường kính lọt qua diện eo giữa tương ứng mức +2, +3.
Câu 6. Các nguyên tắc của đỡ đẻ ngơi chỏm ngoại trừ:
A. Đỡ đẻ an tồn.
B. Đỡ đẻ đúng lúc.
C. Đỡ đẻ đúng kĩ thuật.
D. Đỡ đẻ đủ giai đoạn.
Câu 7. Chọn câu sai khi nói về kĩ thuật đỡ đẻ ngôi chỏm:
A. Sau khi sổ đầu, đầu thai nhi sẽ tự xoay 450 về kiểu thế ban đầu.
B. Trong cơn rặn, khi đầu thai nhi thập thị âm hộ, người đỡ đẻ chụm các ngón tay đè vào
vùng chẩm giúp cho đầu thai nhi cúi tốt, đồng thời tay kia giữ tầng sinh môn.
C. Khi đỡ vai sau, một tay ấn chặt tầng sinh môn và khuyên thai phụ rặn mạnh.
D. Sau đẻ cho sản phụ nằm đầu thấp, hạ chân thấp, chờ bong rau.
Đáp án: 1. B 2. D 3. B 4. A 5. A 6. D 7. C
159



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×