Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Giáo trình Văn hóa trong du lịch (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.27 KB, 50 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GỊN

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC/MƠ ĐUN: VĂN HĨA TRONG DU LỊCH
NGÀNH/NGHỀ: HƯỚNG DẪN DU LỊCH
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-... ngày ………tháng.... năm……
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2021


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình Văn hóa Việt Nam trong du lịch
của khoa Du lịch – Khách sạn thuộc Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài
Gòn, là tài liệu lưu hành nội bộ của ngành hướng dẫn du lịch ở trình độ cao
đẳng liên thơng, nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng nguyên bản
hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo trong họat động
giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên thuộc khoa Du lịch – Khách
sạn trong trường .
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU
Tài liệu Văn hóa Việt Nam trong du lịch là một tài liệu lưu hành nội bộ


dùng cho việc học tập và giảng dạy mơn Văn hóa Việt Nam trong du lịch của
thầy và trò ngành cao đẳng hướng dẫn du lịch, thuộc khoa Du lịch – Khách
sạn trường Cao dẳng Bách Khoa Nam Sài Gịn. Giáo trình này viết dựa vào
những bài giảng, giáo trình của các trường cao đẳng và đại học thuộc ngành du
lịch ở trong nước và có một phần dựa vào các tài liệu chuyên ngành văn hóa.
Với mong muốn có một tập tài liệu sát với thực tế, sát với chương trình
chi tết để thuận lợi trong việc học tập và giảng dạy. Được khoa du lịch - khách
sạn của trường Cao Đẳng bách khoa Nam Sài Gịn phân cơng, chúng tơi đã cố
gắng hồn thành giáo trình này. Chúng tơi mong muốn nhận được sự góp ý để
tập tài liệu này ngày càng hồn thiện, mong góp phần vào cơng việc dạy và học
được tốt hơn nữa.
Qua đây chúng tôi xin cảm ơn nhà trường và khoa đã tạo điều kiện cho
chúng tơi hồn thành tài liệu giáo trình này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 2021
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên
Th.s.Lưu Văn Sơn

2


MỤC LỤC

Trang

Lời giới thiệu ...................................................................................... 2
Bài 1: Khái niệm và cơ cấu về văn hóa .............................................. 6
1. Khái niệm văn hóa.......................................................................... 6
2. Khái niệm văn minh ....................................................................... 8
3. Khái niệm văn hiến......................................................................... 8

4. Khái niệm văn vật........................................................................... 9
5. Cơ cấu văn hóa ............................................................................... 9
6. Văn hóa vật chất ........................................................................... 14
7. Văn hóa tinh thần ......................................................................... 15
Bài 2: Văn hóa một số tộc người thiểu số ở Việt Nam ................... 18
1. Người Khơ Me ............................................................................. 18
2. Người Chăm ................................................................................. 20
3. Người Ê Đê ................................................................................... 26
4. Người Bana................................................................................... 29
5. Người Cờ Ho ................................................................................ 32
6. Người Tày..................................................................................... 33
7. Người Nùng .................................................................................. 36
8. Một số tộc người khác ................................................................. 38
Bài 3: Tín ngưỡng và tơn giáo trong văn hóa Việt Nam ................. 50
1. Tín ngưỡng ................................................................................. 50
3


2. Tôn giáo ....................................................................................... 50
3. Phong tục ..................................................................................... 97
4. Lễ hội .......................................................................................... 102
Tài liệu tham khảo .......................................................................... 109

4


Tên mơn học/mơ đun: Văn hóa Việt Nam trong du lịch
Mã mơn học/mơ đun: MH09
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
- Vị trí: Văn hóa Việt Nam trong du lịch là mơn học bắt buộc thuộc các

mơn học đào tạo nghề trong chương trình liên thơng cao đẳng nghề Hướng dẫn
du lịch.
- Tính chất: Văn hóa trong du lịch là mơn học lý thuyết đánh giá kết quả
bằng kiểm ta hết môn.
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Về kiến thức:
Nắm vững kiến thức về văn hóa, những giá trị tiêu biểu văn hóa của Việt
Nam, của các vùng miền trong hoạt động du lịch, phục vụ du khách.
- Về kỹ năng:
Nhận thức rõ những giá trị làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam và vận
dụng vào công việc hướng dẫn viên du lịch.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có năng lực nhận thức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập.
-Ý nghĩa và vai trị của mơn học/mơ đun:
Giúp sin viên nắm được văn hóa Việt Nam liên quan tới hoạt động du
lịch để sau này vận dụng vào công việc hướng dẫn du lịch.

5


Nội dung của môn học/mô đun:
BÀI 1: KHÁI NIỆM VÀ CƠ CẤU VỀ VĂN HÓA
Giới thiệu: Bài 1 giới thiệu các khái niệm về văn hóa, văn minh, văn
hiến, văn vật, cơ cấu về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Bài này là tiền
đề để những bài sau đi tìm hiểu các vấn đề văn hóa liên quan tới hoạt động du
lịch.
Mục tiêu: Giúp cho sinh viên phân biệt các khái niệm về văn hóa, văn
minh, văn hiến, văn vật, cơ cấu văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần. Qua bài
này học sinh viên có thể vận dụng những kiến thức trong bài vào bài thuyết
trình của mình trên lớp và hoạt động hướng dẫn du lịch sau này.

Nội dung chính:
Bài 1: Khái niệm và cơ cấu về văn hóa
1.Khái niệm văn hóa
Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt văn hóa văn hóa được
dùng theo nghĩa thơng dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa, lối sống, nếp
sống văn hóa); theo nghĩa chun biệt để chỉ trình độ văn hóa của một giai
đoạn như văn hóa Đơng sơn.
- Văn hóa theo nghĩa rộng: là hoạt động sáng tạo của con người trong
lĩnh vực vật chất và tinh thần

6


-

Văn hóa theo nghĩa hẹp: Là các nhu cầu thiết yếu, các giá trị nhân

văn, các cơng trình kiến trúc, lối sống, tập tục, tín ngưỡng, các quyền cơ bản
của con người,... qua đó thể hiện trình độ phát triển của xã hội của thời đại.
-

Văn hóa làm cho con người có lý tính, có óc phê phán và sống có

đạo đức.
-

Có nhiều khái niệm về văn hóa, mỗi tổ chức văn hóa, mỗi nhà

nghiên cứu văn hóa, họ đưa ra các khái niệm, định nghĩa về văn hóa dựa trên
quan điểm, và góc độ nghiên cứu của họ. Sau đây là một số khái niệm về văn

hóa:
+ Khái niệm văn hóa của Giáo sư Trần Ngọc Thêm: Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và trích lũy
qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội.
+ Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: Văn hóa là bộ mặt xã hội, bộ
mặt của con người, diện mạo bên trong phong cách bên ngoài và những phẩm
chất cao q của nó.
+ Các học giả Mỹ thế kỷ XX cho rằng: Văn hóa là tấm giương nhiều
mặt, nó phản chiếu đời sống, nếp sống của một cộng đồng dân tộc. Vì vậy: Văn
hóa là tồn bộ những sáng tạo, hoạt động có ích cho con người.
+ Theo UNESCO: “Văn hóa hơm nay có thể coi là tổng thể những nét
riêng biệt và tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của
một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật
và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của cong người, những hệ
thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con
người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành
những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một
7


cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản
thân, tự biết mình là một phương án chưa hồn thành đặt ra để xem xét những
thành tựu của bản thân, tìm tịi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng
tạo nên những cơng trình vượt trội lên bản thân.
+ Chủ Tịch Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm văn hóa “Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngơn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự

tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn.
2. Khái niệm văn minh
Văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương diện
vật chất; đặc trưng cho một khu vực rộng lớn; một thời đại; hoặc cả nhân loại.
Như vậy; văn minh khác với văn hố ở ba điểm:
Thứ nhất, trong khi văn hố có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là
một lát cắt đồng đại.
Thứ hai, trong khi văn hoá bao gồm cả văn hố vật chất lẫn tinh thần
thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất, kĩ thuật.
Thứ ba, trong khi văn hố mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh
thường mang tính siêu dân tộc - quốc tế. Ví dụ nền văn minh tin học hay văn
minh hậu cơng nghiệp và văn hố Việt Nam; văn hoá Nhật Bản; văn hoá Trung
Quốc… Mặc dù giữa văn hố và văn minh có một điểm gặp gỡ nhau đó là do
con người sáng tạo ra.
8


3. Khái niệm văn hiến
Văn hiến (hiến = hiền tài) – truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp. GS.
Đào Duy Anh khi giải thích từ văn hiến khẳng định: “là sách vở” và nhân vật
tốt trong một đời. Nói cách khác văn là văn hố; hiến là hiền tài; như vậy văn
hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển tải; thể
hiện tính dân tộc; tính lịch sử rõ rệt.
4. Khái niệm văn vật
Truyền thống văn hoá tốt đẹp biểu hiện ở nhiều nhân tài trong lịch sử và
nhiều di tích lịch sử. “Hà Nội nghìn năm văn vật”. Văn vật cịn là khái niệm
hẹp để chỉ những cơng trình hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử; khái niệm
văn vật cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử. Khái niệm văn hiến;

văn vật thường gắn với phương Đông nông nghiệp trong khi khái niệm văn
minh thường gắn với phương Tây đơ thị.
5.Cơ cấu văn hóa
Văn hóa thường được chia đơi thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần. Bên cạnh đó là những cách chia ba, vd: văn hóa vật chất- văn hóa xã hộivăn hóa tinh thần; văn hóa vật chất - văn hóa tinh thần - văn hóa nghệ thuật;
sinh hoạt kinh tế - sinh hoạt xã hội - sinh hoạt tri thức... Một số tác giả khác nói
đến bốn thành tố như văn hóa sản xuất, văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng, văn
hóa nghệ thuật; hoặc hoạt động sinh tồn, hoạt động xã hội, hoạt động tinh thần,
hoạt động nghệ thuật,...
Từ cách tiếp cận hệ thống, có thể xem văn hóa như một hệ thống gồm 4
thành tố (tiểu hệ) cơ bản với các vi hệ như sau:

9


Mỗi nền văn hóa là một tài sản cộng đồng người (chủ thể văn hóa) nhất
định. Trong q trình tồn tại và phát triển, chủ thể văn hóa đó đã tích lũy được
một kho tàng kinh nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về con người –
đó là 2 vi hệ của tiểu hệ văn hóa nhận thức.
Tiểu hệ thứ hai liên quan đến những giá trị nội tại của chủ thể văn hóa:
đó là văn hóa tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm 2 vi hệ là văn hóa tổ đời sống
tập thể (ở tầm vĩ mô như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị), và văn hóa tổ
chức đời sống cá nhân (liên quan đến đời sống riêng mỗi người như tín
ngưỡng, phong tục, giao tiếp, nghệ thuật...)
Cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường
– môi trường tự nhiên (thiên nhiên, khí hậu...) và mơi trường xã hội (các dân
tộc, quốc gia khác). Cho nên, cấu trúc văn hóa cịn chứa hai tiểu hệ liên quan
đến thái độ của cộng đồng với hai loại môi trường đó là văn hóa ứng xử với
mơi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với mơi trường xã hội.
Với hai loại mơi trường, đều có thể có 2 cách xử thế phù hợp với 2 loại

tác động của chúng: Tận dụng mơi trường (tác động tích cực) và ứng phó với
mơi trường (tác động tiêu cực). Với mơi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn
uống, tạo ra các vật dụng hàng ngày..., đồng thời phải ứng phó với thiên tai (trị
thủy), với khoảng cách (giao thông), với khí hậu và thời tiết (quần áo, nhà
cửa...). Với mơi trường xã hội, bằng cách quá trình giao lưu và tiếp biến văn
hóa, mỗi dân tộc cố gắng tận dụng những thành tựu của các dân tộc lân bang để
làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình; đồng thời phải lo ứng phó với họ
trên mặt trận quân sự, ngoại giao..
Dưới góc độ đồng đại, hệ thống văn hóa có thể cịn có nhiều cách phân
chia khác. Chẳng hạn, trong quan hệ cộng đồng, có thể phân biệt văn hóa dân
10


gian với văn hóa chính thống. Trong quan hệ với địa bàn cư trú, có thể phân
biệt văn hóa biển với văn hóa đồng bằng, văn hóa núi. Cũng vậy, có sự khác
biệt giữa văn hóa Việt với văn hóa các dân tộc ít người. Những cách phân chia
này cần được vận dụng kết hợp với cách phân chia chính.
Cả 4 thành tố của hệ thống văn hóa đều bị qui định bởi một gốc chung là
loại hình văn hóa. Nếu mơ hình cấu trúc của hệ thống văn hóa cho ta thấy Cái
Chung, cái đồng nhất trong tính hệ thống của nền văn hóa, thì loại hình văn hóa
sẽ cho ta thấy Cái Riêng, cái khác biệt trong hệ thống của chúng.
- Văn hóa sản xuất:
+ Việt Nam là nền nơng nghiệp lúa nước với khơng gian là xóm làng là
gia đình. Trong nền kinh tế gia đình là đơn vị sản xuất cơ bản. Cho nên mối
quan hệ họ hàng, làng mạc, chịm xóm được coi trọng “bán anh en xa mua láng
giềng gần“.
Nông nghiệp: với những công việc diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử là
đắp đê, be bờ, khơi mương để trồng lúa, Việt Nam có hệ thống đê sơng Hồng
vĩ đại, đã được nhân dân đắp trong cả ngàn năm từ thời Lý Trần,...
+ Làng nghề được hình thành và phát triển: lúc đầu là giải quyết thời

gian nông nhàn của người dân, cho nên làng nghề với làng nơng nó đan xen với
nhau. Với những nghề: gốm. Đúc đồng, chạm khắc gỗ, đan lát,...đã phát triển
với kỹ thuật cao.
+ Với nền kinh tế tự cung tự cấp nên làng nghề là tận dụng lao động
nơng nghiệp trong thời gian nhà rỗi.
- Văn hóa vũ trang: Việt Nam trải qua hàng ngàn năm đấu trang dựng
nước và giữ nước. Việt nam là một đất nước nhỏ với vị trí địa lý nằm bên cạnh

11


nước lớn nên lịch sử nước ta là lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm giữ
nước.
+ Trong chiến đấu: binh lính cơ động bằng thuyền, loại thuyền nhỏ đi
trong sơng nước hoặc ven biển chúng rất khó để đi ra biển lớn. Đây là do đặc
thù địa lý là sơng ngịi chằng chịt, núi non hiểm trở, giao thơng đường bộ rất
khó khăn.
+ Dân tộc Việt Nam thường phát huy tính cộng đồng trong chiến tranh:
giặc đến nhà đà bà cũng đánh, vì là dân tộc nhỏ bé muốn chiến thắng được
những giặc ngoại xâm hùng mạnh thì các triều đại phong kiến ngày xưa đã biết
đoàn kết toàn dân, tạo ra sức mạnh tổng hợp để chiến đấu và chiến thắng giặc
ngoại xâm.
+ Dân tộc Việt Nam chiến đấu phịng vệ là chính: trong suốt chiều dài
lịch sử và cho đến cả ngày nay, các cuộc chiến đấu của qn và dân ta ln
ln là chính nghĩa. Họ chiến đấu để bảo vệ đất nước, chiến đấu phòng vệ khi
có ngoại xâm vào xâm lăng đất nước, chứ không phải là mang quân đi xâm
lăng nước khác.
+ Lao động và đấu tranh, dựng nước và giữ nước là hai mặt cơ bản để
dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển thịnh vượng.
- Văn hóa sinh hoạt:

+ Ban đầu sau khi thốt khỏi cuộc sống ăn lơng ở lỗ, các bộ lạc thường
chọn những gò đồi, cồn cát ven sông, ven biển, hoặc ở các ngã ba sông để sinh
sống, với cụm cư dân khoảng vài chục gia đình. Vì những vùng này thuận lợi
cho giao thơng đường thủy là đi thuyền, bè và nơi đây cũng là nơi giàu thức ăn
thủy sản như: cá, tôm, các nhuyễn thể ốc, hến,...

12


+ Trang phục: Trong lịch sử xa xưa trang phục của người Việt với hình
ảnh nổi bật là đàn ơng đóng khố, cởi trần tóc cắt ngắn hoặc búi tó trên đầu, đàn
bà thì mặc váy, yếm tóc búi, vấn, tết.
+ Phương tiện chuyên chở truyền thống thời xưa: là thuyền, voi, trâu đây
cũng rất phù hợp với địa lý của đất nước. Ngày xưa do sơng ngịi nhiều, đường
bộ thì hiểm trở do nhiều đèo, dốc cắt xẻ nên vận chuyển bằng thuyền là hợp lý
nhất.
+ Đời sống tinh thần: của người dân rất phong phú, đa dạng. Âm nhạc
với các loại hình tuồng, chèo, dân ca; .... Lễ hội: Việt Nam có khoảng 8.000 lễ
hội lớn nhỏ; phong tục tín ngưỡng; tâm linh; nghệ thuật tạo hình; tư duy;...
+ Tín ngưỡng thờ mẹ ăn sâu vào chuẩn mực ứng xử của cong người
Việt: người mẹ là rất vĩ đại, cho nên những khái niệm to lớn thường gắn với
hình ảnh người mẹ như: sơng cái là sơng lớn, đường cái là đường lớn, rễ cái là
rễ lớn,...
+ Song song với pháp luật của triều đình thì mỗi làng đều có hương ước
riêng, hương ước là những qui định của làng, nó như là luật của làng và rất
quan trọng trong đời sống của cư dân trong làng “phép vua thua lệ làng“.
- Các loại hương ước:
+ Hương ước về chế độ ruộng đất: qui định đóng góp cho làng để làm
cơng ích như: tu sửa đền, chùa trong làng, để cúng bái những ngày lễ trong
làng,..

+ Hương ước về thúc đẩy bảo vệ ruộng đất: như duy tu đê đập, sử dụng
nguồn nước trong làng, khơi vét kênh mương, cấm sát sinh trâu bò, cấm bỏ

13


ruộng hoang, khuyến khích phát triển nghề thủ cơng,...nếu ai không tuân theo
sẽ bị làng phạt.
+ Qui ước về tổ chức xã hội, trách nhiệm chức dịch trong làng như: Xác
định ngơi thứ vị trí trong làng, trong dịng họ,.. quyền lợi và vị trí của người
dân trong làng xã.
+ Qui ước về văn hóa tinh thần và tín ngưỡng, qui ước này rất quan
trọng: Nó đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, trong dịng họ, trong
làng xã. Nó coi trọng việc sinh nghiệp, cư mang, giúp đỡ lẫn nhau, khuyến
khích việc học hàng của con em trong làng,... Qui ước có liên quan tới tín
ngưỡng như tổ chức duy tu, chăm nom đền chùa, việc cúng tế, việc lễ hội của
làng,..
+ Qui ước về tổ chức khao vọng: đó là những qui ước về đóng góp vào
quĩ cơng của làng khi trong làng có người được phong tước hay đỗ đạt trong
các kỳ thi cử,..
+ Quĩ tình thương: qui ước về những đóng góp để giúp đỡ những người
khốn khó, bệnh tật trong làng,...
+ Qui ước về ma chay cưới xin trong làng: trai gái trong làng khi cưới
thì phải nộp cheo cho làng, có thể là bằng tiền, hoặc bằng hiện vật như gạch đá
để làng tu sửa đường làng,..qui định về các nghi thức tang lễ mà làng có thể
tham gia khi có người chết trong làng,..
Hương ước rất quan trọng, nó phản ánh tâm lý, quan niệm của làng.
Hương ước nhằm ổn định nếp sống của làng qua các qui định, các hình phạt và
khen thưởng. Nó vừa động viên vừa mang tính cưỡng chế bắt buộc ai trong
làng cũng phải tuân theo. Hương ước bổ sung cho pháp luật và là hệ thống tiêu

chuẩn đạo đức của làng. Hương ước có cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực.
14


Nó phản ánh thế giới hiện thực và đề cập mối quan hệ giữ con người với thế
giới siêu nhiên.
6. Văn hóa vật chất:
Là những sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra. Nó mang cốt
cách, tâm hồn bản sắc của dân tộc, cộng đồng trong từng thời kỳ lịch sử.
- Các thể loại văn hóa vật thể: là những sản phẩm vật chất do con người
sáng tạo. Nó mang cốt cách, tâm hồn, bản sắc của dân tộc, của cộng đồng trong
từ thời kỳ lịch sử.
- Các thể loại văn hóa vật thể:
+ Di vật: là những hiện vật lưu truyền có giá trị về văn hóa lịch sử, khoa
học
+ Cổ vật: là những hiện vật lưu truyền có giá trị về văn hóa, lịch sử,
khoa học và từ 100 tuổi trở lên, như: trống đồng, các gốm sứ cổ,..
+ Kiến trúc cổ: do đất nước ta có vị trí địa lí và những yếu tố về lịch sử,
cho nên Việt Nam chịu chịu ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc và Pháp.
Trước đây kiến trúc nhà cửa đền chùa đều xây dựng theo kiểu kiến trúc của
Trung Quốc. Khi thực dân Pháp sang xâm lược và đơ hộ nước ta thì có nhiều
kiến trúc ảnh hưởng của phương Tây như các biệt thự ở Sài Gòn, Hà Nội,…
các nhà thờ cơng giáo,…
7. Văn hóa tinh thần
- Khái niệm: Là những sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt xã hội
con người như: tôn giáo, triết học, nghệ thuật,..các lĩnh vực chủ yếu về văn hóa
tinh thần liên quan tới du lịch như:

15



+ Tín ngưỡng: Là niềm tin đến mức độ ngưỡng mộ một tôn giáo, một
nhân vật lịch sử,.. với mong muốn đem lại sự tốt đẹp cho con người
+ Lễ hội: thường chia làm hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ là lễ
nghi, sự sùng bái, tôn kính và được thực hành theo một qui tắc nhất định. Phần
hội là phần thể hiện tính cộng đồng, chủ yếu là các trị chơi dân gian.
+ Văn hóa ẩm thực: mỗi vùng miền, mỗi dân tộc đều có những giá trị sắc
thái riêng trong ẩm thực. Họ có những đặc sản mà mỗi khi khách du lịch đến
tham quan rất mốn thưởng thức. Ví dụ như lên Tây Nguyên khách mốn thưởng
thức rượu cần, cơm lam, thịt rừng nướng,…
+ Dân ca nghệ thuật trình diễn: ở mỗi vùng miền đều có những làn điệu
dân ca như ca trù ở Bắc Bộ; hò Huế ở Thừa Thiên Huế, đờn ca tài tử ở Nam
Bộ, hát quan họ ở Bắc Ninh,.. có những làn điệu dan ca đã được UNESCO
cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới ở Việt Nam và đã được đưa
vào khai thác trong du lịch, phục vụ khách du lịch. Nghệ thuật trình diễn có các
loại nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, sáo, đần tranh, đàn tơ rưng,… nghệ thuật
múa rối nước.
Nội dung cần thể hiện trong các tiểu mục/ tiêu đề gồm:
- Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc: Sinh viên cao đẳng ngành
du lịch có kiến thức về văn hóa.
- Các bước và cách thức thực hiện cơng việc: Học trên lớp, đọc tài liệu
thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
- Bài tập thực hành của học sinh sinh viên:
+ Trình bày các khái niệm văn hóa, văn minh, văn vật, văn hiến, văn hóa
vật chất, văn hóa tinh thần, lấy ví dụ minh họa?

16


+ Văn hóa trong lĩnh vực vật chất và tinh thần có vai trị gì trong hoạt

động du lịch ở Việt Nam?
- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
Nội dung đánh giá:
+ Hiểu được các khái niệm văn hóa, văn minh, văn vật, văn hiến, văn
hóa vật chất, văn hóa tinh thần.
+ Phân biệt được sự khác nhau thơng qua các ví dụ minh họa.
- Ghi nhớ:
+ Các khái niệm về văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật, văn hóa vật
chất, văn hóa tinh thần
+ Phân biệt sự khác nhau các khái niệm này



17


Nội dung của mơn học/mơ đun:
BÀI 2: VĂN HĨA MỘT SỐ TỘC NGƯỜI THIỂU SỐ Ở VIỆT
NAM
Giới thiệu: Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có văn hóa,
phong tục, lối sống,… khác nhau. Có những bản làng dân tộc đã trở thành điểm
đến trong các tour du lịch văn hóa tìm hiểu về phong tục, tập quán, lối sống của
các dân tộc anh em. Bài 2 giới thiệu về các đặc điểm dân cư, văn hóa của một
số dân tộc tiêu biểu mà thường gặp trong các hoạt động du lịch như các dân
tộc: Ê Đê, Cơ Ho, Chăm, Khơ Me,..
Mục tiêu: Giúp cho sinh viên hiểu biết những đặc điểm cơ bản về cư
dân, văn hóa của các dân tộc thiểu số tiêu biểu thường gặp trong hoạt động du
lịch. Sinh viên có thể vận dụng những kiến thức của bài này vào trong các bài
thuyết trình trên lớp và vào hoạt động hướng dẫn du lịch của mình sau này.
Nội dung chính:

Bài 2: Văn hóa một số tộc người thiểu số ở Việt Nam
1. Người Khơ Me
1.1 đặc điểm xã hội:
- Sống ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Hậu Giang, Kiên Giang,
An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ. Ngồi ra cịn có một số
tỉnh: Tây Ninh,Vĩnh Long, Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh. Họ có nguồn
gốc từ Cam Phu Chia (người Việt gốc Miên)
- Người Khơ Me: sống bằng nghề nông nghiệp làm ruộng nước kết
hợp chăn nuôi trâu bò, lợn gà , nghề đánh cá, diệt vải, làm đường thốt nốt …
18


Nhóm cư dân sống ở đơ thị thì thạo nghề buôn bán, quan hệ mật thiết với cư
dân người Việt và người Hoa
1.2. đặc điểm văn hóa:
- Lễ hội: người Khơ Me có những lễ hội nổi tiếng như:
+ Lễ tết Chuôm chnam Thmay: là lễ cúng ông bà tổ chức vào 14, 15, 16
tháng 4 dương lịch:


Ngày đầu: Mọi người tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo mới đẹp lên

chùa làm lễ rước lịch mới.


Ngày 2: Các tín đồ dâng cơm trưa cho các vị sư. Các vị sư trước

khi ăn thì tụng kinh cầu mooti năm mưa thuận gió hịa.



Ngày thứ 3: Về nhà làm lễ tạ tội, tẩy bỏ bụi trần, dâng bánh trái

cho ông bà cha mẹ cao tuổi.
+ Lễ Ok ang Bok: Là lễ cúng trăng, tổ chức vào rằm tháng 10 (âm lịch),
mục đích là cầu được mùa, nơi tổ chức là sân nhà hoặc một khoảng sân trống
có thể ngắm trăng được, có hội đua nghe ngo giữa các phum sóc.
1.3 Tín ngưỡng: thờ Phật và thờ cúng tổ tiên
- Chùa của người Khme có nhiều nét khác với chùa của người Việt,
trước năm 1975 ở vùng Đồng bằng Nam Bộ có trên 400 chùa. Có những ngơi
chùa đẹp: chùa Dơi (chùa Mã tộc), chùa Khleng, chùa Đất Sét…
- Con trai lớn lên là phải vô chùa học tập, tu khoảng 2 -5, học kinh phật
và học chữ Khme sau đó mới được hồn tục, lập gia đình.
- Ngồi đạo phật người khơ Me có những tín ngưỡng truyền thống:

19


+Tín ngưỡng tơ tem thờ rồng: do sống ở vùng nhiều sình lầy, rồng
thường được gắn trên nóc chùa, đền đài.
+ Các thần bảo hộ: A răck: thần bảo hộ gia đình, dịng họ..
+ Tín ngưỡng cầu mưa đầu năm mới…
2. Người Chăm
2.1 Lịch sử tộc người
- Người Chăm sinh sống ở Trung Bộ từ thế kỷ 1 tr.CN, gồm 2 thị tộc:
+ Thị tộc Cau: Đại diện cho tầng lớp bình dân, sống ở vùng khánh Hịa,
Ninh Thuận, Bình Thuận
+ Thị tộc Dừa: Đại diện cho tầng lớp quí tộc, sống ven biển Từa Thiên
Huế, đến Quảng Ngãi, Bình Định
- Trong q trình tiếp thu với các tơn giáo và các nền văn hóa, người
Chăm đã chia làm 3 bộ phận:

+ Người Chăm Hroi: bộ phận này còn giữ được nhiều hình thái sơ khai
chưa chịu ảnh hưởng các tôn giáo thế giới như đạo Phật, đạo Hồi
+ Bộ phận theo đạo Phật (Bà la Môn hay Ấn Độ giáo) hay còn gọi là
Chăm Ka phia chiếm khoảng 2 /3 người Chăm sống ở Miền trung
+ Bộ phận theo đạo hồi: (Chăm Bà Ni) sau chia làm 2 nhóm
* Nhóm theo đạo Hồi Bà Ni (Hồi giáo cũ ở Ninh thuận, Bình Thuận ) tổ
chức xã hội khơng khác gì nhóm theo phật giáo.
* Nhóm theo Hồi giáo Islam (Hồi giáo mới, di cư vào Nam Bộ, phát
triển thời Mỹ Ngụy) có xu hướng gắn với cư dân Ả Rập, nên có những đặc
điểm khác biệt so với nhóm theo đạo Phật và Hồi giáo cũ.
20


2.2. đặc điểm xã hội: Người Chăm theo chế độ mẫu hệ có những đặc điểm nổi
bật sau:
- Con cái đều theo họ mẹ và họ mẹ là họ nội, họ bố là họ ngoại. Vì vậy,
cấm ngặt con gì con già lấy nhau. Hôn nhân con chú con bác, con cô con cậu
được coi là phù hợp và tốt (trừ trường hợp con gái cô lấy con trai cậu).
- Phụ nữ chủ động tìm bạn đời (bắt chồng) và gia đình nhà gái chủ động
hơn nhân, lo tổ chức cưới xin. Việc hôn nhân của con gái trước đây điều do bố
mẹ quyết định.
- Cư trú sau hôn nhân ở bên nhà vợ. Người chồng ở cùng gia đình nhà
vợ cho đến khi em gái kế tiếp của vợ lập gia đình riêng. Sau đó, đơi vợ chồng
được cất một ngôi nhà riêng, trong khuôn viên của nhà vợ hoặc ở gần đấy,
trong phạm vi cư trú của dòng họ nhà vợ.
- Phụ nữ làm chủ gia đình, quản lý tiền bạc, thóc lúa và giữ ba vật tượng
trưng cho quyền lực gia đình (hộp trầu đựng cau, mâm năm chân để bày đồ
cúng tế, màn vải “nin” để bày ra khi cúng tế); lo thờ cúng tổ tiên gia đình và
dịng họ (bà tổ)
- Con gái được q trọng và mới là đại diện chính thức cho quyền thừa

kế, trong đó con gái út được quý trọng thương, yêu hơn cả, được hưởng nhiều
tài sản thừa kế hơn. Vì vậy, ai khơng có con gái thì bị coi là tuyệt tự. Con trai
khi đi lấy vợ được bố mẹ đẻ giúp ruộng đất, vốn để tạo lập cuộc sống gia đình,
nhưng khơng được thừa kế (khi người chồng chết, vợ hoặc gia đình nhà vợ
phải hồn lại số tài sản mà nhà chồng đã trợ giúp, nếu nhà chồng địi)
- Người đàn ơng phải gánh vác các cơng việc nặng nhọc, là trụ cột lo
toan cuộc sống gia đình (kể cả việc đối ngoại), song lại khơng có hoặc ít quyền
hạn trong việc giải quyết các cơng việc của nhà vợ, trong khi vẫn phải chịu sự
21


ràng buộc dịng họ và gia đình mẹ đẻ của mình (nhất là ở nhóm Bà Ni). Khi
chết, người đàn ông được đưa về chôn ở nghĩa địa của họ mẹ mình. Người
Chăm thường ví người đàn ơng đi lấy vợ là đi “nuôi người ta lúc chết” hay “
khi sống thì tậu cho người, khi chết thì đem xương về cho dòng họ”
- Mỗi dòng họ thường cư trú trong một khu vực riêng, họ do một phụ nữ
đứng đầu, có kiêng kỵ riêng, nghĩa địa đặt theo dịng họ mẹ.
Các cuộc tế lẽ gia đình, dịng họ do nam giới thực hiện, song thông qua
tổ chức người mẹ (hoặc người vợ). Theo chế độ mẫu hệ song người Chăm
sớm xây đựng được nhà nước Chăm Pa hùng mạnh, tồn tại từ đầu công nguyên
đến thế kỷ 16.
Do ảnh hưởng của Bà La Môn giáo, nên xã hội Chăm xưa được chia
thành 4 đẳng cấp: Tăng lữ, quí tộc, bình dân, và người cùng khốn, nơ lệ. Ngày
nay sự phân biệt đẳng cấp trên vẫn còn, nhưng tên gọi theo đẳng cập tiếng
Chăm đã thay đổi. Bên cạnh đó sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc.
Đơn vị cư trú, cũng là đơn vị cơ sở xã hội của người Chăm là Palay,
giống như làng của người Việt. Làng được dựng trên những khu đất cao, hay
gò đồi, bên dưới là đồng ruộng. Làng được cấu trú theo hình trịn. Mỗi làng từ
50 – 70 gia đình, chia thành các nhóm huyết thống, ngăn cách với nhau bằng
các rào tre chắc chắn, giữa các gia đình cũng có hàng rào nhỏ có lối đi chung.

Mỗi làng Chăm là một thiết chế tự quản trên tất cả các mặt. Làng có ban
quản lý đập, gồm các chức danh: cai đập, cai mương, cai lệ, để bảo vệ đập và
nguồn nước, phân phối nước theo qui định chung của làng. Các ông cai này
cùng với các thầy cúng thực hiện các nghi lễ cầu cúng ở khu vực đập và đầu
nguồn nước. Còn các nghi lễ của cộng đồng làng thì do thầy Vỗ và ơng Bóng
chủ trì (nhóm Chăm Bà Ni và Bà la Môn).
22


Mỗi làng Chăm Bà La Mơn có hội đồng phong tục, gồm các chức sắc,
các trí thức và người cao tuổi có uy tín. Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện các phong tục, giải quyết các mâu thuẫn cộng đồng, các vụ vi phạm luật
tục
Mỗi làng Chăm đều có ban lãnh đạo thánh đường; ở nhóm Chăm Islam
có ban Ha Ken. Các ban này do các tu sĩ, tín đồ bầu ra, nhiệm kỳ 3 -5 năm.
Giữa các làng Chăm Bà La Mơn và Chăm Bà Ni có hội đồng tôn giáo
chung, 3 năm họp một lần tại thánh đường Bà Ni để thống nhất lịch pháp
chung, qui định cúng lễ, kiêng cữ của 2 đạo và xử phạt người của 2 bên vi
phạm các qui ước chung.
Thiết chế của cộng đồng làng ở nhóm Chăm Hơroi về cơ bản cũng giống
như làng của các dân tộc Tây Ngun.
Trong làng Chăm ở tất cả các nhóm theo tơn giáo khác nhau, tầng lớp tu
sĩ có vai trị quan trọng, nhất là thầy cả (Ơn G rù). Họ có kiến thức rộng, am
hiểu giáo lý của đạo và các luật tục. Các cá nhân nếu có các cuộc tranh chấp,
kiện cáo, thường nhờ các thầy đứng ra giải quyết. Ở nhóm Bà La Mơn những
người giài có vai trị và ảnh hưởng rất lớn.
2.3. Đặc điểm về giao lưu văn hóa Chăm
- Bà La Mơn giáo và ba nguồn gốc của văn hóa Chăm: Người Ấn Độ
đầu tiên vào Việt Nam và họ đã mang theo tôn giáo Bà La Mơn, Phật vào và đã
giao lưu với văn hóa bản địa.

+ Ảnh hưởng của Ấn Độ tới văn hóa Chăm phát huy mạnh từ thế kỷ VII
đến thế kỷ XV, minh chứng rõ nét nhất là có nhiều tháp Chăm ở dọc Miền
Trung lên đến Tây Nguyên.

23


+ Bà La Môn giáo là yếu tố quan trọng nhất, trong Bà La Môn giáo thờ
ba vị thần tối cao: thần Brahma là thần sáng tạo, thần Visnu là thần bảo tồn,
thần Siva là thần hủy diệt, trong hủy diệt có sáng tạo có phát triển.
- Những đặc điểm của kiến trúc Chăm:
+ Kiến trúc Chăm, tháp Chăm nằm rải rác ven biển miền Trung lên đến
Tây Nguyên. Đó là các tháp Chăm, có khoảng 70 tháp được xây dựng từ thế
kỷ thứ 4 đến thế kỷ 15, nhiều nhất là các tháp Chăm được xây dựng từ thế kỷ
thứ 12 – 14. Có nhiều tháp hiện nay cịn nguyên vẹn và rất nổi tiếng trong hoạt
động du lịch và văn hóa như: Tháp Bà Pơ Na Ga ở thành phố Nha Trang, tháp
Pơ kLong Gia Rai ở Bình Thuận, tháp Nhạn ở thành phố Tuy Hòa….
+ Về kiến trúc quần thể: tháp Chăm thường được xây dựng thành 2 loại.
Loại quần thể kiến trú 3 tháp song song thờ 3 vị thần Brahma, Visnu, Siva.
Loại kiến trúc có một tháp trung tâm thở thần Siva và các tháp phụ xung
quanh, loại này xuất hiện muộn hơn vào thế kỷ 9.
+ Về chức năng: Hầu hết các tháp Chăm đều mang tính chất lăng mộ
thờ vua. Ngồi ra tháp cịn có chức năng thờ thần bảo trợ của nhà vua. Vì tính
chất lăng mộ và đền thờ nên nội thất lăng mộ rất hẹp, nó chỉ đủ chỗ cho các
pháp sư hành lễ, chứ không phải là nơi các tín đồ hội tụ và cầu nguyện.
+ Thần Siva, vật thờ Lingar được thờ phổ biến nhất trong tháp Chăm.
Bởi lẽ cùng có bản chất Dương Tính, Lingga là sinh thực khí nam, thần Siva là
vị thần hủy diệt (trong hủy diệt có tái sinh). Điều này phù hợp với khuynh
hướng suy tôn SiVa làm vị thần chúa tể trong quá trình phát triển của tháp
Chăm. Về hình dáng Linga có 3 loại: loại đơn giản nhất là hình trụ, loại này

mang đậm nét bản địa Chăm. Loại thứ 2 là loại có cấu tạo 2 phần, phần trên là
24


×